You are on page 1of 126

+ 1

GIỚI THIỆU VỀ ĐÁNH


GIÁ TÂM LÝ

■ TS. sylvie.willems

TS. Ngô Xuân Điệp


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Triết học quan


niệm, con người
tồn tại hai dạng
căn bản nhất là
gì?
Tâm lý là hiện tượng tinh
thần có thật không?
+

Đánh giá hiện tượng


tinh thần bằng các
phương tiện nào? Kể
tên những phương tiện
đánh giá.
Con người có thể quan sát hiện
tượng tinh thần trực tiếp bằng
giác quan được không?
Các biểu hiện nào của con người có
thể cho ta biết hiện tượng tinh thần
của họ (hành vi, nn, …?
Tại sao phải đánh giá hiện
tượng tinh thần?
NHẬN DIỆN BA NGÔI TRONG
TÂM LÝ HỌC
- Tâm lý học ngôi thứ 1: quan niệm tâm lý là linh hồn, tâm trí, ý thức và sử
dụng phương pháp nội quan để quan sát, khám phá. Cá nhân nghiên cứu bản
thân mình.

- Tâm lý học ngôi thứ 3: Quan niệm tâm lý học là hệ thống các hành vi, ứng
xử, điệu bộ và phải sử dụng phương pháp khách quan, thực nghiệm để nhận
biết, đánh giá. Hiểu người khác thông qua hành vi, ứng xử, điệu bộ.

- Tâm lý học ngôi thư 2: Quan niệm tâm lý phải là sự kết hợp của cả yếu tố
chủ quan và khách quan trong khám phá tâm ly người, nếu tách hai ngôi
(ngôi 1 và ngôi 3) riêng biệt nhà tâm lý không thể hiểu được tâm lý hoàn
chỉnh. Cá nhân nghiên cứu cá nhân khác.
TÂM LÝ HỌC NGÔI THỨ NHẤT

►Tâm lý học ngôi thứ nhất là tâm lý học ý thức
►Ýthức là những gì con người cảm thấy, nhận biết
được ở chính tâm trí mình.
►Các trạng thái tâm lý như: vui, buồn, khoái lạc,
buồn, khổ, đam mê, thích, sợ.
►Các hoạt động tâm lý như: ký ức, tưởng tượng, suy
luận, ý chí, cảm nhận, nhớ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NỘI QUAN

■ Phương pháp nội quan là phương pháp nhà tâm lý tự quan sát và phân tích
hiện tượng ý thức của mình.

■ Qua trình thực hiện phương pháp nội quan là quá trình có sự tương tác giữa cái
tôi chủ thể và cái tôi đối tượng, trong đó ý thức chủ thể chủ động thực hiện
công việc quan sát và ý thức đối tượng ở thể thụ động bị quan sát, phân tích.

■ Phương pháp sử dụng ý thức cá nhân để quan sát trực tiếp chính ý thức cá
nhân.

■ Các hoạt động khám phá bàn thân, nhìn lại bản thân, trị liệu bản thân, giám
sát tâm lý, đối thoại nội tâm, quan sat nội tâm…
TÂM LÝ HỌC NGÔI THỨ BA

- Là toàn bộ những biểu hiện ra bên ngoài của con người.

- Người khác có thể nhận biết được, có thể đo, có thể xác định mức độ.

- Là hoạt động, hành động, hành vi, động tác, cử động, cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt, ánh mắt.

- Là lời nói, vẽ, điêu khắc, giao tiếp, tư thế, tác phong

- Là sản phẩm, chữ viết, ngoại hình, cách sống, thói quen, mối quan hệ,
đánh giá của người khác, kết quả test, kết quả chẩn đoán lâm sàng…
QUAN SÁT NGƯỜI KHÁC DỰA TRÊN

■ Hoạt động ■ Tranh vẽ ■ Mối quan hệ

■ Sản phẩm hoạt động ■ Đất nặn ■ Trạng thái trên mạng XH

■ Hành động ■ Ánh mắt ■ Tư thế

■ Hành vi ■ Tương tác/giao tiếp/ứng ■ Gu âm nhạc


xử
■ Cử chỉ ■ Ngôn ngữ/
■ Trắc nghiệm/kết quả học
■ Thao tác tập ■ Âm điệu

■ Điệu bộ/ ■ Khám lâm sàng ■ Hình thể

■ Biểu cảm ■ Bệnh sử ■ trang phục

■ Chữ viết ■ Ký hiệu ■ Khoảng cách

■ Trắc nghiệm
TÂM LÝ HỌC NGÔI THỨ HAI

- Đối tượng tâm lý học ngôi thứ 2 là những cá nhân, ở đây cá nhân là một
người cụ thể, hiện sinh với mọi nét độc đáo trong tình huống sinh hoạt.

- Mỗi cá nhân là một con người toàn thể: Tâm lý học ngôi thứ hai nghiên
cứu một con người trọn vẹn có cả cảm xúc, trí tuệ, ý chí, trí nhớ… trong
cùng một không gian, thời gian, chứ không tách ra nghiên cứu như trong
tâm lý học ngôi thứ ba (trắc nghiệm thông minh, trắc nghiệm nhân cách,
trắc nghiệm cảm xúc, nghiên cứu khoa học…).

- Mỗi hiện tượng tâm lý cá nhân có liên quan đến các hiện tượng tâm lý
khác như: cảm xúc có ảnh hưởng bởi trí tuệ, trí tuệ ảnh hưởng bởi nhận
thức, nhận thức bị ảnh hưởng bởi tri giác, tri giác ảnh hưởng bởi ý chí….

- Mỗi cá nhân bị ảnh hưởng tâm lý bởi xã hội, giao tiếp, nghề nghiệp, địa
vi, hệ thống giá trị…
TÂM LÝ HỌC NGÔI THỨ HAI

■ Nhà tâm lý phải sử dụng kiến thức tâm lý nội quan (chủ quan) để nhận
biết tâm lý khách thê (khách quan)̉.

■ Sử dụng các hính thức thấu hiểu, thấu cảm, cảm nghiệm, bệnh nghiệm,
đóng vai, đặt mình vào vị trí khách thể để hiểu tâm lý khách thể.

■ Qua trình khám phá tâm lý học ngôi thứ hai là quá trình đồng thời tác
động, kích thích, thực hiện phương pháp, sử dụng công cụ, điều chỉnh
,kiểm tra, nhận biết, hiểu tâm lý khách thể.

■ Qua trình khám phá tâm lý học ngôi thứ hai tác động hai chiều từ hai
phía.

■ Nhà tâm lý học khám phá tâm lý (ngôi thứ hai) không chỉ sử dụng hiểu
biết, kỹ thuật (ưu điểm khám phá tâm lý ngôi thứ 3) mà quan trọng hơn là
phải sử dụng kỹ năng, nhân cách, đạo đức hay cả con người của nhà tâm
lý.
TÂM LÝ HỌC NGÔI THỨ HAI

■ Qua trình khám phá tâm lý học ngôi thứ hai, nhà tâm lý không chỉ
tăng lên về kiến thức, kỹ thuật mà còn làm thay đổi cảm xúc, đạo đức,
tính cách, nhân cách, kỹ năng của chủ thể nhà tâm lý.

■ Công cụ nhà tâm lý thực hiện không chỉ là kỹ thuật, cách thức,
phương pháp mà xa hơn là toàn bộ tổng hợp mọi khía cạnh con người
của nha tâm lý.

■ Các nhà tâm lý khác nhau (thậm chí được đào tạo như nhau), nhưng
kết quả thu được trên một cá nhân xác định hoàn toàn khác nhau.

■ Kết quả thu được chịu ảnh hưởng từ kỹ thuật tác động và nhân cách
tác động của nhà tâm lý.
16

ĐẶC TRƯNG CỦA 3 NGÔI

■ Ngôi thứ I đặc trưng cho hiện tượng nào trong trị liệu

■ Ngôi thứ 3 đặc trưng cho hiện tượng nào trong trị liệu

■ Ngôi thứ 2 đặc trưng cho hiện tượng nào trong trị liệu
Hỏi học viên: Thăm khám để làm gì? Trong bối cảnh nào?

+
Các nhà tâm lý trị liệu hay tham vấn tâm lý có cần biết về công việc thăm khám và đánh giá không?
17

Thăm khám– định nghĩa và mục đích (9.03)

Sự đa dạng của việc thăm khám và bối cảnh thăm khám:

Thăm khám trong bối cảnh trưng cầu


ý kiến (định hướng học đường, nghề
nghiệp, kết hôn)

Thăm khám trong bối cảnh có nhu/


yêu cầu cần can thiệp/ trị liệu lâm
sàng

Thăm khám trong bối cảnh có yêu


cầu chẩn đoán (tâm lý thần kinh, tâm
bệnh, tòa án…).
+ Thăm khám– định nghĩa và mục đích 18

Thăm khám là một hệ thống mang tính quan hệ bao gồm:

- Thân chủ

- Nhà lâm sàng

- Gia đình

Cùng nhau tìm hiểu, nhận biết:

- Nhu cầu

- Nguồn lực của chủ thể

Tìm ra những định hướng phát triển phù hợp cho chủ thể.
+ THÂN CHỦ 19

■ Thân chủ là người được hưởng lợi

■ Thân chủ là người đau khổ, đang có vấn đề cần giải quyết

■ Thân chủ là khách hàng: dịch vụ, tài chính, kế hoạch điều
trị

■ Thân chủ là chủ thể: giá trị, niềm tin, tiềm lực.. Con người
toàn vẹn

■ Thân chủ là người được phỏng vấn: kỹ thuật khám phá
bản thân
■ Phúc lạc
+ 20

■ Hạnh phúc

■ Niệm vui

■ Bình an
KHOẺ MẠNH ■ Thoả mãn
LÀ GÌ? ■ Hài lòng

MỤC TIÊU ĐỂ ■ Bình thường

ĐẠT TỚI KHOẺ ■ Buồn chán

MẠNH LÀ GÌ? ■ Căng thẳng

■ Lo âu

■ Đau khổ

■ Hoảng loạn
- Chuẩn bệnh lí
+ Có 4 tiêu chuẩn bệnh lí:
• Dị thường về mặt thống kê hàm ý những người khác
biệt về mặt thống kê so với chuẩn: càng xa chuẩn, tính
dị thường càng lớn.
• Dị thường về trắc nghiệm tâm lí được hiểu là những sai
biệt so với kết quả IQ với mọi người.
• Sự hiện diện của hành vi dị thường hoặc lệch lạc/lệch
chuẩn, không phù hợp về văn hóa, tôn giáo.
• Tiêu chuẩn thứ tư là: một cá nhân có thể đặt mình vào
nguy hiểm khi có cách nhìn sai lệch về thế giới.
■ Dưới đây là ba niềm tin phi lý mà chúng ta đã nội

BA tâm hóa và chắc chắn nó hướng tới sự tự hạ thấp bản
thân chúng ta(A. Ellis & Ellis, 2011):

NIỀM
- 1. “Tôi phải làm tốt và được người khác yêu mến và
tán thành.”

- 2. "Người khác phải đối xử công bằng, tử tế và tốt với

TIN tôi."

- 3. “Thế giới và điều kiện sống của tôi phải thoải mái,

PHI LÝ hài lòng, và chỉ cung cấp cho tôi tất cả những gì tôi
muốn trong cuộc sống. ”
Đặc điểm cá nhân

Các rối loạn


và các khuyết tật

Bối cảnh xã hội và văn hóa


Bệnh lý: giữa tính phổ biến và tính tương đối

■ Các bước chẩn đoán không thể giới hạn trong việc áp dụng
những danh sách các triệu chứng nổi bật ở phương Tây.
■ Nhà tâm lý phải có ý thức rằng:
▪ Các rối loạn có thể có nhiều cách mô tả khác nhau tùy theo các
xã hội và văn hóa,
▪ Các rối loạn có thể có mức độ nghiêm trọng thay đổi tùy theo sự
hiểu biết và giúp đỡ được cung cấp từ môi trường xã hội.
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các
tiêu chí bệnh học

■ Batiêu chí thường được sử dụng để định


danh trạng thái tâm thần và hành vi của
một người như là bệnh lý:
▪ Chuẩn
▪ Sự thích nghi
▪ Tri giác đúng về thực tại
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các tiêu
chí bệnh học – chuẩn

Chuẩn: chúng ta quan niệm


Chuẩn: tính tương đối của
rằng một cá nhân có rối
các chuẩn mực trong xã hội
loạn tâm thần hoặc rối loạn
này với xã hội khác (vd.
hành vi nếu anh ta không tôn
đồng tính, con ngủ chung
trọng những chuẩn mực xã
giường ..)
hội
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các tiêu
chí bệnh học – chuẩn

Các ngưỡng là tùy tiện (vd. -2 độ


lệch chuẩn, percentile 10…). Một
Điểm trung bình đôi khi được sử
sự chênh lệch quan trọng có thể là
dụng để xác định chuẩn và độ
tích cực (vd. QI>130). Một đặc
chênh lệch so với điểm trung
tính dưới chuẩn chưa chắc là dấu
bình => bệnh lý
hiệu bệnh lý (vd. Nỗi buồn khi
mất một người yêu quý.
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các tiêu
chí bệnh học – chuẩn

Thực tế, phần lớn những trạng


thái tâm thần của chúng ta
Sử dụng chuẩn đối nghịch để
nằm trên đường tiếp diễn giữa
so sánh hai trạng thái: khỏe
khỏe mạnh và bệnh lý, không
mạnh và bệnh lý.
thể vẽ một đường rõ ràng giữa
hai trạng thái này.
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các
tiêu chí bệnh học – chuẩn

■« Giá trị của tất cả các tình trạng bệnh lý là ở chỗ các
trạng thái của nó hiện ra dưới một kính lúp, một số
điều kiện nhất định, dù bình thường, nhưng rất khó
thấy ở tình trạng bình thường (Nietzsche, La volonté
de puissance).
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các
tiêu chí bệnh học – chuẩn

■Ví dụ:
▪ Giữa sự vui vẻ và trầm cảm, nó tồn tại vô số trạng
thái tâm ly – cảm xúc.
▪ Cũng như vậy giữa náo động và yên lặng tồn tại
vô số trạng thái.
■ Các cá nhân thay đổi liên tục giữa hai thái cực này.
■ => khó khăn để mô tả một cách hệ thống các
trạng thái tiến triển của bệnh lý này.
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các
tiêu chí bệnh học – Sự thích nghi

■ Tínhthích nghi: một cá nhận được


quan niệm như mang một bệnh lý
nếu người đó không thích nghi với
môi trường sống của họ.
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các tiêu
chí bệnh học – Sự thích nghi

Sự thích nghi có thể là


Không thích nghi = tiêu bệnh lý: chấp nhận tất
chí của bệnh lý. cả, chịu đựng tất cả
không phản kháng lại.
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các tiêu
chí bệnh học – Sự thích nghi

Phản kháng có thể Sự phục tùng quá


là dấu hiệu tốt của mức cũng được
sức khỏe tâm thần xem là bệnh lý
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các tiêu
chí bệnh học – Sự thích nghi

Phản kháng quá Có khả năng tự thích


mức cũng có thể là ứng là khái niệm
dấu hiệu của bệnh lý năng động nhất
tâm thần trong tiêu chí này.
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các tiêu
chí bệnh học – Sự thích nghi

Bị rối loạn thường khó khăn


Cá nhân có khả năng tự thích trong tự thích ứng, hành động
ứng có thể tự biến đổi và/hoặc một cách máy móc và rập
biến đổi môi trường để duy trì khuôn, không thể thay đổi suy
sức khỏe và sự thoải mái của nghĩ và hành vi của mình, dậm
mình. chân tại chỗ và nhốt mình trong
các vấn đề tương tự.
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các tiêu
chí bệnh học – Sự tri giác

Sự tri giác đúng Sự tri giác sai về


về thực tại là dấu thực tại là dấu
hiệu bình thường hiệu bện lý.
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các tiêu
chí bệnh học – Sự tri giác

Những hoang tưởng,


Cái gì là thực tại - điều
ảo giác và không ý
lệ nào cho các kinh
thức về nguy hiểm của
nghiệm tâm linh và tôn
nó là những dấu hiệu
giáo ?
của rối loạn tâm thần
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các
tiêu chí bệnh học – Sự tri giác

▪ Bernadette Soubirous, được những người


công giáo coi như là một vị thánh, đã được
kiểm trả bởi 3 bác sĩ tâm thần sau khi nhìn
thấy Đức Mẹ Đồng Trinh ở Lourdes; vì vậy
các bác sĩ tâm thần đã thực hiện kết luận
kì lạ: «Căn bệnh mà chúng tôi tin rằng có
thể gán cho Bernadette không hề gây nguy
hiểm cho sức khỏe của cô ấy » (27/03/
1858).
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các
tiêu chí bệnh học – Sự tri giác

▪ Kiến thức về thực tại và những


hiểu biết về nó đã phát triển
trong suốt chiều dài lịch sử loài
người (vd. Biểu tượng của Trái
Đất như một cái đĩa, sau đó như
một hình cầu; Galilié đã bị
những người Tin lành và Công
giáo kết tội vì thuyết Nhật tâm
của ông)
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các
tiêu chí bệnh học – Sự tri giác

▪ Năm 1848, Johannes Rebmann, một


nhà truyền giáo người Đức, đã là
người châu Âu đầu tiên nhìn thấy tuyết
ở đỉnh Kilimandjaro nằm ở Châu Phi và
đường xích đạo.
Tính tương đối xã hội và văn hóa của các
tiêu chí bệnh học – Sự tri giác

▪ Ông đã đăng quan sát của ông vào năm 1849, nhưng tờ
Geographical Society của Luân Đôn khẳng định rằng ông
không thể nhìn thấy tuyết ở vĩ độ này và cho rằng Rebmann
có những ảo giác vì bệnh sốt rét.
▪ Chỉ đến năm 1862, sau cuộc thám hiểm của Baron Carl von
der Decken ở Kilimandjaro, người ta nhận ra sự quan sát
này là chính xác.
■ Tiêu chuẩn tri giác đúng về thực tại (nguy cơ chủ nghĩa vị
chủng) người châu Âu đương đại có độc quyền xác định cái gì
có thật và cái gì không có thật.
Đâu là những tiêu chí của sức khỏe tâm
thần?

■ Ba tiêu chí được trích dẫn bên trên (chuẩn, thích nghi và
tri giác) là các yếu tố bên ngoài của tâm trí của cá nhân
được kiểm tra.

+ Cá nhân được so sánh với những tham khảo bên


ngoài.

+ Những tham khảo này luôn luôn liên quan với bối cảnh
xã hội và văn hóa

+ => tính tương đối của bệnh lý


Đâu là những tiêu chí của sức khỏe tâm
thần?

■ Để tránh thuyết tương đối văn hóa – xã hội này,


việc chẩn đoán của chúng ta phải dựa trên
những tiêu chí bên trong của tâm trí.
■ Hai tiêu chí có thể được sử dụng:
▪ Sự hoà hợp
▪ Sự tự chủ
Đâu là những tiêu chí của sức khỏe tâm thần - Sự hoà hợp

Bệnh lý được đặc trưng


bởi một vài tan rã nào đó.
Đó là sự tổ chức và sự cân
Một yếu tố thiết yếu của
bằng giữa những thành
tâm trí bị mất toàn bộ sự
phần khác nhau của tâm
kiểm soát và mất cân
trí.
bằng của chức năng tâm
thần.
Đâu là những tiêu chí của sức khỏe tâm thần - Sự tự chủ

Khả năng duy trì


được sự cân
bằng tâm ly của
chủ thể nhờ
những nguồn lực
cá nhân, vì
những đòi hỏi của
một thế giới
không ngừng
biến đổi.
+ 46

Xác định vấn đề của chủ thể

■ Một trẻ trai 6 tuổi, đang học lớp 1, được mẹ đưa đi khám
tại khoa tâm lý, BV. Nhi đồng 2 với lý do trẻ sợ hãi khi
đến trường, nôn ói mỗi sáng đi học, đêm ngủ giật mình,
cơn hoảng sợ trong đêm. Cô giáo ở trường tiểu học phàn
nàn trẻ không nhớ các từ ghép “ngh”, “gh”, “ch”, … hay
nhầm các chữ “b” và “d”, “h” và “y”, “n” và “u”. Chưa
biết phân biệt tay phải tay trái.
+ 47

THĂM KHÁM GỒM CÁC


CÔNG VIỆC NÀO?
+ Thăm khám – định nghĩa và mục đích 48

ĐỊNH NGHĨA:
■ Thăm khám được tạo dựng trong khuôn khổ MQH giữa nhà
lâm sàng và chủ thể có liên quan (người đồng thuận và tham
gia vào việc thăm khám). (xem Phỏng vấn lâm sàng )
■ Trong bối cảnh đó, nhà lâm sàng duy trì một sự quan sát kĩ
càng (xem Quan sát lâm sàng)
■ Nhà lâm sàng áp dụng những kiến thức lý thuyết và những
phương pháp thực hành đáng tin cậy (xemThực hành các
trắc nghiệm)
■ Nhà lâm sàng diễn giải các quan sát dựa trên ghi nhận về tính
đặc trưng, độc đáo cũng như tính phức tạp của trẻ (xem
phần thông báo lâm sàng) .
+ 49

MỤC ĐÍCH CỦA THĂM


KHÁM LÀ GÌ? MỤC ĐÍCH
CHUNG VÀ MỤC ĐÍCH CỤ
THỂ?
+ Thăm khám – định nghĩa và mục đích 50

MỤC ĐÍCH CHUNG:


Thăm khám (tâm lý/chẩn đoán) cho chủ thể để có một cái nhìn
toàn vẹn và theo bối cảnh những vấn đề làm nền cho yêu cầu
hỗ trợ (Grégoire, 2014).

▪ Giải đáp cho (lời) yêu cầu hỗ trợ hoặc trị liệu đến từ
chính chủ thể và/hoặc những người xung quanh chủ
thể (cha/ mẹ, trường học, tòa án).
▪ Giúp xác định những phương pháp, cách thức hỗ trợ phù
hợp nhất.
▪ Giúp cải thiện chất lượng sống cho chủ thể.
+ Thăm khám – định nghĩa và mục đích 51

Việc thăm khám xảy ra khi (xem Hội nghị Đồng thuận - R7) :
■ Trong những lúc không thể đưa ra quyết định hoặc vào thời điểm
khủng hoảng
■ Để hỗ trợ định hướng (học đường, nghề nghiệp, …)
■ Trong khuôn khổ của những quy trình bảo vệ thân chủ
■ Trong bối cảnh cần dự báo
■ Cần can thiệp/ trị liệu cho thân chủ

=> Tính chính đáng của việc thăm khám không chỉ nội tại mà đến
cả từ bên ngoài.
+ Thăm khám – định nghĩa và mục đích 52

APA (mục. 9.01)

A) TLG đưa ra các ý kiến, nhận định của mình trong các khuyến nghị, báo
cáo, đề nghị chẩn đoán/lượng giá hay trong những tài liệu pháp y dựa
trên những thông tin và kỹ thuật phù hợp đủ biện luận cho các kết quả
đưa ra.
B) TLG chỉ cung cấp ý kiến về các đặc điểm tâm lý của chủ thể khi đã thực
hiện những trắc nghiệm phù hợp để có đủ minh chứng cho những nhận
định hay kết luận của mình...
+ Thăm khám – định nghĩa và mục đích 53

CÁC MỤC ĐÍCH CỤ THỂ

1. Hiểu rõ lời yêu cầu


▪ Những lời yêu cầu (than phiền) ban đầu thường khá mập mờ,
không rõ ràng
▪ Những lời yêu cầu thường khá phức tạp và cần thời gian để hiểu
tường tận
▪ Thân chủ không biết diễn đạt các vẫn đề của mình

2. Hiểu được lịch sử sống của chủ thể và bối cảnh của họ
+ Thăm khám – định nghĩa và mục đích 54

3. Mô tả, phân loại các vấn đề…


■ Xác định về mặt triệu chứng/các khuyết tật
■ Phân loại chẩn đoán

4. Diễn giải
■ Nguồn gốc, căn nguyên
■ Cơ chế sinh bệnh (Bệnh sinh)

5. Đưa ra quyết định/khuyến nghị


■ Ý kiến
■ Lời tư vấn
■ Đề nghị việc can thiệp, trị liệu
■ Các lộ trình trị liệu, can thiệp
+ 55

TÂM THẾ ĐẠO ĐỨC


LUÂN LÝ VÀ
KHUNG LÂM SÀNG
+ MQH hỗ trợ, tâm thế đạo đức, luân lý 56

« Điểm đặc trưng của buổi gặp gỡ xây dựng hồ sơ tâm lý


nằm trong việc cung cấp một khoảng không gian và thời
gian hoàn toàn dành riêng cho chủ thể, với mục đích cố
gắng làm rõ những yếu tố nằm bên dưới những khó khăn họ
đang gặp phải. Điều này đã được thông báo tường minh cho
chủ thể biết (cùng với sự giúp đỡ và tham gia chủ động từ
chính họ). Đây là một tình huống có giới hạn về mặt thời
gian không quá ngắn cũng không quá dài, giúp nhà lâm
sàng quan sát về chủ thể và cách thức vận hành tâm trí của
họ, dựa trên những công cụ cụ thể, mang tính kích hoạt,
được sử dụng trong một tương quan quan hệ năng động. »
(Chabert, Verdon, 2008)
MQH hỗ trợ, tâm thế đạo đức, luân lý

Quy chuẩn đạo đức APA: nguyên tắc đạo đức


chung
■ Principle A: Beneficence and Nonmaleficence (Lợi ích và
không gây hại)
■ Principle B: Fidelity and Responsibility (Lòng trung thực
và trách nhiệm)
■ Principle C: Integrity (Liêm chính)
■ Principle D: Justice (Công lý)
■ Principle E: Respect for People’s Rights and Dignity (Tôn
trọng nhân quyền và nhân phẩm)
+ 58

KHUNG LÂM SÀNG


LÀ GÌ? KHUNG
GỒM YẾU TỐ NÀO?
+ Khung lâm sàng 59

■ Theo nghĩa đen, khung có nghĩa là « đường biên của một tấm
gương, bức tranh, tấm bảng » và trong nghĩa bóng là «thứ để
giới hạn, phân định một khoảng không gian, một cảnh tượng,
một hành động».

■ Khung lâm sàng có thể được hiểu như vật chứa đựng và cơ
cấu nên những điều xảy ra xung quanh chủ thể.

■ Khung của thăm khám giúp xác định chất lượng của cuộc gặp
gỡ và MQH, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình thăm
khám.
+ Khung lâm sàng 60

3 phần (Cornet et Bachelier, 2016) :


1. Thành phần thứ nhất = bối cảnh gặp gỡ với chủ thể :
■ Vì sao phải thực hiện việc thăm khám tâm lý?
■ Ai là người yêu cầu ? Nội dung của lời yêu cầu là gì ?
■ Ai sẽ là người nhận những kết luận của hồ sơ thăm khám tâm lý ?

2. Thành phần thứ hai = môi trường của hồ sơ thăm khám tâm lý :
■ Khía cạnh không gian (địa điểm gặp gỡ);
■ Khía cạnh thời gian (dự kiến bao nhiêu buổi ? Thời lượng của từng buổi ?);
■ Khía cạnh công cụ (TLG sử dụng những công cụ gì?).

3. Thành phần thứ ba = sự đồng thuận giữa chủ thể, hoặc với bên thứ 3
đại diện cho chủ thể (trong trường hợp trẻ em), và nhà lâm sàng.
+ Khung lâm sàng 61

Các yếu tố của khung: Sự đồng thuận và các nguyên tắc đạo đức
Bộ quy chuẩn đạo đức hành nghề TLG (Pháp)
Điều 9 : « Trước mọi can thiệp, TLG phải đảm bảo sự đồng thuận tự nguyện và
rõ ràng của những người đến tư vấn hoặc tham gia vào việc lượng giá…”

Điều 11: « Việc lượng giá, quan sát hoặc theo dõi lâu dài của TLG cho những
người chưa thành niên hoặc đã thành niên được bảo vệ bởi pháp luật bắt buộc có
sự đồng thuận của chủ thể hoặc ít nhất là tín hiệu đồng ý của họ, cũng như sự
đồng thuận của những người được trao quyền cha mẹ hoặc đại diện hợp pháp
của chủ thể ».

Hội nghị Đồng thuận (khuyến nghị)


R5 : « Sự đồng ý của phía đại diện pháp lý của trẻ luôn cần được đảm bảo »
R15 : « Các nguyên tắc đạo đức là thành phần cơ bản của mọi khung thăm
khám »
+ Khung lâm sàng 62

Quy chuẩn đạo đức APA

Điều 9.03 (A). Sự đồng thuận rõ ràng trong việc lượng giá

Các TLG cần có được sự đồng thuận rõ ràng để thực hiện lượng giá…

Sự đồng thuận rõ ràng đó bao gồm:


1) Giải thích về bản chất và mục đích của đánh giá,
2) Phí đánh giá,
3) Sự tham gia của bên thứ ba,
4) Giới hạn bảo mật và cơ hội đủ cho thân chủ/bệnh nhân đặt câu hỏi và
nhận được câu trả lời.
+ Khung lâm sàng 63

Quy chuẩn đạo đức APA

Điều 4.02 Trao đổi về những giới hạn của việc bảo mật

A. Nhà tâm lý thảo luận với cá nhân (ở mức độ khả thi nào đó thì bao gồm cả
những người không có khả năng hợp pháp đưa ra sự đồng thuận và người đại
diện hợp pháp của họ) và tổ chức mà họ thiết lập mối quan hệ chuyên môn hay
khoa học về (1) giới hạn thích đáng của tính bảo mật và (2) khả năng có thể sử
dụng các thông tin phát sinh trong các hoạt động tâm lý. (Xem Tiêu chuẩn
3.10, Sự đồng thuận được thông báo.).
B. Trừ trường hợp bất khả thi hoặc bị cấm, cần đảm bảo có sự thảo luận về
tính bảo mật diễn ra ngay từ đầu mối quan hệ và cả sau khi có tình huống mới
phát sinh. Nhà tâm lý cung cấp dịch vụ, sản phẩm hoặc thông tin qua các kênh
điện tử thì thông báo cho thân chủ/bệnh nhân về những rủi ro liên quan đến
quyền riêng tư hay giới hạn bảo mật.
+ 64

KHUNG LÂM SÀNG


VỚI TRẺ EM CÓ
KHÁC NGƯỜI LỚN
KHÔNG?
+ Khung lâm sàng 65

Những điều chỉnh đối với trẻ nhỏ tuổi

Trẻ càng nhỏ tuổi thì khung thăm khám cần được thích ứng cho
phù hợp với trẻ.

Những dạng thích ứng của việc tiến hành thăm khám :

1. Điều chỉnh về thời gian


Điều chỉnh tăng số lượng phiên làm việc (3-5 phiên).
■ Các phiên cũng cần ngắn hơn và tần suất khoảng 1-2 phiên/tuần.
■ Thời lượng buổi gặp mặt ngắn hơn.
+ Khung lâm sàng 66

2. Điều chỉnh về không gian và công cụ


- Địa điểm thoải mái để trẻ được quan sát bằng nhiều cách thức
(tương tác) khác nhau (ngồi thấp), gần nhất với thực tế hàng ngày
của trẻ.
- Quan sát những hành vi và cách thức thiết lập MQH tự phát
là một phần quan trọng của thăm khám lâm sàng trẻ em.
- Công cụ phù hợp theo từng độ tuổi.

3. Sự có mặt của các thành viên trong gia đình


Những tình huống này mang đến rất nhiều thông tin quan trọng
trong lâm sàng, có liên quan đến MQH cha mẹ-trẻ. TLG quan sát
trẻ và cha mẹ. TLG có thể mời gọi cha mẹ tham gia vào những
quan sát chủ động.
+ Khung lâm sàng 67

Hội nghị Đồng thuận (khuyến nghị)


Các tiêu chí chấp nhận của yêu cầu
R5 : Trừ trường hợp lời yêu cầu đến từ các thẩm quyền tư pháp, sự
đồng thuận của những đại diện pháp lý của trẻ là bắt buộc.
R6 : Trẻ cũng phải thể hiện sự đồng ý và có cảm giác làm chủ tình
huống thăm khám.
R7 : Lời yêu cầu thăm khám tâm lý phải phục vụ cho lợi ích của trẻ.
R8 : TLG có quyền tự do lựa chọn phương pháp và phải đảm bảo
những điều kiện thực hiện việc thăm khám một cách có chất lượng.
+ 68

CÁC BƯỚC TIẾN


HÀNH VÀ CẤU TRÚC
CỦA VIỆC THĂM
KHÁM LÀ GÌ?
+ Các bước tiến hành và cấu trúc 69

của việc thăm khám


■ Ca JANIE
Janie là một bé gái 8t hay la hét trong lớp, từ chối trao đổi hay
tham gia các hoạt động, ít tuân thủ các lời yêu cầu. Thầy cô
cho rằng trẻ bị chậm phát triển trí tuệ và có những RL hành vi.
2 năm trước, J. đã được đưa đến gặp một TLG. TLG này ngay
lập tức đã muốn thực hiện một thang lượng giá trí tuệ cho trẻ.
J. không hợp tác và không có kết quả nào được đưa ra. Một
hành vi chống đối đã được ghi nhận và chẩn đoán.
CÂU HỎI: Những bước nào đã bị TLG kia bỏ qua trước
khi tiến hành lượng giá?
+ Các bước tiến hành và cấu trúc 70

của việc thăm khám

1. Tiếp xúc ban đầu/ Phân tích tài liệu


2. Bắt đầu việc thăm khám / gặp gỡ
Cấu trúc/điều phối

3. Thu thập thông tin

Thiết lập MQH


4. Thiết lập các giả thuyết

5. Tiến hành lượng giá bằng công cụ

6. Giải thích và lên kế hoạch

7. Kết thúc việc thăm khám / gặp gỡ


8 . Báo cáo bằng văn bản viết
+ Các bước tiến hành và cấu trúc 71

của việc thăm khám

2. Initier việc Thăm khám / l’entrevue


Cấu trúc/điều phối

3. Recueillir l’information

Thiết lập MQH


Thiết lập và kiểm chứng các
giả thuyết
5. Mener l’évaluation ‘armée’

6. Expliquer et planifier

8 . Compte-rendu écrit
+ GIAI ĐOẠN (GĐ) 1. TIẾP XÚC BAN ĐẦU 72

Các thông tin cần biết trong lần tiếp xúc đầu tiên (thường qua
điện thoại):
■ Ai gọi điện, vì ai ?
■ Triệu chứng đáng ngại là gì ? Nội dung của lời yêu cầu là gì (nghĩa rộng)?
• Trị liệu
• Can thiệp
• Hồ sơ thăm khám tâm lý tổng quát
• IQ (Can thiệp ngôn ngữ, có được trợ cấp gia đình, vv.)
• Hồ sơ tâm lý thần kinh (chấn thương sọ não, bướu não, khó khăn học
tập, vv.)
• Định hướng học đường
• vv.

■ Thông tin liên lạc (người yêu cầu, cha mẹ…)


■ Cha mẹ còn sống chung hay đã li dị ? Sự đồng ý của cả cha mẹ ?
■ Lập hẹn (chỉ một mình thân chủ, với phụ huynh, bạn đời…)
tpaj hể

+ GĐ1. TIẾP XÚC BAN ĐẦU 73

Tiếp xúc ban đầu qua điện thoại *:


■ Một người cha muốn đặt hẹn, mong muốn có một hồ sơ thăm khám TL. Người
này chủ động gọi điện và nói «VD: Con gái tôi 22 tuổi, chỉ ở nhà một mình,
không thích giao tiếp xã hội, không muốn hoạt động gì, không thể tập trung
học tập khoảng 4 tháng nay….»

Biện luận

* ở nước ngoài, đa số trường hợp, khách hàng


phải gọi điện đến trung tâm, dịch vụ để có
cuộc hẹn
- Ở VN, người lớn/cha mẹ có thể trực tiếp đưa
trẻ đến trung tâm, phòng khám hay bệnh viện,
+ CUỘC GỌI ĐIỆN THOẠI 74

- Ai yêu cầu?
- Ai đau khổ?
- Ai hưởng lợi?
- Vấn đề của thân chủ là gì? Có mấy vấn đề?
- Người yêu cầu muốn gì ở trung tâm đánh giá?
- Thăm khám hay đánh giá để làm gì?
- Vấn đề đã rõ rang chưa và có cần đặt các câu hỏi hỗ trợ
cho người yêu cầu.
- Cách lập một cuộc hẹn cho buổi sau gặp trực tiếp (thời
gian, thời lượng, địa điểm, gặp mấy người, lệ phí…).
+ GĐ1. PHÂN TÍCH TÀI LIỆU 75

■ Các kết quả đánh giá tâm lý đã thực hiện trước đây
■ Các hoạt động trị liệu tâm lý trước đây

■ Các kết quả đánh giá về IQ, ngôn ngữ đã thực hiện trước
đây

■ Hồ sơ bệnh án (tâm lý thần kinh, nhi khoa, tâm thần nhi,
tai mũi họng, …).
CÂU HỎI : Cần nên đọc hết tất cả các hồ sơ có sẵn trước
khi gặp chủ thể?
+ GĐ2. BẮT ĐẦU THĂM KHÁM 76

Mục tiêu của buổi gặp đầu tiên:


1. Làm quen, thiết lập tương quan

1. Xác định (các) lý do của buổi làm việc:


■ Làm rõ nhất có thể lời yêu cầu và tóm tắt khó khăn, nhu cầu
chính.
■ Thảo luận và xác định những mong đợi của các bên.

2. Đưa ra các yếu tố của khung làm việc, thiết lập MQH tin tưởng,
điều phối sự hợp tác.
+ 77
GĐ2. BẮT ĐẦU THĂM KHÁM

Lời yêu cầu


■ Khám cho người trưởng thành thường thì lời yêu cầu khá rõ
ràng – mong muốn của họ khi được đánh giá hay trị liệu.
■ Trong khuôn khổ thăm khám cho trẻ hay trẻ VTN, lời yêu
cầu trực tiếp từ chủ thể rất hiếm khi gặp. Thường luôn có
một phía thứ 3 yêu cầu cho trẻ hay trẻ VTN (gia đình, nhà
trường, BS, thẩm phán, trung tâm, …)
+ GĐ2. BẮT ĐẦU THĂM KHÁM 78

Nếu là trẻ em, cần trao đổi cùng trẻ:


■ Nên tìm hiểu xem suy nghĩ của trẻ về lời yêu cầu. Việc trao đổi
nhằm mục đích mang lại ý nghĩa của việc thăm khám, giúp trẻ hiểu
được lợi ích của nó, rằng việc thăm khám là dành cho trẻ.
M.-J. Mourras (2004) :
■ « Con có biết cô/chú là ai không?
■ Vì sao chúng ta gặp nhau?
■ Con nghĩ sao về điều đó? »
■ Cuộc trao đổi với trẻ diễn ra trong buổi đầu tiên hoặc sau đó.
■ Cuộc trao đổi với trẻ nhằm cùng lúc:
1) xây dựng MQH (để trẻ ở vị trí chủ động đối với những thăm dò
được đề xuất cho trẻ),
2) khơi gợi lời yêu cầu,
3) những khó khăn có thể gặp, xây dựng khung thăm khám.
+ GĐ2. BẮT ĐẦU THĂM KHÁM 79

■ TLG : Anh đến đây để nói về một số khó khăn của anh,
và chúng ta sẽ có 1h cho buổi này. Trước khi bắt đầu, tôi
muốn mô tả ngắn gọn cho anh về cách thức tiến hành
thường gặp nhất... Đầu tiên, tôi muốn nắm rõ vấn đề khiến
anh bận tâm nhất hiện nay. Đó là vấn đề chính của buổi
đầu tiên này nhưng đôi khi chúng ta cần thêm thời gian ở
các buổi sau. Có thể tôi sẽ làm một số trắc nghiệm với anh
nhưng chúng ta sẽ bàn lại về chuyện này vào cuối buổi
hôm nay. Trong thời gian tới, chúng ta sẽ cùng nhau suy
nghĩ về những điều có thể để hỗ trợ cho anh. Anh nghĩ
sao về việc này? Anh có đồng ý không? … Tôi nghĩ anh
có thể bắt đầu bằng việc xem điều gì đã khiến anh đến
đây?
+ GĐ2. BẮT ĐẦU THĂM KHÁM TRẺ EM 80

Vd:

■ Con cũng biết đó, cô/chú đã nói chuyện với mẹ con. Mẹ con giải thích
cho cô/chú rằng đôi khi con gặp khó khăn ở trường. Cô/chú muốn nói
về điều này với con, để xem con nghĩ gì về điều đó, con nghĩ sao về
bản thân con, về trường lớp, con cảm thấy thế nào. Chúng ta có thể sẽ
cùng nhau chơi một số trò chơi để xem con học tập thế nào, con đồng
ý chứ?

■ Con có muốn bắt đầu bằng việc kể cho cô/chú nghe một chút về con?
+ GĐ2. BẮT ĐẦU THĂM KHÁM 81

Phương pháp:
■ Bắt đầu bằng những câu hỏi khởi động (các câu hỏi mở).
■ TLG khuyến khích thân chủ suy nghĩ, diễn đạt (TLG có thể hỏi
bổ sung thêm thông tin về lược sử vấn đề, những bối cảnh phát
sinh khó khăn, tiến triển, hệ quả, niềm tin, cảm xúc kèm theo…).
■ Nếu cần, bàn luận lại để điều chỉnh về những mong đợi.
■ TLG tóm tắt lại lời yêu cầu được đưa ra, những khó khăn được
trình bày, cách TLG hiểu về vấn đề, giải thích kĩ về những gì
TLG nghĩ có thể làm và dự định làm một cách cụ thể (Chiland,
1997 ; Benony & Chahraoui, 1999).
+ GĐ3. THU THẬP THÔNG TIN 82

Tìm hiểu bệnh sử


■ Bệnh sử trong y khoa = lịch sử của căn bệnh và những tiền
căn, tiền tố khác của bệnh
■ Bệnh sử trong tâm lý = nghĩa rộng hơn, liên quan đến lịch sử
của chủ thể: quá trình phát triển cá nhân, tác động của môi
trường, các tiền tố gia đình, và dĩ nhiên là lịch sử của lời than
phiền và các triệu chứng.
■ Trong buổi tìm hiểu bệnh sử trong đó lịch sử cuộc sống của
trẻ/trẻ VTN được nhắc lại với sự góp mặt của gia đình, TLG có
thể gợi ra một vài chủ đề để việc hồi tưởng ký ức được dễ dàng
hơn.
+ GĐ3. THU THẬP THÔNG TIN 83

Đề nghị khơi gợi chủ đề:


▪ Các tiền tố chu sinh đáng chú ý, quá trình mang thai, quá trình
sinh nở có vấn đề (bệnh lý?), sinh non;
▪ Các tai nạn liên quan đến thần kinh, bệnh mãn tính, những lần
nhập việc sớm;
▪ Quá trình lĩnh hội ngôn ngữ (2 từ đơn khoảng lúc trẻ năm 1,5t,
kết hợp 2 từ ở 2t…) ;
▪ Các RL trong sự phát triển: RL giấc ngủ, thu mình, tâm trạng bực
bội và cáu giận, tự gây hấn hay gây hấn hướng ngoại;
▪ Các yếu tố XH, kinh tế, VH, trình độ học vấn của cha mẹ, song
ngữ, các biến cố nghiêm trọng, những lần nhập viện, tang chế;
+ GĐ3. THU THẬP THÔNG TIN 84

▪ Kỹ năng trong các hoạt động hàng ngày (ăn uống, mặc đồ, di
chuyển,..) ;
▪ Các nguy cơ bị bạo hành, bỏ rơi ;
▪ Chăm sóc trước tuổi tới trường, ngoài nhà trường ;
▪ Cấu trúc, tổ chức của gia đình trẻ hiện tại, chia ly, chỗ ở luân
phiên*, vai trò-chức năng của từng thành viên, anh chị em,
nguồn lực trong/ngoài gia đình;
▪ Việc đi học: hành vi khi nhập học, hiệu quả của những quá trình
học tập đầu tiên;
▪ Các RL tập trung/chú ý;
▪ Sở thích, nguồn vui một mình/với người khác.
* ở phương Tây đa số trường hợp, sau khi cha mẹ li dị, trẻ thường vẫn tiếp tục sống với
cha và với mẹ theo kiểu luân phiên (vd, vài ngày, 1 tuần ở nhà này, rồi đến nhà người kia).
Đối với trẻ còn quá nhỏ (còn bú mẹ) có thể có những thoả thuận khác.
+ GĐ3. THU THẬP THÔNG TIN 85

Lưu ý:
■ Thu thập bệnh sử là sự thăm dò các lĩnh vực có ý nghĩa tùy
theo lời yêu cầu, bối cảnh lượng giá và tính năng động của
buổi trao đổi. Không nên thực hiện một cách quá cứng nhắc
như ta có thể dựa trên một bảng thăm dò (check list- đã liệt kê
các mục, người lớn điền thông tin hay đánh dấu vào ô tương ứng).
Không cần tuân thủ quá nghiêm ngặt thứ tự các điểm, mục
trong bảng thăm dò.
■ Trong báo cáo viết cuối cùng, không cần phải đưa hết tất cả
thông tin thu được từ bảng thăm dò này.
■ Đôi khi cần nhiều thời gian. Cũng hữu ích khi quay trở lại
một số mục/điểm vào những buổi làm việc sau.
+ GĐ3. THU THẬP THÔNG TIN 86

Một số nguyên tắc cho giai đoạn 2 và 3:


■ TLG mô tả những hiện tượng quan sát được bằng những
từ ngữ phù hợp (tránh dùng những cách giải thích quá
chuyên môn)
■ Thu thập, ghi nhận những yếu tố tích cực
■ Mở rộng các giả thuyết và kiểm chứng chúng

CÂU HỎI : Ta có thể thực hiện cuộc trao đổi này qua điện thoại?
+ GĐ3. THU THẬP THÔNG TIN 87

Quan sát lâm sàng người lớn trong cuộc trao đổi rất quan trọng:
điều này có chức năng tạo dựng và cho phép đưa ra các giả thuyết!

- Hợp tác kể bệnh - Thái độ lúng túng bối rối

- Thân thiện, chăm chú, quan tâm - Thái độ thờ ơ, thù địch chống
đối
- Thẳng thắn bộc trực
- Thái độ kịch tính
- Thái độ quyến rũ, thu hút người
khám - Thái độ dễ mến

- Thái độ phong vệ, đề phòng - Thái độ lảng tránh,...

- Thái độ khinh khỉnh


+ GĐ3. THU THẬP THÔNG TIN 88

Quan sát lâm sàng trẻ em trong cuộc trao đổi rất quan trọng:
điều này có chức năng tạo dựng và cho phép đưa ra các giả
thuyết!

Vd:
■ Động đậy tay chân liên tục
■ Gây hấn
■ Bất tuân
■ Thách thức, chống đối
■ Tính xung động….

=> RL hành vi hướng ngoại?


+ GĐ3. THU THẬP THÔNG TIN 89

■ Vì sao phải quan sát hành vi?

■ Ở người lớn lời nói là dấu chỉ quan trọng cho tình trạng tinh
thần
■ Ở trẻ nhỏ, hành vi là thước đo cho tình trạng tinh thần của trẻ.
■ Không có sự tách biệt nhau giữa tình trạng tâm thần và hành vi.
■ Trẻ không thích ứng hành vi của chúng với những mong đợi
của ta.
+ GĐ4. ĐƯA RA CÁC GIẢ THUYẾT 90

■ Các câu hỏi, giả thuyết sẽ giúp định hướng việc lượng giá và
cũng giới hạn việc lượng giá : « ta không làm trắc nghiệm chỉ
để trắc nghiệm ». Không nên có những mặc định từ trước.

■ Câu hỏi, giả thuyết là lý lẽ để TLG lựa chọn công cụ và phương
pháp thích hợp (các trắc nghiệm, thang lượng giá, quan sát có
hệ thống, trao đổi có cấu trúc …)

■ Đưa ra câu hỏi, giả thuyết giúp TLG giải thích cho « thân chủ »
biết mục đích mình muốn hướng đến

CÂU HỎI : « Chủ thể » có cần phải thể hiện sự đồng ý với
câu hỏi/ giả thuyết để thăm dò?
+ GĐ4. ĐƯA RA CÁC GIẢ THUYẾT 91

Những dữ kiện


bổ sung

Thiết lập các Đánh giá,


Phân tích giả thuyết kiểm chứng Kế hoạch
Kết luận
tình huống (cũng như các giả can thiệp
thay đổi GT) thuyết
+ GĐ5. LƯỢNG GIÁ 92

■ Việc lượng giá trong bối cảnh thăm khám lâm sàng có mục đích
kiểm chứng những nhận định (giả thuyết) lâm sàng bằng cách
đối chiếu với những thông tin ghi nhận được thông qua công cụ.

■ Các công cụ là những bài trắc nghiệm, quy trình cho phép thu
thập thông tin trong những điều kiện được chuẩn hóa về mặt công
cụ, lời hướng dẫn và các tiêu chí chấm điểm các câu trả lời.

■ Sự chuẩn hóa giúp làm giảm sự biến thiên của các phép đo và
làm tăng tính bền vững của kết quả qua thời gian.

■ Lượng giá luôn là một lựa chọn mà TLG chọn trong công việc
lâm sàng.
+ GĐ5. LƯỢNG GIÁ 93

■ Các công cụ lượng giá giúp so sánh kết quả, không phải với
một giá trị tuyệt đối mà với một mẫu tiêu chuẩn (chuẩn).

■ So sánh một điểm số với chuẩn giúp tương đối hóa một số lời
than phiền hoặc phát hiện ra một số hiện tượng đáng lo ngại.

■ Có được các điểm số trong những điều kiện chuẩn hóa hỗ trợ
cho việc so sánh theo thời gian (thậm chí ngay cả khi có thay
đổi trắc nghiệm viên).
+ GĐ5. LƯỢNG GIÁ 94

« Test/Trắc nghiệm » Trao đổi có cấu trúc Quan sát có cấu trúc

Bảng hỏi - Ít công cụ trao đổi có - Cần được đào tạo
- (Nhanh) dễ cấu trúc - Định tính và định
- Nhiều nguồn thông tin - Tính trung thành giữa lượng (mã hóa)
- Ít cần thực hiện việc các nghiệm viên thấp
test-retest - Cần được đào tạo

Trắc nghiệm
- Cần việc test-retest
- Cần được đào tạo
- Đặc tính đo lường TL
+ GĐ5. LƯỢNG GIÁ 95

Lý tưởng thì cần tam giác đánh giá: lượng giá nhiều người và
lượng giá nhiều cách
Lượng giá nhiều người :
■ Xét đến nhiều bối cảnh phát triển (trường học, gia đình, xã hội)
trong đó các giới hạn và mong đợi phù hợp hoặc không với các
năng lực của trẻ;
■ Xét đến việc quan sát từ nhiều nguồn thông tin khác nhau (TLG,
giáo dục viên, cha mẹ, người khác…) ;
■ Xét đến nhiều tình huống khác nhau (lớp học, trong nhóm, khi đi
ngủ, khi gặp thử thách…). Nhà lâm
sàng

Giáo viên Cha/mẹ


+Tam giác: đa phương pháp – nguồn thông tin 96

Lượng giá nhiều cách


Nói nhiều nguồn thông tin là nói nhiều
phương pháp khác nhau: mỗi nguồn thông tin Nhân số nguồn thông tin X bối
có được từ công cụ khác nhau. cảnh MQH

VD :
Thông Trường học + gia đình
tin 2 Quen thuộc + không quen thuộc

Thích nghi công cụ cho từng


Nét nguồn thông tin (ex. bảng hỏi
biến
thiên ngắn cho GV; quan sát trẻ qua
Thông Thông công cụ cùng với mẹ)
tin 1 tin n
+ GĐ5. LƯỢNG GIÁ 97

Sử dụng công cụ khác nhau tùy thuộc vào:


■ Vấn đề thân chủ là gì?
■ Ai là nghiệm thể (GV, trẻ, cha mẹ?)
■ Độ tuổi của thân chủ
■ Định hướng lý thuyết nền tảng của TLG (nhận thức, hành vi, hệ
thống, phân tâm …).
■ Địa điểm diễn ra việc thăm khám (trường học hay phòng khám)
+ 98
GĐ5. LƯỢNG GIÁ

Vì sao phải dùng công cụ?

Nhận xét đánh giá lâm sàng « bằng tay không »


= trao đổi + quan sát lâm sàng
= Việc thực hiện linh động, có hiệu lực
= Cảm tính và chủ quan (dựa trên kinh nghiệm lâm sàng)
= Dễ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhiễu, tính trung thành giữa các
nghiệm viên thấp
Mục đích = nhìn nhận chủ thể một cách toàn vẹn và trong bối cảnh, đưa
ra các giả thuyết được kiểm chứng bằng những hành động trực tiếp.
+ GĐ5. LƯỢNG GIÁ 99

lợi ích của việc đánh giá có sử dụng công cụ?

= Việc thực hiện hợp lý, khách quan


= thu nhận và tổ chức các dữ liệu dựa trên nguyên tắc nghiêm ngặt và
chuẩn hóa
▪ Nếu chỉ có công cụ: quá hạn hẹp !
▪ Việc dùng công cụ cần được thực hiện một cách cá nhân,
hòa hợp với tổng thể thăm khám lâm sàng.
thăm khám chẩn đoán =
thăm khám lâm sàng + lượng giá bằng công cụ/đo lường tâm lý.
+ GĐ5. LƯỢNG GIÁ 100

Một số nguyên tắc/lưu ý:

■ Mọi phương pháp được dùng đều phải dựa trên một nền tảng lý
thuyết
⮚ Cần biết rõ nền tảng lý thuyết của từng công cụ, giới hạn và hạn chế
của từng công cụ
⮚ Cần tìm hiểu một cách phản biện sự tương hợp giữa lý thuyết nền
của công cụ được dùng với các mô hình lý thuyết mà TLG dựa vào

■ Cẩn thận: tốt nhất không phải là dùng nhiều công cụ, mà là
dùng đúng công cụ!
+ GĐ5. LƯỢNG GIÁ 101

■ Lưu ý gì khi sử dụng công cụ?

■ Công cụ đó là gì?


■ Công cụ này có những đặc tính đo lường tâm lý nào?
■ Sử dụng công cụ này như thế nào?
■ Công cụ này giúp gì cho TLG trong tiến trình hiện tại?
■ Công cụ này có giúp giải đáp các câu hỏi đã đưa ra (hoàn toàn
hay chỉ một phần)
■ Thông tin có được từ công cụ này có giúp ích cho chủ thể
■ Có cần phải thích ứng, điều chỉnh gì khi dùng công cụ ?
10
+ 2
GĐ6. GIẢI THÍCH VÀ LÊN KẾ HOẠCH

⮚ Tổng hợp lại quá trình


⮚ Diễn đạt lại vấn đề, lời than phiền, lời yêu cầu
⮚ Truyền đạt kết quả, diễn giải và kết nối với những dữ liệu khác
Hội nghị Đồng thuận (khuyến nghị)
Nhấn mạnh việc tiếp cận thông tin của trẻ và những người đại diện
pháp lý của trẻ. Tùy theo mức độ hiểu biết của trẻ, trẻ có quyền ngang
bằng với những người đại diện của trẻ, được thông báo về tình trạng
« tâm lý » bằng những từ ngữ phù hợp với độ tuổi và độ nhạy cảm của
mình.

⮚ Đi đến mức độ thông hiểu chung của nhiều bên: tích hợp cái nhìn
của chủ thể với người xung quanh
⮚ Lên kế hoạch: đi đến một quyết định chung
+ 103
GĐ6. GIẢI THÍCH VÀ LÊN KẾ HOẠCH

Cách tiếp cận tập trung vào chủ thể

Chủ thể Nhà lâm sàng


Các khó khăn Bệnh sử
Việc thăm dò
Các mong đợi và mục tiêu
Hiểu về những khó khăn
Những sợ hãi và nguồn lực

Tích hợp 2 góc nhìn


Hiểu biết và quyết định chung
+ GĐ6. GIẢI THÍCH VÀ LÊN KẾ HOẠCH 104

■ Tránh các tiếp cận chuẩn hóa chất lượng sống, sự thoải mái
tinh thần hoặc tính tự lập.
■ Pachoud (2012) «cả y khoa lẫn tâm lý đều không có tính
chính đáng để xác định những quy chuẩn cho một cuộc sống
trọn vẹn» (p. 262).
■ Các quyết định lâm sàng đều phải xem xét đến việc tôn
trọng quyền tự quyết của chủ thể, lựa chọn cuộc sống của
họ cũng như những phương tiện để đạt đến những chọn lựa
ấy (Farkas, 2007).
⮚ Xem xét cả khía cạnh khoa học và nhân văn
10
+ GĐ7. KẾT THÚC 5

⮚ Chuẩn bị kết thúc việc gặp gỡ


⮚ Tổng hợp nội dung và những quyết định sẽ được trình
bày trong báo cáo viết
⮚ Kiểm lại lần cuối việc chủ thể và những bên liên quan
cảm thấy ‘thoải mái’ và hiểu được các quyết định
⮚ Làm sáng tỏ lần nữa việc truyền đạt kết quả: cho ai và
dưới dạng nào ?
+ 106
GĐ8. BÁO CÁO VIẾT

▪ Các kết quả của việc thăm khám là nền tảng của báo cáo
viết, ghi ngày tháng, kí tên bởi TLG thực hiện (xem phần V.
Trả kết quả nói và viết báo cáo)
▪ Báo cáo viết không chỉ gồm những thông tin cơ bản mà còn
có những diễn giải kết quả, mô tả về cách thức vận hành
tổng quát của trẻ và những đề xuất cần hành động.
▪ Việc trao đổi báo cáo viết với phía thứ 3 cần tuân thủ những
quy tắc bảo mật nghề nghiệp và có sự đồng ý của những bên
liên quan.
10
+ Các bước tiến hành và cấu trúc 7

của việc thăm khám

1. Tiếp xúc ban đầu/ Phân tích tài liệu

2. Bắt đầu việc thăm khám / gặp gỡ

3. Thu thập thông tin Thiết lập


Cấu trúc MQH
Làm rõ những 4. Đưa ra các giả thuyết Sử dụng những
mục tiêu và cấu hành vi thích hợp
trúc của thăm
5. Tiến hành lượng giá bằng công cụ
khám (tử tế, ân cần, …)
6. Giải thích và lên kế hoạch
Điều phối Kết nối chủ thể
7. Kết thúc thăm khám / gặp gỡ với tiến trình

8 . Báo cáo bằng văn bản viết


+ Các yếu tố nhiễu và gây chệch hướng 108

Hội nghị Đồng thuận (khuyến nghị)


R26 : TLG cần ghi nhận khả năng có những nhiễu cá nhân
trong việc thực hiện thăm khám và trong việc diễn giải kết quả.

■ Nhiễu khẳng định


Tìm kiếm/tìm ra những chi tiết đi theo hướng đã nghĩ ra từ trước và bỏ
qua những yếu tố chống lại, tức là những quan sát bổ sung mà nhà lâm
sàng có thể phát triển các nguy cơ khẳng định những ý tưởng đã vạch ra
từ trước.
■ Nhiễu của ảo tưởng của kết thúc câu chuyện (Quoibach et
al., 2013)
Cảm giác rằng hiện tại là một thời điểm tối hậu, rằng trẻ đã phát triển
nhiều trong quá khứ hơn là trong tương lai.
+ Các yếu tố nhiễu và gây chệch hướng 109

■ Nhiễu quy gán, tìm nhân-quả


Quy gán một quan sát (một khó khăn) với một biến số thấy được (trẻ)
hơn là một biến không nhìn thấy được (bối cảnh).

■ Giản đồ « Thực tế ngây thơ»


Thế giới = điều tôi nhìn thấy

■ Giản đồ về tính đại diện


Điều gì mang tính đại diện thì hay đúng, hay xảy ra

■ Giản đồ về tính dễ tiếp cận, tính lưu loát …

■ …..Các định kiến-phân biệt rất đa dạng, phong phú


11
+ Các yếu tố nhiễu và gây chệch hướng 0

■ Kiểm soát nhiễu:


⮚ Việc đặt lại vấn đề cho các giả thuyết, chứng minh ngược lại
⮚ Lập ra các giả thuyết thay thế và kiểm chứng chúng
⮚ Biện luận các bước nhận định lâm sàng (ghi chép, khung khái
niệm, đọc lại kết quả để tránh nhiễu về ghi nhớ, tóm gọn)
⮚ Luôn kết nối diễn giải với một quan sát lâm sàng thực tế, cụ thể
⮚ Đối chiếu với nhiều nguồn thông tin khác nhau, kiểm lại các kết
nối nhân-quả (và hỏi thêm ý kiến của chủ thể)
11
+ Các yếu tố nhiễu và gây chệch hướng 1

■ Nhiễu văn hóa


Sử dụng các trắc nghiệm chuẩn hóa để lượng giá khả năng của chủ
thể luôn cần kiểm soát những nhiễu văn hóa có thể ảnh hưởng tới
từng đề mục, việc điều hành trắc nghiệm, các chuẩn và cách diễn giải.

Hội nghị Đồng thuận (khuyến nghị)


R12 : TLG luôn tổng hợp các nền tảng lý thuyết và văn hóa trong việc xác định
khung thăm khám.
R19 : TLG ghi nhận những bối cảnh đặc biệt có thể ảnh hưởng đến tính xác thực của
những tiến trình đang thực hiện.

APA
mục 9.02 (C) Các TLG dùng những phương pháp lượng giá phù hợp với lợi thế và
khả năng ngôn ngữ của chủ thể...
11
+ Các yếu tố nhiễu và gây chệch hướng 2

Phân đoạn
Các thăm khám không đầy đủ chỉ tập trung vào một khía cạnh lẻ:
một chức năng nhận thức, một khía cạnh tình cảm hoặc một triệu
chứng hành vi.

Vd:

Đánh giá các khó khăn học tập ở trẻ có thể tổng hợp các thông tin
về các khả năng học tập và nhận thức, lượng giá trí tuệ, vốn hiểu
biết học đường, hình ảnh bản thân, động lực, điều hòa cảm xúc…
bằng cách xem xét cả bối cảnh gia đình và VH-XH.
11
+ Các yếu tố nhiễu và gây chệch hướng 3

Sự dẫn dắt kỹ thuật (đo lường) tâm lý và chuẩn hóa
■ Giữ một lý luận nhị phân và chỉ dựa vào chuẩn: xem tất cả
những nét lệch chuẩn là dấu hiệu RL hoặc xem những dữ liệu
bình thường là dấu hiệu của việc không có đau khổ;

■ Chỉ dựa vào điểm số mà không tích hợp với quan sát và những
nguồn thông tin khác để có được một diễn giải toàn vẹn (quyền
lực tối thượng của trắc nghiệm).
+ Các yếu tố nhiễu và gây chệch hướng 114

Quy chuẩn đạo đức hành nghề TLG (Pháp)

Mục 17 : « Công việc của TLG không chỉ là ứng dụng phương
pháp và kỹ thuật trong thực hành, mà không thể tách rời khỏi
tinh thần phản biện và xem xét khía cạnh nền tảng lý thuyết của
các kỹ thuật ».

Mục 19 : « TLG luôn cẩn trọng với tính chất tương đối của các
lượng giá và các diễn giải của mình. TLG không đưa ra những
kết luận vắn tắt hoặc vĩnh viễn về khả năng hay nhân cách của
chủ thể, nhất là khi những kết luận của TLG có thể ảnh hưởng
đến sự tồn tại của chủ thể».
11
+ Vấn đề chẩn đoán 5

■ Việc chẩn đoán hướng đến sự phân loại các RL, dựa trên
các bảng phân loại bệnh lý có sẵn : vd, DSM-V (Diagnostic
and Statistical Manual of Mental Disorders de l’American
Psychiatry Association), ICD-10 (Bảng phân loại quốc tế
về bệnh lý và các vấn đề có liên quan của WHO).

■ Dù phân loại nào, chẩn đoán không phải là một đích đến,
mà chỉ là một giai đoạn (không cho phép nhắm đến quá
trình điều trị). Chẩn đoán là một công cụ giúp ta sắp xếp,
hệ thống hóa các quan sát.
11
+ Vấn đề chẩn đoán 6

■ Một chẩn đoán về sự phát triển, bất kể nó thế nào, thường
chỉ đúng khi có thể so sánh các quan sát lặp đi lặp lại trong
thời gian.

■ Một phép đo, một con số, một bảng kết quả không phải là
một chẩn đoán. Chẩn đoán tâm lý là cách diễn đạt phản ánh
lý luận của TLG thông qua những quan sát về lịch sử, lâm
sàng và thực nghiệm.
11
+ Vấn đề bình thường và bệnh lý 7

Bình thường Bệnh lý

Bình thường Bệnh lý

Chuẩn XH? Chuẩn thống kê?


11
+ Vấn đề bình thường và bệnh lý 8

Nhắc lại: có rất nhiều tiêu chí để xác định một trạng thái bệnh lý,
một số tiêu chí mang tính văn hóa hơn các tiêu chí khác :

■ Việc thích nghi với môi trường;


■ Tri giác thực tại;
■ Khả năng hòa nhập;
■ Mức độ tự lập, tự chủ.

Hòa nhập
Rối loạn Lành mạnh
Tự lập
11
+ Tài liệu tham khảo 9

■ Cognet, G., & Bachelier, D. (2017). Clinique de l’examen de


l’enfant et de l’adolescent. Paris : Dunod.
■ Geisinger, K. F., Bracken, B. A., Carlson, J. F., Hansen, J. I. C.,
Kuncel, N. R., Reise, S. P., & Rodriguez, M. C. (2013). APA
handbook of testing and assessment in psychology, American
Psychological Association.
■ Grégoire, J. (2014). L’Examen diagnostique est-il normatif ?
ANAE, 32-133; 459-465
■ Les recommandations de la conférence de consensus sur la
pratique de l’’examen psychologique de l’enfant (2010) :
⮚ Voyazopoulos, R., Vannetzel, L. & Eynard, L.-A. (Eds.),
L’examen psychologique de l’enfant et l’utilisation des mesures.
Paris : Dunod.
12
+ Tài liệu tham khảo 0

Hội nghị Đồng thuận về việc thăm khám tâm lý cho trẻ em

■ Initiative de la Fédération Française des Psychologues et de


Psychologie (FFPP), avec la participation de la Soiété
Francaise de Psychologie (SFP), de l’Association Française
des Psychologues de l’Education Nationale (AFPEN) et de
l’Association des Conseillers d’orientation-Psychologues de
France. Jury présidé par J Grégoire

■ Tác phẩm: L’examen psychologique de l’enfant :


Conférence de consensus. Dunod
12
+ Tài liệu tham khảo 1

Một số nguồn tư liệu về đạo đức thực hành:

■ The ethical principles of psychologists and code of


conduct (2017) de l’American Psychological
Association’s (APA).
www.apa.org/ethics/code/

■ Đạo đức hành nghề của TLG Bỉ.


www.compsy.be/fr/lisez-le-code-de-deontologie-officiel

■ Đạo đức hành nghề của TLG Pháp.


www.codededeontologiedespsychologues.fr
12
+ Tài liệu tham khảo 2

Một số nguồn tư liệu về thực hành sử dụng các trắc nghiệm:
Recommandations internationales sur l’utilisation des tests (2003)
(ITC) www.intestcom.org/files/guideline_test_use_french.pdf

Standards for educational and psychological testing. (2014)


American Educational Research Association, American Psychological
Association, & National Council on Measurement in Education.

Différents guidelines : http://buros.org/standards-codes-guidelines


12
+ Tài liệu tham khảo 3

Một số nguồn tư liệu về kỹ thuật và công cụ trong trao đổi
lâm sàng :
Van der Molden H.T., et al (2014). Psychological Communication. Theories, Roles
and Skillls for Counselors. Eleven.

Một số nguồn tư liệu về báo cáo kết quả bằng văn bản viết
Castro, D. (2000). Les écrits en psychologie. Rapports, expertises, bilans. L’Esprit du
temps, Guides Psycho

Burns, W.J., Quintar, B. (2001). Integrated report writing. In W.I. Dorfman and H.
Hersen (Eds), Understanding psychological assessment. New-York :
Kluwer/Plenum. (pp. 353-371)

Tallent, N. (1993). Psychological report writing. (4th edition). Englewood Cliffs, NJ


: Prentice Hall.
12
+ GĐ3. THU THẬP THÔNG TIN 4

Một số nguyên tắc cho giai đoạn 2 và 3:


■ TLG mô tả những hiện tượng quan sát được bằng những
từ ngữ phù hợp (tránh dùng những cách giải thích quá
chuyên môn)
■ Thu thập, ghi nhận những yếu tố tích cực
■ Mở rộng các giả thuyết và kiểm chứng chúng

CÂU HỎI : Ta có thể thực hiện cuộc trao đổi này qua điện thoại?
12
+ GĐ3. THU THẬP THÔNG TIN 5

Lịch sử của các khó khăn, rối loạn, khiếm khuyết
(Vấn đề, triệu chứng, nguyên nhân, trục thời gian, hệ quả tâm lý-XH)
Thông tin cơ bản – Bối cảnh
(học đường, gia đình, tiền căn, các hoạt động...)

Các mức độ


thông tin

Niềm tin và


những mong đợi Cảm xúc
12
+ 6

■ 1. Gthieu cơ sở thực tập 2. Báo cáo kế hoạch thực


tập 3. Mô tả ca thực tế - Khái quát về ca - Lý thuyết
về ca - Thực tiễn áp dụng 4. Chia sẻ cảm nhận, thay
đổi (thái độ hành vi của bản thân) trong thời gian
thực tập + Sự thay đổi từ lúc start to end trong suốt
2.5 năm học tâm lý

■ Em xin tổng kết lại ah

You might also like