You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH

…………………………

PHẠM HOÀNG BÍCH VÂN

MÔ HÌNH NHÀ Ở HỢP TÁC COHOUSING Ở NHẬT BẢN


VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀO THIẾT KẾ Ở VIỆT
NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH

……………………………

PHẠM HOÀNG BÍCH VÂN

MÔ HÌNH NHÀ Ở HỢP TÁC COHOUSING Ở NHẬT BẢN VÀ


KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀO THIẾT KẾ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : KIẾN TRÚC


Mã số : 8580101

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS.KTS. NGUYỄN HỒNG LOAN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2021


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU

Tổng quan nội dung nghiên cứu


Mô hình nhà ở hợp tác Cohousing bao gồm một số mô hình nhà
ở với các tiện ích chung. Nhà ở tập thể, chủ yếu là nhà ở, thường được
tìm thấy ở Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Anh Đức. Một số lượng
lớn các dự án đã được hoàn thành trong những năm 1970 và 80 tại Bắc
Âu. Đến những năm 90, mô hình cohousing bắt đầu phát triển mạnh
mẽ ở Mỹ và Canada.
Nhà ở hợp tác của Nhật Bản và phương Tây có cùng điểm chung
tương tác xã hội giữa các cư dân làm động lực phát triển. Ở phương
Tây gọi là Cohousing, ở Nhật Bản là nhà ở tập thể nhấn mạnh sự tương
tác giữa các cư dân. Vậy, Nhà ở hợp tác ở Nhật Bản hay Cohousing ở
phương Tây là loại nhà tập thể nhấn mạnh sự hợp tác của cư dân phát
triển mối quan hệ hàng xóm.

1. Sự cần thiết và lý do chọn đề tài


Xã hội ngày càng hiện đại, con người ta càng trở nên cô đơn và
nhỏ bé. Trong xã hội hiện đại, con người dường như là chuyển động
lướt qua bên cạnh nhau nhiều hơn đứng bên nhau để thân thiện chia sẻ
với nhau. Đó là một thực tế. Hãy quan tâm chia sẻ là một khát khao
không chỉ của người già cô đơn mà ngay cả với những thanh niên sôi
nổi, tràn đầy sức sống.
Trên thực tế, cuộc sống của con người hiện đại đang thay đổi
dưới áp lực của thời đại công nghệ thông tin. Chúng ta chuyển từ giao
tiếp trực tiếp sang gián tiếp trong thời đại công nghệ, và con người đô
thị sống trong xã hội mà “giao tiếp nhiều hơn, nhưng gặp gỡ ít hơn”.
Khi những thay đổi mạnh mẽ về nhân khẩu học và kinh tế tiếp tục định
hình xã hội, nhiều người cảm thấy ảnh hưởng của những xu hướng này
2

trong cuộc sống cá nhân của chúng ta. Nhiều người cảm thấy đơn độc,
bị cô lập và lạc lõng, thiếu gia đình hoặc không được chăm sóc. Mô
hình Cohousing giúp các cá nhân và gia đình tìm thấy và duy trì các
yếu tố của khu dân cư truyền thống - gia đình, cộng đồng, cảm giác
thân thuộc - vốn đang rất thiếu trong xã hội phát triển. Mô hình
Cohousing khuyến khích tính tương tác xã hội – giao tiếp, hỗ trợ, giúp
đỡ - giữa các dân cư.
Những lý do trên đã thôi thúc học viên muốn tìm hiểu đến mô
hình nhà ở hợp tác Cohousing. Từ đó, nâng cao chất lượng môi trường
ở đô thị và chất lượng sống của cư dân đô thị, con người.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: mô hình Nhà ở hợp tác cohousing tại
Nhật Bản
Phạm vi nghiên cứu: sự hình thành và phát triển của mô hình
nhà ở hợp tác cohousing trên thế giới; và tại Nhật Bản.
Giới hạn đề tài nghiên cứu:
- Mô hình nhà ở hợp tác cohousing trên thế giới: tập trung vào các
mô hình bao gồm loại nhà ở riêng lẻ;
- Mô hình cohousing tại Nhật Bản tập trung phân tích các mô hình
gồm các căn hộ riêng lẻ; quy mô từ 5-10 căn hộ; hình thức sở hữu chủ
yếu là cho thuê.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn:
- Tổng hợp đặc trưng mô hình nhà ở hợp tác Cohousing tại Nhật
Bản.
- Đánh giá khả năng ứng dụng mô hình vào thiết kế tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
3

4. Nội dung nghiên cứu:


- Tìm hiểu về mô hình Cohousing trên thế giới.
- Nghiên cứu một số dự án kiến trúc theo mô hình Cohousing trên
thế giới và cụ thể là Nhật Bản.
- Cơ sở lý luận về tổ chức không gian trong mô hình Cohousing.
- Cơ sở thực tiễn và giá trị thu được từ mô hình Cohousing.
- Đề xuất khả năng vận dụng vào thiết kế ở Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Tổng quan về các đề tài nghiên cứu liên quan đến đối tượng
nghiên cứu
Bài viết “History of cohousing – internationally and in
Sweden”, 2008, Dick Urban Vestbro.
Bài viết “From collective housing to cohouisng – a summarry
of research”, 2000 - Dick Urban Vestbro.
Cuốn “Creating Cohousing – Building sustainable
communicaties”, 2011 của Charles Durrett and Kathryn McCamant.
Cuốn “Future Living Collective Housing in Japan” của Claudia
Hildner được xuất bản bởi Birkhäuser vào năm 2011.
Luận văn “Giải pháp không gian trong mô hình incremental
housing” của Thạc sỹ Hà Hữu Vương.
Cuốn sách “A History of Collective Living: Models of Shared
Living” của Susanne Schmid được xuất bản năm 2019.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài nghiên cứu luận văn sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập tư liệu - thông tin
- Phương pháp phân tích so sánh
- Phương pháp Phân tích - Tổng hợp
- Phương pháp sơ đồ hóa.
4

B. PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH COHOUSING
1.1. Tổng quan về mô hình Cohousing trên thế giới
1.1.1. Giới thiệu về mô hình Cohousing
Mô hình Cohousing là một hình thức chung sống tập thể có mục
đích chia sẻ xã hội thường được coi là một cách tiếp cận hiện đại đối
với nhà ở. Mô hình được xem là một giải pháp thay thế phù hợp với
lối sống hiện đại và tập trung vào các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh
đó, mô hình Cohousing xác nhận mối quan hệ của con người và thiên
nhiên, đưa việc xây dựng cuộc sống bền vững đến thế kỷ 21, làm cho
các hoàn cảnh sống hiện tại bền vững hơn về mặt xã hội, kinh tế và
môi trường.
1.1.2. Nguồn gốc hình thành mô hình nhà ở hợp tác Cohousing
Mô hình nhà ở hợp tác Cohousing bao gồm một số mô hình nhà
ở với các tiện ích chung. Nhà ở tập thể, chủ yếu là nhà ở, thường được
tìm thấy ở Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Anh Đức. Một số lượng
lớn các dự án đã được hoàn thành trong những năm 1970 và 80 tại Bắc
Âu. Đến những năm 90, mô hình cohousing bắt đầu phát triển mạnh
mẽ ở Mỹ và Canada.
1.2. Các đặc điểm của mô hình nhà ở hợp tác Cohousing
Cohousing thường được cho là có ít nhất sáu đặc điểm phân
biệt, được Kathryn McCamant và Charles Durrett trình bày như sau:
1. Quá trình có sự tham gia của dân cư; 2. Thiết kế tổng mặt bằng; 3.
Cơ sở vật chất chung; 4. Tự quản lý; 5. Sự bình đẳng dân chủ trong
dân cư; 6. Thu nhập riêng biệt.
Bảng tóm tắt các đặc điểm của mô hình Cohousing
5

ĐẶC
STT MÔ HÌNH COHOUSING
ĐIỂM
Nhóm kiến trúc, quy hoạch, nội thất, cảnh quan, tiện ích
Công trình: nhà ở riêng lẻ; nhà cao tầng;
Thường được bố trí theo 4 cách sau:
- lối đi bộ chung giữa các căn nhà- dạng
tuyến,
Quy hoạch
- sân trong kết hợp lối đi bộ - hỗn hợp;
1 tổng mặt
- sân trong- trung tâm
bằng
- các nhà bố tri dạng phân tán.
Bãi đỗ xe bố trí ở rìa khu đất, tách biệt với khu
dân cư. Nhà chung bố trí tại vị trí trung tâm, dễ
dàng tiếp cận từ các căn nhà.

Cảnh quan Sân là nơi sinh hoạt chung của dân cư, thường
2
sân vườn có bố trí sân chơi trẻ em,
- Thiết kế nhà ở: gồm nhiều diện tích khác
nhau đáp ứng quy mô hộ gia.
- Kiến trúc và vật liệu sử dụng tùy thuộc vào
Thiết kế từng địa điểm và sự thống nhất của cư dân,
3 nhà ở/ nhà thường sử dụng vật liệu bản địa.
chung - Thiết kế nhà chung: thường được đặt tại vị
trí trung tâm khu đất. Nhà chung gồm chức
năng sử dụng chung đáp ứng nhu cầu chung
của dân cư.
Các tiện - Sử dụng nhà chung; Sân vườn; vườn rau
4
ích chung quả…, Kho, Bãi để xe;
Quy mô, pháp lý, và điều kiện vận hành, quản lý
- Phát triển nhỏ từ 8-15 hộ gia đình;
5 Quy mô - Phát triển vừa 15 đến 25 hộ gia đình;
- Phát triển lớn từ 26 đến 35 hộ gia đình.
Đối tượng - Không giới hạn về độ tuổi; giới tính; nghề
6
tham gia nghiệp;
6

- Do các công ty phi lợi nhuận tài trợ phát


triển (gần giống như phát triển nhà ở xã hội)
=> hình thức sở hữu: cho thuê – thường tập
trung ở các nước Bắc Âu.
7 Pháp lý
- Do các công ty bất động sản phát triển dự án
(gần giống với việc phát triển chung cư) =>
hình thức sở hữu: cho thuê; sở hữu một phần –
Tập trung chủ yếu ở Mỹ.
- Đối với các dự án cho thuê do các công ty
phi lợi nhuận tài trợ: Dân cư tự quản lý.
Vận hành - Đối với các dự án cho thuê hay sở hữu một
8
quản lý phần do các công ty bất động sản phát triển.
Bảo trì bảo dưỡng, quản lý các hang mục dung
chung do công ty thực hiện.
Kinh tế, xã hội, tính cộng đồng, bản địa

9 Kinh tế Mỗi cư dân có tài chính và thu nhập riêng biệt.

- Khuyến khích sự chia sẻ tương tác giữa các


dân cư trong dự án.
- Phát triển tính bền vững về mặt xã hội;
- Khôi phục các giá trị truyền thống của gia
đình;
- Người cao tuổi không còn cô đơn;
10 Xã hội
- Hỗ trợ các gia đình đơn thân;
- Trẻ em có môi trường vui chơi, phát triển
lành mạnh.
- Cải tạo khu vực (swan Cohousing, kan kan
mori)
- Phát triển bền vững (Eathsong Village)

Tính bản - Vật liệu sử dụng cho công trình;


11 địa/ địa - Hình thức công trình; nội thất sử dụng;
phương. - Các hoạt động chung được tổ chức.
7

- Cư dân cùng tổ chức các bữa ăn chung theo


định kì 2-4 tuần/ lần;
- Tổ chức các hoạt động cùng nhau trồng cây,
Tính cộng sinh hoạt ngoài trời; làm các đồ thủ công; tổ
12
đồng chức các buổi trao đổi trò chuyện học tập kinh
nghiệm…
- Trẻ em vui chơi cùng nhau; tổ chức trông trẻ
cho các gia đình có ba và mẹ cùng đi làm…
1.3. Sự phát triển của của mô hình nhà ở hợp tác Cohousing trên
thế giới
Cohousing xuất hiện ở Đan Mạch vào những năm 1970, một
Cohousing bao gồm 35 gia đình sống trong nhà riêng và cùng chia sẻ
một không gian công cộng để giao lưu và tổ chức các hoạt động như
ăn uống, họp mặt nhóm, lễ hội và các sự kiện khác. Trong gần 40 năm,
Cohousing đã trưởng thành và giờ đây bao gồm sự kết hợp giữa các
thế hệ của các kiểu gia đình, điều này khiến nó trở nên hấp dẫn đối với
các gia đình trẻ và cha mẹ đơn thân cũng như các cặp vợ chồng và
người độc thân đã nghỉ hưu. Vào những năm 1990, cohousing xuất
hiện ở Canada và Hoa Kỳ, nơi nó tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.
Nhiều nơi khác trên thế giới cũng đã chứng kiến sự xuất hiện của các
cộng đồng chung sống bao gồm Nhật Bản, Úc và New Zealand.
1.4. Tổng quan về mô hình nhà ở hợp tác cohousing Nhật Bản
Do các nhu cầu về nhà ở để đáp ứng tình hình xã hội Nhật Bản,
mô hình nhà ở hợp tác cohousing đã hình thành và xuất hiện tại Nhật
từ những năm đầu tiên thập niên 90. Hai mô hình Cohousing đầu tiên
tại Nhật Bản là Kyodo Mori và Kankan Mori, mô hình chưa được nhân
rộng vì quá trình thiết kế có sự tham gia của dân cư mất nhiều thời
gian và cơ sở vật chất dùng chung còn thiếu.
Kết luận Chương 1
8

Mô hình nhà ở hợp tác Cohousing là một hình thức sống tập thể
và lấy yếu tố tương tác xã hội làm động lực phát triển. Một cách cụ
thể là cư dân sống trong mô hình Cohousing buộc phải tương tác với
nhau ở mức độ nhất định. Đây là yếu tố quan trọng làm cho mô hình
Cohousing khác biệt so với mô hình nhà ở tập thể tiền nhiệm. Mô hình
Cohousing khôi phục các giá trị kết nối truyền thống, là một cách giải
quyết sự cô lập mà nhiều người trải qua ngày nay, tái tạo lại sự hỗ trợ
của hàng xóm trong quá khứ.
Tại Nhật Bản, mô hình Cohousing lại có những đặc trưng riêng,
phù hợp với văn hóa cũng như tình hình kinh tế xã hội của Nhật. Khi
đến Nhật thì mô hình cohousing thiếu một đặc điểm là quá trình tham
gia thiết kế từ ban đầu của cư dân. Mặc dù vậy, mô hình cohousing tại
Nhật vẫn giữ vững được tinh thần nhà ở hợp tác cohousing – khuyến
khích sự tương tác xã hội nhưng ở mức độ phù hợp, tạo mọi điều kiện
để cư dân giao tiếp, hỗ trợ nhau trong cuộc sống thông qua các thiết
kế mặt bằng bố trí và vận dụng yếu tố hẻm truyền thống tạo cảm giác
thân quen.
CHƯƠNG 2-CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA MÔ HÌNH NHÀ Ở HỢP
TÁC COHOUSING NHẬT BẢN
2.1. Cơ sở pháp lý
2.1.1. Chính sách quy định ở Nhật Bản
Xu hướng về nhà ở cho thuê, do nhà nước điều hành hoặc là các
công ty cung cấp nhà ở địa phương; được quy định rõ ràng trong các
đạo luật về nhà ở, đạo luật thúc đẩy nhà cho thuê…Nhà nước có các
cơ quan tài chính (JHC) để cung cấp tài chính dài hạn, lãi suất thấp
cho việc xây dựng hoặc mua nhà.
9

Các tiêu chuẩn xây dựng BLS, đạo luật quy hoạch thành phố
quy định vê tỉ lệ diện tích sàn (FAR)và tỉ lệ bao phủ (BCR) của công
trình, chiều cao, khoảng lùi…và phải chấp hành các tiêu chuẩn nhà ở.
Ngoài ra nhà ở chung cư cũng có các luật riêng: luật về quyền
sở hữu đơn vị xây dựng, năm 1962; luật Cải thiện Quản lý Nhà chung
cư, năm 2000; Tiêu chuẩn Quản lý Tòa nhà Chung cư (Bylaw-
Management Condominium-Management) sửa đổi năm 2016
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại Nhật Bản
Xã hội siêu già: Độ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 48,8 tuổi; Dự
báo đến 2050, dân số Nhật Bản chỉ còn khoảng 86.740.000 người; Dự
báo vào năm 2060: trẻ em và người trong độ tuổi lao động chiếm 60%
dân số; người già trên 65 tuổi chiếm 39,9%.
Cơ cấu hộ gia đình: Năm 2020 số hộ đơn thân là 1.733 hộ cao
hơn hộ gia đình có ba mẹ và con là 1.239 hộ; Dự báo đến năm 2050
số hộ một người là 1.786 hộ cao hơn gấp đôi so với gia đình có đầy đủ
vợ, chồng và con là 745 hộ.
Quan điểm về hôn nhân và gia đình giảm. Phụ nữ NB ngày càng
không muốn kết hôn hoặc kết hôn mà không sinh con.
2.1.3. Văn hóa Nhật Bản
Gồm các nét văn hóa truyền thống tiêu biểu sau: Sự dung hợp –
hòa trộn; Tính liên tục biến đổi; Tính không bền, sự phù du bất định;
Tính tỉ lệ, dung dị và hoa mỹ; Tính cô đọng, sự chi tiết; Coi trọng thiên
nhiên và ưa thích sử dụng vật liệu địa phương; Sự tôn trọng và bảo tồn
quá khứ; Quan niệm trung dung về không gian; Tư tưởng Thiền học
Nhật Bản.
2.2. Cơ sở thực tiễn
10

Dragon Court
NỘI Moriyama House – Static Quarry - Chronos dwell -
STT Village / Eureka
DUNG Sanna - 2005 Takasaki – 2011 Hiroshima 2018
2013
- Diện tích khu đất rộng -Diện tích toàn bộ
- Diện tích khu đất
290 m2. - Diện tích khu đất khuôn viên :1177
624,56 m2;
- Công trình gồm mười 1552,49 m2. m2;
- Diện tích xây dựng
hình khối với các diện tích - Diện tích xây dựng - Diện tích xây
329,92m2; dựng là 360 m2;
1 Quy mô sàn và chiều cao khác nhau 705,76m2;
- Tổng diện tích sàn
được phân bổ tự do trên - Tổng diện tích - Tổng diện tích
554,23 m2; xây dựng là 508 m2.
một khu đất; sàn: 1092,07 m2;
- Quy mô: công trình
- Mỗi căn có diện tích từ - Quy mô: 15 căn hộ - Dự án bao gồm
gồm 8 căn hộ. chín căn.
16–30 m2.
Hình thức
2 Cho thuê Cho thuê Cho thuê Cho thuê
sở hữu
Gia đình đơn thân,
Đối tượng Hộ gia đình sống độc
3 hoặc ít con, người
tham gia thân
trẻ đi làm
Khuyến khích sự
Tầm nhìn về ngôi nhà Tạo ra một nhóm
tương tác hàng xóm là Tạo ra các cộng
Mục tiêu như thành phố - sự hình nhà ở cởi mở với
4 cực kỳ quan trọng và đồng vi mô giữa các
xã hội thành của sự đô thị bên cộng đồng và môi
muốn các chủ sở hữu cư dân.
trong một tòa nhà - trường bằng cách
tận hưởng sự hiện diện
11

thường đòi hỏi những của nhau như một hiện chia sẻ không gian
không gian rộng rãi. tượng tự nhiên của với các nhà lân cận
Khuyến khích tương tác cuộc sống
với thế giới bên ngoài

- Sử Roji – đường
- Sân trong; nối các căn hộ; - Sử dụng sân
- Tường dày, cửa sổ lớn; - Sử dụng sân trong là - Diện tích các căn trong là nơi kết nối
- Các đường nối các căn nơi kết nối các dân cư; hộ tầng dưới và tầng các dân cư;
Giải pháp
5 hộ; - Khu vườn giống như trên đặt so le nhau tạo - Công trình như
Kiến trúc
- Một vài căn hộ chức có một khoảng cách trung các không gian trung một khối kiến trúc
một số chức năng tách tính giữa các căn hộ. gian; xốp cho gió và nắng
khỏi công trình chính. - Vật loại phủ ngoài xuyên qua.
nhôm mạ kẽm.

6 Hình ảnh
12

2.3. Cơ sở lý luận
2.3.1. Không gian trong không gian (Space within Space
Concept)
Không Gian trong Không Gian là cơ sở để Mies Van der Rohe
tạo ra không gian dạng lõi, cung cấp góc nhìn tối đa cho không gian
nội thất. Hơn nữa, khái niệm này còn tạo hiệu ứng nhận thức thông
qua việc phân tách không gian linh hoạt và không gian kỹ thuật, từ đó
giúp làm nổi chức năng hoặc chủ đề của công trình. Mỗi cách thức áp
dụng trong thực tế có thể khác nhau về kích thước, hình thức, chất liệu,
màu sắc, kết cấu, vật liệu, mức độ chiếu sáng, nhưng ở mức độ tổng
quát các giải pháp đều hướng đến việc tạo một không gian nhỏ bên
trong một không gian lớn hơn. Mô hình Cohousing ở Nhật Bản sử
dụng lý thuyết này để cân bằng giữa không gian cộng đồng và riêng
tư, đưa thiên nhiên vào công trình.
2.3.2. Tái khám phá Roji – nơi gặp gỡ giữa không gian cộng đồng
và riêng tư
Tại Nhật Bản Roji là trung tâm của cuộc sống hàng ngày và giao
tiếp xã hội, roji có thể được mô tả như một con hẻm hẹp và quanh co
trong các khu phố thấp, bằng gỗ truyền thống mà không xe hơi nào có
thể vào được hoặc chỉ đủ rộng để cho phép một người để đi bộ hoặc
đạp xe qua. Trong mô hình Cohousing, roji còn được dùng thủ pháp
khuyến khích sự tương tác giữa cư và đồng thời cũng là không gian
chuyển tiếp giữ không gian sinh hoạt chung và không gian cá nhân,
đảm bảo cân bằng tính công tư trong công trình.
2.3.3. Bài học kinh nghiệm từ mô hình Cohousing tại Đan Mạch
và Hoa Kỳ
Ngoài các đặc điểm được trình bày ở chương một, hai công trình
Dự án Jystrup Savværket và Dự án Jystrup Savværket còn có những
13

đặc điểm nổi bật như thiết kế thích ứng với khí hậu. Việc sinh hoạt
ngoài trời tại khu vực này vào mùa Đông gặp nhiều khó khăn khi tuyết
rơi dầy, do đó thiết kế lắp đặt mái kính phần đường dạo để mở rộng
không gian sinh hoạt bên ngoài vào mùa Đông. Ngoài ra các dự án còn
áp dụng thiết kế tiết kiệm năng lượng dụng tấm pin năng lượng mặt
trời, tiết kiệm năng lượng và sưởi ấm vào mùa đông. Đồng thời việc
này cũng là một cách định hướng giáo dục lối sống thân thiện với môi
trường cho trẻ em trong dự án.
Kết luận chương 2
Nhìn chung, mô hình Cohousing tại Nhật Bản có những đặc
điểm sau:
Tương tác xã hội ở mức độ vừa phải chỉ gồm các việc gặp gỡ
trao đổi chào hỏi nhau trong cuộc sống thường ngày. Rất ít dự án có
tổ chức các buổi ăn chung theo định kì.
Quy mô nhỏ từ 5-20 hộ gia đình, đặt trong các khu đô thị lớn;
Đối tượng tham gia: người trẻ độc thân; gia đình chưa con hoặc
ít con; gia đình đơn thân…
Thiết kế thường sử dụng sân trong, đường nội bộ các không gián
bán ngoài trời, các mảng cửa sổ lớn…khuyến khích sự tương tác giữa
dân cư trong mô hình. Vật liệu sử dụng là vật liệu địa phương.
Hình thức sở hữu: Cho thuê hoặc sở hữu một phần.
Hình thức quản lý: nhà ở do nhà nước cấp hoặc nhà ở cho thuê
do tư nhân cấp.
14

CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VÀO THIẾT KẾ Ở


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Tổng hợp các giá trị thu được từ mô hình nhà ở hợp tác
Cohousing ở Nhật Bản
Sự tương tác xã hội: cũng như mô hình Cohousing trên thế giới,
mô hình Cohousing ở Nhật Bản cũng thúc đẩy việc gắn kết xã hội giữa
các dân cư trong mô hình.
Tìm lại các giá trị kết nối truyền thống; khôi phục lại tương tác
hàng xóm. Mô hình Cohousing tại Nhật giúp các cá nhân và gia đình
tìm thấy và duy trì các yếu tố của khu dân cư truyền thống như gia
đình, cộng đồng, cảm giác thân thuộc, các yếu tố đang rất thiếu trong
xã hội phát triển.
Tổ chức các không gian ở tối thiểu: Người Nhật khéo léo trong
việc bố trí diện tích ở tối thiểu để có thêm không gian bố trí không
gian sinh hoạt chung trong điều kiện hạn chế về diện tích ở các đô thị
lớn. Các căn nhà riêng lẻ được bố trí với các chức năng cơ bản phục
vụ cuộc sống hằng ngày, không gian nhỏ nhưng linh hoạt trong việc
sử dụng.
Tái thiết các yếu tố hẻm truyền thống (roji) vào công trình để
tạo cảm giác gần gũi, tăng tính tương tác. Các cư dân tìm thấy sự bình
tĩnh và thư giãn, trẻ em tìm thấy bạn cùng chơi trong khu phố và những
người lớn tuổi tìm thấy những người bạn trò chuyện.
3.2. Nguyên tắc và định hướng ứng dụng mô hình nhà ở hợp tác
Cohousing ở Nhật Bản vào thiết kế ở TPHCM
3.2.1. Đặc trưng và niềm năng của TP HCM hiện tại và tương lai
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố phát triển năng động bậc
nhất cả nước. Chiến lược phát triển đến năm 2025, TPHCM là đô thị
thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ
15

vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và cả nước. Trong tương lai, TP.HCM có xu
hướng phát triển loại hình văn phòng kết hợp lưu trú do nhu cầu làm
việc, lưu trú và khả năng chi trả của người lao động phù hợp với loại
hình này.
Xu thế sống chung Co-living được coi là một trong những mô
hình nhà ở giúp cải thiện tình hình gia tăng dân số tại thành thị, và đặc
biệt rất phổ biến với những người độc thân và giới trẻ. Có nguồn gốc
từ mô hình nhà ở hợp tác Cohousing, xu thế sống chung Co-living
mang đến vô số khả năng phát triển từ những người chỉ đơn giản là
sống cùng nhau, chỉ chia sẻ không gian vật chất, đến những cộng đồng
cùng chia sẻ giá trị, sở thích và triết lý sống.
3.2.2. Nguyên tắc chung
- Xác định vị trí hợp lý cho mô hình, tổ chức cho không gian
sinh hoạt chung, về điều kiện tự nhiên - môi trường, văn hóa - xã hội,
con người, …các yếu tố bản địa hình thành nơi chốn khu vực, để đem
đến hiệu quả khai thác tốt nhất và giúp cho việc tổ chức mô hình
Cohousing phù hợp với môi trường xung quanh.
- Xác định đối tượng phục vụ và nhu cầu sử dụng chính của các
không gian sinh hoạt của mô hình từ đó có phương án tổ chức các chức
năng phù hợp và đáp ứng nhu cầu của dân cư.
- Nâng cao mối quan hệ giữa các dân cư trong dự án: tạo nhiều
không gian thúc đẩy hoạt động giao tiếp cộng đồng gắn kết mối quan
hệ người dân trong đô thị; tạo môi trường linh hoạt, thuận lợi cho việc
tổ chức các hoạt động trong không gian.
- Thiết kế kiến trúc phải hòa nhập và phù hợp với xu thế, mang
phong cách bản địa thích ứng với khí hậu phù hợp đặc trưng thiên
16

nhiên, văn hóa của khu vực và kế thừa tinh hoa của kiến trúc truyền
thống.
- Xác định các không gian sinh hoạt chung và không gian riêng
tư. Việc tổ chức khuyến khích sự giao tiếp giữa các dân cư nhưng đồng
thời phải đảm bảo các không gian các nhân của từng hộ gia đình.
- Phát triển mô hình thường gắn kết thêm các định hướng về
môi trường bền vững, tiết kiệm năng lượng, tái chế rác thải.
3.2.3. Định hướng ứng dụng mô hình nhà ở hợp
Mô hình nhà ở hợp tác cohousing là nền tảng cho việc phát triển
cho các mô hình nhà chung co-living và co-working. Chia sẻ tương
tác là các điểm mạnh trong việc phát triển mạnh các mô hình này.
Trong xã hội hiện đại, với đặc điểm là những thay đổi liên tục trong
môi trường làm việc và sinh sống, tính linh hoạt và di chuyển của nhà
ở được thường được đánh giá cao hơn quyền sở hữu nhà. Vận động
trong công việc và trong các hoạt động giải trí cũng kích thích tính di
động xã hội, điều này sẽ có ngày càng ảnh hưởng đến môi trường sống
trong tương lai.
3.3. Đề xuất ứng dụng mô hình nhà ở hợp tác Cohousing vào
thiết kế ở TPHCM
3.3.1. Thiết kế công trình nhà cho thuê
Khu nhà ở trong các đô thị mới: quy mô từ 5-20 căn hộ; có khu
vực sinh hoạt chung, nhà chung phòng bếp nhỏ chung; phòng ăn hoặc
phòng sinh hoạt cho thanh thiếu niên; sân chơi trẻ em; sân vườn
khuyến khích các hoạt động cùng nhau giữa các dân cư; bãi xe tách
biệt khỏi khu vực sống.
Ưu điểm Thách thức
17

- Mô hình quy mô nhỏ chi phí - Mật độ xây dựng thấp, số


đầu tư ban đầu thấp; có thể đặt tại lượng căn hộ cho thuê ít khó
các vị trí nội thành hoặc các quận trong việc tìm kiếm chủ đầu tư;
vùng ven TPHCM; - Chi phí đầu tư ban đầu cao.
- Môi trường ở thoáng mát, gần - Đòi hỏi dân cư phải có trách
gũi thiên nhiên; nhiệm và ý thức trong việc bảo
- Khuyến khích sự giao tiếp, hỗ quản các khu vực chung; quan
trợ nhau trong cuộc sống; tâm và thích sự tương tác.
- Tách biệt bãi xe với khu ở, bố
trí sân trong an toàn cho trẻ em
vui chơi;
3.3.2. Các công trình cho thuê căn hộ cho thuê theo xu hướng
sống cùng nhau Co-living
Khu nhà ở cho thuê trong các thành phố phát triển. Cho thuê
căn hộ theo mô hình Co-living quy mô từ 3-5 căn phòng sử dụng các
tiện ích chung như bếp, phòng khách và khu giặt. Loại hình này có thể
tận dụng bố trí ở các căn hộ chung cư trong TPHCM, việc cải sửa chữa
chuyển đổi qua mô hình nhanh và chi phí đầu tư không quá cao. Đối
với các tòa nhà thấp tầng thì quy mô nhiều lớn hơn từ 20-30 căn hộ,
dịch vụ tiện ích đa dạng và phong phú hơn ngoài các chức năng chính
là bếp, phòng ăn, khu giặt còn có khu giải trí, studio, các khu làm việc
chung… Việc này làm tăng các mức độ giao tiếp gặp gỡ cao hơn giữa
dân cư trong tòa nhà.
Ưu điểm Thách thức
- Tạo môi trường sống chung - Sống chung đòi hỏi ý thức
thú vị, các trải nghiệm sống người thuê phải cao.
chung cùng nhau; - Chủ đầu tư phải thay đổi các
- Tiết kiệm chi phí và hóa đơn không gian chung để đảm bảo
các dịch vụ; nhu cầu sử dụng theo thời gian.
- Môi trường tương tác; chia - Chưa có khung pháp lý rõ
sẻ kiến thức; ràng cho mô hình này nên có thể
18

- Các tiện ích hấp dẫn, phong có nhiều rủi ro xảy ra trong
phú đa dạng. tương lại.

3.3.2. Công trình nhà ở theo xu hướng sống chung kết hợp
thương mại
Tòa nhà cho thuê phức hợp trong đô thị: quy mô công trình từ
5 tầng; xây mới hoặc cải tạo các công trình cũ, nhà ở hợp tác kết hợp
với các dịch vụ cho thuê, các dịch vụ chung giữa các cư dân tùy theo
mức độ đầu tư của chủ sở hữu tòa nhà. Hình thức cho thuê căn hộ và
các dịch vụ kinh doanh. Mô hình kết hợp giữa nhà ở và làm việc kết
hợp kinh doanh đáp nhu cầu phát triển của đô thị và nhu cầu của người
dân trong đời đại công nghệ phát triển.
Ưu điểm Thách thức
- Kết hợp giữa kinh doanh dịch - Sống chung đòi hỏi ý thức
vụ và cho thuê căn hộ, thu hút sự người thuê phải cao.
tương tác từ khu vực lân cận. - Quy định về quản lý quản trì
- Mô hình quy mô nhỏ chi phí vận hành bảo dưỡng.
đầu tư ban đầu thấp; phát triển tại - Các nguyên tắc sống chung
các thành phố lớn; giữa các dân cư cần được quy
- Cung cấp không gian ở và định rõ ràng.
làm việc với giá cả hợp lý.
- Khuyến khích sự giao tiếp, hỗ
trợ nhau trong cuộc sống.
Kết luận chương 3
Nhìn chung, mô hình nhà ở hợp tác Cohousing được xem là nền
tảng cho việc phát triển cho các mô hình nhà chung Co-living. Chia sẻ
tương tác là các điểm mạnh trong việc phát triển mạnh các mô hình
này. Trong xã hội hiện đại, với đặc điểm là những thay đổi liên tục
trong môi trường làm việc và sinh sống, tính linh hoạt và di chuyển
của nhà ở được thường được đánh giá cao hơn quyền sở hữu nhà. Ngày
nay, người trẻ thường dành nhiều thời gian hơn cho việc kết nối với
19

thế giới, trải nghiệm đa dạng các nhóm văn hóa và tìm kiếm những gì
họ yêu thích trước khi về với cuộc sống ổn định. Đó là lí do vì sao
ngày càng có nhiều người trẻ tìm đến Co-living. Đây là một cách tương
đối rẻ tiền cho thế hệ trẻ có thể sở hữu không gian riêng cùng các tiện
ích, nội thất chung và hòa mình vào cộng đồng.
Co-living không đơn thuần là một giải pháp về nơi ở, mà nó còn
là một trải nghiệm hướng tới việc kết nối và chia sẻ với thế giới xung
quanh trong một không gian đầy màu sắc, thân thiện và tiện nghi, đáp
ứng mọi nhu cầu của những người trẻ trên thế giới và TPHCM.
C. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Bài nghiên cứu với đề tài: “Mô hình nhà ở hợp tác Cohousing
Nhật Bản và khả năng vận dụng vào thiết kế ở Thành phố Hồ Chí
Minh” được tổng kết lại với các nội dung chính sau:
Trong phạm vi nghiên cứu, mô hình nhà ở hợp tác cohousing
Nhật Bản thừa hưởng tinh thần chung cuả mô hình cohousing trên thế
giới và phát triển những đặc điểm riêng phù hợp với văn hóa và các
đặc tính xã hội của Nhật Bản. Mô hình khuyến khích sự tương tác giữa
các dân cư ở mức độ nhất định. Tái sử dụng các yếu tố truyền thống
hẻm roji, các không gian piloti, sân chung…để khuyến khích sự tương
tác trong mô hình.
Khả năng ứng dụng vào thiết kế ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước hết xem việc tương tác xã hội là một yêu cầu thiết kế; Tăng
cường các không gian sinh hoạt chung; các không gian kết nối; Cơ sở
vật chất dung chung. Với các khả năng ứng dụng như trên, học viên
đề xuất các phương án tổ chức mô hình nhà ở hợp tác trong các thể
loại công trình sau:
20

1. Khu nhà ở trong các đô thị mới: quy mô từ 5-20 căn hộ; có
khu vực sinh hoạt chung, nhà chung phòng bếp nhỏ chung; phòng ăn
hoặc phòng sinh hoạt cho thanh thiếu niên; sân chơi trẻ em; sân vườn
khuyến khích các hoạt động cùng nhau giữa các dân cư; bãi xe tách
biệt khỏi khu vực sống.
2. Khu nhà ở cho thuê trong các thành phố phát triển. Cho thuê
căn hộ theo mô hình Co-living quy mô từ 3-5 căn phòng sử dụng các
tiện ích chung như bếp, phòng khách và khu giặt. Mô hình kết hợp này
làm tăng các mức độ giao tiếp gặp gỡ cao hơn giữa dân cư trong tòa
nhà.
3. Tòa nhà cho thuê phức hợp trong đô thị: quy mô công trình
từ 5 tầng; xây mới hoặc cải tạo các công trình cũ, nhà ở hợp tác kết
hợp với các dịch vụ cho thuê, các dịch vụ chung giữa các cư dân tùy
theo mức độ đầu tư của chủ sở hữu tòa nhà.
Kiến Nghị
- Tương tác trong xã hội hiện đại là một nhu cầu bức thiết, các
nhà thiết kế nên quan tâm đến việc thiết kế các khu sinh hoạt cộng
đồng trong các khu dân cư, tổ chức các không gian hấp dẫn thu hút
dân cư, tạo môi trường an toàn cho trẻ em vui chơi phát triển, người
già cảm thấy bớt cô đơn. Tạo một môi trường kết nối tạo không gian
sống hạnh phúc.
- Tương lai mô hình này Co-living cũng sẽ phát triển ở Việt
Nam, do đó các nhà đầu tư cần tìm hiểu về nhu cầu của cư dân và tổ
chức các không gian cộng đồng phù hợp đáp ứng nhu cầu, đồng thời
xây dựng hệ thống quản lý vận hành an toàn cho mô hình này bảo vệ
quyền lợi người thuê và đơn vị cho thuê. Ứng dụng các phần mềm
quản lý và vận hành thông minh để việc kiểm tra, cho thuê và thanh
toán tiện lợi nhanh chóng.

You might also like