You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.

HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH SO SÁNH QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN CỦA
CÁC DOANH NHÂN NGÀNH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
JOHN WILLARD MARRIOTT VÀ CONRAD NICHOLSON HILTON

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Tiến


Nhón thực hiện: Nhóm 03
1. Dương Nghiêm Diệu Huyền – 2036205627
2. Nguyễn Thị Tường Vy- 2036202149
3. Phạm Thị Thuỳ Trang - 2036202133
4. Vũ Đức Trí Thế Hậu - 2036213711
5. Trần Thị Kiều Oanh - 2036205711

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024


MỤC LỤC
TÓM TẮT........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN
TRONG NGÀNH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN.............................................................3
1.1. Khái niệm về thương hiệu cá nhân trong ngành nhà hàng khách sạn............3
1.1.1. Định nghĩa thương hiệu cá nhân trong ngành nhà hàng khách sạn............3
1.1.2. Sự quan trọng của thương hiệu cá nhân đối với sự thành công của doanh
nghiệp trong ngành nhà hàng khách sạn......................................................................3
1.1.3. Mối liên kết giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp........3
1.2. Các chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân trong ngành nhà hàng khách
sạn 4
1.3. Các yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân.......................4
1.3.1. Chất lượng dịch vụ................................................................................................4
1.3.2. Tạo sự nhận biết và khác biệt giữa các thương hiệu..........................................4
1.3.3. Cam kết với giá trị và mục tiêu............................................................................5
1.4. Các yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu nhà hàng khách sạn. .5
1.4.1. Tên thương hiệu.....................................................................................................5
1.4.2. Logo........................................................................................................................5
1.4.3. Khẩu hiệu...............................................................................................................5
1.4.5. Đảm bảo sự thống nhất về mặt thương hiệu:......................................................5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SO SÁNH QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
CÁ NHÂN CỦA DOANH NHÂN NGÀNH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN HÀNG
ĐẦU THẾ GIỚI JOHN WILLARD MARRIOTT VÀ CONRAD NICHOLSON....6
2.1. Tổng quan về John Willard Marriott và Conrad Nicholson Hilton....................6
2.2. Phân tích quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của John Willard Marriott
6
2.2.1. Tiểu sử và bước đầu trong ngành........................................................................6
2.2.2. Chiến lược phát triển thương hiệu cá nhân........................................................6
2.2.3. Các thành công và thách thức..............................................................................7
2.3. Phân tích quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của Conrad Nicholson
Hilton................................................................................................................................8
2.3.1. Tiểu sử và bước đầu trong ngành........................................................................8
2.3.2. Chiến lược phát triển thương hiệu cá nhân........................................................9
2.3.3. Các thành công và thách thức..............................................................................9
2.4. So sánh quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của Marriott và Hilton.......10
2.4.1. Điểm tương đồng.................................................................................................10
2.4.2. Điểm khác biệt.....................................................................................................10
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP............................................................................................12
3.1. Những bài học rút ra từ quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của Marriott
và Hilton.........................................................................................................................12
3.2. Khuyến nghị cho các doanh nhân muốn phát triển thương hiệu cá nhân của họ
trong ngành nhà hàng và khách sạn............................................................................12
KẾT LUẬN....................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................15
TÓM TẮT
Chương 1 tập trung vào việc xây dựng cơ sở lý luận về thương hiệu cá nhân trong
ngành nhà hàng và khách sạn. Nội dung bao gồm định nghĩa về thương hiệu cá nhân, sự
quan trọng của nó đối với thành công doanh nghiệp, và mối liên kết với uy tín doanh
nghiệp. Các chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân được đề cập bao gồm chất lượng
dịch vụ, tạo sự nhận biết và khác biệt, cũng như cam kết với giá trị và mục tiêu. Chương
này kết thúc bằng việc nhấn mạnh các yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương
hiệu cá nhân.
Chương 2 phân tích và so sánh quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của hai
doanh nhân John Willard Marriott và Conrad Nicholson Hilton. Mỗi phần tập trung vào
tổng quan gồm tiểu sử, chiến lược phát triển thương hiệu cá nhân, cũng như thành công
và thách thức. Chương kết thúc bằng việc so sánh quá trình xây dựng thương hiệu cá
nhân của cả hai, đề cập đến điểm tương đồng và khác biệt.
Chương 3 cung cấp giải pháp và khuyến nghị từ bài học của Marriott và Hilton,
đề xuất các chiến lược cụ thể để xây dựng và quản lý thương hiệu cá nhân trong ngành
nhà hàng và khách sạn. Chương này tập trung vào việc áp dụng những bài học từ hai
doanh nhân thành công vào thực tế kinh doanh, giúp các doanh nhân khác trong ngành
phát triển thương hiệu cá nhân của họ một cách hiệu quả và bền vững.

3
MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực ngành nhà hàng và khách sạn, việc xây dựng và quản lý thương
hiệu cá nhân là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh. Thương hiệu cá
nhân không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra ấn tượng đầu tiên với khách
hàng mà còn là yếu tố quyết định sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Để hiểu
rõ hơn về quá trình này,cần phải nghiên cứu sâu vào các khía cạnh cơ bản của việc xây
dựng thương hiệu cá nhân và phân tích các chiến lược mà các doanh nhân hàng đầu đã
áp dụng để đạt được thành công.
Trong bài tiểu luận “Phân tích so sánh quá trình xây dựng thương hiệu cá
nhân của các doanh nhân ngành nhà hàng khách sạn hàng đầu thế giới” , nhóm em
quyết định chọn 2 doanh nhân là John Willard Marriott - doanh nhân và nhà sáng lập
của tập đoàn khách sạn Marriott International. Ông được biết đến với việc xây dựng một
trong những chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới và là một trong những người giàu nhất tại
Mỹ. Và Conrad Nicholson Hilton - một doanh nhân người Mỹ nổi tiếng, người sáng lập
chuỗi khách sạn nổi tiếng thế giới Hilton. Ông được biết đến với thành công trong
ngành khách sạn và cũng với công việc từ thiện của mình.
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu và phân tích quá trình xây dựng thương
hiệu cá nhân của 2 doanh nhân hàng đầu trong ngành nhà hàng và khách sạn, từ đó rút
ra những bài học quý báu và đề xuất các khuyến nghị cho các doanh nhân khác muốn
phát triển thương hiệu cá nhân của họ. Qua đề tài, nhằm tìm hiểu những yếu tố quan
trọng về thương hiệu cá nhân ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cũng như cam kết với giá trị
và mục tiêu - những yếu tố quyết định trong việc xây dựng một thương hiệu cá nhân
thành công.
Với sự tập trung vào việc nghiên cứu các doanh nhân hàng đầu như John
Willard Marriott và Conrad Nicholson Hilton, hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ đem lại
cái nhìn sâu sắc và những bài học thực tiễn cho việc phát triển thương hiệu cá nhân
trong ngành nhà hàng và khách sạn Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ quá trình
thành công của 2 doanh nghệp hàng đầu thế giới trong ngành nhà hàng khách sạn, đem
lại cái nhìn sâu sắc về bản chất của thương hiệu cá nhân tác động đến sự thành công của
doanh nghiệp trong ngành này.
Qua việc phân tích và so sánh các chiến lược, thành công, và thách thức mà
Marriott và Hilton đã trải qua trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của họ, từ
đó rút ra những bài học quý giá. Điều này sẽ cung cấp một cơ sở vững chắc cho việc đề
xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp trong ngành nhà hàng khách sạn.
Ngoài ra, nghiên cứu đề tài “Phân tích so sánh quá trình xây dựng thương hiệu
cá nhân của các doanh nhân ngành nhà hàng khách sạn hàng đầu thế giới” còn
giúp nhận định rõ tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu cá nhân. Thương hiệu cá
nhân của người dẫn đầu doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp,
đến niềm tin của khách hàng dành cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sự hợp tác
giữa các đối tác trong lĩnh vưj kinh doạnh. Thương hiệu cá nhân của người đứng đầu
doanh nghiệp giống như hình ảnh của cả một doanh nghiệp, tác động đến sự thành bại
của một doanh nghiệp. Do đó muốn đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh nói
chung hay lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn nói riêng cần xây dựng thương hiệu
cá nhân thật vững chắc.
Bố cục tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng thương hiệu cá nhân trong ngành nhà hàng
khách sạn
Chương 2: Phân tích so sánh quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của doanh
nhân ngành nhà hàng khách sạn hàng đầu thế giới John Willard Marriott và Conrad
Nicholson

4
Chương 3: Giải pháp

5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN
TRONG NGÀNH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN
1.1. Khái niệm về thương hiệu cá nhân trong ngành nhà hàng khách sạn
1.1.1. Định nghĩa thương hiệu cá nhân trong ngành nhà hàng khách sạn
Xây dựng thương hiệu cá nhân đã có từ lâu và thực sự được đề cập khi Tom
Peters là tác giả một bài viết gọi là “The Brand Called You” trong một vấn đề năm 1997
của tạp chí Fast Company. Trong bài viết này, ông nói về cách mọi người đều là một
thương hiệu và đều có một cơ hội để nổi bật. Thương hiệu cá nhân là tổng thể những
nhận thức, đánh giá, cảm nhận của người khác về một cá nhân.
Theo Dan Schawbel, một nhân vật được xem như bậc thầy về thương hiệu cá nhân
định nghĩa: Xây dựng thương hiệu cá nhân là quá trình mà cá nhân/doanh nhân làm
khác biệt mình sao cho nổi bật lên giữa đám đông thông qua việc xác định và trình bày
các tuyên ngôn giá trị độc đáo về chuyên môn hoặc cá nhân; và sau đó truyền thông các
thông điệp và hình ảnh nhất quán để đạt được một mục đích cụ thể. Bằng cách này, các
cá nhân sẽ được nâng cao sự ghi nhận như là các chuyên gia trong lĩnh vực của họ, làm
nên danh tiếng và sự tín nhiệm, thúc đẩy sự thăng tiến trong nghề nghiệp và xây dựng
sự tự tin.
Trong ngành nhà hàng khách sạn: Thương hiệu cá nhân là hình ảnh, danh tiếng và
sự nhận diện mà một cá nhân tạo dựng trong ngành. Thương hiệu truyền đạt phong cách
và bản sắc của nhà hàng khách sạn. Một thương hiệu thể hiện các giá trị và sứ mệnh của
nhà hàng khách sạn, là cam kết của nhà hàng khách sạn với khách hàng của mình. Một
thương hiệu chỉnh chu, chất lượng giúp nhà hàng khách sạn tăng độ cạnh tranh trên thị
trường và tạo được niểm tin từ khách hàng.
1.1.2. Sự quan trọng của thương hiệu cá nhân đối với sự thành công của doanh
nghiệp trong ngành nhà hàng khách sạn
Nâng cao nhận thức về thương hiệu:
Trong thị trường cạnh tranh, thương hiệu cá nhân nổi bật giúp doanh nghiệp thu
hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Giúp doanh nghiệp nổi bật giữa các đối thủ
cạnh tranh, tạo ấn tượng độc đáo và ghi nhớ trong tâm trí khách hàng. Thể hiện chuyên
môn và kiến thức của doanh nghiệp trong ngành, tạo dựng niềm tin với khách hàng.
Ngoài ra, uy tín của người sáng lập hoặc lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức về
doanh nghiệp.
Thu hút và giữ chân nhân tài:
Thu hút các ứng viên tiềm năng bằng môi trường làm việc năng động, sáng tạo và
gắn liền với thương hiệu cá nhân nổi bật. Giữ chân nhân viên tài năng bằng cơ hội phát
triển thương hiệu cá nhân, gắn liền với sự thành công của doanh nghiệp.
Tăng hiệu quả kinh doanh:
Tiếp cận khách hàng tiềm năng mới thông qua sức ảnh hưởng của thương hiệu cá
nhân.Thúc đẩy doanh thu bán hàng, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thương hiệu
cá nhân giúp nâng cao giá trị thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh và củng cố vị thế trên
thị trường
1.1.3. Mối liên kết giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp
Ngày nay, vai trò của thương hiệu cá nhân luôn có tác động rất lớn đến hình ảnh
thương hiệu doanh nghiệp. Nhất là đối với những doanh nghiệp trong giai đoạn khởi
nghiệp, thương hiệu của doanh nghiệp còn chưa được nhiều người biết tới. Có khá
nhiều doanh nghiệp ra đời và phát triển với tốc độ bùng nổ chủ yếu nhờ chất xúc tác là
thương hiệu cá nhân của người đứng đầu.
Trong giai đoạn khởi đầu, người chủ với uy tín của mình là sự đảm bảo chắc chắn
và an toàn cho công ty. Dựa vào thương hiệu cá nhân, anh ta có thể được cho vay vốn
hoặc được những khách hàng thân quen tin tưởng, giới thiệu. Thậm chí ngay cả khi

6
doanh nghiệp đã lớn mạnh, người đứng đầu của tổ chức vẫn có ảnh hưởng rất lớn.
Thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với
nhau, nhất là trong thời kỳ đầu, thương hiệu doanh nghiệp phải dựa vào thương hiệu cá
nhân để được nhiều người biết đến. Nhưng để phát triển và trường tồn, doanh nghiệp
không thể phụ thuộc vào cá nhân. Thương hiệu doanh nghiệp phải xây dựng được bản
sắc riêng và chinh phục trái tim khách hàng nhờ chất lượng sản phẩm và dịch vụ của
mình thì mới mong có được chỗ đứng trên chiến trường không tiếng
Uy tín của doanh nghiệp được xây dựng từ uy tín của cá nhân. Hình ảnh và danh
tiếng của người đứng đầu, nhân viên chủ chốt ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức về
doanh nghiệp. Thương hiệu cá nhân giúp nâng cao uy tín trong ngành, tạo dựng vị thế
cạnh tranh và thu hút đối tác tiềm năng.
Bên cạnh đó, chuyên môn, kiến thức, đạo đức và tính cách của cá nhân tạo dựng
uy tín cho doanh nghiệp. Thương hiệu cá nhân của người đứng đầu đại diện cho uy tín
doanh nghiệp, thể hiện cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao uy tín trong
ngành, tạo dựng vị thế cạnh tranh và thu hút đối tác tiềm năng.
1.2. Các chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân trong ngành nhà hàng khách
sạn
Xác định bản thân và mục tiêu:
Bước đầu tiên là xác định điểm mạnh, kỹ năng, chuyên môn và giá trị bản thân.
Bạn muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào? Mục tiêu của bạn là gì? Ví dụ, bạn
muốn trở thành đầu bếp nổi tiếng, bartender tài năng, hoặc quản lý khách sạn xuất sắc.
Xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược phù hợp và tập trung vào
những yếu tố quan trọng.
Phát triển chuyên môn và kỹ năng:
Ngành nhà hàng khách sạn đòi hỏi sự chuyên môn cao và kỹ năng đa dạng. Tham
gia các khóa học, hội thảo chuyên ngành để nâng cao kiến thức và kỹ năng. Tích lũy
kinh nghiệm thực tế qua công việc và các dự án. Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm
thông qua bài viết, blog, hoặc bài giảng. Nâng cao chuyên môn và kỹ năng sẽ giúp bạn
khẳng định bản thân và tạo dựng uy tín trong ngành.
Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp:
Hình ảnh chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng để tạo dựng thương hiệu cá nhân.
Hãy chú ý đến trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ và phong cách giao tiếp. Sử dụng hình ảnh
chất lượng cao trong hồ sơ cá nhân, website và mạng xã hội. Tham gia các hoạt động
networking và xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia trong ngành. Hình ảnh chuyên
nghiệp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, đồng nghiệp và đối tác.
Tương tác và xây dựng mối quan hệ:
Tương tác với khách hàng, đồng nghiệp và các chuyên gia trong ngành là yếu tố
quan trọng để xây dựng thương hiệu cá nhân. Hãy thể hiện sự nhiệt tình, cởi mở và sẵn
sàng hỗ trợ. Xây dựng mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Tham gia các hoạt động
cộng đồng và thể hiện trách nhiệm xã hội. Tương tác và xây dựng mối quan hệ sẽ giúp
bạn mở rộng mạng lưới, tăng cường uy tín và tạo dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ.
1.3. Các yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân
1.3.1. Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cá
nhân. Khách hàng thường đánh giá một cá nhân dựa trên trải nghiệm của họ với dịch vụ
mà cá nhân đó cung cấp. Do đó, việc cung cấp dịch vụ chất lượng, vượt xa mong đợi
của khách hàng, là cách tốt nhất để xây dựng lòng tin và uy tín cho thương hiệu cá nhân.
Điều này bao gồm việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất có
thể, giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả, cũng như tạo ra trải
nghiệm khách hàng đáng nhớ.

7
1.3.2. Tạo sự nhận biết và khác biệt giữa các thương hiệu
Để xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ, cá nhân cần tạo ra sự nhận biết và
khác biệt giữa mình và các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể đạt được thông qua việc
phát triển một phong cách riêng biệt, một cách tiếp cận độc đáo và sáng tạo, và việc tạo
ra những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Sự nhận biết và khác biệt này giúp cá
nhân nổi bật trong tâm trí của khách hàng và tạo ra một ấn tượng sâu sắc về thương hiệu
cá nhân
1.3.3. Cam kết với giá trị và mục tiêu
Cam kết với giá trị và mục tiêu là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng
thương hiệu cá nhân. Việc có một tư duy rõ ràng về những giá trị và mục tiêu cá nhân,
và thể hiện sự cam kết của mình đối với những giá trị và mục tiêu này thông qua hành
động hàng ngày, giúp tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ và đáng tin cậy về thương hiệu cá
nhân. Khách hàng thường muốn làm việc với những cá nhân có giá trị và mục tiêu
tương tự với họ, do đó việc thể hiện cam kết này có thể giúp tạo ra sự hút khách và tăng
cường mối quan hệ với khách hàng.
1.4. Các yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu nhà hàng khách sạn
1.4.1. Tên thương hiệu
Tên nhà hàng khách sạn rất quan trọng. Cái tên phải nói lên được cá tính của nhà
hàng, dễ nhớ dễ đọc đối với khách hàng. Tên thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng
đầu tiên của khách hàng, về những gì doanh nghiệp phục vụ và những gì khách hàng có
thể mong đợi khi họ đến nhà hàng khách sạn của doanh nghiệp.
1.4.2. Logo
Mặc dù các biểu tượng có thể là thành phần chính của logo, nhưng chúng không
phải lúc nào cũng cần thiết. Trên thực tế, nếu phông chữ được lựa chọn phù hợp cũng
có thể mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp thị thương hiệu trên biển hiệu, trang web,
menu và quảng cáo.
1.4.3. Khẩu hiệu
Khẩu hiệu là một tuyên bố ngắn gọn (thường không quá 5 từ) về thương hiệu của
doanh nghiệp. Khách hàng có thể thường xuyên nghe những khẩu hiệu trên quảng cáo
hoặc nhìn thấy chúng bên dưới logo. Những tuyên bố này có thể xem là một hình thức
rút gọn tuyên bố sứ mệnh của nhà hàng khách sạn.
1.4.4. Website xây dựng thương hiệu nhà hàng khách sạn
Mặc dù một trang web chưa phải là một điều ảnh hưởng quá nhiều đến sự thành
công của nhà hàng, nhưng nó cũng là 1 phần của việc xây dựng thương hiệu. Trang web
của doanh nghiệp có thể sẽ là ấn tượng đầu tiên mà khách hàng có được về doanh
nghiệp. Do vậy thiết kế một trang web, hấp dẫn cung cấp đủ thông tin về doanh nghiệp,
chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng là rất quan trọng.
1.4.5. Đảm bảo sự thống nhất về mặt thương hiệu:
Khi đã xác định được đầy đủ các yếu tố để xây dựng nên thương hiệu của nhà
hàng khách sạn, điều qua trọng là phải gắn kết và đảm tính thống nhất,toàn vẹn của
thương hiệu.
Không nhất quán trong cách quảng bá thương hiệu có thể dẫn đến sự nhầm lẫn từ
khách hàng và sẽ làm ảnh hưởng đến việc nhận diện thương hiệu doanh nghiệp.

8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SO SÁNH QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
CÁ NHÂN CỦA DOANH NHÂN NGÀNH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN HÀNG
ĐẦU THẾ GIỚI JOHN WILLARD MARRIOTT VÀ CONRAD NICHOLSON
2.1. Tổng quan về John Willard Marriott và Conrad Nicholson Hilton
John Willard Marriott và Conrad Nicholson Hilton là hai doanh nhân nổi tiếng
trong ngành du lịch và khách sạn:
John Willard Marriott:
Sinh: 17 tháng 9 năm 1900 - Mất: 13 tháng 8 năm 1985
Người sáng lập và chủ sở hữu của tập đoàn Marriott International, một trong
những tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới. Bắt đầu sự nghiệp với việc sở hữu một cửa
hàng kem nhỏ, sau đó mở rộng kinh doanh thành các quán cà phê và nhà hàng. Xây
dựng thương hiệu cá nhân bằng việc tập trung vào chất lượng, dịch vụ và cam kết với
khách hàng.
Conrad Nicholson Hilton:
Sinh: 25 tháng 12 năm 1887 - Mất: 3 tháng 1 năm 1979
Người sáng lập tập đoàn Hilton, một trong những tập đoàn khách sạn lớn nhất và
có uy tín nhất trên thế giới. Bắt đầu sự nghiệp với việc mua lại một khách sạn nhỏ ở
Texas, sau đó mở rộng kinh doanh trên toàn quốc và sau đó trên toàn thế giới. Hilton
cũng tập trung vào chất lượng dịch vụ và xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ.
Cả hai doanh nhân này đã góp phần lớn vào sự phát triển của ngành du lịch và lưu
trú trên toàn thế giới thông qua việc xây dựng và phát triển các tập đoàn khách sạn lớn
với các tiêu chuẩn cao về dịch vụ và chất lượng.
2.2. Phân tích quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của John Willard Marriott
2.2.1. Tiểu sử và bước đầu trong ngành
John Willard Marriott là một doanh nhân người Mỹ sinh vào ngày 17 tháng 9 năm
1900 và qua đời vào ngày 13 tháng 8 năm 1985. John Willard Marriott Sinh ra trong
một gia đình nghèo có 8 người con ở Utah, từ năm 8 tuổi John Willard Marriott đã phải
theo cha đi chăn cừu. Năm 21 tuổi, trở về sau 2 năm đi truyền giáo, đứng trước nền kinh
tế đang suy thoái và sự phá sản của gia đình, John Willard Marriott nhận ra mình cần
làm gì đó để thoát khỏi hoàn cảnh này. Năm 1937, John Willard Marriott bị chuẩn đoán
ung thư và khả năng sống chỉ được khoảng 1 năm. Thế nhưng, khát khao to lớn của ông
đã không làm ông chùn bước và thực tế, ông đã sống thêm được tròn 50 năm nữa.
Khoảng vào năm 1953, bước đầu trong ngành một quán bia nhỏ của gia đình
Marriott đã mọc ra tại trung tâm thành phố Washington D.C và hút người qua lại. Hot
Shoppes - thương hiệu thức ăn ra đời cùng với loạt những chiến lược quảng cáo thông
minh đã đưa quán bia gặt hái được nhiều thành công to lớn.
Năm 1957, sau một khoảng thời gian hưng thịnh ở mảng Nhà hàng, John Willard
Marriott lấn sân sang kinh doanh khách sạn và cho ra đời khách sạn đầu tiên mang tên
Marriott Twin Bridges Motor. 25 năm sau, Marriott trở thành tập đoàn phát triển mạnh
mẽ không chỉ ở Mỹ mà còn lan rộng ra toàn thế giới.
Với hướng phát triển dành cho mọi tầng lớp xã hội, tập đoàn Marriott
International không chỉ dừng lại ở một thương hiệu khách sạn mà còn mở rộng thu mua
cổ phần để tập hợp thêm những thương hiệu khác trên toàn cầu. Đó là sự xuất hiện của
hơn 30 thương hiệu như Bulgari Hotels & Resorts, Autograph Collection, AC Hotels by
Marriott,… hay mới đây nhất là Starwood Hotels.
2.2.2. Chiến lược phát triển thương hiệu cá nhân
John Willard Marriott đã xây dựng thương hiệu cá nhân của mình bằng cách tập
trung vào chất lượng, dịch vụ và sự cam kết với khách hàng. Ông được biết đến với
phương châm kinh doanh "Khách hàng là quan trọng nhất", và ông luôn đặt sự hài lòng
của khách hàng lên hàng đầu. Điều này đã giúp ông xây dựng một thương hiệu mạnh

9
mẽ và uy tín trong ngành du lịch và lưu trú
Được biết đến là người công tâm, có tấm lòng nhân đạo cùng phong cách làm việc
chăm chỉ, luôn hướng tới sự hoàn hảo, John Willard Marriott đã nỗ lực đặt những viên
gạch đầu tiên cho đế chế khách sạn danh tiếng thế giới sau này.
Mr. Marriott là người tôn thờ đạo thiên chúa, ông luôn dành 10% tổng thu nhập
của mình để đóng góp cho những nhà thờ ông hay lui tới và thương xuyên làm từ thiện
Các giai thoại về ông có rất nhiều, điển hình như câu chuyện ngày nay vẫn còn
được nhắc tới: tháng 6/1960, nhà hàng Hot Shoppe mới mở ở Arlington là nơi Marriot
chào đón những vị khách là người da đen, xóa bỏ mọi quy tắc, luật lệ và phân biệt
chủng tộc ở Virginia.
Năm 1935, Marriott được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư ác tính và chỉ có thể
sống từ 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, ông không buông xuôi mà vẫn tiếp tục làm việc
và mở rộng hoạt động kinh doanh. Và thực tế là, Marriott sau đó đã sống được thêm 50
năm nữa.
Vào năm 1973, Marriot một lần nữa lại trở thành anh hùng của những người
không hút thuốc khi ông dành riêng toàn bộ một tầng trong ba khách sạn của ông ở
Washington cho những người này. Hiệp hội khách sạn và nhà nghỉ ở Mỹ đã nói rằng
khách sạn của ông là khách sạn tiên phong cung cấp một “thiên đường” trong lành như
vậy.
2.2.3. Các thành công và thách thức
Trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của mình, John Willard Marriott
đã đối mặt với nhiều thành công và thách thức:
Thành công:
Năm 1932, với 7 chi nhánh Hot Shoppes ở nội thành, Marriot đã len lói ý tưởng
mở rộng nhà hàng của mình ra bên ngoài.Cửa hàng Hot Shoppe thứ 8 của Marriott nằm
cạnh sân bay và ông thấy rằng, nhiều người thường tới mua đồ ăn cho bữa trưa trên máy
bay. Chính phát hiện đó đã khiến Marriott có ý tưởng bán đồ ăn sẵn cho các hãng hàng
không vào năm 1937. Chẳng bao lâu sau, Marriott đã là nhà cung cấp đồ ăn cho hơn 20
chuyến bay hàng ngày tại sân bay đó.
Đến năm 1953, Marriott là ông chủ của 56 nhà hàng, phục vụ 30 triệu khách mỗi
năm. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhà hàng của ông đã rải rác khắp từ New York tới
Florida và các vùng phía tây nước Mỹ. Năm 1952, cổ phiếu của tập đoàn Hot Shoppes
bắt đầu được tung ra thị trường.
Năm 1957, Marriot đã mở khách sạn đầu tiên có tên Marriott Twin Bridges Motor
ở Washington. Một thập kỉ sau, tên của tập đoàn được đổi sang là Marriott Corporation
và ngay sau đó cổ phiếu của nó được niêm yết trên sàn chứng khoán New York. Vào
ngày kỉ niệm thứ 50, năm 1977, tập đoàn này đã vượt mốc doanh thu hàng tỷ đô la.
Qua đời ở tuổi 85 nhưng “di sản” ông để lại cho ngành Nhà hàng – Khách sạn là
vô cùng lớn. Những chân lý của John Willard Marriott đã trở thành niềm cảm hứng và
bí quyết kinh doanh cho nhiều doanh nhân trên thế giới. Hiện nay, Marriott
International cũng đánh dấu sự có mặt tại Việt Nam với việc sở hữu 4 khách sạn lớn:
JW Marriott Phú Quốc Emerald Bay, Renaissance Riverside (TP.HCM), JW Marriott
Cam Ranh Bay Resort & Spa (Khánh Hòa), JW Marriott Hanoi.
Marriott International trở thành một trong những thương hiệu khách sạn hàng đầu
trên thế giới, với danh tiếng về chất lượng dịch vụ và kỹ năng quản lý xuất sắc. Nhờ vào
chiến lược mở rộng toàn cầu, Marriott đã mở rộng sự hiện diện của mình từ Mỹ sang
các thị trường quốc tế, tạo ra một mạng lưới khách sạn đa dạng và phong phú.
Thách thức:
Mặc dù không học trung học nhưng John Willard Marriott đã cố gắng để theo học
một khóa học cao đẳng cộng đồng và sau bao nỗ lực, cuối cùng ông cũng đã được học

10
tại Đại học Utah. Trong suốt quá trình học, ông phải vất vả làm nhiều công việc để tự
chi trả học phí cho mình. Bao năm vất vả tự kiếm tiền trang trải học phí đại học, cuối
cùng ông cũng nhận được tấm bằng tốt nghiệp vào năm 1926.
Với 1.500 USD tiền tiết kiệm và vay thêm 1.500 USD, Marriott mở cửa hàng bán
bia nhỏ ở Washington, DC vào năm 1927. Mùa hè, quán bia của Marriott làm ăn rất
phát đạt. Tuy nhiên, đến mùa đông, doanh số lại vô cùng thấp. Nhận thấy việc kinh
doanh mặt hàng này chỉ có tính chất mùa vụ, Marriott quyết định phục vụ thêm đồ ăn và
cửa hàng Hot Shoppe đầu tiên ra đời.
Năm 1937, John Willard Marriott bị chuẩn đoán ung thư và khả năng sống chỉ
được khoảng 1 năm đổ lại. Thế nhưng, khát khao to lớn của ông đã không làm ông chùn
bước và thực tế, ông đã sống thêm được tròn 50 năm nữa.
2.3. Phân tích quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của Conrad Nicholson
Hilton
2.3.1. Tiểu sử và bước đầu trong ngành
Conrad Nicholson Hilton sinh ngày 25/12/1887 tại thành phố San Antonio thuộc
tiểu bang New Mexico của Mỹ. Ông được sinh ra trong một gia đình làm nông có bố là
Augustus Halvorsen Hilton - người gốc Nauy, mẹ là Mary Genevieve - người gốc Đức.
Năm 1870, gia đình của ông bắt đầu chuyển đến Mỹ sinh sống. Để kiếm tiền trang trải
cuộc sống, ông Augustus kinh doanh một cửa hàng tạp hóa đồng thời dùng chính ngôi
nhà của mình để cho thuê phòng.
Từ khi còn bé, ông đã được làm việc tại cửa hàng tạp hóa của cha mình. Sau đó,
cửa hàng này còn được chuyển đổi thành một khách sạn 10 phòng. Có thể nói đây là
nền tảng giúp ông làm quen với mô hình kinh doanh khách sạn. Lớn lên, ông tích lũy
thêm được nhiều kinh nghiệm và mở rộng sự hiểu biết, tầm nhìn khi tham gia chính trị
và là một đại diện của Cơ quan lập pháp hành chính của tiểu bang New Mexico. Sau đó,
ông quyết định trở thành một nhân viên ngân hàng.
Sau khi chiến tranh kết thúc, ông chuyển đến một bang khác của Mỹ là Texas.
Năm 1919, với số tiền 5000 USD, ông đã tìm cách mua lại một ngân hàng nhưng điều
này không thành công. Thay vào đó, ông đã chuyển sang mua một khách sạn 40 phòng
có tên là Mobley ở Cisco, Texas. Từ khởi đầu khiêm tốn này, ông đã mở rộng hệ thống
khách sạn của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khách sạn Mobley đã trở thành
điểm khởi đầu cho sự phát triển vững mạnh của Conrad Hilton Center và các dự án sau
này như Dallas Hilton, Abilene Hilton và Waco Hilton.
Sau thành công của Mobley, ông tiếp tục việc xây dựng và mua lại các khách sạn
khác để hình thành chuỗi khách sạn của riêng mình. Có thể kể đến tòa cao tầng Dallas
Hilton, khai trương vào năm 1925; khách sạn Abilene vào năm 1927, khách sạn Waco
Hilton vào năm 1928. Đặc biệt là tòa nhà cao tầng El Paso Hilton khai trương vào ngày
20/11/1930. Tòa nhà này đã được phát triển thành Hilton Hotels Corporation vào năm
1946. Ngoài ra trong chuỗi khách sạn của ông còn có khách sạn Albuquerque - khách
sạn đầu tiên được xây dựng tại nơi ông sinh ra là tiểu bang New Mexico.
Trong một thập kỷ tiếp theo, Conrad tiếp tục mở rộng chuỗi khách sạn của mình
tới California, Chicago và New York. Ông đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại trong
đó có Khách sạn Stevens ở Chicago và Waldorf-Astoria ở New York. Khách sạn
Stevens lúc đó là khách sạn lớn nhất thế giới, sau này được đổi tên thành Conrad Hilton.
Còn Waldorf-Astoria được xem là một công trình mang tính biểu tượng của New York,
nơi đây đã tiếp đón rất nhiều đời các vị tổng thống của Mỹ. Năm 1946, Conrad
Nicholson Hilton thành lập Tập đoàn khách sạn Hilton và năm 1948, Công ty quốc tế
Hilton được ra đời.
Trong những năm 1950 và 1960, việc mở rộng chuỗi khách sạn trên toàn thế giới
của Conrad Hilton đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền du lịch của Mỹ.

11
Hilton được biết đến là một chuỗi khách sạn quốc tế đầu tiên trên thế giới. Nó cũng đặt
ra các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng phòng khách sạn hiện nay. Thương hiệu Hilton
sở hữu 188 khách sạn tại 38 thành phố khác nhau tại Mỹ. Một vài khách sạn tiêu biểu có
thể kể đến như Conrad Malpes - khách sạn có nhà hải dưới đáy biển trải dài trên 2 hòn
đảo ở Ấn Độ Dương, Conrad Pezula - khách sạn từng được CNBC vinh danh là “khách
sạn đẹp nhất thế giới”, …
2.3.2. Chiến lược phát triển thương hiệu cá nhân
Tầm nhìn và sứ mệnh:
Trong lĩnh vực khách sạn, Hilton đã xác định một tầm nhìn mạnh mẽ: trở thành
nhà tiên phong, mang lại trải nghiệm sang trọng và đẳng cấp cho khách hàng trên toàn
thế giới. Sứ mệnh của họ không chỉ là cung cấp dịch vụ khách sạn xuất sắc, mà còn là
cam kết với chất lượng, sự sáng tạo và lòng hiếu khách.
Giá trị cốt lõi:
Chất lượng: Hilton cam kết luôn nỗ lực cung cấp dịch vụ và cơ sở vật chất tố nhất cho
khách hàng.
Sáng tạo: Họ liên tục đổi mới để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng và dẫn đầu
thị trường.
Lòng hiếu khách: Hilton mang đến cho khách hàng sự chào đón nồng hậu và chu đáo
như ở nhà.
Tính toàn vẹn: Họ duy trì sự trung thực và đạo đức trong mọi hoạt động kinh doanh.
Xây dựng hình ảnh:
Hình ảnh cá nhân: Conrad N. Hilton được biết đến với hình ảnh một doanh nhân
thành đạt, uy tín và có tầm nhìn xa. Phong cách lịch lãm và sang trọng của ông tạo ấn
tượng mạnh mẽ với đối tác và khách hàng.
Hình ảnh thương hiệu: Logo Hilton mang tính biểu tượng với chữ "H" cách điệu,
thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp. Màu sắc chủ đạo là đỏ và trắng, tượng trưng cho sự
đam mê, nhiệt huyết và sự tinh tế.
Truyền thông:
Quan hệ công chúng: Hilton tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện và
xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với truyền thông.
Tiếp thị: Họ sử dụng đa dạng các kênh tiếp thị như quảng cáo, PR, và marketing
trực tuyến để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Tiếp thị nội dung: Hilton chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng về thương
hiệu và dịch vụ khách sạn của họ.
Kỹ thuật số: Tận dụng tối đa các nền tảng mạng xã hội để tương tác với khách
hàng.
Nhằm mục tiêu truyền thông: Tăng cường nhận thức của khách hàng về thương
hiệu. Tạo dựng hình ảnh uy tín và đẳng cấp nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và tăng
doanh thu.
Quản lý danh tiếng:
Hilton luôn quan tâm đến ý kiến phản hồi của khách hàng và nỗ lực cải thiện chất
lượng dịch vụ. Họ giải quyết nhanh chóng và hiệu quả mọi khiếu nại của khách hàng.
Luôn duy trì sự hiện diện tích cực trên mạng xã hội và tương tác với khách hàng.
Nhờ chiến lược phát triển thương hiệu cá nhân hiệu quả, Conrad N. Hilton đã
thành công xây dựng thương hiệu Hilton thành một trong những tập đoàn khách sạn uy
tín và đẳng cấp nhất thế giới.
2.3.3. Các thành công và thách thức
Conrad Nicholson Hilton, một trong những doanh nhân vĩ đại nhất trong lịch sử
ngành du lịch, đã đạt được nhiều thành công đáng kể trong việc xây dựng thương hiệu
cá nhân của mình, đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức:

12
Thành công:
Sự nghiệp mở rộng hệ thống và mạng lưới khách sạn của Conrad Hilton trở nên
lớn mạnh hơn từ những năm 1950, 1960 với việc phủ sóng ra khắp thế giới. Điều này đã
tạo ra một điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của du lịch Mỹ cũng như sự phát
triển tại nước ngoài của các tập đoàn đến từ Mỹ.Hilton được biết đến là một chuỗi
thương hiệu khách sạn quốc tế đầu tiên ở trên thế giới.
Và điều này cũng đã tạo nên sự thiết lập về một hệ thống khách sạn chất lượng
với các tiêu chuẩn quốc tế về phòng ở khách sạn hiện nay. Tính riêng tại Mỹ thì Conrad
Hilton đã sở hữu tới 188 khách sạn tại 38 thành phố khác nhau. Một vài khách sạn tiêu
biểu của Conrad Hilton có thể kể đến như khách sạn Conrad Malpes với nhà hàng ở
dưới đáy biển trải dài trên hai hòn đảo ở Ấn Độ Dương. Không những vậy, khách sạn
này còn có một hầm rượu ngầm với số lượng rượu lên tới hơn 20 nghìn chai. Bên cạnh
đó thì khách sạn Conrad Pezula được xây dựng tại Nam Phi cũng là một công trình vô
cùng tiêu biểu. Giá cho một đêm tại khách sạn này lên tới 8000 USD. Năm 2008,
CNBC đã từng vinh danh đây là “khách sạn đẹp nhất thế giới”. Ông Nelson mandela, cố
tổng thống của Nam Phi chính là vị khách đầu tiên của khách sạn đặc biệt này.
Thách thức:
Năm 1930, thời kỳ khủng hoảng kinh tế diễn ra đã khiến cho Conrad Hilton gặp
rất nhiều khó khăn và gần như phải phá sản vì vỡ nợ. Ông đã mất quyền quản lý cũng
như kiểm soát một vài các khách sạn của mình. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và tài năng
trong việc quản lý khách sạn đã giúp ông được giữ lại cho vị trí quản lý của một chuỗi
thương hiệu. Và từ đó, Conrad Hilton đã dần dần khôi phục và bắt đầu nắm lại được
quyền kiểm soát các khách sạn của bản thân. Khách sạn Waldorf Astoria ở New York là
một khách sạn và Conrad Hilton vô cùng để ý cũng như có mong muốn mua lại. Thế
nhưng, người chủ lại không muốn bán cho ông vì Conrad Hilton có quá nhiều khách sạn
khác trong tay và họ sợ ông sẽ phá vỡ mất kiến trúc và kết cấu của tòa nhà.
Khi biết tin cũng có một người khác muốn mua lại thì Conrad đã quyết định dùng
tiền riêng của bản thân để mua lại thay vì sử dụng tiền của tập đoàn Hilton.
2.4. So sánh quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của Marriott và Hilton
2.4.1. Điểm tương đồng
2.4.1.1. Bước đầu khởi nghiệp
Cả Marriott và Hilton bắt đầu từ những nền tảng khiêm tốn và gia đình không
giàu có. Marriott bắt đầu với một quán bia nhỏ, trong khi Hilton bắt đầu với một khách
sạn 40 phòng.
2.4.1.2. Cam kết với chất lượng và dịch vụ
Cả hai doanh nhân đều tập trung vào việc cung cấp chất lượng và dịch vụ tốt nhất
cho khách hàng. Marriott với phương châm "Khách hàng là quan trọng nhất", trong khi
Hilton cam kết với sứ mệnh mang lại trải nghiệm sang trọng và đẳng cấp cho khách
hàng.
2.4.1.3. Phát triển quy mô
Marriott và Hilton đã mở rộng chuỗi khách sạn của mình từ những khởi đầu
khiêm tốn cho đến khi trở thành các tập đoàn khách sạn lớn và uy tín trên toàn cầu.
2.4.1.4. Xây dựng đội ngũ
Marriott và Hilton đều chú trọng đào tạo và phát triển nhân viên. Họ hiểu rằng
nhân viên là yếu tố then chốt để tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt nhất. Cả hai tập đoàn
đều đề cao việc xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và đam mê.
2.4.1.5. Đóng góp xã hội
Cả Marriott và Hilton đều có các hoạt động từ thiện và đóng góp xã hội. Marriott
luôn dành một phần thu nhập cho việc từ thiện và hỗ trợ nhà thờ, trong khi Hilton cũng
tích cực tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện.

13
Có thể thấy, quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của Marriott và Hilton có
nhiều điểm tương đồng. Cả hai tập đoàn đều tập trung vào chất lượng dịch vụ, đổi mới,
xây dựng đội ngũ.Nhờ những chiến lược này, họ đã thành công xây dựng thương hiệu
uy tín và đẳng cấp trong ngành khách sạn toàn cầu.
2.4.2. Điểm khác biệt
2.4.2.1. Giá trị cốt lõi
Marriott tập trung vào việc đào tạo và phát triển nhân viên, tạo ra một đội ngũ
chuyên nghiệp và đam mê. Nhân viên hạnh phúc và có năng lực là một phần không thể
thiếu trong việc tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Hilton tập trung vào các giá trị như chất lượng, sáng tạo, lòng hiếu khách và tính
toàn vẹn. Họ cam kết luôn nỗ lực cung cấp dịch vụ và cơ sở vật chất tốt nhất cho khách
hàng và duy trì sự trung thực và đạo đức trong mọi hoạt động kinh doanh.
2.4.2.2. Xây dựng hình ảnh:
Marriott được biết đến với hình ảnh một người công bằng và tận tụy, trong khi
Hilton được biết đến với hình ảnh lịch lãm và sang trọng. Cả hai đều sử dụng các chiến
lược truyền thông để tạo dựng và tăng cường hình ảnh thương hiệu của họ, nhưng có
những phong cách và cách tiếp cận khác nhau.
2.4.2.3. Chiến lược phát triển thương hiệu
Trong khi Marriott tập trung vào sự cam kết với khách hàng và chất lượng dịch
vụ, Hilton đặt nặng vào sự sáng tạo và trải nghiệm sang trọng. Marriott tập trung vào
việc làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái và hài lòng, trong khi Hilton tập trung vào
việc tạo ra trải nghiệm đẳng cấp và sang trọng.
Tổng thể, cả John Willard Marriott và Conrad Nicholson Hilton đều đã thành
công trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cá nhân của họ, mỗi người theo đuổi
một hướng đi và chiến lược khác nhau nhưng đều đạt được sự tôn trọng và uy tín trong
ngành công nghiệp khách sạn và du lịch.

14
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP
3.1. Những bài học rút ra từ quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của Marriott
và Hilton
Quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của John Willard Marriott và Conrad
Nicholson Hilton,nhận thấy những bài học quý báu có thể rút ra từ sự thành công của cả
hai doanh nhân này.
Cả hai doanh nhân Marriott và Hilton đều bắt đầu từ những khởi đầu khiêm tốn và
khó khăn. Marriott bắt đầu sự nghiệp từ việc sở hữu một cửa hàng kem nhỏ và Hilton từ
việc mua lại một khách sạn nhỏ. Qua những nỗ lực không ngừng, họ đã mở rộng kinh
doanh và xây dựng được chuỗi khách sạn lớn mạnh.
Họ đều tập trung vào việc cung cấp chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho khách
hàng. Marriott và Hilton đều cam kết đặt khách hàng lên hàng đầu và luôn nỗ lực đáp
ứng mọi nhu cầu của họ. Điều này đã giúp họ xây dựng được uy tín và lòng tin từ phía
khách hàng. Thể hiện sự tận tụy và lòng nhân ái trong kinh doanh. Marriott luôn dành
một phần thu nhập cho từ thiện và Hilton cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Sự đóng góp của họ không chỉ làm tốt cho cộng đồng mà còn tạo ra hình ảnh tích cực
cho thương hiệu của họ.
Cả hai doanh nhân đều đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình xây dựng
thương hiệu cá nhân. Từ việc phải vượt qua khủng hoảng kinh tế cho đến việc đối phó
với các tình huống phá sản và mất kiểm soát, Marriott và Hilton đều thể hiện sự kiên trì
và sáng tạo để vượt qua mọi trở ngại. Marriott và Hilton đều đạt được thành công lớn
trong ngành du lịch và khách sạn, xây dựng nên những tập đoàn hàng đầu thế giới.
Thành công của họ không chỉ đo lường bằng số liệu tài chính mà còn bằng tầm ảnh
hưởng và di sản lâu dài mà họ để lại cho ngành công nghiệp này.
Tóm lại, qua quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của Marriott và Hilton,
chúng ta học được rằng sự kiên trì, tận tụy, và cam kết với chất lượng là những yếu tố
quan trọng để đạt được thành công trong kinh doanh. Đồng thời, việc đối mặt và vượt
qua những thách thức cũng là một phần không thể thiếu trong hành trình thành công của
mỗi doanh nhân
3.2. Khuyến nghị cho các doanh nhân muốn phát triển thương hiệu cá nhân của họ
trong ngành nhà hàng và khách sạn
John Willard Marriott, người sáng lập và chủ sở hữu của tập đoàn Marriott
International, bắt đầu sự nghiệp từ việc sở hữu một cửa hàng kem nhỏ và sau đó mở
rộng kinh doanh thành các quán cà phê và nhà hàng. Ông xây dựng thương hiệu cá nhân
bằng cách tập trung vào chất lượng, dịch vụ và cam kết với khách hàng. Marriott được
biết đến với phương châm "Khách hàng là quan trọng nhất" và luôn đặt sự hài lòng của
khách hàng lên hàng đầu. Ông cũng nổi tiếng với lòng nhân đạo và cam kết từ thiện,
điều này đã giúp ông xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và uy tín trong ngành.
Conrad Nicholson Hilton, người sáng lập tập đoàn Hilton, cũng có một hành trình
đầy ấn tượng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Ông bắt đầu từ việc mua lại một
khách sạn nhỏ ở Texas và sau đó mở rộng kinh doanh trên toàn quốc và toàn thế giới.
Hilton cũng tập trung vào chất lượng dịch vụ và xây dựng một thương hiệu cá nhân
mạnh mẽ. Ông được biết đến với tầm nhìn mạnh mẽ và sứ mệnh mang lại trải nghiệm
sang trọng và đẳng cấp cho khách hàng trên toàn thế giới.
Đối với các doanh nhân muốn phát triển thương hiệu cá nhân của mình trong
ngành nhà hàng và khách sạn, có một số khuyến nghị sau:
Tập trung vào chất lượng và dịch vụ: Đặt khách hàng lên hàng đầu và luôn nỗ lực
cung cấp chất lượng và dịch vụ tốt nhất có thể. Phản hồi tích cực từ khách hàng có thể
giúp tạo dựng uy tín và tăng khả năng thu hút khách hàng mới.
Xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh: Định rõ mục tiêu và tầm nhìn của thương hiệu, và

15
cam kết thực hiện chúng một cách nhất quán và có định hướng.
Tạo dựng hình ảnh cá nhân và thương hiệu: Phát triển một hình ảnh cá nhân và
thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo, phản ánh giá trị và tầm nhìn của bạn trong mỗi khía
cạnh của kinh doanh.
Tham gia vào các hoạt động xã hội và từ thiện: Xây dựng mối quan hệ tích cực
với cộng đồng và tạo ra ảnh hưởng tích cực trong xã hội thông qua các hoạt động từ
thiện và xã hội.
Duy trì sự trung thực và đạo đức: Luôn duy trì tính trung thực và đạo đức trong
mọi hoạt động kinh doanh, và giải quyết nhanh chóng mọi khiếu nại của khách hàng.

16
KẾT LUẬN
John Willard Marriott và Conrad Nicholson Hilton, hai người đến từ các nền tảng
xã hội và địa vị khác nhau, đã dành cả cuộc đời để không ngừng phấn đấu và học hỏi để
xây dựng lên hai thương hiệu chuỗi nhà hàng khách sạn vô cùng nổi tiếng trên toàn cầu.
Sự định hình rõ ràng về tầm nhìn và sứ mệnh của công ty đã giúp họ thiết lập và thực
hiện những chiến lược phát triển phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là trong ngành nhà hàng và khách sạn, không có
gì quan trọng hơn việc tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Vì vậy, cả hai đều
đặc biệt chú trọng vào việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao, từ sản phẩm đến dịch vụ
và đào tạo nhân viên. Mục tiêu của họ là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm
đáng nhớ và ấn tượng mỗi khi ghé thăm các cơ sở của họ.
Suốt nhiều thập kỷ, Marriott và Hilton đã không ngừng đổi mới để đáp ứng các
yêu cầu thị trường đang thay đổi, nhưng vẫn giữ được bản sắc và giá trị cốt lõi của
doanh nghiệp. Sự đổi mới liên tục này không chỉ giúp họ duy trì vị thế trong một môi
trường cạnh tranh khốc liệt mà còn giữ được tầm nhìn và sứ mệnh ban đầu của doanh
nghiệp.
Qua đề tài “Phân tích so sánh quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của các
doanh nhân ngành nhà hàng khách sạn hàng đầu thế giới” giúp nhận định rõ tầm
quan trọng của xây dựng thương hiệu cá nhân. Thương hiệu cá nhân của người dẫn đầu
doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, đến niềm tin của khách
hàng dành cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa các đối tác trong
lĩnh vực kinh doạnh. Thương hiệu cá nhân của người đứng đầu doanh nghiệp giống như
hình ảnh của cả một doanh nghiệp, tác động đến sự thành bại của một doanh nghiệp.
Việc xây dựng và duy trì một thương hiệu cá nhân uy tín, vững mạnh giúp doanh nghiệp
thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện tại. Sự uy tín này cũng làm
cho doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn đối với những ai muốn trải nghiệm sản phẩm và
dịch vụ của họ, từ đó tạo ra một nguồn khách hàng mới mạnh mẽ và bền vững hơn.
Các doanh nghiệp trong ngành nhà hàng khách sạn hiện nay cần học hỏi cách xây
dựng thương hiệu cá nhân từ các doanh nhân nổi tiếng, như John Willard Marriott và
Conrad Nicholson Hilton để doanh nghiệp ngày một phát triển và thương hiệu ngày một
lớn mạnh, phát triển bền vững.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Á Châu Media (2021), Thương hiệu cá nhân là gì? Xây dựng Thương hiệu cá
nhân, ngày xem 18/03/2024, truy cập từ https://achaumedia.vn/thuong-hieu-ca-
nhan-la-gi-xay-dung-thuong-hieu-ca-nhan.html/
[2]. Bùi Hải (2020), Bí quyết xây dựng thương hiệu nhà hàng, quán ăn, ngày xem
20/03/2024, truy cập từ https://hatiencorp.vn/xay-dung-thuong-hieu-cho-nha-
hang.html
[3]. Capro (2015), Thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp, ngày xem
18/03/2024, truy cập từ https://caprovn.wordpress.com/2015/09/23/thuong-hieu-
ca-nhan-va-thuong-hieu-doanh-nghiep/
[4]. Heramedia (2017), Thương hiệu cá nhân nên xây dựng từ đâu? , ngày xem
20/03/2024, truy cập từ (https://hemera.vn/tin-tuc/thuong-hieu-ca-nhan-nen-xay-
dung-tu-dau-7755.html
[5]. Khánh Linh (2021), Conrad Hilton và hành trình mang đến chuỗi khách sạn
đầu tiên trên thế giới, ngày xem 21/3/2024, truy cập từ
https://vnfinance.vn/conrad-hilton-va-hanh-trinh-mang-den-chuoi-khach-san-
dau-tien-tren-the-gioi-28488.html
[6]. Lâm Đoàn Thắng (2021), 10 Nguyên Tắc Vàng Làm Nên Thành Công Của Ông
Trùm Tập Đoàn Hilton, ngày xem 21/3/2024, truy cập từ
https://quantrinhahang.edu.vn/nguyen-tac-thanh-cong-cua-ong-trum-tap-doan-
hilton.
[7]. Luân Vũ (2023), John Willard Marriott – Ông Chủ Tập Đoàn Khách Sạn Hàng
Đầu Thế Giới, ngày xem 21/3/2024, truy cập từ https://chefjob.vn/john-willard-
marriott.
[8]. Trần Thị Trang (2020), Hilton Worldwide, ngày xem 21/3/2024, truy cập từ
https://danhkhoireal.vn/hilton-worldwide/.

18

You might also like