You are on page 1of 3

Xét về loại hình kinh tế chủ yếu thì bắt đầu từ thời kỳ đồ

đồng (khoảng từ TK 8


đến TK 4 TCN), nghề nông nghiệp lúa nước vốn bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Á cổ
đại phía nam sông Dương Tử qua cư dân Hoa Hạ ở lưu vực sông Hoàng Hà đã thâm nhập
vào bán đảo Korea và từ đó trở thành loại hình kinh tế chủ yếu trong suốt trường kỳ lịch
sử Korea.
Loại hình kinh tế nông nghiệp lúa nước là nguồn gốc của những đặc trưng âm tính
trong tính cách người Hàn, còn hai yếu tố đầu (môi trường sống khắc nghiệt và nguồn
gốc dân tộc tất cả tạo nên một hệ thống với bảy đặc trưng điển hình, trong đó có 6 đặc
trưng xuất phát từ sự thay đổi và phát triển nền kinh tế Hàn Quốc. Chất nông nghiệp lúa
nước tạo nên:

(1) Lối sống trọng tình (jong = 정 = 情), (2) Khả năng linh cảm cao (nunch'i = 눈
치) và (3) Tính trọng thể diện (ch'ae-myon = 체면 = 體面). Chất nông nghiệp lúa nước
cùng với môi trường sống khắc nghiệt đã tạo nên (4) Chủ nghĩa gia đình và tính tôn ti. Cả
hai cùng với chất du mục Siberia đã tạo nên (5) Tính nuốt "hận" (han = 한 =) (6) Tính
nước đôi vừa âm tính vừa dương tính. Mọi ưu điểm và nhược điểm khác trong tính cách
Hàn đều chỉ là hệ quả của các đặc trưng này1.
Nền kinh tế Hàn Quốc đã thay đổi sau nhiều năm, tuy nhiên đặc trưng trong phong
cách đàm phán của Hàn Quốc vẫn còn chịu ảnh hưởng của xuyên suốt sự thay đổi và phát
triển của nền kinh tế.
- Nông nghiệp lúa nước thì đòi hỏi tính cộng đồng cao ở một phạm vi rộng mới đủ
sức chống hạn, chống lụt và làm cho kịp thời vụ. Từ đó người Hàn có xu hướng làm việc
theo tập thể và tính coi trọng tôn ti của người Hàn cao. Họ rất thích xưng hô theo chức
vụ, địa vị, kể cả những chức vụ rất thấp (giáo sư Kim, giám đốc Lee, đội trưởng Park, tổ
trưởng Han...) và thường trong các buổi đàm phán, họ thích theo đi theo đoàn và đưa ra
các quyết định tập thể.
- Kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao. Đây là quốc gia nổi
tiếng được nhiều người biết đến bởi tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ từ một trong những
nước nghèo nhất thế giới trở thành nước phát triển có thu nhập cao chỉ qua vài thế hệ. Vì
vậy, từ sau khi bước vào công nghiệp hóa và đô thị hoá, người Hàn đã dần dần thay đổi,

1
GS.TSKH.Trần Ngọc Thêm (2004), “Vai trò của tính cách dân tộc Hàn Quốc (có so sánh với Việt Nam)”,
T/c Nghiên cứu con người, số 6, 2004, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
xuất hiện sự so sánh và cạnh tranh mạnh mẽ hơn hơn trước để đuổi theo kịp với tốc độ
phát triển chung của nền kinh tế. Cụ thể trong các buổi đàm phán, vì người Hàn Quốc
cũng đề cao tính cạnh tranh qua lại. Họ rất coi trọng sự ngang bằng về vị trí trong kinh
doanh nên đội ngũ đàm phán bên còn lại cần phải phù hợp với đội ngũ đàm phán phía
Hàn Quốc về độ tuổi, chức vụ và thậm chí số lượng người Hàn Quốc có xu hướng đem
theo nhiều người và nhiều chuyên gia đến để giành lợi thế về phía mình. Hoặc họ sử dụng
những chiến lược đàm phán cứng rắn và mưu mô với các chiến thuật trì hoãn về thời
gian, chiến thuật gây sức ép, chiến thuật đánh lừa.
Cụ thể: Yêu cầu bạn hẹn ngày đưa ra quyết định, ngày hết hạn báo giá, sức ép về
thời gian hoặc chần chừ không trả lời. Quyết định cuối cùng được đưa ra nhiều lần và
không biết đâu là chính thức. Nếu doanh nhân Hàn biết được đối tác đang làm việc dưới
một deadline họ tận dụng điều này để gia tăng áp lực và buộc đối phương phải nhượng
bộ2.
- Để giải quyết được những hạn chế về gia tăng dân số liên tục cũng như sự hình
thành một thị trường nội địa lớn, Hàn Quốc đã điều chỉnh chiến lược kinh tế hướng tới
xuất khẩu, năm 2019, Hàn Quốc là nước xuất khẩu lớn thứ 8 và cũng là nước nhập khẩu
lớn thứ 8 trên thế giới. Quyết định “mở cửa” này của Hàn Quốc khiến cho người dân Đại
Hàn trong các quan hệ đàm phán có phần cởi mở hơn. Họ nhấn mạnh vào việc phát triển
mối quan hệ cá nhân và các khoản đầu tư vào việc xây dựng mối quan hệ trả trước này sẽ
là một trong những chiến lược thương lượng mạnh mẽ nhất. Với người Hàn, nếu không
có mức độ thoải mái cao với bên kia, mọi thứ có thể chẳng đi đến đâu; nhưng với tình
bạn thân thiết và đáng tincậy, mọi thứ có thể tiến xa. Đối tác Hàn Quốc hợp tác trên
nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” nhưng vẫn bị chi phối bởi mối quan hệ cá nhân. Họ chú
trọng cả vào lợi ích trước mắt cũng như lợi ích lâu dài. Mặc dù phong cách đàm phán ban
đầu rất mang tính cạnh tranh, nhưng họ vẫn coi trọng mối quan hệ lâu dài và hy vọng một
kết quả có lợi cho cả đôi bên
- Trải qua quá trình công nghiệp hóa, từ nông dân trở thành công nhân, dấn thân
vào nền kinh tế tốc độ người Hàn người Hàn lúc nào cũng cảm thấy thiếu thời gian, cho
nên thường có tác phong làm việc rất khẩn trương. Dù làm việc gì, họ lúc nào cũng gấp
gấp, nhanh nhanh ("ppali ppali" 빨리 빨리). Do đó, trong các cuộc đàm phán, đúng giờ
là một quy tắc tối quan trọng khi bạn làm việc với người Hàn. Nếu làm việc hoặc đàm
2
https://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-tim-hieu-phong-cach-dam-phan-cua-thuong-nhan-han-quoc-va-
nhung-luu-y-doi-voi-thuong-nhan-viet-nam-khi-dam-phan-13717/, (truy cập ngày 12/3/2024)
phán bất kỳ công ty nào tại Hàn, điều cần lưu ý là chú ý đến thời gian. Người Hàn Quốc
coi việc đi làm muộn là một hành động rất thiếu chuyên nghiệp vì vậy, việc một người
không đến đúng theo giờ hoặc trễ giờ được xem là một hành độngkhiếm nhã

You might also like