You are on page 1of 10

CÂU HỎI ÔN TẬP SINH 9 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023- 2024


Câu 1. Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai rõ nhất ở
thế hệ con lai:
A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Mọi thế hệ
Câu 2. Động vật nào sau đây là động vật ưa tối?
A. Chim sâu
B. Sơn dương
C. Đà điểu
D. Gián
Câu 3. Nhóm động vật dưới đây thuộc động vật biến nhiệt là:
A. Ruồi giấm, ếch, cá
B. Chuột, thỏ, ếch
C. Rắn, thằn lằn, voi
D. Bò, dơi, bồ câu
Câu 4. Nguyên nhân di truyền chủ yếu của hiện tượng ưu thế lai là do:
A. Con lai F1 sinh ra mang nhiều cặp gen hơn bố mẹ
B. Con lai F1 tập trung được nhiều gen trội có lợi của bố và mẹ
C. Con lai có nhiều cặp gen đồng hợp hơn bố mẹ
D. Con lai có ít cặp gen dị hợp hơn bố mẹ
Câu 5. Lớp động vật có cơ thể hằng nhiệt là:
A. Chim, thú, bò sát
B. Cá, chim, thú
C. Bò sát, lưỡng cư
D. Chim và thú
Câu 6. Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phương pháp lai nào sau đây?
A. Giao phối cận huyết
B. Lai kinh tế
C. Lai phân tích
D. Giao phối ngẫu nhiên
Câu 7. Người ta tạo ra 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. Phương pháp này
được gọi là lai khác dòng và được ứng dụng nhiều ở……………
A. Vật nuôi
B. Cây trồng và vi sinh vật
C. Cây trồng
D. Vật nuôi và cây trồng
Câu 8. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện lai giữa:
A. Các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
B. Các cá thể được sinh ra từ một cặp bố mẹ
C. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây
D. Các cơ thể khác loài
Câu 9. Các loài thú sau đây hoạt động vào ban đêm là:
A. Chồn, dê, cừu
B. Trâu, bò, dơi
C. Cáo, sóc, dê
D. Dơi, chồn, sóc
Câu 10. Tùy theo mức phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường, người ta chia làm
hai nhóm động vật là:
A. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh
B. Động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt
C. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt
D. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt
Câu 11. Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng?
A. Cây xương rồng
B. Cây dưa chuột
C. Cây me đất
D. Cây phượng vĩ
Câu 12. Từ thế hệ lai F2 trở đi, ưu thế lai giảm dần và để khắc phục tình trạng này; đồng thời để
duy trì ưu thế lai, người ta dùng phương pháp:
A. Giao phối ở vật nuôi
B. Nhân giống vô tính
C. Lai hữu tính
D. Giao phấn ở cây trồng
Câu 13. Nhóm động vật dưới đây thuộc động vật đẳng nhiệt là:
A. Châu chấu, dơi, chim én
B. Cá sấu, ếch, ngựa
C. Chó, mèo, cá chép
D. Cá heo, trâu, cừu
Câu 14. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây?
A. AABBDD x AABBDD
B. aabbdd x aabbdd
C. AAbbDD x aaBBdd
D. AABBDD x Aabbdd
Câu 15. Tùy theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta chia thực vật
làm 2 nhóm là:
A. Nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng
B. Nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng
C. Nhóm kị sáng và nhóm kị bóng
D. Nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng
Câu 16. Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biểu hiện quan hệ là:
A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh
B. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế
C. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch
D. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
Câu 17. Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí
cao, lá có đặc điểm thích nghi nào sau đây?
A. Bề mặt lá có tầng cutin dầy
B. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên
C. Lá tăng tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho nó
D. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra
Câu 18. Cây xanh nào sau đây thuộc nhóm thực vật ưa ẩm?
A. Cỏ lạc đà
B. Cây rêu, cây thài lài
C. Cây mía
D. Cây hướng dương
Câu 19. Hai loài cùng sống với nhau, một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không bị
hại là hình thức quan hệ:
A. Cạnh tranh khác loài
B. Nửa kí sinh
C. Hội sinh
D. Cộng sinh
Câu 20. Quan hệ cộng sinh là:
A. Hai loài sống với nhau và cùng có lợi
B. Hai loài sống với nhau, loài này thì tiêu diệt loài kia
C. Hai loài sống với nhau và không gây ảnh hưởng cho nhau
D. Hai loài sống với nhau và gây hại cho nhau
Câu 21. Hiện tượng một số loài tiết chất ra môi trường gây hại cho loài khác nhau là biểu hiện
của hình thức quan hệ:
A. Cộng sinh
B. Đối địch
C. Sinh vật ăn sinh vật khác
D. Kí sinh, nửa kí sinh
Câu 22. Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
A. Hữu sinh
B. Vô sinh
C. Hữu sinh và vô sinh
D. Hữu cơ
Câu 23. Quan hệ sinh vật cùng loài là:
A. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với nhau
B. Quan hệ giữa các cá thể sống gần nhau
C. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống gần nhau
D. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống ở các khu vực xa nhau
Câu 24. Biểu hiện nào dưới đây không phải là của ưu thế lai:
A. Con lai cho năng suất cao hơn bố mẹ
B. Con lai sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh
C. Con lai có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường
D. Con lai xuất hiện nhiều quái thai, dị tật
Câu 25. Quan hệ nào dưới đây là cộng sinh?
A. Giữa vi khuẩn Rizôbium và rễ cây họ đậu
B. Giữa chấy rận với cơ thể động vật
C. Giữa táo và thỏ
D. Giữa các con ngựa trên một đồng cỏ
Câu 26. Cách làm nào sau đây được gọi là lai kinh tế?
A. Cho vật nuôi giao phối cận huyết qua 5 - 7 thế hệ rồi dùng con lai làm sản phẩm
B. Lai xa giữa hai loài khác nhau rồi dùng con lai xa làm giống
C. Lai giữa các dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm
D. Lai giữa các dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm giống
Câu 27. Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh:
A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
B. Con người và các sinh vật khác
C. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng
D. Các sinh vật khác và ánh sáng
Câu 28. Quan hệ nào dưới đây được xem là cạnh tranh khác loài?
A. Giun đũa sống trong ruột của người
B. Hổ đuổi bắt nai
C. Nấm với tảo sống với nhau tạo thành địa y
D. Sự cạnh tranh nguồn thức ăn, ánh sáng giữa lúa và cỏ dại
Câu 29. Loài sinh vật vào dưới đây có khả năng chịu lạnh tốt nhất:
A. Ấu trùng cá
B. Trứng ếch
C. Ấu trùng ngô (bắp)
D. Gấu Bắc cực
Câu 30. Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là:
A. Cáo đuổi bắt gà
B. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ
C. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y
D. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu
Câu 31. Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là:
A. Đất, nước, sinh vật
B. Đất, nước, trên mặt đất - không khí
C. Đất, nước, trên mặt đất - không khí và sinh vật
D. Đất, trên mặt đất - không khí
Câu 32.
Câu 33. Để tạo lớp cách nhiệt bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của
mùa đông lạnh giá, cây có đặc điểm cấu tạo:
A. Giảm bớt lượng khí khổng của lá
B. Hệ thống rễ của cây lan rộng hơn bình thường
C. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày
D. Tăng cường mạch dẫn trong thân nhiều hơn
Câu 34. Cá rô phi Việt Nam sống được trong khoảng nhiệt độ của nước từ 50C đến 420C và
phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ nước 300C.
Điểm nhiệt độ 300C là gì của cá rô phi Việt Nam?
A. Giới hạn trên về nhiệt độ
B. Giới hạn dưới về nhiệt độ
C. Điểm cực thuận về nhiệt độ
D. Điểm nhiệt độ hạn chế sinh trưởng
Câu 35. Cây phù hợp với môi trường râm mát là:
A. Cây vạn niên thanh
B. Cây xà cừ
C. Cây phi lao
D. Cây bạch đàn
Câu 36. Tùy theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân chia 2 nhóm
động vật là:
A. Nhóm động vật ưa bóng và nhóm ưa tối
B. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm kị tối
C. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm ưa tối
D. Nhóm động vật kị sáng và nhóm kị tối
Câu 37. Nhóm động vật dưới đây thuộc động vật đẳng nhiệt là:
A. Châu chấu, dơi, chim én
B. Cá sấu, ếch, ngựa
C. Chó, mèo, cá chép
D. Cá heo, trâu, cừu
Câu 38. Hiện tượng xuất hiện ở thế hệ sau nếu thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn
là:
A. Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ tính trạng xấu
B. Cho năng suất cao hơn thế hệ trước
C. Có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường
D. Con cháu xuất hiện ngày càng đông, có nhiều kiểu gen, kiểu hình
Câu 39. Những cây sống ở vùng ôn đới, về mùa đông thường có hiện tượng:
A. Tăng cường hoạt động hút nước và muối khoáng
B. Hoạt động quang hợp và tạo chất hữu cơ tăng lên
C. Cây rụng nhiều lá
D. Tăng cường ôxi hóa chất để tạo năng lượng giúp cây chống lạnh
Câu 40. Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các thể cùng loài phải tách nhóm?
A. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào
B. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí thừa thãi cho các cá thể
C. Số lượng cá thể trong bầy nhóm tăng lên quá cao
D. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm đến nhau
Câu 41. Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là:
A. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể
B. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng
C. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các cá thể
D. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn
Câu 42. Quan hệ nào sau đây được xem là quan hệ kí sinh?
A. Dê và bò cùng sống trên một cánh đồng cỏ
B. Nấm sống trên da của người
C. Hươu và hổ cùng sống trong một cánh rừng
D. Lúa và cỏ trên một cánh đồng
Câu 43. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật:
A. Các cây xanh trong một khu rừng
B. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ
C. Các cá thể chuột sống trên một đồng lúa
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 44. Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể là:
A. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông
B. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi
C. Các con sói trong một khu rừng
D. Các con ong mật trong một vườn hoa
Câu 45. Đặc điểm sau đây không được xem là điểm đặc trưng của quần thể là:
A. Tỉ lệ giới tính của các cá thể trong quần thể
B. Thời gian hình thành của quần thể
C. Thành phần nhóm tuổi của các cá thể
D. Mật độ của quần thể
Câu 46. Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở:
A. Một khu vực nhất định
B. Một khoảng không gian rộng lớn
C. Một đơn vị diện tích
D. Một đơn vị diện tích hay thể tích
Câu 47. Quần xã sinh vật là một tập hợp những ………….. thuộc nhiều loài khác nhau, cùng
sống trong một không gian xác định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó nhau như
một thể thống nhất và do vậy, quần xã là một cấu trúc tương đối ổn định.
A. Cá thể sinh vật
B. Quần thể sinh vật
C. Loài sinh vật
D. Sinh vật
Câu 48. Đặc điểm có ở quần xã và không có ở quần thể sinh vật là:
A. Có số cá thể cùng một loài
B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định
C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật
D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản
Câu 49. Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở:
A. Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã
B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
C. Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã
D. Biến động về mật độ cá thể trong quần xã
Câu 50. Độ nhiều của quần xã thể hiện ở:
A. Khả năng sinh sản của các cá thể trong 1 quần thể nào đó tăng lên
B. Tỉ lệ tử vong của 1 quần thể nào đó giảm xuống
C. Mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã
D. Mức độ di cư của các cá thể trong quần xã
Câu 51. Trong quần xã loài ưu thế là loài:
A. Có số lượng ít nhất trong quần xã
B. Có số lượng nhiều trong quần xã
C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã
D. Có vai trò quan trọng trong quần xã
Câu 52. Loài chỉ có một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã
được gọi là:
A. Loài đặc trưng
B. Loài ưu thế
C. Loài phổ biến
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 53. Hoạt động nào dưới đây có chu kì ngày – đêm?
A. Sự di trú của chim khi mùa đông về
B. Gấu ngủ đông
C. Cây phượng vĩ ra hoa
D. Lá của các cây họ đậu khép lại vào lúc hoàng hôn và mở ra vào buổi sáng
Câu 54. Hoạt động nào dưới đây có chu kì mùa:
A. Dơi rời tổ tìm mồi lúc chiều tối
B. Hoa mười giờ nở vào khoảng giữa buổi sáng
C. Hoa phù dung sớm nở tối tàn
D. Chim én di cư về phương Nam
Câu 55. Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm ………….. và
khu vực sống của quần xã được gọi là sinh cảnh. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động
lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh trong môi trường.
A. Quần xã sinh vật
B. Các quần thể cùng loài
C. Các cá thể sinh vật
D. Các cá thể cùng loài
Câu 56. Trong một hệ sinh thái, cây xanh là:
A. Sinh vật phân giải
B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ
C. Sinh vật sản xuất
D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất
Câu 57.Trong hệ sinh thái, vi khuẩn, nấm thuộc dạng sinh vật nào?
A. Sinh vật phân giải
B. Sinh vật tiêu thụ
C. Sinh vật sản xuất
D. Cả 3 dạng sinh vật trên
Câu 58. Một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt
xích vừa tiêu thụ mắt xích trước nó vừa bị mắt xích sau nó tiêu thụ.
Dãy các loài sinh vật trên được gọi là:
A. Chuỗi thức ăn
B. Lưới thức ăn
C. Quần xã sinh vật
D. Quần thể sinh vật
Câu 59. Lưới thức ăn là:
A. Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn trong tự nhiên
B. Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái
C. Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có những mắt xích chung trong hệ sinh thái
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 60. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:

Các sinh vật không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn nói trên là:
A. Cây xanh và vi khuẩn
B. Chuột và rắn
C. Gà, thỏ và cáo
D. Mèo, cáo, rắn
Câu 61. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:

Tên của các sinh vật tiêu thụ là mắt xích chung của lưới thức ăn trên:
A. Thỏ, gà, mèo và cáo
B. Chuột, thỏ, gà, mèo, cáo và rắn
C. Gà, mèo, cáo và rắn
D. Chuột, thỏ, mèo, cáo và rắn
Câu 62. Sinh vật nào sau đây luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn?
A. Cây xanh và động vật
B. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ
C. Động vật, vi khuẩn và nấm
D. Cây xanh, vi khuẩn và nấm
Câu 63. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:

Số chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn trên là:


A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 64. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:

Mắt xích chung nhất cho lưới thức ăn trên là:


A. Cây xanh và thỏ
B. Cây xanh và vi khuẩn
C. Gà, cáo và rắn
D. Chuột, thỏ và gà
Câu 65. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:

Tổng số mắt xích chung của lưới thức ăn nói trên là:
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 66. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn trên?
A. Chuột là mắt xích chung trong lưới thức ăn
B. Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn
C. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích
D. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn
Câu 67. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về lưới thức ăn trên?
A. Có hai loài không phải là mắt xích chung
B. Có 4 loài sinh vật tiêu thụ là mắt xích chung
C. Mèo tham gia vào 4 chuỗi thức ăn
D. Rắn chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn
Câu 68. Chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây:
A. Sinh vật phân giải cung cấp chất hữu cơ cho các dạng sinh vật khác
B. Thiếu cây xanh thì không tồn tại các chuỗi và lưới thức ăn
C. Nếu thiếu cây xanh thì động vật đóng vai trò sinh vật sản xuất
D. Cây xanh có thể là sinh vật phân giải trong những điều kiện đặc biệt
Câu 69. Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là:
A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hóa
B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử
C. Văn hóa, giáo dục, mật độ, sinh và tử
D. Hôn nhân, giới tính, mật độ
Câu 70. Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể là:
A. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông
B. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi
C. Các con sói trong một khu rừng
D. Các con ong mật trong một vườn hoa

You might also like