You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19


ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HỌ TÊN CỦA SV


MÃ SINH VIÊN: MÃ CỦA SV
NGÀNH: NGÀNH CỦA SV

HÀ NỘI - 2023
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN CÁC QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .................................................................................. 1
1.1. Đại dịch Covid-19 ................................................................................................. 1
1.2. Tình hình đại dịch Covid-19 trên thế giới và Việt Nam ................................... 2
1.2.1. Tình hình thế giới ............................................................................................. 2
1.2.2. Tình hình Việt Nam .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ..................................................................... 5
2.1. Tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ Covid-19 ..................................................... 5
2.2. Đề xuất cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững thời gian tới ........... 5
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, ẢNH

Ảnh 1.1. Năm 2020 đã ghi nhận hàng chục nền kinh tế dồng loạt rơi vào suy thoái.......... 1
Bảng 1.1. Số liệu thống kê các nước có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất............................ 3
Hình 2.1. Một số giải pháp nhằm tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ................... 5
CHƯƠNG 1. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN CÁC QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.1. Đại dịch Covid-19


Khởi nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019, đến nay, đại dịch Covid-
19 đã bùng phát ở 215 quốc gia.
Mỗi ngày, thế giới có hàng trăm ngàn ca mắc mới, hàng nghìn người tử vong và chưa
có dấu hiệu chững lại, thậm chí lây lan nhanh tại một số quốc gia sau khi nới lỏng các biện
pháp giãn cách xã hội.
Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia, hiện vẫn
diễn biến phức tạp. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng.
Việt Nam là một quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, cũng
chịu nhiều tác động của dịch bệnh Covid-19.
Mặc dù nước ta đã có sự kiểm soát dịch bệnh thành công bước đầu, nhưng Covid-19
đã ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung
ứng sản xuất và lưu thông hàng hóa, một số ngành như:

− Xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao
động, việc làm bị tác động trực tiếp;

− Nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô.

Ảnh 1.1. Năm 2020 đã ghi nhận hàng chục nền kinh tế dồng loạt rơi vào suy thoái
1
1.2. Tình hình đại dịch Covid-19 trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình thế giới
Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 đã trở thành chủ đề “nóng”, được bàn
luận nhiều nhất ở tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Khởi phát từ Vũ Hán (Trung Quốc),
nhưng Trung Quốc khá thành công trong khống chế và kiểm soát dịch bệnh, đến ngày
17/10/2020, số ca nhiễm của Trung Quốc đứng thứ 53/215 quốc gia.
Sau 9 tháng lây lan, đến nay, theo WHO, tâm dịch Covid-19 đã chuyển từ châu Á
sang châu Âu, sự bùng phát mạnh ở châu Âu có thể lý giải như sau:

− Thứ nhất, châu Âu và Mỹ là những vùng khí hậu lạnh, rất thích hợp với sự phát
triển của Covid-19. So với các quốc ở châu Á, châu Âu có tỷ lệ người già cao, nên
tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao hơn;

− Thứ hai, hệ thống y tế công cộng ở một số quốc gia châu Âu như: Pháp, Italia bị
quá tải, thiếu nhân lực, thiếu thiết bị phòng chống;

− Thứ ba, tâm lý chủ quan ở châu Âu lớn, công dân châu Âu luôn được đề cao quyền
riêng tư và tự do cá nhân. Nhiều lãnh đạo các quốc gia châu Âu cho rằng, dịch
bệnh Covid-19 chỉ là cúm mùa như một số năm đã xảy ra, chủ trương để người
dân tự thích nghi (không can thiệp, để thả tự do), tự miễn dịch cộng đồng. Vì vậy,
các quốc gia châu Âu đã chủ quan, thiếu biện pháp kiểm soát dịch bệnh kịp thời;

− Thứ tư, Hiệp ước Liên minh Châu Âu (Hiệp ước Schengen) cho phép người dân
các nước được tự do đi lại, cư trú, điều đó kéo theo sự lây lan mầm bệnh Covid-
19, loại bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan do tiếp xúc thông thường;

− Thứ năm, các quốc gia châu Âu dường như chú trọng vào yếu tố kinh tế và chính
trị nhiều hơn, nếu mạnh tay chống dịch sẽ làm tổn thương đến kinh tế và động
chạm đến các vấn đề chính trị.

2
Bảng 1.1. Số liệu thống kê các nước có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất

Quốc gia/ Lãnh thổ Số ca nhiễm Tử vong Bình phục

Hoa Kỳ 34.192.023 612.240 28.054.995

Ấn Độ 28.694.879 344.101 26.795.549

Brazil 16.841.954 470.968 15.239.692

Pháp 5.701.029 109.916 5.392.959

Thổ Nhĩ Kỳ 5.276.468 47.976 5.147.610

Nga 5.117.274 123.436 4.729.077

Vương quốc Anh 4.506.016 127.823 4.270.560

Italy 4.227.719 126.415 3.901.112

3
1.2.2. Tình hình Việt Nam
Ở Việt Nam, ngay từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên (23/01/2020), bằng các biện pháp
cách ly, truy vết, theo dõi và hạn chế người từ vùng dịch, chúng ta đã đạt được những kết
quả quan trọng trong phòng chống dịch.
Sau 4 đợt bùng phát, đến 05/6/2021, Việt Nam có 8.458 người nhiễm Covid-19, trong
đó 52 người tử vong1.

− Tính đến 12h ngày 05/6/2021:

+ Việt Nam có tổng cộng 6.910 ca ghi nhận trong nước và 1.548 ca nhập cảnh;

+ Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 5.340 ca.

− Tính từ 6h đến 12h ngày 05/6 có 94 ca mắc mới (BN8365-8458):

+ 03 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (2), Kiên Giang (1);

+ 91 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (65), TP. Hồ Chí Minh (15), Bắc Ninh
(8), Hà Tĩnh (2), Tiền Giang (1).

− Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang
được theo dõi sức khỏe (cách ly): 121.010, trong đó:

+ Cách ly tập trung tại Bệnh viện: 2.217;

+ Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 32.348;

+ Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 86.445.


Mặc dù là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng kinh tế Việt
Nam cũng chịu tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng.

1
Theo thống kê của Bộ Y tế
4
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.1. Tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ Covid-19


Đại dịch Covid-19 đã và đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, đẩy thế giới và nhiều
nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế:

− Trong 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới, EU dự báo giảm -7,5%, Mỹ giảm -5,9%;

− Chính phủ Mỹ cam kết chi hơn 3.000 tỷ USD để giải cứu nền kinh tế. Ngày
01/10/2020, Hạ viện Mỹ chấp thuận gói cứu trợ Covid-19 trị giá 2.200 tỉ USD;

− Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng vẫn bị
ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế.
2.2. Đề xuất cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững thời gian tới
Ðể đạt mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi tăng trưởng, bảo
đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm


• Tiếp tục • Đẩy • Kích cầu • Duy trì và • Thực hiện
duy trì gói nhanh đầu tư tăng qui tốt việc
hỗ trợ tài tiến độ trong khối mô gói hỗ phòng
chính để giải ngân doanh trợ người ngừa lây
tháo gỡ vốn đầu nghiệp dân và lan của
khó khăn tư công, xuất khẩu, doanh bệnh dịch,
cho sản tháo gỡ chủ động nghiệp tạo điều
xuất, kinh khó khăn nguồn gặp khó kiện mở
doanh, các dự án hàng khi khăn do rộng quan
phục hồi chậm giải thế giới dịch hệ quốc
kinh tế ngân trở lại Covid-19 tế, đặc
bình biệt là
thường thương
mại

Hình 2.1. Một số giải pháp nhằm tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Chính phủ đã kịp thời ban hành chỉ thị với phương châm “chống dịch như chống
giặc”; quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”: vừa quyết liệt phòng, chống dịch hiệu quả, vừa
tập trung phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng
đầu, quan trọng, nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội.
5

You might also like