You are on page 1of 59

Bài 4: Ngôn ngữ trong văn bản

pháp luật

ThS. Mai Nguyễn Dũng, 2023


Contents

• Ngôn ngữ trong VBPL


- Khái niệm, đặc điểm
- Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
- Câu và dấu câu
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ khi soạn thảo văn bản
• Kỹ thuật trình bày QPPL
sinh lợi sinh lời
khuyến mại khuyến mãi
quyền con quyền công
người dân
quyền con
nhân quyền
người
xử lý xử phạt
hình thức
hình phạt
xử phạt
bị can bị cáo
kiểm soát kiểm sát
đình chỉ tạm đình chỉ
giả thuyết giả thiết
vô hình chung vô hình trung
đọc giả độc giả
• Chống dịch như chống giặc
• Thu dung, di biến động dân cư
• Phương án, tình huống, kịch bản
• Chỉ thị 20/CT-UBND: dịch vụ công ích thiết yếu; phương tiện
“được phép mới ra đường”, “ai ở đâu thì ở đó”, “người ở vùng
nào thì ở vùng đó”
• Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số,
đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước gương chiếu hậu,
đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có
những thứ đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu
chuẩn thiết kế (nếu có quy định phải có những thứ đó) hoặc lắp
thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe…
• Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có một trong các thiết bị sau: đèn chiếu
sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước,
gương chiếu hậu, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ
của xe; hoặc có một trong các thiết bị trên nhưng không có tác
dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (nếu có quy định phải có
những thiet bi trên); hoặc lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau
xe; …
Năm 1870, trong danh sách các mặt hàng được miễn thuế vào
Mỹ, lẽ ra là mặt hàng:
• “Tropical fruit-plants for the purpose of propagation” (các cây
nhiệt đới ăn trái nhằm mục đích nhân giống) thì người ta đánh
nhầm dấu (-) thành dấu (,): “Tropical fruit, plants for the
purpose of propagation” (trái cây nhiệt đới, cây nhằm mục
đích nhân giống).
• Thế là toàn bộ các loại trái cây nhiệt đới được nhập miễn thuế
vào Mỹ. Tới khi người ta phát hiện ra sai sót này, đã mất
khoảng 500.000 USD tiền thuế không đòi lại được.
Điều 142 Luật Nhà ở 2014: Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu
chung hợp nhất
• Nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất mà người thừa kế là một
hoặc các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại thì
những người này được thừa kế nhà ở đó theo di chúc hoặc
theo pháp luật; trường hợp có người thừa kế không phải là
chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì người thừa
kế được thanh toán phần giá trị nhà ở mà họ được thừa kế, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
1. Ngôn ngữ trong VBPL
Điều 8 Luật BHVBQPPL: Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy
phạm pháp luật
• Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.
• Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải
chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.
• Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung
cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định
lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm
pháp luật khác.
1. Khái niệm và đặc điểm
• Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật là hệ thống những từ và quy tắc kết hợp
chúng trong tiếng Việt được Nhà nước sử dụng trong lĩnh vực pháp luật và
quản lý nhà nước.
• Đặc điểm
- Tính chính xác
- Tính dễ hiểu
- Tính khách quan
- Tính văn hóa
- Tính khuôn mẫu
• Phong sát là gì?
• Phong sát (封殺), theo nghĩa đen: phong là đóng kín, bao vây, sát là giết hại.
• Trong lĩnh vực thể thao, người Trung Quốc dùng từ "phong sát" để nói đến một
chiến thuật trong môn bóng chày (tương đương với force out trong tiếng Anh).
• Còn trong trường hợp đang bàn đến, Baidu (mạng tìm kiếm lớn nhất Trung
Quốc) định nghĩa "phong sát": "Việc cấm một nhân vật được chỉ định (ngôi sao,
nghệ sĩ...) tham dự vào các hoạt động hay tham gia một công việc nào đó, hoặc
cấm một số phương tiện truyền thông được chỉ định truyền phát các tiết mục
hay xuất bản các ấn phẩm nào đó, hoặc cấm việc tung ra một số tin tức nào đó.
Đây là hành vi cấm đoán mang tính vĩnh viễn hoặc có tính vĩnh viễn chủ quan".
• Cơm chó là gì?

• Cũng gần đây, lại thấy rất nhiều trang báo mạng đã dùng cách nói: "nhóm
nhạc lưu lượng", "nữ ca sĩ lưu lượng", "nam idol lưu lượng"... khi đưa tin về
giới giải trí Hoa ngữ, để chỉ những ngôi sao, những nghệ sĩ có lượng người
hâm mộ lớn, có sức hút mạnh mẽ với công chúng bình dân, thường có ngoại
hình ưa nhìn, cực kỳ nổi tiếng, chiếm vị trí tìm kiếm và tiêu đề giải trí quanh
năm, có mức độ thời sự cao trên mạng xã hội, nhưng thực chất không có tác
phẩm gì đặc biệt.
• Nghĩa của từ “lưu lượng” trong tiếng Việt: (1) Lượng chất lỏng hay chất khí đi
qua một nơi trong một đơn vị thời gian / (2) Số lượng người, vật đi qua hay
vận chuyển qua một nơi nào đó trong một khoảng thời gian nhất định
Tính chính xác
• Chỉ có một cách hiểu duy nhất
• Các điều khoản diễn đạt mạch lạc, rõ ràng
• Tránh diễn đạt dài dòng, phức tạp hoặc hiểu đa nghĩa
• Hạn chế sử dụng các từ ngữ mang nghĩa bóng, sử dụng dấu câu đúng logic
-
Tính dễ hiểu
• Ngôn ngữ phải rõ ràng, dễ hiểu
• Không sử dụng đoạn văn quá dài, cần tách các ý logic
• Ngoại lệ:
- Thuật ngữ chuyên môn phải định nghĩa.
- Văn bản hướng dẫn: dẫn chiếu đến các văn bản được hướng dẫn.
-
• Luật Nhà ở: Diện tích (DT) được bán là DT bên trong (Tường bao, hộp kỹ
thuật, cột và nơi để xe là DT thuộc sở hữu chung.
• NĐ 71/2010/NĐ-CP: DT được bán là DT bên trong nhưng cho phép chủ
đầu tư sở hữu cả phần để xe ô tô.
• Thông tư 16/2010/TT-BXD: DT được bán có thể tính bằng 2 cách (DT thông
thủy hoặc tim tường).
• Công văn BXD: DT được bán là thông thủy hoặc tim tường. Tim tường bao
gồm cả cộng, hộp kỹ thuật và nửa tưởng bao.

-
Tính khách quan
• Không được sử dụng ngôn ngữ thể hiện quan điểm cá nhân, quan điểm đại
diện cho một nhóm lợi ích. Đây không phải là tiếng nói của một cá nhân.
• Sử dụng các từ trung tính, không sử dụng các biện pháp tu từ trong văn bản.
• Trình bày trực tiếp, không thiên vị.
• Không sử dụng các từ ngữ trình bày tình cảm, quan điểm cá nhân. Vô cá tính:
không có tính chất cá nhân, bất luận nhân vật đó là ai.
• Tránh dùng ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai ở những tiếng xưng hô.
-
• Hội đồng xét xử nghĩ cần thiết phải xử lí nghiêm khắc các bị cáo với mức án
tương ứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng bị cáo gây ra.
(TAND tỉnh Bình Thuận, Bản án số 08/2009/HSST).
• Ngày 10/6/2013, Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội có VB số 18/2013/HH-CV gửi
BTV Thành ủy Hà Nội, UBND TPHà Nội đề nghị “hoãn việc điều chuyển phương
tiện nhằm giảm tải cho bến xe Mỹ Đình có nội dung: “Ngoài ra cũng cần phải
lưu ý đến các mối quan hệ: Thái Bình là quê của 1 Phó Thủ tướng, 1 Bộ trưởng,
2 Thứ trưởng Công an; Nam Định là quê của 1 Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng,
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Ban Kinh tế Trung ương…” để TP. Hà
Nội “cân nhắc một cách cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng”.

-
• Một câu văn của Bộ Nội vụ: Chúng tôi tha thiết và thành thực trông đợi quý vị
cho biết ý kiến về vấn đề nói trên.

• Bộ Nội vụ yêu cầu quý cơ quan cho biết ý kiến về vấn đề nói trên.
Tính văn hóa, lịch sự
• Từ ngữ chuẩn mực, trong sáng.
• Diễn đạt lịch sự, không cẩu thả.
• Không sử dụng phong cách ngôn ngữ khác như khẩu ngữ, chính luận, văn
chương…
• Lời văn cần lễ độ, lịch sự. Không được tỏ thái độ khúm núm, sợ hãi với cấp
trên, cũng như hống hách đối với cấp dưới, nhất là đối với nhân dân.
• Tránh tất cả các từ ngữ cục cằn, thô lỗ, những từ ngữ gây cảm xúc mãnh liệt,
bất ngờ cho người đọc.
• Đặc tính này được duy trì cho cả cấp dưới thi hành hay trong vấn đề xử lý sai
phạm.
Tính trang trọng
• Đây là lời nói của chính quyền quốc gia, do đó cần đảm bảo tính trang trọng,
uy nghiêm.
• Lời văn cần trang trọng, gây thiện cảm với nợi nhận, đồng thời tăng uy tín của
cá nhân, cơ quan ban hành.
• Hạn chế từ ngữ diễn tả một cách khoa trương, màu mè, những tính từ hay
trạng từ gợi ý gợi hình một cách hoa mỹ, chỉ thích hợp trong loại văn mô tả.
Tính khuôn mẫu
• Văn bản cần được trình bày, sắp xếp bố cục nội dung theo các khuôn mẫu
(có thể sử dụng bản mẫu) để chính xác
• Thường sử dụng các cấu trúc có sẵn: "Căn cứ vào... ", “Theo đề nghị của...",
“Các... chịu trách nhiệm thi hành... này" , "Ban hành kèm theo…”

-
• Bộ yêu cầu một cách tha thiết các sở, ban, phòng nên nghĩ đến dân chúng
đang nóng lòng sốt ruột chờ đợi mà giải quyết mọi vấn đề hành chính một
cách nhanh chóng, nhất là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến nồi cơm
manh áo của các giới đồng bào nghèo khổ, rách rưới.

• Bộ yêu cầu các sở, phòng, ban trực thuộc cần phải giải quyết nhanh mọi vấn
đề hành chính, tránh sự chờ đợi quá lâu của nhân dân, nhất là các vấn đề có
liên quan đến đời sống của đồng bào vùng xa xôi hẻo lánh.
• Sở tôi yêu cầu ông giám đốc phải giải quyết cho vấn đề nói trên càng sớm
càng tốt.

• Sở chúng tôi trân trọng yêu cầu ông giám đốc giải quyết cho vấn đề nói trên.
• Nhận thấy những kẻ ăn mày, ăn xin thường gây nên hình ảnh bẩn thiểu đập
vào mắt người qua lại trên đường phố, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền
bắt nhốt cho kỳ hết để bảo vệ thẩm mỹ của Thủ đô.

• Nhận thấy những người hành khất trên đường gây nên hình ảnh không đẹp
mắt cho mỹ quan Thủ đô, yêu cầu các cơ quan hữu trách có biện pháp hữu
hiệu để bảo vệ vẽ thẩm mỹ của Thủ đô.
• Theo tinh thần phiên họp của Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân
dân ân cần nhắc nhở đồng bào cư ngụ tại tất cả các quận trong thành phố là
phải treo quốc kỳ trong các ngày lễ chính thức và nên giữ gìn cho quốc kỳ
được sạch sẽ.

• Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố trong phiên họp ngày 15
/6/2000, Ủy ban nhân dân thành phố trân trọng yêu cầu toàn thể nhân dân
thành phố treo Quốc kỳ tại gia đình và giữ gìn quốc kỳ cho sạch sẽ, mỗi khi
có thông báo yêu cầu cuối ban nhân dân thành phố nhân dịp các ngày lễ.
2. Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
• Phải đúng chính tả
- Sáp nhập - sát nhập
- Bánh trưng hay bánh chưng
Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
• Phải đúng chính tả
- Thứ bảy hay thứ bẩy
- Thầy giáo hay thày giáo
- Mang giày hay mang giầy
Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
• Phải chính xác về nghĩa của từ
- Thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ em,..
- Phân biệt và và hoặc
- Tránh những trùng ngữ, như: cải sửa án; người đầu tiên đề xuất vấn đề,
hàng xuất khẩu ra nước ngoài.
- Từ ghép không rõ ràng: điều nghiên (điều tra, nghiên cứu), thanh kiểm tra
(thanh tra, kiểm tra), phối kết hợp (phối hợp, kết hợp)…
- Tránh diễn tả ý bị động bằng từ bởi.
- Tránh dùng cụm từ phủ định của phủ định: ”đình chỉ ngừng thi công”, “cấm
không được vứt rác”, “cấm không được hút thuốc nơi công cộng”.
-
Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
• Hạn chế sử dụng từ đa nghĩa
- “Đồng ý về mặt nguyên tắc”
- Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết
xấu hạn chế tầm nhìn;
-
Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
• Sử dụng từ Hán Việt một cách phù hợp
- -Không nên sử dụng khi có từ Việt để thay thế: quốc nội, không phận, hải
phận, diêm dân, nha học đường, hồi gia, người dự sự, chiểu theo,…
- -Sử dụng trong trường hợp: không có từ Việt để thay thế hoặc từ có nghĩa
ngắn gọn hơn, trang trọng hơn. Ví dụ: phụ nữ, phu nhân, công chức, sáp
nhập, cáo bạch, lưu ký.
- Sử dụng chính xác: yếu điểm, điểm yếu, đề đạt, đề bạt.

-
Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
• Hạn chế sử dụng từ nước ngoài
- Internet, karaoke, jackpot, massage, logistics,…
- Website, quota, email, L/C
- Cà phê, li-xăng, vi rút, băng rôn, panô,…
- Từ viết tắt: GDP, WTO, CPI…
- Administrative Court: AC

-
Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
• Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng.
• Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
- Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi
bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự.

-
Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
• Thông tư số: 48/2011/TT-BYT ban hành nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối
thuốc”: GDP là viết tắt của Good Distribution Practices - Thực hành tốt phân
phối thuốc.
• Nghị quyết số: 78/2014/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015:
GDP: tổng sản phẩm trong nước.

-
Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
• Chỉ dùng những từ ngữ địa phương khi chỉ những sự vật, hiện tượng mà chỉ
địa phương đó mới có:
- Chục, vạn
- Rẽ trái, quẹo trái
- Nón bảo hiểm – mũ bảo hiểm
- Người tham gia giao thông – người đi đường
- Kẹt xe – tắc đường - ùn tắc giao thông
- Ngô – bắp
3. Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
• Câu: Chỉ sử dụng câu tường thuật.
• Sử dụng câu văn viết, không phải câu văn nói.
• Câu ngắn và câu dài: muốn rút ngắn văn bản mà không bỏ bớt những ý
nghĩa cần thiết, người soạn thảo phải dùng câu văn dài. Câu văn phải đủ chủ
ngữ – vị ngữ.
• Logic của câu, phù hợp với cấu trúc của các thuật ngữ pháp lý
• Đối với câu vắn tắt, sử dụng dấu hai chấm.
• Hình thức câu văn: câu khẳng định và câu phủ định, chủ động và bị động, đối
với các loại câu câu nghi vấn, câu hoài nghi, câu mệnh lệnh.
3. Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
• Chuyển từ câu hỏi sang câu tường thuật: Yêu cầu UBND cho biết tình hình
triển khai thi hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh: việc chỉ đạo, ban
hành Kế hoạch triển khai thực hiện như thế nào? UBND có gặp phải khó khăn
nào trong quá trình thực hiện không?
• Chuyển từ câu mệnh lệnh sang câu khẳng định: Hãy giải quyết nhanh
chóng mọi hồ sơ liên quan đến đời sống của nhân dân.
• Chuyển từ câu nghi vấn sang câu khẳng định: Yêu cầu quý cơ quan cho
biết được sự là ai? Bao nhiêu tuổi? Đến trú ngụ tại địa phương từ bao giờ?
Làm nghề gì? Và thường hay liên lạc với những hạng người nào trong xã hội?

-
3. Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
• Dấu câu: sử dụng 7 loại, không sử dụng 2 loại (! ?), hạn chế sử dụng 1 loại
(…) .
• Sử dụng đúng vị trí và vai trò của dấu câu.
• Dấu phẩy: (i) chia nhiều từ hay nhiều mệnh đề cùng thuộc về một loại, cùng
đóng vai trò giống nhau, (ii) đóng khung những chữ hay mệnh đề có mục
đích giải nghĩa, hay nhấn mạnh cần được lưu ý.
• Dấu chấm phẩy: có công dụng của dấu phẩy nhiều hơn công dụng của một
dấu chấm, dùng để chia một câu dài thành nhiều thành phần câu, mỗi phần
câu đã diễn hết một ý những những ý này có liên quan đến nhau.

-
3. Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
• Dấu chấm: chấm dứt một câu, cắt đoạn một ý, phân cách giữa các câu (không
phải các thành phần trong câu). Dấu chấm xuống hàng: có công dụng như
dấu chấm, thường dùng để cách đoạn mạch văn.
• Dấu gạch ngang: đặt ở đầu dòng có dùng để chỉ rõ các chi tiết được liệt kê
trong đoạn văn.
• Dấu ngoặc đơn: đóng khung sự giải thích hay ghi chú.

-
5. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ khi soạn thảo văn bản
• Nguyên tắc tự xuống dòng của từ: Khi STVB không dùng phím Enter để điều
khiển xuống dòng
• Giữa các từ chỉ dùng một dấu trắng để phân cách. Không sử dụng dấu trắng
đầu dòng cho việc căn chỉnh lề.
• Các dấu ngắt câu như chấm (.), phẩy (,)… phải ở vị trí sát vào từ đứng trước
nó, tiếp theo là một dấu trắng nếu sau đó vẫn còn nội dung.
• Các dấu mở ngoặc và mở nháy đều phải được hiểu là ký tự đầu từ, do đó ký
tự tiếp theo phải viết sát vào bên phải của các dấu này.
5. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ khi soạn thảo văn bản
• Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản,
buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản
được hình thành theo tập quán..., hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy
định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cả
cộng đồng.
• Văn phòng đại diện phải đăng ký với UBND tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở
về số người nước ngoài làm việc tại VPDD (bao gồm người nước ngoài và
người VN định cư ở nước ngoài) theo số lượng qui định tại Giấy phép; số
người VN làm việc tại VPDD và có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho
những người làm việc tại VPDD thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập
theo luật định."
-
5. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ khi soạn thảo văn bản
• Sắp xếp trật tự từ trong câu: Chủ thể - Hành động - Khách thể
• Xác định chủ thể hành động
• Sử dụng động từ cơ bản, không nên danh từ hóaVề câu chủ động và câu bị
động
• Kỹ thuật sắp xếp từ

-
2. Trình bày QPPL
Giả định
• Dự kiến đến mức cao nhất các khả năng có thể xảy ra
• Khi nêu các giả định trong VB thì nên dùng các cụm từ thể hiện khả năng chứ
không dùng các từ hoặc cụm từ biểu đạt một sự khẳng định tuyệt đối.
• Các từ, ngữ thích hợp nhất và được dùng phổ biến nhất là : Nếu, Khi, Trong
trường hợp, Hoặc, Hay…

-
Quy định
• Khi quy định những xử sự mà chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không
được thực hiện thì dùng: Phải, Có nghĩa vụ, Cấm, Không được.
• Khi quy định những xử sự mà chủ thể có thể lựa chọn thực hiện hay không
thực hiện thì dùng: Có quyền, được, được phép.
• Khi quy định những xử sự mà chủ thể có thể lựa chọn thực hiện hay không
thực hiện song pháp luật cần định hướng cho chủ thể thì dùng: Nên, Cần.

-
Chế tài
• Phải tương xứng với hành vi vi phạm
• Phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi đất nước
• Việt Nam có nên duy trì tử hình hay không?
• Mức phạt dựa trên doanh thu?

-
Trình bày QPPL
• Trực tiếp
• Viện dẫn

-
Tổng kết

• Ngôn ngữ trong VBPL


- Khái niệm, đặc điểm
- Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
- Câu và dấu câu
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ khi soạn thảo văn bản
• Kỹ thuật trình bày QPPL

You might also like