You are on page 1of 4

Nguồn nhân lực còn hạn chế, yếu kém, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và

chuyên môn cao. Các kỹ sư bảo dưỡng tàu bay ở Việt Nam chủ yếu được đào tạo
theo bậc đại học với ngành kỹ thuật hàng không ở một số trường tiêu biểu như:
Học viện hàng không Việt Nam, Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh, Đại học Bách
khoa Hà Nội, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Đây là một ngành đặc thù,
chi phí đầu tư cho cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn ICAO tương đối lớn. Những sinh
viên sau khi tốt nghiệp là lực lượng lao động trẻ đầy năng động, có sức khỏe và trí
lực tốt, được đào tạo khá bài bản, toàn diện, là nguồn kế cận lâu dài và có triển
vọng của ngành. Tuy nhiên, về tổng thể chỉ có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu
về lực lượng lao động cơ bản trong nước, còn đối với các vị trí yêu cầu về năng
lực, trình độ kỹ thuật cao thì chưa thể đáp ứng được kỳ vọng. Các kỹ sư bảo dưỡng
đạt tiêu chuẩn quy định bắt buộc phải trải qua các khóa Huấn luyện loại tàu bay rất
chặt chẽ và bài bản từ tổ chức đào tạo quốc tế (đã được chứng nhận ATO). Tuy
nhiên, kỹ sư tàu bay cũng thường thực hiện bảo dưỡng cho 1 loại tàu bay nhất
định, và nếu muốn thay đổi loại tàu bay, họ phải thực hiện học chuyển loại tương
ứng. Vì thế, thời gian cải thiện chuyên môn có thể lên đến 4-5 năm. Trong khi đó,
cơ sở vật chất đào tạo còn hạn chế, công tác huấn luyện đang được thực hiện trên
các máy bay đang khai thác do đó rất khó để thực hiện huấn luyện các kỹ năng
phức tạp.
Khủng hoảng thiếu và sự cạnh tranh gay gắt nguồn nhân lực từ các công ty, hãng
hàng không, xuất hiện hiện tượng chảy máu chất xám
Theo Cục Hàng không Việt Nam, ngành hàng không dân dụng phát triển tốc độ
nhanh, một số doanh nghiệp có biểu hiện phát triển nóng, đặc biệt là phát triển đội
tàu bay trong khi chưa chuẩn bị các nguồn lực và nhân lực, dẫn đến khủng hoảng
thiếu nhân lực chuyên ngành kỹ thuật cao như phi công, thợ kỹ thuật tàu bay. Do
đó, đã xảy ra tình trạng cạnh tranh gay gắt về nhân sự trong nội bộ ngành hàng
không. Đặc biệt là khi có hãng hàng không mới gia nhập thị trường, cuộc chiến
giành giật nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên căng thẳng. Một số người
giỏi liên tục nhận được các lời mời từ các hãng hàng không, với chế độ đãi ngộ,
lương thưởng cao hơn khiến cho tình trạng chảy máu chất xám diễn ra thường
xuyên hơn.
Theo ông Phạm Văn Hảo, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, viễn cảnh
các hãng hàng không Việt Nam tự sử dụng đội ngũ phi công, tiếp viên và kỹ sư tàu
bay nội địa vẫn còn khá xa, bởi hiện tại, các hãng hàng không Việt Nam đang vẫn
đang phụ thuộc vào nguồn nhân lực nước ngoài mà việc thuê nhân lực ngoài nước
tốn kém chi phí hơn nhiều so với sử dụng nguồn lực nội địa.
Trong Hội nghị An toàn và Khai thác hàng không thế giới 2023 diễn ra tại Hà
Nội, ông Lê Hồng Hà -Tổng Giám đốc Vietnam Airlines chia sẻ: “Hiện Vietnam
Airlines còn rất nhiều động cơ trong xưởng mà không có ngày hoàn thành sửa
chữa chính xác, thời gian sửa chữa của xưởng nay đã tăng lên gấp đôi, thậm chí
gấp ba. Bên cạnh đó, Hãng cũng có một danh sách dài các động cơ chờ được sửa
chữa. Việc tìm kiếm nguồn cho thuê động cơ với giá hợp lý hiện nay dường như
cũng không thể. Đó là lý do Vietnam Airlines không thể tận dụng hết số máy bay
mà hãng đang có.”. Đứt gãy chuỗi cung ứng thiết bị bảo dưỡng cho công tác khai
thác, an toàn bay cùng với sự thiếu hụt kỹ sư bảo dưỡng sau đại dịch Covid-19 đã
đặt ra một thách thức lớn đối với sự phục hồi và tăng trưởng của ngành hàng không
trong tương lai.

Số liệu trên cho thấy nhu cầu phát triển tàu bay tăng kéo theo nhu cầu kỹ sư cũng
tăng nhanh chóng. Dù có thời điểm các hãng như Vietnam Airlines, Bamboo
Airways phải bán bớt tàu bay để cân đối lại dòng tiền và ổn định dịch vụ, tổng số
tàu bay từ cả ba hãng vẫn giữ ở mức cao (khoảng 200 chiếc). Chưa kể đến các
hãng đang ký kết theo đơn đặt hàng số lượng tàu bay rất lớn (Vietjet Air đặt mua
200 chiếc Boeing 737, Vietnam Airlines là 50 chiếc Boeing 737 Max và Bamboo
là 10 chiếc Boeing 787-9). Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực kỹ sư phải thật sự bền
vững, có trình độ để đảm bảo cung ứng đủ cho các hãng trong tương lai.
Airbus dự báo năm 2041 ngành hàng không thế giới cần tuyển mới 640.000 nhân
viên kỹ thuật. Trong giai đoạn 20 năm tới, báo cáo Triển vọng Phi công và kỹ thuật
viên của Boeing cũng dự báo cần khoảng 2,1 triệu nhân viên hàng không mới để có
thể đáp ứng sự phát triển bền vững của ngành. Cụ thể, thế giới sẽ cần 610.000 kỹ
thuật viên bảo trì để đảm bảo vận hành đội bay dự kiến tăng gần gấp đôi, tăng lên
47.080 chiếc vào năm 2041.
Đối với thị trường Đông Nam Á trong vòng 20 năm tới, ông Nguyễn Chiến
Thắng, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết, cần bổ sung khoảng 60.000
nhân viên kỹ thuật hàng không. Đối với Việt Nam nói riêng, nguồn nhân lực sẽ
tăng dần theo các năm để đáp ứng kịp thời việc mở rộng và khai thác nhiều sân bay
lớn, đặc biệt là sân bay Long Thành sắp đến vào năm 2026

Nhìn chung, nhu cầu có xu hướng tăng. Đặc biệt năm 2026 sẽ tăng mạnh vì đây là
thời điểm dự kiến sân bay Long Thành sẽ đưa vào khai thác giai đoạn 1 và ổn định
lại vào các năm tới.
Các công ty sẽ tăng cường triển khai hợp tác với các trường để đào tạo kỹ sư có
chuyên môn cao và đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực bền vững cho riêng họ, hạn
chế việc tranh giành từ các bên khác và thu hút thêm nhiều nhân lực trẻ mới. Có
thể thấy một số ví dụ tiêu biểu như:
+Tháng 6-2023, Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế Lilama 2 (tại H.Long
Thành) đã ký hợp tác với Học viện Hàng không Vietjet (VJAA) đào tạo 4 ngành
nghề là: nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay; nhân viên điều
độ, khai thác bay; nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không; nhân viên
khai thác mặt đất.
+ Tháng 04/2023 đã diễn ra Lễ ký kết giữa trường Đại học Khoa học và Công
nghệ Hà Nội (USTH) với Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO) về
việc tuyển dụng cử nhân kỹ thuật hàng không tốt nghiệp USTH vào làm việc tại
VAECO.
Về cơ bản, trung bình mỗi năm cần khoảng 1000-1500 kỹ sư phân bố cho các
cảng hàng không trên cả nước. Riêng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành khi
đưa vào khai thác giai đoạn 1 sẽ cần ít nhất 1200 kỹ sư cho 4 Hangar bảo dưỡng
tàu bay thân rộng.
Chúng tôi đánh giá dựa trên các chỉ tiêu tuyển dụng của một số công ty lớn cùng
với việc đẩy mạnh hợp tác đào tạo của các trường hằng năm và đưa ra dự báo về
nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực kỹ sư trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến
năm 2028. Tuy nhiên, dự báo này chỉ mang tính tương đối vì chủ yếu dựa trên tình
hình hiện tại và đặt giả định cho tương lai mà số liệu có thể bị phóng đại.

You might also like