You are on page 1of 6

Họ và tên: Nguyễn Danh Thái

MSV:21D100044
STT: 76

Câu 1: (3d) Trình bày các phương pháp/ phương thức thực hiện dự án? Các
phương pháp này phù hợp với những dự án như thế nào?

 Các phương pháp thực hiện dự án:


– Phương pháp quy ước/Chính tắc:

+ Đây là hình thức tổ chức quản lý mà chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý
việc thực hiện các công việc của dự án theo sự ủy quyền.
+ Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về nhiệm vụ và
quyền hạn dc giao. BQL dc đồng thời quản lý nhiều DA khi có đủ năng lực và dc chủ đầu
từ cho phép, nhưng k được thành lập BQL dự án trực thuộc để thực hiện việc quân lý dự
án.
+ Điều kiện áp dụng: Thường áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ, kĩ thuật đơn giản.

– Phương pháp chủ đầu tư tự quản:


+ Đây là hình thức tổ chức quản lý mà chủ đầu tư tự thực hiện dự án: tự sản xuất, tự xây
dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trc pháp luật.
+ CĐT sử dụng lực lượng nội bộ tiến hành mọi việc; CĐT phải có đủ năng lực chuyên
môn và kinh nghiệm để QLDA
+ Điều kiện áp dụng: Nghị định 12/2009/NĐ-CP: Dự án có quy mô nhỏ, đơn giản, có
tổng mức đầu tư <7 tỷ; gần với chuyên môn sâu của chủ đầu tư

– Phương pháp chủ nhiệm điều hành dự án:

+ Đây là mô hình tổ chức quản lý mà chủ đầu tư giao ban ban quản lý dự án chuyên
ngành hoặc thuê một tổ chức tư vấn quản lý có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn phù
hợp với quy mô, tính chất của dự án để làm chủ nhiệm điều hành dự án.
+ Chủ nhiệm điều hành là 1 pháp nhân độc lập, sẽ là người quản lý, điều hành, chịu
trách nhiệm trc pháp luật về toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
+ Điều kiện áp dụng: Thường áp dụng cho những dự án có quy mô lớn, tính chất kỹ
thuật phức tạp.

– Phương pháp chìa khoá trao tay:

+ Đây là hình thức tổ chức dự án mà chủ đầu tư ký hợp đồng với một nhà tổng thầu thực
hiện từ A đến Z, tức là tổng thầu thực hiện từ khâu lập dự án, khảo sát, thiết kế, mua sắm,
lắp đặt thiết bị công trình, thi công xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân vận
hành. Sau khi hoàn thành các công việc trên chủ đầu tư tiếp nhận dự án và đưa dự án vào
khai thác sử dụng.
+ Ban quản lý dự án vừa là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư (chủ dự án) vừa là "chủ"
của dự án. Mọi trách nhiệm thực hiện dự án được giao cho ban quản lý dự á và họ phải
chịu trách nhiệm trc pháp luật đối với thực hiện dự án.
+ Tổng thầu được phép thuê thầu phụ. Khi đó bên nhận thầu phải là tổ chức quản lý dự
án chuyên nghiệp (không được phép là cá nhân)
+ Điều kiện áp dụng: Chìa khóa trao tay là gói thầu trọn gói dành cho các chủ đầu tư
không có nhiều thời gian và thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn.
+ Ví dụ: Dự án Tổng thầu: NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI KHU CÔNG NGHIỆP VẠN
NINH 100 MWP - LIÊN DANH CÔNG TY CP LICOGI 16 VÀ CÔNG TY CP TẬP
ĐOÀN IPC
Nhà thầu chính : CÔNG TY CP ĐẦU TƯ HẠ TẦNG LICOGI 16
Nhà thầu thi công trực tiếp: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG NÊN MÓNG HOÀNG
MINH
Hạng mục: THI CÔNG MÓNG CỌC TRỤ PIN
Địa điểm: XÃ VẠN HƯNG, HUYỆN VẠN NINH, TÍNH KHÁNH HÒA
Thời gian khởi công: 3/6/2020 dự kiến hoàn thành trc 31/12/2020.

Câu 2: (3d):
“Mặt trời nhỏ” là một nhóm sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học
Thương Mại, ấp ủ thực hiện những dự án thiện nguyện vì cộng đồng. Nhóm lên kế hoạch
thực hiện dự án hỗ trợ bệnh nhân nhi ở bệnh viện K Tân Triều, giai đoạn 1 của dự án là
trong vòng 3 tháng tới, từ tháng 8 tới tháng 11 năm nay. Kinh phí dự kiến huy động từ
các nguồn tài trợ cũng như nhóm tự thực hiện kinh doanh nhỏ để kiếm tiền. Mục tiêu đặt
ra là huy động được khoảng 15 triệu đồng để thực hiện các công việc thiện nguyện trong
giai đoạn 3 tháng này. Các công việc hỗ trợ bệnh nhân nhi được đặt ra bao gồm hàng tuần
tổ chức ít nhất 01 buổi tới thăm các bệnh nhân nhi, tặng quà và vui chơi với các bé; tổ
chức được 01 sự kiện trung thu cho các bé và kêu gọi được ít nhất 30 bạn sinh viên trong
trường cùng tham gia vào dự án.
Hãy phân tách công việc ( WBS) cho dự án này?

 Phân tách công việc dự án “Mặt trời nhỏ”

STT WBS Tên công việc


1 1 Xây dựng ý tưởng dự án
2 2 Thành lập đội nhóm, kêu gọi tình nguyên viên
3 3 Lập kế hoạch kinh doanh
4 3.1 Xác định sản phẩm kinh doanh
5 3.2 Tìm nguồn nguyên liệu
6 3.3 Sản xuất và bán sản phẩm
7 4 Lập kế hoạch kêu gọi đầu tư
8 4.1 Tìm kiếm nguồn đầu tư
9 4.2 Tuyên truyền ý nghĩa dự án, kêu gọi hỗ trợ đầu tư
10 4.3 Tổng hợp số tiền
11 5 Thực hiện các công việc thiện nguyện
12 5.1 Thăm các bệnh nhân
13 5.2 Tổ chức trung thu cho các bé
14 6 Kết thúc

Câu 3 (4d): Để đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp ở xã Tam Cường, người
ta dự kiến phải đầu tư xây dựng công trình thủy nông với các chi phí ban đầu là 15 tỷ
đồng, chi phí vận hành hàng năm là 70 triệu đồng. Cứ sau 2 năm phải đại tu công trình
hết 40 triệu đồng (trừ năm thứ 8). Nhờ có công trình này hàng năm tổng thu nhập về
trồng trọt của nông dân tăng thêm 3 tỷ đồng (đã tính khấu hao). Tuổi thọ của công trình là
8 năm, giá trị thu hồi không đáng kể.
a. Anh (chị) hãy lập dòng tiền của dự án này.
b. Anh (chị) hãy tính chỉ tiêu NPV của dự án và rút ra nhận xét xã Tam Cường có nên
đầu tư công trình thủy nông này không? Tại sao? Biết chi phí sử dụng vốn là 10%/năm

a. Lập dòng tiền của dự án:


- Lợi nhuận trước thuế (LNTT) = 3000 – 70 = 2930 (triệu đồng)
Đơn vị: triệu đồng
Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Lời nhuận ròng 2930 2930 2930 2930 2930 2930 2930 2930
Trùng tu 0 40 0 40 0 40 0 0
Dòng tiền mặt -15000 2930 2970 2930 2970 2930 2970 2930 2930

b. NPV của dự án:

Theo đó NPV>0, dự án thu được lợi nhuận. Do đó xã Tam Cường nên đầu tư dự án này.

You might also like