You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

KHOA RĂNG HÀM MẶT

CẤP CỨU RĂNG MIỆNG


THƯỜNG GẶP

ThS-BS Nguyễn Hữu Nhân


MỤC TIÊU
2

1- Chẩn đoán phân biệt và xử trí giảm đau được


trong viêm tủy và viêm khớp cấp
2- Xử trí được cấp cứu chảy máu sau nhổ răng
3- Trình bày được nguyên tắc nắn chỉnh trật
khớp thái dương hàm
4- Xử trí cấp cứu được các trường hợp răng bị
chấn thương và rơi ra ngoài
SÂU RĂNG
3
1- SÂU NGÀ
4

 Chẩn đoán:
 Chỉ đau khi bị kích thích, nhất là khi ăn nhai
 Cơn đau ngắn, hết kích thích hết đau.
 Ít gặp trong cấp cứu.
 Khám thấy răng có lỗ sâu to, nhồi nhét thức ăn,
chạm vào thành và đáy lỗ sâu khá đau

 Xử trí :
 Lấy hết thức ăn, bơm rửa lỗ sâu
 Nhét gòn sạch, gửi chuyên khoa
2- VIÊM TỦY
5
2- VIÊM TỦY
6

Chẩn đoán:
 Đau tự nhiên từng cơn, dữ dội, kéo dài (nhất là
ban đêm)
 Đau lan tỏa, có khi lan sang hàm đối diện, bệnh
nhân khó biết được răng nguyên nhân
 Khám thấy răng sâu có lỗ lớn, đáy có ánh hồng
của tủy, chạm vào có thể chảy máu và rất đau,
hoặc thấy răng đã trám hay bọc mão trước đó
 Vùng nướu tương ứng hoàn toàn bình thường
 Gõ ngang đau nhiều hơn gõ dọc
2- VIÊM TỦY
7

Xử trí:

 Bơm rửa nhẹ nhàng, làm sạch lỗ sâu


 Nhét gòn có tẩm thuốc tê (tốt nhất là thuốc tê
bôi như Lidocain, Benzocain… 20% dạng gel)
 Cho thuốc giảm đau, kháng viêm AINS
 Gửi chuyên khoa điều trị nội nha
3- VIÊM KHỚP RĂNG
8

Chẩn đoán
 Đau dữ dội, từng cơn hay liên tục bất kể ngày đêm
 Bệnh nhân có thể nhận biết được răng nào đau,
 Có cảm giác răng bị trồi lên, lung lay, cắn lại bị chạm
trước và rất đau
 Gõ dọc đau nhiều hơn gõ ngang
 Khám thấy R có lỗ sâu lớn, chạm vào không đau
(tủy đã hoại tử), vùng nướu tương ứng có thể có
phù nề sưng đỏ hoặc có áp xe, đau khi ấn vào.
3- VIÊM KHỚP RĂNG
9

Xử trí:
 Làm sạch lỗ sâu, chọc thủng
buồng tủy cho thoát mủ
 Rạch thoát mủ nếu có áp xe
 Kháng sinh, kháng viêm và
giảm đau

 Chuyển chuyên khoa để điều trị nội nha hay nhổ R


nguyên nhân để tránh biến chứng nặng hơn (viêm
mô tế bào tụ hay lan tỏa, viêm xương hàm v.v…)
ĐƯỜNG RẠCH CÁC ÁP XE QUANH HÀM DO RĂNG
10
4- CHẢY MÁU SAU NHỔ RĂNG
11
 Khám tại chỗ:
 Bệnh nhân thấy mặn và vị tanh trong miệng
 Bệnh nhân hay mút chíp và nhổ nước bọt thấy có máu,

 Máu rỉ ra từ ổ R hay viền nướu

 Xử trí :
 Gây tê, bơm rửa, nạo sạch cục máu đông cũ
 Khâu nướu (nếu chảy máu từ nướu)
 Gắp mảnh xương vỡ hay dị vật trong ổ R (nếu có)
 Cắn gạc lại. Sau 30’, nếu không hết 
 Nạo sạch lại + nhét gạc cầm máu / spongel vào ổ R
Cầm máu sau nhổ răng
12
Cắn gạc, nhét spongel cầm máu
13
5- TRẬT KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
14

Nguyên nhân :
 Há miệng to khi nói, ngáp, cười, nôn…
 Do làm thủ thuật : banh miệng nhổ R, soi họng ,soi
thanh quản, dạ dày…
Lâm sàng :
 Trật khớp 2 bên :
 Nước miếng chảy nhiều, nuốt, nhai, phát âm khó,
 Lõm ở trước gờ bình tai, lồi cầu lồi lên ở phía trước
không di chuyển được
 Cằm đưa ra trước, má hóp, không ngậm miệng được.
5- TRẬT KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
15

Lâm sàng :
 Trật khớp 1 bên :
 Hàm lệch về phía bên lành
 Má phía bên lành bị lõm
 Má phía bên sai khớp căng.
 Lõm trước gờ bình tai bên sai khớp
 Lồi
cầu bên sai khớp lồi lên ra phía trước, không di
chuyển.
 Không ngậm miệng được.
5- TRẬT KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
16

Xử trí :
 Có thể gây tê lõm trước gờ bình tai
 Cho BN ngồi thoải mái đầu tựa thẳng chắc chắn vào
thành ghế
 Bs đứng trước mặt BN, đặt 2 ngón tay cái lên trên mặt
nhai R hàm, các ngón khác giữ bờ dưới XHD
 Vừa ấn vừa xoay XHD xuống thấp, ra sau cho lồi cầu
XHD vượt qua được lồi khớp xương thái dương được thì
tự nó sẽ trở về vị trí cũ.
Cách nắn chỉnh trật khớp TDH
17
Cách nắn chỉnh trật khớp TDH
18
6- CHẤN THƯƠNG RĂNG
19
 Không tổn thương
mô nha chu

 Có tổn thương mô
nha chu
6.1 - Chấn thương răng
KHÔNG tổn thương
20
mô nha chu

 Chưa lộ tủy:
Trám tái tạo bằng
composite
 Lộ tủy ít :
- Che tủy
- Trám tái tạo
- Bọc mão nếu cần
 Lộ tủy nhiều:
- Điều trị nội nha
- Trám tái tạo.
Chưa lộ tủy Đã lộ tủy - Bọc mão
6.1 - Chấn thương răng
KHÔNG tổn thương
21
mô nha chu

Chưa lộ tủy Đã lộ tủy


6.1 - Chấn thương răng
KHÔNG tổn thương mô nha chu
22

 Gẫy ngang cổ R:
• Bỏ phần gẫy
• Điều trị nội nha
• Làm R chốt
6.1 - Chấn thương răng
KHÔNG tổn thương
23
mô nha chu

 Gẫy chân R
 Tủy còn sống
 Cố định R
 Tạo ngà thứ
cấp  Ống
tủy hẹp dần
 Lành thương
với mô calci
hóa
6.1 - Chấn thương răng
KHÔNG tổn thương
24
mô nha chu

 Gẫy chân R
 Tủy thân chết
 Cố định R,
quay Ca(OH)2
 Lành thương
với mô hạt
xen kẻ (tủy
thân hoại tử)
6.1 - Chấn thương răng
KHÔNG tổn thương
25
mô nha chu

 Gẫy chân R
 Lành thương
với mô liên
kết xen kẻ
 Lành thương
với xương và
mô liên kết
xen kẻ
6.1 - Chấn thương răng
KHÔNG tổn thương
26
mô nha chu

 Gẫy chân R
 Hoại tử tủy
toàn bộ
 Nội nha toàn
bộ
 Đôi khi phải
nhổ chân R
6.1 - Chấn thương răng
KHÔNG tổn thương
27
mô nha chu

 Gẫy chân R
 Trên thực tế thường phải nhổ bỏ
6.2 - Chấn thương răng
CÓ tổn thương mô nha chu
28

 Mài bớt R đối diện


 Theo dõi chữa tủy
nếu có dấu hiệu
hoại tử tủy
 Chưa cần nẹp cố
định R
 Tiên lượng tốt

Chấn động R Bán trật khớp


6.2 - Chấn thương răng
CÓ tổn thương mô nha chu
29

R sữa :
Nắn chỉnh + nẹp cố định 2
tuần
Nhổ nếu thấy có khả năng
rơi vào miệng hay có thể ảnh
hưởng đến RVV
R vĩnh viễn:
Nắn chỉnh + cố định trong 3-
8 tuần
Theo dõi để chữa tủy kịp
thời (tùy thuộc R đã đóng
Trật khớp trồi Trật khớp sang bên chóp hay chưa)
Răng bị trồi và trật khớp sang bên
30
Răng bị trồi và trật khớp sang bên
31
6.2 - Chấn thương răng
CÓ tổn thương mô nha chu
32

R sữa :
 Lún sát mầm RVV : nhổ bỏ
 Còn xa mầm RVV : 90% tự mọc lại
bình thường sau 2-6 tháng
R vĩnh viễn:
 Tiên lượng xấu : R dễ bị hoại tử, tiêu
chân R hay xương ổ
 Chống chỉ định kéo R tức thì  dễ
gây tiêu chân R
 Kéo R về vị trí cũ bằng lực chỉnh nha
Trật khớp lún
Răng bị lún
33
Dùng lực chỉnh nha kéo R về vị trí
34
7- RĂNG RƠI RA NGOÀI XƯƠNG Ổ
35
7- RĂNG RƠI RA NGOÀI XƯƠNG Ổ
36
 Xử trí cấp cứu:
 Rửa R nhẹ nhàng với nước muối slý, tránh đụng chạm mô
nha chu ở chân R
 Bơm rửa sửa soạn sạch ổ R
 Cắm lại R vào xương ổ càng sớm càng tốt
 Nếu không được  Giữ R trong môi trường thích hợp
(để cắm lại sau):
 Sữa tươi (không đường)
 Lòng trắng trứng gà
 Nước muối sinh lý, nước rửa kính sát tròng, nước bọt
 Mật ong, nước dừa.
 Nước thường
7- RĂNG RƠI RA NGOÀI XƯƠNG Ổ
37

Điều trị tiếp theo:

 Nẹp lại R trong khoảng 2 tuần (nếu có gẫy xương ổ nên


nẹp cứng trong 4-6 tuần)
 Điều trị hỗ trợ : kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, nước
súc miệng, hướng dẫn VSRM
 Chích ngừa uốn ván
 Theo dõi điều trị tủy tránh tiêu ngót chân R
R rơi ra ngoài
38

Làm
sạch R
&
huyệt R
bằng
nước
muối
sinh lý
R rơi ra ngoài
39

Cắm
R lại &
cố định
bằng
composit
Nẹp R bằng cung thép và Composite
40
R rơi ra ngoài chưa đóng chóp
41
7- RĂNG RƠI RA NGOÀI XƯƠNG Ổ
42
 Tiên lượng phụ thuộc vào:
 Tuổi bệnh nhân :
 Càng lớn tuổi tiên lượng càng tốt
 Do buồng tủy hẹp  ngăn ngừa tình trạng tiêu
ngót chân R do hiện tượng viêm lan rộng
 Thời gian rơi ra ngoài :
 Tiên lượng tốt nếu dưới 1 giờ
 Tiên lượng xấu nếu trên 4 giờ
 Môi trường lưu giữ R:
 Giữ R luôn ẩm không được để khô
Ngoại tiêu chân R sau cắm lại
43
44

 Dặn dò bệnh nhân sau chấn thương


 Tránh tham gia những môn thể thao đối kháng.

 Ăn uống thực phẩm mềm trong 2 tuần.

 Chải răng bằng loại bàn chải mềm sau mỗi bữa ăn.

 Sử dụng nước súc miệng chlorhexidine (0,12% hay


0,2%) mỗi ngày 2 lần, trong 1 tuần.
Chân thành cám ơn
45
Tài liệu tham khảo
46

1- Võ Thế Quang. Cấp cứu Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học, 1978
2- Trần Thúy Nga và CS. Nha Khoa Trẻ Em, Nhà xuất bản Y học, 2001
3- Bài giảng Răng Hàm Mặt, Bộ môn RHM-ĐH Y Hà Nội, NXB Y học 1998
4- Nguyễn Thị Thanh Vân. Cắm lại răng rơi ra ngoài xương ổ, Cập nhật nha
khoa, Tập 16-2011
5- Martin Trope. Treatment of the avulsed tooth, Pediatric Dent 22(2) 2000
6- J.O.Andreasen, L.K.Bakland…Traumatic Dental Injuries - A Manual - Third
Edition - 2011. Wiley-Blackwell
7- J.O.Andreasen, F.M.Andreasen. Essentials of Traumatic Injuries to the
Teeth, Second Edition 2006, Blackwell Munksgaard

You might also like