You are on page 1of 10

Chương 4.

PHỨC CHẤT

Dr. HA THI KIM QUY


College of Natural Science, Can Tho University
1
Định nghĩa phức chất
Phức chất là sản phẩm của phản ứng acid – base theo quan điểm Lewis, trong đó:
• Acid là một nguyên tử trung tâm (NTTT) có các vân đạo hóa trị trống.
• Base là các tiểu phân có điện tử hóa trị tự do được gọi là ligand (L).
Các ion kim loại chuyển tiếp tạo ra các phức chất điển hình: chúng thường có
màu và thuận từ. Phức chất (hợp chất phối trí) bao gồm một ion phức (một ion kim loại
với các phối tử của nó) và các ion liên kết với nó, có thể là anion hoặc cation cần thiết
để tạo hợp chất có tổng điện tích bằng không.
Ví dụ: [Co(NH3)6]Cl3, K[Fe(CN)6]...

Phân loại phức chất


Phân loại theo tính chất gần nhau: các hydrate, các amiacate, các alcoholate,...
Phân loại theo điện tích:
+ Cation phức: ion phức tạp tích điện dương: [Ni(NH3)4]2+, [Cu(NH3)4]2+,...
+ Anion phức: ion phức tạp tích điện âm: [Fe(CN)6]4-, [CuCl4]2-,...
+ Phức trung tính: [Fe(SCN)3].
Nguyên tử trung tâm thường là
các ion kim loại chuyển tiếp
Ligand (phối tử)
Các ligand là các base Lewis có khả năng cho điện tử. Các ligand có thể là:
• Anion : cách gọi tên = thêm vào cuối tên của nó vần o.
F- : Fluoro OH- : Hydroxo
Cl- : Chloro O2- : Oxo
Br- : Bromo NO2- : Nitritro-N
I- : Iodo ONO- : Nitrito-O
CN- : Cyano NH2- : Amido
SCN- : Thiocyanato-S NCS- : Thiocyanato-N
• Phân tử trung hòa. Một số ligand có tên như sau:
H2O : Aqua NH3 : Ammine
CO : Carbonyl NO : Nitrosyl
C5H5N: pyridine (py)
H2NCH2CH2NH2: ethylendiamine (en)
• Cation: rất ít gặp.
Ví dụ: H2N-NH3+,...
Ngoài ra, còn có các ligand khác như: ligand một đầu nối (đơn nha), nhiều đầu
nối (đa nha); ligand lưỡng thủ (chứa hai nguyên tử có khả năng cho đôi điện tử nhưng
chỉ liên kết với một loại nguyên tử trung tâm); ligand kìm (vòng chelat),...
Ví dụ:
Ligand đơn nha: OH-, F-, CN-, SCN-,...
Ligand hai nha: (COO2)2-, H2NCH2CH2NH2,...
Ligand ba nha: NH(CH2CH2NH2)2,...
Số phối trí
Số phối trí của nguyên tử trung tâm chính là số lượng liên kết σ mà nguyên tử
trung tâm hình thành với các ligand. Các số phối trí thông thường là 2, 4, 6 và 8. Các số
phối trí 3, 5, 7, 9, 12,... rất ít gặp.
Số phối trí của nguyên tử trung tâm có thể thay đổi khi thay đổi các ligand.
Ví dụ: Xét phức chất: [CoCl2(NH3)4]Cl
- [CoCl2(NH3)4]+ : phần nội cầu; Cl- : phần ngoại cầu.
- Nguyên tử trung tâm: Cobalt.
- Ligand : Cl- và NH3.
- Số phối trí : 6.
1. Đầu tiên gọi tên cation, sau đó đến tên anion.
2. Nếu chỉ đọc tên phần phức chất có điện tích thì thêm chữ ion phía trước.
3. Trong nội cầu, đọc tên:

[Số ligand – tên ligand] - [Tên nguyên tử trung tâm – (số oxi hóa) ]

4. Khi nguyên tử trung tâm nằm trong anion phức thì sử dụng tên nguyên tố bằng
tiếng Latinh với tiếp vĩ ngữ at kèm theo số oxi hóa phía sau.
Tên Latinh của một số kim loại trong anion phức:
Fe: Ferrate Cu: Cuprate Au: Aurate
Ag: Argentate Zn: Zincate Al: Aluminate
Hg: Mercurate Sn: Stanate Pb: Plumbate
- Số lượng ligand đơn nha, cùng loại được biểu thị bằng các tiền tố:
Số lượng ligand 1 2 3 4 5
Tiền tố mono đi tri tetra penta
- Số lượng ligand đa nha, cùng loại được biểu thị bằng các tiền tố:
Số lượng ligand 1 2 3 4 5
Tiền tố bis tris tetrakis pentakis
Lúc này tên của ligand được viết trong dấu ngoặc đơn.
- Nếu có nhiều ligand khác nhau, sẽ đọc theo thứ tự ABC.

Na2[Zn(OH)4] : Natri tetrahydroxo zincat (II)


[CoEn2Cl]SO4 : Chloro-bis-(ethylendiamine) cobalt(III) sulfate
K2[CuCl3] : Kali trichloro cuprate(I)
[Co(NH3)6][Fe(CN)6] : Hexaammine cobalt(III) hexaxianoferrate(III)
[Cu(NH3)2]OH : Diammine đồng(I) hydroxide
BÀI TẬP
Câu 1. Cho phức chất sau: K3[Fe(CN)6]
1a. Xác định nội cầu, ngoại cầu?
1b. Nguyên tố nào là nguyên tố trung tâm? Xác định số oxi hóa của nó?
1c. Số phối trí của nguyên tử trung tâm là bao nhiêu?
Câu 2. Gọi tên các phức chất sau:
2a. [CoCl(NH3)5]Cl2 2b. K3[Fe(CN)6]
2c. [Al(OH)(H2O)5]2+ 2d. [Ni(CO)4]
2e. [Co(NH3)2(en)2]Cl2 2f. [Co(en)2(H2O)2]Cl2
Câu 3. Viết công thức cho mỗi phức chất sau:
3a. Hexaaquachromi(III) chloride.
3b. Natri hexahydroxo aluminate(III).
3c. Tetrakis(pyridine) nickel(II) chloride.
3d. Kali hexathiocyanato-S ferrate(III).

You might also like