You are on page 1of 23

LỜI NÓI ĐẦU

Ngôn ngữ là cái đầu tiên góp phần tạo nên văn hóa. Chính nhờ ngôn ngữ mà con
người có thể thông tin trao đổi và cùng làm việc với nhau. Ngôn ngữ đã trở thành
phương tiện giao tiếp chủ yếu của loài người, cùng với lao động. Ngôn ngữ đã
góp phần xây dựng nên bản chất xã hội và nền văn minh của nhân loại.

Theo V.I Lénine: Ngôn ngữ là “phương tiện giao tiếp xã hội quan trọng nhất của
con người”. Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của xã hội
Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ luôn luôn tiếp thu các yếu tố mới như từ
mới, nghĩa mới để trở nên phong phú và hoàn thiện hơn. Khi một nhu cầu nào đó
của xã hội nảy sinh, ngôn ngữ thường mách bảo cho con người một phương tiện
ngôn ngữ nào đó có thể dùng một cách mới mẻ trong lời nói.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, giữ gìn ngôn ngữ đi đôi với sự phát triển của
đất nước, bên cạnh làm mới ngôn ngữ, tiếp thu có chọn lọc, không để làm mất đi
bản sắc văn hóa cuả các quốc gia. Hiện nay các quốc gia tích cực xây dựng luật
ngôn ngữ. Bài tiểu luận của chúng tôi hôm nay sẽ tìm hiểu về kinh nghiệm xây
dựng của một số quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
A.Kinh nghiệm xây dựng luật ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới

Qua sự nghiên cứu các tài liệu nhóm chúng tôi xin được giới thiệu qua
một số luật ngôn ngữ như sau

- Luật Ngôn ngữ văn tự thông dụng của nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa.

- Luật Ngôn ngữ của Cộng hòa Liên bang Nga gồm hai luật:

 Luật Ngôn ngữ các dân tộc của Cộng hòa Liên bang Nga.
 Luật Ngôn ngữ nhà nước của Cộng hòa Liên bang Nga.

- Luật Ngôn ngữ của Cộng hòa Adecbaizan gồm hai luật:

 Luật Ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Adecbaizan năm 1992.
 Luật Ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Adecbaizan năm 2002.

Ở mỗi bộ luật trên đều có một đặc thù riêng đã cân nhắc tới các đặc thù
của mỗi bộ luật mà những đặc thù ấy có thể giúp chúng ta tham khảo khi xây
dựng luật ngôn ngữ Chẳng hạn:

Luật Ngôn ngữ văn tự thông dụng nước Cộng hòa


Nhân ái Trung Hoa có những đặc điểm gần với Việt
Nam, đó là những điểm về chính trị - xã hội liên quan
đến việc bảo vệ, phát triển ngôn ngữ và đặc điểm về ngôn ngữ: quốc gia đa dân
tộc, đa ngôn ngữ có tiếng Hán với tư cách là ngôn ngữ quốc gia của Trung
Quốc - cùng loại hình với tiếng Việt với tư cách thì ngôn ngữ quốc gia của
Việt Nam.

Luật Ngôn ngữ của Cộng hòa Liên bang Nga gồm
hai luật: Luật Ngôn ngữ các dân tộc của Cộng hòa Liên
bang Nga và Luật Ngôn ngữ nhà nước của Cộng hòa
Liên bang Nga. Qua nghiên cứu của nhóm chúng tôi
các luật ngôn ngữ trên thế giới chỉ tập trung vào ngôn ngữ quốc gia. Nhưng
riêng ở Liên bang Nha, Luật Ngôn ngữ đầu tiên năm 1991 lại là luật ngôn ngữ
về các tân ngữ dân tộc trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga và phải đến năm 2005
mới có thêm bộ luật ngôn ngữ nhà nước của nước này. Sự cùng tồn tại hay nhìn
ở một góc độ khác là "sự chuyển" từ luật ngôn ngữ về các ngôn ngữ dân tộc
sang luật ngôn ngữ nhà nước là một đặc điểm khá nổi bật về luật ngôn ngữ so
với các quốc gia khác.

Luật Ngôn ngữ của Cộng hòa Adecbaizan gồm hai


luật: Luật Ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa
Adecbaizan năm 1992 và Luật Ngôn ngữ chính thức
của Cộng hòa Adecbaizan năm 2002. Có thể thấy, tuy cùng là luật ngôn ngữ
nhưng trong 10 năm, nội dung của Luật Ngôn ngữ của Cộng hòa Adecbaizan
đã có những thay đổi đáng kể.

I. Sau đây chúng tôi sẽ nói về kinh nghiệm xây dựng ‘’LUẬT
NGÔN NGỮ VĂN TỰ THÔNG DỤNG QUỐC GIA Ở NƯỚC
CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA’’ vì luật này có nhiều
đặc điểm với nước ta
Có thể nói bối cảnh ban đầu khi xây dựng luật ngôn ngữ của Trung Quốc
khá giống nước ta. Họ có những khó khăn về ngôn ngữ, dân tộc, xã hội, chính
trị,...vv. Ở đó đặt ra nhiều thách thức tuy nhiên đó là một tiền đề, để nhất định
phải xây dựng nên một luật ngôn ngữ thích hợp.

Nói sơ qua về Luật Ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia (中华人民共和
国国家通用语言文字法 Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc quốc gia thông
dụng ngữ ngôn văn tự pháp) của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được
thẩm định và thông qua kỳ họp thứ 18 Ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân
dân toàn quốc khoá IX, ngày 31/10/2000 và được đưa vào thực hiện từ ngày
01/01/2001. Đây là bộ luật chuyên về ngôn ngữ đầu tiên trong lịch sử Trung
Quốc, xác định vị trí pháp lí ngôn ngữ văn tự thông dụng của nước này là tiếng
phổ thông và chữ Hán quy phạm.

Dưới đây chúng tôi sẽ nói về những phần sẽ trở thành bài học kinh nghiệm
với nước ta.

1. Đặc điểm pháp lí của Luật Ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia
a. Thời gian xây dựng luật

Luật Ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia bắt đầu được soạn thảo từ
tháng 01/1997 sau đó được thẩm định và thông qua vào ngày 31/10/2000. Nếu
tính về thời gian xây dựng bộ luật này so với các bộ luật khác là tương đối ngắn
và khẩn trương. Giải thích điều này, các ý kiến cho rằng có nhiều lí do, trong
đó đáng chú ý là:

 Thứ nhất, ngôn ngữ văn tự được Đảng và Nhà nước Trung Quốc coi
là một trong những vấn đề đại sự quốc gia, vì thế công tác này luôn
được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước Trung
Quốc từ trung ương đến địa phương.
 Thứ hai, việc nghiên cứu ngôn ngữ văn tự ở Trung Quốc đã có cả
một bề dày. Thực tiễn khảo sát, nghiên cứu tình hình ngôn ngữ văn
tự ở Trung Quốc cộng với việc tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài
là cơ sở tốt trong việc xây dựng cơ sở khoa học về việc xây dựng
luật ngôn ngữ.

Bài học kinh nghiệm được rút ra: Để có thể xây dựng một bộ luật ngôn
ngữ hoàn chỉnh Trung Quốc đã phải chuẩn bị một quá trình lâu dài về công tác
ngôn ngữ văn tự. Đó cũng là sự đúc kết nhiều năm về đường lối chính sách và
ngôn ngữ cũng như kết quả quá trình thực thi chính sách ngôn ngữ. Có thể nói
thời gian xây dựng bộ luật ngắn nhưng họ đã chuẩn bị rất đầy đủ trước khi xây
dựng bộ luật này, vì vậy với nước ta cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi xây
dựng bộ luật của riêng mình.

b. Tính pháp lí đặc thù của Luật ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc
gia
o Tính mục đích
o Tính hướng dẫn
o Tính mềm dẻo
o Tính đơn giản, rõ ràng

Bài học kinh nghiệm được rút ra: Tính pháp lí đặc thù của Luật ngôn
ngữ Trung Quốc chính là đường hướng tạo ra một hành lang pháp lý đối với
việc bảo vệ phát triển ngôn ngữ ở Trung Quốc. Các điều khoản được nêu ra chỉ
nêu những vấn đề chung và các quy định thì đã có các văn bản của nhà nước
trước đó. Những văn bản quy định này lại là kết quả của một quá trình nghiên
cứu, đúc rút kinh nghiệm, qua thực tế sử dụng mà hình thành nên. Ngoài ra các
điều khoản cũng rất mềm dẻo họ thừa nhận sự tồn tại bình đẳng của ngôn ngữ
dân tộc song song với tiếng phổ thông và quy phạm chữ Hán. Rất phù hợp và
không gây mấy đoàn kết giữa các dân tộc với nhau.

2. Những nội dung ngôn ngữ trong Luật Ngôn ngữ văn tự thông
dụng quốc gia

Về nội dung của các điều luật này các bạn có thể xem trong sách CHÍNH
SÁCH NGÔN NGỮ & LẬP PHÁP NGÔN NGỮ từ trang 382-387. Ở đây
nhóm chúng tôi sẽ nói về bài học kinh nghiệm của phần này.

Bài học kinh nghiệm được rút ra: Chúng ta nên học hỏi việc xây dựng
quy định về tiếng Hán chuẩn mực và chữ Hán quy phạm. Ở đây là vệc căn
cứ vào đặc điểm riêng của từng lĩnh vực từng nghành để tạo ra quy định
cụ thể. Chúng tôi lấy một số dẫn chứng từ sách CHÍNH SÁCH NGÔN
NGỮ & LẬP PHÁP NGÔN NGỮ

Quy định về phạm vi sử dụng tiếng Hán chuẩn mực và chữ Hán quy
phạm

 Đối với các cơ quan Nhà nước: Luật này quy định, ngôn ngữ, chữ
viết công vụ phải là tiếng phổ thông và chữ Hán quy phạm (Điều 9).

Giải thích: Các văn bản của nhà nước cần chính xác; Các văn bản nhà
nước có tầm ảnh hưởng rộng, vì vậy đòi hỏi phải dùng ngôn ngữ có tính phổ
biến nhất, tiêu chuẩn nhất.
 Đối với các cơ quan giáo dục: Luật này quy định:

Nhà trường và các cơ quan giáo dục phải dùng tiếng phổ thông và chữ
Hán quy phạm làm ngôn ngữ chữ viết cơ bản trong giảng dạy, học tập và các
hoạt động giáo dục khác (Điều 10).

Các trường học ở vùng dân tộc dùng đồng thời ngôn ngữ văn tự thông
dụng quốc gia và ngôn ngữ văn tự của dân tộc mình trong công tác dạy và học.

Ngôn ngữ, chữ viết dùng để giảng dạy cho người nước ngoài cũng phải là
tiếng phổ thông và chữ Hán quy phạm (Điều 20).

Giải thích: Để truyền đạt đến người học những kiến thức chuẩn xác nhất
thì ngôn ngữ để truyền tải cũng phải là ngôn ngữ tiêu chuẩn. Điều này đặc biệt
quan trọng, nhất là với cấp tiểu học, mẫu giáo vì đây là những cấp học cơ sở,
tạo nền tảng cơ bản cho trẻ em.

 Đối với công tác phát thanh truyền hình, báo chí, xuất bản:

Luật này quy định, ngôn ngữ, chữ viết dùng trong các hoạt động phát
thanh truyền hình, báo chí, xuất bản phải là tiếng phổ thông và chữ Hán quy
phạm. Các ấn bản điện tử cũng phải dùng chữ Hán quy phạm (Điều 11, 12).

 Đối với các ngành dịch vụ công cộng:

Luật này quy định, ngôn ngữ giao dịch trong các ngành này là tiếng phổ
thông theo tiêu chuẩn của Nhà nước. Tất cả chữ viết trong quảng cáo, trên các
thiết bị nơi công cộng, bản hướng dẫn, bao bì các sản phẩm tiêu thụ trong nước
và tên gọi các tổ chức xí nghiệp phải là chữ Hán quy phạm (Điều 13). .
Giải thích: Khu vực kinh tế dịch vụ (Trung Quốc gọi là "sản nghiệp thứ
ba") hiện nay đang phát triển nhanh chóng. Đặc thù công việc trong các ngành
này là phải thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với nhiều đối tượng khách hàng
khác nhau. Chính vì thế, ngôn ngữ để làm việc phải là ngôn ngữ tiêu chuẩn,
ngôn ngữ phổ biến nhất.

 Đối với các ngành công nghệ thông tin:

Luật này quy định, chữ viết dùng trong xử lí tin học cũng như mọi sản
phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin đều phải phù hợp với tiêu chuẩn chữ
viết do Nhà nước quy định (Điều 15).

Giải thích: Ngành công nghệ thông tin của Trung Quốc cũng đã có những
tiến bộ đáng kể, từng bước theo kịp sự phát triển nhanh chóng của nền khoa
học kĩ thuật hiện đại thế giới. Trung Quốc dùng chữ tượng hình và phải xử lí để
đưa vào sử dụng trên máy tính.

Ngoài ra còn có quy định về trình độ tiếng phổ thông

Luật này quy định: Những người dùng tiếng phổ thông làm ngôn Thế làm
việc chính thức, đặc biệt là các phát thanh viên, dẫn chương trình , diễn viên
kịch nói, phim truyền hình, giáo viên và cán bộ Nhà nước phải có trình độ tiếng
phổ thông tương xứng với tiêu chuẩn do Nhà nước quy định (Điều 19).

Các điều khoản trên đây tập trung vào tiếng Hán chuẩn mực và chữ Hán
quy phạm, tức là phổ thông thoại với tư cách là cộng đồng ngôn ngữ. Những
điều khoản này đều rất rõ ràng phù hợp với thới đại, cho thấy rõ được sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước về vai trò của ngôn ngữ quốc gia đối với sự phát triển
đất nước, đoàn kết dân tộc và hội nhập quốc tế.

Cùng với đó bộ luật trên cũng nêu ra được các trường hợp được sử dụng
tiếng Hán phương ngữ bao gồm

 Cán bộ ở các cơ quan Nhà nước công tác tại các địa phương, cần
phải dùng tiếng địa phương để phục vụ cho mục đích công tác.
 Các chương trình phát thanh truyền hình bằng tiếng địa phương
được cơ quan quản lí phát thanh truyền hình cấp trung ương và địa
phương phê duyệt..
 Các hình thức nghệ thuật như kịch, điện ảnh mà lời thoại cần | dùng
tiếng địa phương, đặc biệt là những hình thức kịch đặc trưng của
các địa phương.
 Công tác giáo dục, nghiên cứu, xuất bản cần dùng tiếng địa phương,

Những quy định rõ ràng này là kinh nghiệm đáng tham khảo khi giống với
TQ nước ta cũng hệ thống tiếng địa phương phong phú và cần có một quy định
rõ ràng.

Ngoài ra còn có quy định về việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số

Luật này quy định (Điều 8): Các dân tộc được tự do sử dụng và phát triển
ngôn ngữ văn tự của mình. Việc sử dụng ngôn ngữ văn tự các dân tộc thiểu số
phải căn cứ trên hiến pháp luật tự trị dân tộc và các quy định liên quan trong
các bộ luật khác.

Hay quy định về việc sử dụng tiếng nước ngoài


 Các trường hợp cần sử dụng tiếng nước ngoài để phát thanh phải
được cơ quan quản lí phát thanh truyền hình của Quốc vụ viện phê
chuẩn.
 Các trường hợp cần sử dụng ngôn ngữ văn tự nước ngoài trong các
xuất bản phẩm tiếng Hán bắt buộc phải có phần chú thích

Hai quy định này đều gắn chặt với thực trạng của quốc gia sở tại và là bài
học kinh nghiệm về việc nắm bắt thực trạng của việc sử dụng ngôn ngữ để có
thể làm luật

Các biện pháp thi hành luật

Một kinh nghiệm nữa mà luật ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia TQ
mà chúng ta cần học hỏi đó là về các biện pháp thi hành luật.

Ở đây ngoài các vấn đề thuộc về ngôn ngữ, bộ luật này còn luật hóa các
vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đối với ngôn ngữ văn tự thông
dụng quốc gia. Tuy nhiên, khác với các bộ luật khác, đó là, thay các điều khoản
xử lí khi người công dân vi phạm luật về ngôn ngữ là sự nhắc nhở, chỉ dẫn. Thể
hiện được, bộ luật đã đặc biệt chú trọng tới chức năng xã hội và tính xã hội của
ngôn ngữ.

Tôi lấy một số dẫn chứng như sau

Trong phần quyền và nghĩa vụ của người dân


Bộ luật này quy định: Công dân có quyền được học tập và sử dụng ngôn
ngữ văn tự thông dụng quốc gia. Theo đó, Nhà nước ta điều kiện để công dân
được học tập và sử dụng ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia (Điều 4).

Hay vai trò của chính quyền

Để Luật Ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia có thể thực thi, các điều
khoản trong bộ luật này đã quy định vai trò của Nhà nước và các cấp chính
quyền như sau:

Nhà nước ban hành quy định và tiêu chuẩn của ngôn ngữ văn tự thông
dụng quốc gia, quản lí việc sử dụng ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia trong
xã hội, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy ngôn
ngữ văn tự thông dụng quốc gia, thúc đẩy quá trình quy phạm, làm phong phú
và phát triển ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia (Điều 6).

Nhà nước khuyến khích và khen thưởng các tổ chức và cá nhân có cống
hiến nổi bật cho sự nghiệp ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia (Điều 7).

Chính quyền các cấp và các cơ quan hữu quan cần áp dụng các biện pháp
để mở rộng tiếng phổ thông và chữ Hán quy phạm (Điều 4).

Cả hai phần trên đều luật hóa các quyền và nghĩa vụ, khi nhìn nhận thì
công dân có thể thấy rằng việc áp dụng luật về ngôn ngữ là đang giúp cho sự
phát triển về ngôn ngữ quốc gia.

Quy định về xử phạt do vi phạm luật

 Đối với công dân: có thể đưa ra kiến nghị và phê bình.
 Đối với nhân viên: các cơ quan hành chính có liên quan sẽ chịu
trách nhiệm ra lệnh cải chính; nếu không sửa chữa có thể cảnh cáo
đồng thời đôn đốc việc cải chính.
 Đối với những trường hợp can thiệp vào việc sử dụng và học tập
ngôn ngữ văn tự thông dụng quốc gia: các cơ quan quản lí hành
chính có liên quan chịu trách nhiệm ra lệnh cải chính và cảnh cáo.

Các mức phạt trên đều nhẹ và mang tính nhắc nhở hay chỉ dẫn không quá
cứng nhắc. Đây là kinh nghiệm rất đáng lưu tâm dành cho việc soạn thảo luật
ngôn ngữ ở nước ta.

II. Kinh nghiệm xây dựng luật ngôn ngữ của Liên Bang Nga:

Liên Bang Nga là một quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ. Theo điều tra
dân số năm 2002, hiện ở Nga đang có 142,6 triệu người nói tiếng Nga, 5,3 triệu
người nói tiếng Tatar và 1,8 triệu người nói tiếng Ukraine.

Tiếng Nga được xem là ngôn ngữ chính thức duy nhất của nhà nước,
nhưng bên cạnh đó, hiến pháp vẫn cho các nước cộng hòa quyền được đưa
ngôn gnuwx bản địa của mình trở thành ngôn ngữ đồng chính thức bên cạnh
tiếng Nga.

Hiện nay, Nga đang có hai bộ luật ngôn ngữ, với nội dung hoàn toàn khác
biệt nhau: Một là Luật ngôn ngữ các dân tộc Cộng hòa Liên Bang Nga và luật
ngôn ngữ nhà nước của Liên Bang Nga.

a. Luật ngôn ngữ các dân tộc Cộng hòa Liên Bang Nga:
Có thể coi đây là một bộ luật ngôn ngữ khá đặc thù của riêng Liên Bang
Nga.

Dựa theo cấu trúc, luật này hướng vào ngôn ngữ các dân tộc của Liên
Bang Nga:

 Xem ngôn ngữ của các dân tộc Liên Bang Nga là tài sản quốc gia của nhà
nước Nga.

 Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ các ngôn ngữ dân tộc và tạo điều kiện phát
triển các ngôn ngữ dân tộc, trạng thái song ngữ va đa ngữ.

 Nhằm tạo điều kiện cho việc bảo tồn và phát triển vừa bình đẳng vừa độc
đáo ngôn ngữ các dân tộc Liên Bang Nga. Đây cũng là cơ sở để hình thành
nên một hệ thống điều chỉnh pháp lí đối với hoạt động của các tổ chức và
cá nhân, để soạn thảo các văn bản pháp quy nhằm thực hiện các điều khoản
ở Luật này.

Nội dung ngôn ngữ trong luật này gồm: quy định về ngôn ngữ, quy định
về việc sử dụng ngôn ngữ và quy định vai trò của nhà nước. Trong ba nội dung
này thì nội dung thứ ba “quy định về vai trò của nhà nước luôn gắn với hai quy
định trên” (quyền ngôn ngữ gắn với vai trò của nhà nước và việc sử dụng ngôn
ngữ gắn với vai trò nhà nước).

Luật này rất chú trọng đến việc bình đẵng giữa các loại ngôn ngữ, nhấn
mạnh không ai có quyền đặ ra hạn chế hay ưu đãi khi sử dụng ngôn ngữ
(điều 2) Quyền ngôn ngữ của các dân tộc bình đẳng như nhau, không phân
biệt giàu nghèo, xuất thân, tôn giáo hay địa vị, mọi người được tự do lựa chọn
ngôn ngữ giao tiếp, giáo dục, giảng dạy, học tập và sáng tác (điều 4).

Quy định về sự phân bổ chức năng giao tiếp giữa tiếng Nga với các ngôn
ngữ khác, đó là bao quát các phạm vi giao tiếp ngôn ngữ chịu sự điều chỉnh
của luật pháp (không gồm các trương hợp giao tiếp không chính thức giữa các
cá nhân với nhau, trong hoạt động của các hiệp hội, tổ chức tôn giáo và xã hội),
cụ thể:

1. Quy định việc sử dụng tiếng Nga với vai trò là ngôn ngữ nhà nước.

2. Quy định việc sử dụng các ngôn ngữ khác được sử dụng đồng thời với tiếng
Nga.

3. Quy định về phân bổ chức năng giao tiếp của tiếng Nga với các ngôn ngữ
trong các lĩnh vực giao tiếp cụ thể như: a) trong hoạt động của các cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và công sở thuộc Liên bang Nga; b) trong
công tác vãn thư chính thức; c) trong các văn bản, giấy tờ in sẵn, mang tính
khuôn mẫu; d) trong toà án; e) trên các phương tiện thông tin đại chúng; f)
trong lĩnh vực công nghiệp, thông tin liên lạc, giao thông vận tải và năng
lượng; g) trong lĩnh vực dịch vụ và hoạt động thương mại.

Quy định về ngôn ngữ tên gọi các đối tượng địa lí, các dòng chữ đề, chỉ
dẫn đường sá hay các chỉ dẫn khác cũng được nói đến.

 Đa dạng nhưng không hỗn loạn.


Điều khoản bên trong cũng có ghi rõ ràng, Liên Bang Nga tự do ngôn ngữ
dân tộc, nhưng dân tộc không được bài xích tiếng Nga, ngoài ra còn có trách
nhiệm phổ biến và ủng hộ Tiếng Nga.

Nga xem ngôn ngữ các dân tộc là di sản Quốc gia, có trách nhiệm bảo tồn
và lưu giữ. Về mặt xã hội, tiến hành chính sách ngôn ngữ có căn cứ khoa học
nhằm bảo tồn, phát triển và nghiên cứu mọi ngôn ngữ của các dân tộc Liên
bang Nga trên lãnh thổ Liên bang Nga; Về mặt kinh tế, nhà nước có sự ưu đãi
trong việc bảo đảm ngân sách có mục đích và đảm bảo tài chính khác cho các
chương trình khoa học và chương trình quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển
ngôn ngữ các dân tộc của Liên bang Nga.

Về việc xử lí vi phạm, hành động của các pháp nhân và thể nhân vi phạm
luật pháp Liên Bang Nga về ngôn ngữ các dân tộc Liên Bang Nga sẽ kéo theo
trách nhiệm và bị khiếu nại theo quy định phù hợp với luật pháp của Liên bang
Nga.

b. Luật về ngôn ngữ nhà nước của Liên bang Nga:

Luật được tổng thống Nga V.Putin kí năm 2005, có hiệu lực pháp lí từ
ngày 1 tháng 6 năm 2005 trở đi.

Luật này quy định:

1/Việc sử dụng ngôn ngữ nhà nướcc của Liên bang Nga trên toàn lãnh
thổ Liên bang Nga.
2/ đảm bảo cho các công dân Liên bang Nga được quyền sử dụng ngôn
ngữ nhà nước của Liên bang Nga, bảo vệ và phát triển văn hoá ngôn ngữ.

3/ Tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau, cũng cố địa chỉ trong các bức
điện và bưu phẩm, các thư chuyển tiền qua đường bưu điện. 5/ Viết tên các đối
tượng địa lí, ghi chú dòng chữ trên biển chỉ đường.

4/ Trên các phương tiện truyền thông.

5/Trong quảng cáo.

6/ Trong các lĩnh vực khác được các luật liên bang quy định.

7/ Trong các hiệp ước quốc tế của Liên bang Nga cũng như các luật và
các văn bản pháp quy khác…

Về vai trò của nhà nước, với mục đích bảo vệ và hỗ trợ ngôn ngữ nhà
nước, Nhà nước có nhiệm vụ:

1. Đảm bảo sự hành chức của ngôn ngữ nhà nước Liên bang Nga trên toàn
lãnh thổ Liên bang Nga.

2. Soạn thảo và thông qua các luật Liên bang và văn bản pháp quy khác của
Liên bang Nga, nhằm bảo vệ và hỗ trợ ngôn ngữ nhà nước của Liên bang
Nga.
3. Áp dụng các biện pháp đề: (a) đảm bảo quyền của công dân Liên bang
Nga đượcc sử dụng ngôn ngữ nhà nước của Liên bang Nga, (b) hoàn thiện
hệ thống giáo dục, hệ thống đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực tiếng Nga và
giảng viên tiếng Nga với tư cách là tiếng nước ngoài, (c) đào tạo cán bộ
khoa học-sư phạm cho các cơ sở giáo dục có học tập và giảng dạy bằng
tiếng Nga ở ngoài phạm vi Liên bang Nga, (d) tạo điều kiện cho việc học
tiếng Nga ở ngoài phạm vi Liên bang Nga, (e) có sự hỗ trợ của nhà nước
trong việc in ấn từ điển và sách ngữ pháp tiếng Nga.

4. Đảm bảo quyền của công dân Liên bang Nga được sử dụng ngôn ngữ nhà
nước của Liên bang Nga như: (a) được học tập bằng tiếng Nga trong các
cơ quan giáo dục của nhà nước và thành phố, (b) được nhận thông tin bằng
tiếng Nga trong các cơ quan quyền lực nhà nước của liên bang, cơ quan
quyền lực nhà nước của các chủ thể Liên bang Nga, các cơ quan nhà nước
khác, cơ quan tự quản điạ phương, tổ chức thuộc mọi hình thức sở hữu, (c)
được nhận thông tin bằng tiếng Nga thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng của toàn nước Nga, khu vực và thành phố.

5. Những người không thông thạo ngôn ngữ nhà nước của Liên bang Nga,
khi thực thi và bảo vệ các quyền hợp pháp của họ trên lãnh thổ Liên bang
Nga trong trường hợp do các luật liên bang quy định, có quyền được sử
dụng dịch vụ phiên dịch.

Về chế tài: Tiến hành kiểm tra việc tuân thủ luật Liên bang Nga về ngôn
ngữ nhà nước của Liên bang Nga. Hành động vi phạm Luật Liên bang này sẽ
kéo theo trách nhiệm do luật pháp Liên bang Nga quy định, như hạn chế việc
sử dụng tiếng Nga với tư cách là ngôn ngữ nhà nước, cũng như các hành động
và vi phạm cản trở việc thực hiện quyền của công dân được sử dụng tiếng Nga.

Tổng kết:

Nga là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, có một vài nét tương tự như Việt
Nam (Theo thông kê 2015, Việt Nam có 13.386.330 người dân tộc thiểu số,
chiếm tỉ lệ gần 14,6% dân số cả nước, với 8 ngôn ngữ chính đang được sử
dụng: Việt - Mường, Tày – Thái, Mông - Dao, Ka Đai, Tạng Miến, Nam Đảo,
Hán.)

Chưa tính nền chí trị và tư tưởng của Nga cũng có rất nhiều sự tương đồng
với Việt Nam. Nên các Luật về ngôn ngữ Nga có giá trị tham khảo rất lớn đối
với Việt Nam, đặc biệt là Luật ngôn ngữ các dân tộc Cộng hòa Liên bang Nga,
đây là một nét đặc sắc của riêng Nga, mà không phải Quốc gia nào cũng có.

III. Định hướng xây dựng luật ngôn ngữ Tiếng Việt

Mở đầu nội dung phần này chúng tôi xin mượn bài viết được đăng
trên báo Lao Động: Cần có Luật Ngôn ngữ tiếng Việt

1.Tình trạng sử dụng ngôn ngữ hiện nay

Hiện nước ta có Hiến Pháp 2013, các Bộ luật Dân sự, Luật Báo chí, Luật
Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy định liên quan. Ngoài ra, nước ta cùng có
không ít văn bản pháp quy liên quan đến báo chí, truyền thông, ngôn ngữ.
Nhưng luật chuyên ngành ngôn ngữ thì chưa.
Theo số liệu từ Wikimadia, trên thế giới hiện nay có hơn 1.000 bộ luật
ngôn ngữ. Trong khi Việt Nam nghìn năm văn hiến thì lại chưa có. Ở nước ta
ngày nay, tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, được quy định trong Hiến pháp. Đó
là cơ sở pháp lý để ban hành Luật Ngôn ngữ, các văn bản pháp quy.

Trên thực tế còn rất nhiều bất cập, lệch lạc trong việc dùng tiếng Việt
không chỉ trong đời sống mà còn trên báo chí. Có vấn đề nhận thức chưa đúng
vai trò, ý nghĩa của tiếng Việt, dẫn đến tình trạng vay mượn tiếng nước ngoài
tùy tiện, phiên âm, phát âm tiếng nước ngoài chưa thống nhất. Tình trạng đặt
“tít” giật gân, câu khách vẫn còn nhiều gây bức xúc trong công chúng. Nhất là
công chúng vốn coi báo chí là mẫu mực trong việc nói và viết, nên chúng ta
dùng từ sai, viết sai, nói sai trên báo chí thì sẽ dễ bị bắt chước.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự non yếu về nhận thức, cả kiến
thức về ngôn ngữ của chính nhà báo. Đội ngũ những người làm báo được tuyển
chọn từ nhiều nguồn, chuyên ngành khác nhau, có một số người viết theo thói
quen, kinh nghiệm, nhiều khi viết sai mà không biết. Công tác biên tập ngôn
ngữ báo chí ở các cơ quan báo chí còn chưa được quan tâm đúng mức.

Vì vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các cơ quan báo chí, mỗi nhà báo cần
nhận thức vai trò to lớn của tiếng Việt trên báo chí và các phương tiện truyền
thông nói chung. Cần có sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả hơn nữa giữa Hội Nhà
báo Việt Nam và Hội Ngôn ngữ Việt Nam để đưa ra các bộ quy chuẩn về phát
âm, cũng như chính tả trên báo chí.

Không chỉ ở Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đang phải đối mặt
với sự giao thoa giữa tiếng mẹ đẻ với ngôn ngữ nước ngoài. Trong quá trình
tiếp xúc cử tri, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đưa ra ý kiến, băn khoăn về tình
trạng nhiều phát thanh viên, biên tập viên truyền hình, phóng viên viết sai, nói
sai ngữ pháp tiếng Việt. Trong khi tại Việt Nam, thì chưa có cơ quan nào đứng
ra chịu trách nhiệm về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chưa có chế tài
gì để xử phạt hành vi làm giảm sự trong sáng của tiếng Việt trên báo chí.

2. Định hướng xây dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam

Qua phân tích trên, nhà nước ta hiện nay cần phải luật ngôn ngữ cụ thể, để
bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, trước sự lai tạp của ngôn ngữ nước ngoài.
Trong đó, Việt Nam nên xây dựng luật ngôn ngữ làm sao vừa bảo vệ Tiếng
Việt phổ thông và vừa bảo vệ được tiếng của các dân tộc thiểu số ở nước ta.

Sau khi tham khảo một số luật ở nước ngoài, đầu tiên luật ngôn ngữ của
Việt Nam cần phải quy định cụ thể ngôn ngữ phổ thông và ngôn ngữ địa
phương được sử dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tiễn. chẳng
hạn như, ngôn ngữ phổ thông phải làm chuẩn cho cho toàn thể đất nước, điển
hình như trong các văn bản hành chính, pháp luật, sự dụng ngôn ngữ báo chí và
các vấn đề các có yếu tố toàn dân.

Bên cạnh đó, luật ngôn ngữ của Việt Nam cũng cần quy định rõ việc sử
dụng ngôn ngữ của các dân tộc, nhằm bảo vệ ngôn ngữ của các dân tộc này.

Để thực thi và xử lý các nhân tố vi phạm luật, nhà nước Việt Nam cũng
cần giao cho một cơ quan có đủ thẩm quyền quan lý.

Đối với người có những cống hiến trong việc phát tuyên truyền và phát
huy ngôn ngữ theo đúng quy định pháp luật thì cần tuyên dương và khen
thưởng.
Cần thực hiện kỳ thi để phân loại trình độ sử dụng ngôn ngữ để đáp ứng
các công việc có tính phổ thông cao, như ngành báo chí, cơ quan ban hành pháp
luật …

Đối với ngành giáo dục và đào tạo phải bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt với
đội ngũ giáo viên, học sinh nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng Tiếng Việt.
Đặc biệt cần phải rèn luyện kĩ năng nói và viết chuẩn Tiếng Việt cho học sinh
ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đối với tiếng địa phương và ngôn ngữ nước ngoài, luật cũng cần nêu rõ
những nơi ngôn ngữ này được sử dụng, để sự lợi dụng và các yêu tố khác liên
quan đến sự mai mọt của tiếng Việt…

Trong Hiến pháp (2013) – bộ luật cơ bản của nước ta hiện nay khẳng định tiếng
Việt là ngôn ngữ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là
một bước tiến quan trọng khẳng định vị thế tiếng Việt nước ta hiện nay. Cùng với
quốc kỳ, quốc ca, tiếng Việt – ngôn ngữ quốc gia mang lại biểu trưng cho sự độc
lập, tự chủ, thống nhất của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Một nhà nước pháp quyền, mọi thứ đều phải được điều hành thông qua pháp luật.
Luật ngôn ngữ cũng là một cách để điều hành sự phát triển của ngôn ngữ đi đúng
hướng nhằm phát triển chức năng của ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất.

Hướng đến sự chuẩn mực của ngôn ngữ quốc gia, đáp ứng được vai trò là ngôn
ngữ, vừa góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, vừa có thể tiếp nhận được các
yếu tố của ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài đang là đòi hỏi bức thiết của quá trình
hội nhập hiện nay trên lĩnh vực ngôn ngữ. Vì vậy, sự ra đời của Luật Ngôn ngữ
các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là yêu cầu tất yếu,
đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong thời gian chờ Luật Ngôn ngữ tiếng Việt ra đời, mỗi người dân Việt Nam
cần có ý thức, trách nhiệm trong việc nói đúng- viết đúng Tiếng Việt để những giá
trị tốt đẹp của tiếng mẹ đẻ luôn được gìn giữ và phát huy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Những vấn đề về ngôn ngữ và kinh nghiệm xây dựng luật ngôn ngữ ở một
số quốc gia trên thế giới – tác giả Nguyễn Văn Khang
2. https://www.vietnamplus.vn/nghien-cuu-huong-toi-xay-dung-luat-ngon-
ngu-o-viet-nam/339758.amp
3. https://amp.laodong.vn/van-hoa/can-co-luat-ngon-ngu-tieng-viet-
522868.ldo
4. https://vtc.vn/can-co-luat-ngon-ngu-quoc-gia-ar287061.html?
catname=giao-duc
THÀNH VIÊN NHÓM

1 .Trần Ngọc Tuyết Ngân – 17CBC3

2. Hoàng Anh Quân – 17CBC1

3. Nguyễn Tấn Phước – 17CBC3

4. Dương Tiểu Hồng – 16SNV

5. Hoàng Minh Huy – 17CBC1

You might also like