You are on page 1of 12

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU VỀ
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

ThS. Phạm Đức Sơn


Vấn đề của Kinh tế học
 Nhu cầu của con người là vô hạn, trong khi nguồn lực là hữu hạn. Vì thế con
người luôn phải lựa chọn cách phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực khan hiếm
để thỏa mãn nhu cầu cao nhất cho mình.

 Để có được những điều ta mong muốn, thường phải từ bỏ những điều khác.
Đó chính là “đánh đổi” trong kinh tế học.

 Việc đánh đổi này nói đến “chi phí cơ hội”, là những chi phí và lợi ích mà ta
mất đi khi chọn cái này mà không chọn cái khác.

Tất cả những điều trên đều là Vấn đề của Kinh tế học


Phân biệt Kinh tế học Vi mô & Vĩ mô
Kinh tế học Vi mô

❖ Khảo sát sự hoạt động của các ngành và hành vi của các DN hay từng cá
nhân khi ra quyết định.

❖ Xem xét các Quyết định riêng lẻ.

Kinh tế học Vĩ mô

❖ Nghiên cứu các hoạt động kinh tế ở góc độ tổng thể.

❖ Các vấn đề mà Kinh tế học vĩ mô quan tâm nhiều nhất: Sản lượng, lạm phát,
thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, các chính sách, chu kỳ kinh tế…
Các vấn đề chính của Kinh tế học Vĩ mô
 Sản lượng
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thực đo lường tổng thu nhập của nền kinh tế
 Lạm phát
- Tỷ lệ thay đổi mức giá chung
 Thất nghiệp
- Số người muốn tìm việc làm, nhưng chưa có việc làm
 Tăng trưởng kinh tế
- Tăng GNP thực, một chỉ số về việc gia tăng tổng sản lượng của nền kinh tế
Các vấn đề chính của Kinh tế học Vĩ mô

 Các chính sách Kinh tế vĩ mô


- Chính sách tài khóa
- Chính sách tiền tệ
- Chính sách về cung hay còn gọi là chính sách tăng trưởng
 Chu kỳ kinh tế (Chu kỳ kinh doanh)
Thay vì tăng trưởng đều đặn, các nền kinh tế thường tăng hoặc giảm trong
ngắn hạn
- Suy thoái: Thời kỳ từ đỉnh xuống đáy của một chu kỳ kinh doanh
- Khủng hoảng: Suy thoái sâu sắc và kéo dài
Mục tiêu của kinh tế học Vĩ mô

Những mục tiêu trong Kinh tế học vĩ mô hướng đến:

❖ Sản lượng quốc gia thực đạt ngang bằng sản lượng tiềm năng

❖ Tạo đầy đủ công ăn việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên

❖ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững

❖ Mức giá chung ổn định, tỉ lệ lạm phát vừa phải

❖ Ổn định tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán


Một số khái niệm & định nghĩa cơ bản
 Vốn (Capital)
- Khối lượng máy móc, thiết bị, lượng tồn kho và các nguồn lực khác của SX
 Khấu hao (Depreciation)
- Giá trị hao mòn máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất
 Hàng hóa (Goods)
- Là kết quả của sản xuất dưới dạng SP hữu hình và có thể dự trữ được
 Dịch vụ (Services)
- Là sản phẩm vô hình không thể dự trữ được
 Sản xuất (Production)
- Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra thu nhập
Một số khái niệm & định nghĩa cơ bản

 Sản lượng (Output)


- Là lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được SX ra trong nền kinh tế
 Thu nhập (Income)
- Là số tiền mà chủ các yếu tố sản xuất (lao động, vốn, đất đai) nhận được do
họ cung cấp dịch vụ yếu tố sản xuất
 Nội địa (Domestic)
- Hoạt động sản xuất trong lãnh thổ của một nước
 Quốc gia (National)
- Hoạt động sản xuất của công dân một nước
Một số khái niệm & định nghĩa cơ bản

 Giá thị trường (Market price)


- Giá được trả bởi người tiêu dung cuối cùng
 Giá yếu tố (Factor cost)
- Phản ánh toàn bộ chi thanh toán cho yếu tố sản xuất tham gia vào quá trình
SX
Giá yếu tố = Giá thị trường - Ti
 Giá trị danh nghĩa (Nominal)
- Là giá trị được tính bằng giá hiện hành
 Giá trị thực (Real)
- Là giá trị được tính theo giá của một năm chọn làm gốc (gọi là năm cơ sở).
Đó là năm có nền kinh tế tương đối ổn định nhất.
Một số khái niệm & định nghĩa cơ bản

 Hàng hóa cuối cùng (Final goods)


- Được bán cho người tiêu dùng cuối cùng
 Sản phẩm trung gian (Intermediate goods)
- Là sản phẩm đầu vào để sản xuất ra hàng hóa cuối cùng
 Chuyển nhượng (Transfer payments)
- Giao dịch một chiều như trợ cấp thất nghiệp, viện trợ không hoàn lại…
Tài liệu tham khảo

 Nguyễn Như Ý & Trần Thị Bích Dung (2019), Kinh tế vĩ mô, Trường ĐH
Kinh tế Tp. HCM, NXB Kinh tế Tp. HCM.

 Nguyễn Như Ý & Ctg (2013), Tóm tắt – Bài tập – Trắc nghiệm Kinh tế vĩ
mô, Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM, NXB Kinh tế Tp. HCM.
Liên hệ & giải đáp thắc mắc

❖ GV: ThS. Phạm Đức Sơn

❖ Email ĐH NTT: pdson@nttu.edu.vn

❖ Email cá nhân: ducson.phamkt@gmail.com

❖ Phone: 0909 882 335

You might also like