You are on page 1of 125

1/15/2024

Chương 1

Tổng quan về khởi


nghiệp

Môn học: KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

NỘI DUNG BÀI HỌC


01 Các khía cạnh của khởi nghiệp

1.1 Tinh thần khởi nghiệp ngày nay


1.2 Tầm nhìn và mục tiêu
1.3 Tư duy khởi nghiệp

02 Các con đường và hành trình khởi nghiệp.


2.1 Tổng quan về Hành trình khởi nghiệp
2.2 Con đường khởi nghiệp

01 Các khía cạnh của khởi nghiệp


1.1 Tinh thần khởi nghiệp ngày nay

1
1/15/2024

Learning Objectives
1.1 Tinh thần khởi nghiệp ngày nay
• Định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp
• Phân loại doanh nhân khởi nghiệp và kinh doanh theo phong
cách sống

• Hiểu được doanh nhân là người giải quyết vấn đề

• Giải thích được các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tinh thần
khởi nghiệp

• Hiểu được sự khác biệt về cơ hội kinh doanh trên toàn cầu

Figure 1

ELON MUSK MARK ZUCKERBERG BILL GATES JEFF BEZOS MARK CUBAN

Figure 1.1

Phil Libin, cựu CEO của Evernote, thảo luận về sản phẩm của mình. Evernote là
một ứng dụng cho phép người dùng tạo ghi chú ở nhiều định dạng khác nhau,
lưu và chia sẻ chúng trên các nền tảng.

2
1/15/2024

1.1.1 Định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp


Doanh nhân khởi nghiệp

Theo nghĩa hẹp, doanh nhân khởi nghiệp (Entrepreneur) là


người xác định và hành động theo một ý tưởng hoặc vấn đề
mà chưa ai xác định được hoặc hành động.

Theo nghĩa này, sự kết hợp giữa việc nhận ra cơ hội mang lại
điều gì đó mới mẻ cho thế giới và hành động dựa trên cơ hội đó
là điều giúp phân biệt một doanh nhân với một chủ doanh
nghiệp nhỏ (small business owner).

1.1.1 Định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp


Doanh nhân khởi nghiệp

Chủ doanh nghiệp nhỏ là người sở hữu hoặc bắt đầu kinh
doanh đã có sẵn mô hình, chẳng hạn như nhà hàng, trong khi
doanh nhân khởi nghiệp là người tạo ra thứ gì đó mới.

Sáng tạo mới này có thể là một quy trình hoặc sản phẩm mới.
Qua đó, người doanh nhân xác định thị trường mục tiêu mới
hoặc duy nhất hoặc sự kết hợp của các ý tưởng để tạo ra một
cách tiếp cận hoặc phương pháp mới.

1.1.1 Định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp


Doanh nhân khởi nghiệp

Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn, định nghĩa về doanh nhân
khởi nghiệp vẫn chưa thống nhất. Trong khi một số học giả phân
biệt rõ ràng giữa doanh nhân khởi nghiệp và chủ doanh nghiệp
nhỏ, một số học giả khác lại thừa nhận rằng chủ doanh nghiệp nhỏ
cũng có thể là doanh nhân.

→ Các khái niệm không loại trừ lẫn nhau. Ai đó có thể bắt đầu
một dự án kinh doanh không phải là một ý tưởng hoàn toàn
mới nhưng nhằm giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ tới một
khu vực hoặc thị trường mới.

3
1/15/2024

1.1.1 Định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp

Doanh nhân khởi nghiệp

Nhượng quyền thương mại (franchise) nằm ở đâu


trong cuộc thảo luận này?

1. 1.1 Định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp


Doanh nhân khởi nghiệp

Một lần nữa, vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn. Theo một bài
báo trên Forbes: “Trong thế giới vì lợi nhuận, doanh nhân là người
tạo ra và điều hành một doanh nghiệp mới mà trước đây chưa từng
tồn tại. Và không, bên nhận nhượng quyền của McDonald’s
không tạo ra McDonald’s. Tuy nhiên, chắc chắn ông ta đã tạo
ra một cửa hàng McDonald’s ở nơi chưa từng có trước đây.
Theo đó, người được nhượng quyền cũng là doanh nhân.”

1.1.1 Định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp


Entrepreneurs (doanh nhân)
Theo đó, một cách khái quát, các chủ doanh nghiệp nhỏ và người
được nhượng quyền có thể được coi là doanh nhân. Ở khóa học
này, chúng ta hiểu doanh nhân theo nghĩa rộng đó.

Mục đích của khóa học này là cung cấp các nguyên tắc
chính của tinh thần khởi nghiệp với các khái niệm, chiến
lược và công cụ cần thiết để thành công với tư cách là
doanh nhân ( bao gồm cả chủ doanh nghiệp nhỏ hoặc bên
nhận nhượng quyền).

4
1/15/2024

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Phân loại doanh nhân khởi nghiệp

Các doanh nhân thành công có nhiều tài năng khác nhau và tập
trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau, tận dụng nhiều cơ hội để khởi
nghiệp kinh doanh.

Như đã trình bày, mặc dù các nhiều cách hiểu, điểm thường thấy là
doanh nhân trong bối cảnh khởi nghiệp là tham gia vào các dự án
“mới” - Các dự án kinh doanh mạo hiểm (entrepreneurial ventures).

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Phân loại doanh nhân khởi nghiệp
Một dự án kinh doanh mạo hiểm ( Entrepreneurial ventures) là việc
tạo ra bất kỳ hoạt động kinh doanh, tổ chức kinh doanh hoặc bất kỳ
hoạt động nào có lợi ích (cùng với mức độ rủi ro) khi tận dụng
một cơ hội chưa từng được thiết lập trước đó.

Các doanh nhân có thể thực hiện nhiều cách tiếp cận khác nhau
đối với hoạt động kinh doanh của mình. Một cách khái quát, có thể
phân loại doanh nhân theo tính chất của các dự án kinh doanh mạo
hiểm mà họ tham gia:

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Phân loại doanh nhân khởi nghiệp

Type of Entrepreneur Approach to Venture

Innovators Tìm ra cách tiếp cận, phương pháp hoặc sản phẩm mới
(Người đổi mới) làm tăng giá trị mà hàng hóa dịch vụ mang lại.
Creators Tạo ra điều mới hoàn toàn để giải quyết một vấn đề
(Người sáng tạo)
Market makers Tái lập lại thị trường bằng cách hỏi thị trường có thể
(Người tạo lập thị phát triển thành gì
trường)
Expanders and Tìm kiếm cơ hội để mở rộng các phương pháp, quy trình
scalers hoặc sản phẩm đã tạo trước đó
(Người mở rộng thị
trường)

5
1/15/2024

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh và rủi ro

Bất kể chức danh công việc hay đặc điểm mô tả, tinh thần
khởi nghiệp có sức hấp dẫn chung đối với cách mọi người
suy nghĩ và tương tác với thế giới.

Trở thành một doanh nhân khởi nghiệp đồng nghĩa với việc
trở thành một nhà đổi mới, một tác nhân thay đổi hoặc một
người chấp nhận rủi ro.

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh và rủi ro

Việc lựa chọn con đường khởi nghiệp đòi hỏi sự sẵn sàng
chấp nhận rủi ro có tính toán.

→ Bạn nghĩ gì về “rủi ro” ?

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh và rủi ro
Hãy xem xét công ty khởi nghiệp về kính mắt Warby
Parker (Figure 1.2). Dave Gilboa và Neil Blumenthal,
những nhà sáng lập của Warby Parker, vẫn đang làm
công việc bình thường khi họ tiếp cận một nhà đầu tư
tiềm năng để trình bày ý tưởng của mình.

Nhà đầu tư này tin rằng Gilboa và Blumenthal nên thể hiện
cam kết vững chắc đối với liên doanh bằng cách bỏ công
việc để dành nhiều thời gian và sức lực hơn cho Warby
Parker.

6
1/15/2024

Figure 1.2

(a) Người đồng sáng lập và đồng giám đốc điều hành Dave Gilboa đã
giúp thúc đẩy (b) Warby Parker trở thành một doanh nghiệp kinh doanh
thành công.

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh và rủi ro
Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi từ bỏ một khoản tiền
lương ổn định, đặc biệt khi chúng ta biết rằng không có gì đảm bảo
lâu dài rằng khoản tiền lương đó sẽ tiếp tục trong tương lai.

Trong một cách tiếp cận nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính cá nhân,
một số doanh nhân khởi nghiệp tiếp tục công việc hiện tại của họ
trong khi làm việc phụ để phát triển ý tưởng của họ thành một dự
án kinh doanh mà cuối cùng sẽ tạo ra thu nhập. Cho đến khi công
việc kinh doanh đòi hỏi công việc gần như toàn thời gian và
tạo ra thu nhập, việc duy trì thu nhập bên ngoài sẽ mang lại hiệu
quả tốt cho nhiều nhóm khởi nghiệp.

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh và rủi ro

Thay vì làm theo lời khuyên đó, Gilboa và Blumenthal vẫn


tiếp tục công việc hàng ngày của họ trong khi tiếp tục nỗ
lực xây dựng công việc kinh doanh của mình, và Warby
Parker cuối cùng đã trở nên rất thành công.

7
1/15/2024

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh và rủi ro

→ Có nhiều con đường để trở thành doanh nhân và nhiều


con đường để tạo dựng một doanh nghiệp thành công
(xem Hành trình và Con đường khởi nghiệp). Điều quan
trọng là xác định con đường phù hợp nhất cho cuộc
sống của bạn - và cho công việc kinh doanh - đồng thời
hỗ trợ các mục tiêu cũng như phù hợp với hoàn cảnh và
tầm nhìn riêng của bạn.

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Phong cách sống và sự nghiệp kinh doanh

Trong thế giới doanh nhân, ý tưởng về kinh doanh theo phong cách
sống (lifestyle venture) liên quan đến việc những nhà sáng lập đặt
trọng tâm vào việc dự án kinh doanh này sẽ thay đổi cuộc sống của
họ như thế nào, thay vì mối quan tâm về các phần thưởng tài chính
thông qua việc bán doanh nghiệp. Việc bán doanh nghiệp hay dự án
kinh doanh (thu hoạch) thường là chiến lược rút lui điển hình.

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Phong cách sống và sự nghiệp kinh doanh

Câu chuyện của Roxanne Quimby là một ví dụ về kinh doanh theo


phong cách sống dựa trên cách một doanh nhân điều chỉnh các giá
trị, sở thích và đam mê để tạo ra sự cân bằng giữa việc tận hưởng
cuộc sống và việc kiếm tiền để hỗ trợ những đam mê đó.

Roxanne Quimby có niềm đam mê sống dã ngoại, tạo dựng cuộc


sống của riêng mình trong rừng Maine mà không bị hạn chế bởi
các quy tắc và quy định bắt buộc như khi làm việc tại công ty.

8
1/15/2024

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
The Entrepreneurial Lifestyle and Career (Phong cách sống và sự
nghiệp kinh doanh)

Tuy nhiên, sau khi trở thành mẹ, Quimby phải đối mặt với những
thách thức của việc phải kiếm đủ tiền để nuôi sống gia đình. Theo
đó, Roxanne Quimby đã bắt đầu sản xuất và kinh doanh nến theo
phong cách sống của riêng mình: Cô bắt đầu bán nến làm từ sáp
ong của mình tại các hội chợ địa phương.

Figure 1.3

Dòng sản phẩm Burt's Bees phát triển từ dự án kinh doanh theo phong
cách sống.

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
The Entrepreneurial Lifestyle and Career (Phong cách sống và sự
nghiệp kinh doanh)

Cuối cùng, hoạt động kinh doanh sản xuất nến theo phong cách
sống của Quimby đã mở rộng thành Tập đoàn Burt's Bees rất
thành công, đưa hoạt động kinh doanh theo phong cách sống của
cô trở thành Giám đốc điều hành của Burt's Bees (Firgue 1.3).

Sau khi bán Burt's Bees cho Clorox Co., Quimby tiếp tục niềm đam
mê của mình với khu rừng phía bắc Maine bằng cách quyên góp
đất và tiền để tạo ra một khu bảo tồn động vật hoang dã và bảo tồn
vùng đất đó khỏi sự phát triển.

9
1/15/2024

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Phong cách sống và sự nghiệp kinh doanh

Mặc dù cô ấy rất thành công từ góc độ tài chính nhưng tiền bạc chưa
bao giờ là động lực cho những hoạt động kinh doanh của cô ấy. Như
bạn có thể thấy, có nhiều con đường để tìm kiếm sự nghiệp kinh
doanh của mình và có nhiều điểm kích hoạt để bạn quyết định trở
thành doanh nhân.

Nguyễn Tuấn Cường – Đồng sáng lập Amanotes


Ảnh: Forbes Việt Nam
Amanotes là công ty game có lượt tải toàn cầu cao thứ tư trong các
công ty tại Đông Nam Á vào năm 2018, theo đánh giá của Appannie,
top 15 nhà phát triển ứng dụng Android tại Mỹ. Năm 2019, Amanotes
phát hành hơn 60 game âm nhạc, với hơn 600 triệu lượt tải.

1.1.3 doanh nhân là người giải quyết vấn đề


Vấn đề & giải quyết vấn đề

• Một số thách thức bạn phải đối mặt trong cuộc sống của bạn là
gì?

• Cách bạn giải quyết những vấn đề đó như thế nào ?

10
1/15/2024

1.1.3 doanh nhân là người giải quyết vấn đề


Vấn đề & giải quyết vấn đề

Chúng ta thường có xu hướng chuyển nhanh từ việc nhận ra vấn


đề sang lựa chọn giải pháp mà không hiểu rõ liệu chúng ta đã xác
định chính xác vấn đề hay chưa.

Xác định vấn đề—và kiểm tra tính tiềm năng, tính mới và tính
khả thi của giải pháp của bạn—là một phần quan trọng trong
việc giải quyết vấn đề. Thông thường, khi bắt đầu tìm hiểu vấn đề,
chúng ta thấy rằng nó có nhiều nguyên nhân. Trong số đó có:

1.1.3 doanh nhân là người giải quyết vấn đề


Vấn đề & giải quyết vấn đề

Ở góc độ doanh nhân, khi bắt đầu tìm hiểu một vấn đề, chúng ta
thấy rằng nó có nhiều nguyên nhân như:

• Nhu cầu về một thứ gì đó tốt hơn, nhanh hơn hoặc dễ dàng hơn
• Tác động của những thay đổi trên thế giới đối với ngành, sản phẩm hoặc dịch vụ
của bạn
• Xu hướng thị trường thay đổi do địa lý, nhân khẩu học hoặc tâm lý của khách
hàng

1.1.3 doanh nhân là người giải quyết vấn đề


Vấn đề & giải quyết vấn đề

Một đặc điểm của một doanh nhân hiểu biết là khả năng
xác định vấn đề từ góc nhìn cơ hội (ability to identify a
problem from an opportunity-identification perspective).

11
1/15/2024

Anh Nguyễn Văn Mết


CEO Metfoods

Anh Hồ Đức Hải


Founder Bánh mì Má Hải

1.1.4 Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của


tinh thần khởi nghiệp
(1)Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác
làm thay đổi cơ cấu việc làm

(2)Sự phấn khích và niềm vui khi tạo ra điều mới mẻ

(3)Sự kết hợp giữa việc nghỉ hưu và tuổi thọ dài hơn

(4)Nhận thức xem khởi nghiệp như một lựa chọn nghề nghiệp
khả thi

12
1/15/2024

1.1.4 Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của


tinh thần khởi nghiệp
(5) Ngoài ra, sự hỗ trợ của cộng đồng cũng là một yếu tố
đang dần được quan tâm.

Cũng giống như cá nhân các doanh nhân, cộng đồng và các
tổ chức cũng nhận thức được lợi ích mà các doanh nghiệp
khởi nghiệp góp phần phát triển kinh tế và xã hội. Theo đó, sự
hỗ trợ của cộng đồng củng cố các cơ hội cho những doanh
nhân quyết định đi theo con đường này.

Figure 1.4

The number of entrepreneurial businesses, in millions, is shown for several countries.


Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ở một số quốc gia.
(attribution: Copyright Rice University, OpenStax, under CC BY 4.0 license)

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi nghiệp

Tại sao Hoa Kỳ dẫn đầu với số lượng dự án khởi nghiệp


lớn nhất?
Cần những gì để trở thành một doanh nhân?

Ngoài việc có tư duy kinh doanh, các doanh nhân cũng cần
được giáo dục và nguồn tài trợ cho các dự án kinh doanh
mới. Một cách khái quát, ba nguồn tài trợ chính bên ngoài bao
gồm: (1) Gia đình và bạn bè, (2) Nhà đầu tư hạt giống (angel
investor) và (3) Nhà đầu tư mạo hiểm (venture capitalists).

13
1/15/2024

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi nghiệp


❖ Giáo dục

Hoa Kỳ là quốc gia tạo nhiều cơ hội kinh doanh khởi nghiệp
nhất. Từ năm 1990 đến năm 2014, số lượng chương trình
giáo dục khởi nghiệp tại trường đã tăng từ 180 lên hơn 2.000.

Sự mở rộng của giáo dục về kinh doanh cũng đang thúc


đẩy tăng trưởng. Ngày càng có nhiều trường cao đẳng và đại
học giảng dạy nghiên cứu về khởi nghiệp, khuyến khích sinh
viên thuộc mọi ngành trở thành doanh nhân.

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi


nghiệp
❖ Nguồn tài trợ

Một cách khái quát, ba nguồn tài trợ chính bên ngoài bao
gồm:

(1) Gia đình và bạn bè,

(2) Nhà đầu tư hạt giống (angel investor)

(3) Nhà đầu tư mạo hiểm (venture capitalists)

14
1/15/2024

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi nghiệp

Nhà đầu tư thiên thần (hạt giống) (angel investor): Nhà đầu tư thiên
thần là người có sẵn nguồn vốn và quan tâm đến việc hỗ trợ một dự
án kinh doanh mới.

Các nhà đầu tư thiên thần thường cung cấp vốn ngay từ giai đoạn đầu
của dự án kinh doanh. Khi liên doanh phát triển, nó thường đòi hỏi
nhiều vốn hơn, lúc đó các nhà đầu tư mạo hiểm có thể đầu tư thêm
vốn vào liên doanh.

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi nghiệp

Nhà đầu tư mạo hiểm (venture capitalists): Nhà đầu tư mạo hiểm
(VC) là một nhóm người (hoặc tổ chức) tập hợp các nguồn lực để đầu
tư vào các dự án kinh doanh. Họ thường cung cấp vốn cho các công ty
được coi là có rủi ro cao nhưng có tiềm năng tăng trưởng mạnh để đổi
lấy cổ phần ở các công ty đó.

Các nhà đầu tư mạo hiểm thường có cung cấp nguồn lực tài chính lớn
hơn so với các nhà đầu tư thiên thần cá nhân.

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi nghiệp

Số liệu thực tế cho thấy, tại Hoa Kỳ, các quỹ đầu tư mạo hiểm đã đóng
góp 72,3 tỷ USD vào năm 2015 cho 3.916 giao dịch hoặc vòng cấp
vốn. Tại Trung Quốc cùng năm, 49,2 tỷ USD đã được đầu tư vào 1.611
dự án mạo hiểm.

Tổng vốn đầu tư mạo hiểm của châu Âu đạt 14,4 tỷ USD và 1.598 giao
dịch. Nguồn tài trợ của VC tăng đều đặn khi các hoạt động kinh doanh
mạo hiểm trở nên phổ biến hơn (Firgue 1.5)

15
1/15/2024

Figure 1.5

Tổng mức đầu tư của nhà đầu tư mạo hiểm và số lượng giao dịch ở một số quốc gia
(attribution: Copyright Rice University, OpenStax, under CC BY 4.0 license)

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi nghiệp


❖ Các yếu tố cộng đồng khác

Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh tại một quốc
gia như: Tỷ lệ việc làm; Chính sách của chính phủ, và các vấn đề
thương mại.

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi nghiệp


❖ Các yếu tố cộng đồng khác

Trong khi đó, một số doanh nhân quan tâm đến việc giải quyết
một vấn đề xã hội, môi trường hoặc kinh tế (Doanh nhân xã
hội - Social Entrepreneur). Họ xác định các vấn đề trọng tâm
là các vấn đề chung của xã hội hoặc cộng đồng như chất
lượng cuộc sống hay sức khỏe cộng đồng.

16
1/15/2024

Figure 1.6

Một ví dụ điển hình là Angad Daryani, một nhà phát minh trẻ tuổi làm việc tại Media Lab - Viện Công nghệ
Massachusetts (MIT), nơi anh phát minh ra bộ lọc không khí (quy mô lớn) để làm sạch các chất ô nhiễm và
chất gây ung thư từ không khí. Điều này giúp ích rất nhiều cho quê hương của Daryani là Ấn Độ.

01 Các khía cạnh của khởi nghiệp


1.2 Tầm nhìn và mục tiêu khởi nghiệp

Learning Objectives
1.2 Tầm nhìn và mục tiêu

• Xác định tầm nhìn

• Phát triển một tuyên bố về tầm nhìn

17
1/15/2024

1.2.1 Tầm nhìn kinh doanh


Tầm nhìn là một phần quan trọng hình thành tương lai và điều này đặc biệt
đúng đối với các doanh nhân. Thiết lập tầm nhìn là bước đầu tiên trong
nhiều bước để biến biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực.

Nhiều doanh nhân mong muốn thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức vĩ đại
để thay đổi thế giới. Một số khác biết chính xác những gì họ muốn tạo ra,
trong khi những người khác lại tìm ra điều đó trong quá trình thực hiện. Mặc
dù không có bí quyết thành công nào, nhưng bạn cần phải có một số ý
tưởng về những gì bạn hình dung cho tương lai kinh doanh của mình:
Bạn nhìn thấy gì trong tương lai của mình? Bạn muốn đóng góp cho thế giới
như thế nào?

1.2.1 Tầm nhìn kinh doanh


Tầm nhìn của một doanh nhân là sự khởi đầu của một hành trình, xác định
điều mà người doanh nhân đạt được với những nỗ lực kinh doanh của
mình. Hay nói cách khác, tầm nhìn nói lên những gì doanh nhân mong
muốn doanh nghiệp sẽ đạt được trong tương lai - có thể là 5 hoặc 10
năm.

Tuyên bố sứ mệnh là một tuyên bố chính thức về những gì dự án kinh


doanh sẽ làm, giá trị mà dự án sẽ mang lại và cách thức thực hiện hành
động này. Khi mô tả sứ mệnh, hãy suy nghĩ cẩn thận về tuyên bố giá trị mà
doanh nghiệp cam kết.

1.2.1 Tầm nhìn kinh doanh


Tầm nhìn và Sứ mệnh

Tầm nhìn là sự khởi đầu của một hành trình, xác định điều mà người doanh
nhân muốn đạt được với những nỗ lực kinh doanh của mình. Hay nói cách
khác, tầm nhìn nói lên những gì doanh nhân mong muốn doanh nghiệp
sẽ đạt được trong tương lai - có thể là 5 hoặc 10 năm.

Tuyên bố sứ mệnh là một tuyên bố chính thức về những gì dự án kinh


doanh sẽ làm, giá trị mà dự án sẽ mang lại và cách thức thực hiện hành
động này. Khi mô tả sứ mệnh, hãy suy nghĩ cẩn thận về tuyên bố giá trị mà
doanh nghiệp cam kết.

18
1/15/2024

1.2.1 Tầm nhìn kinh doanh


Trong ngắn hạn, tầm nhìn có thể tập trung vào một vấn đề hoặc tình huống
địa phương. Theo thời gian, nó sẽ phát triển thành một tầm nhìn rộng hơn,
bao gồm nhiều thị trường hoặc hướng đến nhóm khách hàng đa dạng hơn.

Hãy sử dụng trí tưởng tượng và sự sáng tạo để tạo ra bức tranh tương lai
về hoạt động kinh doanh. Mặc dù vậy, người doanh nhân cần hiểu rõ về
ngành kinh doanh, sự cạnh tranh và các xu hướng đang phát triển hoặc có
thể phát triển trong tương lai. Điều này giúp định hướng tầm nhìn và xác
định xem nó khác biệt như thế nào so với các hoạt động kinh doanh khác.

Lý tưởng nhất là tầm nhìn phải sâu sắc, táo bạo, truyền cảm hứng và
đáng tin cậy. Đồng thời, nó phải được phát triển thành một tuyên bố
tầm nhìn chính thức.

1.2.2 Những phương pháp tiếp cận sáng tạo


để phát triển tầm nhìn
Một cách tiếp cận để xác định tầm nhìn cho tương lai là bắt đầu từ mục
tiêu cuối cùng: Bạn nghĩ đến hình ảnh nào về tương lai mà bạn mong
muốn? Làm thế nào tầm nhìn này có thể phù hợp với những ý tưởng của
bạn về việc tạo dựng một dự án kinh doanh thành công?

Lưu ý rằng những câu hỏi này liên quan đến cả tương lai cá nhân của bạn
và tầm nhìn cho tương lai doanh nghiệp của bạn. Hai hình ảnh này nên
cùng tồn tại. Tầm nhìn về tương lai cá nhân tạo nên các nguồn lực cần thiết
để hỗ trợ cho tương lai của doanh nghiệp, tương lai của doanh nghiệp sẽ
cung cấp chất liệu cho tương lai cá nhân.

1.2.2 Những phương pháp tiếp cận sáng tạo


để phát triển tầm nhìn
Một cách tiếp cận khác để phát triển tầm nhìn là sử dụng quá trình tư duy
sáng tạo. Cách tiếp cận này tạo ra những ý tưởng mới. Quá trình tư duy
sáng tạo này gồm bốn bước (Firgue1.8):

(1) Chuẩn bị ( Preparation)

(2) Ươm tạo( Incubation)

(3) Soi sáng ( Illumination)

(4) Xác minh ( Verification)

19
1/15/2024

Figure 1.8

These are the four steps of the creative thinking process.


(attribution: Copyright Rice University, OpenStax, under CC BY 4.0 license)

(1) Chuẩn bị ( Preparation)


Trong giai đoạn chuẩn bị, hãy thu thập thông tin và thu thập ý tưởng. Là một
phần của quá trình khai thác các ý tưởng sáng tạo, bạn có thể áp dụng tư
duy khác biệt bằng cách tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, ngay cả khi
những ý tưởng đó có vẻ không logic. Kết quả của bước này là tạo ra một
danh sách các ý tưởng xung đột hoặc các ý tưởng đa dạng và khác
biệt.

(2) Ươm tạo ( Incubation)


Chúng ta đang lập trình cho tâm trí của mình nhận thức rằng những ý
tưởng được hình thành từ quá trình chuẩn bị là những chủ đề quan
trọng cần xem xét. Khi đó, tâm trí vô thức vẫn tiếp tục suy nghĩ về chúng
ngay cả khi chúng ta đang làm những việc khác. Giai đoạn ươm tạo này rất
cần thiết để thúc đẩy sự sáng tạo.

(3) Soi sáng ( Illumination)


Tại một thời điểm nào đó, bạn có thể đột nhiên khám phá được nguồn cảm
hứng hoặc sự soi sáng— Khoảnh khắc aha! — Câu trả lời hiện lên trong
ý thức của chúng ta.

(4) Xác minh ( Verification)


Bước cuối cùng là xác minh, xây dựng tuyên bố hoặc thông điệp về tầm
nhìn của chúng ta.

20
1/15/2024

1.2.2 Những phương pháp tiếp cận sáng tạo


để phát triển tầm nhìn
Ngoài ra, bạn có thể tiến hành nghiên cứu về ý tưởng kinh doanh bằng cách
tạo các cuộc khảo sát và đặt câu hỏi cho mọi người về trải nghiệm của họ
liên quan đến ý tưởng của bạn.

Ví dụ: Giả sử bạn đang cân nhắc việc tạo ra một loại thực phẩm mới tốt cho
sức khỏe, có thể ăn khi đi làm. Tuy nhiên, ý tưởng này là chưa rõ ràng và
chưa thể phát triển thành một tầm nhìn cụ thể. Bạn sẽ làm gì trong trường
hợp này?

1.2.3 Đạt được sự cân bằng


Khởi nghiệp đi kèm với nhiều thách thức vì doanh nhân phải đội nhiều chiếc
mũ. Điều này đặc biệt đúng nếu doanh nhân là người duy nhất trong doanh
nghiệp của chính mình.

Bất kể mô hình kinh doanh nào, các doanh nhân đều phải có khả năng đạt
được sự cân bằng giữa sự cống hiến cho việc phát triển hoạt động kinh
doanh và cuộc sống cá nhân của mình. Phát triển tầm nhìn bao gồm các
lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân của bạn có thể
giúp bạn đạt được sự cân bằng này.

1.2.3 Đạt được sự cân bằng


Bạn cân nhắc những khía cạnh nào khi nghĩ về một cuộc sống cân
bằng?

Có đủ tiền để hỗ trợ cuộc sống có thể là một khía cạnh chính. Tuy nhiên,
các khía cạnh khác như các hoạt động thể thao hoặc sở thích, tương tác xã
hội và giải trí, sự hài lòng với cách bạn kiếm tiền, các mối quan hệ gia đình
và cá nhân cũng như giá trị khác cũng rất cần được xem xét.

Nhiều doanh nhân khởi nghiệp theo phong cách sống gặp phải những thách
thức trong việc đáp ứng nhu cầu của dự án kinh doanh trong khi vẫn duy trì
sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

21
1/15/2024

1.2.3 Đạt được sự cân bằng


Nhưng làm thế nào để chúng ta đạt được sự cân bằng ?

Các cuộc thảo luận với gia đình, các mối quan hệ thân thiết và nhóm khởi
nghiệp nên diễn ra trong giai đoạn đầu hình thành ý tưởng để đánh giá
sự ủng hộ của những người mà lợi ích của họ có thể bị tổn hại do sự cống
hiến của doanh nhân trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Dành thời gian cho bản thân là rất quan trọng. Điều này có thể liên quan
đến việc tạo lịch quản lý thời gian:
“Leaving work at the office” is a successful strategy that many business
people use to separate their personal and professional lives.

1.2.3 Đạt được sự cân bằng


Nhưng làm thế nào để chúng ta đạt được sự cân bằng ?

Nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu cũng như sở thích và điều
không thích của bản thân cũng có thể giúp bạn đạt được và duy trì sự cân
bằng trong cuộc sống.

Việc có những người cố vấn hay sử dụng các công cụ hỗ trợ như danh
sách kiểm tra công việc, timeline cũng có thể giúp bạn đi đúng hướng và
ngăn chặn việc “bỏ quên” các hoạt động quan trọng trong công việc kinh
doanh hoặc cuộc sống cá nhân.

1.2.4 Vai trò của việc xác định mục tiêu


Tầm nhìn phác thảo ra tương lai, trong khi mục tiêu tập trung vào kết quả
mong muốn. Mặc dù tầm nhìn là chìa khóa để tạo ra tương lai mà bạn mong
muốn cho bản thân và doanh nghiệp của mình, xác định mục tiêu cũng rất
quan trọng để giúp bạn nhận ra các bước cần thiết để biến tầm nhìn đó
thành hiện thực.

Mục tiêu SMART là các mục tiêu được cấu trúc và xác định rõ ràng, cụ thể,
có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và phù hợp (Firgue 1.9).

22
1/15/2024

Figure 1.9

Creating SMART goals can help you realize your vision. (attribution: Copyright Rice University, OpenStax, under CC BY 4.0
license)

• Cụ thể (Specific): Mục tiêu của bạn phải cụ thể thay vì quá rộng.

• Có thể đo lường được (Measurable): Bạn sẽ có thể kiểm tra theo cách có thể
định lượng xem liệu mục tiêu có đạt được hay không, nghĩa là cần có một số
phương pháp để xác định xem mục tiêu có đạt được hay không.

• Có thể đạt được (Achievable): Mục tiêu phải đạt được; nó không thể cao đến
mức không thể thực hiện được. Mặt khác, mục tiêu không nên dễ dàng đến mức
có thể hoàn thành nhanh chóng hoặc tốn ít công sức.

• Thích hợp (Relevant): Mục tiêu phải phù hợp với điều bạn muốn đạt được; điều
này có nghĩa là mục tiêu phải phù hợp với kết quả cần đạt được.

• Thời hạn xác định (Timely) : Mỗi mục tiêu cần có thời hạn xác định, thời điểm
mà mục tiêu phải hoàn thành.

1.2.4 Vai trò của việc xác định mục tiêu


Bạn đã định nghĩa về thành công và tuyên bố tầm nhìn của bạn. Bây giờ,
vận dụng khung mục tiêu SMART, bạn hãy tạo một danh sách các mục tiêu
ngắn hạn khả thi và hướng đến tầm nhìn của mình.

23
1/15/2024

01 Các khía cạnh của khởi nghiệp


1.3 Tư duy khởi nghiệp

Learning Objectives
1.3 Tư duy khởi nghiệp

• Hiểu được ý nghĩa của việc có tư duy kinh doanh

• Mô tả được ý nghĩa của tinh thần kinh doanh và niềm đam


1.3.1 Tư duy kinh doanh


Tinh thần khởi nghiệp có nhiều hình thức nhưng các doanh nhân đều có một
đặc điểm chung: Doanh nhân là người xác định được cơ hội và lựa
chọn hành động theo cơ hội đó. Hầu hết các dự án kinh doanh đều là
những biến thể sáng tạo của một ý tưởng có thể giải quyết vấn đề hoặc đáp
ứng nhu cầu đã lan rộng khắp cộng đồng, khu vực và quốc gia.

Nhiều doanh nhân bắt đầu một công việc kinh doanh bằng cách giải quyết
một vấn đề quan trọng, đưa ra sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại một số giá
trị mà người sử dụng đánh giá cao. Trong khi đó, các doanh nhân khác bắt
đầu kinh doanh bằng cách đưa ra một “better mousetrap - cái bẫy chuột
tốt hơn” về sản phẩm, dịch vụ hoặc cả hai.

24
1/15/2024

1.3.1 Tư duy kinh doanh


Trong mọi trường hợp, điều quan trọng là doanh nhân phải hiểu rõ thị
trường và phân khúc mục tiêu. Từ đó, doanh nhân xác định được vấn đề
hoặc nhu cầu chính chưa được đáp ứng (“điểm yếu”), phát triển ý tưởng và
đưa ra giải pháp hữu hiệu và khả thi.

Theo đó, nhận thức được môi trường xung quanh và những trải
nghiệm trong cuộc sống có thể mang lại nhiều cơ hội kinh doanh.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta liên tục tìm thấy những điều có thể
cải thiện.

1.3.1 Tư duy kinh doanh


Ví dụ:
“Nếu chúng ta không phải đi làm thì sao?”
“Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi không cần phải sở hữu một
chiếc xe nhưng vẫn có quyền sử dụng một chiếc xe?”
“Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể thư giãn khi đi làm thay
vì bị căng thẳng vì giao thông?”

Figure 1.10

Những loại câu hỏi này đã truyền cảm hứng cho các dự án kinh doanh như dịch vụ chia sẻ xe như Uber, ngành
công nghiệp xe tự lái và khả năng tiếp cận xe đạp ngắn hạn trong chương trình chia sẻ xe đạp ở Pella, Iowa

25
1/15/2024

1.3.1 Tư duy kinh doanh


Những ý tưởng này xuất phát từ việc có tư duy kinh doanh, nhận thức và
tập trung vào việc xác định cơ hội thông qua giải quyết vấn đề cũng như sự
sẵn sàng tiến về phía trước để thúc đẩy ý tưởng đó.

Tư duy kinh doanh là lăng kính mà qua đó doanh nhân nhìn thế giới,
nơi mọi thứ được xem xét dưới góc độ kinh doanh khởi nghiệp.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu”

“Nếu chúng ta làm điều này thì sao?”

“Điều gì sẽ xảy ra nếu đối thủ cạnh tranh làm điều đó?”

1.3.1 Tư duy kinh doanh


Hầu hết mọi người đều làm theo những thói quen và truyền
thống mà không nhận thức được môi trường xung quanh hoặc
nhận thấy những cơ hội. Để trở thành một doanh nhân, bạn
cần nhận ra rằng có một cơ hội tồn tại và sẵn sàng hành
động theo nó.

1.3.2 Tinh thần kinh doanh và niềm đam mê


Ý nghĩa của tinh thần kinh doanh là gì?

Trong bối cảnh khởi nghiệp, tinh thần kinh doanh


(entrepreneurial spirit) có nghĩa là đam mê, có mục đích, tích
cực, táo bạo, tò mò và sự kiên trì (passionate, purposeful,
positive, bold, curious, and persistent)

Tinh thần kinh doanh giúp các doanh nhân vượt qua những
trở ngại và đương đầu với những thách thức với thái độ có thể
làm được.

26
1/15/2024

1.3.2 Tinh thần kinh doanh và niềm đam mê


Tinh thần kinh doanh liên quan đến niềm đam mê trình bày một ý tưởng
đáng giá và có giá trị, sẵn sàng nghĩ xa hơn các khuôn mẫu và quy trình
đã được thiết lập, trong khi vẫn lưu ý đến luật pháp và quy định của địa
phương. Trong nỗ lực thay đổi các khuôn mẫu đã được thiết lập, doanh
nhân đưa ra những lựa chọn thay thế cho những khuôn mẫu đã được
thiết lập đó.

Niềm đam mê là một phần quan trọng của quá trình khởi nghiệp. Niềm đam
mê có thể giúp doanh nhân tiếp tục hành động ngay cả khi thế giới bên
ngoài gửi đi những thông điệp tiêu cực hoặc phản hồi kém tích cực.
Điều này là rất phổ biến bởi các doanh nhân thường xuyên phải đối mặt với
thách thức về áp lực phải tuân theo những thói quen và khuôn mẫu đã được
thiết lập.

02 Các con đường và hành trình khởi nghiệp.

2.1 Tổng quan về Hành trình khởi nghiệp

Learning Objectives
2.1 Tổng quan về Hành trình khởi nghiệp
• Giải thích hành trình khởi nghiệp là một lựa chọn nghề
nghiệp

• Xác định các bước hành động chính trong hành trình khởi
nghiệp

• Nhận biết những phần thưởng và rủi ro của các bước


trong hành trình khởi nghiệp

27
1/15/2024

2.1.1 Hành trình khởi nghiệp là một lựa chọn


nghề nghiệp
Những thay đổi của thời đại tạo ra nhiều cơ hội cho khởi
nghiệp phát triển.
Các nghiên cứu cho thấy lại khi nền kinh tế tăng trưởng
và thị trường việc làm phát triển lại làm giảm rủi ro khi
doanh nhân khởi nghiệp.
Khởi nghiệp giờ đây như một lựa chọn nghề nghiệp. Như
cầu thuê ngoại tạo ra cơ hội cho những nhà thầu độc lập
(independent contractor). Độ tuổi tham gia hoạt động
khởi nghiệp nhiều nhất là trên 40 tuổi.

2.1.1 Hành trình khởi nghiệp là một lựa chọn


nghề nghiệp
Tuy vậy, không phải ai cũng sẵn sàng trở thành doanh nhân
khởi nghiệp.

Nhiều người có những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, phù


hợp nhưng lại chưa bao giờ thực hiện bước đầu tiên để
hiện thực hóa nó:

“Mọi hành trình đều bắt đầu bằng một bước đi - Every
journey begins with a single step.”

2.1.1 Hành trình khởi nghiệp là một lựa chọn


nghề nghiệp
Nhiều người có thể nhận ra một cơ hội nhưng phần đông
trong số đó không hành động để hiện thực hóa ý tưởng đó.
Doanh nhân được định nghĩa là người không chỉ nhận
ra cơ hội mà còn sẵn sàng hành động vì cơ hội đó.

Hành trình khởi nghiệp có thể giống như một chuyến phiêu
lưu, thú vị nhưng đầy thử thách.

→ Cần phải có sự tự tin, can đảm, quyết tâm, kiên trì và


một số bí quyết để lựa chọn khởi nghiệp làm nghề nghiệp.

28
1/15/2024

Figure 2.2

Đối với một số người, việc chuẩn bị cho hành trình khởi nghiệp có thể giống như
tham gia một chuyến phiêu lưu bằng bè trên sông, nơi kết hợp phong cảnh đẹp với
nhiều thử thách.
(credit: “Hands Up” by Jeramey Jannene/Flickr, CC BY 2.0)

Bên cạnh sự tự tin, can đảm và sẵn sàng thực hiện, doanh nhân
khởi nghiệp cần ghi nhớ những điều sau:

• Bạn là duy nhất

• Chúng ta có thể học được sự khôn ngoan từ những bài học


kinh nghiệm của các doanh nhân giàu kinh nghiệm.

• Lựa chọn nghề nghiệp kinh doanh đòi hỏi sự trung thực, suy
ngẫm và có xu hướng hành động.

• Bạn cũng cần hiểu rằng bạn không thể tự mình hoàn thành
mọi việc và bạn có thể cần yêu cầu trợ giúp.

2.1.2 Hành trình khởi nghiệp


Một cách khái quát, bắt đầu hành trình khởi nghiệp bao
gồm bảy bước chính như sau:

• Bước 1: Cảm hứng (Inspiration) – Động lực trở thành


doanh nhân của bạn là gì?

• Bước 2: Chuẩn bị (Preparation) – Bạn có những tố chất


cần thiết để trở thành một doanh nhân không?

• Bước 3: Đánh giá (Assessment) – Ý tưởng của dự án kinh


doanh là gì?

29
1/15/2024

•Bước 4: Huy động các nguồn lực (Exploring Resources) –


Làm sao có những nguồn lực để thực hiện dự án này?

•Bước 5: Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) – Doanh


nghiệp có cơ cấu và mô hình kinh doanh như thế nào ?

•Bước 6: Điều hướng (Navigation) – Khi điều ngoài kế


hoạch xảy ra, bạn sẽ điều hướng công việc kinh doanh của
mình như thế nào?

•Bước 7: Thực thi (Launch) – Bạn sẽ thực thi dự án kinh


doanh của mình khi nào và như thế nào?

02 Các con đường và hành trình khởi nghiệp.


2.2 Con đường khởi nghiệp

Learning Objectives

2.2 Con đường khởi nghiệp

• Hiểu các cơ hội mạo hiểm khác nhau tạo ra những con đường
khác nhau để khởi nghiệp

• Mô tả các phương pháp tìm ra con đường khởi nghiệp

30
1/15/2024

2.2 Con đường khởi nghiệp

Hành trình khởi nghiệp có thể đi qua nhiều con đường, mỗi
con đường đều có những trở ngại, khúc mắc và ngã rẽ
trước đến đích. Vì vậy, nhiều doanh nhân đã đi theo những
con đường khác nhau.

Con đường khởi nghiệp tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc
biệt là các cơ hội khác nhau dẫn đến con đường khởi
nghiệp khác nhau. Điều quan trọng là tìm được con
đường khởi nghiệp phù hợp.

2.2 Con đường khởi nghiệp

Một cách để tìm ra con đường khởi nghiệp cho cá nhân bạn
là tiến hành nghiên cứu và thử sức với các vai trò liên quan
đến công việc kinh doanh mà bạn mong muốn.

Để làm điều này, bạn hãy “theo dõi” một chuyên gia trong
lĩnh vực bạn mong muốn, trở thành “người quan sát”
những gì liên quan đến việc điều hành kinh doanh đó.

2.2 Con đường khởi nghiệp

Một cách khác để tìm kiếm con đường khởi nghiệp của bạn
thông qua Khởi động mềm (Your Personal Path through
a Soft Launch), dấn thân và trải nghiệm quá trình này
bằng cách khởi động một dự án kinh doanh “mềm”.

Mặc dù điều này có vẻ như là một bước nhảy vọt lớn hoặc
bạn có thể cảm thấy mình chưa sẵn sàng, nhưng hãy nhớ
rằng tinh thần kinh doanh là một môn học mang tính trải
nghiệm và chỉ có thể hiểu được đầy đủ thông qua trải
nghiệm thực tế.

31
1/15/2024

2.2 Con đường khởi nghiệp

Triển khai một dự án kinh doanh trong một khung thời gian
hoặc đối tượng có hạn để thu thập kinh nghiệm, hiểu biết
sâu sắc và phản hồi về thị trường mục tiêu hoặc người tiêu
dùng—một quá trình được gọi là khởi động mềm—sẽ
cung cấp phản hồi có giá trị về cách đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng hoặc cải thiện sản phẩm của bạn để đảm
bảo thành công.

32
1/15/2024

Chương 2
Đạo đức và trách
nhiệm xã hội của nhà
khởi nghiệp

Môn học: KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

NỘI DUNG BÀI HỌC

01 Trách nhiệm xã hội, các vấn đề đạo đức và


pháp lý trong khởi nghiệp
1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2 Doanh nghiệp có tinh thần xã hội
1.3 Đạo đức kinh doanh
1.4 Vấn đề pháp lý

Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo đức và


02 Trách nhiệm giải trình.

Learning Objectives
1. Các vấn đề đạo đức và pháp lý trong khởi nghiệp

• Định nghĩa và mô tả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


(CSR) và tinh thần kinh doanh xã hội

• Xác định các vấn đề đạo đức và pháp lý

• Hiểu cách tiếp cận để giải quyết các tình huống khó xử về
đạo đức/pháp lý sau khi được xác định

1
1/15/2024

01 Đạo đức và trách nhiệm xã hội của nhà khởi nghiệp

1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Case study
Năm 2015, trước nhu cầu lớn của
thị trường, Martin Shkreli, cựu
Giám đốc điều hành của công ty
dược phẩm Retrophin và Turing
Pharmaceuticals, quyết định tăng
giá thuốc điều trị HIV từ 13,50
USD lên 750 USD một viên. Công
chúng ngay lập tức cho rằng hành
động của ông là phi đạo đức.

Bạn nghĩ sao về tình huống này?

1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một doanh nhân vừa có đạo đức vừa có trách


nhiệm xã hội có nghĩa là gì?

→ Doanh nhân ngày nay cần nâng cao nhận thức về


các bên liên quan và cộng đồng, thay vì chỉ hướng
đến lợi nhuận công ty và các cổ đông.

2
1/15/2024

1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Quan niệm truyền thống cho rằng điều quan trọng nhất đối với
CEO là lợi nhuận của cổ đông. Tuy nhiên, quan niệm này dần được
thay thế bằng quan điểm tiến bộ hơn, yêu cầu các doanh nhân phải
xem xét tất cả các bên liên quan khi đưa ra những quyết định kinh
doanh quan trọng có khả năng gây hậu quả sâu rộng.

→ Trách nhiệm xạ hội cũa doanh nghiệp


(Social Responsibility in Business)

1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Hội nghị bàn tròn kinh doanh (the Business Roundtable), tập hợp
các CEO từ các công ty lớn nhất và thành công nhất ở Mỹ, gần đây
đã đưa ra một tuyên bố mới về đạo đức kinh doanh:

“Cùng với các đối tác trong khu vực công, tư và phi lợi nhuận, các
CEO của Hội nghị bàn tròn doanh nghiệp cam kết thúc đẩy các giải
pháp tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa cho người lao động, gia đình,
cộng đồng và doanh nghiệp”.

1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Hội nghị bàn tròn kinh doanh (the Business Roundtable), tập hợp
các CEO từ các công ty lớn nhất và thành công nhất ở Mỹ, gần đây
đã đưa ra một tuyên bố mới về đạo đức kinh doanh:

“Cùng với các đối tác trong khu vực công, tư và phi lợi nhuận, các
CEO của Hội nghị bàn tròn doanh nghiệp cam kết thúc đẩy các giải
pháp tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa cho người lao động, gia đình,
cộng đồng và doanh nghiệp”.

3
1/15/2024

1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Điều này nghĩa là tạo ra một môi trường kinh doanh trong
đó mỗi thành viên của tổ chức được khuyến khích, tạo điều
kiện và hỗ trợ để phát triển năng lực đạo đức nhằm phân
biệt đúng sai một cách thường xuyên và có hệ thống.

Điều này cũng có nghĩa là tổ chức, với tư cách là một hệ


thống tổng thể, đưa ra các biện pháp xử lý nhất quán, có ý
nghĩa và kịp thời đối với các hành vi phi đạo đức và hành
động vô trách nhiệm.

1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


Sự bền vững của doanh nghiệp bắt đầu từ hệ thống giá trị
của công ty. Liên hợp quốc đã thiết lập Mười nguyên tắc
của Hiệp ước Toàn cầu kêu gọi các công ty phát triển
“cách tiếp cận có nguyên tắc để kinh doanh”.

Theo Hiệp ước Toàn cầu, doanh nghiệp cần cần đáp ứng
được các trách nhiệm cơ bản ở 4 khía cạnh chính sau đây:
(1) Quyền con người, (2) Lao động, (3) Môi trường và (4)
chống tham nhũng.

1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


(1) Quyền con người

Nguyên tắc 1: Ủng hộ và tôn trọng việc bảo vệ các quyền


con người được quốc tế công bố;

Nguyên tắc 2: Đảm bảo rằng không thỏa hiệp với các hành
vi vi phạm quyền con người (nhân quyền).

4
1/15/2024

1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


(2) Lao động

Nguyên tắc 3: Đề cao quyền tự do của các hiệp hội và


công nhận quyền thương lượng tập thể;

Nguyên tắc 4: Xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức;

Nguyên tắc 5: Xóa bỏ lao động trẻ em;

Nguyên tắc 6: Xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và


nghề nghiệp.

1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


(3) Môi trường

Nguyên tắc 7: Ủng hộ cách tiếp cận phòng ngừa trước các
thách thức môi trường;

Nguyên tắc 8: Thực hiện các sáng kiến nhằm nâng cao
trách nhiệm môi trường;

Nguyên tắc 9: Khuyến khích phát triển và phổ biến các


công nghệ thân thiện với môi trường.

1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


(4) Chống tham nhũng

Nguyên tắc 10: Chống tham nhũng dưới mọi hình thức, bao
gồm tống tiền và hối lộ.

Bằng cách kết hợp 10 nguyên tắc trên vào các chiến lược,
chính sách và thủ tục, đồng thời thiết lập văn hóa liêm
chính, các công ty không chỉ đề cao trách nhiệm cơ bản
của mình đối với con người và xã hội mà còn tạo tiền đề
cho sự phát triển bền vững.

5
1/15/2024

1.2 Doanh nghiệp có tinh thần xã hội


Doanh nghiệp có tính thần xã hội mô tả các dự án kinh
doanh do các doanh nhân khởi xướng (doanh nhân xã hội),
ủng hộ hoặc đấu tranh cho một vấn đề xã hội. Họ có thể tận
dụng nguyên nhân đó làm nền tảng để phát triển và duy trì một
tổ chức có hiệu quả kinh tế.

Vấn đề xã hội thường là các hạn chế xã hội tốn kém và kinh
niên, một sai lầm hoặc bất công xã hội cần phải được sửa
chữa hoặc một vấn đề toàn cầu đã bị xã hội hoặc các tổ chức
bỏ qua.

1.2 Doanh nghiệp có tinh thần xã hội


Trong khi mục tiêu chính và mục tiêu cuối cùng của một
doanh nhân có trách nhiệm xã hội là tạo ra của cải, thì mục
tiêu chủ yếu của một doanh nhân có tinh thần xã hội là phục
vụ xã hội, tạo ra của cải để giải quyết vấn đề xã hội.

Nghĩa là, doanh nhân có tinh thần xã hội làm việc để thúc
đẩy xã hội phát triển thay vì tích lũy của cải lớn hơn cho cổ
đông. Các doanh nhân xã hội thường có những phẩm chất
như thái độ vị tha, ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm của
mình, cam kết mạnh mẽ để tạo ra sự thay đổi.

1.2 Doanh nghiệp có tinh thần xã hội


❖ Doanh nghiệp có tinh thần bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp có tinh thần bảo vệ môi trường ủng hộ các hoạt
động vừa hiệu quả về mặt kinh tế vừa thân thiện và bảo vệ môi
trường.

(1) Một tổ chức phi lợi nhuận hưởng đến bảo vệ và cải tạo môi
trường
(2) Trở thành thành viên của một tổ chức vận động chính sách bảo
vệ môi trường
(3) Một công ty tư nhân cam kết hoạt động theo cách có trách nhiệm
với môi trường

6
1/15/2024

1.2 Doanh nghiệp có tinh thần xã hội

Trọng tâm về môi trường đề cập đến các sáng kiến nhằm
bảo tồn hệ sinh thái như năng lượng sạch và tái tạo, quản lý
chất thải, các chương trình chống lại biến đổi khí hậu, cải
thiện nguồn cung cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học và
giảm suy thoái môi trường và nạn phá rừng.

Những sáng kiến này có hiệu quả về mặt tài chính từ quan
điểm kinh doanh, đồng thời không gây ô nhiễm, lãng phí,
phá hủy hay gây hậu quả tiêu cực cho môi trường.

1.3 Đạo đức kinh doanh


Theo đó, quan điểm về thành công với tư cách là một doanh nhân
cũng thay đổi. Nó bao gồm nhiều điều hơn chỉ đơn giản là kiếm tiền
và phát triển một dự án kinh doanh như: Đối xử với nhân viên,
khách hàng và cộng đồng nói chung bằng sự trung thực và tôn
trọng; Tham gia vào các giao dịch trung thực; lợi nhuận kiếm được
không đến từ việc trục lợi người khác.

Do đó, đạo đức kinh doanh hướng dẫn cách ứng xử mà các doanh
nhân và công ty của họ tuân thủ pháp luật và tôn trọng quyền của
các bên liên quan, đặc biệt là khách hàng, khách hàng, nhân viên
cũng như cộng đồng và môi trường xung quanh.

1.3 Đạo đức kinh doanh


Hành xử có đạo đức trong kinh doanh đòi hỏi doanh nhân phải tuân
thủ chặt chẽ những quy định bắt buộc của pháp luật, nhưng như
vậy vẫn chưa đủ.

Doanh nhân cần phải hành xử chính trực: đề cao các giá trị đạo
đức. Luôn phấn đấu để trở thành người tốt nhất và chuyên nghiệp
nhất có thể trong mọi mối quan hệ tương tác với người khác.

Tính chính trực trong kinh doanh mang lại nhiều lợi ích. Nó là cơ sở cơ
bản để phát triển và duy trì niềm tin. Điều này rất quan trọng đối với tất
cả các cam kết hợp đồng chính thức và không chính thức giữa doanh
nghiệp và tất cả các bên liên quan.

7
1/15/2024

1.3 Đạo đức kinh doanh


❖ Phát triển “la bàn đạo đức” (moral compass) cho tổ chức

Các lãnh đạo công ty cần phát triển “la bàn đạo đức” giúp tổ chức của
mình nhận định hành vi đạo đức và phi đạo đức. Khi các cá nhân trong
một tổ chức hành động có đạo đức một cách có hệ thống, họ đã tiếp
thu được la bàn đạo đức mà nhà lãnh đạo thiết lập.

1.3 Đạo đức kinh doanh


❖ Phát triển “la bàn đạo đức” (moral compass) cho tổ chức

Các lãnh đạo công ty cần phát triển “la bàn đạo đức” giúp tổ chức của
mình nhận định hành vi đạo đức và phi đạo đức. Khi các cá nhân trong
một tổ chức hành động có đạo đức một cách có hệ thống, họ đã tiếp
thu được la bàn đạo đức mà nhà lãnh đạo thiết lập.

1.4 Vấn đề pháp lý


Các lĩnh vực có nhiều vấn đề pháp lý tiềm ẩn bao gồm: sở hữu trí tuệ,
hợp đồng và các vấn đề vi phạm, chống độc quyền, xung đột lợi ích,
và công bố thông tin.

8
1/15/2024

1.4 Vấn đề pháp lý


❖ Sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ là sản phẩm hoặc kết quả lao động sáng tạo
của một hoặc nhiều cá nhân nhằm biến ý tưởng độc đáo
thành sản phẩm/dịch vụ có tính thực tiễn và có giá trị gia tăng.
Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ về mặt pháp lý.

Để phát triển bền vững, doanh nhân cần tôn trọng cũng như
có trách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của công ty.

1.4 Vấn đề pháp lý


❖ Hợp đồng và các vấn đề vi phạm

Đa phần doanh nhân đều tham gia vào các hợp đồng một
cách thường xuyên, và do đó cần có hiểu biết về các khái
niệm hợp đồng cơ bản.

Tương tự như vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều có thể có
liên quan đến các vấn đề vi phạm, sự cố bất ngờ hay tổn thất.
Vì vậy, các vấn đề về bồi thường thiệt hại, kiện tụng rất cần
được quan tâm.

1.4 Vấn đề pháp lý


❖ Chống độc quyền

Luật chống độc quyền được xây dựng để đảm bảo rằng các
công ty lớn không lạm dụng quyền lực của mình trên thị
trường để loại trừ hoặc hạn chế khả năng tiếp cận thị trường
của đối thủ cạnh tranh.

Điều này rất quan trọng đối với khả năng của doanh nhân khởi
nghiệp trong việc thành lập các doanh nghiệp mới có khả
năng cạnh tranh với các tập đoàn lớn hơn, lâu đời hơn.

9
1/15/2024

1.4 Vấn đề pháp lý


❖ Xung đột lợi ích

Xung đột lợi ích xảy ra khi một cá nhân (hoặc công ty) có lợi
ích trong nhiều lĩnh vực (đầu tư tài chính, nghĩa vụ công việc,
các mối quan hệ cá nhân) và các lợi ích có thể xung đột với
nhau.

Một tình huống phổ biến là vấn đề người đại diên. CEO sử
dụng các nguồn lực hữu hình và trí tuệ của công ty vào việc gì
đó có lợi cho lợi ích cá nhân thay vì lợi ích của công ty.

02 Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo đức và


trách nhiệm giải trình

Learning Objectives
02 Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo đức và trách
nhiệm giải trình

• Mô tả những thách thức tại nơi làm việc trong văn hóa
doanh nghiệp
• Phân biệt giữa cách tiếp cận thụ động và chủ động để
quản lý đạo đức
• Mô tả nền tảng và khuôn khổ của văn hóa tổ chức có đạo
đức xuất sắc
• Xác định các thành phần của một nơi làm việc có đạo đức

10
1/15/2024

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
Trong bức thư gửi toàn bộ nhân viên Airbnb vào năm 2013,
Brian Chesky đã trả lời câu hỏi “Tại sao văn hóa lại quan
trọng với startup?”:

“Khi văn hóa càng mạnh, công ty sẽ cần ít các quy trình hơn.
Một khi văn hóa đã mạnh, bạn có thể tin tưởng rằng mọi người
đều đang làm những điều đúng đắn. Từng cá nhân sẽ trở nên
độc lập và tự chủ. Các thành viên sẽ trở thành một người “lãnh
đạo” trong chính vị trí của mình. Và khi chúng ta có một công ty
với tinh thần doanh trí, chúng ta sẽ có khả năng thực hiện
những “bước nhảy vọt” mạnh mẽ”.

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Văn hóa doanh nghiệp trong công ty khởi nghiệp : Đây là sự
kết hợp giữa tính cách và phong cách quản lý thường được xác
định bởi những người lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp, định
hình các hoạt động kinh doanh ban đầu cũng như văn hóa nơi
làm việc.
- Xây dựng văn hóa kinh doanh thành công: nguyên tắc và
triết lý của người sáng lập sẽ được quán triệt thực hiện thống
nhất và thường xuyên, trở thành truyền thống của công ty.

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Đặc điểm nhân sự của công ty khởi nghiệp

Nhân viên đầu tiên có thể: Nhân viên mới có thể: chỉ tìm
cảm nhận được tinh thần hợp vị trí công việc phù hợp, không
tác gắn kết trực tiếp với người cam kết gắn kết, khó chịu đựng
sáng lập, sẵn sàng trải qua những đòi hỏi khắt khe giờ giấc,
những căng thẳng và khắc sự hỗn loạn và sự chưa ổn định
nghiệt gắn liền với công ty thường có của các doanh
khởi nghiệp để đổi lấy quyền nghiệp khởi nghiệp
sở hữu cổ phần

11
1/15/2024

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
- Xem xét kỳ vọng của doanh nghiệp và nhân viên:
+ Đặc điểm tạo thành kết cấu của công ty khởi nghiệp là sự tôn trọng dành
cho khách hàng.
+ Doanh nhân thành công truyền tải đặc tính này cho tất cả nhân viên nòng cốt.
+ Tuy nhiên, không đảm bảo các thế hệ nhân viên tiếp theo giữ và phát huy
được triết lý tôn trọng khách hàng
+ Triết lý của doanh nghiệp nên được ăn sâu vào nhân viên lâu năm, và phải
được nuôi dưỡng đến mức có ý nghĩa tương tự đối với những nhân viên mới
nhất.

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
- Cần có kế hoạch và theo dõi để đảm bảo doanh nghiệp tuân theo các
giá trị và nguyên tắc đạo đức đã đề ra.
- Các giá trị đạo đức trở thành một phần của văn hóa doanh nghiệp
thông qua thực hiện đào tạo nhân viên và các chương trình khen
thưởng.
- Kế hoạch nuôi dưỡng và phát triển văn hóa ở các phẩm chất và
năng lực đạo đức như tính trung thực, công bằng, trách nhiệm và
lòng trắc ẩn được phát triển và tiếp thu như một kim chỉ nam đạo đức,
được tích hợp vào các hoạt động hàng ngày của tổ chức.

Doanh nhân cần


kết hợp ba
phẩm chất đạo
đức thiết yếu:
sự tin cậy, sự
công bằng và
sự xuất sắc vào
các giá trị cốt lõi
của tổ chức:

12
1/15/2024

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Phát triển nền tảng và khuôn khổ của một tổ chức có trách nhiệm
đạo đức
Xem xét các nguyên tắc đạo đức mà tổ chức muốn ưu tiên. Ví dụ về các
nguyên tắc đạo đức có thể bao gồm: (1)Phục vụ tiến bộ xã hội; (2) Hợp tác
xuất sắc; (3) Bình đẳng giới; (4) Xóa bỏ định kiến.

=> Tạo sự khác biệt cho tổ chức và phát triển lợi thế cạnh
tranh bền vững

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Phát triển nền tảng và khuôn khổ của một tổ chức có trách
nhiệm đạo đức
- Khuôn khổ và nền tảng của đạo đức và trách nhiệm sẽ cho phép
doanh nhân quản lý nhất quán các phẩm chất và nguyên tắc cần
thiết để thành công trong mọi khía cạnh.
- Bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu và phát triển, kỹ thuật, sản xuất,
bán hàng, tiếp thị, lập kế hoạch, ra quyết định, giải quyết vấn đề,
quản lý xung đột và các khía cạnh khác của quản trị tổ chức

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Phát triển nền tảng và khuôn khổ của một tổ chức
có trách nhiệm đạo đức
- Lãnh đạo đóng vai trò là hình mẫu, nâng cao nhận
thức, và khuyến khích các cá nhân tiếp thu một hệ
thống lập luận đạo đức. Đó là cách ứng xử trước
những câu hỏi:

13
1/15/2024

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
"Quyết định của tôi là đúng hay sai (tốt hay xấu)?"
“Tôi đang xử lý thông tin thực tế hay là phỏng đoán?”
“Hậu quả của hành động của tôi là gì?”
“Quyết định của tôi có công bằng và hợp lý không?”
“Tôi đã cung cấp cho cá nhân những gì họ phải trả chưa?”
“Tôi có muốn bị đối xử như vậy không?”
“Liệu hành động này có giúp tôi đạt được kết quả tốt nhất cho
tập thể không?”

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Phát triển nền tảng và khuôn khổ của một tổ chức có
trách nhiệm đạo đức
=> Cho phép mỗi thành viên của tổ chức thực hiện phán đoán
đạo đức hợp lý, phát triển năng lực đạo đức và tiếp thu kim
chỉ nam (la bàn) đạo đức. Nó cũng cho phép nhân viên được liên
kết với mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị lớn hơn của
công ty, sau đó chuyển thành hành động.

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Phát triển văn hóa hợp tác xuất sắc
- Sáng tạo cũng là chìa khóa để một nhóm nghĩ khác đi. Phải có sự tự do tại
nơi làm việc để sự sáng tạo nở rộ. Khi phát triển văn hóa sáng tạo, các
doanh nhân nên xem xét các vấn đề và thách thức sau:
• Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra một nền văn hóa sáng tạo và đổi mới?
• Làm thế nào chúng ta có thể khuyến khích các thành viên trong tổ chức
hợp tác và tận dụng sự sáng tạo của nhau?
• Làm thế nào chúng ta có thể khen thưởng và công nhận mọi người vì sự
sáng tạo của họ?

14
1/15/2024

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Phát triển văn hóa sáng tạo và đổi mới
- Cung cấp phương tiện và cơ hội cho các cá nhân trở thành thành viên
tham gia, sáng tạo và đóng góp toàn thời gian.
- Đổi mới đòi hỏi phải có sự lãnh đạo và quản lý tốt
- Một quy trình có ý nghĩa và hiệu quả để làm việc theo nhóm và hợp tác;
văn hóa học tập và cải tiến; một quy trình nhất quán và có thể đo lường
được để khuyến khích, công nhận, khen thưởng và theo dõi sự đổi mới;
và toàn công ty tập trung vào việc đào tạo và phát triển ý thức sáng tạo.

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Phát triển nguồn nhân lực
- Cho phép công ty liên tục phát triển nguồn lực trí tuệ.
- Cá nhân phát triển năng lực đạo đức, tăng cường khả năng sáng
tạo của cá nhân và đổi mới của tổ chức, cung cấp nguồn nhân lực
có năng lực ổn định cho hệ thống lãnh đạo của công ty và cho phép
công ty tận dụng và thu hoạch những nguồn nhân lực đó để thúc
đẩy xã hội một cách có trách nhiệm.

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Phát triển nguồn nhân lực
- Kế hoạch phát triển suốt đời (lifelong development plan -
LDP) trở thành công cụ chính để hỗ trợ các cá nhân đạt được
sự xuất sắc bằng cách nâng cao hiệu suất, thu hẹp khoảng cách
trong đánh giá và điều chỉnh cá nhân theo mục đích, tầm nhìn,
sứ mệnh, mục tiêu, nhu cầu và mục tiêu lớn hơn.

15
1/15/2024

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình

- Ở mức tối thiểu, một LDP nên:


• Bao gồm các mục đích và mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn và
dài hạn
• Giúp xác định, liên tục phát triển và tận dụng thế mạnh của từng cá
nhân
• Cho phép các cá nhân xác định và thu hẹp khoảng cách có thể đo
lường được trong sản phẩm, hành vi và cải thiện chuyên môn
• Làm rõ các sản phẩm chính và các chỉ số thành công

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Phát triển năng lực lãnh đạo/quản lý có đạo đức và trách
nhiệm
- Văn hóa của tổ chức chủ yếu được định hình bởi các giá trị lãnh
đạo của tổ chức: qua cách các nhà lãnh đạo phát triển mối
quan hệ tin cậy, qua cách động viên nhân viên, qua quyết định
và hành động có trách nhiệm của họ, và qua cách họ trao
quyền, ủy quyền và giám sát nhiệm vụ.

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Phát triển năng lực lãnh đạo/quản lý có đạo đức và trách nhiệm

- DN nên có kế hoạch đào tạo và phát triển các nhà lãnh đạo có trách
nhiệm một cách có hệ thống. Ở mức tối thiểu, điều này nên bao gồm
việc phát triển và quản lý hệ thống lãnh đạo, nuôi dưỡng các năng
lực đạo đức và trí tuệ, cũng như các phần thưởng và hậu quả cho
phép một nhà lãnh đạo phát triển và tiếp thu một kim chỉ nam đạo
đức.

16
1/15/2024

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Phát triển sự liên kết và gắn kết tổ chức bên trong/bên ngoài
- Chìa khóa thành công của tổ chức có đạo đức là sự liên kết và gắn
kết giữa các cá nhân, nhóm và toàn bộ doanh nghiệp. Nó đảm bảo
các cá nhân và đơn vị trong công ty hiểu được mục đích, sứ mệnh,
tầm nhìn cũng như các mục tiêu và mục tiêu của công ty, đồng thời
cung cấp cho mỗi thành viên hoặc tổ chức cơ hội để phục vụ và
phù hợp với mục đích, sứ mệnh và tầm nhìn đó.

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Phát triển sự liên kết và gắn kết tổ chức bên trong/bên ngoài
- Đặt ra những kỳ vọng rõ ràng về cách mọi người đối xử và ứng xử
với nhau để mang lại kết quả.
- Liên quan đến sự liên kết giữa các giá trị của công ty với các giá trị
được tán thành và sự liên kết giữa những gì lãnh đạo nói và làm.
Khi được kết hợp với nhau, những điều này và các sự sắp xếp
khác có thể cho phép các cá nhân và nhóm đi đúng hướng và đạt
được các mục tiêu của công ty một cách hiệu quả.

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Tạo ra môi trường làm việc có đạo đức và có trách nhiệm
- Một nơi làm việc an toàn, lành mạnh và hiệu quả là một môi
trường trong đó cá nhân có mức độ tin tưởng cao và tin tưởng
rằng nếu họ cố gắng hết sức, họ sẽ thấy một số kết quả và
được trả một số thứ để đổi lấy công việc cực nhọc của họ . Bao
gồm các kỳ vọng của nhân viên sau đây:

17
1/15/2024

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
✓ Được đối xử với sự tôn trọng, nhân phẩm và lịch sự mà họ xứng đáng
được hưởng như một con người.
✓ Được hỗ trợ cần thiết, cơ hội bình đẳng và nguồn lực để vượt trội.
✓ Được trao những gì họ xứng đáng và xứng đáng được hưởng một cách
công bằng và bình đẳng.
✓ Được cung cấp một môi trường làm việc an toàn, đảm bảo và không có
thành kiến.
✓ Không bị thúc giục, gây áp lực hoặc mong đợi họ cư xử vô trách nhiệm.

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
● Tạo ra môi trường làm việc có đạo đức và có trách nhiệm
- Môi trường làm việc cần:
✓ Không định kiến
✓ Có bình đẳng giới
✓ Có đa dạng
✓ Có cạnh tranh và hợp tác
✓ Có niềm tin và trách nhiệm

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
Những bước xử lý cần thiết nếu mắc sai lầm:
1. Thừa nhận những sai lầm, thất bại và thiếu sót trước tất
cả các bên liên Quan
2. Truyền đạt hiệu quả bản chất của vấn đề tới các bên liên
quan chính
3. Thông báo cho các bên liên quan về tác động, tác dụng
phụ và nguyên nhân của vấn đề

18
1/15/2024

2. Phát triển Văn hóa nơi làm việc về Đạo


đức và Trách nhiệm giải trình
Những bước xử lý cần thiết nếu mắc sai lầm:
4. Thực hiện các bước cần thiết và ngay lập tức để giải quyết vấn đề
và hạn chế thiệt hại
5. Tiến hành phân tích nguyên nhân gốc triệt để và khách quan để
xác định nguyên nhân cơ bản
6. Giải quyết bất kỳ lỗ hổng nào về con người và hệ thống đã gây ra
vấn đề ngay từ đầu
7. Đưa ra các biện pháp ngăn ngừa lặp lại những sai lầm tương tự

Case study: Văn hóa doanh nghiệp MISA

19
1/15/2024

20
1/15/2024

21
1/15/2024

Chương 3
Đổi mới sáng tạo &
khởi nghiệp

Môn học: Khởi nghiệp kinh doanh

NỘI DUNG
01 GIỚI THIỆU

02 CÁC CÔNG CỤ SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI

03 PHÂN BIỆT: SÁNG TẠO, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT MINH

04 XÂY DỰNG SÁNG TẠO, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT MINH

01 Giới thiệu

1
1/15/2024

01 – GIỚI THIỆU

Every Creativity,
Innovation and
Invention start
from CURIOUS

Xem video: Creativity

01 – GIỚI THIỆU

Giấy vụn bỏ đi

Starry Night – Làm từ giấy vụn bởi Vik Muniz

01 – GIỚI THIỆU
Sự sáng tạo có nhiều dạng. Nó có thể lộn xộn, nhưng tính sáng tạo là
yếu tố thiết yếu của sự đổi mới và sáng tạo, cả hai đều có thể thúc
đẩy tinh thần kinh doanh
Mọi sự sáng tạo đều tập trung giải quyết một hoặc vài vấn đề của
doanh nghiệp.

1
2
3
4

2
1/15/2024

01 – GIỚI THIỆU

“Tập luyện thể thao ít nhất


30p mỗi ngày giúp thúc đẩy
tính sáng tạo, hiệu quả
công việc và giảm các rủi
ro sức khỏe.” - WHO

02 Các công cụ sáng tạo và đổi mới

Learning Objectives
2. Các công cụ sáng tạo và đổi mới
• Mô tả các phương pháp giải quyết vấn đề sáng tạo phổ biến
và hiệu quả
• Vận dụng phương pháp đổi mới hoặc giải quyết vấn đề nào
áp dụng phù hợp trong các bối cảnh khác nhau
• Biết cách tìm kiếm các phương pháp, nghiên cứu và công cụ
đổi mới

3
1/15/2024

02 – CÁC CÔNG CỤ SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI

Phương pháp sáng tạo bằng giải quyết vấn đề

Vấn đề Giải pháp

Tư duy sáng tạo giúp các doanh nhân khởi nghiệp tìm ra
ý tưởng để giải quyết vấn đề của tổ chức – Các hoạt
động đi bộ hoặc vừa đi vừa trò chuyện giúp nâng cao
khả năng tư duy sáng tạo

Sáng tạo bằng “giải quyết vấn đề”

Quan sát để tìm Từ khách hàng


ra vấn đề Từ đối tác

Từ đối thủ

4
1/15/2024

Sáng tạo bằng “giải quyết vấn đề”

Thực hiện các bài tập để sáng tạo tìm ra giải


pháp:
1. Phương pháp lên ý tưởng lấy khách hàng làm
trọng tâm
2. Phương pháp “Sáu chiếc mũ tư duy”
3. Phương pháp “Đặt câu tuyên bố mở đầu”

Phương pháp lên ý tưởng lấy khách hàng làm trọng tâm

Tập trung vào góc nhìn của khách hàng, nhà doanh nhân phân
Đồng cảm tích, đưa ra ý tưởng và biến nó thành sự thật thông qua 5 bước:
1. Đồng cảm
Thử Xác định 2. Xác định vấn đề
nghiệm Chu trình vấn đề
thiết kế đồng
cảm lấy con
3. Động não tìm giải pháp
người làm
trung tâm 4. Xây dựng nguyên mẫu ý tưởng
5. Thử nghiệm và tinh chỉnh ý tưởng
Xây dựng
Động não
một
tìm giải
nguyên
pháp
mẫu

Phương pháp lên ý tưởng lấy khách hàng làm trọng tâm

Đồng cảm

Thử Xác định


nghiệm Chu trình vấn đề
thiết kế đồng
cảm lấy con
người làm
trung tâm Xem video: Human centered
design thinking
Xây dựng
một Động não
tìm giải
nguyên
mẫu
pháp 1. Ý tưởng trong video là gì?
2. Tác giả đã làm cách nào để tìm ra ý tưởng đó?
3. Quy trình hóa quá trình biến ý tưởng thành hiện
thực của tác giả.

5
1/15/2024

Phương pháp “Sáu chiếc mũ tư duy”

Người thu thập Người Người Người khuyến Người sáng Người đảm
thông tin cảm xúc Logic khích tạo bảo – củng cố

Phương pháp “Sáu chiếc mũ tư duy”

1.Chiếc mũ trắng: Tập trung vào việc thu thập


thông tin khách quan và sự thật
2.Chiếc mũ đỏ: Tập trung vào cảm xúc và trực
giác.
3.Chiếc mũ đen: Phân tích và đánh giá các
khía cạnh tiêu cực và những rủi ro
4.Chiếc mũ vàng: Đánh giá các khía cạnh tích
cực và những cơ hội để tận dụng
5.Chiếc mũ xanh lá cây: Tập trung vào việc
tạo ra các ý tưởng mới và sáng tạo
6.Chiếc mũ xanh dương: Đánh giá các giải
pháp và đưa ra quyết định.

Xem video: Sáng tạo với “Sáu


chiếc mũ tư duy”

Phương pháp “SCAMPER” – Sáng tạo để cải tiến và phát


minh ra cái mới

Substitute – Thay thế


Combine – Kết hợp
Adapt – Thích nghi
Modify (Also Magnify and Minify) – Tinh chỉnh
Put to another use – Đưa vào sử dụng với mục đích khác
Eliminate – Loại bỏ
Rearrange – Tái sắp xếp

6
1/15/2024

Phương pháp “SCAMPER” – Sáng tạo để cải tiến và phát minh


ra cái mới
Không chỉ là Hamburger, Mc Donald Ray Kroc

đã

Ứng dụng SCAMPER


Hãy dùng SCAMPER để đưa ra ý tưởng 1 mô hình kinh doanh take a way (không giới hạn sản phẩm) trên con đường
như trong hình: Đây là khu dân cư cao cấp Quận 7 với các Villa và lề đường nhiều cây cối. Khu dân cư có nhiều trường học,
bệnh viện và tập trung rất đông các khu văn phòng. Hàng quán ở đây chủ yếu là nhà hàng ăn sáng, quán café sang trọng
hoặc tiệm bánh The Vegabond.
Note: Không tính đến các yếu tố về an ninh, trật tự đô thị nhé!

Dựa vào SCAMPER hãy trình bày:


1. Bạn kinh doanh gì?
2. Quy trình của bạn có gì nổi trội?

Phương pháp “Đặt câu tuyên bố mở đầu”


Đây là phương pháp “bắt đầu bằng câu phát biểu”. Hãy hỏi, “Chúng ta có thể ________ như thế
nào?” hoặc “Nếu chúng ta ________ thì sao?” để mở ra những khả năng mới khi bạn dường như
đã đạt đến giới hạn của sự sáng tạo.

7
1/15/2024

Kết hợp các phương pháp đổi mới với hoàn cảnh

Đổi mới mở là 'việc sử dụng các


dòng tri thức chảy vào và chảy ra
có mục đích để thúc đẩy đổi mới
nội bộ, và mở rộng thị trường cho
việc sử dụng đổi mới bên ngoài,
tương ứng.

Theo một nghĩa nào đó, bạn cho


phép người khác giải quyết các
vấn đề trong dự án kinh doanh,
khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp xã
hội của mình.

Kết hợp các phương pháp đổi mới với hoàn cảnh

Đổi mới mở tạo cơ hội:


• Tận dụng ý tưởng và hỗ trợ của người
khác để giải quyết vấn đề của mình một
cách đạo đức
• Tạo cầu nối giữa nghiên cứu hàn lâm
và giải pháp thực tiễn mang lại sự cân
bằng mà thế giới đang thay đổi nhanh
chóng này cần.

Kết hợp các phương pháp đổi mới với hoàn cảnh
Đổi mới mở mang lại các đột phá

8
1/15/2024

Kết hợp các phương pháp đổi mới với hoàn cảnh

Tuy nhiên…

Luôn cập nhật các thực tiễn mới nổi

Là doanh nhân, chúng ta cần học tập và


cập nhật liên tục từ những sai lầm và
thành tựu của người khác.

03 Phân biệt: Sáng tạo, đổi mới và phát minh

9
1/15/2024

Learning Objectives
3. Phân biệt: Sáng tạo, đổi mới và phát minh

• Phân biệt giữa sáng tạo, đổi mới và phát minh


• Giải thích sự khác biệt giữa đổi mới tiên phong và đổi mới gia
tăng, và quy trình nào phù hợp nhất với mỗi đổi mới

03 - PHÂN BIỆT: SÁNG TẠO, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT MINH

Phát
Đổi minh
Sáng mới
tạo

Sự sáng tạo

Những kỹ thuật hình thành ý tưởng cần


thiết nhất:
1. Động não
2. Ý tưởng tồi tệ nhất
3. Thách thức các giả định
4. Bản đồ tư duy
5. Phác thảo
6. Storyboard

10
1/15/2024

Sự sáng tạo
Động não: gồm các dạng Brainstorm (thường được sử dụng theo nhóm); Braindump (thường
được sử dụng bởi 1 cá nhân); Brainwrite (viết ra ý tưởng); Brainwalk (kết hợp đi bộ, chạy bộ để
suy nghĩ)

Sự sáng tạo
Ý tưởng tồi tệ nhất: thay vì suy nghĩ ý tưởng tốt, ta thử suy nghĩ ngược lại các ý tưởng tồi tệ nhất.
Điều này giảm áp lực cho đội ngũ sau 1 loạt các hoạt động brainstorm. Tăng hiệu quả sáng tạo

Sự sáng tạo
Thách thức các giả định: khi suy nghĩ về một ý tưởng, con người thường có xu hướng mắc kẹt
trong các giả định, tư duy hiện tại. Chúng ta hãy lùi lại 1 bước và đặt các câu hỏi quan trọng về
những giả định mà mình đã đặt ra cho sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng cần đổi mới. Việc này nhằm
mục đích phá vỡ các giả định ra và xem xét từng chi tiết một.

11
1/15/2024

Sự sáng tạo
Bản đồ tư duy: là một kỹ thuật đồ họa trong đó người tham gia xây dựng một mạng lưới các mối
quan hệ. Đi từ vấn đề cần giải quyết, đến các cụm từ khóa và rồi các ý tưởng và giải pháp liên quan.
Phác thảo: trong quá trình lên ý tưởng, việc thể hiện ý tưởng và giải pháp tiềm năng dưới dạng sơ đồ
và bản phác thảo thô thay vì chỉ bằng lời nói sẽ kích thích trí tưởng tượng.

Các cách tư duy

Tư duy tuyến tính & tư duy sáng tạo


Tuyến tính Sáng tạo
• Sử dụng Logic • Sử dụng tư duy sáng tạo
• Tiếp cận từng bước • Tiếp cận mở cho mọi khả
• Chảy dọc xuống theo kế năng
hoạch đổi mới và sáng tạo • Sự nhanh chóng trong việc
giải quyết vấn đề để xem
xét các giải pháp thay thế
hoặc giải pháp tốt hơn

Sự đổi mới
Sự đổi mới là sự thay đổi nhằm tăng thêm giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có. Tuy nhiên
ngày nay, tính sáng tạo thuần túy không sẽ phải cân nhắc với tính khả thi của ý tưởng đổi mới.

Matty Benedetto
- Unnecessary
Inventions

12
1/15/2024

Sự đổi mới - 7 nguồn đổi mới

1. Điều bất ngờ


2. Sự không nhất quán
3. Sự cần của quy trình
4. Những thay đổi trong ngành/thị trường
5. Nhân khẩu học
6. Thay đổi trong nhận thức
7. Kiến thức mới

Sự đổi mới - 7 nguồn đổi mới


McDonald tận dụng sự phát
triển công nghệ, thay đổi trong
nhận thức người tiêu dùng để đổ
mới quy trình mua hàng của
mình

Sự đổi mới - Đổi mới đột phá


Là một quá trình có tác động đáng kể đến thị trường bằng cách làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ
có giá cả phải chăng hơn và/hoặc dễ tiếp cận hơn để có thể tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.

13
1/15/2024

Sự đổi mới - Đổi mới tiên phong


Là đổi mới dựa trên công nghệ mới, tiến bộ mới trong lĩnh vực này và/hoặc tiến bộ trong lĩnh
vực liên quan dẫn đến sự phát triển của một sản phẩm mới

Đổi mới tiên phong nhờ công nghệ thanh toán

Sự phát minh
Một phát minh là một bước nhảy vọt về khả năng vượt xa sự đổi mới. Phát minh có thể có tác
động về mặt xã hội và văn hóa.
Phát minh thành công cần có sự quen thuộc phù hợp

Call video vào năm 1920 bị xem là chưa


phù hợp Ngày nay video call được xem là giải pháp
vĩ đại sau đại dịch Covid-19

Sự phát minh – quy trình đưa ra phát minh của Elon Musk

Phương pháp khoa học: Phương pháp Elon Musk:


1. Quan sát 1. Đặt câu hỏi
2. Đặt câu hỏi 2. Thu thập bằng chứng
3. Hình thành giả thuyết 3. Xây dựng tiền đề
4. Đưa ra dự đoán 4. Vẽ ra các kết luận
5. Tiến hành thử nghiệm 5. Thử nghiệm các kết luận
6. Phân tích kết quả 6. Thẩm định lại kết luận

14
1/15/2024

Sự phát minh – Đường cong chấp nhận Everett Rogers

Sự phát minh – Đường cong khuếch tán Everett Rogers

Các nhà phát minh không ngừng cố gắng vượt qua vực thẳm
khuếch tán, thường là với nhiều sản phẩm cùng một lúc

So sánh: Sáng tạo, đổi mới và phát minh


Ý tưởng Mô tả
Sáng tạo Khả năng phát triển một cái gì đó nguyên bản, đặc biệt là một ý tưởng
hoặc một sự thể hiện của một ý tưởng, với một yếu tố thẩm mỹ tinh tế
Sự đổi mới Thay đổi làm tăng giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có
Sự phát minh Sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình thực sự mới lạ, mặc dù dựa trên các ý
tưởng và sản phẩm đã có trước đó, nhưng lại đại diện cho một bước nhảy
vọt, một sáng tạo thực sự mới lạ và khác biệt

15
1/15/2024

04 Xây dựng sáng tạo, đổi mới và phát minh

Learning Objectives
4. Xây dựng sáng tạo, đổi mới và phát minh

• Mô tả và áp dụng năm giai đoạn sáng tạo


• Thảo luận về sự đổi mới như một hệ thống giải quyết vấn đề

04 – XÂY DỰNG SÁNG TẠO, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT MINH

16
1/15/2024

Năm giai đoạn của sáng tạo – James Taylor

Đây là một mô hình cho sự sáng tạo ứng dụng


bắt nguồn từ cách tiếp cận kinh doanh

Click here

Có cái
Chuẩn bị Ấp ủ nhìn sâu Đánh giá Xây dựng
sắc

Năm giai đoạn của sáng tạo – James Taylor

Chuẩn bị

Sự chuẩn bị giúp mở rộng tâm trí của bạn và cho phép bạn nghiên cứu các sản phẩm, thực hành và văn hóa trong một
lĩnh vực. Từ đó giúp thiết lập ra các mục tiêu sáng tạo

Năm giai đoạn của sáng tạo – James Taylor


Ấp ủ

17
1/15/2024

Năm giai đoạn của sáng tạo – James Taylor


Có cái
nhìn sâu
sắc

Đối với một doanh nhân, một cái nhìn sâu sắc hứa hẹn mang lại thành
công và tiềm năng giúp rất nhiều người vượt qua điểm đau hoặc vấn đề

Năm giai đoạn của sáng tạo – James Taylor


Mục tiêu chính là hiểu quan điểm của khách hàng và mức độ
Đánh giá
ý tưởng của bạn phù hợp với quan điểm của họ

Năm giai đoạn của sáng tạo – James Taylor


Xây dựng Giai đoạn cuối cùng trong quá trình sáng tạo là xây dựng, tức
là sản xuất thực tế.

18
1/15/2024

Đổi mới không chỉ là giải quyết vấn đề

TƯƠNG LAI
CỦA DOANH
NGHIỆP

SỰ ĐỔI MỚI
CẢI TIẾN LIÊN TỤC

NGĂN NGỪA
Hãy chuẩn
bị cho sự
gián đoạn!!! GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Mô hình DICEE – Guy Kawasaki

Theo Guy Kawasaki, các sản phẩm đổi mới bao gồm
năm phẩm chất chính: sâu sắc, dễ chịu, trọn vẹn,
trang nhã và giàu cảm xúc—DICEE

Mô hình DICEE – Guy Kawasaki

Sâu sắc:
Những loại cải tiến này thường có thiết kế tuyệt vời,
trực quan cho người dùng mới trong khi vẫn có khả
năng hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp

19
1/15/2024

Mô hình DICEE – Guy Kawasaki

Lôi cuốn:
Cảm giác thích thú sẽ mang lại cho sản phẩm của bạn cảm
giác về giá trị và độ bền, giúp trấn an người dùng và khuyến
khích họ tự tin sử dụng sản phẩm của bạn.

Mô hình DICEE – Guy Kawasaki

Đầy đủ:
Một sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm các dịch vụ bao quanh
nó và làm cơ sở cho nó sao cho người dùng hiểu rõ về sản
phẩm để cảm thấy thoải mái khi sử dụng nó

Mô hình DICEE – Guy Kawasaki

Trang nhã:
Sự sang trọng là sự khác biệt giữa một sự đổi mới
thực dụng, tốt và một điều gì đó tuyệt vời

20
1/15/2024

Mô hình DICEE – Guy Kawasaki

Giàu cảm xúc:


Những đổi mới mang tính cảm xúc gợi lên cảm xúc
dự kiến và nhu cầu được ngưỡng mộ và chia sẻ.

Phát triển một phát minh


Quá trình phát minh chung bao gồm các bước có hệ thống và thực tế,
có thể bao gồm tư duy tuyến tính và phi tuyến tính

21
1/15/2024

22
1/15/2024

Chương 4
Nhận diện cơ hội & ý
tưởng kinh doanh

Môn học: Khởi nghiệp kinh doanh

NỘI DUNG
01 GIỚI THIỆU
02 NHẬN DIỆN & ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI KINH DOANH

03 PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ


04 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
05 TƯ DUY THIẾT KẾ
06 QUY TRÌNH TINH GỌN

01 – GIỚI THIỆU

Percy Spencer

1. Bạn hãy nhận xét cách mà Percy Spencer đã phát minh ra Lò vi sóng
2. Nếu mô hình hóa quy trình phát minh ra Lò vi sóng, bạn sẽ cho rằng
quy trình này bao nhiêu bước?

1
1/15/2024

02 – NHẬN DIỆN & ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI KINH DOANH

Từ công việc -> sáng tạo và cải tiến -> nhận ra cơ hội và biến đó thành hiện thật

CƠ HỘI KINH DOANH


Cơ hội là sự xuất hiện những khả năng cho phép người ta làm một cái gì đó.

Luôn tuân thủ luật pháp và đạo đức

CƠ HỘI KINH DOANH

2
1/15/2024

CÁC ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY CƠ HỘI KINH DOANH


1. Tăng khả năng tiếp cận.
2. Những tiến bộ công nghệ tiếp tục mang đến những cơ hội mới.
3. Toàn cầu hóa tạo ra nhiều hỗ trợ
4. Các yếu tố kinh tế khác thúc đẩy

CÁC ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY CƠ HỘI KINH DOANH


6 lý do khiến điều kiện hiện tại là tuyệt vời cho các công ty khởi nghiệp - David Pridham

1. Quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển


2. Bảo vệ bằng sáng chế đang được cải thiện
3. Trí tuệ nhân tạo phát triển
4. Sự tăng trưởng bùng nổ của lao động tự do
5. Các lĩnh vực mới nảy sinh nhờ vào phát triển công nghệ
6. Sở hữu trí tuệ tăng trưởng mạnh

CÁC ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY CƠ HỘI KINH DOANH

Những gã khổng
lồ công nghệ cố
gắng đè bẹp các
công ty khởi
nghiệp

3
1/15/2024

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH


1. Ý tưởng có giá trị

Nhu cầu đáng kể


thị trường

2. Cấu trúc và quy mô thị trường


Lợi nhuận và
nguồn lực đáng Cấu trúc và
kể để hỗ trợ sự quy mô thị
thành công của trường đáng kể
liên doanh

3. Tiềm năng tỷ suất lợi nhuận

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH

1. Liệu người khác có đánh giá cao sản phẩm/dịch vụ của bạn không?
2. Sản phẩm/dịch vụ của bạn có giải quyết được vấn đề quan trọng
không?
3. Thị trường dành cho sản phẩm có được xác định/cụ thể không?
4. Thị trường có những nhu cầu hoặc kỳ vọng đặc biệt phù hợp với cơ
hội kinh doanh của bạn không?
5. Thời điểm bắt đầu liên doanh có phù hợp không?

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH

1. Có cơ sở hạ tầng hoặc nguồn lực hỗ trợ nào cần được thương mại
hóa hoặc tạo ra trước khi bạn khởi động dự án kinh doanh không?
2. Cần những nguồn lực nào để bắt đầu liên doanh?
3. Lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp của bạn mang lại trong ngành
là gì và lợi thế cạnh tranh này có bền vững không?
4. Khoảng thời gian từ khi bắt đầu liên doanh đến lần bán hàng đầu
tiên là bao lâu?
5. Mất bao lâu trước khi dự án kinh doanh có lãi và bạn có đủ nguồn
lực để hỗ trợ mốc thời gian này không?

4
1/15/2024

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH

1. Doanh số thấp
10 lý do thất bại của doanh nghiệp nhỏ
2. Thiếu kinh nghiệm
3. Không đủ vốn
4. Vị trí kinh doanh
5. Quản lý tồn kho
6. Đầu tư quá mức vào tài sản cố định
7. Quản lý sắp xếp tín dụng
8. Cá nhân sử dụng kinh phí kinh doanh
9. Tăng trưởng ngoài dự kiến
10. Đối thủ

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH


1. Doanh số thấp

Yếu tố bên trong Yếu tố bên ngoài

5
1/15/2024

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH


2. Thiếu kinh nghiệm

Multi Tasking
Chuyên gia
person

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH


3. Không đủ vốn

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH


4. Vị trí kinh doanh

1. Mặt bằng quá bất tiện


2. Chi phí thuê chưa phù hợp
3. Vấn đề với chủ cho thuê
4. Vấn đề với quản lý nhà nước

6
1/15/2024

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH


5. Quản lý tồn kho

1. Hàng hóa lưu kho bị hư hỏng


2. Hàng hóa kiểm kê bị thất thoát
3. Tồn kho quá nhiều
4. Tồn kho thiếu hụt
5. Các rủi ro khác trong quản lý tồn kho

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH


6. Đầu tư quá mức vào tài sản cố định

1. Lãng phí vào trang trí


2. Lãng phí vào máy móc thiết bị
3. Lãng phí vào cơ sở vật chất
4. Lãng phí các hạng mục chưa cần thiết khác

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH


7. Quản lý sắp xếp tín dụng

Các rủi ro đến từ:


1. Vay vốn kinh doanh
2. Cho khách hàng ghi nợ

7
1/15/2024

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH


8. Cá nhân sử dụng kinh phí kinh doanh

1. Rủi ro trong kiểm soát dòng tiền của công ty


2. Dễ tạo cơ hội cho các vấn đề an toàn tài chính
của công ty xảy ra

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH


9. Tăng trưởng ngoài dự kiến

“Ngày đầu tiên tôi bán được 30 ly. Ngày thứ 2 đã tăng lên 120
ly, qua ngày thứ 3 nhảy vọt lên 500 ly. Khách đến mua cà phê
đông nườm nượp, tôi phải dậy từ 2 giờ 30 phút sáng để chuẩn bị
nguyên liệu mới kịp bán.” – Chú Long

NGHIÊN CỨU VÀ XÁC MINH CƠ HỘI KINH DOANH


10. Đối thủ cạnh tranh

8
1/15/2024

CASE STUDY THIẾT KẾ ÁO THUN KHỞI NGHIỆP

1. Chủ đề sẽ là gì?
2. Bạn sẽ tính phí bao nhiêu?
3. Bạn bán áo ở đâu?
4. Doanh thu dự kiến của
doanh nghiệp là bao nhiêu?
5. Các nguồn lực cần thiết để
bắt đầu là gì?
Các nhóm ghi danh sách
nhóm đầu bài và nộp LMS

NGUỒN CƠ HỘI TỪ LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP


Các nguồn thông tin trong ngành tiết lộ kiến thức về một ngành cụ thể từ góc độ xác định các nhu cầu
chưa được đáp ứng hoặc các lĩnh vực cần cải thiện trong ngành đó.

NGUỒN CƠ HỘI TỪ NGƯỜI TIÊU DÙNG


Nguồn cơ hội của người tiêu dùng liên quan đến những thay đổi trong xã hội của chúng ta, chẳng hạn
như thói quen hoặc hành vi mới do tiếp xúc với thông tin mới

Customer

9
1/15/2024

03 – PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ

Lưới phân tích cạnh tranh


Công cụ ba vòng tròn
Đặc điểm chính
Điểm mạnh
Điểm yếu
Chất lượng
Mức giá
Vị trí
Khuyến mãi

LƯỚI PHÂN TÍCH CẠNH TRANH


1. Xác định đối thủ là ai?
2. Các đặc điểm chính: bối cảnh, điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố thành công quan trọng

Đặc điểm chính


Điểm mạnh
Điểm yếu
Chất lượng
Mức giá
Vị trí
Khuyến mãi
Tập trung vào việc phân tích Phân tích PEST có thể giúp
tiềm năng liên doanh của xác định các cơ hội và mối đe
bạn dọa có thể được sử dụng trong
phân tích SWOT

CÔNG CỤ BA VÒNG TRÒN

1. Xác định điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh


của đối thủ cạnh tranh với bất kỳ sự trùng
lặp nào giữa các đối thủ.
2. Xác định các giá trị hoặc tính năng mà đối
thủ cạnh tranh không cung cấp.
Khoảng cách về giá trị hoặc dịch vụ được cung
cấp này giúp xác định đề xuất bán hàng độc đáo
của bạn và từ đó xác định lợi thế cạnh tranh của
bạn

10
1/15/2024

TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TRONG PHÂN TÍCH

04 – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

DECISION MAKING

11
1/15/2024

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


Mô hình giải quyết vấn đề thích ứng: tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề theo những cách đã
được thử nghiệm và được biết là có hiệu quả

Cách tiếp cận này tìm kiếm hiệu quả cao hơn trong
khi hướng tới tính liên tục và ổn định

Mô hình giải quyết vấn đề sáng tạo: thách thức định nghĩa vấn đề,
phát hiện ra vấn đề và con đường cho giải pháp của họ, đồng thời đặt
câu hỏi về các giả định hiện có. Nó sử dụng tư duy vượt trội và tìm kiếm
các giải pháp mới

CÁC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Tư duy phản
biện

Tài xoay sở Giao tiếp

Kỹ năng
giải quyết
vấn đề
Hiểu biết về
kinh doanh Sự quyết
và công đoán
nghiệp

Khả năng
phân tích dữ
liệu

CÁC LOẠI NGƯỜI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

a) Người giải quyết vấn đề tự điều chỉnh Người giải quyết vấn đề tự điều chỉnh

b) Người giải quyết vấn đề lý thuyết


c) Người giải quyết vấn đề theo cách trưng
cầu ý kiến

12
1/15/2024

CÁC LOẠI NGƯỜI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

a) Người giải quyết vấn đề tự điều chỉnh Người giải quyết vấn đề lý thuyết

b) Người giải quyết vấn đề lý thuyết


c) Người giải quyết vấn đề theo cách trưng
cầu ý kiến

CÁC LOẠI NGƯỜI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

a) Người giải quyết vấn đề tự điều chỉnh Người giải quyết vấn đề theo cách
trưng cầu ý kiến
b) Người giải quyết vấn đề lý thuyết
c) Người giải quyết vấn đề theo cách trưng
cầu ý kiến

CÁC LOẠI NGƯỜI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

a) Người giải quyết vấn đề tự điều chỉnh


Loại doanh nhân nào trong ba loại
b) Người giải quyết vấn đề lý thuyết
doanh nhân dựa nhiều hơn vào kỹ
năng bẩm sinh của doanh nhân? c) Người giải quyết vấn đề theo cách trưng
cầu ý kiến

13
1/15/2024

QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SÁNG TẠO

Rèn luyện bản thân để suy nghĩ như một doanh nhân có nghĩa là học các bước để đánh giá một
thách thức: làm rõ, lên ý tưởng, phát triển, thực hiện và đánh giá

QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SÁNG TẠO


Rèn luyện bản thân để suy nghĩ như một doanh nhân có nghĩa là học các bước
Làm rõ để đánh giá một thách thức: làm rõ, lên ý tưởng, phát triển, thực hiện và đánh
giá.

QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SÁNG TẠO

Lên ý Tạo ra và trình bày chi tiết các ý tưởng của doanh nhân. Ý tưởng phải được đánh
tưởng giá về tính khả thi và chi phí như một giải pháp cho vấn đề

Lấy danh sách các ý tưởng được tạo ra và kiểm tra từng giải pháp về tính khả
Phát triển thi. Cần cân nhắc yếu tố chi phí và tính khả thi

Lập kế hoạch triển khai với khách hàng và kiểm tra từng phần của giải pháp nếu
Thực hiện là dịch vụ hoặc kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm đã phát triển.

Đánh giá giải pháp cuối cùng được chọn. Có thể cần một quá trình thử nghiệm
Đánh giá
liên tục để tìm ra giải pháp cuối cùng

14
1/15/2024

DÙNG SÁNG TẠO QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


Nguồn lực cộng đồng: gồm các nhóm nghiệp
dư và không chuyên làm việc cùng nhau để tìm
ra giải pháp cho một vấn đề

Động não: việc tạo ra các ý tưởng trong một


môi trường không có sự phán xét hay bất đồng
với mục tiêu tạo ra các giải pháp

Sáng tạo nhóm: là quá trình trong đó một


doanh nhân làm việc với một nhóm để tạo ra
giải pháp bất ngờ cho một vấn đề hoặc thách
thức
Viết kịch bản: là quá trình trình bày ý tưởng
theo định dạng đồ họa từng bước khi doanh
nhân đang cố gắng hình dung ra giải pháp cho
một vấn đề.

05 – TƯ DUY THIẾT KẾ
Tư duy thiết kế là một phương pháp tập trung các quyết định thiết kế và phát triển sản phẩm theo nhu
cầu của khách hàng

QUÁ TRÌNH TƯ DUY THIẾT KẾ


Quá trình tư duy thiết kế tiếp cận việc giải quyết vấn đề một cách khác nhau.

Ươm mầm cảm hứng Ý tưởng Ứng dụng thật tế

15
1/15/2024

KHÔNG GIAN LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM

Đồng
cảm

Kiểm tra Xác định

Lên ý
Tạo mẫu
tưởng

CÁC CÔNG CỤ TƯ DUY THIẾT KẾ - SƠ ĐỒ ĐỔI MỚI

https://koernerdesign.com/brad-koerner-founder/

CÁC CÔNG CỤ TƯ DUY THIẾT KẾ - THANG CÂU HỎI

16
1/15/2024

GOOGLE VENTURES DESIGN SPRINT

1. Hãy xem mô hình GV của google và


tóm lượt lại mô hình này?
2. Theo bạn ưu điểm của mô hình GV
này so với các mô hình thiết kế khác.

06 – QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TINH GỌN

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TINH GỌN

17
1/15/2024

18
1/15/2024

Chương 5

Mô hình kinh doanh

Môn học: KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

Lời dẫn

Mặc dù ý tưởng sáng tạo, đổi mới là quan trọng nhưng bạn
nên tránh khởi động một dự án kinh doanh với thái độ rằng
nếu bạn xây dựng nó, khách hàng sẽ tự động đến (vì không
phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra như vậy).

→ Có những công cụ giúp các doanh nhân khám phá nhu


cầu của khách hàng, thiết kế mô hình kinh doanh phù hợp
nhằm biến mục tiêu thành hiện thực.

NỘI DUNG BÀI HỌC

01 Tránh tiếp cận theo cách “Cánh đồng ước mơ”

02 Thiết kế mô hình kinh doanh

1
1/15/2024

01 Tránh tiếp cận theo cách “Cánh đồng ước mơ”

Learning Objectives
1. Tránh tiếp cận theo cách “Cánh đồng ước mơ”

• Hiểu về tầm quan trọng của việc xác định nhu cầu của thị
trường

• Hiểu tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và thiết lập mô
hình kinh doanh

1.1 Tránh tiếp cận theo cách “Cánh đồng ước


mơ”
Việc thu hút và giữ chân khách hàng không phải là
quá trình dễ dàng dưới bất kỳ hình thức nào.

Một nghiên cứu của công ty phân tích dữ liệu


CBInsights về lý do tại sao 101 công ty khởi nghiệp thất
bại cho thấy 42% trong số họ “không đáp ứng nhu
cầu thị trường”.

2
1/15/2024

1.1 Tránh tiếp cận theo cách “Cánh đồng ước


mơ”
Xu hướng hiện nay trong tư duy kinh doanh phản ánh cách
tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm: Ngay từ đầu, các
doanh nhân cần phải hiểu về khách hàng của mình thông
qua một quá trình được gọi là “khám phá khách hàng”.
Từ đó, họ vận dụng những hiểu biết này vào quá trình thiết
lập mô hình kinh doanh phù hợp.

“Đừng chỉ xây một sân bóng chày và mong đợi người
chơi xuất hiện”

1.1 Tránh tiếp cận theo cách “Cánh đồng ước



Prof.Adam Grant, Trường Kinh doanh Wharton, nhận định các
doanh nhân thành công thường có tính cách đa chiều: một
phần bay bổng, một phần thực dụng.
Họ có khả năng nhận ra một ý tưởng hay, thực hiện chứ không
từ bỏ, thiết lập mô hình kinh doanh và kế hoạch kinh doanh
phù hợp, chọn đúng thời điểm để hành động, quản lý nỗi sợ hãi
và nghi ngờ.

1.2 Khái quát về mô hình kinh doanh


Mô hình kinh doanh mô tả tính hợp lý của cách thức mà
một tổ chức sử dụng để tạo ra, phân phối, và nắm giữ giá
trị:
- Cách thức mà một doanh nghiệp tạo nên dòng
tiền/duy trì dòng tiền.

- Cách thức thương mại hóa một ý tưởng thành sản


phẩm dịch vụ có tính khả thi trên thị trường.
9

3
1/15/2024

1.2 Khái quát về mô hình kinh doanh


Mô hình kinh doanh là một bản phác thảo chi tiết
mô tả cách thức hoạt động của công ty: Cách một
tổ chức tạo ra, phân phối và nắm bắt giá trị.

10

1.2 Khái quát về mô hình kinh doanh


Mô hình kinh doanh và kế hoạch kinh doanh

- Mô hình kinh doanh là một bản mô tả cụ thể về cách


doanh nghiệp hoạt động để tạo ra giá trị và kiếm lợi nhuận.

- Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu chi tiết hơn, mô tả


chiến lược tổng thể của doanh nghiệp, các mục tiêu,
phương thức triển khai, và các dự định tài chính.
11

1.2 Khái quát về mô hình kinh doanh

Dựa trên khách hàng mục tiêu, Ash Maurya (2016) phác thảo
ba loại mô hình kinh doanh phổ biến:
(1) Mô hình kinh doanh Trực tiếp (Direct)
(2) Mô hình kinh doanh Đa chiều (multi-sided)
(3) Mô hình kinh doanh Thị trường (marketplace)

4
1/15/2024

1.2 Khái quát về mô hình kinh doanh

(1) Mô hình kinh doanh Trực tiếp (Direct)

Loại mô hình Kinh doanh trực tiếp là phổ biến nhất và liên
quan đến các tác nhân một chiều—tức là người dùng—cũng
chính là khách hàng của bạn.

Ví dụ: Quán cà phê, các cửa hàng bán lẻ.

1.2 Khái quát về mô hình kinh doanh

(2) Mô hình kinh doanh Đa chiều (multi-sided)


Trong mô hình đa chiều, người dùng và khách hàng thường là
những người khác nhau.
Các mô hình dựa trên quảng cáo, dữ liệu lớn là những ví dụ
phổ biến trong đó các sản phẩm được cung cấp miễn phí cho
người dùng. Trong khi đó, họ kiếm tiền nhờ một cơ sở khách
hàng khác.

1.2 Khái quát về mô hình kinh doanh

(3) Mô hình kinh doanh Thị trường (marketplace)


Mô hình thị trường là một biến thể phức tạp hơn của mô hình
đa chiều được tạo thành từ hai phân khúc khách hàng khác
nhau là người mua và người bán.
eBay và Airbnb là những ví dụ nổi tiếng về mô hình thị
trường.

5
1/15/2024

1.3 Sẵn sàng điều chỉnh

Khả năng thích ứng trong quá trình điều chỉnh cũng quan
trọng không kém: Phác thảo cách tiếp cận nhưng sẵn sàng
thay đổi cách tiếp cận đó một cách linh hoạt khi phát hiện ra
rằng các giả định và phỏng đoán của mình là sai.

1.3 Sẵn sàng điều chỉnh


Đối với mỗi lần lặp lại hoặc điều chỉnh, doanh nhân sẵn
sàng thực hiện các thay đổi đối với mô hình kinh doanh
hiện tại để tận dụng tốt hơn các cơ hội thị trường.

1.3 Sẵn sàng điều chỉnh

Những ẩn dụ về thể thao mang lại những bài học kinh


doanh quan trọng ngoài những hiểu biết sâu sắc về việc
lập kế hoạch và khám phá khách hàng.
Trong quyền anh, bạn bước vào võ đài một mình để đối
đầu với đối thủ của mình (nơi mà một số chuẩn bị, dù
được sắp xếp tốt như thế nào, có thể bị loại bỏ ngay khi
bạn bị đánh).

6
1/15/2024

02 Thiết kế mô hình kinh doanh

Learning Objectives
2. Thiết kế mô hình kinh doanh

• Xác định mô hình kinh doanh

• Mô tả mô hình kinh doanh Canvas

• Mô tả một mô hình Canvas tinh gọn

• Mô tả quá trình khám phá khách hàng

2.1 Xác định mô hình kinh doanh

Mỗi mô hình kinh doanh là duy nhất cho công ty mà nó


mô tả. Một mô hình kinh doanh điển hình đề cập đến
tính mong muốn, tính khả thi và khả năng tồn tại của
một công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ.

7
1/15/2024

2.1 Xác định mô hình kinh doanh

Ở mức tối thiểu, mô hình kinh doanh cần xác định giá
trị đề xuất mang lại, các nguồn doanh thu, và phân
khúc khách hàng mục tiêu:
- Sản phẩm của bạn giải quyết được vấn đề gì ?
- Ai sẽ sử dụng nó ?
- Tại sao khách hàng sẽ sử dụng nó và bạn sẽ kiếm
tiền từ nó như thế nào ?

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas


Mô hình kinh doanh Canvas (Canvas) là một công cụ trực
quan được sử dụng để mô tả, thiết kế, và phân tích mô hình
kinh doanh của một doanh nghiệp.

Canvas là một cách thức tiếp cận mà các doanh nhân khởi
nghiệp thường sử dụng thiết lập mô hình kinh doanh, giúp tập
trung vào các yếu tố chính một cách đơn giản và tổng quan.

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas


Mô hình kinh doanh Canvas thường được biểu diễn dưới dạng
một mô hình có 9 ô. Mỗi ô đại diện cho một khía cạnh quan
trọng của doanh nghiệp. Dưới đây là chi tiết từng ô trên mô
hình kinh doanh Canvas:

8
1/15/2024

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas


Giá trị đề xuất (Value Propositions): Đây là yếu tố nằm ở vị
trí trung tâm, mô tả cụ thể về giá trị mà doanh nghiệp mang lại
cho khách hàng. Điều này có thể là tính tiện ích, sự độc đáo,
chất lượng sản phẩm/dịch vụ hay giá cả hợp lý.

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas


❖ Các thành phần nằm bên phải
Đối tượng khách hàng mục tiêu (Customer Segments):
Xác định rõ nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đang nhắm
đến.

Ai là những người cần và sẽ mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch


vụ này?

9
1/15/2024

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas


❖ Các thành phần nằm bên phải
Kênh phân phối (Channels): Mô tả cách thức sản phẩm/dịch vụ
được đưa đến tay khách hàng: cửa hàng bán lẻ; bán lẻ trực tuyến,
đại lý,…
Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng (Customer
Relationships): Mô tả cách doanh nghiệp tạo và duy trì mối quan
hệ với khách hàng: Dịch vụ chăm sóc khách hàng, Hỗ trợ trực
tuyến, Chính sách hậu mãi.

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas

❖ Các thành phần nằm bên phải

Các nguồn doanh thu (Revenue Streams): Xác định nguồn


thu nhập chính của doanh nghiệp: Thu từ bán sản phẩm, phí
dịch vụ, quảng cáo,...

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas


❖ Các thành phần nằm bên trái
Các nguồn tài nguyên chính (Key Resources): Mô tả các
nguồn lực quan trọng và cần thiết để thực hiện mô hình kinh
doanh. Các nguồn lực có thể là nhân sự, công nghệ, vật liệu,
và hơn nữa.
Các hoạt động chính (Key Activities): Liệt kê các hoạt động
chính mà doanh nghiệp phải thực hiện để triển khai mô hình
kinh doanh.

10
1/15/2024

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas


❖ Các thành phần nằm bên trái
Các đối tác chính (Key Partnerships): Nêu rõ về các đối tác
chiến lược hoặc cộng tác với các tổ chức khác để hỗ trợ
doanh nghiệp.

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas


❖ Các thành phần nằm bên trái
Cấu trúc chi phí (Cost Structure): Mô tả các chi phí để triển
khai và duy trì mô hình kinh doanh: Chi phí cố định, chi phí
biến đổi, và chi phí khác.

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas


Một cách khái quát, trọng tâm của mô hình là các yếu tố
nằm bên phải ( và yếu tố trung tâm):

• Đây là những khía cạnh quan trọng nhất của việc bắt đầu
một dự án kinh doanh mới (Khách hàng mục tiêu, giá trị đề
xuất; kênh phân phối và nguồn doanh thu);

11
1/15/2024

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas


Đây là những khía cạnh linh hoạt nhất: Nguồn doanh
thu, kênh phân phối và giá trị đề xuất có thể sẽ khác đi đối
với các phân khúc khách hàng khác nhau và có thể thay
đổi khi bạn lặp lại và điều chỉnh trong suốt quá trình khám
phá khách hàng.

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas

Những điều này tuân theo một trật tự thời gian hợp lý: không
cần tập trung vào xây dựng chi phí công ty nếu bạn không
có khách hàng.

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas

Những điều này tuân theo một trật tự thời gian hợp lý: không
cần tập trung vào xây dựng chi phí nếu công ty bạn không
có khách hàng.

12
1/15/2024

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas

Các giá trị đề xuất, mối quan hệ khách hàng, phân khúc
khách hàng và các kênh phân phối sẽ tạo ra giá trị mà khách
hàng mong muốn, từ đó, doanh nghiệp tạo ra các nguồn doanh
thu.

2.2 Mô hình kinh doanh Canvas

Cấu trúc chi phí nhằm mục đích duy trì khả năng tồn
tại hoặc khắc phục các thiếu sót.

Các đối tác chính, hoạt động chính và nguồn lực


chính liên quan đến việc thực thi và giải quyết tính khả
thi.

2.3 Mô hình kinh doanh Canvas tinh gọn


Mô hình Canvas tinh gọn (Lean Canvas) là một biến thể của
mô hình kinh doanh Canvas truyền thống, được phát triển bởi
Steve Blank và Ash Maurya.

Nó được thiết kế để giúp doanh nghiệp nhanh chóng tạo ra và


kiểm tra giả định về mô hình kinh doanh, giúp giảm thiểu thời
gian và nguồn lực.

13
1/15/2024

2.3 Mô hình kinh doanh Canvas tinh gọn

2.3 Mô hình kinh doanh Canvas tinh gọn


Canvas tinh gọn giữ lại một số thành phần của Canvas truyền
thống: Giá trị đề xuất; Đối tượng khách hàng, kênh phân phối,
nguồn doanh thu, và cấu trúc chi phí.
Thay vì giải quyết các đối tác chính, hoạt động chính và các
nguồn lực chính, Canvas tinh gọn thay vào đó là: Vấn đề,
Giải pháp và các chỉ số đánh giá.

2.3 Mô hình kinh doanh Canvas tinh gọn


Mặc dù Canvas và Canvas tinh gọn có định dạng tương tự
nhau nhưng có sự khác biệt về cách sử dụng chúng.

Canvas tinh gọn thường phù hợp hơn cho các công ty khởi
nghiệp, trong khi Canvas truyền thống phù hợp hơn cho các
doanh nghiệp đã thành lập.

14
1/15/2024

2.4 Khám phá khách hàng


Cả Canvas và Canvas tinh gọn đều được thiết kế để lặp lại liên
tục, cho phép tạo ra nhiều phiên bản và thay đổi trong suốt quá
trình khởi nghiệp.

Một thành phần chính yếu trong đó liên quan đến việc khám
phá khách hàng: Các mô hình đều tập trung vào khách hàng.

Figure 11.9

Bản đồ đồng cảm khắc họa khách hàng mục tiêu để hiểu nhu cầu thị trường.
An empathy map portrays the target customer in order to understand the market
needs.
(attribution: Copyright Rice University, OpenStax, under CC BY 4.0 license)

2.4 Khám phá khách hàng


Bản đồ đồng cảm với khách hàng (An empathy map) là sự
mô tả khách hàng mục tiêu → Giúp doanh nghiệp khám phá
sự hiểu biết về các vấn đề và nhu cầu của người đó.

Vì vậy, Bản đồ đồng cảm với khách hàng là một phần quan
trọng của giai đoạn lên ý tưởng nhằm thiết kế một mô hình
kinh doanh phù hợp.

15
1/15/2024

2.4 Khám phá khách hàng

• With whom are we • Chúng ta đang đồng cảm


empathizing? với ai?
• What do they need to do? • Họ cần làm gì?
• What do they see? • Họ nhìn thấy gì?
• What do they say? • Họ nói cái gì?
• What do they do? • Họ làm gì?
• What do they hear? • Họ nghe gì?
• What do they think? • Họ nghĩ gì?

2.4 Khám phá khách hàng


Ví dụ: Philips đã sử dụng bản đồ đồng cảm để phát hiện mức
độ sợ hãi cao ở những bệnh nhân trẻ em ngay trước khi thực
hiện thủ thuật y tế MRI
→ Philips đã tạo ra một phiên bản thu nhỏ của thiết bị quét
trong quy trình này có tên là “máy quét mèo con” (CAT) với các
hình dạng các nhân vật động vật đồ chơi nhằm xua tan nỗi sợ
hãi về MRI ở trẻ em.

2.4 Khám phá khách hàng


Proctor & Gamble đã tạo ra một mẫu quảng cáo phát hành cho
Thế vận hội 2012 rất thành công: mô tả những thử thách và hy
sinh của những bà mẹ trong việc nuôi dạy các vận động viên
trẻ
Ý tưởng này của Proctor và Gamble đến tư việc nhận ra khách
hàng của họ muốn hoặc cần sự đồng cảm với những hy sinh
mà họ đã làm để giúp con mình thành công .

16
1/15/2024

17
1/15/2024

Chương 6

Các vấn đề về rủi ro,


thuế và pháp luật

Môn học: KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

NỘI DUNG BÀI HỌC

01 Cơ cấu kinh doanh: Các vấn đề về Pháp luật


và Thuế
1.1 Tầm quan trọng của cơ cấu kinh doanh
1.2 Mục đích kinh doanh và cơ cấu kinh doanh
1.3 Doanh nghiệp vì lợi nhuận và doanh nghiệp phi lợi nhuận
Các loại hình doanh nghiệp và nghĩa vụ thuế
02 tại Việt Nam
2.1 Các loại hình tổ chức kinh doanh chính
2.2 Các nghĩa vụ thuế cơ bản

01 Cơ cấu kinh doanh: Các vấn đề về Pháp luật và Thuế

1
1/15/2024

Learning Objectives
1. Cơ cấu kinh doanh: Các vấn đề về Pháp luật và Thuế

• Hiểu tại sao mục đích kinh doanh lại đóng vai trò quan
trọng trong quyết định cơ cấu doanh nghiệp ban đầu

• Xác định các loại hình doanh nghiệp chính

• Phân biệt giữa mục đích và doanh nghiệp vì lợi nhuận và


phi lợi nhuận

1.1 Cơ cấu kinh doanh: Các vấn đề về Pháp


luật và Thuế
Từ góc độ pháp lý, một trong những quyết định đầu tiên và
quan trọng mà một doanh nhân khởi nghiệp phải xác định là
cơ cấu kinh doanh phù hợp.

Mỗi loại hình doanh nghiệp có các yêu cầu pháp lý và


nghĩa vụ thuế khác nhau, cũng như các biện pháp bảo vệ
và rủi ro sở hữu khác nhau.

1.1 Cơ cấu kinh doanh: Các vấn đề về Pháp


luật và Thuế
Doanh nhân nên suy nghĩ thấu đáo từng bước phát triển kinh
doanh, xem xét các lựa chọn khả thi về cơ cấu kinh doanh
của doanh nghiệp.

Cách một doanh nhân tổ chức kinh doanh (cơ cấu kinh
doanh) sẽ có tác động đáng kể đến cả doanh nhân và doanh
nghiệp.

2
1/15/2024

1.2 Mục đích kinh doanh và cơ cấu kinh


doanh
Sự rõ ràng về mục đích kinh doanh giúp định hướng
doanh nghiệp xác định cơ cấu kinh doanh phù hợp.

Mục đích kinh doanh là lý do mà doanh nhân thành lập


công ty, qua đó, xác định ai được hưởng lợi từ công ty đó,
cho dù đó là chính doanh nhân, khách hàng hay một pháp
nhân nào khác.

1.2 Mục đích kinh doanh và cơ cấu kinh


doanh
Các yếu tố cân nhắc:
- Những kỳ vọng của doanh nhân
- Cách doanh nghiệp sẽ hoạt động,
- Cách doanh nghiệp sẽ tạo ra dòng tiền, tạo ra lợi nhuận
- Cấu trúc vốn

1.2 Mục đích kinh doanh và cơ cấu kinh


doanh
Một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và đầy đủ bằng văn
bản sẽ giúp doanh nhân khởi nghiệp thiết lập cơ cấu kinh
doanh phù hợp nhất vì cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp
phải gắn liền với bản chất của doanh nghiệp.

3
1/15/2024

1.2 Mục đích kinh doanh và cơ cấu kinh


doanh
Nhìn xa hơn, các cân nhắc bổ sung bao gồm: Cơ cấu kinh
doanh có tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nhà
đầu tư mới, có cho phép chuyển lợi nhuận ra doanh
nghiệp và việc bán công ty trong tương lai là như thế
nào.

1.2 Mục đích kinh doanh và cơ cấu kinh


doanh
Thuế cũng là một khía cạnh quan trọng của sự thành công
trong kinh doanh. Cơ cấu kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp
đến nghĩa vụ thuế bởi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ
có cách thức nộp thuế khác nhau.

1.3 Doanh nghiệp vì lợi nhuận và doanh


nghiệp phi lợi nhuận
Doanh nhân thành lập doanh nghiệp vì một trong hai mục
đích: (1) kiếm lợi nhuận hoặc (2) hoạt động xã hội không vì
lợi nhuận.
Cả hai trường hợp có nhiều lựa chọn về cách cấu trúc doanh
nghiệp khác nhau.

4
1/15/2024

1.3 Doanh nghiệp vì lợi nhuận và doanh


nghiệp phi lợi nhuận

Mỗi cấu trúc đều có những nghĩa vụ về thuế khác nhau,


được xác định bởi yêu cầu tài chính của chủ sở hữu và cách
chủ sở hữu muốn phân phối lợi nhuận.
Ngoài ra, cơ cấu kinh doanh khác nhau sẽ xác định mẫu khai
thuế khác nhau.

1.3 Doanh nghiệp vì lợi nhuận và doanh


nghiệp phi lợi nhuận

Một tổ chức phi lợi nhuận (NFPO) thường hướng đến phục
vụ lợi ích cộng dống, thúc đẩy một mục đích xã hội cụ thể
hoặc ủng hộ lợi ích chung.
Họ phải tuân theo các quy định cụ thể của chính phủ và
thường được miễn thuế hoặc khấu trừ thuế

1.3 Doanh nghiệp vì lợi nhuận và doanh


nghiệp phi lợi nhuận

Về mặt tài chính, một tổ chức phi lợi nhuận sử dụng doanh
thu thặng dư của mình để đạt được mục tiêu cuối cùng thay
vì phân phối thu nhập cho các cổ đông, đối tác hoặc thành
viên của tổ chức như tổ chức vì lợi nhuận.

5
1/15/2024

02 Các loại hình doanh nghiệp và nghĩa vụ


thuế tại Việt Nam

Learning Objectives
02 Các loại hình doanh nghiệp và nghĩa vụ thuế tại Việt
Nam

• Hiểu về các loại hình tổ chức kinh doanh chính tại Việt
Nam

• Hiểu về các nghĩa vụ thuế chính tại Việt Nam

2.1 Các loại hình tổ chức kinh doanh chính


tại Việt Nam

Về mặt tài chính, một tổ chức phi lợi nhuận sử dụng doanh
thu thặng dư của mình để đạt được mục tiêu cuối cùng thay
vì phân phối thu nhập cho các cổ đông, đối tác hoặc thành
viên của tổ chức như tổ chức vì lợi nhuận.

6
1/15/2024

2.1 Các loại hình tổ chức kinh doanh chính


tại Việt Nam
Hộ kinh
CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
doanh
Ở VIỆT NAM

Doanh Công ty Công ty


Công ty Công ty
nghiệp hợp TNHH 1
tư nhân TNHH cổ phần
danh thành viên

(1) Doanh nghiệp tư nhân


- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và
tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động
của DN.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không
được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty
hợp danh. 20

- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc
mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể bán doanh nghiệp (hoặc


cho, biếu tặng).

- Thu nhập từ chuyển nhượng này chịu thuế Thu nhập cá


nhân.

7
1/15/2024

(2) Công ty hợp danh


- Có ít nhất 2 thành viên hợp danh (phải là cá nhân) là chủ
sở hữu chung công ty; ngoài các thành viên hợp danh có thể
có thành viên góp vốn (tổ chức, cá nhân).
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Thành viên hợp
danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách
nhiệm trong phạm vi tài sản góp vốn vào công ty.
- Công ty hợp danh không được quyền phát hành chứng
khoán để huy động vốn.

Chuyển nhượng vốn công ty hợp danh

Đối với thành viên hợp danh: có thể tự do chuyển nhượng


phần vốn góp cho các thành viên hợp danh khác.

Nhưng khi thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng vốn góp
cho người không phải là thành viên hợp danh khác của công ty
thì cần phải có sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

Chuyển nhượng vốn công ty hợp danh

Đối với thành viên hợp vốn (góp vốn): thành viên hợp vốn được tự
do chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác, không nhất thiết
phải là thành viên của công ty.

8
1/15/2024

(3) Công ty trách nhiệm hữu hạn


- Công ty trách nhiệm hữu hạn có tối thiểu 2 thành viên và tối đa
không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập. Thành viên góp
vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân và chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong
phạm vi tài sản của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ
phiếu để huy động vốn.

Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH:

Được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của
mình cho thành viên hay cá nhân, tổ chức khác.

(4) Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

- Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.


- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có tư cách pháp
nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài chính khác trong phạm vi tài sản của công ty.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không được quyền
phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

9
1/15/2024

Chuyển nhượng vốn công ty TNHH 1 thành viên:

Chủ hữu sở Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên chuyển giao
một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho cá nhân, tổ
chức khác.

(5) Công ty cổ phần


- Có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số tối đa.
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi tài sản
của công ty.
- Công ty cổ phần được quyền phát hành chứng khoán để huy động
vốn.

(6) Hộ kinh doanh


Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp. Hiện nay mô hình hộ
kinh doanh đang khá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức
kinh doanh quy mô nhỏ.

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng
ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối
với hoạt động kinh doanh của hộ.

10
1/15/2024

(6) Hộ kinh doanh


Về nghĩa vụ thuế, Hộ kinh doanh đóng thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp và Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh (không
đóng thuế TNDN)

(6) Hộ kinh doanh

• Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh
doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ
phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

• Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không


được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp
danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của
các thành viên hợp danh còn lại.

2.2 Các nghĩa vụ thuế chính tại Việt Nam

2.2.1 Thuế Giá trị gia tăng (Thuế GTGT)


2.2.2 Thuế Thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)
2.2.3 Thuế Thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) đối với thu
nhập từ kinh doanh

11
1/15/2024

2.2.1 Thuế Giá trị gia tăng

Thuế GTGT là thuế tiêu dùng (gián thu) thu trên phần giá trị
tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình
sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

2.2.1 Thuế Giá trị gia tăng

Thuế GTGT chỉ thu vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch
vụ phát sinh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

12
1/15/2024

Phương pháp
Khấu trừ
+ Đầy đủ số sách kế toán,
Đối với hóa đơn chứng từ
SXKD → Sử dụng Hóa đơn GTGT
HH,DV
Phương trong nước Phương pháp
pháp tính trực tiếp
thuế
+ Không đầy đủ số
sách kế toán, hóa
Đối với HH đơn chứng từ hay
Nhập khẩu những TH đặc thù.
→ Sử dụng Hóa đơn
bán hàng

2.2.1 Thuế Giá trị gia tăng

Thuế GTGT chỉ thu vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch
vụ phát sinh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

PHÖÔNG PHAÙP KHAÁU TRÖØ

Xaùc ñònh thueá GTGT phaûi noäp

Thueá GTGT = Thueá GTGT – Thueá GTGT ñaàu


phaûi noäp ñaàu ra vaøo ñöôïc khaáu tröø

DN A
Mua vaøo SXKD Baùn ra

13
1/15/2024

2.2.2 Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của tổ
chức kinh doanh (doanh nghiệp)
Đối tượng của thuế TNDN là thu nhập của doanh nghiệp
được xác định trên cơ sở doanh thu sau khi trừ đi các chi phí
có liên quan đến hình thành doanh thu đó.

Phương pháp tính thuế

= − ×

= − −

= − +

2.2.3 Thuế Thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) đối


với thu nhập từ kinh doanh

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào một
số khoản thu nhập của cá nhân có phát sinh trong một
khoảng thời gian nhất định.

14
1/15/2024

❖Các loại thu nhập chịu thuế TNCN tại Việt Nam

TN từ
TN từ bản TN từ
nhượng quyền trúng
quyền thưởng
TN từ TM
nhận
thừa kế TN từ
chuyển
TN từ nhận
Thu nhập nhượng
quà tặng chịu thuế BĐS
TN từ
TNCN chuyển
nhượng
TN từ vốn
TN từ đầu tư
kinh TN từ tiền
lương, tiền vốn
doanh
công
43

Căn cứ tính thuế TNCN (Hộ kinh doanh)

THUẾ TNCN DOANH THU THUẾ


= X
PHẢI NỘP TÍNH THUẾ SUẤT

Doanh thu thực tế từ SXKD (trên 100trđ)


Áp dụng khác nhau theo từng
Nếu không xác định hoặc xác định không
phù hợp => ấn định. Mức doanh thu lĩnh vực ngành nghề
khoán được ổn định trong một năm

Thu nhập từ kinh doanh

15

You might also like