You are on page 1of 21

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----o0o-----

BÀI TẬP GIỮA KỲ


ĐÀM PHÁN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

TÌM HIỂU VĂN HOÁ ĐÀM PHÁN CỦA ĐẤT NƯỚC NGA
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA NGA VỚI VIỆT NAM
TRONG KINH DOANH

NHÓM: 4

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----o0o-----

TÌM HIỂU VĂN HOÁ ĐÀM PHÁN CỦA ĐẤT NƯỚC NGA
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA NGA VỚI VIỆT NAM
TRONG KINH DOANH

Nhóm 4 Giảng viên hướng dẫn:


Trưởng nhóm: Nguyễn Tấn Lộc - 2036210471 ThS. Lê Thị Biên Thùy

1. Nguyễn Thị Hồng Nhung - 2036213812


2. Nguyễn Hoàng Nhựt Minh - 2036210624
3. Đỗ Như Quỳnh - 2036210486
4. Nguyễn Phương Thảo - 2036210028
5. Đặng Kim Thi - 2036210141

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024


DANH SÁCH SINH VIÊN THAM GIA
MỨC ĐỘ
PHÂN CÔNG CÔNG HOÀN ĐÁNH
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
VIỆC THÀNH GIÁ

Hoàn
1 Nguyễn Tấn Lộc 2036210471 Tổng hợp word 100% thành
tốt

Hoàn
2 Nguyễn Hoàng Thuyết trình 100%
2036210624 thành
Nhựt Minh
tốt

Hoàn
3 Nguyễn Phương 2036210028 Powerpoint 100% thành
Thảo tốt
Hoàn
4 Đỗ Như Quỳnh 2036210486 Word I, II 100% thành
tốt
Hoàn
5 Đặng Kim Thi 2036210141 100% thành
Word III, IV
tốt
Hoàn
Nguyễn Thị Hồng 2036213812 Chỉnh sửa nội dung I,
6 100% thành
Nhung II
tốt
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................5

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGA...................................................................6

II. VĂN HOÁ ĐÀM PHÁN CỦA NƯỚC NGA.............................................11

III. MỐI QUAN GIỮA NGA VÀ VIỆT NAM TRONG KINH DOANH....17

IV. GỢI Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM..........................................20


LỜI MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGA

 Vị trí địa lý: Nằm ở phía Bắc lục địa Á - Âu; phía Đông tiếp giáp Bắc Thái
Bình Dương; phía Tây tiếp giáp với Đông và Bắc Âu; phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng
Dương; phía Nam tiếp giáp với các nước Cáp-ca-dơ, Trung Á và Đông Bắc Á.
 Diện tích: 17.075.400 km2 (lớn nhất trên thế giới).
 Thủ đô: Mát-xcơ-va (Moscow). Đây là nơi đặt bộ máy hành chính trung ương
và cũng là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa của cả nước.
 Quốc kỳ: Quốc kỳ hiện tại của Nga là lá cờ hình chữ nhật, được chia thành ba
dải màu nằm ngang, bao gồm màu trắng ở phía trên, màu xanh dương ở giữa và màu
đỏ ở phía dưới cùng. Khi nhắc đến lá cờ của Nga, nó mang trong mình một ý nghĩa sâu
sắc. Màu trắng trên lá cờ thể hiện sự cao quý và thẳng thắn, màu xanh biểu trưng cho
lòng trung thành, trong trắng và màu đỏ tượng trưng cho sự dũng cảm và tình yêu
thương. Khi ba màu sắc này kết hợp với nhau trên lá cờ Nga, tạo ra một hình ảnh
mạnh mẽ và ngoan cường.
 Khí hậu: Bắc cực, cận nhiệt đới, ôn đới. Nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực -40°C.
Ở phía nam, nhiệt độ trung bình -8°C vào mùa đông. Mùa hè với nhiệt độ trung bình là
25°C.
 Địa hình: Cao ở phía đông, thấp về phía tây. Dòng sông Ê-nít-xây chia nước
Nga thành 2 phần rõ rệt: phần phía Tây đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng; phần
phía Đông phần lớn là núi và cao nguyên. Diện tích rừng của Liên bang Nga đứng đầu
thế giới. Ở Nga có nhiều sông lớn, có giá trị về nhiều mặt. Von-ga là sông lớn nhất
trên đồng bằng Đông Âu và được coi là biểu tượng của nước Nga. Ngoài ra, đất nước
này còn có nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, trong đó Bai-can là hồ nước ngọt sâu
nhất thế giới.
 Tài nguyên thiên nhiên: than, dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, kẽm, thiếc,
vônfram…
 Dân số: Dân số hiện tại của Nga là 144.118.067 người vào ngày 02/03/2024
theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Nga hiện chiếm 1,78% dân số thế
giới.
 Các dân tộc: Trên 180 dân tộc, trong đó người Nga chiếm 77,7%, người Tác-ta
- 3,7%, người U-crai-na - 1,35%...
 Ngôn ngữ: Nga có hơn 100 ngôn ngữ được hình thành trên đất nước, có 35
ngôn ngữ chính thức, tuy nhiên, tiếng Nga vẫn là tiếng được sử dụng hơn cả.
 Tôn giáo: Cơ đốc giáo Chính thống (75% dân số), Hồi giáo (5% dân số) và các
tôn giáo khác như Phật giáo, Do thái giáo, Tin lành…
 Đơn vị tiền tệ: Đồng Rúp (Rouble).
 Giáo dục: Nga có một hệ thống giáo dục miễn phí đảm bảo cho mọi công dân
theo hiến pháp, và có tỷ lệ biết chữ 99,4%.
 Các thành phố lớn: Moskva; Saint Peteburg; Novosibirsk; Vladivostok;
Ekaterinburg…
 Danh lam thắng cảnh: Điện Kremli; Cung điện Mùa Đông; Quảng trường Đỏ;
Golden Ring; tháp Ostankino; bảo tàng Puskin; bảo tàng Hermitage; nhà hát Bolshoi;
nhà thờ Saint Isaac;…
 Trang phục
Văn hoá Nga cũng được thể hiện khá rõ qua những nét đặc trưng trong trang
phục truyền thống. Trang phục truyền thống của phụ nữ Nga gồm 4 loại cơ bản là váy
poneva, váy sarafan, váy andarak và váy kubelek.
Trang phục truyền thống của nam là những trang phục của người Slavơ bao
gồm có áo dài thắt ngang lưng, quần không quá rộng, giày da hoặc bện bằng vỏ cây,
mũ có hoặc không có vành. Như một nguyên tắc, áo buông đến cạp quần thì thắt lại.
 Lễ hội
Lễ Giáng Sinh
Không giống với lễ hội giáng sinh của các
quốc gia khác, lễ giáng sinh của Nga diễn ra vào
ngày 7/1 theo lịch Nga (ngày sinh của Chúa
Giêsu). Đây là một trong những lễ hội chính của
người Nga theo đạo Cơ Đốc chính thống.

Tuần lễ phục sinh


Ngày lễ Phục sinh luôn được kỷ
niệm vào đầu mùa xuân, được kéo dài bảy
ngày thì sẽ được gọi là Tuần Thánh. Vào
ngày này, người ta sẽ làm các loại bánh mì
ngọt đặc biệt, hình tròn, được bán ở hầu
hết các tiệm bánh mì. Trứng được coi là
biểu tượng của lễ Phục Sinh, được tặng
bạn bè, người thân với mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với họ. Đây còn là dịp
để mọi người đi thăm bạn bè, người thân và họ hàng.
Lễ hội tiễn mùa đông
Là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời, có ý nghĩa, đặc sắc nhất ở Nga,
lễ hội này bắt nguồn từ nền nông nghiệp. Bởi mùa đông lạnh giá, tuyết dày đặc phủ
kín các cánh đồng khiến cây cối không thể phát triển, đâm chồi nảy lộc được làm trì
trệ nền nông nghiệp nên người dân tổ chức lễ hội này với mong muốn mùa xuân sẽ
đến sớm thay thế cho mùa đông khiến cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.
 Ẩm thực
Món ăn chính của người Nga là các loại thực phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc.
Đặc biệt là bánh mì đen. Bánh mì là món
ăn luôn có trên bàn ăn của người Nga.
Người Nga thường dùng bánh mì và muối
để tiếp đón những vị khách mới đến nhà
mình. Chủ nhà sẽ đưa một mẩu bánh mì
cho khách, vị khách sẽ chấm muói và ăn
hết mẫu bánh mì đó. Đây là lễ nghi mà
người khách phải thực hiện xem như 1 màn chào hỏi để bắt đầu cho 1 mối quan hệ hữu
nghị.
Shashlyk là món ăn có truyền thống lâu đời nhất ở Nga. Shashlyk Là món thịt
nướng, thường ăn kèm với rượu vang.

 Nghệ thuật
 Kiến trúc
Điện Kremli
Điện Kremli là một trong những công trình
cổ nhất ở Matxcơva. Ngày nay Điện Kremli là nơi
làm việc của Tổng thống Nga và các cơ quan tối
cao thuộc chính quyền Nga. Điện Kremli được
UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm
1990.
Cung điện mùa hè Peterhof

Cung điện mùa hè Peterhof được


mệnh danh là “Thủ đô của các đài
phun nước” và được Unesco công
nhận là di sản thế giới.

Cung điện mùa đông


Cung điện Mùa đông là một công trình kiến trúc bề thế, nằm bên bờ sông Neva
ở cố đô Saint Petersburg nước Nga.
Hiện nay, Cung điện Mùa đông là một
phần của Bảo tàng Hermitage, một
trong ba bảo tàng nghệ thuật lớn nhất
thế giới, nơi trưng bày 3 triệu tác
phẩm giá trị.
Nhà thờ thánh Basil
Đây là nhà thờ được đánh giá là có kiến
trúc độc đáo và đẹp nhất nước Nga, nằm ở
thủ đô Matxcova, tại khu vực Quảng
trường Đỏ. Nhà thờ thánh Basil mang vẻ
đẹp cổ tích với màu sắc rực rỡ của 9 tòa tháp chóp hình củ hành, mỗi tháp đều có một
dấu thập thánh giá trên đình.
 Sân khấu
Nga còn nổi tiếng với lĩnh vực nghệ thuật sân khấu ba – lê và Opera. Được xem
là cái nôi đào tạo và phát triển cho bộ môn nghệ thuật này cho nên hàng năm ở Nga
thu hút lượng lớn sinh viên đến học tập.

II. VĂN HOÁ ĐÀM PHÁN CỦA NƯỚC NGA


 Tín ngưỡng
Khi tiếp khách là người Nga, nên thận trọng với màu sắc trang trí của nơi đón
tiếp. Người Nga có cách hiểu riêng về màu sắc và con số. Tốt nhất là sử dụng màu đỏ
(đối với người Nga tượng trưng cho vẻ đẹp, sự phục sinh, tình yêu), xanh lá cây, xanh
da trời, số 3, số 7 và số 12. Không được dùng màu đen và số 13. Sử dụng màu trắng
cũng phải hết sức thận trọng vì người Nga cho rằng màu trắng tượng trưng cho sự tinh
khiết, trong trắng, nhưng đồng thời cho cả đau thương.
 Khoảng cách
Trong khi trao đổi có thể vỗ vai nhau hay nắm tay nhau, vì người Nga coi đó là
sự thể hiện của tình thân thiện. Khi đã quen biết nhau lâu hơn - kể cả phụ nữ và nam
giới - đều có thể ôm nhau hoặc hôn lên má để thể hiện tình thân.
 Phụ nữ
Người Nga muốn phụ nữ không ăn bận hay trang điểm lòe loẹt và ăn nói giữ ý
tứ. Nhiều khi chỉ cần gật đầu chào đối tác nữ người Nga là đủ, trong khi bắt tay đối tác
nam giới thì chặt và lâu. Nhưng tập tục này đang có chiều hướng thay đổi vì ngày càng
có nhiều phụ nữ Nga đảm nhận cương vị quản lý quan trọng.
 Quà tặng
Có quà tặng nhau khi gặp gỡ là tập tục được đánh giá cao ở Nga. Người Nga
không quên đối tác đã giúp họ như thế nào. Quan hệ càng thân thiết và càng lâu dài thì
giá trị, mối liên hệ giữa món quà với cá nhân người tặng quà và mức độ tỷ mỷ khi
chọn quà càng phải cao. Hoa luôn là món quà thích hợp (phải chọn số bông lẻ). Số
bông chẵn chỉ được dùng để viếng tang. Hoa màu vàng và trắng còn có nghĩa liên
tưởng tới đau thương và mất mát.
 Trật tự quyền lực
Trong doanh nghiệp Nga, người đứng đầu ít khi ủy quyền cho cấp dưới.
 Hiểu biết về văn hóa Nga
Người Nga đọc nhiều và rất quan tâm đến kỹ thuật, khoa học tự nhiên, nghệ
thuật, âm nhạc và văn học. Đối tác nào có thể trao đổi được với họ ở mặt bằng trí thức
cao sẽ khiến người Nga nể phục.
Muốn làm ăn với người Nga, phải nên biết tiếng Nga hoặc ít nhất phải có phiên
dịch giỏi. Nhiều người Nga ứng xử giống như người Mỹ: “nói ngôn ngữ của chúng tôi
hoặc chẳng nói ngôn ngữ nào hết”.
 Chào hỏi
Khi chào hỏi, làm quen nhau lần đầu tiên với người Nga, không được tỏ ra quá
thân thiện. Xưng hô: tên gọi của họ đi kèm với tên của người cha.
Ví dụ: tên gọi của đối tác là Sergej, tên gọi của người cha là Oskar, thì gọi đối
tác là Sergej Oskarovitsh. Các chức danh cấp cao thì mới sử dụng trong xưng hô,
chẳng hạn như Tổng Giám đốc hay Bộ trưởng.
 Đàm phán
Trong đàm phán với người Nga, bạn chỉ nên nhân nhượng khi “có đi, có
lại”. Nhượng bộ quá sớm sẽ bị coi là yếu thế, không được nể trọng, thậm chí nhiều khi
còn bị coi thường. Nếu đối tác không kiềm chế được bản thân mình trong đàm phán thì
nên tỏ ra tự tin và kiên quyết - nhưng không được để đối tác hiểu hay cảm nhận là
mình lên mặt dạy họ. Ngay cả khi đối tác bực tức đến mức đập bàn đập ghế thì cũng
không nên bối rối.
- Hệ thống đảng phái chính trị:
 Đảng Nước Nga Thống nhất
Đảng này được biết đến chủ yếu như "đảng phái ủng hộ Thủ tướng Vladimir
Putin". Cương lĩnh chính trị của đảng này là hỗ trợ hoàn toàn cho chính quyền hiện
hành và các doanh nghiệp có liên quan. Một trong những đặc điểm cơ bản của đảng
này là ủng hộ tuyệt đối cho Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, ba tháng trước
cuộc bầu cử tổng thống, Tổng thống đương nhiệm Dmitry Medvedev hiện đang nắm vị
trí chủ tịch đảng.
 Đảng Cộng sản Liên bang Nga
Đảng Cộng sản Liên bang Nga (CPRF), được thành lập vào năm 1993, là đảng
kế thừa chính thức của Đảng Cộng sản thời kỳ Liên bang Xô viết. Đảng này hiện vẫn
duy trì chủ trương cánh tả trong lĩnh vực kinh tế. Trong bản tuyên ngôn của mình,
đảng Cộng sản kêu gọi xây dựng một mô hình "xã hội chủ nghĩa mới " ở Nga. Đảng
này cho rằng chủ nghĩa tư bản đang hấp hối và cần quốc hữu hóa tất cả các ngành sản
xuất.
 Đảng Nước Nga Công bằng
Đảng Nước Nga Công bằng được thành lập vào tháng 10/2006 khi ba tổ chức
chính trị theo xu hướng trung tả sáp nhập với nhau. Đảng Nước Nga Công bằng đã dẫn
đầu trong các ngày bầu cử đầu tiên. Nhiều nhà quan sát cho rằng thành công này phần
lớn không phải nhờ chính sách của đảng Nước Nga Công bằng, vốn ít người biết đến
trên thực tế, mà nhờ việc mỗi lá phiếu bầu cho Nước Nga Công bằng được cho như
một lá phiếu chống Nước Nga Thống nhất, đặc biệt trong giới cử tri tự do không ủng
hộ đảng phái nào.
 Đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR)
Đảng Dân chủ Tự do là đảng chính trị lâu đời nhất ở Nga, nếu không tính đến
tiền thân của đảng Cộng sản từ thời Bolshevik. Trong cuộc bầu cử hôm 4/12, LDPR đã
tăng tỷ lệ phiếu thu được từ 8,1% lên 11,6%. Theo các chuyên gia, đảng này không có
triển vọng đáng kể trong bầu cử, nhưng luôn có thể dựa vào số cử tri, vốn ưa phong
cách phóng khoáng của nhân vật lãnh đạo hơn là các chính sách của đảng này. Các
phân tích gia chính trị nói rằng sự tồn tại của đảng Dân chủ Tự do có ích cho Chính
phủ Nga bởi vì nó lấy bớt phiếu bầu từ các đảng theo dân tộc chủ nghĩa khác và ngăn
chặn sự hợp nhất của họ.
- Pháp luật:
 Về nguyên tắc pháp lý: Luật pháp ở Nga dựa trên hệ thống pháp chủ nghĩa,
trong đó Nhà nước có vai trò quan trọng và quyền lực được tập trung.
 Về hệ thống pháp chế: Luật pháp Nga có một hệ thống pháp chế phức tạp và chi
tiết. Nó dựa trên các luật con và quy tắc cụ thể để điều chỉnh mọi khía cạnh của đời
sống và kinh doanh.
 Quy định tình trạng tương đối: Luật pháp Nga thường kiên quyết và nghiêm
khắc hơn, có xu hướng đãi ngộ nghiêm trọng vi phạm luật.
 Về tổ chức và quản lý doanh nghiệp: luật doanh nghiệp của Nga tập trung vào
việc cung cấp quyền tự do và động lực cho các doanh nghiệp.
 Quy định về thuế và tài chính: luật tài chính của Nga, Nga có một hệ thống thuế
đơn giản hơn và tỷ lệ thuế thấp hơn.
 Quy định về thương mại và xuất nhập khẩu: Nga có một hệ thống thương mại
tự do hơn và không có nhiều hạn chế về xuất nhập khẩu.
- Môi trường kinh tế: phản ánh sự phức tạp và đa chiều của nền kinh tế Nga.
Nước Nga có một nền kinh tế phát triển với ngành công nghiệp dầu khí, khoáng sản,
và năng lượng đóng vai trò quan trọng. Đồng thời, với sự ảnh hưởng của văn hóa và
lịch sử, đàm phán kinh tế ở Nga thường có tính chất kiên cường, cẩn trọng và chậm
rãi. Các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu, quyền lợi và mối quan hệ giữa các bên
thường được đặt ra trong văn hóa đàm phán kinh tế tại Nga. Điều này phản ánh sự
phức tạp của hệ thống kinh tế, vốn đang trải qua quá trình chuyển đổi từ một nền kinh
tế trung ương sang một thị trường tự do.
- Văn hóa: Văn hóa điều chỉnh của Nga xuất phát từ lịch sử lâu dài của nước
này và sự ảnh hưởng của nền văn hóa Phương Đông và Phương Tây. Truyền thống văn
hóa của Nga bao gồm việc tôn trọng các giá trị truyền thống, đặc biệt là trong lĩnh vực
nghệ thuật, âm nhạc và văn học. Trong văn hóa đàm phán, người Nga thường coi trọng
sự trang trọng và lịch sự, đồng thời cũng rất chú trọng đến việc thể hiện lòng trung
thành và cam kết trong quan hệ đàm phán. Điều này phản ánh bản chất kiên định,
quyết tâm và trách nhiệm trong cách tiếp cận đàm phán của người Nga. Tuy nhiên,
cũng có sự linh hoạt và sáng tạo khi cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng trong
đàm phán.
- Tôn giáo: Tôn giáo chính thức của Nga là Kitô giáo và Chính Thống giáo. Tuy
nhiên, Nga cũng có một lịch sử đa dạng với nhiều tôn giáo khác nhau được thực hành
trong cộng đồng, bao gồm Islam, Phật giáo, Juda và nhiều tôn giáo khác. Tôn giáo
đóng vai trò quan trọng trong văn hóa đàm phán của Nga và góp phần tạo nên sự đa
dạng và phong phú của xã hội Nga.
 Những lưu ý khi đàm phán với nước Nga
 Người Nga thường rất giàu kinh nghiệm trong đàm phán
 Nói chuyện với đối tác 1 cách bình đẳng
 Người Nga thường có thói quen lắng nghe chăm chỉ
 Luôn yêu cầu những nhượng bộ lớn mà không muốn đáp lại nhiều cho sự
nhượng bộ đó.
 Hãy chú ý đến việc chỗ ngồi được sắp xếp hoặc thứ tự phát biểu để không khó
xử
 Các cuộc họp và đàm phán có thể kéo dài và chậm chạp
 Người Nga thường kém linh hoạt và thích nghi với những điều mới, chủ nghĩa
kinh doanh không phổ biến ở Nga
 Cố gắng đưa các hướng dẫn dưới dạng các khuyến nghị cá nhân thay vì các yêu
cầu chính thức/quy định
 Người Nga làm nhiều công việc một lúc. Thông thường sẽ có một công việc
chính trong chuyên môn được đào tạo, kèm theo một công việc phụ, vì thế hay kiên
nhẫn và bình tĩnh trong mọi tình huống (ví dụ: dạy kèm, bán hàng hoặc công việc kinh
doanh của riêng họ)
 Những điều cần tránh khi đàm phán với nước Nga
 Tránh phạm phải lời nói kiên kị dẫn đến khó khăn trong đàm phán
 Tránh phạm phải những kiêng kị về văn hóa của nước Nga, vùng lãnh thổ trong
đàm phán
 Không có kế hoạch cụ thể
 Không đưa ra những yêu cầu không thực tế hoặc quá cao với đối tác Nga
 Tránh sự thiếu chuyên nghiệp hoặc thiếu tôn trọng trong đàm phán
Mô hình HOFSTEDE ở Nga

Khoảng cách quyền lực (PID) = 93: Khoảng cách quyền lực lớn. Cấp dưới
phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của cấp trên, cấp trên là người có quyền quyết định.
Chủ nghĩa cá nhân (IDV) = 46 (khá thấp): => nói "Chúng tôi với bạn bè"
thay vì "Tôi và bạn bè của tôi. Gia đình, bạn bè và hàng xóm là cực kỳ quan trọng để
giải quyết với những khó khăn của cuộc sống hàng ngày. Các mối quan hệ là rất quan
trọng trong việc thu thập thông tin, giới thiệu hoặc đàm phán thành công.
Tính nam tính/nữ tính (MAS) = 36 (tương đối thấp): Tính nữ tính cao.
Khiêm tốn với bản thân, nhạy cảm với cảm xúc của người. Chuẩn mực xã hội là lấy
chất lượng cuộc sống và con người là quan trọng, làm việc để sống, bảo vệ môi trường
ưu tiên cao, coi trọng tính cộng tác, khiêm tốn, quan tâm bình đẳng giới.
Chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI) =95 (cao): Người Nga sẽ luôn cảm thấy bị đe
dọa bởi những tình huống không rõ ràng. Họ coi trọng việc lập kế hoạch kỹ lưỡng,
chuẩn bị chi tiết.
Định hướng dài hạn =58: Nhấn mạnh đến định hướng dài hạn sẽ ưu tiên
những kết quả trong tương lai, có thể trì hoãn những thành công trước mắt để đạt được
những thành tựu lâu dài.

III. MỐI QUAN GIỮA NGA VÀ VIỆT NAM TRONG KINH DOANH

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ và phát
biểu với báo chí tại thành phố Sochi (Nga), ngày 6-9-2018
Kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 30/1/1950,
quan hệ song phương phát triển rất mạnh mẽ. Trên suốt chặng đường hơn 70 năm,
quan hệ Việt-Nga luôn vững bền theo năm tháng và ngày càng phát triển sâu rộng trên
tất cả các lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, văn hóa-xã hội, khoa
học-công nghệ…. Lãnh đạo Vụ Hợp tác kinh tế đa phương và các dự án đặc biệt (Bộ
Phát triển kinh tế Nga) đánh giá cao hợp tác Nga – Việt, nhấn mạnh Việt Nam là một
trong những đối tác quan trọng của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương
mại hai chiều Việt Nam – Liên bang Nga đạt 1,88 tỷ USD giảm 15,8% (6 tháng đầu
năm 2023 giảm 20,9%) so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 37,8% so với năm 2021.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên bang Nga hồi phục khá
nhanh. Nếu như xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga trong quý I/2023 giảm
32% thì 7 tháng năm 2023 đạt mức giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 931,1
triệu USD.
Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Liên bang Nga
quý I/2023 giảm 49,2% đến 7 tháng năm 2023 đạt mức giảm 25,2% đạt 950,8 triệu
USD. Thâm hụt thương mại tính đến hết tháng 7/2023 là 19,7 triệu USD, 7 tháng đầu
năm 2023, một số mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam có tăng trưởng đáng kể
so với 7 tháng đầu năm 2021 - thời điểm trước khi xảy ra xung đột quân sự Nga –
Ukraine. Cụ thể, xuất khẩu cà phê tăng 58,1%; xuất khẩu gạo tăng 263,1%; xuất khẩu
cao su tăng 31,5%; xuất khẩu sản phẩm từ cao su tăng 107,8%.So với 7 tháng đầu năm
2022, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như sản phẩm từ cao su tăng
383,9%; sản phẩm gốm, sứ tăng 225,4%; bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc tăng
59,2%. Một số mặt hàng có dấu hiệu phục hồi xuất khẩu như hạt điều tăng 19,6%; túi
xách, ví,vali, mũ, ô, dù tăng 49,1%; hàng dệt may tăng 79,7%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga 7 tháng năm 2023

Theo số liệu ngày 4/8 của Ngân hàng Thế giới (WB), với tổng GDP đạt 5.510 tỷ
USD, Liên bang Nga là nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới tính theo ngang sức mua, đứng
sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật. WB cũng dự báo kinh tế Nga tiếp tục giữ vị trí này
vào năm 2030.
Trong khi đó, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hàng hoá của Nga. Cụ thể, kim
ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nga tháng 8/2022 đạt 119,9 triệu USD, tăng 26,1% so
với tháng 7/2022, nhưng giảm 26,3% so với tháng 8/2021.
Trong 8 tháng đầu năm 2022 kim ngạch nhập khẩu đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,6%
so với cùng kỳ năm 2021. Theo dữ liệu Hải quan, tính từ đầu năm đến nay có thể thấy
một số mặt hàng nhập khẩu từ Nga của Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể như: than
tăng 57,1%, thủy sản 73,50%, dược phẩm 114,91%, gỗ và sản phẩm gỗ 59,38%, chất
dẻo nguyên liệu 155,04%.
Mặt hàng nhập khẩu từ Nga chủ yếu là xăng dầu, ô tô và linh kiện, máy móc
thiết bị, phân bón, sắt thép.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nga, Bộ Công Thương nêu trước đó, kim ngạch
xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong năm 2021 đạt 7,14 tỷ USD tăng 25,9% so
với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Nga.
Hiện nay, Liên bang Nga và Việt Nam đã nới lỏng các quy định về visa cho
công dân của nhau. Từ 1/8/2023 công dân Việt Nam đã có thể xin visa điện tử để vào
Nga, từ 15/8 người Nga có thể lưu trú tại Việt Nam đến 45 ngày miễn visa.
IV. GỢI Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Thứ nhất, xúc tiến thương mại thông qua tổ chức các tọa đàm, hội thảo, triển
lãm để đấy mạnh hoạt động, tuyên truyền về các mặt hàng thế mạnh của nước mình,
duy trì chất lượng tốt và cải tiến mẫu mã, xây dựng và đăng ký thương hiệu với những
mặt hàng đã có uy tín tại thị trường Nga.
Thứ hai, các cơ quan chức năng của Việt Nam cần chú trọng định hướng phát
triển hợp tác kinh tế với Nga nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong cả nước.
Thứ ba, khắc phục các tình trạng thanh toán và dịch vụ giao nhận hàng hóa của
các doanh nghiệp vì doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải tình trạng thanh toán chậm,
từ chối nhận hàng khi hàng đã chuyển đến nơi, hoặc một số trường hợp nhận hàng
không thanh toán.
Thứ tư, tìm hiểu kỹ về khách hàng, nhu cầu khách hàng. Nhiều sản phẩm có
thương hiệu từ Việt Nam như nước uống Vinus, trái cây sấy King, mì Gấu đỏ, bia Hà
Nội, bia Sài Gòn, cà phê Trung Nguyên, chè, nước chấm Cholimex… đã từng bước
được người tiêu dùng Nga đón nhận và xuất hiện ngày một nhiều hơn tại nhiều cửa
hàng. Hàng thủy sản của Việt Nam cũng từng bước được đón nhận trên thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chuyên Tổ Chức Tour Du Lịch Nga, tour
Châu Âu. 2016. “Thông Tin Tổng Quan về Nước Nga.” Chuyên Tổ Chức
Tour Du Lịch Nga, Tour Châu Âu, Tour Châu Mỹ, Tour Châu Úc, Tour Châu Phi
Chuyên Nghiệp Chất Lượng Hàng Đầu Tại Việt Nam. Chuyên Tổ Chức Tour Du Lịch
Nga, tour Châu Âu, tour Châu Mỹ, tour Châu Úc, tour Châu Phi Chuyên Nghiệp Chất
Lượng Hàng Đầu tại Việt Nam. May 28. https://vip-tour.vn/thong-tin-tong-quan-ve-
nuoc-nga-1.
[2]. “Văn Hóa Kinh Doanh ở Liên Bang Nga.” 2014. SlideShare. Slideshare. March
24. https://www.slideshare.net/thanhquykt/vn-ha-kinh-doanh-lin-bang-nga.
[3]. “Văn Hóa và Phong Cách Đàm Phán Với Nước Nga.” 2024. Prezi.Com.
Accessed March 12. https://prezi.com/yteouqo3rtpw/van-hoa-va-phong-cach-am-
phan-voi-nuoc-nga/.

You might also like