You are on page 1of 35

CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT VỀ THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH

ĐẲNG TẠI ẤN ĐỘ

I. Giới thiệu
1. Sơ lược về Ấn Độ

Ấn Độ (tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ) là một quốc gia cộng hòa có chủ
quyền tại khu vực Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ 7 về diện tích và là quốc gia đông
dân nhất trên thế giới với dân số trên 1,410 tỷ người tính đến nay.

1.1. Địa lý:


a. Vị trí địa lý: Thuộc khu vực Nam Á, phía Bắc giáp Trung
Quốc, Nepal và Bhutan. Phía Đông Bắc giáp Myanmar, Bangladesh. Phía Tây Bắc
giáp Pakistan và Afganistan. Phía Tây, Đông và Nam giáp Ấn Độ Dương.

Ấn Độ gồm 27 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Lãnh thổ Ấn Độ nằm phần lớn trên
tiểu lục địa Ấn Độ.

Khí hậu: Khí hậu Ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía Nam đến ôn hòa ở phía Bắc
và bị ảnh hưởng lớn bởi dãy núi Himalaya và sa mạc Thar.

b. Ngôn ngữ: Ấn Độ có tổng cộng 22 ngôn ngữ đồng chính thức. Điều này cũng
dễ hiểu vì Ấn Độ rất đông dân mà không có một ngôn ngữ đồng nhất như quốc gia
láng giềng Trung Quốc. Tiếng Hindi là ngôn ngữ phổ biến nhất với khoảng 41% dân
số sử dụng. Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, được sử dụng rộng rãi.
1.2. Lịch sử

Ấn Độ có trên 5000 năm lịch sử, là một trong những cái nôi văn minh của loài người.
Những khu định cư của con người thời cổ đã xuất hiện từ 9.000 năm trước, dần phát
triển thành văn minh lưu vực sông Ấn. Tiếp sau đó là văn minh Veda, do những bộ
tộc Ấn – Aryan sáng tạo ra. Từ khoảng năm 550 trước công nguyên, nhiều vương
quốc độc lập xuất hiện trên khắp đất nước. Từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, triều
đình Gupta đã cai trị ở khoảng thời gian được coi là “thời đại vàng son” trong lịch sử
cổ đại Ấn Độ. Ở phía Nam, nhiều triều đình như Chalukyas, Rashtrakutas, Cheras,
Cholas, Pallavas và Pandyas nổi lên ở những giai đoạn khác nhau. Khoa học, nghệ
thuật, văn chương, toán học, thiên văn học, triết học, tôn giáo phát triển mạnh dưới
thời cai trị của các triều đại đó.

Từ cuối thế kỷ XV, người Châu Âu bắt đầu đến Ấn Độ. Trong thế kỷ 18 và 19, nhiều
nước Châu Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh ban đầu đến Ấn Độ với tư cách
là những nhà buôn, sau đó dần thành lập ra các thuộc địa ở Ấn Độ. Từ năm 1856, đa
phần Ấn Độ thuộc quyền kiểm soát của Công ty Đông Ấn (Anh) với thủ đô tại
Calcutta. Một năm sau, cuộc chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất của người Ấn Độ
nổ ra, nhưng thất bại. Năm 1958, Ấn Độ bị Anh quản lý trực tiếp.

Đầu thế kỷ 20, một cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra tại Ấn Độ dưới sự lãnh đạo
của những tên tuổi như Bal Gangadhar Tilak, Mahatma Gandhi, Sardar Vallabhbhai
Patel, Jawaharlal Nehru… Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ ngày 15/8/1947. Ngày
26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa.

1.3. Thể chế chính trị

Nhà nước Ấn Độ được tổ chức theo hình thức liên bang và theo chế độ dân chủ đại
nghị. Hiện nay Ấn Độ có 28 bang và 7 lãnh thổ trực thuộc trung ương.

Quốc hội Liên bang gồm 2 viện: Thượng viện (Rajya Sahba) và Hạ viện (Lok Sahba).
Chính phủ Liên bang gồm có: Tổng thống, Phó Tổng thống và Hội đồng Bộ trưởng,
đứng đầu là Thủ tướng.

1.4. Kinh tế

Ấn Độ là một nước có diện tích rộng lớn, lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên
phong phú. Trong 4 năm gần đây, Ấn Độ luôn có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân
hằngnăm trên 8%; riêng năm 2009 đạt khoảng 9%; dự trữ ngoại tệ đạt 180 tỷ USD.
Tổng GDP năm 2007 đạt 1.099 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người năm 2007
khoảng 2.600 USD.

Ấn Độ có một lực lượng lao động khoảng 496,4 triệu người, trong số đó nông nghiệp
chiếm khoảng 60%, công nghiệp 17% và dịch vụ chiếm 23%. Nông nghiệp Ấn Độ
sản xuất ra gạo, lúa mì, hạt dầu, sợi cotton, sợi đay, chè, mía, khoai tây; gia súc, trâu,
cừu, dê, gia cầm và cá. Các ngành công nghiệp chính gồm dệt may, hóa chất, chế
biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, mỏ, dầu khí và cơ khí.

Đối tác thương mại quan trọng nhất của Ấn Độ là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật
Bản, Trung Quốc…

1.5. Văn hóa

Ấn Độ là một quốc gia có di sản văn hóa phong phú và đa dạng. Đặc trưng văn hóa ở
Ấn Độ là sự pha trộn nhiều nền văn hóa truyền thống và nhiều tư tưởng khác nhau
qua các thời kỳ lịch sử văn hóa Ấn Độ kéo dài hơn 4.500 năm. Trong đó, các nền
tảng của triết học, thần thoại, văn học Ấn Độ giáo được hình thành, ngoài ra Ấn Độ
có sự đa dạng về mặt tôn giáo, trong đó Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Hồi giáo, Kitô giáo,
và Jaina giáo nằm trong số các tôn giáo lớn của quốc gia. Ấn Độ giáo là tôn giáo
chiếm ưu thế,

2. Định nghĩa về bất bình đẳng và nghèo đói

2.1. Định nghĩa về bất bình đẳng: Bất bình đẳng xã hội là gì? Nguyên nhân,
Các quan điểm - LyTuong.net

Bất bình đẳng là sự chênh lệch và khoảng cách trong tiếp cận và lợi ích về các mặt
đời sống giữa các cá nhân, các gia đình, giữa các nhóm dân cư trong một quốc gia và
giữa các quốc gia.

Có thể hiểu một cách đơn giản, bất bình đẳng là khi một số người có nhiều hơn
những người khác, không chỉ về mặt tài sản, thu nhập, mà còn về quyền lực, cơ hội,
và chất lượng cuộc sống.

2.2. Định nghĩa về nghèo đói: Đói nghèo là gì? Định nghĩa, khái niệm - EU-
Vietnam Business Network (EVBN)

Nghèo đói là một khái niệm đa chiều, có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau. Theo nghĩa hẹp nhất, nghèo đói được hiểu là tình trạng thiếu thốn về các nhu
cầu vật chất cơ bản của con người, bao gồm thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở,
chăm sóc sức khỏe, và giáo dục.
Theo nghĩa rộng hơn, nghèo đói còn được hiểu là tình trạng thiếu hụt các cơ hội và
nguồn lực để phát triển toàn diện của con người. Điều này bao gồm cả các yếu tố như
giáo dục, việc làm, tham gia chính trị, và các mối quan hệ xã hội.

II. Thực trạng bất bình đảng và nghèo đói ở ấn độ

1. Thực trạng bất bình đẳng về thu nhập và tài sản. Chi tiết tin (mof.gov.vn)

Thực trạng bất bình đẳng về thu nhập ở Ấn Độ đang gia tăng.

Người dân Ấn Độ đang giàu lên với tốc độ nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn,
nhưng của cải chỉ tập trung trong tay một số ít người, chiếm một tỷ lệ cực nhỏ so với
tổng dân số.

Hình 1: Làng Ấn Độ

Báo Financial Express ngày 13/8 dẫn một báo cáo gần đây của AfrAsia cho hay,
trong vòng 1 thập kỷ đến năm 2018, tài sản do tư nhân nắm giữ ở Ấn Độ đã tăng gấp
đôi. Tuy nhiên, tài sản lích lũy tăng mạnh như vậy không phải là tin tốt lành bởi
không được san sẻ đồng đều

Theo một báo cáo của Oxfam, mặc dù Ấn Độ là một trong những nền kinh tế phát
triển nhanh nhất thế giới, nước này cũng đứng đầu thế giới về bất bình đẳng thu nhập.
Tình trạng này đã trở nên tồi tệ hơn trong 30 năm qua.

Báo cáo lưu ý, 77% GDP thuộc về 10% dân số giàu nhất ở Ấn Độ. Trong khi đó,
73% tài sản được tạo ra trong năm 2017 do 1% những người giàu nhất nước này sở
hữu. Ngoài ra, hệ thống y tế ở Ấn Độ cũng đang đẩy khoảng 63 triệu người vào cảnh
nghèo khó mỗi năm, do chi phí điều trị y tế rất cao.

2. Thực trạng bất bình đẳng về giới tính.

Ấn Độ: Nỗ lực ngăn chặn nạn phân biệt giới tính - Báo Công an Nhân dân điện tử
(cand.com.vn)

Hiện trạng những ngôi làng không có tử cung ở Ấn Độ: Phụ nữ chọn cách cắt bỏ tử
cung để không có kinh nguyệt, người trẻ nhất mới 20 tuổi (ngoisao.vn)

Báo động tình trạng bất bình đẳng giới trong chương trình tiêm chủng tại Ấn Độ |
baotintuc.vn

Bất bình đẳng giới tính ở Ấn Độ là một vấn đề nghiêm trọng.

Tình trạng phân biệt giới tính ở Ấn Độ vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở những vùng
quê nghèo, chưa phát triển.

Một số hành vi phân biệt giới tính như:

 Phân biệt giới tính trẻ sơ sinh

Theo ước tính, có khoảng 239.000 trẻ em gái dưới 5 tuổi qua đời ở Ấn Độ mỗi năm
do không được quan tâm, liên quan đến nạn phân biệt đối xử dựa trên giới tính.

Nghiên cứu cho thấy các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn thường ở khu vực
nông thôn, với trình độ học vấn thấp, mật độ dân số cao và tỷ lệ sinh cao. Báo cáo
cũng chỉ ra rằng rất nhiều trong số các trường hợp tử vong là vì trong xã hội Ấn Độ,
trẻ em gái không được yêu mến bằng trẻ em trai.
Hình 2: Phân biệt giới tính khiến hơn 200.000 trẻ em gái Ấn Độ tử vong mỗi năm

 Chỉ có 25% phụ nữ được làm việc bên ngoài:

Trong tổng số: có 98% là do bị phân biệt đối xử vì giới tính - 2% còn lại là do trình
độ học vấn hoặc kinh nghiệm làm việc.

“Chúng tôi phát hiện ra rằng, nếu một người đàn ông và một phụ nữ có cùng xuất
phát điểm như nhau, thì người phụ nữ sẽ bị phân biệt đối xử trong lĩnh vực kinh tế, và
sẽ bị thua kém về mức đãi ngộ cũng như quá trình phát triển nghề nghiệp”, Amitabh
Behar - Giám đốc điều hành của Oxfam Ấn Độ - cho biết.

Nói đến việc làm thêm thì phải nhắc đến ngành mía đường của Ấn Độ, là nước sản
xuất mía đường lớn thứ 2 thế giới, Ấn Độ tạo ra rất nhiều việc làm, đặc biệt là bang
Maharashtra phía Tây Ấn Độ nơi có nhiều đồn điền mía đường cũng cung cấp nhiều
việc làm cho người dân nông thôn Ấn Độ.

Hình 3: Hàng chục ngàn phụ nữ làm nghề thu hoạch mía ở Ấn Độ.
 "cầm tù" phụ nữ có kinh nguyệt:
Ở nơi đây, chỉ khoảng 20% phụ nữ được tiếp cận với vật dụng thiết yếu cho kì kinh
nguyệt, còn những người còn lại họ không được giảng dạy về kiến thức sinh học. Khi
đến kì kinh nguyệt, những người phụ nữ sẽ không được tiếp xúc với mọi người ngoài
xã hội và đền thờ.

Thậm chí, có những nơi, người phụ nữ đến chu kì sinh lý sẽ bị đuổi ra khỏi nhà,
không được vào bếp, chạm vào đồ ăn vì họ cho rằng những người như vậy "không
thuần khiết", nếu những người phụ nữ ấy chạm vào đồ ăn, tiếp xúc với mọi người,
đền thờ thì được coi là "bị vấy bẩn".

Hình 4: Nữ sinh viên tụ tập bên ngoài Học viện nữ Shree Sahajanand, Ấn Độ vì ị
phân biệt khi đến chu kỳ.

 "Làng của những phụ nữ không tử cung": nơi có nhiều phụ nữ trẻ phải
phẫu thuật cắt bỏ tử cung của mình, người trẻ nhất mới 20 tuổi. Họ làm điều này là để
mưu sinh và không bị kì thị.

Thậm chí, tại Sitatola - một ngôi làng ở bang Maharashtra, miền trung Ấn Độ còn
dựng sẵn những túp lều tên là "gaokor", làm nơi trú ngụ của những người phụ nữ đến
kì kinh nguyệt.

Các túp lều lỏng lẻo hoang sơ bị dột nát khi mùa mưa đến, được dựng gần bìa rừng,
người phụ nữ khi đến kì kinh nguyệt sẽ phải di chuyển đến những "gaokor" như thế
và người nhà sẽ đưa đồ ăn đến đó. Họ bị cầm tù cho đến khi chu kì sinh lý đi qua, vào
ban đêm, họ đều nơm nớp lo sợ với thú dữ từ rừng hoặc bị bắt cóc, hiếp dâm. Đã có
một số người phụ nữ bị rắn cắn chết khi đang ngủ ở "gaokor".
 Tình trạng bất bình đẳng giới trong chương trình tiêm chủng tại Ấn Độ:

Dữ liệu thống kê của Chính phủ Ấn Độ cho thấy tính đến nay, số lượng nam giới
được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại quốc gia này nhiều hơn số lượng nữ giới tới
17%.

Ấn Độ đã tiêm một phần hoặc đủ hai liều cho 101 triệu người đàn ông. Nam giới
chiếm 54% trong tổng số người được tiêm chủng tính đến thời điểm này.

Số lượng tử vong nữ nhiều hơn nam giới.

Hình 5: Một người đàn ông tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Noida, Ấn Độ
3. Tỷ lệ nghèo đói.
Nghịch cảnh tăng trưởng kinh tế & đói nghèo ở Ấn Độ - Foodbank Việt Nam
(foodbankvietnam.com)

Là một trong những nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, thế nhưng Ấn Độ vẫn
chưa hoàn thành mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

Quốc gia này đang bị xếp trong nhóm 44 nước có tỷ lệ nghèo đói ở mức độ nghiêm
trọng. Do đó xóa đói, giảm nghèo đang trở thành nhiệm vụ hàng đầu đối với Chính
phủ Ấn Độ.

Đặc biệt, Đại dịch Covid 19 đã làm người dân Ấn Độ nghèo đói chỉ sau 1 năm bùng
phát dịch.

 Nhiều người suy dinh dưỡng nhất thế giới

Trong Báo cáo An ninh lương thực thế giới năm 2017 của Tổ chức Nông nghiệp
và Lương thực của LHQ (FAO):

Ấn Độ có 190,7 triệu người suy dinh dưỡng, tương đương 14,5% dân số. Với
tỷ lệ này, Ấn Độ là quốc gia có số người suy dinh dưỡng nhiều nhất trên thế giới.
Ngoài ra, khoảng 51,4% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) bị
thiếu máu, 38,4% số trẻ em dưới năm tuổi gầy yếu hoặc thấp còi. Trẻ bị suy dinh
dưỡng có nguy cơ tử vong cao do các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét. Vì
vậy, năm 2017, Ấn Độ được xếp hạng 100 trong số 119 quốc gia trong bảng đánh
giá GHI, tụt ba bậc so năm 2016.
 Mặt trái của tăng trưởng
Măc dù quốc gia này đang nắm nhiều lợi thế để tiếp tục tăng trưởng kinh tế trong
những năm tới NHƯNG:

Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hơn 30% dân
số trẻ ở quốc gia Nam Á này thuộc nhóm đối tượng “ba không”: không việc làm,
không giáo dục và không được đào tạo.

Do đó, chất lượng cuộc sống của phần lớn thanh, thiếu niên còn rất thấp. Đặc biệt
là các chính sách phúc lợi xã hội đối với phụ nữ, trẻ em chưa tương xứng tốc độ
phát triển kinh tế.

Ở nhiều địa phương tại Ấn Độ, hủ tục và tập quán cũ còn nặng nề. Trong bữa ăn,
phụ nữ là người phải ăn sau cùng trong gia đình, thậm chí nhiều khi họ không còn
gì để ăn.

Dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh dẫn
đến trẻ mới sinh không bảo đảm cân nặng hoặc trẻ sinh ra thiếu tháng.

Ngoài ra, bệnh tiêu chảy lan rộng khiến trẻ em lại càng còi cọc hơn, tình trạng mất
vệ sinh ở nhiều khu vực dễ gây bệnh tật và tỷ lệ tử vong tăng cao.
Hình 6: Tình trạng mất vệ sinh

Hình 7: Tình trạng trẻ em sinh thiếu tháng


CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG ĐẾN
NỀN KINH TẾ ẤN ĐỘ
I. Nguyên nhân xảy ra
1. Nguyên nhân bất bình đẳng về thu nhập
a. Tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức cao

Ấn Độ từng được xem là sở hữu “phép màu kinh tế” – dân số đông nhất thế giới và
số người trong độ tuổi lao động sẽ đạt 1 tỷ người trong thập kỷ tới, Tuy nhiên, đằng
sau đó lại là một mặt trái khiến các nhà chức trách “đau đầu”, đó là quá ít việc làm.

Theo thống kê của Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ (CMIE), tính đến tháng
12/2022, có tới 45,8% dân số trong độ tuổi dưới 25 tại Ấn Độ bị thất nghiệp. Ông
Kaushik Basu, giáo sư kinh tế tại Đại học Cornell và cựu cố vấn kinh tế trưởng của
chính phủ Ấn Độ, từng nhận xét tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Ấn Độ “cao một
cách đáng kinh ngạc”. “Nếu dân số càng ngày càng tăng trong khi tỷ lệ thất nghiệp
cũng tăng thì đó sẽ là vấn đề lớn đối với Ấn Độ”, ông nói.
Theo một số chuyên gia, nền kinh tế Ấn Độ đã thất bại trong việc tạo ra việc làm,
đặc biệt là những việc làm có mức thu nhập xứng đáng.

b. Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn

Bất bình đẳng thu nhập giữa các khu vực thành thị và nông thôn là rất lớn. Trong các
thành phố lớn như Mumbai và Delhi, một số người có thu nhập cao sống trong điều
kiện thoải mái, trong khi người nông dân ở các vùng nông thôn thường phải đối mặt
với đói nghèo và khó khăn trong việc trang trải cuộc sống. Các thành phố có nhiều cơ
hội việc làm và thu nhập cao hơn, trong khi nông thôn thường phải đối mặt với nghèo
đói và giáo dục kém.

c. Chính sách xã hội và kinh tế

Một số chính sách xã hội và kinh tế ở Ấn Độ có thể góp phần vào bất bình đẳng thu
nhập. Chẳng hạn như, chính sách thuế, chính sách giáo dục, và các biện pháp hỗ trợ
xã hội có thể ảnh hưởng đến mức độ bất bình đẳng thu nhập."Chính sách thuế là
nguyên nhân chính dẫn đến bất bình đẳng ở Ấn Độ. Nó khắc nghiệt với người nghèo
hơn người giàu".

Ấn Độ từng có thuế tài sản nhưng đã bị chính phủ bãi bỏ vào năm 2015. Điều này bất
chấp cả nước có hơn 142 tỷ phú. Chính phủ Ấn Độ cũng cắt giảm thuế doanh nghiệp
vào năm 2019 dẫn đến khoản lỗ tài chính gần 22 triệu USD trong 2 năm.

Tuy nhiên thuế gián thu trong nước đã tăng lên. Hiện tại, một người lao động bình
thường và một triệu phú cùng trả một khoản thuế khi mua gói bơ, gần 12%.

"Giá nhiên liệu và thuế gián thu tăng đã đẩy giá các mặt hàng thiết yếu, bao gồm cả
thực phẩm. Điều này dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng
nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ", Bhardwaj nói thêm.

Còn theo ông Himanshu, đói nghèo song hành cùng bất bình đẳng thu nhập. Tuy
nhiên, điều đó không có nghĩa là nếu bất bình đẳng được giảm bớt thì nạn đói sẽ được
giải quyết.
"Đánh thuế người giàu sẽ tạo thêm nguồn lực cho chính phủ, nhưng trừ khi những
nguồn lực đó hướng đến an sinh xã hội, nó sẽ không dẫn đến bất kỳ thay đổi nào",
ông Himanshu giải thích.

d. Các nguyên nhân khác

Bất bình đẳng thu nhập ở Ấn Độ là một vấn đề phức tạp, và nó xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau. Ngoài những nguyên nhân kể trên, ảnh hưởng của tầng lớp
xã hội, chênh lệch giáo dục và chênh lệch giới tính cũng gây ra tình trạng này. Hệ
thống tầng lớp xã hội ở Ấn Độ đã tồn tại hàng ngàn năm và vẫn đang ảnh hưởng đến
cơ hội và thu nhập của người dân. Người thuộc tầng lớp cao thường có nhiều cơ hội
hơn vì nhận được giáo dục chất lượng nên có công việc, nghề nghiệp với thu nhập
cao, trong khi người thuộc tầng lớp thấp thường đối mặt với giới hạn cơ hội và thu
nhập thấp. Ngoài ra, bất bình đẳng giới cũng đóng góp vào bất bình đẳng thu nhập.
Phụ nữ thường xuyên gặp khó khăn trong việc tham gia thị trường lao động và
thường nhận mức lương thấp hơn so với nam giới.

2. Nguyên nhân bất bình đẳng về giới

Như chúng ta đã biết, hiện tượng kỳ thị phụ nữ ở Ấn Độ vô cùng khắc nghiệt.
Trong xã hội gia trưởng như Ấn Độ, những người ở đây tin rằng nam giới đem lại
may mắn cho gia đình, con trai được coi là trụ cột tương lai và có nghĩa vụ chăm sóc
cha mẹ khi về già. Còn phụ nữ chỉ đem tới đen đủi, thường bị coi là “tốn kém” vì các
cha mẹ có con gái phải chịu áp lực dành tiền của hồi môn cho con gái khi lấy chồng.

Xuất phát từ văn hóa, quan niệm, tư tưởng của người dân nước này, định kiến xã
hội về giới, về vai trò, vị trí của phụ nữ còn ăn sâu vào nhận thức của người dân Ấn
Độ. Trong xã hội vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng công việc gia đình là trách
nhiệm của phụ nữ, phụ nữ không có khả năng lãnh đạo, nam giới phù hợp với công
việc lãnh đạo cần nhiều trí tuệ… Không những thế, chênh lệch về giới tính cũng
khiên phụ nữ trở nên yếu thế hơn, dễ dàng bị đối mặt với nguy cơ cao về bạo lực tại
gia đình và cộng đồng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn
làm giảm khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội và kinh tế.
Cố thể thấy, hệ thống chính sách, pháp luật của chính phủ Ấn Độ về bình đẳng
giới vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn những lỗ hổng gây thiệt thòi về quyền và lợi ích
chính đáng cho nữ giới. Thêm vào đó, những chế tài đối với các hành vi bất bình
đẳng giới chưa đủ sức răn đe, đôi khi bất hợp lý. Điều đó làm cho những đối tượng vi
phạm có tâm lý coi thường pháp luật và những phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng cũng
thiếu niềm tin vào pháp luật để đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân.

3. Nguyên nhân nghèo đói

Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới, sau Pháp và đứng trước Italia. Nằm
trong khu vực Nam Á phát triển nhanh nhất toàn cầu và đang nắm nhiều lợi thế để
tiếp tục tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Trên thực tế, Ấn Độ là đất nước có
dân số hàng đầu, nhưng lại không tận dụng được lợi thế này. Theo báo cáo của Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hơn 30% dân số trẻ ở quốc gia Nam Á
này thuộc nhóm đối tượng “ba không”: không việc làm, không giáo dục và không
được đào tạo.

Giải thích cho sự "tréo ngoe" này, giới chuyên gia nhận định đó là do Ấn Độ có dân
số quá đông ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người.

Do đó, chất lượng cuộc sống của phần lớn thanh, thiếu niên còn rất thấp. Đặc biệt là
các chính sách phúc lợi xã hội đối với phụ nữ, trẻ em chưa tương xứng tốc độ phát
triển kinh tế. Việc bị xếp hạng đói nghèo ở mức nghiêm trọng có nguyên nhân một
phần bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng đối với phụ nữ nói chung, phụ nữ mang thai và
nuôi con nhỏ nói riêng.

Ở nhiều địa phương tại Ấn Độ, hủ tục và tập quán cũ còn nặng nề. Tình trạng lãng
phí thực phẩm trong xã hội cũng là rào cản lớn khiến các nỗ lực giảm nghèo của Ấn
Độ đi chậm lại. Trong khi lương thực làm ra thừa cung ứng cho người dân ở tầng lớp
trên, thì người nghèo lại khó tiếp cận lượng thực phẩm dư thừa đó. Số liệu của Bộ
Nông nghiệp Ấn Độ chỉ ra rằng, gần 40% giá trị sản xuất lương thực hằng năm của
Ấn Độ bị lãng phí, nguyên nhân là bị hỏng do thiếu kho chứa và phương tiện vận
chuyển, hoặc bị chuột và côn trùng phá hoại…
Ngoài ra, Ấn Độ được xem là một quốc gia nghèo còn được đánh giá dựa trên 5 tiêu
chí Chỉ số Xã hội hóa toàn cầu (The Global Social Mobility Index)

"Di truyền"

Ngày 19/1/2020, WEF công bố Chỉ số xã hội hóa toàn cầu năm 2020, theo báo cáo
này thì 1 trẻ em sinh ra trong gia đình nghèo khó ở Ấn Độ sẽ phải mất liên tục 7 thế
hệ tiếp theo để đưa con cháu đời sau của mình thoát nghèo thành công, đạt mức thu
nhập bình quân của xã hội. Nói cách khác, cái nghèo ở Ấn Độ "di truyền" trung bình
7 thế hệ.

Hiện tại, vẫn có 200 triệu người Ấn Độ sống dưới mức chuẩn nghèo khổ mà chính
quyền nước này đặt ra vào năm 2013 dành cho khu vực nông thôn: thu nhập dưới 32
rupee/ngày ~ 10.000 VNĐ/ngày.

Sức khỏe

Đa số dân số Ấn Độ sống trong môi trường ô nhiễm, nguy cơ cao bị nhiễm trùng và
dịch bệnh, hệ thống y tế lạc hậu và quá tải. Nhiều dịch bệnh đã không còn tồn tại ở
nhiều quốc gia thông qua tiêm chủng nhưng vẫn còn có mặt ở Ấn Độ vì điều kiện
sống kém vệ sinh.

Không chỉ vậy, Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với nhiều căn bệnh mạn tính không
truyền nhiễm và bệnh tâm thần. Ước tính tới năm 2030, các bệnh không truyền nhiễm
và rối loạn tâm thần sẽ làm tiêu tốn của nền y tế nước này hơn 6.500 tỷ USD.

Y Tế

Theo thống kê thì có tới 1,4 triệu trẻ em Ấn Độ chết mỗi năm trước khi lên 5 tuổi, là
một trong những quốc gia có tỉ lệ trẻ em chết cao nhất thế giới, nguyên nhân chủ yếu
do dịch bệnh như viêm phổi, sốt rét, tiêu chảy, suy dinh dưỡng mạn tính.

AIDS cũng là mối lo ngại chính của Ấn Độ khi có hơn 2,7 triệu người mắc bệnh này,
trong đó hơn 220 nghìn ca ở trẻ em.

Giáo dục
Có tới 2/3 nhà tuyển dụng ở Ấn Độ nói rằng họ không tuyển được công nhân viên đủ
trình độ yêu cầu, mặc dù dân số nước này gần 1,4 tỷ người nhưng giáo dục vẫn đang
là thách thức và gánh nặng đối với chính quyền. Hơn 50% phụ nữ ở Ấn Độ mù chữ,
điều này càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới.

Điều kiện làm việc

Mù chữ, ít học là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thất nghiệp và sống
nghèo khổ ở Ấn Độ. Có tới 25% trẻ em Ấn không được đi học, và phải đi làm sớm.
Luật pháp ở Ấn cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 14 tuổi, tuy nhiên theo thống kê có
tới hơn 65 triệu trẻ em đang đi làm ở độ tuổi 5 - 14 tuổi, thậm chí hàng triệu em trong
số đó là lao động chính trong nhà.

II. Tác động của nghèo đói và bất bình đẳng đến nền kinh tế ấn độ
Nghèo đói và bất bình đẳng cản trở tăng trưởng
1. Bẫy nghèo đói
Nghèo đói có thể làm suy yếu tăng trưởng bằng cách cản trở việc tích lũy vốn con
người thông qua cả y tế và giáo dục.

- Nghèo đói làm tăng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao: Ấn Độ là một trong những quốc
gia có tỷ lệ tử vong trẻ em cao nhất thế giới, với hơn 1,4 triệu trẻ em tử vong trước
sinh nhật lần thứ 5 mỗi năm. Viêm phổi, sốt rét, bệnh tiêu chảy và suy dinh dưỡng
mãn tính là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

- Nghèo đói có liên quan đến tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, thấp còi: Khi nói đến tình
trạng suy dinh dưỡng, Ấn Độ đứng đầu; hơn 200 triệu người, trong đó có 61 triệu trẻ
em, bị suy dinh dưỡng.
Hình ảnh một em bé bị còi cọc ở Ấn Độ
- Bất bình đẳng về trình độ học vấn có thể làm suy yếu tăng trưởng khi nền kinh tế
phát triển: Theo UNICEF, hơn 25% trẻ em ở Ấn Độ không được học hành. Con gái
có nhiều khả năng bị loại khỏi trường học hơn con trai. Mặc dù luật pháp Ấn Độ yêu
cầu nam giới và phụ nữ phải được đối xử bình đẳng, nhưng phụ nữ, đặc biệt là những
người thuộc đẳng cấp xã hội thấp hơn, bị coi là thấp kém hơn. Cơ hội nhận được mức
lương khá ở Ấn Độ rất ảm đạm do họ không được học hành.

- Gia tăng việc tảo hôn: Mặc dù việc trẻ em kết hôn là bất hợp pháp nhưng việc này
vẫn được thực hiện ở một số cộng đồng người Ấn Độ. Các cô gái trẻ trở thành mẹ khi
họ vẫn còn là trẻ em. Nhiều người chết trước khi đến tuổi trưởng thành. Vì hoàn cảnh
nghèo khó, nhiều bậc cha mẹ khuyến khích con kết hôn sớm với hy vọng có cuộc
sống tốt đẹp hơn.
Hình ảnh đám cưới với cô dâu trẻ em ở Ấn Độ
- Nghèo đói làm tăng số lượng lao động ở trẻ em, không có đủ thời gian cho trẻ em
vui chơi và học tập: Ở Ấn Độ, lao động trẻ em dưới 14 tuổi là bất hợp pháp, mặc dù
dữ liệu của chính phủ cho thấy 12,5 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 14 đang được
tuyển dụng. Hơn nữa, 65 triệu thanh thiếu niên từ 6 đến 14 tuổi không đến trường và
thay vào đó làm việc trong các trang trại, khu công nghiệp, mỏ đá, nhà riêng và thậm
chí cả mại dâm.

2. Thị trường tín dụng không hoàn hảo


Thị trường tín dụng yếu có thể cản trở người nghèo vay mượn để đầu tư vào vốn vật
chất hoặc con người, do đó làm giảm tăng trưởng. Thất bại thị trường dễ quan sát
nhất là sự thất bại của thị trường tín dụng trong việc tuân thủ các giả định của thị
trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong các thị trường hoàn hảo và hoàn chỉnh, bất kỳ ai
có dự án sinh lời đều có thể vay được với lãi suất hiện tại. Nếu thị trường hoàn hảo và
hiệu quả thì sẽ không có ngân hàng nào yêu cầu tài sản thế chấp để đảm bảo cho
khoản vay. Trên thực tế, nếu không có tài sản thế chấp, người ta thường sẽ không
nhận được khoản vay. Các yêu cầu về tài sản thế chấp có thể được hiểu là một
phương tiện quan trọng để thị trường tín dụng xử lý các vấn đề trọng tâm đang đe dọa
các thị trường này: thông tin bất cân xứng, chẳng hạn như rủi ro đạo đức và lựa chọn
bất lợi, và các vấn đề thực thi. Vì thông tin không hoàn hảo có nghĩa là người đi vay
có thể không biết dự án nào có nhiều rủi ro hơn trong số nhiều dự án rủi ro, hoặc liệu
người cho vay có thực hiện các hành động khác ngoài cam kết ban đầu sau khi khoản
vay được cấp hay không, nên tài sản thế chấp có thể được yêu cầu để đảm bảo cho
khoản vay. Tài sản thế chấp cũng có thể giúp thực thi việc trả nợ. Bắt đầu từ sự bất
bình đẳng về tài sản ban đầu, rõ ràng đây có thể là một thất bại của thị trường và đặc
biệt gây tổn hại cho người nghèo. Nhưng nó không chỉ là vấn đề về vốn chủ sở hữu:
nó có thể có nghĩa là người nghèo có thể không có khả năng sử dụng các tài sản khác
của họ một cách hiệu quả như người giàu. Banerjee và Newman (1993) cho thấy tác
động bất lợi của bất bình đẳng tài sản đối với tăng trưởng, liên quan đến thất bại của
thị trường tín dụng. Những người có tài sản hạn chế không thể tham gia vào các hoạt
động sinh lời và họ bị mắc kẹt trong cảnh nghèo đói, trong khi những người khác có
thể leo lên bậc thang nghề nghiệp. Sự can thiệp vào thị trường tín dụng đã phổ biến
trong nhiều thập kỷ, nhằm cung cấp tín dụng cho các nhóm nghèo hơn với lãi suất trợ
cấp. Nguyên tắc can thiệp có lợi cho người nghèo là có cơ sở và về nguyên tắc, đây là
một hình thức can thiệp vừa mang tính công bằng vừa nâng cao hiệu quả.

Trong thực tế, những can thiệp này thường gặp phải nhiều vấn đề. Các chương trình
tín dụng quy mô lớn dành cho người nghèo thường có đặc điểm là kém hiệu quả và
chiếm dụng bởi các nhóm ít nghèo hơn, thực sự làm suy yếu toàn bộ hệ thống tín
dụng, như là Chương trình Phát triển Nông thôn Tích hợp ở Ấn Độ. Đây là Chương
trình Phát triển Nông thôn Tích hợp (IRDP) vào năm 1978 và được Chính phủ Ấn Độ
đưa vào hoạt động vào năm 1980. Mục tiêu của Chương trình Phát triển Nông thôn
Tổng hợp là hỗ trợ các hộ gia đình có thu nhập thấp cải thiện mức sống và trao quyền
cho những người có hoàn cảnh khó khăn bằng cách thúc đẩy sự phát triển tổng thể
của họ. Bằng cách cung cấp cho các nhóm mục tiêu của chương trình những nguồn
lực và đầu vào hữu ích. Những gia đình này nhận được sự giúp đỡ tài chính từ những
tài sản này, có thể thuộc lĩnh vực sơ cấp, thứ cấp hoặc cấp ba, dưới hình thức trợ cấp
của chính phủ cũng như các khoản vay hoặc tín dụng từ các tổ chức tài chính.
Chương trình cung cấp hỗ trợ tín dụng và tài chính cho các doanh nhân nông thôn và
khuyến khích phát triển các tổ chức tài chính nông thôn. Một số lý do làm cho
chương trình này kém hiệu quả là:
- Một trong những thất bại chính của IRDP là việc phân phối nguồn lực không hiệu
quả. Có thông tin cho rằng một số nguồn lực, chẳng hạn như vốn, không được phân
phối đều và không đến được những người nông dân nghèo nhất. Phần lớn số tiền
được chi vào những mục đích khác ngoài việc xóa đói giảm nghèo. Việc chuyển
hướng quỹ là phổ biến.

- Quy trình vay vốn tín dụng của IRDP phức tạp, điều này đã làm tăng khả năng
nghèo và không thể tiếp cận tài chính cho một số người nông dân, đặc biệt là những
người thiếu giáo dục hoặc không có biết rõ về các quy trình chính sách. Người thụ
hưởng thường cần sự giúp đỡ để trả nợ ngân hàng, điều này dẫn đến tỷ lệ vỡ nợ cao.

- Thiếu đầu tư vào hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho người dân là một rào cản đối với một
số nông dân, đặc biệt là những người dân nghèo ở các vùng quê có điều kiện kỹ thuật
thấp.

3. Nhu cầu và chuyển đổi cơ cấu


Bất bình đẳng có thể định hình thành phần của nhu cầu và do đó tác động đến tăng
trưởng và chuyển đổi cơ cấu.

Nhu cầu tiêu dùng giảm do:

- Nguồn cầu kém: Người dân nghèo có xu hướng chi tiêu chủ yếu cho các nhu cầu cơ
bản như thức ăn, nước, và chăm sóc sức khỏe cơ bản. Điều này có thể giảm sức mua
tổng cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ không thiết yếu.

- Khả năng tiêu dùng giảm, sức mua giảm: Bất bình đẳng thu nhập tạo ra sự chênh
lệch giữa tầng lớp giàu và nghèo, giảm khả năng tiêu dùng của tầng lớp có thu nhập
thấp, gây áp lực lớn cho doanh nghiệp và thị trường nội địa khác.

Chuyển đổi cơ cấu chậm chập:

Đối với hàng hóa được sản xuất bằng công nghệ có tính kinh tế theo quy mô, doanh
thu cần phải đủ lớn để trang trải chi phí cố định. Nếu chỉ những cá nhân có thu nhập
cao mới có thể mua được hàng hóa thì có thể cần phải có mức độ bất bình đẳng vừa
phải để có đủ người giàu giúp việc áp dụng công nghệ trở nên khả thi. Thu nhập do
các ngành tạo ra có thể lan sang nhu cầu về hàng hóa khác và thúc đẩy công nghiệp
hóa, nhưng điều này chỉ xảy ra khi thu nhập được phân bổ rộng rãi. Nếu chỉ có tầng
lớp giàu mới có khả năng tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ sử dụng công nghệ mới,
có thể xảy ra tình trạng chậm chạp trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

4. Khả năng tránh rủi ro và ra quyết định


Bất bình đẳng và nghèo đói cũng có thể có tác động lâu dài đến tăng trưởng thông
qua những tác động lên quá trình ra quyết định của cá nhân. Bất bình đẳng giáo dục là
một vấn đề lớn ở Ấn Độ. Trẻ em ở các gia đình nghèo thường gặp khó khăn trong
việc tiếp cận giáo dục chất lượng, gây khó khăn cho họ trong việc đưa ra những quyết
định tương lai. sống trong điều kiện nghèo khó có thể cản trở các cá nhân đưa ra
những quyết định tốt nhất để thoát nghèo. Việc ra quyết định sai lầm này có thể xảy
ra do những rủi ro đặc biệt nặng nề Sự tham gia vào việc ra quyết định cũng như đời
sống dân sự, xã hội và văn hóa còn thiếu do nghèo đói. Khi một nhóm người nghèo,
họ không có tiếng nói trong cộng đồng và phải dựa vào những nhóm hoặc cá nhân
khác mạnh mẽ hơn để bày tỏ quyền lợi và lựa chọn của mình. Điều này gây nguy
hiểm cho nhân quyền trong xã hội và thường dẫn đến một hệ thống chính trị rối loạn
chức năng, cản trở sự phát triển và hòa bình xã hội.

5. Kinh tế chính trị


Có hai yếu tố chính mà qua đó bất bình đẳng có tác động kinh tế chính trị làm suy
giảm tăng trưởng dài hạn.

Đầu tiên, “tái phân phối”, là khi bất bình đẳng tạo ra áp lực chính trị từ cử tri về việc
tái phân phối, dẫn đến tăng thuế bóp méo và do đó làm giảm đầu tư và tăng trưởng.
Ấn Độ, với mật độ dân số lớn và đa dạng, thường xuyên đối mặt với các áp lực chính
trị để giảm độ chênh lệch thu nhập. Tuy nhiên, việc tăng thuế có thể gặp khó khăn khi
phải đối mặt với các thách thức như nền kinh tế đen và người nông dân chiếm đa số.
Nếu thuế không được quản lý hiệu quả, có thể gây ra sự phản đối từ các nhóm kinh tế
đặc biệt và ảnh hưởng đến đầu tư. Trong quá khứ, Ấn Độ đã đối mặt với áp lực chính
trị để giảm bất bình đẳng thu nhập và tăng cường tái phân phối tài nguyên. Các biện
pháp như thuế đặc biệt cho các tầng lớp giàu có đã được thực hiện để tạo điều kiện
cho sự công bằng hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp như vậy không phải
lúc nào cũng dễ dàng và có thể gặp sự phản đối từ những nhóm ảnh hưởng.
Thứ hai, “thể chế”, là khi sự bất bình đẳng khiến người giàu và người có quyền lực
tác động đến các thể chế theo cách mà luật pháp mang lại lợi ích cho họ nhưng không
có lợi cho sự tăng trưởng bền vững của dân chúng nói chung. Trong Ấn Độ, có các
báo cáo về việc các doanh nghiệp lớn và nhóm giàu có có ảnh hưởng lớn đến quyết
định chính trị và thậm chí thay đổi luật lệ để bảo vệ lợi ích của họ. Điều này tạo ra
một hệ thống thể chế mà có lợi ích chủ yếu cho nhóm ít người này. Sự kết hợp giữa
chính trị và doanh nghiệp của giới người giàu ở Ấn Độ có thể dẫn đến tham nhũng và
quan hệ không công bằng, tăng cường hệ thống thể chế không công bằng và làm suy
giảm khả năng tăng trưởng bền vững. Ấn Độ có tỷ lệ hối lộ cao nhất khu vực châu Á
và số người sử dụng kết nối cá nhân để tiếp cận các dịch vụ công nhiều nhất, theo số
liệu từ báo cáo mới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI).

6. Bất ổn xã hội
Nghèo đói và bất bình đẳng dẫn đến sự phân cực trong xã hội, bất ổn xã hội và bạo
lực.
Nghiện ngập và các hoạt động tội phạm để đáp ứng nhu cầu cơ bản
Người nghèo sẽ tham gia vào những hành vi không được xã hội chấp nhận như
nghiện ma túy, tội phạm, chức vụ, bạo lực và khủng bố để thỏa mãn cái bụng của
mình. Những yếu tố này làm xói mòn lòng tự trọng, các giá trị đạo đức và xã hội của
con người trong toàn xã hội, và kết quả là ngày càng nhiều người trong cộng đồng trở
nên cố chấp và thô lỗ với nhau trong cuộc sống hàng ngày. Theo báo cáo của Cục
Thống kê tội phạm quốc gia (NCRB), tỷ lệ tội phạm ở Ấn Độ trong những năm qua
đã tăng nhanh, khiến nước này trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm
cao nhất thế giới.

Bóc lột người nghèo


Người nghèo sống trong điều kiện tồi tệ, một số thành viên trong gia đình họ chết vì
đói hoặc bệnh tật. Điều này khiến cha mẹ bán con mình làm nô lệ hoặc mại dâm do
thiếu nguồn lực để nuôi hoặc chăm sóc đứa trẻ đó, và nó xảy ra khi các tổ chức chính
phủ không bảo vệ quyền lợi của người nghèo.
Ấn Độ là đất nước của sự đa dạng về mọi mặt: văn hóa, tôn giáo, chủng tộc, ngôn
ngữ… Hindu giáo với vị trí là tôn giáo lớn nhất ở Ấn Độ (hiện nay có 966 triệu người
tín đồ theo) đóng vai trò then chốt trong việc định hình nên cấu trúc xã hội của Ấn
Độ. Cấu trúc xã hội Ấn Độ theo nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Geetesh Sharma là
“tập hợp những thành tố bất quy tắc, nhưng kỳ lạ là nó lại được sắp xếp thành một hệ
thống lớp lang rõ ràng". Nhìn từ ngoài vào, xã hội Ấn chồng chéo lên nhau nào là
đẳng cấp, tầng lớp, tôn giáo, ngôn ngữ, vùng miền… Nhưng nếu định vị hệ thống
đẳng cấp là xương sống của cả cấu trúc xã hội Ấn Độ, mọi thứ sẽ trở nên có trật tự và
rõ ràng. Hệ thống này được hình thành cả ngàn năm trước, và đến nay, nó vẫn là
nguyên nhân cốt lõi cho những bất ổn trong xã hội. Từ đẳng cấp trong tiếng Anh là
caste, vốn không phải là một từ đơn Ấn Độ. Theo từ điển Oxford, caste có nguồn gốc
là từ casta trong ngôn ngữ Bồ Đào Nha, có nghĩa là "chủng tộc, dòng dõi, giống" và
nghĩa nguyên sơ là "tinh khiết và không pha trộn". Không có khái niệm nào trong
ngôn ngữ Ấn Độ đại diện hoàn toàn cho từ này, mà chỉ có hai thuật ngữ gần đúng là
varna và jati. Varna có nghĩa là màu sắc, và là khuôn khổ đầu tiên trong việc phân
định xã hội trong thời kỳ Veda (Vệ đà). Bốn đẳng cấp từ cao xuống thấp trong varna
là Brahmins (đẳng cấp tu sĩ, hay còn gọi đẳng cấp Bà La Môn), Kshatriyas (còn được
gọi là Rajanyas, là đẳng cấp của những vương công quý tộc, chiến binh), Vaishyas
(thợ thủ công, thương nhân, nông dân) và Shudras (đẳng cấp nô lệ, những người làm
công việc nặng nhọc). Tuy vậy, vẫn còn một đẳng cấp thứ năm trong hệ thống varna
vốn không được công nhận chính thức trong các kinh sách, là đẳng cấp Dalit (tiện
dân). Những người thuộc đẳng cấp này bị coi là "nằm ngoài xã hội" và phải làm các
công việc bị cho là hạ tiện như đổ phân, nhặt rác… Tại Ấn Độ, đẳng cấp có sức ảnh
hưởng vô cùng ghê gớm, thâm chí nó có thể quyết định số phận của một người mà
không cho họ cơ hội trở mình. Người thuộc đẳng cấp Dalit bị khinh ghét, họ còn bị
sát hại, làm nhục, bêu xấu, tra tấn và bị làm nhục. Đó là những hành vi bạo lực có chủ
đích, những nổi đau được gây kê ra nhằm duy trì trật tự xã hội cũ. Vào tháng 10 năm
2018, một bé gái 14 tuổi thuộc đẳng cấp Dalit bị người đàn ông đẳng cấp cao hơn giết
chết. Trước đó hồi tháng 5 năm 2018, một người đàn ông nhặt rác đã bị trói và quật
roi bên ngoài nhà máy. Đã có trường hợp một người đàn ông thuộc đẳng cấp Dalit bị
giết vì cưỡi ngựa những vụ việc này điều được quay video và đăng lên cho cả nước
cũng xem.

Hình ảnh Cô bé Kamlesh bị ném vào đống lửa chỉ vì lỡ chân đi nhầm khu vực mình
không được phép.
Em bé đó có tên là Kamlesh, một thành viên thuộc tầng lớp "Dalit", giai cấp xã hội bị
khinh miệt coi thường nhất tại các vùng nông thôn Ấn Độ, được xếp ngang hàng với
súc vật và không được hưởng quyền con người.

Từ đây ta có thể thấy sự bất bình đẳng ở xã hội Ấn Độ đáng báo động điều này làm
cho sự phát triển về tư duy con người bị hạn hẹp kéo theo khó tăng trưởng nền kinh tế
trong dài hạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cerra, M. V., Lama, M. R., & Loayza, N. (2021). Links between growth,
inequality, and poverty: a survey.

2. Hatti, N., & Hari, K. S. (2015). Poverty and Inequality in India: An Exploratory
Analysis. Social Science Spectrum, 1(4), 249-261.

3. Banerjee, A., and A. Newman. 1993. “Occupational Choice and the Process of
Development.” Journal of Political Economy 101 (2): 274-98.

4. Anh, Đ. (2020, 12 02). Ấn Độ: Tỷ lệ hối lộ cao nhất khu vực châu Á. Retrieved
from noichinh.vn: https://noichinh.vn/tin-quoc-te/202012/an-do-ty-le-hoi-lo-cao-
nhat-khu-vuc-chau-a-308872/

5. Integral Rural Development Programme: Origin, Objectives, Eligbility, Elements,


Issues & Target areas. (2023, 12 03). Retrieved from testbook.com:
https://testbook.com/ias-preparation/integrated-rural-development-programme-irdp

6. Nguyễn, C. (2008, 06 04). Ấn Độ: Báo động gia tăng tỷ lệ tội phạm. Retrieved
from cand.com.vn: https://cand.com.vn/Quoc-te/An-Do-Bao-dong-gia-tang-ty-le-toi-
pham-i127670/

7. Poverty Impact On Indian Economy In Modern. (2022, 09 09). International


journal of creative research thoughts (IJCRT), p. ijcrt.org.

8. Trân, L. D. (2021, 06 06). Đẳng cấp: Rào cản lớn với quá trình phát triển của Ấn
Độ. Retrieved from vietnamnet.vn.

9. Why was Integrated Rural Development Programme launched? (2023, 08 24).


Retrieved from geeksforgeeks.org: https://www.geeksforgeeks.org/integrated-rural-
development-program/
CHƯƠNG III HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Các chính sách của chính phủ Ấn Độ trong việc giảm chênh lệch giàu nghèo

Các chính sách của chính phủ Ấn Độ trong việc giảm chênh lệch giàu nghèo:

a. Chương trình an ninh lương thực: Đây là chương trình cung cấp lương thực
giá rẻ hoặc miễn phí cho người nghèo, bao gồm các chương trình như Rashan Card
(thẻ lương thực), Public Distribution System (hệ thống phân phối công cộng), Mid-
Day Meal Scheme (chương trình bữa ăn trưa miễn phí cho học sinh).

Khoảng 415 triệu người Ấn Độ đã thoát khỏi nghèo đói trong giai đoạn 15 năm từ
năm 2005 đến năm 2021. Trong đó, các nhóm dân cư ở vị trí thấp nhất trên tháp dân
số đã được hưởng tiến bộ nhiều nhất. Đây là kết luận trong một báo cáo về xóa đói
giảm nghèo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố ngày 11/7.

Trẻ em Ấn Độ thụ hưởng Chương trình Bữa ăn Giữa ngày (MDM)

c. Chương trình giáo dục: Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện các chính sách miễn
học phí, trợ cấp học phí, hỗ trợ tài chính cho học sinh nghèo, nhằm nâng cao trình độ
học vấn và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Chính sách giáo dục mới của Ấn Độ năm 2020 có nhiều đặc điểm đáng chú ý. Trước
hết là bảo đảm tiếp cận phổ cập giáo dục phổ thông ở tất cả các cấp từ mầm non đến
trung học. Chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng, các trung tâm giáo dục đổi mới để đưa
học sinh bỏ học trở lại trường học, theo dõi học sinh và trình độ học tập của các em,
tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều con đường học tập liên quan đến cả phương thức
giáo dục chính quy và không chính quy…

d. Chương trình y tế: Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện các chính sách miễn phí
khám chữa bệnh, trợ cấp y tế, xây dựng các bệnh viện và cơ sở y tế công cộng, nhằm
nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người nghèo.

Một trong những ứng dụng hiện được sử dụng phổ biến trong chương trình là
eSanjeevani, Dịch vụ Y tế Từ xa của Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình (MoHFW). Dịch
vụ này được ghi nhận là chương trình y tế từ xa lớn nhất thế giới. Nền tảng
eSanjeevani hoạt động theo hai cách: Bệnh nhân có thể nhận tư vấn lâm sàng chuyên
sâu từ các bác sĩ; eSanjeevani OPD (phòng khám ngoại trú), trong đó kết nối trực tiếp
bệnh nhân với nhà cung cấp để thăm khám trực tiếp tại nhà riêng.

Kể từ khi bắt đầu vào năm 2019, chương trình đã “phục vụ hơn 114 triệu bệnh
nhân tại hơn 115.000 Trung tâm Y tế & Sức khỏe thông qua hơn 15.700 trung tâm;
và hơn 1100 OPD trực tuyến được phục vụ bởi hơn 225.000 bác sĩ, chuyên gia y tế và
nhân viên y tế từ xa”.
Ấn Độ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 1,4 tỷ người nhờ ứng dụng
công nghệ

e. Chương trình phát triển nông nghiệp: Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện các
chính sách hỗ trợ nông dân như đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông nghiệp, cung cấp
giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với giá ưu đãi, nhằm tăng
năng suất, sản lượng nông nghiệp, cải thiện thu nhập cho người dân nông thôn.

Những năm qua, chính phủ Ấn Độ đã thực hiện nhiều biện pháp để nông dân tiếp
cận được các nguồn cung ứng tài chính, tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, đảm
bảo lợi nhuận chắc chắn cho nông dân. Các chính sách của Ấn Độ như ban hành "Thẻ
sức khỏe đất", " Quỹ tưới vi mô và canh tác hữu cơ" đã giúp nông dân tối ưu hóa việc
sử dụng tài nguyên và giảm chi phí canh tác. Các Tổ chức Sản xuất Nông nghiệp
cũng được khuyến khích, trao nhiều quyền hơn cho nông dân, từ đó, phát triển nguồn
nhân lực cho nông nghiệp và góp phần thúc đẩy Thị trường nông nghiệp của cả nước.

2. Hiệu quả các chính sách của chính phủ trong xóa đói giảm nghèo

a. Hiệu quả các chính sách của chính phủ trong xóa đói giảm nghèo ở Ấn Độ:
Tỷ lệ nghèo đói: Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo đói ở Ấn Độ đã
giảm từ 42,3% năm 1993 xuống còn 22,2% năm 2023.
Thu nhập bình quân đầu người: Thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ đã tăng từ
4.300 USD/năm năm 2013 lên 6.000 USD/năm năm 2023.
Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp ở Ấn Độ đã giảm từ 7,2% năm 2013 xuống còn
5,6% năm 2023.
b. Một số hạn chế cần khắc phục
Chưa thực sự hiệu quả trong việc xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn: Tỷ lệ
nghèo đói ở khu vực nông thôn vẫn cao hơn so với khu vực thành thị.
Chưa giải quyết được triệt để vấn đề thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, đặc
biệt là ở thanh niên.
Chưa giải quyết được vấn đề phân biệt đối xử: Người nghèo vẫn phải đối mặt với
nhiều khó khăn, bất công trong cuộc sống.
Để khắc phục những hạn chế này, chính phủ Ấn Độ cần tiếp tục thực hiện các chính
sách hiệu quả hơn, tập trung vào các khu vực khó khăn, đồng thời cần có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương để giải quyết các vấn đề liên quan.
3. Kết luận và giải pháp cho Việt Nam

3.1 Kết luận

Thực trạng bất bình đẳng và nghèo đói ở Ấn Độ là một thách thức phức tạp, phản
ánh sự chia rẽ và không công bằng xã hội. Sự phân hoá giữa tầng lớp giàu và nghèo
ngày càng lớn, đặc biệt là ở thành thị, khiến cho một phần của xã hội được hưởng lợi
từ sự phát triển kinh tế, trong khi nhóm còn lại phải đối mặt với tình trạng nghèo đói
và bất bình đẳng cơ hội.

Tại các khu vực nông thôn, nơi chiếm đa số dân số, cơ hội tiếp cận giáo dục và y
tế chất lượng vẫn còn hạn chế. Sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng và nguồn lực cũng là một
vấn đề, góp phần làm tăng cảm giác cô lập và bất lợi cho những người sống ở những
vùng này. Ngoài ra, bất bình đẳng giới, đặc biệt là ở các cộng đồng dân tộc thiểu số,
còn đóng một vai trò quan trọng, làm gia tăng cảm giác mất cân đối và bất công trong
xã hội.

Tình trạng nghèo đói còn lan rộng đến lĩnh vực y tế, khi một số lượng lớn người
dân không có quyền lợi truy cập vào các dịch vụ y tế cơ bản. Điều này dẫn đến tình
trạng sức khỏe kém và gia tăng rủi ro các bệnh lý truyền nhiễm. Bất bình đẳng trong
y tế càng thêm phức tạp khi người dân giàu có có thể chi trả cho các dịch vụ y tế tốt
hơn, trong khi đa số phải dựa vào hệ thống y tế công cộng, thường xuyên gặp thiếu
hụt và áp lực.

Bài học quý giá cho Việt Nam từ thực trạng này là cần phải xem xét và áp dụng
những chiến lược phát triển mà Ấn Độ có thể học được. Đầu tiên, Việt Nam cần tập
trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh, đặc biệt là ở các khu vực nông
thôn, để giảm chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Đồng thời, chính sách xã hội
và y tế cần được đề xuất và thực hiện một cách có hiệu quả, đảm bảo mọi người dân
có quyền lợi truy cập vào dịch vụ y tế cơ bản và giáo dục chất lượng.

Việt Nam cũng có thể học từ Ấn Độ về việc tăng cường giáo dục và cơ hội nghề
nghiệp ở các khu vực nông thôn. Điều này bao gồm việc cải thiện chất lượng giáo
viên, cơ sở vật chất giáo dục và tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của trẻ
em. Ngoài ra, khuyến khích doanh nghiệp và đầu tư ở các vùng nông thôn có thể giúp
tạo ra cơ hội việc làm và kích thích phát triển kinh tế ổn định

3.2 Giải pháp cho Việt Nam


3.2.1 Giải pháp khắc phục bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

Bất bình đẳng thu nhập sẽ dẫn đến bất bình đẳng xã hội, gây ra các vấn đề như tỷ
lệ thất nghiệp tăng, tỷ lệ tội phạm tăng, năng suất lao động bình quân giảm, do đó,
đây là vấn đề cần giải quyết của nhiều quốc gia. Trong bối cảnh các nước phải xử lý
những hậu quả của đại dịch Covid 19, Việt Nam cũng cần có những biện pháp để
khắc phục những khó khăn hiện nay, giảm bớt thiệt hại về thu nhập cho người lao
động.

Về phía Chính phủ: đã ban hành nhiều chính sách giúp ngăn ngừa, kiểm soát bệnh
dịch, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động tháo gỡ khó khăn, đảm bảo an sinh xã
hội, đưa ra các gói hỗ trợ để giúp cho những người lao động có thêm thu nhập trong
giai đoạn bị nghỉ việc, giãn việc do dịch bệnh Covid 19. Tuy nhiên, để các chính sách
này phát huy hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực giữa các Bộ, ngành, các
địa phương nhằm thúc đẩy nhanh các thủ tục hướng dẫn, cải cách thủ tục hành chính
nhằm đảm bảo các gói hỗ trợ được triển khai kịp thời, đến đúng đối tượng.

Trong dài hạn, Chính phủ cần thực hiện giảm bất bình đẳng thu nhập qua việc giúp
người dân ở các khu vực tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy, trong khi khoảng cách giàu nghèo ở khu vực thành thị
đang có xu hướng giảm dần, thì ở khu vực nông thôn lại đang tăng. Đặc biệt, có
chênh lệch cao về thu nhập giữa các vùng, miền có khó khăn về điều kiện tự nhiên,
hạ tầng cơ sở, trình độ dân trí, trình độ sản xuất,… với các khu vực khác đã ảnh
hưởng đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân.
Người lao động là dân tộc thiểu số, hoặc có trình độ học vấn thấp, không được đào
tạo, ít có cơ hội hưởng lợi hơn các so với các lao động có trình độ học vấn cao cùng
là một nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập. Do đó, Chính phủ cần có chính sách
ưu tiên, đầu tư cho giáo dục ở vùng khó khăn; cần có các chính sách hỗ trợ về tài
chính cho hộ gia đình nghèo, giảm bớt các chi phí cho giáo dục để đảm bảo cơ hội
tiếp cận giáo dục cho người lao động nghèo, miễn hoặc giảm học phí cho các khu vực
khó khăn, thực hiện cải cách giáo dục nhằm cân bằng cơ hội và phát triển kỹ năng
cho người lao động là vô cùng quan trọng.

Chính phủ cần xây dựng được một chiến lược tăng đầu tư vào nguồn lực con người
và khuyến khích tạo việc làm, khuyến khích hình thành một tầng lớp trung lưu rộng
lớn trong xã hội; thiết kế hệ thống thuế sao cho không triệt tiêu động lực làm giàu của
những người giàu; tăng đầu tư công vào những khu vực kém phát triển; đồng thời,
nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công cũng như cải thiện chất lượng các dịch vụ
công, để các kết quả đầu tư đến với người dân, đặc biệt là nhóm người dân nghèo.

Để giải quyết bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam, Chính phủ cần xây dựng được
một chiến lược tăng trưởng kinh tế mới cùng với các chính sách phân phối thu nhập
thích hợp, tập trung vào cải cách thể chế pháp luật, thị trường cạnh tranh, công bằng
và mở, tạo “sân chơi” bình đẳng cho cả các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ; đồng thời
đặt ra vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
dựa trên cơ sở phát triển các loại hình kinh tế, khuyến khích người dân làm giàu và
thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp của các nguồn lực.

3.2.2 Giải pháp khắc phục bất bình đẳng giới ở Việt Nam

Để khắc phục, đẩy lùi bất bình đẳng giới đối với phụ nữ ở nước ta, trong thời
gian tới cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:

Một là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, Chính quyền về công tác bình
đẳng giới. Để xóa bỏ sự bất bình đẳng giới, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Chính quyền là một nhân tố quan trọng hàng đầu. Do đó, cần tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm quản lý của Chính quyền các cấp trong việc
nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện và hoàn thiện thể chế về bình đẳng giới. Đề
cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định về
bình đẳng giới. Để làm được điều này, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương cần xây dựng
các nghị quyết chuyên đề, các chương trình, kế hoạch cụ thể về bình đẳng giới hoặc
có lồng ghép các nội dung bình đẳng giới. Xây dựng quy chế để ràng buộc trách
nhiệm của cấp ủy Đảng, Chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu trong việc triển
khai thực hiện.
Hai là, kiện toàn hệ thống pháp luật về bình đẳng giới. Hệ thống pháp luật về
bình đẳng giới là một nhân tố quan trọng để đảm bảo công tác này có thể được triển
khai, phát huy hiệu quả trong thực tế cuộc sống. Chính vì vậy, thời gian tới cần phải
rà soát hệ thống pháp luật hiện hành đảm bảo nhất quán trong các luật về nguyên tắc
bình đẳng giới. Đặc biệt cần phải chú ý các chính sách về quy hoạch cán bộ đối với
nữ, nhất là chính sách cho đội ngũ nữ cán bộ khoa học, cán bộ dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Bên cạnh đó, cũng cần rà soát, sửa đổi, bể sung các
chỉ tiêu trong Bộ chỉ tiêu thống kê giới quốc gia phù hợp với các nghị quyết của
Đảng, các luật hiện hành, các cam kết quốc tế và mục tiêu phát triển bền vững.

Ba là, nâng cao hiệu quả bộ máy thúc đẩy bình đẳng giới. Để đảm bảo việc triển
khai có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về bình đẳng giới, vai trò của bộ máy thúc đẩy bình đẳng giới là vô cùng quan
trọng. Chính vì vậy, thời gian tới cần phải kiện toàn, nâng cao hiệu quả của các cơ
quan, tổ chức

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Bình đẳng giới là một vấn đề mang tính toàn
cầu, không còn là một vấn đề của riêng bất cứ quốc gia, dân tộc nào. Việt Nam là một
trong những quốc gia tham gia ký kết nhiều văn kiện quốc tế về bình đẳng giới,
quyền của phụ nữ và trao quyền cho phụ nữ. Việc hợp tác quốc tế về bình đẳng giới
không những có thể giúp Việt Nam tranh thủ các kinh nghiệm từ các nước phát triển,
đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực này, mà còn tranh thủ được các
nguồn lực để triển khai công tác thực hiện bình đẳng giới ở trong nước, đồng thời
giúp quảng bá hình ảnh của Việt Nam đối với bạn bè thế giới.

3.2.3 Giải pháp khắc phục hạn chế trong công tác xóa đói, giảm nghèo

Thứ nhất, Chính phủ cần tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
giáo dục cho người nghèo nâng cao nhận thức vươn lên thoát nghèo. Bản thân người
nghèo, hộ nghèo cũng cần phải có ý thức tự giác, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào
sự hỗ trợ bên ngoài, không ngừng bồi dưỡng năng lực bản thân để có đủ nội lực
chống lại các ảnh hưởng không có lợi đến sản xuất và đời sống củabản thân hộ nghèo.
Phát huy tối đa các nguồn lực của bản thân kết hợp với nguồn lực hỗ trợ phát triển
sản xuất vươn lên thoát nghèo và không bị tái nghèo, cũng như xóa bỏ tâm lý sợ thoát
nghèo, không muốn thoát nghèo của người nghèo.

Thứ hai, Chính phủ cần đảm bảo cân đối nguồn lực trung hạn cho các chính
sách; lựa chọn chính sách ưu tiên để sử dụng nguồn lực hợp lý, công bằng; cải cách
thủ tục hành chính, đổi mới phương thức để người dân tham gia xây dựng và tiếp cận
chính sách tốt hơn. Đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực để tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ
y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đặc biệt người nghèo đồng bào dân tộc
thiểu số, người nghèo ở các vùng khó khăn.

Thứ ba, tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện nghề nghiệp cho người nghèo
miễn phí hay phí trả dần trong thời gian lao động và học việc của họ đến khi thành
thạo và hoàn trả xong phí học nghề, giúp họ tạo dựng được trình độ chuyên môn
mang lại công việc ổn định và thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tạo
thêm nhiều việc làm cho người dân nhằm nâng cao đời sống nhân dân, làm giảm tình
trạng đói nghèo cho người dân. Bằng cách: khuyến khích, đầu tư, hy trợ vay vốn lãi
suất thấp,…cho các doanh nghiệp, cá nhân có hướng đi trong phát triển chính sách
kinh tế có triển vọngđược thực hiện góp phần tạo thêm nhiều ngành, nghề mới và
việc làm.

Thứ tư, Tập trung đầu tư vào các khu vực chịu tác động của biến đổi khí hậu, cải
thiện các đầu tư về dự báo thời tiết, kiên quyết ứng phó với tình hình môi trường và
tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên. Nâng cao đời sống tinh thần của người
dân, tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển kinhtế, tinh thần khởi nghiệp và phát
triển một cách bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày càng nhiều gia đình Ấn Độ đói ăn (Minh Phương, 11/11/2022), theo The
VICE, https://vnexpress.net/ngay-cang-nhieu-gia-dinh-an-do-doi-an-
4534425.html
Một quốc gia mỗi ngày có thêm 70 triệu phú nhưng vẫn thuộc top nghèo nhất thế
giới (Đinh Anh, 11/11/2022), theo Phụ nữ Việt Nam, , https://cafef.vn/mot-quoc-
gia-moi-ngay-co-them-70-trieu-phu-nhung-van-thuoc-top-ngheo-nhat-the-gioi-
20221111192126613.chn

Đất nước rơi vào "hỏa ngục", giới nhà giàu Ấn Độ vẫn nhân đôi tài sản (Nhật
Linh, 18/01/2022), Theo Bloomberg, https://dantri.com.vn/kinh-doanh/dat-nuoc-
roi-vao-hoa-nguc-gioi-nha-giau-an-do-van-nhan-doi-tai-san-
20220118070558234.htm

Hai mặt xấu xí và hào nhoáng của Ấn Độ: Quả bom hẹn giờ ẩn sau phép màu kinh
tế (Khánh Tú, 12/09/2023), https://vietnamfinance.vn/hai-mat-xau-xi-va-hao-
nhoang-cua-an-do-qua-bom-hen-gio-an-sau-phep-mau-kinh-te-
20180504224288753.htm

Giải pháp bảo đảm bình đẳng giới trong chính sách, pháp luật hiện nay, (TS. Trần
Thị Quyên - Trường Đại học Luật Hà Nội, 19/08/2020),
https://tcnn.vn/news/detail/48247/Giai-phap-bao-dam-binh-dang-gioi-trong-chinh-
sach-phap-luat-hiennay.html

GDP đứng thứ 5 thế giới (2.940 tỷ USD năm 2019) nhưng tại sao Ấn Độ vẫn bị
xem là nước nghèo? (Nam Air, 29/7/2020), https://tinhte.vn/thread/gdp-dung-thu-
5-the-gioi-2-940-ty-usd-nam-2019-nhung-tai-sao-an-do-van-bi-xem-la-nuoc-
ngheo.3167022/

You might also like