You are on page 1of 18

Học online tại: https://mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

BÀI TẬP: XÁC SUẤT THỐNG KÊ


CHƯƠNG II: BIẾN NGẪU NHIÊN VÀ LUẬT PHÂN PHỐI XÁC SUẤT
ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG

Bài 1: Người ta đặt ngẫu nhiên 10 thẻ (trong đó có 5 thẻ màu đỏ và 5 thẻ màu xanh) vào 10 phong

bì ( 5 phong bì có màu đỏ và 5 phong bì có màu xanh), mỗi phong bì một thẻ. Gọi X là số phong bì

có chứa một thẻ cùng màu. Tính giá trị:

1) P ( X = 1)

2) E ( X )

Hướng dẫn giải

Gọi X là số phong bì có chứa một thẻ cùng màu thì X là biến ngẫu nhiên rời rạc và nó nhận các giá

trị X = 0,1, ,10 .

i) X = 0 xảy ra nếu 5 phòng bì đỏ chứa 5 thẻ xanh, và 5 phong bì xanh chứa 5 thẻ đỏ. Ta có

P (X = 0) =
5! 5!
0.004
10!

ii) X = 1 xảy ra khi có 1 phong bì chứa thẻ cùng màu. Không mất tính tổng quát, giả sử một phong

bì đỏ chứa thẻ đỏ.

Khi đó còn lại 4 phong bì đỏ chứa 4 thẻ xanh, 5 phong bì xanh chứa 5 thẻ đỏ. Điều này là vô lý, do

ta chỉ có 10 thẻ. Như vậy, ta có: P ( X = 1) = 0

Tương tự, X = 3, 5,7,9 đều là những sụ kiện không thể có

C51C51 1!C51C51 1! 4! 4!
iii) Tương tự P ( X = 2) = 0.0992
10!

C52C52 2!C52C52 2! 3! 3!
iv) P ( X = 4 ) = 0.3968
10!

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

C53C53 3!C53C53 3! 2! 2!
v) P ( X = 6 ) = 0.3968
10!

C54C54 4!C54C54 4!
vi) P ( X = 8 ) = 0.0992
10!

vii) P ( X = 10 ) =
5! 5!
0.004
10!

Bảng phân phối xác suất của X

1) P ( X = 1) = 0

2) E X = (0 + 10 )  0.004 + ( 2 + 8)  0.0992 + ( 4 + 6 )  0.3968 = 5

Bài 2: Có hai kiện hàng. Kiện thứ nhất có 8 sản phẩm tốt và 2 sản phẩm xấu. Kiện thứ hai có 5 sản

phẩm tốt và 3 sản phẩm xấu. Lấy ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ kiện I bỏ sang kiện II. Sau đó từ kiện

II lấy ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm. Lập bảng phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên chỉ số sản phẩm

tốt có trong 2 sản phẩm lấy ra từ kiện II.

Hướng dẫn giải

Gọi Ai ( i = 0,1,2) là 'lấy được i sản phẩm tốt từ kiện I sang kiện II ' thì Ai tạo thành hệ đầy đủ

với:

C22 C81C21 16 C82 28


P ( A0 ) = 2 = , P ( A1 ) = 2 = , P ( A2 ) = 2 =
1
C10 45 C10 45 C10 45

Gọi X là số sản phẩm tốt trong 2 sản phẩm lấy ra từ kiện II thì X là biến ngẫu nhiên rời rạc và nó

nhận các giá trị X = 0,1, 2 . Áp dụng công thức xác suất đầy đủ ta có

2
P ( X = x ) = P ( X = x∣ Ai )
i =0

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

suy ra:

1 C52 16 C42 28 C32


P (X = 0) =  +  +  0.0938
45 C102 45 C102 45 C102
1 C51C51 16 C61 C41 C71C31
P ( X = 1) =  +  2 +  2 0.4923
45 C102 45 C10 45 C10
1 C52 16 C62 28 C72
P ( X = 2) =  +  +  0.4138
45 C102 45 C102 45 C102

Bảng phân phối xác suất của X

Bài 3: Gieo hai con xúc sắc đồng chất 5 lần, gọi X là số lần xuất hiện hai mặt 6

1) Tính xác suất của sự kiện số lần xuất hiện hai mặt 6 ít nhất là 2

2) Tính E ( X ) ,V ( X )

3) Viết hàm phân phối FX ( x )

Hướng dẫn giải

Gọi X là số lần xuất hiện hai mặt 6 thì nó là biến ngẫu nhiên liên tục nhận giá trị X = 0, , 5 . Dễ

thấy X có phân phối nhị thức, do 5 lần gieo là độc lập và xác suất mỗi lần xuất hiện hai mặt 6 là

1 1 1
p=  = .
6 6 36

5−x
 5   1   35 
x

Hàm khối lượng xác suất: pX ( x ) = P5 ( x ) =      


 x   36   36 

Áp dụng công thức, thu được bảng phân phối xác suất của X

1) Xác suất cần tính là 1 − pX ( 0 ) + pX (1) ( ) 1 − 0.9927 0.0073

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

5
2) Dễ có E X  = np = 0.1389 và V X  = np (1 − p ) 0.135
36

0, x0

0.86861, 0  x1
0.9927, 1 x  2

3) Hàm phân phối của X là: FX ( x ) = 0.99979, 2 x 3
0.09999925, 3 x 4

0.099999539, 4x5

1, x5

Chú ý: Trong trường hợp này do P ( X = 3,4,5 ) rất nhỏ nên X = 3, 4, 5 là các sự kiện gần như không

bao giờ xảy ra. Ta cũng có thể coi P ( X = 3,4,5 ) 0 dể tính toán.

Bài 4: Một thanh niên nam vào cửa hàng thấy 5 máy thu thanh giống nhau. Anh ta đề nghị cửa hàng

cho anh ta thử lần lượt các máy đến khi chọn được máy tốt thì mua, nếu cả 5 lần đều xấu thì thôi.

Biết rằng xác suất để một máy xấu là 0,6 và các máy xấu tốt độc lập với nhau. Gọi X là số lần thử.

Lập bảng phân phối xác suất của X .

Hướng dẫn giải

Gọi X là số lần thử thì X là biến ngẫu nhiên rời rạc nhận các giá trị X = 1, 2, 3, 4, 5 . Ta thấy rằng

i) X = x, ( x = 1,2,3,4 ) xảy ra nếu x − 1 lần đầu không chọn được máy tốt và lần thứ x chọn được

máy tốt.

P ( X = x ) = 0.6x−1  0.4 x = 1,2,3,4

ii) X = 5 xảy ra nếu lần cuối chọn được máy tốt hoặc cả 5 lần đều không chọn được máy tốt.

P ( X = 5 ) = 0.64  0.4 + 0.65 = 0.1296

Bảng phân phối xác suất của X

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 4


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 5: Có hai hộp bi. Hộp I có 2 bi trắng, 3 bi đỏ. Hộp II có 2 bi trắng, 2 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 2 bi

từ hộp I bỏ sang hộp II, sau đó lại lấy ngẫu nhiên 3 bi từ hộp II bỏ vào hộp I. Lập bảng phân phối

xác suất của biến ngẫu nhiên chỉ số bi trắng có mặt ở hộp I, hộp II sau khi đã chuyển xong.

Hướng dẫn giải

Gọi X và Y lần lượt là số bi trắng ở hộp I , hộp II sau khi đã chuyển xong. Dễ thấy ta có liên hệ

X + Y = 4 . Do đó, ta chỉ cần tìm phân phối của X là đủ.

Dễ thấy X là biến ngẫu nhiên rời rạc. Vì X + Y = 4 và X ,Y  0 nên chúng nhận các giá trị 1, 2, 3, 4 .

i) X = 1 xảy ra nếu lấy ra 2 trắng, lấy về 1 trắng, 2 đỏ hoặc lấy ra 1 trắng, 1 đỏ, lấy về 3 đỏ

C22 C41C22 C21C31 C33


P ( X = 1) = + 2 = 0.05
C52 C63 C5 C63

ii) X = 2 xảy ra nếu lấy ra 2 trắng, lấy về 2 trắng, 1 đỏ hoặc lấy ra 1 trắng, 1 đỏ, lấy về 1 trắng, 2 đỏ

hoặc lấy ra 2 đỏ, lấy về 3 đỏ

C22 C 42C 21 C21C31 C 31C 32 C 32 C 43


P ( X = 2) = 2 + 2 + 2 3 = 0.39
C5 C63 C 5 C63 C 5 C6

iii) X = 3 xảy ra nếu lấy ra 2 trắng, lấy về 3 trắng hoặc lấy ra 1 trắng, 1 đỏ, lấy về 2 trắng, 1 đỏ hoặc

lấy ra 2 đỏ, lấy về 1 trắng, 2 đỏ

C22 C43 C21C 31 C 31C 32 C 32 C 21C62


P ( X = 3) = + 2 + 2 = 0.47
C52 C63 C 5 C63 C 5 C63

iv) X = 4 xảy ra nếu lấy ra 1 trắng, 1 đỏ, lấy về 3 trắng hoặc lấy ra 2 đỏ, lấy về 2 trắng, 1 đỏ

C21C31 C33 C32 C22C41


P (X = 4) = 2 + = 0.09
C5 C63 C52 C63

Bảng phân phối xác suất của X

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 5


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Chú ý : Nếu gọi Ai là "có i bi trắng trong 2 bi chuyển từ hộp I sang hộp II' và B j là "có j bi trắng

trong 3 bi chuyển từ hộp II sang hộp I' thì Ai Bj tạo thành hệ dầy đủ. Ta có thể trình bày lại lời giải

trên theo cách biểu diễn các sự kiện X = x qua Ai , Bj . Ở đây, ta không áp dụng trực tiếp công thức

đầy đủ mà chỉ tính xác suất điều kiện của các sự kiện có thể xảy ra trong hệ đầy đủ, bỏ qua các sự

kiện có xác suất bằng 0 .

Bài 6: Một kiện hàng có 12 sản phẩm, trong đó có 7 sản phẩm loại I và 5 sản phẩm loại II . Khi bán

được một sản phẩm loại I thì được lãi 50 ngàn đồng; còn nếu bán được một sản phẩm loại II thì

được lãi 20 ngàn đồng. Lấy ngẫu nhiên từ kiện hàng ra 3 sản phẩm.

1) Tìm quy luật phân phối xác suất của số tiền lãi thu được do bán 3 sản phẩm đó; tính kỳ vọng,

phương sai của số tiền lãi thu được do bán 3 sản phẩm đó.

2) Viết hàm phân phối, vẽ đồ thị hàm phân phối của số tiền lãi thu được khi bán 3 sản phẩm

đó.

Hướng dẫn giải

Gọi X là số sản phẩm loại I trong 3 sản phẩm lấy ra, thì X là biến ngẫu nhiên rời rạc nhận các giá

trị X = 0,1, 2, 3 .

Gọi Y (ngàn đồng) là số tiền lãi thu được do bán 3 sản phẩm thì Y là biến ngẫu nhiên rời rạc có

thỏa mãn:

Y = 50X + 20 ( 3 − X ) = 30X + 60

C53 C71C52 7
Dễ tính được: P ( X = 0 ) = 3 = , P ( X = 1) = 3 =
1
C12 22 C12 22

C72C51 21 C73
P ( X = 2) = ( ) 7
3
= , P X = 3 = 3
=
C12 44 C12 44

1) Bảng phân phối xác suất của Y

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 6


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tính được E Y  = 112.5 và V Y  536.93

0, y  60

1 , 60  y  90
 22
 4
2) Hàm phân phối của Y là: FY ( y ) =  , 90  y  120
 11
 37
 44 , 120  y  150

1, y  150

Đồ thị của hàm phân phối FY ( y )

Bài 7: Tuổi thọ của một loài côn trùng là biến ngẫu nhiên X (tháng tuổi) có hàm mật độ xác suất

(
ax 2 4 − x 2 , x  0, 2
f ( x) =    )
 0, x  0, 2 .

a) Xác định a

b) Tính P (0  X  1) ,P(X  1)

Hướng dẫn giải

( )
a) Do ax 2 4 − x 2  0 với x 0,2 nên a  0

+ 2

Ta có 1 =  f ( x )dx = ax 2 4 − x 2 dx = a  ( ) 64
15
a=
15
64
− 0

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 7


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

1 1
b) P ( 0  X  1) = f ( x )dx = ax 2 4 − x 2 dx = a  ( ) 17 17
=
15 64
= 0, 266
0 0

Bài 8: Cho hàm số f ( x ) = a  sin2x . Tìm a để hàm này trở thành hàm mật độ xác suất của một biến

ngẫu nhiên nhận giá trị trong [0, π / 2] .

Hướng dẫn giải

Để hàm này trở thành hàm mật độ xác suất của một biến ngẫu nhiên nhận giá trị trong 0,π / 2


asin2x, x  0,π / 2
thì: f ( x ) = 

 0, x  0,π / 2 .

Do sin2x  0 với mọi x 0,π / 2 nên a  0 . Ta có:

+ π/2
1 =  f ( x )dx =  asin2xdx = a. Vậy a = 1.
− 0

Bài 9: Cho biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm phân phối xác suất

0, x  0,

1
FX ( x ) =  − kcosx, 0  x  π
2
1, xπ

1) Tìm k .
 π
2) Tìm P  0  X   .
 2

3) Tìm E ( X ) .

Hướng dẫn giải

1) Vì FX ( x ) là hàm phân phối của biến ngẫu nhiên liên tục X nên nó là hàm liên tục.

  1
 FX 0 − = FX 0 +
Giải hệ phương trình 
0 = 2 − k,

( )
k=
1 ( )

 FX π = FX π
+
1 + k = 1 ( ) 2 ( )
  2

Thử lại.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 8


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

 π  π
2) P  0  X   = FX   − FX ( 0 ) =
1
 2  2 2

1
 sinx, x  ( 0,π)
3) Tìm được hàm mật độ: fX ( x ) =  2
0,
 x  ( 0,π)

+ π
nên X có kỳ vọng là: E  X  =  xfX ( x )dx =  xsinxdx =
1 π
−
20 2

Bài 10: Cho biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm phân phối xác suất

0, x  −a


FX ( x ) =  A + Barcsin , x  ( −a,a )
x
 a
1, xa

1) Tìm A và B .

2) Tìm hàm mật độ xác suất fX ( x )

Hướng dẫn giải

1) Vì FX ( x ) là hàm phân phối của biến ngẫu nhiên liên tục X nên nó là hàm liên tục.

  π  1
 F
 X
Giải hệ phương trình 
− a −
= FX
− a +


( ) ( )
0 = A − B,  A =
2  2


 FX a = FX a
+ π
 A+ B =1( ) ( )
B = 1

  2 
 π

Thử lại.


, x  ( −a,a )
1

2) Từ biểu thức fX ( x ) = FX' ( x ) , ta tìm được hàm mật độ: fX ( x ) =  π a 2 − x 2
0,
 x  ( −a,a )

Bài 11: Một ga ra cho thuê ôtô thấy rằng số người đến thuê ôtô vào thứ bảy cuối tuần là một biến

ngẫu nhiên có phân bố Poisson với tham số λ = 2 . Giả sử gara có 4 chiếc ôtô.

1) Tìm xác suất để tất cả 4 ôtô đều được thuê vào thứ 7

2) Tìm xác suất gara không đáp ứng được yêu cầu (thiếu xe cho thuê) vào thứ 7 .
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 9


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

3) Trung bình có bao nhiêu ôtô được thuê vào ngày thứ 7 ?

Hướng dẫn giải

Gọi X là số người đến thuê ô tô vào thứ 7 cuối tuần thì X có phân phối Poisson, X  P ( 2)

1) Cả 4 ô tô đều được thuê vào thứ 7 chỉ khi có ít nhất 4 người đến thuê. Vậy

 20 21 22 23 
P ( A ) = P ( X  4 ) = 1 − e −2  + + +  0.1429
 0! 1! 2! 3! 

2) Gara thiếu xe cho thuê nếu có từ 5 người trở lên đến thuê

P ( B) = P ( A ) − P ( X = 4 ) 0.0526

3) Gọi Y là số ô tô được thuê trong ngày thú 7 thì Y là biến ngẫu nhiên rời rạc nhận các giá trị
0,1, 2, 3, 4
i) Y = 0 xảy ra khi không có người đến thuê, nghĩa là X = 0 , suy ra

e −2 20
P (Y = 0 ) = P ( X = 0 ) = 0.1353
0!

Tương tự, Y = k chính là sự kiện X = k , với k = 1, 2, 3 .

Có P (Y = 1) 0.2707, P Y = 2 ( ) 0.2707, P (Y = 3) 0.1804

ii) Y = 4 xảy ra khi có từ 4 người trở lên đến thuê, chính là sự kiện A  X  4

P (Y = 4 ) = P ( A) 0.1429

Bảng phân phối xác suất của Y

Suy ra E Y  = 1.9249

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 10


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 12: Cho hàm mật độ xác suất: ƒ X (x) =  3e−3x ,


0,
x0
x< 0 của biến ngẫu nhiên liên tục X và định

nghĩa Y = X  là số nguyên lớn nhất không vượt quá X (nghĩa là  x  = 0 nếu 0  x  1 ,  x  = 1 nếu

1  x  2,... ).

a) Tính P(Y = 0).

b) Tính E(Y).

Hướng dẫn giải

Xét Y = X  là biến ngẫu nhiên rời rạc nhận các giá trị 0, 1, 2, . . .

a) Y = 0 xảy ra khi và chỉ khi 0  X  1 . Suy ra

1
P(Y = 0) = P(0  x  1) =  3e −3xdx  0.9502
0

b) Một cách tổng quát, tương tự như trên, ta có

( )
y +1
P(Y = y) = P(y  x  y + 1) =  3e −3x dx = 1 − e −3 e −3y , y = 0,1,2,...
y


Suy ra: E Y  = 1 − e −3 ( )  ye
y =0
−3y

 
  k    k    1    x 
Ta có: 
k =1
kx k −1
= 
k =1
x ( )
k 
=   x  =   x − 1 =  
 k =1   k =1
 − 1 =   =
1
   1 − x    1 − x  (1 − x)
2

  
Suy ra: E Y  = 1 − e −3 ( )  ye −3y = 1 − e −3
y =0
( )  ye −3y = e −3 1 − e −3
y =1
( )  ye
y =1
−3( y −1)

=
(
e −3 1 − e −3 )= 1
(thay x = e −3 )
(1 − e ) e −1
2 3
−3

Chú ý: Ta cũng có thể tính kì vọng, phương sai của Y với phép biển đổi Moment Generating
 
1 − e −3
Function. Phép biến đổi tương ứng với Y là: M(s) = 1 − e −3 ( )e
y =0
sy −3y
e (
= 1 − e −3 ) (e
y =0
s− 3 y
) =
1 − e s− 3

d
Mà ta có: E Y  = M(s)
ds s =0

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 11


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

e −3 1
Suy ra: E Y  = −3
= 3
1− e e −1

d2 1 + e3
Phương sai của Y: E Y 2  = 2 M(s) =
ds s =0
(e 3 − 1)2

e3
 
Suy ra: V Y  = E Y  − E Y  = 3
2 2

(e − 1)2

Bài 13: Lấy ngẫu nhiên một điểm M trên nửa đường tròn tâm O , đường kính AB = 2a . Biết rằng

xác suất điểm M rơi vào cung CD bất kì của nửa đường tròn AMB chỉ phụ thuộc vào độ dài cung

CD .

1) Tìm hàm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên Y chỉ diện tích tam giác AMB .

2) Tìm giá trị trung bình của diện tích tam giác ấy.

Hướng dẫn giải

1) Gọi Θ là góc tạo bởi Ox và OM , dễ thấy Θ là biến ngẫu nhiên có phân phối đều Θ  U 0,π .

1
 , θ  0,π
Hàm mật độ xác suất của Θ : fΘ (θ ) =  π
0, θ  0,π

Hàm phân phối xác suất của Θ :

0, θ  0

θ
FΘ (θ ) =  , 0  θ  π
π
1, θ  π

Gọi X là diện tích tam giác AMB thì X là biến ngẫu

a 2sinθ, x  0,a 2 
  
nhiên liên tục thỏa mãn hệ thức: X = 
0, x  0,a 
2

Hàm phân phối xác suất của X :

0, x0

  x  
( )
FX ( x ) = P(X  x) = P a 2sinθ  x =  P  0  θ  arcsin 2  + P  π − arcsin 2  θ  π  , 0  x  a 2
x
  a   a 
1, x  a2
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 12


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

0, x0

2
Rút gọn đi ta được: FX ( x ) =  arcsin 2 , 0  x  a 2
x
π a
1, x  a2

 2
 , x  0,a 2 
2) Hàm mật độ xác suất của X : fX ( x ) =  π a − x
4 2

0, x  0,a 2 

+ a2
Suy ra kỳ vọng của X là: E  X  =  xfX ( x ) dx = 
2 x 2
dx = a 2
−
π 0 a4 − x2 π

Bài 14: Mỗi khách uống cà phê tại quán cà phê mỗi ngày đều được phát ngẫu nhiên một vé bốc

thăm, xác suất khách hàng trúng thăm là 0,1 . Nếu khách hàng trúng thăm liên tục trong 5 ngày (từ

thứ hai đến thứ sáu) sẽ nhận được 100$, nếu không sẽ không được gì. An uống cà phê liên tục tại

quán này 4 tuần liên tiếp. Gọi X$ là số tiền An được thưởng khi bốc thăm trong 4 tuần đó. Xác

định kỳ vọng và phương sai của X .

Hướng dẫn giải

Gọi X là số tiền An nhận được khi bốc thăm trong 4 tuần và Y là số tuần An được thưởng thì khi

đó: X = 100Y

và Y là biến ngẫu nhiên rời rạc có phân phối nhị thức với n = 4 phép thử độc lập và p là xác suất

được thưởng trong 1 tuần bất kì. Dễ tính p = 0.15

Suy ra E X = 100E Y  = 100  4  0.15 = 0.004 và V X  = 10 4 V Y  0.4

Bài 15: Một công ty kinh doanh mặt hàng A dự định sẽ áp dụng một trong hai phương án kinh

doanh: Phương án 1: Gọi X1 (triệu đồng/tháng) là lợi nhuận thu được. X1 có phân phối chuẩn

N (140; 2500 ) . Phương án 2: Gọi X 2 (triệu đồng/tháng) là lợi nhuận thu được. X 2 có phân phối

chuẩn N ( 200; 3600 ) . Biết rằng công ty tồn tại và phát triển thì lợi nhuận thu được từ mặt hàng A

phải đạt ít nhất 80 triệu đồng/tháng. Hỏi nên áp dụng phương án nào để rủi ro thấp hơn.

Hướng dẫn giải


_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 13


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Nếu sử dụng phương án 1 thì khả năng công ty tồn tại và phát triển là

 80 − 140 
p1 = P ( X1  80 ) = 0.5 −    = 0.5 + 0.38493 = 0.88493
 2500 

Nếu sử dụng phương án 2 thì khả năng công ty tồn tại và phát triển là

 80 − 200 
p2 = P ( X2  80 ) = 0.5 −    = 0.5 + 0.47725 = 0.97725
 3600 

Vì p2  p1 nên công ty sử dụng phương án 2 sẽ có khả năng rủi ro thấp hơn

Bài 16: Một dây chuyền tự động khi hoạt động bình thường có thể sản xuất ra phế phẩm với xác

suất p = 0,001 và được điều chỉnh ngay lập tức khi phát hiện có phế phẩm. Tính số trung bình các

sản phẩm được sản xuất giữa 2 lần điều chỉnh.

Hướng dẫn giải

Gọi X là số sản phẩm được sản xuất giữa 2 lần điều chỉnh. Ta thấy X là biến ngẫu nhiên rời rạc

nhận các giá trị X = 1, 2, 3, . Hàm khối lượng xác suất

pX ( x ) = P ( X = x ) = (1 − p)x−1 p = 0.999x−1  0.001, x = 1,2,3,

Như vậy, X có phân phối hình học, như ở bài tập 2.33 ý b, ta đã chỉ ra

1
E  X  = = 1000
p

Chú ý: Qua bài toán này, ta nhận xét rằng nếu Y1 ,Y2 , có phân phối hình học thì biến ngẫu nhiên

Xk = Yk − Yk −1

cũng có phân phối hình học.

Ta cũng có thể tìm được E X theo hướng này mà không cần công thức

Gọi Yk là tổng số sản phẩm được sản suất cho đến khi điều chỉnh lần thứ k và X k là số sản phẩm

sản xuất được giữa hai lần điều chỉnh thứ k và k + 1 . Khi đó, ta thấy rằng X chính là X1 ,X2 , .

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 14


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Dễ có X1 chính là số sản phẩm sản xuất được khi gặp phế phẩm đầu tiên, nên có phân phối hình

học X1  G( λ) . Giả sử khi đã gặp phế phẩm đầu tiên, thì ta biết rẳng "tương lai" vẫn tiếp tục là

Bernouli process, tương tự như process ban đầu: Số sản phẩm sản xuất được X 2 đến khi gặp phế

phẩm đầu tiên cũng là phân phối hình học.

Hơn thế nữa, các sản phẩm sản xuất trong quá khứ hoàn toàn độc lập với các sản phẩm trong tương

lai. Vì X 2 xác định số sản phẩm trong tương lai, nên nó hoàn toàn độc lập với X1 . Cứ tiếp tục như

vậy, ta kết luận các biến ngẫu nhiên X1 ,X2 , là độc lập và đều có phân phối hình học. Do đó

1
E  X  =
p

Bài 17: Trong một kỳ thi điểm số trung bình của các sinh viên là 80 và độ lệch chuẩn là 10 . Giả sử

điểm thi của sinh viên tuân theo luật phân phối chuẩn.

1) Nếu giáo viên muốn 25% số sinh viên đạt điểm A (nhóm điểm cao nhất) thì điểm số thấp nhất

để đạt điểm A là bao nhiêu?

2) Chọn ngẫu nhiên 50 sinh viên, tính xác suất trong đó có nhiều hơn 10 sinh viên đạt điểm A (điểm

A lấy ở câu (a)).

Hướng dẫn giải

Gọi X là điểm thi của sinh viên, ta có X  N 80,10 2 ( )


1) Ta cần tìm x thỏa mãn P(X  x) = 0.25 . Sử dụng hàm Laplace

 x − 80  x − 80
P(X  x) = 0.25  0.5 −    = 0.25  = 0.09871
 10  10

Giải ra được x = 80.9871

2) Gọi Y là số sinh viên đạt điểm A (lấy ở câu trên) trong 50 sinh viên thì Y là biến ngẫu nhiên có

phân phối nhị thức Y  B ( 50,0.25 ) . Xác suất cần tính là

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 15


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

 50  10
P(Y  10) = 1 −   0.25 i  0.75 50 −i 0.7378
i =0  i 

Bài 18: Ở một tổng đài bưu điện, các cuộc điện thoại gọi đến xuất hiện ngẫu nhiên, độc lập với nhau

với tốc độ trung bình 2 cuộc gọi trong một phút. Tìm xác suất để:

a) Có đúng 5 cuộc điện thoại trong vòng 2 phút

b) Không có cuộc điện thoại nào trong khoảng thời gian 30 giây

c) Có ít nhất 1 cuộc điện thoại trong khoảng thời gian 10 giây.

Hướng dẫn giải

a) Gọi X là số cuộc điện thoại xuất hiện trong vòng 2 phút. X  P ( λ ) λ chính là số cuộc điện thoại

trung bình đến trong vòng 2 phút. λ = 4

λ5 5
P (X = 5) = e −λ
=e −4 4
= 0,156
5! 5!

b) Gọi X là số cuộc điện thoại xuất hiện trong vòng 30 giây. X  P ( λ ) với λ = 1 . Ta có

λ0
P ( X = 0 ) = e −λ = e −1 = 0,3679
0!

c) Gọi X là số cuộc điện thoại xuất hiện trong vòng 10 giây. X  P ( λ ) với λ = 1/ 3 . Ta có

P ( X  1) = 1 − P ( X = 0 ) = 1 − e −1/3 = 0,2835

Bài 19: Trong một lô thuốc, tỷ lệ ống thuốc hỏng là p = 0,003 . Kiểm nghiệm 1000 ống. Tính xác suất

để gặp 3 ống bị hỏng.

Hướng dẫn giải

Gọi X là số ống thuốc hỏng trong 1000 ống. Ta có X  B ( n; p ) với n = 1000; p − 0,003 Do n lớn và p

bé nên ta xấp xỉ X  P ( λ ) với λ = np = 3

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 16


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

λ3 3
P ( X = 3) = e −λ
=e −3 3
= 0,224
3! 3!

Bài 20: Lịch chạy của xe bus tại một trạm xe bus như sau: chiếc xe bus đầu tiên trong ngày sẽ khởi

hành từ trạm này lúc 7 giờ, cứ sau 15 phút sẽ có một xe khác đến trạm. Giả sử một hành khách đến

trạm ngẫu nhiên trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 7 giờ 30 . Tìm xác suất để hành khách này chờ:

a) Ít hơn 5 phút

b) Ít nhất 12 phút.

Hướng dẫn giải

Gọi X là số phút sau 7 giờ hành khách đến trạm, ta có X  U 0,30  ( )


a) Hành khách chờ ít hơn 5 phút nếu đến trạm giữa 7 giờ 10 và 7 giờ 15 hoặc giữa 7 giờ 25 và 7 giờ

30 . Do đó xác suất cần tìm là:

5 5 1
P(10  X  15) + P(25  X  30) = + =
30 30 3

b) Hành khách chờ ít nhất 12 phút nếu đến trạm giữa 7 giờ và 7 giờ 03 hoặc giữa 7 giờ 15 và 7 giờ

18 . Xác suất cần tìm là:

3 3
P(0  X  3) + P(15  X  18) = + = 0,2
30 30

Bài 21: Độ dài một chi tiết máy giả sử tuân theo luật phân phối chuẩn với giá trị trung bình là 20 cm

và độ lệch chuẩn là 0, 5 cm . Tính xác suất khi chọn ngẫu nhiên ra một chi tiết thì độ dài của nó:

a) lớn hơn 20 cm

b) bé hơn 19, 5 cm

c) nằm trong khoảng 19 cm − 21 cm

Hướng dẫn giải

Gọi X ( cm) là độ dài chi tiết máy đã chọn. X  N μ,σ 2 ,μ = 20,σ = 0, 5 . ( )

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 17


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

 20 − μ 
• P(X  20) = 0,5 −    = 0,5 −  (0 ) = 0,5
 σ 

 19,5 − μ 
• P(X  19,5) = 0,5 +    = 0,5 +  ( −1) = 0,5 −  (1) = 0, 5 − 0, 3413 = 0,1587
 σ 

 21 − μ   19 − μ 
• P(19  X  21) =    −   =  ( 2) −  ( −2) = 2 ( 2) = 2.0, 4772 = 0,9544
 σ   σ 

Bài 22: Kiểm tra chất lượng 1000 sản phẩm với tỷ lệ chính phẩm 0,95. Tìm xác suất để số chính phẩm

trong lô kiểm tra từ 940 đến 960 .

Hướng dẫn giải

Gọi X là biến ngẫu nhiên chỉ số chính phẩm trong lô sản phẩm kiểm tra, ta có X  B (1000;0,95 )

Với n = 1000, p = 0,95 , ta có np = 950 và npq = 47,5 đủ lớn nên ta xấp xỉ X  N ( 950; 47,5 ) :

 960 + 0,5 − 950   940 + 0,5 − 950 


P ( 940  X  960 ) = f   − f   = f (1,52) − f ( −1,52) = 2f (1,52) = 0,8716

 47,5   47,5 

Bài 23: Giả sử tuổi thọ (tính bằng năm) của một mạch điện tử trong máy tính là một biến ngẫu nhiên

có phân phối mũ với kỳ vọng là 6,25 . Thời gian bảo hành của mạch điện tử này là 5 năm. Hỏi có

bao nhiêu phần trăm mạch điện tử bán ra phải thay thế trong thời gian bảo hành.

Hướng dẫn giải

1 1
Gọi X là tuổi thọ của mạch. X tuân theo phân phối mũ với tham số λ = =
EX 6, 25

P ( X  5 ) = 1 − e −5λ = 1 − e −0,8 = 0,5506

Vậy có khoảng 55% mạch điện tử bán ra phải thay thế trong thời gian bảo hành

__HẾT__

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 18

You might also like