You are on page 1of 3

Câu 1: Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với

nguyên tử
A. cacbon no. B. cacbon hoặc hiđro.
C. cacbon không no. D. cacbon của vòng benzen.
Câu 2: Hợp chất thơm nào dưới đây không thuộc nhóm phenol?
A. C6H5OH. B. CH3-C6H4-OH.
C. C6H5-CH2-OH. D. C2H5-C6H4-OH.
Câu 3: Chất nào sau đây trong phân tử có chứa nhóm ‒OH phenol?

A. . B. .

C. . D. .
Câu 4: Hợp chất C6H5OH có tên là
A. benzen. B. ancol etylic.
C. ancol benzylic. D. phenol.
Câu 5: Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 6: Phenol có tính chất vật lí nào sau đây?
A. Là chất lỏng, không màu ở điều kiện thường.
B. Rất độc, khi tiếp xúc với da sẽ gây bỏng.
C. Tan nhiều trong nước lạnh.
D. Tan ít trong etanol.
Câu 7: Tính chất vật lí nào sau đây không đúng với phenol?
A. Chất rắn, màu trắng. B. Rất độc, gây bỏng da.
C. Tan nhiều trong nước lạnh. D. Để lâu chuyển màu hồng.
Câu 8: (MH.18) Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện
A. kết tủa trắng. B. kết tủa đỏ nâu.
C. bọt khí. D. dung dịch màu xanh.
Câu 9: (QG.20) Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm dựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng.
Chất X là
A. Glixerol. B. Axit axetic. C. Etanol. D. Phenol.
Câu 10: Khi cho phenol phản ứng với brom dư thu được sản phẩm là
A. 2,4,6-tribromtoluen. B. o- và p-bromphenol.
C. m-bromphenol. D. 2,4,6-tribromphenol.
Câu 11: Phản ứng nào sau đây chứng minh phenol có tính axit?
A. C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O.
B. 2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2.
C. C6H5OH + NaOH→ C6H5ONa + H2O.
D. C6H5OH + Br2 → C6H2Br3OH + H2O.
Câu 12: Ảnh hưởng của gốc C6H5- đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. nước brom. B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch HCl. D. Na.
Câu 13: Ảnh hưởng của nhóm -OH tới vòng benzen trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. dung dịch NaOH. B. Na. C. nước brom. D. H2 (Ni, to).
Câu 14: (A.13) Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B. HCl. C. NaHCO3. D. KOH.
Câu 15: (A.14) Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Na. B. NaHCO3. C. Br2. D. NaOH.
Câu 16: Phenol tác dụng với chất hay dung dịch nào dưới đây sinh ra kết tủa trắng?
A. Kim loại Na. B. Dung dịch NaOH. C. CuO. D. nước brom.
Câu 17: (MH.15). Cho dãy các dung dịch sau: NaOH, NaHCO3, HCl, NaNO3, Br2. Số dung dịch trong dãy phản ứng
được với phenol là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 18: Phenol tác dụng được với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây (điều kiện phản ứng đầy đủ)?
A. Dung dịch NaOH đặc, nước Br2, khí CO2.
B. Dung dịch NaOH đặc, nước Br2, Na (kim loại).
C. Dung dịch NaOH đặc, nước Br2, C2H5OH.
D. Dung dịch NaCl, nước Br2, Na (kim loại).
Câu 19: Ứng dụng nào sau đây không phải của phenol?
A. Dùng sản xuất nhựa urefomanđehit.
B. Dùng sản xuất chất diệt cỏ.
C. Dùng sản xuất chất diệt nấm mốc.
D. Dùng sản xuất glixerol.
Câu 20: (CĐ.09) Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất
A. poli(phenol-fomanđehit), chất diệt cỏ 2,4-D và axit picric
B. nhựa rezol, nhựa rezit và thuốc trừ sâu 666
C. nhựa poli(vinyl clorua), nhựa novolac và chất diệt cỏ 2,4-D
D. nhựa rezit, chất diệt cỏ 2,4-D và thuốc nổ TNT
Câu 21: (B.07) Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là
A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
C. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.
D. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.
Câu 22: (CĐ.14): Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol (C6H5OH)?
A. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím
B. Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa
C. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức
D. Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng
Câu 23: (A.07) Cho sơ đồ:

Hai chất hữu cơ Y, Z lần lượt là:


A. C6H5OH, C6H5Cl. B. C6H6(OH)6, C6H6Cl6.
C. C6H4(OH)2, C6H4Cl2. D. C6H5ONa, C6H5OH.
Câu 24: (B.08) Cho sơ đồchuyển hoá sau:

Trong đó X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ. Z có thành phần chính gồm
A. m-metylphenol và o-metylphenol.
B. benzyl bromua và o-bromtoluen.
C. o-bromtoluen và p-bromtoluen.
D. o-metylphenol và p-metylphenol.
Câu 25: (A.12) Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(b) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 26: Trung hòa hoàn toàn 9,4 gam phenol bằng V ml dung dịch NaOH 1M (lấy dư 10% so với lượng cần dùng).
Hỏi V có giá trị bao nhiêu? (Cho: C = 12; H = 1; O = 16; Na = 23)
A. 80ml. B. 90ml. C. 110ml. D. 115ml.
Câu 27: Cho nước brom dư vào 150 gam dung dịch phenol thu được 19,86 gam kết tủa trắng. Giả sử phản ứng xảy ra
hoàn toàn, nồng độ phần trăm phenol trong dung dịch ban đầu là (Cho: C = 12; H = 1; Br = 80)
A. 4,94%. B. 7,52%. C. 1,25% . D. 3,76%.
Câu 28: Để điều chế axit picric, người ta cho 14,1 gam phenol tác dụng với HNO3 đặc, H2SO4 đặc. Biết lượng axit
HNO3 đã lấy dư 25% so với lượng cần thiết. Số mol HNO3 cần dùng và khối lượng axit picric tạo thành là (Cho: C
= 12; H = 1; N = 14; O = 16)
A. 0,5625 mol; 34,75 gam. B. 0,45 mol; 42,9375 gam.
C. 0,5625 mol; 34,35 gam. D. 0,45 mol; 42,9375 gam.
Câu 29: Một hỗn hợp gồm 25 gam phenol và benzen khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tách ra 2 lớp chất
lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Khối lượng phenol
trong hỗn hợp ban đầu là: (Cho: C = 12; H = 1; O = 16; Na = 23)
A. 9,4 gam. B. 0,625 gam. C. 24,375 gam. D. 15,6 gam.
Câu 30: Một dung dịch X chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch X phản ứng với nước
brom (dư) thu được 17,25 gam hợp chất chứa ba nguyên tử brom trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Công thức phân tử chất đồng đẳng của phenol là (Cho: C = 12; H = 1; O = 16; Br = 80)
A. C7H7OH. B. C8H9OH. C. C9H11OH. D. C9H11OH.

You might also like