You are on page 1of 3

CÂU HỎI MÔN HỌC XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

CHƯƠNG 4: NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

I. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG – SAI, GIẢI THÍCH


1. Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật chỉ cần đảm bảo tính khách quan, khuôn
mẫu.
2. Tính dễ hiểu là đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ trong văn bản pháp luật.
3. Trong văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do HĐND cấp huyện ban hành, để
dễ hiểu có thể sử dụng ngôn ngữ địa phương mình.
4. Trong văn bản pháp luật có thể sử dụng từ ngữ nước ngoài.
5. Ngôn ngữ trong văn bản QPPL có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số.
6. Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật cần đảm bảo tính dễ hiểu hơn tính chính xác.
7. Ngôn ngữ trong văn bản QPPL có thể sử dụng các thuật ngữ chuyên môn.
8. Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật có thể sử dụng các biện pháp tu từ.
9. Trong văn bản pháp luật không được sử dụng dấu chấm than vì không đảm bảo
tính văn hóa.
10. Trong văn bản hành chính có thể sử dụng từ ngữ Hán-Việt nhưng không được
sử dụng từ ngữ cổ.

II. BÀI TẬP


Anh/chị hãy xác định các lỗi sử dụng ngôn ngữ và kỹ thuật trình bày trong văn bản
dưới đây:

1
TỔNG CỤC VII CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC CSGT ĐB-ĐS Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------- ---------------

Số: 1042/C67-P3 Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2013


V/v Giả danh nhà báo ghi hình CSGT

Kính gửi: Đồng chí Trưởng phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương

Thời gian qua, lực lượng CSGT đường bộ-đường sắt toàn quốc đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải
pháp bảo đảm TTATGT và phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả tại địa bàn, trong đó có công tác
tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Quá trình TTKS,
XLVP có một số đối tượng vi phạm giao thông lợi dụng mối quan hệ nhờ tác động, xin vi phạm, có đối tượng đã có
thái độ chửi bới, lăng mạ thậm chí chống lại lực lượng đang thực thi nhiệm vụ, hoặc giả danh phóng viên báo, đài sử
dụng các thiết bị ghi hình lực lượng tuần tra kiểm soát; cụ thể trong thời gian gần đây ở Thanh Hóa, Bình Thuận đã
xảy ra việc một số đối tượng giả danh nhà báo ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ TTKS. Việc này tuy không
mới nhưng phức tạp, và khó lường, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt đề nghị đồng chí chỉ đạo cán bộ
chiến sỹ đơn vị mình thực hiện những quy định sau:

1. Quán triệt cán bộ chiến sỹ, nhất là lực lượng TTKS, XLVP thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ về nhiệm vụ,
quyền hạn trình tự TTKS, XLVP, cũng như tư thế, lễ tiết, tác phong theo quy định tại Thông tư 65, Thông tư 66,
Thông tư 45 của Bộ Công an, thực hiện có hiệu quả Năm An toàn giao thông 2013, với chủ đề "Nâng cao tinh thần
trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông".

2. Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng
mạ, hoặc có hành vi chống đối Cảnh sát giao thông đang thực thi công vụ, hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động
TTKS, XLVP khi chưa được phép đồng ý của Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập
hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý
theo quy định của pháp luật.

C67 thông báo để đồng chí biết quán triệt, chỉ đạo cán bộ chiến sỹ thực hiện./.

KT. CỤC TRƯỞNG


PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Như trên;

2
- Đ/c Đỗ Đình Nghị PTCT; (Để b/c);
- Đ/c Cục trưởng; (Để b/c);
- Các Đ/c PCT; (Để p/h chỉ đạo) Đại tá Trần Sơn Hà
- Lưu: VT, P3.

You might also like