You are on page 1of 18

1.

Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động trong
trường hợp sau đây:
A. Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu
quyết;
B. Nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp ở Công ty con.
Trường hợp có sự khác biệt giữa tỷ lệ quyền biểu quyết theo giấy đăng ký
kinh doanh và tỷ lệ quyền biểu quyết tính trên cơ sở vốn thực góp thì quyền
biểu quyết được xác định theo điều lệ doanh nghiệp hoặc theo sự thống nhất
giữa các bên;
C. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành
viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty con;
D. Tất cả đều đúng
2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về xử lý kế toán cho việc hợp nhất A
+ B = C?
A. Bên mua bị thanh lý, cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ vào doanh
nghiệp còn lại
B. Bên bị mua bị thanh lý, cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ vào doanh
nghiệp còn lại
C. Cả hai doanh nghiệp hợp nhất đều bị thanh lý và cộng gộp tài sản và nợ phải
trả riêng lẻ thành một doanh nghiệp mới
D. Bên mua và bên bị mua vẫn hoạt động riêng lẻ bình thường

3. Khi thanh toán giá phí hợp nhất bằng việc phát hành cổ phiếu thì chi phí
phát hành cổ phiếu sẽ được
A. Tính vào chi phí hoạt động trong kỳ
B. Tính vào giá trị khoản đầu tư
C. Tính vào thặng dư vốn cổ phần
D. Tính vào lợi thế thương mại

4. Công ty ABC có tỷ lệ quyền biểu quyết tại Công ty B là 55%, có tỷ lệ quyền


biểu quyết tại Công ty C là 20%. Công ty B có tỷ lệ quyền biểu quyết tại Công
ty C là 40%. Quyền kiểm soát của Công ty ABC tại Công ty C là
A. 60%
B. 40%
C. 20%
D. 42%

5. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất ở Việt Nam chủ yếu được
thực hiện theo quy định tại
A. VAS 22
B. Thông tư 200
C. Thông tư 202
D. Tất cả đều đúng

6. Hãy sắp xếp các công việc sau cho phù hợp với quy trình hợp nhất kinh
doanh
i. Cộng hợp các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
ii. Loại trừ các giao dịch nội bộ
iii. Loại trừ giá trị khoản đầu tư
iv. Tính lợi thế thương mại
A. i, iv, ii, iii
B. i, ii, iii, iv
C. i, iv, iii, ii
D. i, iii, ii, iv

7. Chọn câu phát biểu ĐÚNG: (nhiều đáp án)


A. Theo VAS 11 và TT202, Lợi thế thương mại từ hợp nhất kinh doanh (hình
thành mẹ - con) chỉ được trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất
B. Lợi thế thương mại từ hợp nhất kinh doanh là phần còn lại sau khi lấy giá phí
hợp nhất trừ đi giá trị tài sản thuần của bên bị mua
C. Lợi thế thương mại từ hợp nhất kinh doanh bắt buộc phải đánh giá tổn thất
định kỳ hằng năm
D. Lợi thế thương mại từ hợp nhất kinh doanh được trình bày trong phần Tài
sản trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và được phân bổ không quá
10 năm

8. Trường hợp công ty mẹ có các công ty con lập Báo cáo tài chính bằng
đồng tiền khác với đồng tiền báo cáo của công ty mẹ, trước khi hợp nhất Báo
cáo tài chính, công ty mẹ phải chuyển đổi toàn bộ Báo cáo tài chính của các
công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ
A. Yes
B. No

9. Trong hợp nhất kinh doanh hình thành quan hệ mẹ - con, bên bị mua là
A. Bên ký hợp đồng mua
B. Bên nhận thanh toán tiền theo hợp đồng
C. Bên bị kiểm soát bởi bên còn lại
D. Bên giao tài sản thanh toán theo hợp đồng

10. Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới hình thức:
A. Một doanh nghiệp có thể mua cổ phần của một doanh nghiệp khác;
B. Một doanh nghiệp gánh chịu các khoản nợ của một doanh nghiệp khác;
C. Một doanh nghiệp mua tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác,
D. Tất cả đều đúng
11. Tỷ lệ sở hữu đối với khoản đầu tư vào đơn vị nhận đầu tư là:
A. Tỷ lệ lợi ích
B. Tỷ lệ quyền biểu quyết.
C. Tỷ lệ quyền kiểm soát.
D. Câu b và c.

12. Quan hệ giữa tổng công ty và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc
thỏa mãn định nghĩa “nhóm công ty” theo Luật doanh nghiệp 2020. Câu phát
biểu này:
A. Sai
B. Đúng

13. Khi xác định giá phí hợp nhất kinh doanh, phát biểu nào sau đây là đúng
A. Giá phí là giá trị hợp lý của tài sản thuần nhận về
B. Giá phí là giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể phân biệt nhận về
C. Giá phí là giá trị hợp lý của tài sản nhận về
D. Giá phí là giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi

14. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Thuế suất thuế TNDN 20%.
Tại ngày này, công Y có tình hình tài chính như sau
Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý

200 240
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả 40 30

160
Tổng vốn chủ sở hữu
Lợi thế thương mại được tính tại ngày mua là
A. 20 tỷ đồng = 220 - {160 + [(240-200) - (30-40)]*(1-20%)}
B. 0 tỷ đồng
C. -20 tỷ đồng
D. 60 tỷ đồng
15. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất được thực hiện khi
A. Đơn vị có tối thiểu một công ty liên danh
B. Đơn vị có tối thiểu một công ty liên kết
C. Đơn vị có tối thiểu một công ty liên doanh
D. Đơn vị có tối thiểu một công ty con

16. Căn cứ để xác định quyền kiểm soát của một đơn vị trong một đơn vị
khác là
A. Quyền sở hữu
B. Quyền biểu quyết
C. Quyền chi phối
D. Tất cả đều đúng

17. Trường hợp nào sau đây đơn vị không phải lập báo cáo tài chính hợp
nhất
A. Đơn vị chỉ vừa có ý định niêm yết chứng khoán trên sàn
B. Mặc dù trái phiếu không được giao dịch trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của
đơn vị được niêm yết.
C. Đơn vị là công ty con của một công ty khác
D. Tất cả đều đúng

18. Phát biểu nào dưới đây ĐÚNG NHẤT về Nguyên tắc chung khi lập và trình
bày Báo cáo tài chính hợp nhất:
A. Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất Báo cáo tài
chính riêng của mình và các công ty con ở nước ngoài do công ty mẹ kiểm
soát.
B. Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất Báo cáo tài
chính riêng của mình và của tất cả các công ty con ở trong nước và ngoài
nước do công ty mẹ kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp
C. Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất Báo cáo tài
chính riêng của mình và của tất cả các công ty con ở trong nước do công ty
mẹ kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp
D. Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất của tất cả các
công ty con ở trong nước và ngoài nước do công ty mẹ kiểm soát trực tiếp
hoặc gián tiếp

19. Trong một số trường hợp khó xác định được bên mua thì việc xác định
bên mua có thể dựa vào các biểu hiện nào sau đây
A. Quyền chi phối việc bổ nhiệm các thành viên ban lãnh đạo của doanh nghiệp
hình thành từ hợp nhất kinh doanh thuộc về bên nào thì bên đó là bên mua
B. Bên bỏ tiền hoặc các tài sản khác trong việc hợp nhất kinh doanh thường
được coi là bên mua
C. So sánh giá trị hợp lý của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất, doanh
nghiệp nào có giá trị lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác được coi
là bên mua
D. Tất cả đều đúng

20. Ngày 1/1/20x0, công ty mẹ mua 70% cổ phần của công ty con với trị giá là
300 tỷ đồng. cùng ngày, tài sản thuần của công ty con theo giá trị hợp lý là
360 tỷ đồng (bao gồm vốn cổ phần là 300 tỷ và lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối là 60 tỷ đồng). Lợi thế thương mại trong giao dịch này bằng:
A. 90
B. (60)
C. 48 = 300 - 70%*360
D. 0

21. Công ty A (đơn vị tính: tỷ đồng) mua 100% công ty B với giá 90 và phí tư
vấn mua 2. Tại ngày trao đổi, công ty B có vốn đầu tư của chủ sở hữu 100, lỗ
sau thuế 20. Giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty B bằng với
giá trị hợp lý, vậy lợi thế thương mại hoặc lãi giao dịch mua rẻ là:
A. 8
B. 10
C. 12 = 90 + 2 - (100-20)
D. (8)

22. Công ty A (đơn vị tính: tỷ đồng) mua 60% công ty B với giá 38 và phí tư
vấn mua 2. Tại ngày trao đổi, công ty B có vốn đầu tư của chủ sở hữu 100, lỗ
sau thuế 20. Giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty B bằng với
giá trị hợp lý, vậy lợi thế thương mại hoặc lãi giao dịch mua rẻ là:
A. 8
B. 12
C. (8) = 38 + 2 - (100-20)*60%
D. 10

23. Trong hợp nhất kinh doanh hình thành quan hệ mẹ - con, bên mua là
A. Bên nhận tài sản thanh toán theo hợp đồng
B. Bên ký hợp đồng mua
C. Bên thanh toán tiền theo hợp đồng
D. Bên có quyền kiểm soát bên còn lại

24. Hình thức hợp nhất kinh doanh nào sau đây hình thành quan hệ mẹ - con:
A. Bên mua mua toàn bộ cổ phiếu của bên được mua, sau đó tạo ra một công
ty mới và giải thể các công ty ban đầu
B. Bên mua mua toàn bộ cổ phiếu của bên được mua, sau đó chuyển tài sản và
nợ phải trả lên sổ sách của công ty mua.
C. Bên mua mua toàn bộ cổ phiếu của bên được mua, sau đó công ty được
mua vẫn tồn tại và có hoạt động kinh doanh độc lập.
D. Tất cả các trường hợp trên

26. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình
hình tài chính như sau

Giá trị ghi sổ


Giá trị hợp lý
200 240
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả 40 40
Tổng vốn chủ sở hữu 160
Trong tổng nợ phải trả có ghi nhận 10 tỷ đồng cổ tức đã công bố nhưng chưa
thanh toán. Theo thoả thuận, công ty X không được hưởng khoản cổ tức này.
Lợi thế thương mại được tính trong trường hợp này là bao nhiêu, biết Thuế
suất thuế TNDN 20%.
A. 10 tỷ đồng
B. 20 tỷ đồng
C. 60 tỷ đồng
D. 28 tỷ đồng = 220 - (160 + 40*(1-20%))

27. Công ty A có 2 phân xưởng 1 và 2, công ty A bán toàn bộ tài sản cho
công ty B, giao dịch đã hoàn thành, công ty A chấm dứt họat động kinh
doanh, chỉ còn công ty B. Vậy giao dịch này là Hợp nhất kinh doanh:
A. Sai
B. Đúng

28. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về xử lý kế toán cho hợp nhất kinh
doanh hình thành quan hệ mẹ con?
A. Cả hai doanh nghiệp hợp nhất đều bị thanh lý và cộng gộp tài sản và nợ phải
trả riêng lẻ thành một doanh nghiệp mới
B. Bên bị mua bị thanh lý, cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ vào doanh
nghiệp còn lại
C. Bên mua và bên bị mua vẫn hoạt động riêng lẻ bình thường
D. Bên mua bị thanh lý, cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ vào doanh
nghiệp còn lại

29. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về xử lý kế toán cho hợp nhất kinh
doanh không hình thành quan hệ mẹ con A + B = A?
A. Cả hai doanh nghiệp hợp nhất đều bị thanh lý và cộng gộp tài sản và nợ phải
trả riêng lẻ thành một doanh nghiệp mới
B. Bên bị mua bị thanh lý, cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ vào doanh
nghiệp còn lại
C. Bên mua và bên bị mua vẫn hoạt động riêng lẻ bình thường
D. Bên mua bị thanh lý, cộng gộp tài sản và nợ phải trả riêng lẻ vào doanh
nghiệp còn lại

30. Công ty X góp vốn vào Công ty Y chiếm 40% vốn điều lệ, còn hai thành
viên khác một thành viên chiếm 51%, một thành viên chiếm 9% vốn điều lệ.
Nhưng do Công ty X có thế mạnh về khách hàng, về quản lý điều hành công
ty nên cổ đông khác trong Công ty Y thỏa thuận giao quyền kiểm soát cho
Công ty X theo nghị quyết của Hội đồng quản trị. Quyền kiểm soát của công
ty X trong trường hợp này được xem là
A. Quyền kiểm soát trực tiếp theo tỷ lệ quyền biểu quyết
B. Quyền kiểm soát theo thỏa thuận
C. Quyền kiểm soát khác
D. Quyền kiểm soát gián tiếp

31. Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm


i. Sổ tiền hợp nhất
ii. Bảng cân đối số phát sinh hợp nhất
iii. Báo cáo về tình hình tài chính hợp nhất
iv. Báo cáo kết quả hoạt động hợp nhất
v. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
vi. Báo cáo tổng hợp hợp nhất
vii. Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất
A. i, iii, iv, v, vi, vii
B. Tất cả báo cáo trên
C. iii, iv, v, vii
D. ii, iii, iv, v, vii

32. Trường hợp giá phí hợp nhất kinh doanh bao gồm một khoản nợ phải
thanh toán trong tương lai, phát biểu nào sau đây là đúng
A. Cần phải tính hiện giá của khoản nợ để tính vào giá phí kinh doanh
B. Khoản nợ cần phải chiết khấu về thời điểm hiện tại
C. Chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa và hiện giá sẽ được tính vào chí phí tài
chính trong tương lai
D. Tất cả đều đúng

33. Ngày 01/01/20x0 Công ty Minh Hoàng mua 95% cổ phiếu phổ thông của
công ty Minh Lộc, với giá 100 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc
mua cổ phiếu là 3 tỷ đồng. Tình hình tài chính của công ty Minh Lộc tại ngày
mua (01/01/20x0) như sau; biết TS và NPT không có sự khác biệt giá trị ghi sổ
và giá trị hợp lý. Thuế suất thuế TNDN là 20%
Nợ phải trả: 60 tỷ đồng.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 90 tỷ đồng.
Lợi nhuận chưa phân phối : 10 tỷ đồng.
Lợi thế thương mại phát sinh là
A. 6 tỷ đồng
B. 5 tỷ đồng
C. 8 tỷ đồng = 100 + 3 - 95%*(90+10)
D. 7 tỷ đồng
34. Khi thanh toán giá phí hợp nhất bằng việc phát hành cổ phiếu thì giá phí
hợp nhất kinh doanh được xác định bằng giá trị hợp lý của phần cổ phiếu
đem đi thanh toán, được xác định tại
A. Ngày niêm yết chứng khoán
B. Ngày mua
C. Ngày thực tế nhận tài sản
D. Ngày chuyển giao chứng khoán

35. Ngày 01/01/20x0 Công ty P mua 100% cổ phiếu phổ thông của công ty S,
với giá 100 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 5 tỷ
đồng. Giả sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty S trên BCTC đều
phù hợp với giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần của công ty S tại ngày mua
(01/01/20x0) như sau:
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 80 tỷ đồng
Lợi nhuận chưa phân phối : 20 tỷ đồng
Tổng cộng: 100 tỷ đồng
Công ty P sẽ ghi nhận Lợi thế thương mại như sau:
A. 6 tỷ đồng
B. 7 tỷ đồng
C. 5 tỷ đồng = 100 + 5 - 100
D. 4 tỷ đồng

36. Công ty ABC có tỷ lệ lợi ích tại Công ty B là 55%, có tỷ lệ lợi ích tại Công
ty C là 20%. Công ty B có tỷ lệ lợi ích tại Công ty C là 40%. Tỷ lệ lợi ích của
Công ty ABC tại Công ty C là:
A. 42% = 55%*40% + 20%
B. 60%
C. 40%
D. 20%

37. Đầu năm N, Công ty A mua 90% cổ phiếu phổ thông của công ty B, với giá
39 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 1 tỷ đồng. Giả
sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty B trên BCTC đều phù hợp với
giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần của công ty B tại ngày mua: Vốn đầu tư
của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 10 tỷ đồng.
Để lập BCTCHN năm N, kế toán công ty A thực hiện bút toán loại trừ khoản
đầu tư vào công ty con tại ngày mua:
A. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 9 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát 5 tỷ đồng
B. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng
Có Thặng dư vốn cổ phần: 10 tỷ đồng
C. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng
Có Thu nhập khác: 10 tỷ đồng
D. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 9 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng
Có Thu nhập khác: 5 tỷ đồng

38. Công ty A phát hành 1.000.000 cố phiếu để chuyển đổi 80% cổ phần của
công ty B. Giá cổ phiếu công ty A bán khớp lệnh 15.000 đồng/cp, chi phí môi
giới 20 triệu đồng. Vậy giá phí hợp nhất kinh doanh là:
A. 14,98 tỷ đồng
B. 15 tỷ đồng
C. số khác

39. Đâu không phải là bằng chứng về việc lợi thế thương mại bị tổn thất?
A. Xếp hạng tín nhiệm của công ty con từ BB- thành BB.
B. Các chỉ tiêu tài chính bị suy giảm một cách nghiêm trọng và có hệ thống.
C. Giá trị thị trường của công ty con bị giảm.
D. Sau ngày kiểm soát công ty con, nếu giá phí khoản đầu tư thêm nhỏ hơn
phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị tài sản thuần của công ty con được
mua thêm.

40. Đầu năm N, Công ty A mua 100% cổ phiếu phổ thông của công ty B, với
giá 50 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 1 tỷ đồng.
Giả sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty B trên BCTC đều phù hợp
với giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần của công ty B tại ngày mua: Vốn
đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 10
tỷ đồng. Để lập BCTCHN năm N, kế toán công ty A thực hiện bút toán loại trừ
khoản đầu tư vào công ty con tại ngày mua:
A. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Chi phí tài chính: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
B. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Thặng dư vốn cổ phần: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
C. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 50 tỷ đồng
D. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Lợi thế thương mại: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng

41. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hợp nhất kinh doanh
A. Nợ tiềm tàng không được xem xét khi tính lợi thế thương mại.
B. Tài sản thuần là tài sản đem đi thanh lý
C. Tại ngày mua, tài sản riêng lẻ được đánh giá bao gồm tài sản tiềm tàng
D. Tại ngày mua, tài sản tiềm tàng có thể được ghi nhận trên báo cáo tài chính
của bên bị mua

42. Theo IFRS 3, lợi thế thương mại phát sinh trong hợp nhất kinh doanh sẽ
được
A. Phân bổ dần vào chi phí theo thời gian
B. Chỉ theo dõi trên tài khoản ngoài bảng
C. Đánh giá tổn thất mỗi năm
D. Đánh giá lại theo giá trị hợp lý vào cuối mỗi năm

43. Trường hợp nào sau đây có thể không cần lập BCTC hợp nhất:
A. Công ty mẹ là công ty cổ phần giới hạn bị hạn chế quyền chuyển nhượng
B. Công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên
C. Công ty mẹ là doanh nghiệp tư nhân
D. Tất cả câu trên đều đúng

44. Tỷ lệ vốn góp là cơ sở xác định:


A. Quyền biểu quyết
B. Tỷ lệ lợi ích.
C. Quyền biểu quyết nếu không có thỏa thuận nào khác.
D. Cả b và c.

45. Trong hợp nhất kinh doanh, căn cứ vào mục tiêu sáp nhập, chúng ta có
A. Sáp nhập theo thời gian
B. Sáp nhập dọc
C. Sáp nhập cao
D. Sáp nhập sâu

46. Công ty A có 2 phân xưởng 1 và 2, công ty A bán 1 phân xưởng cho công
ty B, giao dịch đã hoàn thành. Vậy giao dịch này là:
A. Không phải hợp nhất kinh doanh
B. Hợp nhất kinh doanh

47. Công ty A mua 5.200.000 cổ phiếu phổ thông trong tổng số 10.000.000 cổ
phiếu phổ thông của bên B. Sau khi mua, A và B vẫn tồn tại và có hoạt động
kinh doanh riêng.
Với thông tin trên thì có thể khẳng định đây là trường hợp hợp nhất kinh
doanh hình thành quan hệ mẹ - con. Câu phát biểu này:
A. Đúng
B. Sai
48. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình
hình tài chính như sau
Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý

Tổng tài sản 200 240


Tổng nợ phải trả 40 60
Tổng vốn chủ sở hữu 160
Trong đó, có một bằng phát minh chưa được ghi nhận có giá trị hợp lý là 5 tỷ
đồng
Lợi thế thương mại được tính tại ngày mua là
A. 60 tỷ đồng
B. 24 tỷ đồng = 220 - (160 + (40+5)*(1-20%))
C. 30 tỷ đồng
D. 20 tỷ đồng

49. Theo VAS 11, lợi thế thương mại được xác định bằng:
A. Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản và nợ phải trả phân biệt trên báo cáo
tài chính của bên đi mua
B. Chênh lệch giữa giá phí hợp nhất và giá trị hợp lý của tài sản thuần (theo tỷ
lệ sở hữu) của bên đi mua
C. Chênh lệch giữa giá phí hợp nhất và giá trị hợp lý của tài sản thuần (theo tỷ
lệ sở hữu) của bên bị mua
D. Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản và nợ phải trả phân biệt trên báo cáo
tài chính của bên bị mua

50. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lập báo cáo tài chính hợp nhất
A. Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và Báo cáo tài chính của công ty con
sử dụng để hợp nhất phải được lập cho cùng một kỳ kế toán
B. Báo cáo tài chính sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh cho ảnh hưởng
của những giao dịch và sự kiện quan trọng xảy ra giữa ngày kết thúc kỳ kế
toán của công ty con và ngày kết thúc kỳ kế toán của tập đoàn
C. Trong trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán là khác nhau, công ty con phải
lập thêm một bộ Báo cáo tài chính cho mục đích hợp nhất có kỳ kế toán
trùng với kỳ kế toán của công ty mẹ
D. Tất cả đều đúng

51. Theo IFRS 3, lợi ích của bên không nắm quyền kiểm soát là
A. Phần lợi ích của bên nắm giữ từ 20% tỷ lệ lợi ích trở xuống
B. Phần lợi ích của bên nắm giữ quyền ảnh hưởng đáng kể trở xuống
C. Phần lợi ích của bên nắm giữ quyền đồng kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng
kể trở xuống
D. Phần lợi ích của bên nắm giữ từ 50% tỷ lệ lợi ích trở xuống

52. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về việc xác định lợi thế thương mại
trong hợp nhất kinh doanh
A. Lợi thế thương mại âm (lãi từ giao dịch mua giá rẻ) được ghi nhận trên báo
cáo kết quả hoạt động
B. Lợi thế thương mại là một tài sản vô hình
C. Lợi thế thương mại được phân bổ giá trị vào các tài sản và nợ phải trả riêng
biệt
D. Lợi thế thương mại không được ghi nhận trên báo cáo tài chính

53. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quyền kiểm soát của một đơn vị
trong một đơn vị khác
A. Khi sở hữu trên 50% vốn cổ phần, đơn vị đương nhiên có quyền kiểm soát
B. Chỉ được xem xét quyền kiểm soát trực tiếp khi đánh giá quyền kiềm soát
C. Cần phải xem xét cả quyền kiểm soát trực tiếp, và quyền kiểm soát gián tiếp
khi đánh giá quyền kiểm soát
D. Khi có ảnh hưởng đáng kể, đơn vị mua thêm 30% vốn cổ phần, đơn vị
đương nhiên có quyền kiểm soát

54. Trường hợp giá phí hợp nhất kinh doanh lớn hơn giá trị hợp lý của tài sản
thuần nhận về, đơn vị sẽ
A. Ghi nhận lợi thế thương mại
B. Không được ghi nhận
C. Ghi nhận chi phí mua đắt
D. Ghi nhận thu nhập mua rẻ

55. Công ty A đầu tư vào công ty B là 40% vốn chủ sở hữu, vào công ty C là
60% vốn chủ sở hữu C, công ty C đầu tư 20% vào vốn chủ sở hữu B, tỷ lệ
quyền biểu quyết bằng tỷ lệ góp vốn, vậy:
A. Công B là công ty liên kết của công ty A khi lập BCTC riêng công ty A
B. Công B là con của công ty A khi lập BCTC hợp nhất
C. Công B là công ty liên kết của công ty C khi lập BCTC riêng công ty C
D. Tất cả câu trên đúng

56. BCTC hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như
báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở
hợp nhất báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con.
A. No
B. Yes
57. Đầu năm N, Công ty A mua 90% cổ phiếu phổ thông của công ty B, với giá
50 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 1 tỷ đồng. Giả
sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty B trên BCTC đều phù hợp với
giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần của công ty B tại ngày mua: Vốn đầu tư
của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 10 tỷ đồng.
Để lập BCTCHN năm N, kế toán công ty A thực hiện bút toán loại trừ khoản
đầu tư vào công ty con tại ngày mua:
A. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Lợi thế thương mại: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
B. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 9 tỷ đồng
Nợ Lợi thế thương mại: 6 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
C. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 9 tỷ đồng
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát 6 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
D. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng
Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng
Nợ Thặng dư vốn cổ phần: 1 tỷ đồng
Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng

58. Giá trị Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị tài sản thuần của các
Công ty con hợp nhất, bao gồm:
A. Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong sự biến động của tổng vốn chủ sở
hữu kể từ ngày mua đến đầu kỳ báo cáo
B. Lợi ích cổ đông không kiểm soát tại ngày mua được xác định theo giá trị hợp
lý tài sản thuần của công ty con tại ngày mua
C. Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong sự biến động của tổng vốn chủ sở
hữu phát sinh trong kỳ báo cáo.
D. Cả 3 đáp án trên.
59. Quyền biểu quyết được xác định bằng tỷ lệ vốn góp của công ty đầu tư
vào công ty nhận đầu tư. Câu phát biểu này:
A. Sai
B. Đúng

60. Phát biểu nào dưới đây ĐÚNG NHẤT: Quyền kiểm soát công ty con được
thiết lập khi công ty mẹ.....
A. Nắm giữ gián tiếp thông qua các công ty liên doanh trên 50% quyền biểu
quyết ở công ty con
B. Nắm giữ trực tiếp thông qua các công ty liên kết trên 50% quyền biểu quyết
ở công ty con
C. Nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con khác trên 50%
quyền biểu quyết ở công ty con.
D. Nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con khác dưới 50%
quyền biểu quyết ở công ty con

61. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hợp nhất kinh doanh
A. Tại ngày mua, tài sản bên mua phải được đánh giá lại theo giá trị hợp lý
B. Tại ngày mua, giá phí hợp nhất thường bao gồm cổ tức dồn tích
C. Tài sản thuần không phân biệt của bên bị mua được ghi nhận chung vào lợi
thế thương mại
D. Tất cả đều đúng

62. Công ty A (đơn vị tính: tỷ đồng) mua 60% công ty B với giá 90 và phí tư
vấn mua 2. Tại ngày trao đổi, công ty B có vốn đầu tư của chủ sở hữu 100, lỗ
sau thuế 20. Giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty B bằng với
giá trị hợp lý, ngọai trừ hàng tồn kho tăng thêm giá trị 10, thuế TNDN 20%.
Vậy lợi thế thương mại hoặc lãi giao dịch mua rẻ là:
A. 37,2
B. 48
C. 39,2 = 90 + 2 - 60%*(100-20 + 10*(1-20%))
D. số khác

63. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phân bổ giá phí hợp nhất kinh
doanh
A. Nếu là nợ phải trả có thể xác định được (không phải là nợ tiềm tàng), thì phải
chắc chắn rằng doanh nghiệp phải chi trả từ các nguồn lực của mình để
thanh toán nghĩa vụ hiện tại và giá trị hợp lý của nó có thể xác định được
một cách tin cậy
B. Nếu là tài sản cố định vô hình và nợ tiềm tàng thì giá trị hợp lý của nó có thể
xác định được một cách tin cậy
C. Nếu là tài sản cố định hữu hình, thì phải chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế
trong tương lai cho bên mua và giá trị hợp lý của nó có thể xác định được
một cách tin cậy
D. Tất cả đều đúng

65. Trong hợp nhất kinh doanh, ngày mua là ngày


A. Ngày bên mua kiểm soát bên bị mua
B. Ngày bên mua chuyển tiền thanh toán cho bên bị mua
C. Ngày bên mua ký hợp đồng mua bên bị mua
D. Ngày bên bị mua chuyển giao tài sản cho bên mua

66. Công ty A có 2 phân xưởng 1 và 2, công ty A bán 60% cổ phần cho công
ty B, giao dịch đã hoàn thành. Vậy giao dịch này là:

B. Không phải hợp nhất kinh doanh

67. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình
hình tài chính như sau

Trong tổng nợ phải trả có ghi nhận 10 tỷ đồng cổ tức đã công bố nhưng chưa
thanh toán. Theo thoả thuận, công ty X không được hưởng khoản cổ tức này.
Giá phí hợp nhất trong trường hợp này là
A. 220 tỷ đồng
B. 200 tỷ đồng
C. 160 tỷ đồng
D. 210 tỷ đồng

68. Ngày 01/01/20x0 Công ty Minh Hoàng mua 95% cổ phiếu phổ thông của
công ty Minh Lộc, với giá 100 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc
mua cổ phiếu là 3 tỷ đồng. Tình hình tài chính của công ty Minh Lộc tại ngày
mua (01/01/20x0) như sau:
Nợ phải trả: 60 tỷ đồng.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 90 tỷ đồng.
Lợi nhuận chưa phân phối : 10 tỷ đồng.
Bên mua là:
A. Công ty Minh Hoàng
B. Chưa thể xác định
C. Công ty Minh Lộc

69. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 172 tỷ đồng. Thuế suất thuế TNDN 20%.
Tại ngày này, công Y có tình hình tài chính như sau
Lợi thế thương mại/Lãi do mua rẻ được tính tại ngày mua là
A. 0 tỷ đồng
B. 60 tỷ đồng
C. - 20 tỷ đồng = 172 - (160 + (240-200)*(1-20%))
D. 20 tỷ đồng

70. Công ty A chấp nhận trừ nợ 10 tỷ đồng mà công ty B nợ, đồng thời công
ty A cũng chấp nhận trả nợ thay cho công ty B sau 2 năm là 2 tỷ đồng, giá trị
hiện nay khoản nợ này là 1,8 tỷ để chuyển đổi 60% cổ phần của công ty B.
Vậy giá phí hợp nhất kinh doanh là:
A. 10 tỷ đồng
B. 11,8 tỷ đồng
C. 12 tỷ đồng
D. số khác

71. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua
100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình
hình tài chính như sau

Trong tổng nợ phải trả có ghi nhận 10 tỷ đồng cổ tức đã công bố nhưng chưa
thanh toán. Theo thoả thuận, công ty X được hưởng toàn bộ khoản cổ tức
này. Lợi thế thương mại được xác định trong trường hợp này là bao nhiêu,
biết Thuế suất thuế TNDN 20%
A. 20 tỷ đồng
B. 60 tỷ đồng
C. 10 tỷ đồng = (220-10) - (160 + ((240-200) - (0-10)) * (1-20%))
D. 30 tỷ đồng

72. Ngày 01/01/20x0 Công ty P mua 80% cổ phiếu phổ thông của công ty S,
với giá 100 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 5 tỷ
đồng. Giả sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty S trên BCTC đều
phù hợp với giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần của công ty S tại ngày mua
(01/01/20x0) như sau:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 80 tỷ đồng.
- Lợi nhuận chưa phân phối : 20 tỷ đồng
Tổng cộng: 100 tỷ đồng.
Công ty P sẽ ghi nhận Lợi thế thương mại như sau: (Đơn vi: tỷ đồng)
A. 15
B. 20
C. 25 = 100 + 5 - 0.8*100
D. 10

73. Trường hợp công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính
sách kế toán áp dụng thống nhất trong tập đoàn thì
A. Công ty mẹ loại trừ công ty con khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất
B. Công ty mẹ có trách nhiệm hướng dẫn công ty con thực hiện việc điều chỉnh
lại Báo cáo tài chính dựa trên bản chất của các giao dịch và sự kiện.
C. Trường hợp công ty con không thể sử dụng cùng một chính sách kế toán với
chính sách chung của tập đoàn thì trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
hợp nhất phải trình bày rõ về các khoản mục đã được ghi nhận và trình bày
theo các chính sách kế toán khác nhau và phải thuyết minh rõ các chính
sách kế toán khác đó.
D. B và C đúng

74. Ngày 1/1/20x0, công ty mẹ mua 70% cổ phần của công ty con với trị giá là
300 tỷ đồng. cùng ngày, tài sản thuần của công ty con theo giá trị hợp lý là
360 tỷ đồng (trong đó có 1 TSCĐ có giá trị ghi sổ 50 được đánh giá theo
GTHL là 70). Thuế suất thuế TNDN 20%. Lợi thế thương mại trong giao dịch
này bằng:
A. 45,2
B. 48
C. 50,8
D. 59,2

75. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lợi thế thương mại đến từ hợp
nhất kinh doanh
A. Lợi ích kinh tế kỳ vọng được đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai (hên xui
sai)
B. Lợi thế thương mại là tài sản vô hình
C. Lợi thế thương mại là nguồn lực kinh tế (hên xui sai)
D. Giá trị của lợi thế thương mại được xác định một cách đáng tin cậy (sai)

76. Công ty A (đơn vị tính: tỷ đồng) mua 100% công ty B với giá 90 và phí tư
vấn mua 2. Tại ngày trao đổi, công ty B có vốn đầu tư của chủ sở hữu 100, lỗ
sau thuế 20. Giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty B bằng với
giá trị hợp lý, ngọai trừ hàng tồn kho tăng thêm giá trị 10, thuế TNDN 20%.
Vậy lợi thế thương mại hoặc lãi giao dịch mua rẻ là:
A. 0
B. 4 = 90 + 2 - (80 + 10*0.8)
C. 2
D. số khác

77. Chuẩn mực kế toán quốc tế nói về hợp nhất kinh doanh là
A. IFRS 3
B. IFRS 2
C. IFRS 13
D. IFRS 9

You might also like