You are on page 1of 73

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG CƠ KHÍ
KHOA NĂNG LƯỢNG NHIỆT
----------⁕⁕¤⁕⁕----------

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY

Thiết kế hệ thống sấy buồng để sấy quả vải thiều nguyên


quả

BÙI HOÀNG TUẤN


tuan.bh193951@sis.hust.edu.vn

Ngành Kỹ thuật nhiệt


Chuyên ngành Nhiệt công nghiệp

Giảng viên hướng dẫn: PGS. Đặng Trần Thọ


Chữ kỹ của GVHD

Bộ môn: Hệ thống và thiết bị nhiệt


Khoa: Năng lượng nhiệt

HÀ NỘI, 3/2023
THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY
Họ và tên: Bùi Hoàng Tuấn
Khoá: K64
Đề tài: THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY BUỒNG ĐỂ SẤY QUẢ VẢI THIỀU
(NGUYÊN QUẢ)

I. Những số liệu ban đầu:


* Năng suất: G2 = 500 kg/h
* Địa điểm lắp đặt: Bắc Giang
* Phương án cấp nhiệt: Dùng bơm nhiệt

II. Nội dung thiết kế:


1. Tìm hiểu về Vật liệu sáy và Công nghệ sấy;
2. Tính toán quá trình sấy lý thuyết và thiết kế sợ bộ HTS;
3. Tính cân bằng nhiệt ẩm và tính quá trình sấy thực;
4. Thiết kế chi tiết hệ thống sấy;
5. Tóm tắt và kết luận.

III. Bản vẽ:


1. Bản vẽ tổng thể hệ thống sấy (Mặt bằng, Nguyên lý…)
2. Các bản vẽ chi tiết (Cấu tạo hệ thống, Thiết bị sấy…)

IV. Thời gian thiết kế:


Ngày giao đầu đề: 19/10/2022 Ngày hoàn thành: 19/01/2023

V. Cán bộ hướng dẫn: PGS. Đặng Trần Thọ


Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2022
Cán bộ hướng dẫn

PGS. Đặng Trần Thọ

2|Page
LỜI NÓI ĐẦU

Để có kiến thức cơ bản để có thể khảo sát, thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống
sấy một cách an toàn và kinh tế. Thì đồ án “Thiết kế hệ thống sấy” thực sự là môn học
giúp chúng em được ứng dụng các kiến thức được học trên lớp như Nhiệt động,
Truyền nhiệt, Cơ học chất lưu, Truyền chất và cơ sở kỹ thuật sấy... vào một bài toán cụ
thể trong thực tế.

Không chỉ vậy, chúng em học được rất nhiều các kiến thức cũng như các kỹ năng
bổ trợ mà rất cần thiết trong cuộc sống cũng như công việc kỹ sư sau này như cách phối
hợp làm việc nhóm, tin học văn phòng (Word, Excel…), kỹ năng vẽ AutoCad hay cách
để tra những thông tin cần thiết.

Dưới đây là bản thiết kế và tính toán hệ thống sấy buồng để sấy quả vải thiều
(nguyên quả) của em. Đầu tiên, sau khi nhận đồ án em đã tìm hiểu về các tính chất vật
lý, dinh dưỡng, các công nghệ bảo quản của vật liệu sấy là quả vải thiểu và lựa chọn
công nghệ sấy và chế độ sấy cho vải thiều nguyên quả. Sau đó em tính quá trình sấy lý
thuyết cho hệ thống sấy buồng sử dụng bơm nhiệt để tính được tiêu hao không khí lý
thuyết và tiêu hao nhiệt lý thuyết. Sau khi tính toán quá trình sấy lý thuyết, em đã tính
thiết kế xe goòng và khay sấy, thiết kế buồng sấy và đi đến tính toán quá trình sấy thực
để tính được tiêu hao không khí thực tế và tiêu hao nhiệt thực tế. Sau khi tính được quá
trình sấy thực, em đi đến tính thiết kế, tính chọn các thiết bị phụ gồm: dàn bay hơi, dàn
ngưng tụ, máy nén, van tiết lưu, quạt. Và cuối cùng, dựa trên nhưng tính toán thiết kế
đã xây dựng được, em vẽ Autocad các bản thiết kế. Do kiến thức còn hạn chế nên bản
đồ án này chắc chắn không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô và
các bạn. Để em hoàn thiện thêm và rút ra kinh nghiệm cho những đồ án tiếp theo cũng
như công việc sau này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đặng Trần Thọ đã giúp đỡ em trong
quá trình tìm hiểu và hoàn thành bản đồ án này.

Em xin chân thành cảm ơn!

3|Page
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU………………………..…….…………………………………...3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN……………………..……………...…………..….7
1.1 VẬT LIỆU SẤY.……….………...……………………...………………………...7
1.1.1 Khái niệm chung…………………………………….…………………….…7
1.1.2 Công dụng của vải thiều……………………………….……………....…….9
1.1.3 Tình hình sản xuất, bảo quản vải thiều ở Việt Nam và trên thế giới…….…11
1.2 CÔNG NGHỆ SẤY VẢI THIỀU…...……………...……...……………….……13
1.2.1 Hệ thống sấy buồng.......………….………………………………...….……13
1.2.2 Hệ thống sấy hầm........………...……………………………….….……...…19
1.3 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ SẤY VÀ CHẾ ĐỘ SẤY………………………….21
1.3.1 Lựa chọn công nghệ sấy………………………………………….………….21
1.3.2 Thông số nhiệt vật lý của vật liệu sấy………………………………....…....21
1.3.3 Chế độ sấy………………………………………………………………..…21

CHƯƠNG 2. TÍNH QUÁ TRINH SẤY LÝ THUYẾT………………………23


2.1 TÍNH LƯỢNG ẨM BAY HƠI……………………….……….…………………23

2.2 XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ……………………………………..23

2.2.1 Giai đoạn 1……….………...……………………...…………….…………..23

2.2.2 Giai đoạn 2……….……..…..……………………...………………………..24

2.2.3 Giai đoạn 3……….………....……………………...………………………..25

2.3 XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ TRANG THÁI CHO QUÁ TRÌNH SẤY….….……25

2.3.1 Xác định thông số điểm 0………………………….…………………….….25

2.3.2 Xác định thông số điểm 1……………………….……….………..…..…….26

2.3.3 Xác định thông số điểm 2……………………….……….……………....….27

2.3.4 Xác định thông số điểm 3……………………….……….……………….….28

2.3.5 Xác định thông số điểm 4……………………….……….……………....….29

2.3.6 Tổng kết quá trình sấy………………………….……….…………..……….30


4|Page
2.4 TÍNH LƯỢNG KHÔNG KHÍ, LƯỢNG NHIỆT CẦN CẤP ………….………30

2.4.1 Tiêu hao không khí lý thuyết………………….………………………….….30

2.4.2 Tiêu hao nhiệt lý thuyết……………………….……….………………...….31

CHƯƠNG 3. TÍNH QUÁ TRÌNH SẤY THỰC……………………………...32


3.1 TÍNH KÍCH THƯỚC VÀ KẾT CẤU CƠ BẢN CỦA THIẾT BỊ…………….32

3.1.1 Tính chiều cao bên trong buồng….……………….…………..…………….32

3.1.2 Tính khối lượng vật liệu trên 1m2 khay ……………….……………...….….33

3.1.3 Tính kích thước buồng sấy……………………….……….……………..….33

3.1.4 Tính các diện tích buồng sấy………..…………….……….……………..….35

3.1.5 Tính kích thước xe goòng……………………….……….…………..…..….35

3.1.6 Tính kích thước khay sấy……………………….……….………………..…36

3.1.7 Tính khối lượng xe goòng và khối lượng khay sấy….…………..………….36

3.2 TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT ẨM CHO THIẾT BỊ SẤY…………..……………39

3.2.1 Tính tổn thất nhiệt cho vật liệu sấy………………….……………………….39

3.2.2 Tính tổn thất nhiệt cho thiết bị chuyền tải…………….……………...….….40

3.2.3 Tính tổn thất nhiệt ra môi trường qua kết cấu bao che………….......…..……40

3.2.4 Tính tổn thất nhiệt ra môi trường qua nền…….…..…………….………..….43

3.2.5 Tính tổn thất nhiệt ra môi trường qua trần…………………………..…..….44

3.2.6 Tính tổng nhiệt tổn thất ra môi trường ………………………………....……44

3.2.7 Tính tổng nhiệt tổn thất……………………………….…………….……….44

3.3 TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH SẤY THỰC……………………….………………45

3.3.1 Xác định độ chứa ẩm cho điểm 4t.………………….……………………….45

3.3.2 Xác định entanpy cho điểm 4t …………...…………….……………..….….45

3.3.3 Tiêu hao không khí thực………………………………..……….....…..……45

3.3.4 Tiêu hao nhiệt thực tế………………………...…..…………….………...….45

5|Page
3.4 TÍNH TOÁN HIỆU SUẤT NHIỆT CỦA HỆ THỐNG SẤY……………….…46
3.4.1 Phương trình cân bằng nhiệt.……………….……………………………….46

3.4.2 Hiệu suất nhiệt của hệ thống sấy………...…………….……………..….…..46

CHƯƠNG 4. TÍNH THIẾT KẾ, TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ PHỤ……47


4.1 TÍNH THIẾT KẾ, TÍNH CHỌN HỆ THỐNG BƠM NHIÊT…………………47
4.1.1 Các thành phần cơ bản của bơm nhiệt….…………..……………………….47

4.1.2 Các thông số nhiệt của môi chất………….…………….……………..….….47

4.1.3 Xác định chu trình……………………………………………...…..…..……49

4.1.4 Tính thiết kế, tính chọn các thiết bị trao đổi nhiệt….………………..…..….52

4.1.5 Tính chọn máy nén…………………………………………………..…..….67

4.1.6 Tính chọn thiết bị tiết lưu……………..……………………………….……67

4.2 TÍNH THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG CẤP TÁC NHÂN SẤY……………………68


4.3 TÍNH TRỞ LỰC CỦA HỆ THỐNG, TÍNH CHỌN QUẠT………………….68
4.3.1 Tính trở lực của hệ thống đường ống….……….………..………………….68

4.3.2 Tính chọn quạt cho hệ thống….………….…………….……………..….….69

KẾT LUẬN…………………………………………………………………….72
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….73
PHỤ LỤC……………………………………………………………………...74

6|Page
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 VẬT LIỆU SẤY
1.1.1 Khái niệm chung

a. Khái niệm:
Vải thiều là loại trái cây phổ biến ở một số quốc gia nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay vùng trồng loại vải nổi tiếng nằm ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương và huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

b. Phân loại:

- Vải thiều Thanh Hà

Nhận dạng chung về vải thiều Thanh Hà, Hải Dương: là giống có kích thước quả bé
nhất trong tất cả các giống vải hiện nay, dạng quả hơi tròn. Chiều cao quả 3,3 – 3,4 cm,
chiều rộng quả 3,4 – 3,5 cm, tỷ lệ cao quả/ rộng quả 0,94 – 0,98. Quả nhỏ, vỏ sần, chín
màu đỏ, hạt rất nhỏ màu đen tuyền hoặc không hạt, cùi trắng dày ăn rất ngọt, hương vị
thơm đặc biệt. Quả nặng 18 - 20g, tỷ lệ cùi 72 - 80% thịt hơi nhão, khi bóc vỏ dễ vỡ
nước, mùi thơm. Hạt vải thiều gần như bị triệt tiêu, xun lại chứ không thành hạt như vải
bình thường. Vải cho vào miệng sẽ cho cảm giác như tự tan ra, không cảm thấy vị se, vị
chua, cứ ngọt dần, ngọt dần...

Vải thiều Thanh Hà hột nhỏ, màu nâu đen, cây vải tuổi càng cao thì hạt càng nhỏ,
có nhiều trái gần như không có hạt và lớp cùi dày, trắng đục, ngọt lịm, đầy nước. Giữa
cùi và hạt vải thiều không có lớp màng mỏng nâu nâu chan chát như vải trồng ở các nơi
khác. Vải Thanh Hà chất lượng ngon, nên giá bán cao hơn các loại vải khác. Từ 10 tuổi
trở lên, cây vải ra hoa đều và năng suất ổn định hơn. Trồng trên đất đồi vùng Trung du,
nếu chăm bón tốt, nhất là bón thêm lân và phân hữu cơ, có thể cho năng suất cao. Vải
ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6. Khoảng thời gian thu hoạch vải thiều
thường ngắn, khoảng 2 tuần.

Hình 1.1 dưới đây cho ta thấy hình ảnh vải thiều Thanh Hà

7|Page
Hình 1.1 Vải thiều Thanh Hà

-Vải thiều Lục Ngạn

Lục Ngạn là một huyện thuộc tỉnh Bắc Giang nổi tiếng cả nước với đặc sản vải
thiều mà không vùng đất nào có được. Vải thiều Lục Ngạn khi chín có màu đỏ tươi, hạt
nhỏ, cùi dày, ngọt sắc và giàu chất dinh dưỡng. Quả vải nơi đây to hơn và có hương vị
đặc trưng khác hẳn vải thiều ở những vùng đất khác. Quả vải Lục Ngạn không chỉ nổi
tiếng trong nước mà còn có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Thái
Lan, Mỹ, Australia và nhiều quốc gia khác. Hình 1.2 dưới đây cho ta thấy hình ảnh vải
thiều Lục ngạn

Hình 1.2 Vải thiều Lục Ngạn


- Thành phần dinh dưỡng trong vải thiều:

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gram quả vải thiều tươi được thể hiện qua Bảng 1.1
8|Page
Theo trang VinMec, quả vải bao gồm chủ yếu là nước (82%) và carbs (16.5%)

Bảng 1.1 Chất dinh dưỡng trong 100 gram quả vải thiều tươi

Thành phần Giá trị Ghi chú


Calo 66 Calo - Cacbohydrate bao gồm: Đường, tinh bột,
Cacbohydrate 16,5 gram chất xơ
- Lượng đường và chất xơ ở trong bảng chỉ là
Chất đạm 0,8 gram để liệt kê thành phần trong cacbohydrate
Đường 15,2 gram - Tổng thành phần dinh dưỡng trong 100
Chất béo 0,4 gram gram quả vải thiều tươi = Nước +
Chất xơ 1,3 gram Cacbohydrate + Chất đạm + Chất béo + Tro
Nước 82 gram
Tro 0,3 gram

Phần lớn lượng Carbs trong quả vải thiều đều đến từ đường, yếu tố chính tạo nên vị
ngọt của chúng. Mặc dù lượng chất xơ trong quả vải tương đối thấp, nhưng rất giàu
vitamin và các loại khoáng chất, bao gồm:
• Vitamin C: Đây được coi là loại Vitamin dồi dào nhất trong quả vải thiều. Ước tính,
một quả vải sẽ cung cấp khoảng 9% lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) cho Vitamin
C.

• Kali: Lượng kali dồi dào trong quả vải sẽ giúp bạn cải thiện được sức khoẻ tim mạch
vô cùng hiệu quả.

• Đồng: Vải thiều là nguồn cung cấp đồng tuyệt vời. Tình trạng thiếu đồng có thể gây
ra các tác động xấu cho sức khoẻ tim mạch của bạn.
Bên cạnh đó, Quả vải thiều còn chứa nhiều hợp chất thực vật chống oxy hoá khác nhau.
Thực tế cho thấy, hàm lượng polyphenol chống oxy hoá của quả vải có tỷ lệ cao hơn so
với một số loại loại trái cây thông thường khác. Dưới đây là các chất chống oxy hoá nổi
bật trong quả vải, bao gồm:
• Rutin: Đóng vai trò là một flavonoid ( có tác dụng thẩm thấu vào thành mạch máu ),
giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường, ung thư và
bệnh tim.

• Epicatechin: Đây cũng là một loại flavonoid, giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch, đồng
thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và tiểu đường.
1.1.2 Công dụng của vải thiều
Theo thông tin từ trang VinMec International Hospital, khi bạn ăn quả vải với một
lượng vừa phải có thể mang đến nhiều lợi ích sức khoẻ đáng chú ý sau đây

9|Page
a. Ngăn ngừa ung thư

Quả vải rất giàu vitamin C và các hợp chất phenolic, giúp ngăn chặn sự phá huỷ của
các tế bào do các chất ô nhiễm, hoá chất độc hại và các gốc tự do dẫn đến một số vấn đề
về sức khoẻ như ung thư, viêm khớp và bệnh tim. Các gốc tự do sẽ phát triển khi cơ thể
tiếp xúc với thuốc lá, bức xạ hoặc khói. Đặc tính chống oxy hoá của quả vải sẽ giúp bạn
chống lại các độc tố trong cơ thể một cách hiệu quả.

Trong thịt của quả vải thiều cũng cung cấp một lượng lớn các hợp chất flavonoid
cùng các chất chống oxy hoá khác. Những chất này có đặc tính kháng ung thư tuyệt vời.
Do đó, những người bị ung thư đang trong quá trình điều trị bệnh nên ăn quả vải để ngăn
ngừa cá tác dụng phụ do hoá trị liệu gây ra. Nhiều nghiên cứu trên động vật cũng cho
thấy, phần vỏ của quả vải thiều có khả năng ức chế sự phát triểu của tế bào ung thư vú

b. Tăng cường chức năng miễn dịch:

Với hàm lượng vitamin C dồi dào, quả vải thiều có thể giúp bạn tăng cường khả năng
miễn dịch nhằm chống lại các bệnh nhiễm trùng thoe mùa và các bệnh mãn tính khác.
Ngoài ra, vitamin C cũng góp phần kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu,
giữ vai trò như một chất chống oxy hoá, giúp loại bỏ các tác hại của quá trình oxy hoá.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn quả vải có thể giúp bạn chống lại chứng cảm lạnh
vô cùng hiệu quả.

c. Giảm nguy cơ đột quỵ

Hàm lượng cholesterol và natri không đáng kể trong quả vải giúp làm giảm nguy cơ
đột quỵ và các tình trạng sức khoẻ khác như tổn thương oxy hoá, viêm nhiễm, xơ vữa
động mạch, tim mạch, huyết áp và các vấn đề nội mô. Sự phát triển của các mảng bám
trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng đột quỵ hoặc đau tim. Với hàm lượng vitamin C cao
trong vải thiều sẽ giúp bạn ngăn ngừa được những nguy cơ này.

d. Tăng mức cholesterol tốt HDL ( High Density Lipoprotein Cholesterol )

Quả vải là một nguồn cung cấp tốt chất niacin ( Vitamin B3 ), giúp điều chỉnh quá
trình tổng hợp cholesterol của cơ thể. Niacin ( Vitamin B3 ) có tác dụng tăng cường mức
cholesterol tốt HDL ( High Density Lipoprotein Cholesterol: Lipoprotein tỉ trọng cao)

10 | P a g e
và làm giảm lượng chất béo trung trung tính có hại cũng như cholesterol xấu LDL ( Low
Density Lipoprotein Cholesterol ) trong máu .

e. Cải thiện sự trao đổi chất

Việc ăn quả vải trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp tăng tốc độ đồng hoá
carbohydrate, protein và chất béo trong thực phẩm. Điều này là do quả vải khi được tiêu
thụ sẽ hoạt động như một chất xúc tác cho cá enzym trong nhiều quá trình sinh hoá của
cơ thể. Quả vải thiều cũng giúp thúc đẩy sự thèm ăn tăng cường trao đổi chất và duy trì
trọng lượng cơ thể một cách tối ưu.

f. Ngăn ngừa tình trạng táo bón

Chất xơ trong quả vải thiều giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động khoẻ mạnh hơn, rất hữu
ích cho những người có chức năng ruột kém hoặc thường xuyên bị táo bón. Ngoài ra,
ăn vải thiều cũng là một cách giúp bạn duy trì một trọng lượng khoẻ mạnh và làm giảm
các nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.

g. Giảm tình trạng chuột rút cơ bắp

Quả vải có chứa nhiều kali và nước, giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp và làm
giảm đáng ể được tình trạng tình trạng chuột rút cơ bắp thường xảy ra do cơ thể bị mất
nước.

h. Bổ sung nước cho cơ thể

Hàm lượng nước dồi dào trong quả vải giúp chúng trở thành một cách hoàn hảo để
xoa dịu cơn khát và làm mát cơ thể trong những ngày hè oi bức cao điểm. Bạn có thể bổ
sung nước và các chất điện giải cho cơ thể thông qua việc ăn vải trực tiếp hoặc ép thành
nước uống.

i. Chữa lành những tổn thương gan

Những tổn thương gan do uống quá nhiều rượu, suy dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm
trùng và sử dụng các loại thuốc gây độc cho gan, có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác
nhau. Trong quả vải có chứa các chất bảo vệ gan, giúp điều trị hiệu quả các bệnh về gan.

1.1.3 Tình hình sản xuất, bảo quản vải thiều ở Việt Nam và trên thế giới

11 | P a g e
a. Sản xuất vải thiều Lục Ngạn
Năm 2022, diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đạt 28,3 nghìn ha. Theo Sở Công
Thương tỉnh Bắc Giang, tổng sản lượng vải thiều đạt hơn 199,5 nghìn tấn, giảm hơn
16,2 nghìn tấn so với năm 2021 nhưng cao hơn dự kiến gần 20 nghìn tấn.

Trong đó, vải sớm đạt hơn 61 nghìn tấn, tăng hơn 2,2 nghìn tấn so với năm 2021;
vải chính vụ đạt hơn 138,5 nghìn tấn, giảm hơn 18,5 nghìn tấn. Sản lượng vải thiều xuất
khẩu đạt khoảng 80 nghìn tấn (chiếm 38,07% tổng sản lượng).

Giá vải thiều bình quân chung cả vụ đạt 22.100 đồng/kg. Tổng doanh thu từ vải
thiều và các dịch vụ phụ trợ đạt hơn 6,78 nghìn tỷ đồng, tương đương năm 2021. Trong
đó, riêng doanh thu từ vải thiều đạt hơn 4,41 nghìn tỷ đồng, còn lại là doanh thu từ dịch
vụ phụ trợ.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 115,9 triệu USD, đạt 94,13% so năm 2021, trong đó, kim
ngạch xuất khẩu từ vải thiều đạt 75,4 triệu USD, còn lại là kim ngạch xuất khẩu từ dịch
vụ phụ trợ.

Theo đánh giá của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, vụ vải thiều năm nay được mùa, được
giá, tiêu thụ thuận lợi.

Hình 1.3 cho ta thấy hình ảnh người dân Bắc Giang với những xe vải thiều lớn

Hình 1.3 Người dân Bắc Giang với mùa vải thiều bội thu
12 | P a g e
b. Bảo quản vải thiều
Việc sản xuất và tiêu thụ vải thiều Bắc Giang còn gặp nhiều hạn chế khi vải thiều có
tính mùa vụ cao, sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn, chất lượng vải thiều không
đồng đều giữa các địa phương và các vùng trong khi công tác bảo quản, đóng gói, vận
chuyển và tiêu thụ tương đối khó khăn.

Hiện nay, vải thiều được bảo quản ở các dạng khô, tươi, đóng hộp. Tuy nhiên, với
bảo quản vải khô thì mẫu mã chưa đẹp (mới sấy khô bằng phương pháp sấy thủ công,
sấy truyền thống sử dụng nhiệt từ than, củi). Do đó, vải thiều Bắc Giang mới chủ yếu
xuất sang thị trường Trung Quốc, thị trường gần Việt Nam về mặt địa lý còn với thị
trường quốc tế khác khó tính hơn như châu Âu, châu Mỹ... thì vải thiều Bắc Giang mới
đang dần tiếp cận để mở rộng, phân khúc khách hàng.

1.2 CÔNG NGHỆ SẤY VẢI THIỀU


Do vải thiều là nguyên liệu rắn và đặc tính cũng như chi phí sản xuất bảo quản tại
Việt Nam còn hạn chế nên Vải chủ yếu được sấy bằng phương pháp sấy nóng.

1.2.1 Hệ thống sấy buồng


Hệ thống sấy buồng là hệ thống sấy cố định, gián đoạn theo từng mẻ sấy. Thiết bị
sấy trong hệ thống sấy buồng là buồng sấy.

Hình 1.4 Hình ảnh hệ thống sấy buồng


a. Phân loại hệ thống sấy buồng

13 | P a g e
Theo tính chất chuyển động của TNS chia HTS buồng ra làm 2 loại
• HTS buồng đối lưu tự nhiên
• HTS buồng đối lưu cưỡng bức
Theo đặc trưng trao đổi nhiệt chia làm các loại sau:
• HTS buồng đốt nóng trung gian
• HTS buồng dùng ống nhiệt
• HTS buồng dùng bơm nhiệt
• HTS buồng dùng ejecter
b. Đặc trưng cơ bản của hệ thống sấy buồng
Cấu tạo chủ yếu của hệ thống này là buồng sấy. Trong buồng sấy bố trí các thiết bị
đỡ vật liệu gọi chung là thiết bị truyền tải . Nếu dung lượng của buồng sấy bé và thiết bị
truyền tải là các khay sấy thì được gọi là tủ sấy. Nếu dung lượng buồng sấy lớn và thiết
bị truyền tải là xe goòng với các thiết bị chưa vật liệu thì gọi là thiết bị sấy kiểu xe
goòng..

c. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống sấy buồng


• Cấu tạo hệ thống sấy buồng
Hệ thống sấy buồng được cấu tạo bởi các bộ phận được mô tẩ thông qua hình 1.5

Hình 1.5 Cấu tạo của hệ thống sấy buồng


1 - ống thải TNS và hơi ẩm. 2 – Khay đựng VLS. 3 – quạt cấp không khí vào calorifer.
4 – calorifer để gia nhiệt cho TNS không khí. 5 – kênh dẫn TNS là khí nóng. 6 –
Miệng phân phối TNS. 7 – xe goòng vận chuyển.

14 | P a g e
• Nguyên lý hoạt động
VLS được rải đều trên các khay sấy 2 đặt trên xe goòng 7 rồi cho vào buồng sấy.
Không khí đươc quạt 3 hút thổi vào calorifer tại đây được hơi nước nóng gia nhiệt làm
cho không khí nóng và được thổi qua kênh dẫn 5 đưa vào buồng sấy qua miệng phân
phối 6, không khí nóng đến gia nhiệt cho VLS và nhận ẩm rồi vận chuyển đến ống gió
thải 1 thoát hoàn toàn ra ngoài môi trường.
d. Ưu nhược điểm của hệ thống sấy buồng
• Ưu điểm:
− Phù hợp với yêu cầu về sấy năng suất nhỏ, không cần sấy liên tục.
− Kết cấu, cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ thiết kế, chế tạo và vận hành nên được sử
dụng khá phổ biến.
− Hoạt động ổn định, ít bộ phận chuyển động ít rung, lắc nên hệ thống có độ bền
và tuổi thọ cao.
− Có thể ứng dụng quá trình truyền nhiệt, truyền chất đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu
cưỡng bức.
− Hệ thống sấy buồng là một trong những hệ thống sấy đối lưu thông dụng được
ứng dụng khá rộng rãi.
• Nhược điểm:
− Chất lượng sản phẩm sấy thấp.
− Hiệu suất sử dụng năng lượng thấp.
− Năng suất sấy thấp, quá trình sấy không liên tục. Không phù hợp với yêu cầu sấy
có năng suất lớn
− Mức độ hiện đại hoá và tự động hoá không cao.
− Quá trình vận hành thủ công, phụ thuộc vào nhiều con người.

1.2.1.1 Hệ thống sấy buồng đốt nóng không gian

• Cấu tạo
Hình 1.6 cho ta thấy sơ đồ nguyên lý cấu tạo của hệ thống sấy có đốt nóng trung gian

15 | P a g e
Hình 1.6 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo HTS có đốt nóng trung gian

• Nguyên lý làm việc


Không khí vào buồng trao đổi nhiệt với cánh trở thành khí nóng sấy vật liệu
• Ưu điểm
+ Quá trình sấy có đốt nóng trung gian đảm bảo được quy định nhiệt độ tối đa mà
vật liệu sấy phải chịu và làm cho ẩm thoát ra khỏi VLS một cách từ từ hơn
+ Chất lượng sản phẩm sấy được nâng cao
+ Nhờ có đốt nóng trung gian nên độ chênh lệch nhiệt độ giữa TNS và VLS nhỏ hơn,
đã tạo ra quá trình sấy dịu dàng hơn hay sấy điều hòa hơn
1.2.1.2 Hệ thống sấy buồng dùng ống nhiệt
• Cấu tạo
Hình 1.7 cho ta thấy sơ đồ nguyên lý cấu tạo HTS buồng dùng ống nhiệt
• Nguyên lý làm việc:
+ Quạt hút không khí vào một phần được gia nhiệt bởi ống nhiệt, phần còn lại trực
tiếp vào buồng sấy.
+ Quạt đưa không khí sau khí gia nhiệt vào sấy VLS.
+ Chênh áp giữa 2 buồng và đường dẫn khói TNS được đẩy qua kênh dẫn và được
quạt hút ra ngoài
• Nguyên lý làm việc:
+ Quạt hút không khí vào một phần được gia nhiệt bởi ống nhiệt, phần còn lại trực
tiếp vào buồng sấy.
+ Quạt đưa không khí sau khí gia nhiệt vào sấy VLS.

16 | P a g e
+ Chênh áp giữa 2 buồng và đường dẫn khói TNS được đẩy qua kênh dẫn và được
quạt hút ra ngoài

Hình 1.7 sơ đồ nguyên lý cấu tạo của HTS buồng dùng ống nhiệt
1, 2 – Bộ lọc; 3 – Quạt khói; 4 – Quạt gió; 5 - Ống nhiệt; 6, 7 – Quạt; 8 – Khay
9– Cảm biến
• Ưu điểm
+ Biến thiên nhiệt theo chiều dài nhỏ dẫn đến cường độ nhiệt phân bố đồng đều
+ Tuổi thọ thiết bị sấy cao.

1.2.1.3 Hệ thống sấy buồng dùng bơm nhiệt


• Cấu tạo
Hình 1.8 cho ta thấy sơ đồ cấu tạo của hệ thống sấy buồng dùng bơm nhiệt

• Nguyên lý làm việc


+ Không khí sấy vào buồng sấy trao đổi nhiệt với vật liệu sấy bị làm lạnh mang theo
ẩm ra khỏi buồng sấy. Không khí sấy được làm lạnh và tách ẩm một phần bằng thiết bị
bay hơi của hệ thống bơm nhiệt sau đó được làm nóng lại bằng thiết bị ngưng của hệ
thống bơm nhiệt.
+ Hiệu suất năng lượng được biểu thị bằng tỷ lệ tách ẩm cụ thể, tức là kg nước loại
bỏ/kWh năng lượng được sử dụng, với mức trung bình là 2,5kg / kWh.

17 | P a g e
Hình 1.8 sơ đồ cấu tạo của hệ thống sấy buồng dùng bơm nhiệt

• Ưu điểm
+ Năng lượng có thể phục hồi từ khí thải, tiết kiệm thời gian và năng lượng sấy
+ Tỷ lệ hút ẩm rõ ràng
+ Có nhiều hơn hoặc cải thiện hiệu quả/COP cao
+ Khả năng sản xuất, điều kiện quá trình sấy được kiểm soát tốt
+ Nhiều chế độ sấy khô
+ Chất lượng sản phẩm tốt hơn
• Nhược điểm
+ Khả năng rò rỉ điện lạnh, cần bảo trì thường xuyên
+ Chi phí vốn cao

1.2.1.4 Hệ thống sấy buồng dùng ejecter


• Cấu tạo
Hình 1.9 cho ta thấy sơ đồ hệ thống sấy buồng ejecter
• Nguyên lý làm việc
+ Môi chất sấy là không khí: Hình a) với TNS là không khí. Không khí ngoài trời ở
trạng thái A hỗn hợp với một phần TNS sau quá trình sấy có thông số C để tạo ra TNS
có trạng thái M. TNS ở trạng thái M được quạt 1 đẩy vào ejecter 2. Qua ejecter TNS có
trạng thái M với tốc độ lớn đã “cuốn” theo TNS sau khi đã được đốt nóng say calorifer
3 có trạng thái B1 để tạo ra TNS có trạng thái B ở cuối dòng. Do áp suất ở điểm B lớn,

18 | P a g e
một phần TNS sẽ đi qua VLS 4 trong buồng sấy thực hiện quá trình sấy BC, phần còn
lại thải ra ngoài qua ống thải ẩm 5.
+ Môi chất sấy là khói: Hình b) với TNS là khói lò. Ở đây, khói lò có thông số điểm
B hoà trộn với không khí ngoài trời ở điểm A để được hỗn hợp có trạng thái M1. Hỗn
hợp ở điểm M1 lại tiếp tục hoà trộn với TNS sau buồng sấy ở trạng thái C để được TNS
đặt trưng bởi điểm M2.. TNS ở trạng thái M2 đi qua ejecter và nhờ tốc độ tăng áp suất
giảm mà hỗn hợp với TNS sau quá trình sấy C để được TNS có trạng thái M3. Phần lớn
TNS ở trạng thái M3 do có áp suất lớn sẽ đi qua VLS thực hiện quá trình sấy M3C và
phần còn lại được thải ra môi trường qua ống thải ẩm.

Hình 1.9 Hệ thống sấy buồng ejecter

1.2.2 Hệ thống sấy hầm


Hệ thống sấy hầm là hệ thống sấy đối lưu thông dụng. Thiết bị sấy là hầm sấy. Hầm
sấy thường có chiều dài lớn hơn nhiều so với chiều rộng và chiều cao.

Hình 1.10 Hệ thống sấy hầm


Các thiết bị trong hệ thống sấy hầm:
19 | P a g e
• Xe goòng
Là thiết bị truyền tải được sử dụng làm giá đỡ các khay sấy. Số lượng và kích thước
của xe goòng có liên quan trực tiếp đến thiết kế kích thước của hầm sấy.

Ưu điểm của xe goòng:

− Làm việc tin cậy, hiệu quả với năng suất cao, tiêu tụ năng lượng và nhiên liệu thấp,
rất phù hợp với nhiệt độ sấy thấp để cho chất lượng sản phẩm cao. Đặc biệt sấy
trong thời gian ngắn.

Nhược điểm của xe goòng:

− Làm việc gián đoạn, chi phí lao động cao hơn và chất lượng sản phẩm không tốt
bằng sấy băng truyền.

• Khay sấy

Khay sấy là thiết bị dùng để chứa vật liệu sấy, các khay sấy được bố trí trên các xe
goòng.

Các khay sấy được chất tạo bằng kim loại vật liệu là inox tấm và lưới 304, hoặc nhôm.
Kích thước và số lượng khay sấy phụ thuộc vào kích thước của xe goòng và khối lượng
vật liệu sấy.

Các khay sấy chứa nguyên liệu được chất lên các xe goòng, được bố trí để chuyển
động theo một hoặc nhiều hướng khác nhau.

• Băng tải
Là thiết bị làm việc liên tục, có thể dài đến 50m, rộng 3m. Nguyên liệu được đặt
trên một băng chuyền lưới có đáy sây 5-15 cm. Dòng khí lúc đầu có hướng từ dưới lên
qua đáy của nguyên liệu và ở các giai đoạn sau đó được hướng xuống dưới để sản phẩm
khói bị thổi ra khỏi băng chuyền.

Ưu điểm của băng tải:

− Nhờ có cải tiến được tính đồng nhất của quá trình sấy và tiết kiệm được không gian.
Sản phẩm thường được sấy đến độ ẩm 10 – 15% và sau đó được sấy kết thúc ở thùng
sấy.
20 | P a g e
− Khả năng cơ khí hoá, tự động hoá cao.
− Do điều kiện sấy được kiểm soát tốt và năng suất cao nên thường được dùng để sấy
sản phẩm ở quy mô lớn.

1.3 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ SẤY VÀ CHẾ ĐỘ SẤY


1.3.1 Lựa chọn công nghệ sấy
Do có những ưu điểm như: Phù hợp với yêu cầu về sấy năng suất nhỏ, không cần
sấy liên tục, kết cấu, cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ thiết kế, chế tạo và vận hành, hoạt
động ổn định, ít bộ phận chuyển động ít rung, lắc nên hệ thống có độ bền và tuổi thọ
cao. Tuy hiệu suất sử dụng năng lượng thấp, năng suất sấy thấp, quá trình sấy không
liên tục, mức độ hiện đại hoá, tự động hoá không cao. Nhưng việc sử dụng công nghệ
sấy buồng vào sản phẩm vải thiều là hoàn toàn hợp lý. Các sản phẩm vải thiều đã qua
chế biến có thể giúp nâng cao giá trị xuất khẩu cho vải thiều Việt Nam.

1.3.2 Thông số nhiệt vật lý của vật liệu sấy


Theo [5], thông số nhiệt vật lý của quả vải gồm:
- Nhiệt dung riêng hiệu dụng: Cp = 3239,19 J.kg-1.K-1
- Khối lượng riêng: ρ = 1114,72 kg.m-3
- Hệ số dẫn nhiệt hiệu dụng: λ = 0,516 W.m-1.K-1
- Hệ số dẫn nhiệt độ: a = 1,146.10-7 m2.s-1

1.3.3 Chế độ sấy


Theo WeatherPlus, nhiệt độ trung bình và độ ẩm không khí ở Bắc Giang vào tháng 7
là tmt = 29 oC và mt = 83 %.
Yêu cầu đề tài đưa ra là thiết kế hệ thống sấy buồng để sấy Vải thiều nguyên quả với
năng suất G2 = 500 kg/ h sử dụng phương án cấp nhiệt là dùng bơm nhiệt. Căn cứ vào
chế độ làm việc của thiết bị sấy buồng và vật liệu sấy yêu cầu là Vải thiều nguyên quả,
cùng với thiết bị sấy vải thiều thực tiễn nghiên cứu,kết hợp với yêu cầu đề tài ta chọn chế
độ sấy là hệ thống sấy buồng và tác nhân sấy là không khí nóng đi ngược chiều với vật
liệu sấy. Các thông số được thể hiện trong bảng 1.2:

21 | P a g e
Bảng 1.2 Chế độ sấy Vải thiều nguyên quả của hệ thống sấy buồng
STT Đại lượng Kí hiệu Giá trị
1 Độ ẩm VLS trước khi vào thiết bị sấy ω1 83%
2 Độ ẩm vật liệu sấy sau thiết bị sấy ω2 33%
3 Nhiệt độ tác nhân sấy vào buồng sấy t1 50 oC
4 Nhiệt độ tác nhân sấy ra khỏi buồng sấy t2 35 oC
5 Nhiệt độ không khí vào môi trường t 29 oC
6 Tốc độ sấy v 3 m/s
7 Thời gian sấy τ 10 giờ

22 | P a g e
CHƯƠNG 2.
TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH SẤY LÝ THUYẾT

2.1 TÍNH LƯỢNG ẨM BAY HƠI


Do năng suất yêu cầu rất lớn G2 = 500 kg/h, nếu thiết kế một buồng sấy thì kích
thước rất lớn, không phù hợp để phân bố đều tác nhân sấy, nên chia làm 5 buồng sấy,
mỗi buồng năng suất 100 kg/h để phù hợp thiết kế.

Ta có lượng ẩm bay hơi xác định theo công thức:

𝜔1 −𝜔2 0.83−0.33
W = G2 . = 100 . = 294 [kgẩm/h]
1−𝜔1 1−0.83

Trong đó:

W: Lượng ẩm bay hơi

𝜔1 : độ ẩm ban đầu của vật liệu sấy

𝜔2 : độ ẩm của vật liệu sấy sau khi sấy

G1: vật liệu sấy cấp vào hệ thống trong 1h, kg/h

Vật liệu sấy cấp vào hệ thống sấy trong 1 giờ:

G1= G2 + W = 100 + 294 = 394 [kg/h]

2.2 XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ


Với vải thiều sấy được sản xuất từ 100% vải thiều tươi, hoàn toàn không thêm phụ
gia, không chất bảo quản, rất tốt cho sức khỏe. Nên quy trình công nghệ sấy vải thiều
gồm 3 giai đoạn như sau:

• Giai đoạn 1: chuẩn bị vật liệu sấy;


• Giai đoạn 2: thực hiện quá trình sấy;
• Giai đoạn 3: lấy vật liệu sấy ra ngoài và đóng gói
2.2.1 Giai đoạn 1

23 | P a g e
• Chọn nguyên liệu: Muốn có sản phẩm thơm ngon đẹp mắt cần lựa chọn nguyên
liệu thật kĩ càng. Vải thiều chọn để sấy phải là những quả chín đỏ, mọng nước,
không bị sâu bệnh hư hỏng. Lưu ý chọn những quả có kích thước đều nhau, hạt
nhỏ càng tốt.
• Cắt cuống: vải thiều mua về cần cắt bỏ phần cuống, chừa lại khoảng 0,5 – 1 cm
với mục đích tiết kiệm không gian xếp vải lên khay sấy và mang tính thẩm mĩ
hơn cho sản phẩm sau khí sấy.
• Ngâm với nước muối loãng: sau khi cắt bỏ phần cuống ta ngâm vải trong nước
muối loãng khoảng 1h đồng hồ để loại đi bụi bẩn. Việc ngâm qua nước muối
loãng sẽ làm giảm đi tính nhiệt của quả vải thiều.
• Rửa: sau khi ngâm với nước muối loãng xong thì lấy vải thiều ra nhúng nhanh
qua nước sạch. Mục đích loại bỏ lớp muối trên bề mặt nguyên liệu, tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình sấy.
• Làm ráo: dùng giấy hoặc khăn khô thấm khô vải thiều sau khi vải thiều đã được
nhúng qua nước sạch. Mục đích làm ráo nước trên bề mặt vải thiều khi nhúng
vải thiều vào nước ở công đoạn trên.
• Sắp xếp vải thiều lên xe goong: xếp các quả vải thiều dàn đều trên khay sấy
chiểm khoảng 70 -80% diện tích khay sấy. Mục đích phân bố đều quả vải giúp
cho quá trình sấy nhanh chóng hơn.
2.2.2 Giai đoạn 2:

Hình 2.1 Đồ thị I-d cho hệ thống sấy buồng sử dụng bơm nhiệt

24 | P a g e
Điểm 0: Tác nhân sấy từ ngoài môi trường;

Điểm 1: Tác nhân sấy được làm lạnh đến nhiệt độ đọng sương;

Điểm 2: Tác nhân sấy ra khỏi dàn lạnh đã được khử ẩm;

Điểm 3: Tác nhân sấy sau dàn ngưng đã được gia nhiệt;

Điểm 4: Tác nhân sấy ra khỏi buồng sấy;

• Đường 0-1: Quá trình làm lạnh tác nhân sấy đến nhiệt độ đọng sương
• Đường 1-2: Quá trình tách ẩm
• Đường 2-3: Quá trình gia nhiệt tác nhân sấy đến nhiệt độ sấy
• Đường 3-4: Quá trình sấy. Tác nhân sấy có độ ẩm thấp được thổi qua vật liệu sấy
sẽ nhận ẩm thoát ra từ vật liệu và mang ra khỏi buồng sấy
2.2.3 Giai đoạn 3
Sau khi kết thúc quá trình sấy, các xe goong sẽ được đưa ra ngoài. Vải thiều nguyên
quả sau khi hạ nhiệt sẽ được kiểm tra và sàng lọc những quả không đạt yêu cầu, sau đó
sẽ được đóng gói.
2.3 XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TRẠNG THÁI CHO QUÁ TRÌNH SẤY
Dựa vào quy trình công nghệ sấy ở trên, ta cần xác định các thông số trạng thái
của tác nhân sấy phục vụ cho quá trình tính toán nhiệt và thiết kế thiết bị sấy:

• Điểm 0: Tác nhân sấy từ ngoài môi trường;


• Điểm 1: Tác nhân sấy được làm lạnh đến nhiệt độ đọng sương;
• Điểm 2: Tác nhân sấy ra khỏi buồng sấy;
• Điểm 3: Tác nhân sấy sau dàn ngưng được gia nhiệt;
• Điểm 4: Tác nhân sấy ra khỏi buồng sấy;
2.3.1 Xác định thông số điểm 0
Nhiệt độ môi trường được xác định là nhiệt độ trung bình tháng 7 tại Bắc Giang.
Chọn t0= 29℃ và 𝜑0 = 83%,
• Theo [1] phân áp bão hòa được xác định như sau:
4026,42 𝑑0
Pb0 = exp(12 - )= [bar] (2.1)
235,5+𝑡0 (0,621+𝑑0 ).𝜑0

• Theo [1] độ chứa hơi không khí ẩm được xác định như sau:
25 | P a g e
𝜑0 .𝑝𝑏0
d0 = 0,621. [kgẩm/kk] (2.2)
𝑝−𝜑0 .𝑝𝑏0

• Theo [1] entanpy của không khí ẩm được xác định như sau:
I0 = 1,004t0 + d0(2500 + 1,842t0) [kJ/kgkk] (2.3)

• Theo [1] khối lượng riêng của không khí khô được xác định như sau:
𝑝− 𝜑0 .𝑝ℎ0𝑚𝑎𝑥
𝜌0 = [kg/m3] (2.4)
287.(273+𝑡0 )

Trong đó:

- Pb: Phân áp suất bão hòa của hơi nước, [bar];


- do: Độ chứa hơi của không khí [kgẩm/kgkk];
- Io: là entanpy của không khí [kJ/kgkk];
- φo : độ ẩm tương đối của không khí [%];
- to: nhiệt độ không khí [ºC];
- P: áp suất khí quyển [bar].
Áp dụng các công thức trên, thay số để tính thông số trạng thái điểm 0, ta được:
• Áp suất bão hòa tại t0 = 29 ℃ :
4026,42 4026,42
Pb0 = exp(12 - ) = exp(12- ) = 0,0398 [bar]
235,5+𝑡0 235,5+29

• Độ chứa hơi không khí tại trạng thái ban đầu:


𝜑0 .𝑝𝑏0 0,83 .0,0398
d0 = 0,621. = 0,621 . = 0,0213 [kg ẩm/kg kk]
𝑝−𝜑0 .𝑝𝑏0 1−0,83.0,0398

• Entanpi của không khí:


I0 = 1,004t0 + d0(2500 + 1,842t0) = 1,004.29 + 0,0212.(2500+1,842.29)

= 83,25 [kJ/kg]

• Khối lượng riêng của không khí:


100000− 0,83 . 3980
𝜌0 = = 1,116 [kg/m3]
287.(273+29)

2.3.2 Xác định thông số điểm 1


Với nhiệt độ không khí sau làm lạnh 1 = 100℃; d1 = d0 = 0,0213 kga/kgk ta xác định
được các thông số dựa trên giải phương trình:

26 | P a g e
• Nhiệt độ điểm t1:
4026,42
t1 = − 235,5 [oC] (2.5)
12−𝑙𝑛𝑃𝑏1

• Áp suất bão hoà của không khí tại điểm 1:


𝑑1
𝑃𝑏1 = [%] (2.6)
(0,621+ 𝑑1 ).𝜑1

• Entanpy của không khí tại điểm 1:


I1 = 1,004t1 + d1(2500 + 1,842t1) [kJ/kgk] (2.7)
• Khối lượng riêng của không khí tại điểm 1:
𝑝− 𝜑1 .𝑝𝑏1
𝜌1 = [kg/m3] (2.8)
287.(273+𝑡1 )

Áp dụng các công thức trên, thay số để tính thông số trạng thái điểm 1, ta được:
• Nhiệt độ điểm t1:
4026,42
t1 = − 235,5 = 25,9 [oC]
12−𝑙𝑛0,0333

• Áp suất bão hoà của không khí tại điểm 1:


0,02
𝑃𝑏1 = (0,621+ = 0.0333 [bar]
0,02).1

• Entanpy của không khí tại điểm 1:


I1 = 1,004.26 + 0,0213.(2500 + 1,842 . 25,9) = 80,52 [kJ/kgk]
• Khối lượng riêng của không khí:
100000− 1 . 3329
𝜌1 = = 1,127 [kg/m3]
287.(273+25,9)

2.3.3 Xác định thông số điểm 2


Với t2 = 20℃; 2 = 100 % ta xác định được các thông số:

• Áp suất bão hòa tại t2 = 20 ℃ :


4026,42
Pb2 = exp(12 - ) [bar] ( 2.9 )
235,5+𝑡2

• Entanpy của không khí tại điểm 2:


I2 = 1,004t2 + d2(2500 + 1,842t2) [kJ/kgk] (2.10)
• Độ chứa hơi của không khí tại điểm 2:
0,621.𝜑2
d2 = 1 [kga/kgk] (2.11)
−𝜑2
𝑃𝑏2

• Khối lượng riêng của không khí tại điểm 2:

27 | P a g e
𝑝− 𝜑2 .𝑝𝑏2
𝜌2 = [kg/m3] (2.12)
287.(273+𝑡2 )

Áp dụng các công thức trên, thay số để tính thông số trạng thái điểm 2, ta được:
Với t2 = 20℃; 2 = 100 % ta xác định được các thông số:

• Áp suất bão hòa tại t2 = 20 ℃ :


4026,42
Pb2 = exp(12 - ) = 0,023[bar]
235,5+20

• Entanpy của không khí tại điểm 2:


I2 = 1,004.20 + 0,015.(2500 + 1,842.20) = [kJ/kgk]
• Độ chứa hơi của không khí tại điểm 2:
0,621.1
d2 = 1 = 0,015 [kga/kgk]
−1
0,023

• Khối lượng riêng của không khí tại điểm 2:


100000− 1.0,023
𝜌2 = =1,161[kg/m3]
287.(273+20)

2.3.4 Xác định thông số điểm 3


Với t3 = 50 [oC], d3 = d2 = 0,015 [kga/kgk] ta xác định được các thông số:
• Theo [1] phân áp bão hòa được xác định như sau:
4026,42
Pb3 = exp(12 - ) [bar] (2.13)
235,5+𝑡3

• Theo [1] độ ẩm tương đối của không khí ẩm được xác định như sau:
𝑑
3 = (0,621+𝑑3 [%] (2.14)
3 ).𝑃𝑏3

• Theo [1] độ chứa hơi không khí ẩm được xác định như sau:
𝜑3 .𝑝𝑏3
d3 = 0,621. [kgẩm/kk] (2.14)
𝑝−𝜑3 .𝑝𝑏3

• Theo [1] entanpy của không khí ẩm được xác định như sau:
I3 = 1,004t3 + d3(2500 + 1,842t3) [kJ/kgkk] (2.15)

• Theo [1] khối lượng riêng của không khí khô được xác định như sau:
𝑝− 𝜑3 .𝑝ℎ3𝑚𝑎𝑥
𝜌3 = [kg/m3] (2.16)
287.(273+𝑡3 )

Áp dụng các công thức trên, thay số để tính thông số trạng thái điểm 3, ta được:
28 | P a g e
• Theo [1] phân áp bão hòa được xác định như sau:
4026,42
Pb3 = exp(12 - ) = 0,12 [bar]
235,5+50

• Theo [1] độ ẩm tương đối của không khí ẩm được xác định như sau:
0,015
3 = (0,621+0,015).0,12 = 19,65 [%]

• Theo [1] entanpy của không khí ẩm được xác định như sau:
I3 = 1,004.50 + 0,015.(2500 + 1,842.50) = 88,61 [kJ/kgkk]

• Theo [1] khối lượng riêng của không khí khô được xác định như sau:
100000− 0,1965.12208
𝜌3 = = 1,054 [kg/m3]
287.(273+50)

2.3.5 Xác định thông số điểm 4


Với t4 = 35 [oC], I4 = I3 = 88,61 [kJ/kgk] ta xác định được các thông số:
• Theo [1] phân áp bão hòa được xác định như sau:
4026,42
Pb4 = exp(12 - ) [bar] (2.13)
235,5+𝑡4

• Theo [1] độ ẩm tương đối của không khí ẩm được xác định như sau:
𝑑
4 = (0,621+𝑑4 [%] (2.14)
4 ).𝑃𝑏4

• Theo [1] độ chứa hơi không khí ẩm được xác định như sau:
𝐼4 −1,004.𝑡4
d4 = [kgẩm/kgk] (2.15)
2500+1,842.𝑡4

• Theo [1] khối lượng riêng của không khí khô được xác định như sau:
𝑝− 𝜑4 .𝑝ℎ4𝑚𝑎𝑥
𝜌4 = [kg/m3] (2.16)
287.(273+𝑡4 )

Áp dụng các công thức trên, thay số để tính thông số trạng thái điểm 4, ta được:
• Theo [1] phân áp bão hòa được xác định như sau:
4026,42
Pb4 = exp(12 - ) = 0,06 [bar]
235,5+35

• Theo [1] độ ẩm tương đối của không khí ẩm được xác định như sau:
0,0217
4 = (0,621+0,0217).0,06 = 58 [%]

29 | P a g e
• Theo [1] độ chứa hơi không khí ẩm được xác định như sau:
88,61−1,004.35
d4 = =0,0209 [kgẩm/kgk]
2500+1,842.35

• Theo [1] khối lượng riêng của không khí khô được xác định như sau:
100000− 0,58.6000
𝜌4 = = 1,095 [kg/m3]
287.(273+35)

2.3.6 Tổng kết quá trình sấy


Tổng hợp kết quả tính toán các thông số trạng thái của TNS trong quá trình sấy lý
thuyết được trình bày trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Các thông số không khí ẩm

Điểm 0 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Đơn vị


Nhiệt độ t 29 25,9 20 50 35 ℃
Độ chứa hơi d 0,0213 0,0213 0,015 0,015 0,0209 kga/kgkk
Độ ẩm tương đối 𝜑 83 100 100 19 58 %
Entanpi I 83,73 80,52 57,67 88,61 88,61 kJ/kg
Khối lượng riêng  1,115 1,127 1,161 1,054 1,095 kg/m3
Thể tích riêng,  0,897 0,887 0,861 0,94 0,91 m3/kg

2.4 TÍNH LƯỢNG KHÔNG KHÍ, LƯỢNG NHIỆT CẦN CẤP


2.4.1 Tiêu hao không khí lý thuyết
• Lượng không khí khô cần thiết để bay hơi 1kg ẩm:
1 1
𝑙𝑜 = = = 165,78 [kgk/kga]
𝑑4 −𝑑3 0,0209−0,015
• Lưu lượng không khí khô lý thuyết đi qua hệ thống sấy trong 1 giờ:
𝐿𝑜 = 𝑙𝑜 .W=162,78.294 = 48757,74 [kgk/h]
• Lưu lượng thể tích không khí khô vào thiết bị sấy:
𝑉3 = 𝐿𝑜 . 𝑣3 = 48757,74 . 0,94 = 46277,53 [m3/h]
• Lưu lượng không khí khô ra khỏi thiết bị sấy:
𝑉4 = 𝐿𝑜 . 𝑣4 = 48757,74 . 0,91 = 44547,08 [m3/h]
• Lưu lượng không khí khô trung bình:
𝑉3 +𝑉4 46277,53+44547,08
𝑉𝑡𝑏 = = = 45412,3 [m3/h] = 12,61 [m3/s]
2 2

30 | P a g e
2.4.2 Tiêu hao nhiệt lý thuyết
• Lượng nhiệt cần cấp để làm bay hơi 1kg ẩm:
q0 = l0 . (I3 – I2 ) = 165,78.(88,61-57,67) = 5128,94 [kJ/kga]

• Lượng nhiệt cần cấp cho quá trình sấy:


Q0 = q0 . W = 5128,94 . 294 = 1508511,76 [kJ/h] = 419,03 [kW]

31 | P a g e
CHƯƠNG 3.
TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH SẤY THỰC
3.1 TÍNH KÍCH THƯỚC VÀ KẾT CẤU CƠ BẢN CỦA THIẾT BỊ
3.1.1 Tính chiều cao bên trong buồng
Theo [2], chiều cao bên trong buồng được tính toán theo các công thức sau:
• Tiết diện thông gió của buồng là:
𝑉𝑡𝑏
𝐹𝑘ℎ = [𝑚2 ] (3.1)
𝑣
Trong đó:
- = 3m/s là tốc độ tác nhân sấy trong buồng
- Vtb: lưu lượng không khí khô trung bình [m3/s]
• Chiều cao thông gió là:
𝐹𝑘ℎ
𝐻𝑘ℎ = [𝑚] (3.2)
𝐿𝑚
Trong đó:
- Lm: Chiều dài cấp liệu trên xe [m], chọn Lm = 3,2 m
• Số tầng khay vật liệu trong hầm:
𝐻𝑘ℎ
m= [tầng] (3.3)
ℎ𝑘

Trong đó:
- hk: Khoảng không khí trên 1 khay [m], chọn hk = 10 cm
• Chiều cao chất vật liệu là:
𝐻𝑚 = 𝑚(ℎ𝑘 + ℎ𝑚 ) [m] (3.4)
Trong đó:
- hm: Chiều dày vật liệu trên khay [m], chọn hm = 30mm
• Chiều cao xe goong là:
Hx = Hm + 𝛥Hx [m] (3.5)
Trong đó:
- 𝛥Hx: Chiều cao bánh xe [m], chọn 𝛥Hx = 150 mm
• Chiều cao bên trong buồng là:
𝐻 = 𝐻𝑥 + 𝛥𝐻 [m] (3.6)
Trong đó:

32 | P a g e
- 𝛥𝐻: Khoảng cách giữa lớp VLS trên cùng đến trần buồng [m], chọn 𝛥𝐻 =
80𝑚𝑚
Thay số vào các công thức trên để chiều cao bên trong buồng sấy:
• Tiết diện thông gió của buồng là:
12,61
𝐹𝑘ℎ = = 4,2 [𝑚2 ]
3
• Chiều cao thông gió là:
3,7
𝐻𝑘ℎ = = 1,2 [𝑚]
3,5
• Số tầng khay vật liệu trong hầm:
1,2
m= = 12 [tầng]
0,1

Chọn m = 12 tầng
• Chiều cao chất vật liệu là:
𝐻𝑚 = 12. (0,1 + 0,03) = 1,56 [m]
• Chiều cao xe goong là:
Hx = 1,56 + 0,15 = 1,71 [m]
• Chiều cao bên trong buồng là:
H = 1,71 + 0,08 = 1,79 [m]
3.1.2 Tính khối lượng vật liệu trên 1m2 khay
Lấy trung bình quả vải có hình tròn, đường kính 3cm, có độ dày 1 quả vải là 3cm,
khối lượng riêng là 1114 [kg/m3]
Diện tích 1 quả vải là: 0,00071[m2]
• 1m2 khay chứa được số quả vải là:
1
𝑛 = 0,85. = 1197 [quả]
0,00071

Với 0,85 là hệ số điền đầy ( Khi điền đầy coi như 1 khối hình chữ nhật )

• Khối lượng quả vải trên 1m2 khay là:


g1 = 1197. 0,00071. 0,03. 1114 = 28,4 [kg]
Để dễ tính toán, chọn g1 = 28 [kg]
3.1.3 Tính kích thước buồng sấy
Theo [2], kích thước buồng sấy được tính toán theo các công thức sau:
• Tổng diện tích khay sấy sơ bộ:

33 | P a g e
𝐺1
𝐹𝑘ℎ = [m2] (3.7)
𝑔1

Trong đó:
- G1: Lượng VLS cấp cho 1 mẻ [ Kg/mẻ ]
- 1 mẻ sấy trong 10 h nên: G1 = 19710 kg/mẻ
• Diện tích 1 tầng khay:
𝐹𝑘ℎ
𝐹1𝑘ℎ = [m2] (3.8)
𝑚
• Chiều rộng chất vật liệu:
𝐹1𝑘ℎ
𝐵𝑚 = [m] (3.9)
𝐿𝑚

• Chiều rộng bên trong buồng:


𝐵 = 𝐵𝑚 + 2𝛥𝐵 [m] (3.10)
Trong đó:
- 𝛥𝐵 = 0,25 [m] là chiều rộng kênh dẫn khí
• Chiều dài bên trong buồng:
𝐿 = 𝐿𝑚 + 2𝛥𝐿 [m] (3.11)
Trong đó:
- 𝛥𝐿 = 0,25 [m] là chiều rộng bên phần chiều dài kênh dẫn khí
• Chiều cao phủ bì của buồng là:
𝐻𝑛 = 𝐻 + 𝛥𝐻𝑇 + 𝛿 + 𝛿𝑝 [m] (3.12)
Trong đó:
- 𝛥𝐻𝑇 là chiều cao để bố trí thiết bị (calorife, quạt gió), 𝛥𝐻𝑇 = 1,4[m]
- 𝛿 là chiều dày trần buồng, 𝛿 = 80 [mm]
- 𝛿𝑝 là chiều dày lớp trần phụ, 𝛿𝑝 = 70 [𝑚𝑚]
• Chiều rộng phủ buồng là:
𝐵𝑛 = 𝐵 + 2𝛿 [m] (3.13)
• Chiều dài phủ buồng là:
𝐿𝑛 = 𝐿 + 2𝛿 [m] (3.14)
Thay số vào các công thức trên để chiều cao bên trong buồng sấy:
• Tổng diện tích khay sấy cần cho 1 mẻ sấy:
3940
𝐹𝑘ℎ = = 140,76 [m2]
28

• Diện tích 1 tầng khay:

34 | P a g e
140,76
𝐹1𝑡𝑘ℎ = = 11,73 [m2]
12
• Chiều rộng chất vật liệu:
11,73
𝐵𝑚 = = 3,35 [m]
3,5

• Chiều rộng bên trong buồng:


𝐵 = 3,35 + 2.0,25 = 3,85 [m]
• Chiều dài bên trong buồng:
𝐿 = 3,5 + 2.0,25 = 4 [m]
• Chiều cao phủ bì của buồng là:
𝐻𝑛 = 1,79 + 1,4 + 0,08 + 0,07 = 3,34 [m]
• Chiều rộng phủ bì buồng là:
𝐵𝑛 = 3,85 + 2.0,08 = 4,01 [m]
• Chiều dài phủ bì buồng là:
𝐿𝑛 = 4 + 2.0,08 = 4,16 [m]
3.1.4 Tính các diện tích buồng sấy
Theo [2], các diện tích buồng sấy được tính toán theo các công thức sau:
• Diện tích xung quanh của buồng là:
𝐹𝑥𝑞 = 2(𝐵𝑛 + 𝐿𝑛 )𝐻𝑛 [m2] (3.15)
• Diện tích trần và nền của buồng là:
𝐹𝑛 = 𝐹𝑡𝑟 = 𝐵𝑛 𝐿𝑛 [m2] (3.16)
Thay số vào các công thức trên để tính các diện tích buồng sấy:
• Diện tích xung quanh của buồng là:
𝐹𝑥𝑞 = 2(4,01 + 4,16). 2,64 = 43,14 [m2]
• Diện tích trần và nền của buồng là:
𝐹𝑛 = 𝐹𝑡𝑟 = 4,01 . 4,16 = 16,69 [m2]
3.1.5 Tính kích thước xe goòng
Xe goòng được làm bằng các thanh inox vuông dày 1 [mm] có kích thước 25 x 25
[mm], trên xe được hàn các V góc inox dày 1,5 [mm] có kích thước 20 x 20 [mm] dọc
theo chiều dài của xe có tác dụng để đỡ khay sấy. Xe goòng được mô tả qua hình 3.1

35 | P a g e
Hình 3.1 Xe goòng
Các kích thước của xe goòng được tính như sau:
𝐵𝑚 3,35
- Chiều rộng xe: 𝐵𝑥𝑒 = = = 1,12 [m]
3 3
𝐿𝑚 3,5
- Chiều dài xe : 𝐿𝑥𝑒 = = = 0,88 [m]
4 4

- Chiều cao xe : Hxe = 1,71 [m]


Như vậy, trong buồng bố trí 12 xe

3.1.6 Tính kích thước khay sấy


• Chiều dài khay sấy: lkh = 0,84 [m] ( mỗi bên lấy vào 2 cm )
• Chiều rộng khay sấy: bkh = 1,08 [m] ( mỗi bên lấy vào 2 cm )
• Diện tích 1 khay là:
𝐹1𝑘ℎ = 𝑏𝑘ℎ . 𝑙𝑘ℎ = 1,08 . 0,84 = 0,9 [m2]
• Số lượng khaycần cho 1 mẻ sấy là:
𝑛𝑘ℎ = 12 . 12 = 144 [khay]
3.1.7 Tính khối lượng xe goong và khối lượng khay sấy
a. Khối lượng xe goòng
Xe goòng với kích thước dài, rộng, cao lần lượt là 0,88 ; 1,12 ; 1,71 ta cần 15 [m]
inox vuông dày 1,5 [mm], kích thước ngoài là 30 x 30 [mm] và cần 24 thanh V tức 21
[m] thanh V góc inox dày 1,5 [mm]
Để tính được khối lượng xe goòng cần thông qua bảng 3.1 và bàng 3.2 dưới đây
Bảng 3.1 Bảng trọng lượng hộp inox

36 | P a g e
Bảng 3.2 Bảng trọng lượng V góc

Từ bảng 2.2 và bảng 2.3 ta xác định được khối lượng của một xe goòng là:
15 . 8,5 21 . 3,5
G1xg = + = 33,5 [kg]
6 6

• Khối lượng vật liệu trên 1 xe goong của 1 mẻ sấy:


3940
𝑔1𝑥𝑒 = = 329 [kg]
12

b. Khối lượng khay sấy


Chọn khay sấy được thiết kế bằng Inox 304 vì Inox 304 là một loại hợp kim không
bị biến đổi trong nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt nên việc sử dụng loại vật liệu
này để làm khay sấy là rất đảm bảo an toàn cho sức khoẻ. Ta chọn kích thước một khay
sấy ( chiều dài* chiều rộng) là 760*1180 mm với khung làm bằng inox 304 dạng chữ V
37 | P a g e
với kích thước ( chiều rộng*chiều dày) là 25*1,5 mm, bên trong được hàn lưới mắt cáo
bằng inox với kích thước lỗ 20*40 mm để đỡ vật liệu sấy và giúp tăng hiệu quả trao đổi
nhiệt của vật liệu sấy với tác nhân sấy. Hình 3.3 dưới đây mô tả cấu tạo và kích thước
của khay sấy.

Hình 3.2 Cấu tạo và kích thước của khay sấy


• Khối lượng 1 khay sấy:
G1khay = Gkhung + Glưới = 2,27 + 1,8 = 4,07 [kg]
Với:
- G1khay là khối lượng của khay sấy [kg]
- Gkhung là khối lượng của khung Inox làm khay
- Gkhung = Vkhung . inox = 286,82 . 7,93 = 2274,46 [g] ≈ 2,27 [kg]
- Vkhung ≈ (0,84 + 1,08). 4 .0,0015 . 0,025 = 2,8682 . 10-3 [m3] = 286,82 [cm3]
- inox = 7,93 g/cm3 là khối lượng riêng của inox
- Glưới là khối lượng của lưới thép
- Tham khảo tại liệu [3] thì 1 cuộn lưới mắt cáo inox có kích thước lỗ 20*40mm,
dày 2*2 mm, dài 10m, khổ lưới 1,2m có khối lượng là 24kg nên ta có khối
lượng trên 1 m2 của lưới mắt cáo inox là:
24
g= = 2 [kg/m2]
10∗1,2

- Khối lượng của lưới thép là:


Glưới = g.Flưới = 2 . 0,84 . 1,08 = 1,8 [kg]
38 | P a g e
- Khối lượng khay sấy trên 1 xe:
𝑚𝑘ℎ1𝑥 = 4,07 . 12 = 48,88 [kg]
- Khối lượng thiết bị truyền tải trong buồng sấy ( 1 mẻ ) là:
𝐺𝑐𝑡 = 12. (48,88 + 33,5) = 988,55 [kg/ mẻ]
- Khối lượng 1 xe cả vật liệu sấy là:
𝐺𝑐𝑡 988,55
G1xv = + g1xe = + 329 = 411,38 [kg]
𝑚 12

3.2 TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT ẨM CHO QUÁ TRÌNH SẤY


Hình 3.3 mô tả mô hình cân bằng năng lượng cho quá trình sấy thực

Hình 3.4 Mô hình cân bằng năng lượng


Theo [6], cân bằng năng lượng cho quá trình sấy thực được tính theo các công thức
sau:
• Phương trình cân bằng:
q= l.(I1 – I0) = I.(I2 – I0) + qv + qmt – qbs – Ca.tv1 (3.5)
• Tổng tổn thất nhiệt:
𝐼2 − 𝐼1
 = qbs + Ca.tv1 – qv – qct – qmt = l( −  ) = ()
𝑑2 − 𝑑1

3.2.1 Tính tổn thất nhiệt cho vật liệu sấy


Theo [6], tổn thất nhiệt cho vật liệu sấy được tính theo công thức sau:
Qv = G2.Cv.(tv2 – tv1) [kJ/h] (3.7)
Hay:
qv = Qv/W [kJ/kga] (3.8)
Trong đó:
- Nhiệt dung riêng của vật cấp ban đầu: Cv = Cvk. (1-2) + Ca.2
[kJ/kgK]
- Cvk = 3,24 kJ/kgK
- Ca = 4,18 kJ/kgK

39 | P a g e
- Suy ra: Cv = 3,239. (1-0,33) + 4,18 .  = 3,54953 [kJ/kgK]
- Nhiệt độ VLS vào buồng sấy: tv1 = t0 [oC]
- Nhiệt độ VLS ra khỏi buồng sấy: tv2 = t2 – (5÷10) [oC]
Thay số vào các công thức trên để tính tổn thất nhiệt cho vật liệu sấy:
Qv = 100. 3,54953.(35 - 5 - 29) = 354,953 [kJ/h]
Hay:
qv = 354,953 : 294 = 1,21 [kJ/kga]
3.2.2 Tính tổn thất nhiệt do thiết bị chuyền tải
Nhiệt tổn thất do thiết bị truyền tải bao gồm:
- Nhiệt tổn thất do khay sấy
- Nhiệt tổn thất do xe goong
Theo [6], nhiệt tổn thất do thiết bị truyền tải được tính như sau:
Qct = Gct.Cct.(tct2 – tct1) [kJ/ mẻ] (3.9)
Hay:
qct = Qct/W [kJ/kga] (3.10)
Trong đó:
- Khối lượng của thiết bị truyền tải ( 1 mẻ ): Gct [kg / mẻ]
- Nhiệt dung riêng của thiết bị truyền tải: Cct [kJ/kgK], trường hợp này
chọn khay sấy làm bằng nhôm nên Cct = 0,5 kJ/kgK
- Nhiệt độ thiết bị truyền tải vào buồng sấy: tct1 = t0 [oC]
- Nhiệt độ thiết bị truyền tải ra khỏi buồng sấy: tct2 = t2 – (5÷10) [oC]
Thay số vào các công thức trên để tính tổn thất nhiệt do thiết bị truyền tải:
Qct = 988,5 . 0,5 . (35 -5 - 29) = 494,27 [kJ/mẻ]
Hay:
qct= 494,27 : 294 = 0,17 [kJ/kga]
3.2.3 Tính tổn thất nhiệt ra môi trường qua kết cấu bao che
Theo [6], nhiệt tổn thất ra môi trường qua kết cấu bao che được tính như sau:
Qxq = 𝐾𝑖 . 𝐹𝑖 . (𝑡𝑓1 − 𝑡𝑓2 ) [W] (3.11)
Hay:
𝑄𝑥𝑞
qxq = [kJ/kga] (3.12)
𝑊

Trong đó:

40 | P a g e
- Diện tích tường bao: Fxq = 2.(L+R).H [m2]
(3.13)
1
- Hệ số truyền nhiệt: k= 𝛿𝑗 1 [W/m2K]
1
+∑𝑛
𝑗=1 +
𝑎1 𝜆𝑗 𝑎2

(3.14)
- Nhiệt độ trong lò tf1 = 0,5.(t3 + t4) [oC]
- Nhiệt độ ngoài lò tf2 = t0 [oC]
- 1, 2 là hệ số trao đổi nhiệt đối lưu phía TNS và KK ngoài trời
Thay số vào các công thức trên để tính tổn thất nhiệt ra môi trường qua cơ cấu bao
che:
Nhiệt độ trung bình trong lò: tf1 = 0,5.(50 + 35) = 42,5 [oC]

Nhiệt độ ngoài lò tf2 = 29 [oC]

Tường bao xung quanh làm bằng thép góc ghép các tấm tôn tráng kẽm có lớp cách
nhiệt dày 𝛿 = 0,08 m, 𝜆 = 0,1 W/mK. Cửa buồng sấy cũng làm bằng thép góc ghép tôn
tráng kẽm, ở giữa là lớp cách nhiệt dày 0,08 m, như vậy ta coi mật độ dòng nhiệt qua
.3cửa và qua tường bao là như nhau.

Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu của khí trong buồng tới tường (đối lưu cưỡng bức) là 1
được xác định theo tài liệu [2] như sau:

Khi v < 5 m/s ta có 1 = 6,15 + 4,18.v [W/m2K]

Vậy 1 = 6,15 + 4,18.3 = 18,69 [W/m2K]

Trao đổi nhiệt từ tường bao đến không khí bên ngoài là đối lưu tự nhiên với hệ số
trao đổi nhiệt 𝑎2 . Muốn xác định 𝑎2 cần biết nhiệt độ bề mặt tường tw2. Trị số này chưa
biết nên phải giả thiết sau đó kiểm tra lại. Việc tích toán theo phương pháp tính lặp cho
đến khi sai số nhỏ hơn trị số cho phép.

Giả thiết: tw2 = 33,21 oC , 𝛥𝑡2 = 33,21 – 29 = 4,21 [oC]


Nhiệt độ xác định t= 0,5.(t0 + tw2) = 0,5.(29 + 33,21) = 31,105 [oC]
Tra bảng thông số nhiệt vật lý của không khí với nhiệt độ xác định là 31,105 oC ta có
các thông số vật lý là:

41 | P a g e
𝜈 = 16,11.10-6 m2/s , Pr = 0,70078
1
𝑔.𝛽.𝛥𝑡2.𝐻𝑚 3 9,81.273+31,105.4,21.(2,64)3
Gr.Pr = .Pr = 2 .0,70078 = 9632956945,757>
𝜈2 16,11.10−6

2.107 nên dòng không khí ngoài buồng sấy chảy rối ( Chiều cao bao buồng sấy: Hm)
Theo bảng 3.1 ta thấy rằng Gr.Pr > 2×107 ⇒ Chế độ chuyển động của không khí là
chế độ chảy rối với hệ số C = 0,135; n = 1/3, thay vào phương trình (Error! No text of
specified style in document..1) ta được:
1
𝑁𝑢 = 𝐶 × (𝐺𝑟 × Pr )𝑛 = 0,135. (9632956945,757)3 = 255,141
Bảng 3.3 Thông số C và n phụ thuộc vào Gr.Pr

Vậy hệ số truyền nhiệt đối lưu α2:


255,141
𝛼2 = = 2,59 [W/m2K]
2,64

Mật độ dòng nhiệt tính theo α2:


𝑞2 = 𝛼2 . 𝛥𝑡 = 2,59. (33,21 − 29) = 10,904 [W/m2]
Nhiệt độ bề mặt trong của tường là:
𝛿 0,08
𝑡𝑤1 = 𝑡𝑤2 + 𝑞2 ( ) = 33,21 + 10,904. ( ) = 41,933 [oC]
𝜆 0,1

Mật độ dòng nhiệt tính theo α1:


𝑞1 = 𝛼1 . 𝛥𝑡 = 𝛼1 . (𝑡𝑓1 − 𝑡𝑤1 ) = 18,69. (42,5 − 41,933) = 10,594 [W/m2]
Sai số:
|𝑞1 − 𝑞2 | |10,594 − 10,904|
𝜀= = = 0,028 < [𝜀] = 5%
𝑞2 10,904
⇒Nhiệt độ tw2 = 33,21 (oC) đã chọn sấp xỉ với nhiệt độ thực tế, khi đó
𝛼2 = 2,59 (W/m2K)
Vậy hệ số truyền nhiệt từ tác nhân sấy qua tường bao xung quanh và cửa là:
1 1
𝑘𝑥𝑞 = 1 𝛿 1 = 1 0,08 1 = 0,81 [W/m2K]
+ + + +
𝛼1 𝜆 𝛼2 18,69 0,1 2,59

42 | P a g e
Vậy tổn thất nhiệt qua tường và cửa là:
𝑄𝑥𝑞 = 𝑘𝑥𝑞 𝐹𝑥𝑞 𝛥𝑡1 = 𝑘𝑥𝑞 𝐹𝑥𝑞 (𝑡𝑓1 − 𝑡𝑜 ) = 0,81.43,14. (42,5 − 29)

= 469,87 [W] = 1691,53 [kJ/h]

Hay:
1691,53
qxq = = 5,75 [ kJ/kga ]
294

3.2.4 Tính tổn thất nhiệt ra môi trường qua nền


Theo [6], nhiệt tổn thất ra môi trường qua nền được tính như sau:
Qn = 𝑞𝑛 .Fn [W] (3.15)
Hay:
𝑄𝑛
qn = [kJ/kga] (3.16)
𝑊

Trong đó:
- Mật độ dòng nhiệt truyền qua sàn qs được tra thông qua x và tf1 theo bảng
3.1
Bảng 3.1 Mật độ dòng nhiệt tổn thất qua sàn

x[m]\tf1 40 60 80 100 120 140 160

1 35 48 62 74 87 100 113

2 28 39 49 59 70 81 92

3 24 34 43 52 62 71 80

4 33 40 41 48 56 65 69

- Diện tích sàn: Fn = 16,69 [m2]


Giả sử buồng sấy đặt cách tường x= 2m , tf1 = 42,5oC tra bảng 3.1 ta được q= 29,375
[W/m2]
Thay số vào các công thức trên để tính tổn thất nhiệt ra môi trường qua sàn:
Qn = 29,375. 16,69 = 650,8 [W]
Hay:
10−3
qn = 650,8. = 7,97 [kJ/kga]
(1:3600).294

3.2.5 Tính tổn thất nhiệt ra môi trường qua trần


43 | P a g e
Theo [1], nhiệt tổn thất ra môi trường qua kết cấu bao che được tính như sau:
Qtr = 1,3. 𝐾𝑡𝑟 . 𝐹𝑡𝑟 . (𝑡𝑓1 − 𝑡𝑓2 ) [W] (3.11)
Hay:
𝑄𝑡𝑟
qtr = [kJ/kga] (3.12)
𝑊

Trong đó:
- Diện tích trần: Ftr = L.R [m2] (3.13)
- Hệ số truyền nhiệt: Ktr = Kxq [W/m2K]
(3.14)
- Nhiệt độ trong lò tf1 = 0,5.(t3 + t4) [oC]
- Nhiệt độ ngoài lò tf2 = t0 [oC]
Thay số vào các công thức trên để tính tổn thất nhiệt ra môi trường qua trần:
Qtr = 1,3.0,81.16,69.(42,5-29) = 236,25 [W]
Hay:
10−3
qtr = 236,25. = 2,89 [kJ/kga]
(1:3600).294

3.2.6 Tính tổng nhiệt tổn thất ra môi trường


Theo [6], tổng nhiệt tổn thất ra môi trường được tính như sau:
Qmt = Qxq+QS+Qtr [W] (3.15)
Hay:
𝑄𝑚𝑡
qmt = [kJ/kga] (3.16)
𝑊

Thay số vào các công thức trên để tính tổn thất nhiệt ra môi trường:
Qmt = 469,87+650,8+236,25 = 1356,92 [W]
Hay:
10−3
qmt = 1356,92. =16,61 [kJ/kga]
(1:3600).294

3.2.7 Tính tổng nhiệt tổn thất


Theo [6], tổng nhiệt tổn thất được tính như sau:
 = qbs + Ca.tv1 – qv – qct - qmt (3.17)
Trong đó:
- Nhiệt dung riêng của ẩm: Ca = 1,842
- Nhiệt độ VLS vào tv1 = t0
- Nhiệt bổ sung: qbs = 0
44 | P a g e
Thay số vào các công thức trên để tính tổn thất nhiệt ra môi trường:
 = 1,842 . 29 – 1,21 – 0,17 – 16,61 = 35,43 [kJ/kga]

3.3 TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH SẤY THỰC


3.3.1 Xác định độ chứa ẩm cho điểm 4t
Theo [1], độ chứa ẩm cho điểm 4t được tính như sau:
𝐶𝑑𝑥 (𝑑3 )(𝑡3 −𝑡4 )
d4t = 𝑑3 + (3.18)
(𝑟+𝐶𝑝ℎ 𝑡4 )− 𝛥

Trong đó:
- Cdx(d3) = Cpk +d3. Cph = 1,004 + 0,015.1,842 = 1,031
Thay số vào các công thức trên để tính độ chứa ẩm:
1,031∗(50−35)
d4t = 0,015 + (2500+1,842.35)− 35,43
= 0,0209 [kga/kgk]
3.3.2 Xác định entanpy cho điểm 4t
Theo [1], entanpy cho điểm 4t được tính như sau:
I4t = Cpk.t4 + d4t(r+ Cph.t4) [kJ/kgk] (3.19)
Thay số vào các công thức trên để tính độ chứa ẩm:
I4t = 1,004.35 + 0,0209.(2500+ 1,842.35) = 88,83 [kJ/kgk]
3.3.3 Tiêu hao không khí thực
• Lượng không khí khô thực tế cần thiết để bay hơi 1 kg ẩm
1 1
ltt = = = 163,486 [kgk/kga]
𝑑4𝑡 − 𝑑3 0,0209−0,015

• Lượng không khí thực tế cần thiết trong quá trình sấy
Ltt = W . ltt = 294 . 163,486 = 48084,038 [kgk/h]
3.3.4 Tiêu hao nhiệt thực tế
• Lượng nhiệt thực tế cần cấp để làm bay hơi 1kg ẩm (dàn nóng):
qtt = ltt . (I3 – I2 ) = 163,486 . (88,61 – 57,67)= 5058,071 [kJ/kga]

• Lượng nhiệt thực tế cần cấp cho quá trình sấy (dàn nóng):
Qktt = qtt . W = 5058,071 . 294 = 1487668,015 (kJ/h) = 413,24 [kW]

• Lượng ẩm ngưng tụ từ ngưng tụ 1kg ẩm:


𝛥𝑑𝑑𝑙 = 𝑑1 − 𝑑3 = 0,0214 − 0,015 = 0,0066 [kga/kgk]
• Lượng nhiệt thu được từ ngưng tụ được từ ngưng tụ 1kg ẩm:

45 | P a g e
q0tt = ltt.( I0 – I2 ) = 163,486 . (83,73 – 57,67) = 4260,445 [ kJ/kga]
• Lượng nhiệt dàn lạnh thu được:
Qott = W.q0tt = 294 . 4260,445 = 1252982,676 [kJ/h] = 248,05 [kW]

3.4 TÍNH TOÁN HIỆU SUẤT NHIỆT CỦA HỆ THỐNG SẤY


3.4.1 Phương trình cân bằng nhiệt
Phương trình cân bằng nhiệt của HTS đã biết:
q = l.(I1 – I0) = l.(I2 – I0) + qv + qct + qmt – qbs – Ca.tv1
Khi thay I = Cpk.t + d.(r + Cph.t) vào phương trình trên ta có:
q = (i2 - Ca.tv1) + l.Cdx(d0)(t2 – t0) + qv + qct + qmt – qbs
Đặt q1 = i2 – Catv1 và q2 = l. Cdx(d0)(t2 – t0)
Ta có phương trình cân bằng nhiệt được viết như sau:
q = q1 + q2 + qv + qct + qmt – qbs
Trong đó:
- q1: Nhiệt lượng có ích
- q2: Nhiệt lượng tổn thất do TNS mang đi
3.4.2 Hiệu suất nhiệt của hệ thống sấy
Theo [1], hiệu suất nhiệt của hệ thống sấy và thiết bị sấy được xác định như sau:
• Hiệu suất nhiệt của TBS:
q1 q1
TBS = = (3.20)
q+qbs q1 +q2 +qct +qmt +qv

Trong đó:
- Nhiệt lượng có ích: q1 = i4 – Catv1 [kJ/kga]
- Nhiệt tổn thất do tác nhân sấy mang đi: q2 = ltt. Cdx(d0)(t4 – t0) [kJ/kga]
- i4 = r + Cph.t4 = 2500 + 1,842 . 35 = 2564,47 [kJ/kga]
Thay số vào các công thức trên để tính hiệu suất nhiệt của hệ thống sấy:
• Hiệu suất nhiệt của TBS:
2443,25
TBS = = 70,1 %
2443,25+1023,486+0,17+16,61+1,21

Trong đó:
- Nhiệt lượng có ích: q1 = 2564,47 – 4,18.29 =2443,25 [kJ/kga]
- Nhiệt tổn thất do tác nhân sấy mang đi: q2 = 163,486 . 1,043.(35 – 29)
= 1023,486 [kJ/kga]
46 | P a g e
CHƯƠNG 4.
TÍNH THIẾT KẾ, TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ PHỤ
4.1 TÍNH THIẾT KẾ, TÍNH CHỌN HỆ THỐNG BƠM NHIỆT
4.1.1 Các thành phần cơ bản của bơm nhiệt
a. Môi chất
Lựa chọn môi chất cho bơm nhiệt cần phải đảm bảo các yêu cầu tính chất hóa học,
vật lý, tính kinh tế, và phải có nhiệt độ sôi phù hợp. Ngày nay người ta thường sử dụng
các môi chất như: R22, R32, R410, R12, R502…. Do hệ thống làm việc ở nhiệt độ cao
nên ta càn chọn loại môi chất có nhiệt độ sôi cao. So sánh khả năng ứng dụng rộng rãi
và ưu điểm nổi bật của các môi chất, ta lựa chọn R134a.

b. Máy nén
Máy nén lạnh là một trong những bộ phận quan trọng nhất của bơm nhiệt. Tất cả các
dạng máy nén lạnh đều được ứng dụng trong bơm nhiệt, đặc biệt quan trọng là máy nén
piston trượt, máy nén trục vít, máy nén tuabin. Một máy nén bơm nhiệt cần phải chắc
chắn, tuổi thọ cao, chạy êm và cần phải có hiệu suất cao kể cả trong điều kiện thiếu hoặc
đủ tải.

c. Các thiết bị trao đổi nhiệt


Các thiết bị trao đổi nhiệt cơ bản trong bơ nhiệt là thiết bị bay hơi và thiêt bị ngưng
tụ. Thiết bị ngưng tụ và bay hơi của bơm nhiệt bao gồm các dạng: ống chum, ống đứng
và ống kiểu tấm. Các phương pháp tính toán cho thiết bị trao đổi nhiệt cũng giống như
chế độ điều hòa nhiệt độ.

4.1.2 Các thông số nhiệt của môi chất


a. Nhiệt độ ngưng tụ
Dàn ngưng của bơm nhiệt có nhiệm vụ gia nhiệt cho không khí nên môi trường làm
mát dàn ngưng chính là tác nhân sấy. Nhiệt độ ngưng tụ được xác định bằng công thức
4.1
tk = t3 + 𝛥t [oC] (4.1)
Trong đó

47 | P a g e
- 𝑡1 : nhiệt độ TNS ra khỏi dàn ngưng, t3 = 50 [oC];
- ∆𝑡 : hiệu nhiệt độ ngưng tụ yêu cầu. Đối với dàn ngưng giải nhiệt bằng gió,
Δt ( 5÷10oC). Ta chọn: Δt = 5 [oC]
Như vậy, nhiệt độ ngưng tụ có giá trị tk = 50 +5 = 55 [oC].
b. Nhiệt độ bay hơi
Để tránh hiện tượng xả tuyết làm gián đoạn cho hệ thống sấy, ta chọn nhiệt độ bay
hơi t0 = 0 [oC]
c. Nhiệt độ hơi hút
Để đảm bảo máy nén không hút phải lỏng, người ta phải đảm bảo hơi hút vào máy
nén nhất thiết phải là hơi quá nhiệt. Nhiệt độ hơi hút được xác định bằng công thức sau:
th = t0 + Δth [oC] (4.2)
Trong đó
- 𝑡h : nhiệt độ hơi hút [oC];
- ∆𝑡h : hiệu nhiệt độ ngưng tụ yêu cầu. với môi chất R134a ta chọn Δth = 5 [oC]
Từ đó nhiệt độ hơi hút được xác định là th = 0 + 10 = 10 [oC]
4.1.3 Xác định chu trình
a. Chọn chu trình
Với nhiệt độ bay hơi tk và nhiệt độ ngưng tụ t0 đã chọn ở mục 4.1.2, sử dụng phần
mềm Coolpack để tra thông số nhiệt động của R134a, ta có:
- t0 = 0 [oC] => Po = 2,91 [bar]
- tk = 55 [oC] => Pk = 14,84 [bar]
Từ áp suất tra được, xác định được tỉ số nén:
𝑃𝑘 14,84
π= = = 5,1
𝑃0 2,91

Do π = 5,1 < 12 nên ta chọn máy nén 1 cấp có hồi nhiệt.


b. Sơ đồ nguyên lý làm việc
Sơ đồ nguyên lý làm việc của chu trình được mô tả dưới hình 4.1
Nguyên lý làm việc: hơi sau thiết bị bay hơi ở trạng thái (6), đi qua thiết bị hồi nhiệt
nhận nhiệt lỏng cao áp trước khi tiết lưu, được quá nhiệt đạt trạng thái điểm (1) sau đó
được máy nén hút về, nén đoạn nhiệt lên thành hơi có nhiệt độ cao, áo suất cao ở trạng
thái (2), rồi tiếp tục đi vào thiết bị ngưng tụ nhả nhiệt đẳng áp cho môi trường làm mát,
ngưng tụ thành lỏng cao áp trạng thái (3). Sau đó đi vào thiết bị hồi hiệt nhả nhiệt cho

48 | P a g e
ơi trước khi hút về máy nén và được quá lạnh đạt trạng thái (4). Rồi tiếp tục đi qua thiết
bị tiết lưu, tiết lưu giảm áp, giảm nhiệt đạt trạng thái (5). Sau đó đi vào thiết bị bay hơi,
sôi hoá hơi, hơi sau khi ra khỏi thiết bị bay hơi nhận nhiệt của đối tượng cần làm lạnh,
sôi hoá hơi, hơi sau khi ra khỏi thiết bị bay hơi trạng thái (6) đi qua thiết bị hồi nhiệt
được quá nhiệt lại và được máy nén hút về. Chu trình cứ thế tiếp diễn.

Hình 4.1 Sơ đồ nguyên lý


c. Xây dựng đồ thị
Biểu diễn quá trình làm việc của chu trình trên đồ thị LgP – h như hình 4.2

Hình 4.2 Đồ thị LgP – h


Các quá trình:
- 1-1’: Quá nhiệt hơi môi chất trước khi vào máy nén;
- 1’ – 2s: Quá trình nén;
- 2s – 3’: Quá trình ngưng tụ môi chất trong thiết bị ngưng tụ;
- 3’ – 3: Quá trình quá lạnh trước tiết lưu;
- 3-4: Quá trình giảm áp ở van tiết lưu;
- 4-1: Quá trình bay hơi đẳng áp trong thiết bị bay hơi.
d. Lập bảng thông số trạng thái các điểm nút trên đồ thị LgP – h

49 | P a g e
Từ các thông số làm việc tại các điểm nút, sử dụng phần mềm Coolpack để tra thông
số nhiệt động tại các điểm làm việc của R134a trên đồ thị LgP-h trên. Các thông số cụ
thể được trình bày trong bảng 4.1
Bảng 4.1 Bảng thông số các điểm nút của chu trình
Điểm t [oC] P [bar] i [kJ/kg] s [kJ/kgK] v [m3/kg]
1 0 2,91 397,21 1,723 -
1’ 10 2,91 406,2 1,755 0,073
2s 68,6 14,84 441,93 1,755 -
2r - 14,84 457,24 - -
3 50 32,47 269,67 - -
3’ 55 32,47 278,66 - -
4 0 2,91 269,67 - -

Theo [4], giả sử hiệu suất không thuận nghịch 𝜂𝑠 = 0,7, khi đó entanpy tại trạng thái
điểm 2r là:
𝑙𝑠 𝑖2𝑠 − 𝑖1′ 441,93− 406,2
i2r = i1’ + lr = i1’+ = I1’+ = 406,2 + = 457,24 [kJ/kg]
ηs ηs 0,7

Nhiệt độ điểm 3 được xác định theo phương trình cân bằng nhiệt trong thiết bị hồi
nhiệt với giả thiết bỏ qua các tổn thất
i3’ − i3 = i1′ − i1
Từ đó suy ra:
i3 = i3’ – i1’ + i1 = 278,66 – 406,2 + 397,21 = 269,67 [kJ/𝑘𝑔]
Với i3 = 269,67 [kJ/kg] và P3’ = P3 = 32,47 [bar], sử dụng phần mềm Coolpack xác
định được nhiệt độ t3 = 50 oC. Như vậy độ quá lạnh là:
∆𝑡𝑞𝑙 = 55 – 50 = 5 [℃]
• Lưu lượng môi chất lạnh trong hệ thống thực:
𝑄0𝑡𝑡 248,05
G= = = 1,82 [kg/s]
𝑖1′ −𝑖4 406,2−269,67

• Năng suất nhiệt riêng:


qk = i2r – i3 = 457,24 – 269,67 =187,57 [kJ/kg]
• Năng suất lạnh riêng:
q0 = i1’ – i4 = 406,20 – 269,67 =136,53 [kJ/kg]

50 | P a g e
• Công nén riêng lý thuyết:
ls = i2s – i1’ = 441,93 – 406,2 = 35,73 [kJ/kg]
• Công suất dàn ngưng:
Qk = G. qk = 1,82 . 187,57 = 341,38 [kW]
• Thể tích hút lý thuyết trong hệ thống thực:
V = G.1’ = 1,82 . 0,073 = 0,13286 [m3/s]
• Phụ tải của thiết bị hồi nhiệt:
QHN = G.(i1’ – i1) = 1,82 . ( 406,2 – 397,21) = 16,36 [kW]
• Hệ số bơm nhiệt của hệ thống:
𝑞𝑘 + 𝑞0 187,57 + 136,53
= = = 9,07
𝑙 35,73

4.1.4 Tính thiết kế, tính chọn các thiết bị trao đổi nhiêt
a. Tính thiết kế dàn ngưng phụ
Thiết bị ngưng tụ của bơm nhiệt có công dụng gia nhiệt cho không khí trước khi vào
buồng sấy từ trạng thái bão hòa sau dàn lạnh đến nhiệt độ và độ ẩm yêu cầu trong quá
trình sấy. Việc sử dụng dàn ngưng của bơm nhiệt để thay thế cho thiết bị gia nhiệt sẽ
làm giảm chi phí điện năng của hệ thống, qua đó làm giảm chi phí lắp đặt và vận hành
của hệ thống sấy dùng bơm nhiệt.
Ta chọn loại dàn ngưng giải nhiệt bằng không khí đối lưu cưỡng bức. Cấu tạo gồm
một dàn ống trao đổi nhiệt bằng thép hoặc ống đồng có cánh nhôm hoặc sắt bên ngoài,
bước cánh nằm trong khoảng 3 - 10 mm. Cấu tạo của thiết bị như hình 4.3

Hình 4.3 Dàn ngưng cho thiết bị bơm nhiệt


Chọn ống cho dàn ngưng phụ ( dàn đặt ngoài trời ): Do môi chất là R134a nên ta chọn
ống đồng cánh nhóm để làm ống dẫn môi chất trong dàn ngưng. Tham khảo kích thước
ống trên mạng của các hãng ta có các thông số sau:
Chọn ống:
51 | P a g e
- d2/d1 = 20/16 [mm];
- Ống xếp song song với bước ống ngang: S1 = 34 [mm];
- Bước ống dọc: S2 = 34 [mm];
- Chiều dài đoạn ống: l = 3 [m];
Cánh tròn:
- Bước cánh: Sc = 3,5 [mm];
- Chiều dày cánh: dc = 0,5 [mm];
- Đường kính cánh: dc = 32 [mm];

Các thông số đã xác định trước:


- Công suất dàn ngưng: Qk = Qktt = 413,24 [kW];
- Nhiệt độ không khí vào dàn: tkk’ = to = 29 [oC];
- Nhiệt độ không khí ra khỏi dàn: tkk’’ = t4 = 50 [oC];
- Nhiệt độ ngưng tụ môi chất: tk = 55 [oC]
- Tốc độ không khí đầu vào của dàn: w = 3 [m/s];
Theo [4], diện tích trao đổi nhiệt của dàn ngưng được xác định theo công thức 4.3
𝑄𝑘
F= [m2] (4.3)
𝑘.𝛥𝑡𝑘

Trong đó:
- Qk: Công suất thiết bị ngưng tụ, [W];
- k: Hệ số truyền nhiêt, [W/m2K];
- 𝛥𝑡𝑘 : Độ chênh nhiệt độ trung bình logarit, [K];
• Tính độ chênh nhiệt độ trung bình logarit

Khi tính toán có thể coi nhiệt độ trong thiết bị ngưng tụ là không đổi và bằng tk. Độ
chênh nhiệt động trung bình logarit được tính toán theo công thức 4.4

52 | P a g e
𝛥𝑡𝑚𝑎𝑥−𝛥𝑡𝑚𝑖𝑛
𝛥ttb = 𝛥 [K] (4.4)
ln 𝑡𝑚𝑎𝑥
𝛥𝑡𝑚𝑖𝑛

Trong đó:
- 𝛥𝑡𝑚𝑎𝑥 = tk – tk’ = 55 – 29 = 26 [oC]
- 𝛥𝑡𝑚𝑖𝑛 = tk – tk’’ = 55 – 50 = 5 [oC]
Thay số vào công thức 4.4 tính được độ chênh nhiệt độ trung bình logarit
26−5
𝛥ttb = 26 = 12,74 [K]
ln
5

• Xác định hệ số truyền nhiệt k cho dàn ngưng


Do ống có chiều dày mỏng (d2/d1 = 1,25 < 1,4) nên quá trình truyền nhiệt trong vách
trụ có thể coi là truyền nhiệt qua vách phẳng. Lúc đó hệ số tryền nhiệt k có thể tính theo
công thức 4.5
1
k= 1 𝛿 1 [W/m2K] (4.5)
+ +
𝛼1 𝜆 𝑎2 .𝜀𝑐

Trong đó:
- 1, 2: hệ số trao đổi nhiệt bên trong và ngoài ống trao đổi nhiệt, W/m2K;
- : hệ số dẫn nhiệt của vật liệu làm ống, lcu= 380 [W/mK];
- : chiều dày vách, chiều dày vách được tính theo công thức:
 = 0,5.(d2 - d1) = 0,5.(0,02 - 0,016) = 0,002 [m]
- 𝜀 c: Hệ số làm cánh, hệ số làm cánh tính theo công thức:
𝑛𝑐 (𝑑𝑐2 −𝑑22 ) 858.(0,0322 −0,022 )
𝜀c = 1 + =1+ = 6,58
2.𝑑1 .𝑙 2.0,016.3

• Tính hệ số trao đổi nhiệt bên ngoài 2


- Số cánh trên một ống: nc = 1/sc = 3/0,0035 = 858 [ cánh ]
- Chiều cao cánh: h = 0,5(dc – d2) = 0,5.( 32 – 20) = 6 [mm];
𝐹
𝐹0 .𝑑2 +𝐹𝑐 .√ 𝑐
2.𝑛𝑐
- Đường kính tương đương: dE = [m] (4.6)
𝐹0 +𝐹𝑐

Trong đó:
- F0 diện tích phần không làm cánh của ống
F0 = π.d2.nc.sc = 3,14.0,02.858.0,0035 = 0,18 [m2]
- Fc: diện tích phần có cánh
𝑑𝑐2 −𝑑22 0,0322 −0,022
Fc = 2π. .nc = 2π. .858 = 0,84 [m2]
4 4

53 | P a g e
Thay các giá trị vào công thức (4.6): dE = 0,022 [m]
Tốc độ tại khe hẹp được tính theo công thức:
𝜔 3
max = 𝑑 2.ℎ.𝛿𝑐 = 0,02 2.0,006.0,0005 = 8,3 [m/s]
1−( 2 + ) 1−( +
0,034 0,034.0,0035
)
𝑠1 𝑠1 .𝑠𝑐

Nhiệt độ tác nhân sấy trung bình:


ttb = 0,5.(tkk’ + tkk’’) = 0,5.( 29+50 ) = 39,5 [oC]
Tra bảng thông số nhiệt vật lý của không khí khô ở nhiệt độ 39,5 [oC], ta có:
ρ = 1,12985 [kg/m3]; 𝜈 = 16,91.10-6 [m2/s]; λ = 2,75.10-2 [W/mK]
Hệ số Re được tính theo công thức:
𝜔𝑚𝑎𝑥 .𝑑𝐸 8,3.0,02
Re = = = 9816,68
𝜈 16,91.10 −6

Khi đó hệ số Nu được tính theo công thức với ống xếp song song:
Nu = 0,149.Re0,65 = 0,149. 9816,680,65 = 58,6
Hệ số toả nhiệt của cánh:
𝑁𝑢.𝜆 58,6 . 2,75.10 −2
c = = = 73,25 [W/m2K]
𝑑𝐸 0,022

Hệ số toả nhiệt tương đương của phía ống có cánh:


𝐹 𝐹
2 = c. 𝑐 . (𝜂𝑐 + 0) [W/m2K]
𝐹2 𝐹𝑐

Trong đó 𝜂𝑐 = 0,95 là hiệu suất cánh, F2 = F0 + Fc = 0,84 + 0,18 = 1,02 [m2]. Từ đó


xác định được hệ số trao đổi nhiệt độ bên ngoài phía ống có cánh:
0,84 0,18
2 = 73,25. . (0,95 + ) = 70,23 [W/m2K]
1,02 0,84

• Tính hệ số trao đổi nhiệt bên trong:


Với môi chất R134a ngưng trong ống nằm ngang có cánh, hệ số trao đổi nhiệt có thể
được xác định bằng công thức:
4 𝜆3 .𝜌2 .𝑔.𝑟
1 = 1,2. N = 1,2 . 0,728 . √
𝜇.𝛥𝑡.𝑑 𝑛𝑔

Trong đó:
4 𝜆3 .𝜌2 .𝑔.𝑟
- aN: hệ số toả nhiệt khi ngưng, N = 0,728 . √
𝜇.𝛥𝑡.𝑑 𝑛𝑔

- r = 143,8 [kJ/kg]: nhiệt ẩn hoá hơi của môi chất;


-  = 1109,8 [kg/m3]: khối lượng riêng của môi chất lỏng trong dàn ngưng;
-  = 0,0746 [W/mK]: hệ số dẫn nhiệt của môi chất lỏng trong ống;

54 | P a g e
- 𝛥𝑡 = tk – tw: độ chênh nhiệt độ ngưng tụ và vách ống, [K];
-  = 2,145.104 [Ns/m2]: độ nhớt động lực học môi chất lỏng trong bình ngưng;
- g: gia tốc trong trường, g = 9,81 [m2/s]
Các thông số trên lấy tại tk = 55 oC.
Do tw chưa biết nên ta phải tính lặp. Giả sử tw = 54 oC
Thay các thông số vào công thức trên ta có:
4 7463 .1109,82 .9,81.143,8
1 = 1,2. N = 1,2 . 0,728 . √ = 5594,12 [W/m2K]
21450.(55−54).0,02

Thay các số liệu vào công thức (4.5) ta tính được:


Hệ số truyền nhiệt:
1
k= 1 0,002 1 = 426,36 [W/m2K]
+ +
5594,12 380 70,23.6.58

Khi đó:
q = k. 𝛥𝑡𝑡𝑏 = 426,36 . 12,74 = 5431,88 [W/m2]
q’ = 1 (tk – tw) = 5594,12 (55 – 54 ) = 5594,12 [W/m2]
Sai số:
|𝑞−𝑞′| |5431,88−5594,12|
𝜀= = = 0,03 = 3 [%] <5 [%]
𝑞 5431,88

Vậy giả thuyết tw = 54 oC là đúng và kết quả k= 426,36 [W/m2K] và 1 = 5594,12


[W/m2K] là chấp nhận được.
• Xác định diện tích trao đổi nhiệt
Với hệ số truyền nhiệt k, độ chênh nhiệt độ trung bình logarit 𝛥ttb và công suất nhiệt
dàn ngưng đã xác định được ở trên thay số liệu vào công thức 4.3, tính được diện tích
bề mặt trao đổi nhiệt bên trong của dàn ngưng phụ là:
413,24 .103
F1 = = 76,08 [m2]
426,36 . 12,74

• Tính các thông số cụ thể của dàn ngưng:


Số ống trong dàn:
𝐹1 76,08
n= = = 504,78 [ống]
𝜋.𝑑1 .𝑙 3,14.0,016.3

Ta chọn n = 506 [ống]


• Thiết kế dàn ngưng phụ:

55 | P a g e
Thiết kế cho mỗi dàn ngưng: Số ống trên mỗi hàng là m = 22 ống, ta sẽ có số hàng
ống trong dàn ngưng là z= n/m = 506/22 = 23 [hàng ống]
- Chiều rộng dàn: B = z . s2 = 23 . 0,034 = 0,782 [m]
- Chiều cao dàn: H = m . s1 = 22 . 0,034 = 0,748 [m]
- Chiều dài đã chọn: L = 3 [m]
Trở lực trong dàn ngưng phụ tính theo công thức:
2
𝜔𝑚𝑎𝑥
𝛥𝑃 = 𝜉. 𝜌. .𝑧
2
Trong đó:
- 𝜉: hệ số trở lực được xác định theo công thức:
0,9
−0,254
𝑠1 − 𝑑2 𝑑𝑡đ 0,9 𝑠1 − 𝑑2 −0,1
𝜉 = 0,72. 𝑅𝑒 .( + 2) . ( ) . ( )
𝑠𝑐 𝑑2 𝑠2 − 𝑑2
0,034−0,02 0,9 0,022 0,9 0,034− 0,02 −0,1
𝜉 = 0,72. 9816,68−0,254 . ( + 2) .( ) .( ) = 0,38
0,0035 0,02 0,034−0,02

- 𝜌 là khối lượng riêng của của khong khí qua dàn 𝜌 = 1,13 𝑘𝑔/𝑚3
- 𝜔𝑚𝑎𝑥 là vận tốc tại khe hẹp 𝜔𝑚𝑎𝑥 = 8,3 [m/s]
- z là số hàng ống z = 23
Vậy:
8,32
𝛥𝑃 = 0,38.1,13. . 23 = 340 [N/m2]
2

b. Tính thiết kế dàn ngưng chính


Chọn loại dàn ngưng tụ cho hệ thống là dàn ngưng tụ giải nhiệt gió cưỡng bức, cấu
tạo ống đồng cánh nhôm
Chọn ống:
- d2/d1 = 20/16 [mm];
- Ống xếp so le với bước ống ngang: S1 = 34 [mm];
- Bước ống dọc: S2 = 34 [mm];
- Chiều dài đoạn ống: l = 3 [m];
Cánh tròn:
- Bước cánh: Sc = 3,5 [mm];
- Chiều dày cánh: dc = 0,5 [mm];
- Đường kính cánh: dc = 32 [mm];

56 | P a g e
Các thông số đã xác định trước:
- Công suất dàn ngưng: Qk = 341,38 [kW];
- Nhiệt độ không khí vào dàn: tkk’ = t2 = 20 [oC];
- Nhiệt độ không khí ra khỏi dàn: tkk’’ = t3 = 50 [oC];
- Nhiệt độ ngưng tụ môi chất: tk = 55 [oC]
- Tốc độ không khí đầu vào của dàn:  = 3 [m/s];
• Tính độ chênh nhiệt độ trung bình logarit
Khi tính toán có thể coi nhiệt độ trong thiết bị ngưng tụ là không đổi và bằng tk. Độ
chênh nhiệt động trung bình logarit được tính toán theo công thức 4.4
𝛥𝑡𝑚𝑎𝑥−𝛥𝑡𝑚𝑖𝑛
𝛥ttb = 𝛥 [K] (4.4)
ln 𝑡𝑚𝑎𝑥
𝛥𝑡𝑚𝑖𝑛

Trong đó:
- 𝛥𝑡𝑚𝑎𝑥 = tk – tk’ = 55 – 20 = 35 [oC]
- 𝛥𝑡𝑚𝑖𝑛 = tk – tk’’ = 55 – 50 = 5 [oC]
Thay số vào công thức 4.4 tính được độ chênh nhiệt độ trung bình logarit
35−5
𝛥ttb = 35 = 15,42 [K]
ln
5

• Xác định hệ số truyền nhiệt k cho dàn ngưng


Do ống có chiều dày mỏng (d2/d1 = 1,25 < 1,4) nên quá trình truyền nhiệt trong vách
trụ có thể coi là truyền nhiệt qua vách phẳng. Lúc đó hệ số tryền nhiệt k có thể tính theo
công thức 4.5
1
k= 1 𝛿 1 [W/m2K] (4.5)
+ +
𝛼1 𝜆 𝑎2 .𝜀𝑐

Trong đó:
57 | P a g e
- 1, 2: hệ số trao đổi nhiệt bên trong và ngoài ống trao đổi nhiệt, W/m2K;
- : hệ số dẫn nhiệt của vật liệu làm ống, [W/mK];
- : chiều dày vách, chiều dày vách được tính theo công thức:
d = 0,5.(d2 - d1) = 0,5.(0,02 - 0,016) = 0,002 [m]
- 𝜀 c: Hệ số làm cánh, hệ số làm cánh tính theo công thức:
𝑛𝑐 (𝑑𝑐2 −𝑑22 ) 858.(0,0322 −0,022 )
𝜀c = 1 + =1+ = 6,58
2.𝑑1 .𝑙 2.0,016.3

• Tính hệ số trao đổi nhiệt bên ngoài 2


- Số cánh trên một ống: nc = 1/sc = 3/0,0035 = 858 [ cánh ]
- Chiều cao cánh: h = 0,5(dc – d2) = 0,5.( 32 – 20) = 6 [mm];
𝐹
𝐹0 .𝑑2 +𝐹𝑐 .√ 𝑐
2.𝑛𝑐
- Đường kính tương đương: dE = [m] (4.6)
𝐹0 +𝐹𝑐

Trong đó:
- F0 diện tích phần không làm cánh của ống
F0 = π.d2.nc.sc = 3,14.0,02.858.0,0035 = 0,18 [m2]
- Fc: diện tích phần có cánh
𝑑𝑐2 −𝑑22 0,0322 −0,022
Fc = 2π. .nc = 2π. .858 = 0,84 [m2]
4 4

Thay các giá trị vào công thức (4.6): dE = 0,022 [m]
Tốc độ tại khe hẹp được tính theo công thức:
𝜔 3
max = 𝑑 2.ℎ.𝛿𝑐 = 0,02 2.0,006.0,0005 = 8,3 [m/s]
1−( 2 + ) 1−( +
0,034 0,034.0,0035
)
𝑠1 𝑠1 .𝑠𝑐

Nhiệt độ tác nhân sấy trung bình:


ttb = 0,5.(tkk’ + tkk’’) = 0,5.( 20+50 ) = 35 [oC]
Tra bảng thông số nhiệt vật lý của không khí khô ở nhiệt độ 35 [oC], ta có:
ρ = 1,1465 [kg/m3]; 𝜈 = 16,48.10-6 [m2/s]; λ = 2,715.10-2 [W/mK]
Hệ số Re được tính theo công thức:
𝜔𝑚𝑎𝑥 .𝑑𝐸 8,3.0,022
Re = = = 11080
𝜈 16,48.10 −6

Khi đó hệ số Nu được tính theo công thức với ống xếp song song:
Nu = 0,149.Re0,65 = 0,149. 110800,65 = 63,4
Hệ số toả nhiệt của cánh:
𝑁𝑢.𝜆 63,4 . 2,715.10 −2
c = = = 78,24 [W/m2K]
𝑑𝐸 0,022

58 | P a g e
Hệ số toả nhiệt tương đương của phía ống có cánh:
𝐹 𝐹
2 = c. 𝑐 . (𝜂𝑐 + 0) [W/m2K]
𝐹2 𝐹𝑐

Trong đó 𝜂𝑐 = 0,95 là hiệu suất cánh, F2 = F0 + Fc = 0,84 + 0,18 = 1,02 [m2]. Từ đó


xác định được hệ số trao đổi nhiệt độ bên ngoài phía ống có cánh:
0,84 0,18
2 = 63,4. . (0,95 + ) = 60,8 [W/m2K]
1,02 0,84

• Tính hệ số trao đổi nhiệt bên trong:


Với môi chất R134a ngưng trong ống nằm ngang có cánh, hệ số trao đổi nhiệt có thể
được xác định bằng công thức:
4 𝜆3 .𝜌2 .𝑔.𝑟
1 = 1,2. N = 1,2 . 0,728 . √
𝜇.𝛥𝑡.𝑑 𝑛𝑔

Trong đó:
4 𝜆3 .𝜌2 .𝑔.𝑟
- N: hệ số toả nhiệt khi ngưng, N = 0,728 . √
𝜇.𝛥𝑡.𝑑 𝑛𝑔

- r = 143,8 [kJ/kg]: nhiệt ẩn hoá hơi của môi chất;


-  = 1109,8 [kg/m3]: khối lượng riêng của môi chất lỏng trong dàn ngưng;
-  = 0,0746 [W/mK]: hệ số dẫn nhiệt của môi chất lỏng trong ống;
- 𝛥𝑡 = tk – tw: độ chênh nhiệt độ ngưng tụ và vách ống, [K];
-  = 2,145.104 [Ns/m2]: độ nhớt động lực học môi chất lỏng trong bình ngưng;
- g: gia tốc trong trường, g = 9,81 [m2/s]
Các thông số trên lấy tại tk = 55 oC.
Do tw chưa biết nên ta phải tính lặp. Giả sử tw = 54 oC
Thay các thông số vào công thức trên ta có:
4 7463 .1109,82 .9,81.143,8
1 = 1,2. N = 1,2 . 0,728 . √ = 5594,12 [W/m2K]
21450.(55−54).0,02

Thay các số liệu vào công thức (4.5) ta tính được:


Hệ số truyền nhiệt:
1
k= 1 0,002 1 = 373 [W/m2K]
+ +
5594,12 380 60,8.6.58

Khi đó:
q = k. 𝛥𝑡𝑡𝑏 = 373 . 15,42 = 5751,5 [W/m2]
q’ = 1 (tk – tw) = 5594,12 (55 – 54 ) = 5594,12 [W/m2]

59 | P a g e
Sai số:
|𝑞−𝑞′| |5751,5−5594,12|
𝜀= = = 0,027 = 2,7 [%] <5 [%]
𝑞 5751,5

Vậy giả thuyết tw = 54 oC là đúng và kết quả k= 373 [W/m2K] và 1 = 5594,12


[W/m2K] là chấp nhận được.
• Xác định diện tích trao đổi nhiệt
Với hệ số truyền nhiệt k, độ chênh nhiệt độ trung bình logarit 𝛥ttb và công suất nhiệt
dàn ngưng đã xác định được ở trên thay số liệu vào công thức 4.3, tính được diện tích
bề mặt trao đổi nhiệt bên trong của dàn ngưng chính là:
341,38.103
F1 = = 59,35 [m2]
373 . 15,42

• Tính các thông số cụ thể của dàn ngưng:


Số ống trong dàn:
𝐹1 59,35
n= = = 393,77 [ống]
𝜋.𝑑1 .𝑙 3,14.0,016.3

Ta chọn n = 396 [ống]


• Thiết kế dàn ngưng chính:
Thiết kế cho mỗi dàn ngưng: Số ống trên mỗi hàng là m = 22 ống, ta sẽ có số hàng
ống trong dàn ngưng là z= n/m = 396/22 = 18 [hàng ống]
- Chiều rộng dàn: B = z . s2 = 18 . 0,034 = 0,612 [m]
- Chiều cao dàn: H = m . s1 = 22 . 0,034 = 0,748 [m]
- Chiều dài đã chọn: L = 3 [m]
Trở lực trong dàn ngưng phụ tính theo công thức:
2
𝜔𝑚𝑎𝑥
𝛥𝑃 = 𝜉. 𝜌. .𝑧
2
Trong đó:
- 𝜉: hệ số trở lực được xác định theo công thức:
0,9
−0,254
𝑠1 − 𝑑2 𝑑𝑡đ 0,9 𝑠1 − 𝑑2 −0,1
𝜉 = 0,72. 𝑅𝑒 .( + 2) . ( ) . ( )
𝑠𝑐 𝑑2 𝑠2 − 𝑑2
0,034−0,02 0,9 0,022 0,9 0,034− 0,02 −0,1
𝜉 = 0,72. 11080−0,254 . ( + 2) .( ) .( ) = 0,8
0,0035 0,02 0,034−0,02

- 𝜌 là khối lượng riêng của của khong khí qua dàn 𝜌 = 1,1465 𝑘𝑔/𝑚3
- 𝜔𝑚𝑎𝑥 là vận tốc tại khe hẹp 𝜔𝑚𝑎𝑥 = 8,3 [m/s]
- z là số hàng ống z = 23
60 | P a g e
Vậy:
8,32
𝛥𝑃 = 0,8.1,1465. . 18 = 568,67 [N/m2]
2

c. Tính thiết kế dàn bay hơi


Dàn bay hơi có tác dụng nhận nhiệt của không khí chuyển động bên ngoài làm nhiệt
độ không khí giảm xuống dưới nhiệt độ đọng sương để tách một phần ẩm của không khí
trước khi vào dàn bay hơi, đồng thời hoá hơi môi chất chuyển động bên trong dàn lạnh
từ dạng lỏng đến trạng thái hơi bão hoà
Chọn dàn bay hơi: Dàn bay hơi ở đây có tác dụng làm lạnh không khí nên ta chọn
loại dàn bay hơi làm lạnh không khí đối lưu cưỡng bức. Do làm lạnh không khí đến
điểm sương nên dàn bay hơi có máng hứng nước ngưng ở dưới. Chọn ống cho dàn bay
hơi: để phù hợp với môi chất R134a, ta chọn ống đồng cánh nhóm hình vuông làm ống
dẫn môi chất trong dàn
Chọn ống:
- d2/d1 = 20/16 [mm];
- Ống xếp song song với bước ống ngang: S1 = 36 [mm];
- Bước ống dọc: S2 = 36 [mm];
- Chiều dài đoạn ống: l = 3 [m];
Cánh tròn:
- Bước cánh: Sc = 3,5 [mm];
- Chiều dày cánh: dc = 0,35 [mm];
- Chiều dài cánh: lc = 34 [mm];
4.𝑙𝑐
- Đường kính cánh: dc = = 43,3 [mm];
𝜋

Các thông số đã xác định trước:


- Công suất dàn lạnh: Q0 = 248,05 [kW];
- Nhiệt độ không khí vào dàn: tkk’ = t0 = 29 [oC];
- Nhiệt độ không khí ra khỏi dàn: tkk’’ = t2 = 20 [oC];
- Nhiệt độ bay hơi môi chất: t0 = 0 [oC]
- Tốc độ không khí đầu vào của dàn:  = 3 [m/s];
• Tính độ chênh nhiệt độ trung bình logarit

61 | P a g e
Khi tính toán có thể coi nhiệt độ trong thiết bị ngưng tụ là không đổi và bằng tk. Độ
chênh nhiệt động trung bình logarit được tính toán theo công thức 4.4
𝛥𝑡𝑚𝑎𝑥−𝛥𝑡𝑚𝑖𝑛
𝛥ttb = 𝛥 [K] (4.4)
ln 𝑡𝑚𝑎𝑥
𝛥𝑡𝑚𝑖𝑛

Trong đó:
- 𝛥𝑡𝑚𝑎𝑥 = tk’ – t0 = 29 – 0 = 29 [oC]
- 𝛥𝑡𝑚𝑖𝑛 = tk’’ – t0 = 20 – 0 = 20 [oC]
Thay số vào công thức 4.4 tính được độ chênh nhiệt độ trung bình logarit
29−20
𝛥ttb = 29 = 24,22 [K]
ln
20

• Xác định hệ số truyền nhiệt k cho dàn ngưng


Do ống có chiều dày mỏng (d2/d1 = 1,25 < 1,4) nên quá trình truyền nhiệt trong vách
trụ có thể coi là truyền nhiệt qua vách phẳng. Lúc đó hệ số tryền nhiệt k có thể tính theo
công thức 4.5
1
k= 1 𝛿 1 [W/m2K] (4.5)
+ +
𝛼1 𝜆 𝑎2 .𝜀𝑐

Trong đó:
- 1, 2: hệ số trao đổi nhiệt bên trong và ngoài ống trao đổi nhiệt, [W/m2K];
- : hệ số dẫn nhiệt của vật liệu làm ống, [W/mK];
- : chiều dày vách, chiều dày vách được tính theo công thức:
d = 0,5.(d2 - d1) = 0,5.(0,02 - 0,016) = 0,002 [m]

62 | P a g e
- 𝜀 c: Hệ số làm cánh, hệ số làm cánh tính theo công thức:
𝑛𝑐 (𝑑𝑐2 −𝑑22 ) 858.(0,04332 −0,022 )
𝜀c = 1 + =1+ = 14,18
2.𝑑1 .𝑙 2.0,016.3

• Tính hệ số trao đổi nhiệt bên ngoài a2


- Số cánh trên một ống: nc = 1/sc = 3/0,0035 = 858 [ cánh ]
- Chiều cao cánh: h = 0,5(dc – d2) = 0,5.( 43,3 – 20) = 11,65 [mm];
𝐹
𝐹0 .𝑑2 +𝐹𝑐 .√ 𝑐
2.𝑛𝑐
- Đường kính tương đương: dE = [m] (4.6)
𝐹0 +𝐹𝑐

Trong đó:
- F0 diện tích phần không làm cánh của ống
F0 = π.d2.nc.sc = 3,14.0,02.858.0,0035 = 0,18 [m2]
- Fc: diện tích phần có cánh
𝑑𝑐2 −𝑑22 0,04332 −0,022
Fc = 2π. .nc = 2π. .858 = 1,99 [m2]
4 4

Thay các giá trị vào công thức (4.6): dE = 0,033 [m]
Tốc độ tại khe hẹp được tính theo công thức:
𝜔 3
max = 𝑑 2.ℎ.𝛿𝑐 = 0,02 2.0,01165.0,00035 = 7,9 [m/s]
1−( 2 + ) 1−(
0,036
+
0,036.0,0035
)
𝑠1 𝑠1 .𝑠𝑐

Nhiệt độ tác nhân sấy trung bình:


ttb = 0,5.(tkk’ + tkk’’) = 0,5.( 29+20 ) = 24,5 [oC]
Tra bảng thông số nhiệt vật lý của không khí khô ở nhiệt độ 35 [oC], ta có:
ρ = 1,187 [kg/m3]; 𝜈 = 15,483.10-6 [m2/s]; λ = 2,626.10-2 [W/mK]
Hệ số Re được tính theo công thức:
𝜔𝑚𝑎𝑥 .𝑑𝐸 7,9.0,033
Re = = = 16837,82
𝜈 15,483.10 −6

Khi đó hệ số Nu được tính theo công thức với ống xếp song song:
Nu = 0,149.Re0,65 = 0,149. 16837,820,65 = 83,23
Hệ số toả nhiệt của cánh:
𝑁𝑢.𝜆 83,23 . 2,626.10 −2
c = = = 66,23 [W/m2K]
𝑑𝐸 0,033

Hệ số toả nhiệt tương đương của phía ống có cánh:


𝐹 𝐹
2 = c. 𝑐 . (𝜂𝑐 + 0) [W/m2K]
𝐹2 𝐹𝑐

63 | P a g e
Trong đó 𝜂𝑐 = 0,95 là hiệu suất cánh, F2 = F0 + Fc = 1,99 + 0,18 = 2,17 [m2]. Từ đó
xác định được hệ số trao đổi nhiệt độ bên ngoài phía ống có cánh:
1,99 0,18
2 = 66,23. . (0,95 + ) = 62,74 [W/m2K]
2,17 2,17

• Tính hệ số trao đổi nhiệt bên trong:


Với môi chất R134a ngưng trong ống nằm ngang có cánh, hệ số trao đổi nhiệt có thể
được xác định bằng công thức:
4 𝜆3 .𝜌2 .𝑔.𝑟
1 = 1,2. N = 1,2 . 0,728 . √
𝜇.𝛥𝑡.𝑑 𝑛𝑔

Trong đó:
4 𝜆3 .𝜌2 .𝑔.𝑟
- N: hệ số toả nhiệt khi ngưng, N = 0,728 . √
𝜇.𝛥𝑡.𝑑 𝑛𝑔

- r = 143 [kJ/kg]: nhiệt ẩn hoá hơi của môi chất;


-  = 1112 [kg/m3]: khối lượng riêng của môi chất lỏng trong dàn ngưng;
-  = 0,0750 [W/mK]: hệ số dẫn nhiệt của môi chất lỏng trong ống;
- 𝛥𝑡 = tw – t0: độ chênh nhiệt độ bay hơi và vách ống, [K];
-  = 2,17.104 [Ns/m2]: độ nhớt động lực học môi chất lỏng trong bình ngưng;
- g: gia tốc trong trường, g = 9,81 [m2/s]
Các thông số trên lấy tại t0 = 0 oC.
Do tw chưa biết nên ta phải tính lặp. Giả sử t0 = 2 oC
Thay các thông số vào công thức trên ta có:
4 7503 .11122 .9,81.143
1 = 1,2. N = 1,2 . 0,728 . √ = 4707,413 [W/m2K]
21700.(2−0).0,02

Thay các số liệu vào công thức (4.5) ta tính được:


Hệ số truyền nhiệt:
1
k= 1 0,002 1 = 379 [W/m2K]
+ +
4707,413 380 62,74.14,18

Khi đó:
q = k. 𝛥𝑡𝑡𝑏 = 379 . 24,22 = 9483,263 [W/m2]
q’ = 1 (tk – tw) = 4707,413 (2 – 0 ) = 9414,826 [W/m2]
Sai số:
|𝑞−𝑞′| |9483,263−9414,826|
𝜀= = = 0,025 = 2,5 [%] <5 [%]
𝑞 9414,826

64 | P a g e
Vậy giả thuyết tw = 2 oC là đúng và kết quả k= 379 [W/m2K] và 1 = 4707,413
[W/m2K] là chấp nhận được.
• Xác định diện tích trao đổi nhiệt
Với hệ số truyền nhiệt k, độ chênh nhiệt độ trung bình logarit 𝛥ttb và công suất nhiệt
dàn ngưng đã xác định được ở trên thay số liệu vào công thức 4.3, tính được diện tích
bề mặt trao đổi nhiệt bên trong của dàn ngưng chính là:
248,05.103
F1 = = 27,02 [m2]
379 . 24,22

• Tính các thông số cụ thể của dàn ngưng:


Số ống trong dàn:
𝐹1 27,02
n= = = 179,27 [ống]
𝜋.𝑑1 .𝑙 3,14.0,016.3

Ta chọn n = 180 [ống]


• Thiết kế dàn bay hơi:
Thiết kế cho dàn bay hơi: Số ống trên mỗi hàng là m = 20 ống, ta sẽ có số hàng ống
trong dàn ngưng là z= n/m = 180/20 = 9 [hàng ống]
- Chiều rộng dàn: B = z . s2 = 9 . 0,034 = 0,306 [m]
- Chiều cao dàn: H = m . s1 = 20 . 0,034 = 0,68 [m]
- Chiều dài đã chọn: L = 3 [m]
• Trở lực trong dàn bay hơi tính theo công thức:
2
𝜔𝑚𝑎𝑥
𝛥𝑃 = 𝜉. 𝜌. .𝑧
2
Trong đó:
- 𝜉: hệ số trở lực được xác định theo công thức:
0,9
−0,254
𝑠1 − 𝑑2 𝑑𝑡đ 0,9 𝑠1 − 𝑑2 −0,1
𝜉 = 0,72. 𝑅𝑒 .( + 2) . ( ) . ( )
𝑠𝑐 𝑑2 𝑠2 − 𝑑2
0,034−0,02 0,9 0,033 0,9 0,034− 0,02 −0,1
𝜉 = 0,72. 16837,82−0,254 . ( + 2) .( ) .( ) = 0,48
0,0035 0,02 0,034−0,02

- 𝜌 là khối lượng riêng của của khong khí qua dàn 𝜌 = 1,187 𝑘𝑔/𝑚3
- 𝜔𝑚𝑎𝑥 là vận tốc tại khe hẹp 𝜔𝑚𝑎𝑥 = 7,9 [m/s]
- z là số hàng ống z = 9
Vậy:
7,92
𝛥𝑃 = 0,48.1,187. . 9 = 160 [N/m2]
2

65 | P a g e
4.1.5 Tính chọn máy nén
Môi chất được lựa chọn cho chu trình lạnh này là R134a. Với môi chất R134a này ta
cần chọn máy nén kín. Máy nén làm việc ở điều kiện nhiệt độ ngưng tụ 55 oC, nhiệt độ
bay hơi 0 oC; nhiệt độ quá nhiệt 10 oC. Công suất của dàn lạnh Q0 = 248,050 kW cũng
chính là công suất lạnh máy nén lạnh cần cung cấp cho hệ thống.
Sử dụng phần mềm bitzer, với công suất tính được ta chọn máy nén trục vít dòng
Compact model CSH8593-140Y-40P. Thông số của máy nén được thể hiện trong hình
4.4

Hình 4.4 Thông số của máy nén Model CSH8593-140Y-40P


• Năng suất lạnh riêng khối lượng:
• Lưu lượng khối lượng máy nén:
𝑄0 248,05
m0 = = = 1,82 [kg/s]
𝑞0 136,53

• Công nén đoạn nhiệt thực:


Nr = m0.lr = m0.(i2r – i1’) = 1,82 . (457,24 - 406,2) = 92,89 [kW]
4.1.6 Tính chọn thiết bị tiết lưu
Theo [6], chọn van tiết lưu theo năng suất lạnh và loại van hoạt động ở nhiệt độ
dương. Với năng suất lạnh Q0 = 248,05 kW và dùng gas R134a, ta chọn van tiết lưu
TE55. Thiết bị được mô tả như hình 4.5

66 | P a g e
Hình 4.5 Van tiết lưu TE55
4.2 TÍNH THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG CẤP TÁC NHÂN SẤY
Theo sơ đồ bố trí của hệ thống, ta cần phải chế tạo hệ thống dẫn không khí từ quạt
vào buồng sấy. Đường ống cấp tác nhân sấy phải đảm bảo các yêu cầu sau: Ít gây tiếng
ồn, tổn thất nhiệt nhỏ, trở lực đường ống bé, chi phí đầu tư và vận hành thấp, có tính
thẩm mĩ và dễ dàng vận hành .
- Vật liệu sử dụng: tôn tráng kẽm có bề dày 0,5 mm.
- Tiết diện: hình chữ nhật để dễ chế tạo và sử dụng hơn.
- Cách nhiệt: bọc cách nhiệt đường ống bằng bông thuỷ tinh dày 2,5 mm
- Diện tích mặt cắt được xác định theo công thức 4.7:
𝑉
F= [m2] (4.7)
𝜔

Trong đó:
- F: Diện tích mặt cắt của đường ống dẫn, m2;
- V: Lưu lượng không khí trong đường ống, m3/s;
- 𝜔: Tốc độ không khí trong ống, 𝜔 = 3 [m/s];
48084,038
- Lưu lượng không khí tuần hoàn trong 1 giây là Gkk = Ltt = = 13,36
3600

[kg/s]. Với nhiệt độ trung bình trong buồng sấy là 42,5. Tra bảng thông số
nhiệt vật lý của không khí ta có: r = 1,119 kg/m3. Khi đó:
67 | P a g e
𝐺𝑘𝑘 13,36
V= = = 11,94 [m3/s]
𝜌 1,119

Thay số vào công thức 4.7, tính được diện dích mặt cắt của ống:
11,94
F= = 3,98 [m2] (4.7)
3

Với chiều cao để thiết bị phụ thiết kế chọn là 1,5 [m], nên ta chọn kích thước của
miệng ống với chiều rộng x chiều cao là: 3,62 x 1,1 [m], chiều dài bố trí chừa lại
phần ống thải tác nhân sấy thì chọn chiều dài theo chiều dài phủ bì buồng sấy là: 3,8
[m]
4.3 TÍNH TRỞ LỰC CỦA HỆ THỐNG, TÍNH CHỌN QUẠT
4.3.1 Tính trở lực của hệ thống đường ống
a. Tổn thất áp suất trên đường ống gió
Theo [5], tổn thất ma sát được tính theo công thức 4.8:
𝑙 𝜔2 .𝜌
𝛥𝑃𝑚𝑠 = 𝜆. . , [mm H2O] (4.8)
9,81𝑑 2

Trong đó:
- 𝜆: Hệ số tổn thất ma sát;
- 𝑙: Chiều dài ống, l = 3,8 [m];
4𝐹 4 . 3,98
- d: Đường kính trong tương đương của ống, d= = = 1,9 [m];
𝑈 2.(2,66+1,5)

- 9,81: Hệ số chuyển đổi thừ Pa sang mmH2O;


- 𝜔: Tốc độ dòng tác nhân sấy trong ống, 𝜔 = 3 𝑚/𝑠;
Thông số nhiệt vật lý của không khí tại 42,5 oC:
ρ = 1,119 [kg/m3]; 𝜈 = 17,21.10-6 [m2/s]; λ = 2,7775.10-2 [W/mK]
Ta có:
𝜔.𝑑 3 .1,9
𝑅𝑒 = = = 331203 > 105
𝜗 17,21 .106

l = 0,0032 + 0,221.Re-0,237 = 0,0032 + 0,221.331203-0,237 = 0,014


Thay số vào công thức 4.8, tính được trở lực ma sát của đường ống là:
3,8 32 .1,119
𝛥𝑃𝑚𝑠 = 0,014. . = 0,0144 [mm H2O]
9,81.1,9 2

b. Tổn thất qua các thiết bị của hệ thống


• Tổn thất qua buồng sấy
Trở lực đi qua các khay xếp song song ta có: 𝜉 = 0,5 (1 khay )

68 | P a g e
𝜌.𝜔2 1,119.32
𝛥𝑃𝑐𝑏 = 𝜉. = 0,5.12. = 3,08 [mm H2O]
2.9,81 2.9,81

Trở lực đi qua buồng sấy được tính theo công thức:
𝜌.𝜔2 1,119.32
𝛥𝑃𝑏 = (30 ÷ 70). = 70 . = 35,93 [mmH2O]
2.9,81 2.9,81

Vậy tổn thất qua buồng sấy:


𝛥𝑃𝑏𝑠 = (𝛥𝑃𝑐𝑏 + 𝛥𝑃𝑏 ). 9,81 = (3,08 + 35,93) . 9,81 = 382,69 [Pa]
Ngoài ra còn phải kể đến trở lực của các thiết bị như dàn nóng, dàn lạnh, ….
Tổn thất tương đối khi đi qua các thiết bị trên được liệt kê trong bảng 4.2
Bảng 4.2 Thông số tổn thất áp suất cho hệ thống
STT Thiết bị Tổn thất áp suất [Pa]
1 Dàn nóng chính 568,67
2 Dàn lạnh 160
3 Buồng sấy 382,69
4 Lưới lọc 60
5 Cửa ra 10
Tổng 𝛥𝑃𝑡ổ𝑛𝑔 1181,36

Dàn ngưng phụ đặt ngoài trời không ảnh hưởng đến hệ thống bên trong buồng nên
tổn thất áp suất của dàn ngưng phụ tính riêng và chọn quạt riêng với 𝛥𝑃𝑑𝑛𝑝 = 340 [𝑃𝑎]
Tổng tổn thất trở lực của hệ thống:
1181,36
𝛥𝑃 = 𝛥𝑃𝑡ổ𝑛𝑔 + 𝛥𝑃𝑚𝑠 = + 0,0144 = 120,44 [mmH2O]
9,81

4.3.2 Tính chọn quạt cho hệ thống


Lưu lượng không khí cần cấp cho hệ thống trong 1 giây là V = 11,94 [ m3/s ] với nhiệt
độ trung bình trong buồng là 42,5 [oC]
Công suất chọn quạt được xác định theo công thức (4.9):
𝛽.𝑉𝑞 .𝜌0 .𝛥𝑃𝑞
𝑁= [kW ] (4.9)
3600.102.𝜌.𝜂𝑞

Trong đó:
- 𝛽: hệ số an toàn (1,2 ÷ 1,4), chọn 𝛽 = 1,3 ;
- 𝜂𝑞 : hiệu suất của quạt 𝜂𝑞 = (0,4 ÷ 0,6). Chọn 𝜂𝑞 = 0,5
- 𝛥𝑃𝑞 : tổng áp suất mà quạt phải tạo ra;

69 | P a g e
- 𝜌0 : Khối lượng riêng của không khí khô ở điều kiện tiêu chuẩn, 𝜌0 = 1,29
kg/m3;
- Vq: Lưu lượng của tác nhân sấy qua quạt, được xác định bằng công thức:
𝑚𝑞
Vq = [m3/h] (4.10)
𝜌4

Với:
- 𝜌4 : khối lượng riêng của không khí khi ra khỏi buồng sấy, [kg/m3];
𝑝4 100000
𝜌4 = = 8314 = 1,132 [kg/m3]
𝑅.𝑇4 .( 35+273)
29

- mq: lưu lượng khối lượng của quạt gió:


mq = Ltt( 1+ d3 ) = 48084,0382 . ( 1+ 0,015 ) = 48805,29877 [kgk/h]
Thay số liệu vào công thức 4.10, tính được lưu lượng thể tíchtác nhân sấy qua quạt:
48805,29877
Vq = = 43114,22 [m3/h]
1,132

Thay số vào công thức 4.9, tính được


Công suất quạt:
1,3.43114,22.1,29.120,44
𝑁= = 42 [kW ]
3600.102.1,132.0,5

Chọn quạt ly tâm trung áp VMC – 2l model VMC-2l-8, hình ảnh minh hoạ quạt lý
tâm được thể hiện qua hình 4.6, thông số kỹ thuật được thể hiện qua bảng 4.3

Hình 4.6 Quạt ly tâm

70 | P a g e
Bảng 4.3 Thông số kỹ thuật của quạt ly tâm trung áp VMC – 2l

71 | P a g e
KẾT LUẬN
Để hoàn thành đồ án “Thiết kế hệ thống sấy buồng sử dụng bơm nhiệt để sấy vải thiều
nguyên quả”, trước hết em tìm hiểu về vật liệu sấy – vải thiều, bao gồm nguồn
gốc, đặc điểm, tính chất, thành phần, sau đó tìm hiểu về những công nghệ sấy có thể sử
dụng trong công nghệ sấy thực phẩm. Thông qua phân tích ưu điểm, nhược điểm của
các hệ thống sấy, có thể thấy hệ thống sấy buồng sử dụng bơm nhiệt rất thích hợp để sấy
vải thiều nguyên quả. Bằng việc sử dụng công nghệ sấy buồng dùng bơm nhiệt, sản
phẩm nhận được có thể giữ nguyên mùi, vị, chất dinh dưỡng, ít bị cong vênh nên mẫu
mã cũng đẹp hơn. Từ đó em đã tiến hành tính toán, xây dựng hệ thống sấy với năng suất
500 kg/mẻ.
Trong tương lai, có thể tiếp tục phát triển mô hình sấy này với quy mô rộng hơn,
nhiều tính năng mới vượt trội hơn, đặc biệt nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, nâng cao
khả năng tự động hóa.
Dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Đặng Trần Thọ, đồ án thiết kế hệ thống sấy
của em đã được hoàn thành. Trong quá trình hoàn thành đồ án, em đã tiếp thu được thêm
nhiều kiến thức mới về thanh long và các hệ thống sấy. Tuy nhiên, do thời gian thực
hiện đồ án có hạn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên đồ án của em không thể
tránh khỏi những sai sót, em mong thầy cô sẽ góp ý, chỉ bảo thêm để em có thêm kiến
thức và nắm vững chuyên ngành.
Em xin chân thành cảm ơn!

72 | P a g e
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS Đặng Trần Thọ, Slide kỹ thuật sấy
[2] Hoàng Văn Chước, Thiết Kế Hệ Thống Thiết Bị Sấy, Nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật, 2006
[3] http://www.luoiinox.com/tai-lieu-ki-thuat/trong-luong-luoi-mat-cao.html
[4] TS.Nguyễn Đức Quang, Slide Thiết bị trao đổi nhiệt
[5] Lê Xuân Tuấn, Nghiên cứu đặc tính trao đổi nhiệt ẩm và xác định các thông số công
nghệ bảo quản lạnh quả vải, 2018

73 | P a g e

You might also like