You are on page 1of 6

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN CHIẾT SUẤT SIÊU ÂM ĐỂ THU ĐƯỢC HIỆU SUẤT CHIẾT

VÀ TSC CỦA CÂY P.ARENARIA ( CÂY SÀI HỒ NAM)

1. Sơ lược về đề tài.

Sài hồ nam là một vị thuốc dân gian thông dụng có tại Việt Nam với nhiều công dụng
chữa các bệnh hạ huyết áp, sốt, đau tức ngực khó thở, thương hàn và điều kinh… Sài hồ
nam là cây thân thảo, sống lâu năm, thân trụ nhẵn phân nhiều nhánh, vỏ bên ngoài có sắc đỏ
nâu và cao từ 40cm đến 60cm. Cây ưa sáng mọc thành nhóm riêng lẻ và có khả năng chịu
được ngập úng vào mùa mưa. Sài hồ nam phân bố ở chủ yếu các vùng ven biển nhiệt đới
Châu Á từ phía Nam Trung Quốc đến Việt Nam, Thái Lan và Campuchia. Ở Việt Nam Sài
hồ nam thường mọc ở các tỉnh ven biển, nhiều nhất là ở miền và tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long: Quảng ngãi, Bình định, Phú yên và Khánh hòa. Loại cây này dễ dàng sống ở các
vùng nước lợ, sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng nhiễm mặn. Nên chúng ta sẽ thường thấy
Cây Sài hồ nam mọc ở khu vực cửa sông, các kênh rạch ven đường đi và các bờ ruộng cao
cùng ven biển.

Dùng để điều trị: Sài hồ nam có tác dụng trong việc điều trị hạ nhiệt, hạ huyết áp,
chữa sốt, sốt rét, tức ngực khó thở, ... Bộ phận lấy thuốc là ở rễ

Thành phần dược liệu trong cây: tinh dầu, flavonoid, hợp chất saponin, triterpenoid,…

2. Chuẩn bị

2.1. Dụng cụ và thiết bị

2.2. Hóa chất

Ethanol 96%, H2SO4, chất chuẩn Escin, thuốc thử vanilin, methanol, nước cất

2.3 Phương pháp nghiên cứu


3. Thực nghiệm

3.1. Chuẩn bị mẫu và xác định độ ẩm mẫu.

a) Chuẩn bị mẫu

B1: Lấy rễ đem đi rửa và sấy khô

B2: Tiến hành xay nhuyễn rễ sau đó đem đi sàng rây

B3: Cân lượng bột rễ cây P.arenaria thu được

b) Đo độ ẩm

Vì ở trong rễ có hàm lượng tinh dầu là 0,16% nên ta có thể dùng phương pháp sấy để
xác định độ ẩm của mẫu.

Cho vào chén cân dùng để xác định độ ẩm, có nắp và đã được cân bì trước 5- 10g
dược liệu. Chén cân cần có kích thước thích hợp để lớp dược liệu cho vào không dày quá 5
mm. Cho chén chứa dược liệu (đã mở nắp) vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100- 105 0C trong 1
giờ. Cho chén vào bình hút ẩm đến khi nguội. Ðậy nắp và cân. Làm lại nhiều lần đến khi
trọng lượng giữa 2 lần cân không vượt quá 0,5 mg. Ðộ ẩm (x %) của dược liệu được tính
theo công thức sau:

p: Số gam của mẫu thử trước khi sấy


a: Số gam của mẫu thử sau khi sấy

Link tham khảo công thức tính: https://duoclieu.net/thuc%20hanh%20(1).html

3.2. Khảo sát điều kiện chiết.

3.2.1. Khảo sát nồng độ dung môi.

B1: Cân mẫu bột rễ cây sài hồ nam, thử với một lượng từ 5 gam

B2: Chuẩn bị dung môi ethanol

ta sẽ tiến hành thử với các nồng độ ethanol 30, 50, 70, 90

B3: Sau khi mà đã pha xong môi, đối với vấn đề tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu, ta sẽ thử
với tỉ lệ là 30 tức là 5 gam mẫu và 150 ml dung môi ethanol.

tiến hành cho 5 gam mẫu vào erlen chứa 150ml ethanol ( 4 bình tương ứng với 4 nồng độ)

B4: Chiết siêu âm, ta đánh siêu âm với thời gian là 40 phút

B5: Sau quá trình trích ly, phần rắn được loại bỏ, dịch chiết thu được bằng cách lọc
chân không.
B6: Loại bỏ dung môi bằng cách thực hiện cô quay dung dịch chiết trên, sau khi cô
quay đuổi dung môi thì ta thu được mẫu cao

B7: Bảo quản lượng saponin thô này trong tủ lạnh

B8: Xác định hàm lượng saponin trong saponin thô để đưa ra số nồng độ cho kết qua
thu được hàm lượng saponin nhiều nhất.

Tên mẫu PA-C30 PA-C50 PA-C70 PA-C90

Nồng độ
ETOH

Hiệu suất chiết


(%)

TSC (mg DE/


g DM)

3.2.2. Khảo sát thời gian chiết.

B1: Cân 5 gam mẫu bột rễ cây sài hồ nam

B2: Pha dung môi theo nồng độ mà cho kết quả khảo sát thu được hàm lượng saponin
nhiều nhất ( gọi nồng độ này là X)

B3: Sau khi mà đã pha xong môi, đối với vấn đề tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu, ta sẽ thử
với tỉ lệ là 30 tức là 5 gam mẫu và 150 ml dung môi ethanol.

cho 1 gam mẫu vào 30ml dung môi ethanol có nồng độ theo kết quả khảo sát trên ( 5 bình
như vậy)

B4: Chiết siêu âm, ta sẽ thử từng bình với từng mốc thời gian như là 20, 30, 40, 50, 60
phút

B5: Sau quá trình trích ly, phần rắn được loại bỏ, dịch chiết thu được bằng cách lọc
chân không.
B6: Loại bỏ dung môi bằng cách thực hiện cô quay dung dịch chiết trên, sau khi cô
quay đuổi dung môi thì ta thu được mẫu cao

B7: Bảo quản lượng saponin thô này trong tủ lạnh

B8: Xác định hàm lượng saponin trong saponin thô để đưa ra khoảng thời gian chiết
siêu âm cho ra kết quả có hàm lượng saponin cao nhất

Tên mẫu PA-T20 PA-T30 PA-T40 PA-T50 PA-T60

Nồng độ X X X X X
ETOH

Hiệu suất
chiết (%)

TSC (mg
DE/gDM)

3.2.3. Khảo sát tỉ lệ dung môi/ nguyên liệu

B1: Cân 5 gam mẫu bột rễ cây sài hồ nam

B2: Pha dung môi theo nồng độ mà cho kết quả khảo sát thu được hàm lượng saponin
nhiều nhất ( X)

B3: Thử với từng tỷ lệ dung môi / nguyên liệu khác nhau để tìm tỉ lệ cho kết quả thu
được saponin tối ưu

Với các tỉ lệ 20:1, 25:1, 30:1, 35:1, 40:1

20:1 tức là 5 gam mẫu và 100ml ethanol

25:1 là 5g mẫu và 125 ml ethanol

30:1 là 5g mẫu và 150ml ethanol

35:1 là 5 gam mẫu và 175ml ethanol

40:1 là 5 gam mẫu và 200ml ethanol

Cho mẫu và dung môi vào erlen theo các tỷ lệ trên, ta thu được 5 bình

B4: Chiết siêu âm, với thời gian cho ra kết quả hàm lượng saponin nhiều ở thí nghiệm
2 (gọi thời gian này là Y)
B5: Sau quá trình trích ly, phần rắn được loại bỏ, dịch chiết thu được bằng cách lọc
chân không.

B6: Loại bỏ dung môi bằng cách thực hiện cô quay dung dịch chiết trên, sau khi cô
quay đuổi dung môi thì ta thu được mẫu cao

B7: Bảo quản lượng saponin thô này trong tủ lạnh

B8: Xác định hàm lượng saponin trong saponin thô để đưa ra tỉ lệ dung môi/ nguyên
liệu cho ra kết quả saponin có hàm lượng cao

Tên mẫu PA-R20 PA-R25 PA-R30 PA-R35 PA-R40

Nồng độ
ETOH

Hiệu suất
chiết (%)

TSC (mg
DE/gDM)

3.3. Quy trình xác định hàm lượng Saponin.

( bước số 8 của các thí nghiệm khảo sát trên)

B1: chuẩn bị hóa chất

tính toán và pha dung dịch H2SO4 72% ( sử dụng fiol)

tính toán và pha dung dịch thuốc thử Vanillin 8% trong methanol 100%

tính toán và pha mẫu cao

tính toán và pha chất chuẩn Escin

B2: dựng đường chuẩn và xác định hàm lượng Saponin

Thêm 10 micro lít dung dịch mẫu cao/ dung dịch Escin và 100 micro lit thuốc thử vanilin
vào giếng

Với dung dịch Escin ta thực hiên pha loãng theo dãy nồng độ sau:
Giếng 1 2 3 4 5
Lượng dung 0 10 10 10 10
môi cho sẵn
trong giếng
(microlit)
Nồng độ 80 40 20 10 5
Escin sau
khi pha
(mg/l)

* Với mẫu trắng, ta thêm 10micro lít dung môi vào các giếng thay cho dung dịch mẫu/ dung
dịch Escin

B3: sau khi để ổn định trong khoảng 6 phút thì thêm 80 micro lít H2SO4 72% vào hỗn hợp.

B4: Hỗn hợp được ủ ở 70 độ C trong khoảng 10 phút và làm lạnh nhanh trong chậu nước đá
đến nhiệt độ phòng

B5: tiến hành đo quang ở bước sóng 560nm

4. Xữ lý số liệu trên design expert

You might also like