You are on page 1of 61

CHƯƠNG

KINH TẾ QUỐC TẾ
2 (International Economics)
Lý thuyết thương mại cổ điển
Giảng viên: TS. Trần Tuấn Anh
Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Mục tiêu học tập của chương:
◼ Hiểu được quan điểm của trường phái trọng thương.

◼ Nội dung, ý nghĩa của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith.

◼ Nội dung, ý nghĩa của lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo.

◼ Nội dung, ý nghĩa của lý thuyết lợi thế so sánh với chi phí cơ hội
không đổi.

◼ Làm được các bài tập vận dụng.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


1. Quan điểm của trường phái trọng thương
Trường phái trọng thương phát triển mạnh vào thế kỉ 17th & 18th
ở Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha, Netherlands.
◼ Hoàn cảnh lịch sử:
◼ Sự phát triển của khoa học giúp nâng tầm hiểu biết của con
người.
◼ Trường phái trọng thương được cổ vũ bởi “con đường tơ lụa” và
những phát kiến địa lý của Christopher Columbus; của
Magellan.
◼ Sự gia tăng dân số tạo nên sự gia tăng trên thị trường lao động
và tiêu thụ.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
Sự giao thương giữa các quốc gia

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Con đường tơ lụa

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Christopher Columbus

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


1. Quan điểm của trường phái trọng
thương
◼ Tư tưởng chính
◼ TMQT là chìa khóa cho sự phát triển của các quốc gia.
◼ Xuất khẩu giúp quốc gia thu được nhiều vàng & bạc.
◼ Nhà nước nên can thiệp vào TMQT theo hướng khuyến khích
xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào
cũng đều tốt.
→ Trường phái trọng thương cho rằng quốc gia sẽ giàu có hơn và
có vị thế cao hơn nếu tập trung cho xuất khẩu (xuất siêu) & hạn
chế nhập khẩu.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2. Lý thuyết tuyệt đối của Adam Smith
◼ Adam Smith (1723 - 1790) là Giáo sư kinh tế
người Scotland, nhưng làm việc chủ yếu tại
University of Glasgow - Anh.
◼ Adam Smith được tôn vinh là Cha đẻ của
ngành kinh tế học & Cha đẻ của Chủ nghĩa tư
bản.
◼ Tác phẩm nổi tiếng của ông
◼ The Theory of Moral Sentiments (Lý thuyết về
tình cảm đạo đức)
◼ Inquiry into the Nature and Causes of the
Wealth of Nations (Tìm hiểu bản chất & nguồn
gốc của cải của các dân tộc) xuất bản năm 1776.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
2. Lý thuyết tuyệt đối của Adam Smith
Quan điểm của Adam Smith về TMQT?
◼ Chính phủ không can thiệp vào hoạt động ngoại thương.

◼ Thị trường mở cửa và tự do thương mại quốc tế.

◼ Xuất khẩu là yếu tố tích cực, cần thiết cho sự phát triển.

◼ Cơ sở, mô hình và lợi ích từ mậu dịch nên dựa trên lý thuyết

lợi thế tuyệt đối.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.1. Giả định của lý thuyết tuyệt đối
◼ Lý thuyết lợi thế tuyệt đối được dựa trên giả định:
◼ Thế giới chỉ bao gồm 2 quốc gia & 2 loại hàng hóa.
◼ Sở thích tiêu dùng giống nhau.

◼ Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và tự do di chuyển

trong khuôn khổ một quốc gia nhưng không di chuyển


giữa các quốc gia.
◼ Thương mại quốc tế tự do.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.2. Nội dung của lý thuyết lợi thế tuyệt
đối
◼ Quan sát bằng thực tế có thể nhận ra:
◼ Việt Nam sản xuất lúa gạo/quần áo sẽ hiệu quả, sản xuất ô tô/máy
bay sẽ không hiệu quả.
◼ Mỹ sản xuất máy bay/ô tô sẽ hiệu quả, sản xuất lúa gạo/quần áo sẽ
không hiệu quả.
◼ => Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất lúa gạo/quần áo,
còn Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất máy bay/ô tô.
◼ Adam Smith cho rằng nếu các quốc gia chuyên môn hóa sản
xuất những mặt hàng có lợi thế tuyệt đối, rồi đem trao đổi với
quốc gia khác thì cả hai quốc gia đều thu được lợi.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.3. Phân tích lý thuyết lợi thế tuyệt đối
◼ Khi phân tích lý thuyết lợi thế tuyệt đối cần lưu ý đến cách
biểu hiện của số liệu. Có 2 cách biểu hiện:

◼ Cách 1: Biểu hiện bằng năng suất lao động (số sản phẩm/1
giờ)
◼ Ví dụ: Sản xuất được 5 mét vải / 1 giờ

◼ Cách 2: Biểu hiện bằng hao phí/chi phí (số giờ/1 sản phẩm)
◼ Ví dụ: Cần 2 giờ để sản xuất được 1 thùng bia

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


a. Phân tích theo Năng suất lao động

Mặt hàng/Quốc gia US UK


Lúa mì (bushels/giờ) 6 1
Vải (yards/giờ) 4 5

▪ Mỹ có lợi thế tuyệt đối so với Anh trong sản xuất lúa mì.
▪ Anh có lợi thế tuyệt đối so với Mỹ trong sản xuất vải.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Phân tích khi chưa có Thương mại quốc
tế
US UK US UK Thế giới
Lúa mì (bushels/giờ) 6 1 360 50 410
Vải (yards/giờ) 4 5 160 250 410

▪ Giả sử Mỹ có 100 giờ để sản xuất, chia thành: Lúa mì (60 giờ) & vải (40 giờ).

▪ Anh cũng có 100 giờ để sản xuất, chia thành: Lúa mì (50 giờ) & vải (50 giờ).

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Có chuyên môn hóa & Thương mại

US UK Thế giới chưa có TMQT


Lúa mì (bushels/giờ) 6 410
Vải (yards/giờ) 5 410
Sản lượng khi chuyên môn hóa 600 500

▪ Khi các quốc gia chuyên môn hóa sản xuất các mặt hàng họ có lợi
thế tuyệt đối thì làm sản lượng tăng lên => Thiếu mặt hàng kia.
▪ Việc thiếu mặt hàng kia sẽ được giải quyết thông qua TMQT => Xuất
hiện nhu cầu xác định tỉ lệ trao đổi giữa 2 hàng hóa.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Tỉ lệ trao đổi Thương mại

US UK
Lúa mì (bushel/giờ) 6 1
Vải (yard/giờ) 4 5

▪ Tỉ lệ trao đổi ở Mỹ: 6 lúa mì = 4 vải


▪ Tỉ lệ trao đổi ở Anh: 1 lúa mì = 5 vải
▪ Tỉ lệ trao đổi quốc tế : 4 vải < 6 lúa mì < 30 vải

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Phân tích lợi ích của lý thuyết tuyệt đối
◼ Trước thương mại:
◼ Mỹ: 360 lúa mì & 160 vải
◼ Anh: 50 lúa mì & 250 vải
◼ Chuyên môn hóa tuyệt đối thì
◼ Mỹ: 600 lúa mì & 0 vải
◼ Anh: 0 lúa mì & 500 vải
◼ Giả sử tỉ lệ trao đổi 1 vải = 1 lúa mì
◼ Mỹ: 360 lúa mì & (600 – 360) = 240 vải => Lợi (240 – 160) = 80 vải
◼ Anh: (500 – 250) = 250 lúa mì & 250 vải => Lợi (250 – 50) = 200 lúa mì

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


BÀI TẬP 1
Mặt hàng/Quốc gia US Brazil
Computer (unit/giờ) 6 2
Coffee (kilogram/giờ) 4 5

Giả sử 2 quốc gia đều có 100 giờ lao động và chia đều cho 2 sản phẩm.
Hãy phân tích lợi ích của TMQT theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối với tỉ lệ
trao đổi thương mại là 1 computer = 1 coffee

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


b. Phân tích theo hao phí

Số giờ cần thiết để tạo ra 1 sản phẩm


Mặt hàng/Quốc gia
Germany France
Vải (Cloth) 4 2
Rượu vang (Wine) 2 5

◼ Giả sử 2 quốc gia đều có 1.000 giờ lao động và chia đều cho 2
sản phẩm. Hãy phân tích lợi ích của TMQT theo lý thuyết lợi
thế tuyệt đối với tỉ lệ trao đổi thương mại là 1 vải = 1 rượu.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


BÀI TẬP 2
Mặt hàng/Quốc gia US UK
Lúa mì (bushels/giờ) 6 1
Vải (yards/giờ) 2 4

Giả sử 2 quốc gia đều có 100 giờ lao động và chia đều
cho 2 sản phẩm. Phân tích cơ sở, mô hình và lợi ích mậu
dịch của 2 quốc gia khi có TMQT diễn ra.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.4. Lời khuyên của Adam Smith
◼ Các nước phải xác định lợi thế tuyệt đối của mình, tập trung
sản xuất những mặt hàng có lợi thế tuyệt đối => Bác bỏ tư
tưởng xuất khẩu bất cứ hàng hóa nào cũng thu lợi. Thay vào
đó là TMQT mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
◼ Chính Phủ không nên can thiệp vào các hoạt động TMQT =>
Để thị trường tự điều chỉnh theo quy luật cung cầu => Học
thuyết “bàn tay vô hình” (invisible hand).
◼ Phân công lao động quốc tế & Thương mại quốc tế sẽ làm cho
nguồn lực của quốc gia và thế giới được sử dụng một cách tối
ưu => Phát triển bền vững & Không ai bị bỏ lại phía sau.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
Hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối ?

Mặt hàng/Quốc gia US UK


Lúa mì (bushels/giờ) 6 1
Vải (yards/giờ) 4 2

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David
Ricardo
◼ David Ricardo (1772 - 1823) là doanh nhân
(kinh doanh chứng khoán & bất động sản)
người Anh.

◼ Tác phẩm nổi tiếng


◼ Principles of Political Economy and Taxation
(Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế
khóa) xuất bản năm 1817

◼ Tuy là doanh nhân nhưng Ông nổi tiếng


sánh ngang Adam Smith & Thomas
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
Malthus.
3.1. Giả định của lý thuyết tương đối
◼ Lý thuyết lợi thế tương đối được dựa trên 7 giả định:
◼ Thế giới chỉ bao gồm 2 quốc gia & 2 loại hàng hóa.
◼ Lao động là yếu tố duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất.
◼ Mỗi quốc gia đều có năng lực sản xuất và công nghệ như nhau.
◼ Lao động không được tự do dịch chuyển giữa 2 quốc gia.
◼ Tổng nguồn cung lao động là không đổi ở từng quốc gia.
◼ Năng suất lao động trong sản xuất 2 hàng hóa là cố định.
◼ Thị trường trao đổi hàng hóa là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Chi
phí vận chuyển coi như bằng 0

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3.2. Nội dung của lý thuyết lợi thế so
sánh
Mặt hàng / Quốc gia US UK
Lúa mì (bushels/Giờ) 6 1
Vải (yards/Giờ) 4 2

◼ Anh không có lợi thế tuyệt đối trong cả 2 mặt hàng => Ko xuất hiện
được nhu cầu thương mại (theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối).
◼ Nhưng NSLĐ sản xuất vải của Anh thua Mỹ 2 lần (= 4/2), trong khi lúa
mì thì thua 6 lần (= 6/1) => Mỹ có lợi thế so sánh trong sản xuất lúa mì
(do 6/1 > 4/2), còn Anh có lợi thế so sánh trong sản xuất vải (do 2/4 >
1/6) .

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3.2. Nội dung của lý thuyết lợi thế so
sánh
◼ Lưu ý: Trong mô hình 2 quốc gia & 2 hàng hóa thì khi chúng ta
quyết định chọn quốc gia 1 có lợi thế so sánh mặt hàng X => tự
động suy ra quốc gia 2 có lợi thế mặt hàng Y.

◼ David Ricardo cho rằng nếu các quốc gia chuyên môn hóa sản
xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh, rồi đem trao đổi với
quốc gia khác thì cả hai quốc gia đều thu được lợi.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3.3. Tỉ lệ trao đổi thương mại

Mặt hàng / Quốc gia Mỹ Anh


Lúa mì (bushels/Giờ) 6 1
Vải (yards/Giờ) 4 2

◼ Tỉ lệ trao đổi ở Mỹ: 6 lúa mì = 4 vải


◼ Tỉ lệ trao đổi ở Anh: 6 lúa mì = 12 vải
◼ Tỉ lệ trao đổi quốc tế: 4 vải < 6 lúa mì < 12 vải

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3.4. Phân tích lợi ích của thương mại

Mặt hàng / Quốc gia US UK


Lúa mì (bushels/giờ) 6 1
Vải (yards/giờ) 4 2

▪ Giả sử cả Mỹ & Anh đều có 100 giờ để sản xuất, chia thành: Lúa mì
(50 giờ) & vải (50 giờ). Hãy phân tích lợi ích của thương mại theo lý
thuyết lợi thế so sánh, với tỉ lệ trao đổi quốc tế là 1 vải = 1 lúa mì

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3.4. Phân tích lợi ích của thương mại
◼ Trước thương mại:
◼ Mỹ: 300 lúa mì & 200 vải
◼ Anh: 50 lúa mì & 100 vải
◼ Chuyên môn hóa tuyệt đối thì
◼ Mỹ: 600 lúa mì & 0 vải
◼ Anh: 0 lúa mì & 200 vải
◼ Giả sử tỉ lệ trao đổi 1 vải = 1 lúa mì
◼ Mỹ: 300 lúa mì & (600 – 300) = 300 vải => Lợi (300 – 200) = 100 vải
◼ Anh: (200 – 100) = 100 lúa mì & 100 vải => Lợi (100 – 50) = 50 lúa mì

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Bảng tỉ lệ trao đổi thương mại
Tỉ lệ trao đổi Lợi ích với Mỹ Lợi ích với Anh Tổng kết
6 lúa mì < = 4 vải Không có Có Không có TM
6 lúa mì = 5 vải 1 vải 7 vải Có thương mại
6 lúa mì = 6 vải 2 vải 6 vải Có thương mại
6 lúa mì = 7 vải 3 vải 5 vải Có thương mại
6 lúa mì = 8 vải 4 vải 4 vải Lợi ích cân bằng
6 lúa mì = 9 vải 5 vải 3 vải Có thương mại
6 lúa mì = 10 vải 6 vải 2 vải Có thương mại
6 lúa mì = 11 vải 7 vải 1 vải Có thương mại
6 lúa mì > = 12 vải Có Không có Không có TM
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
Phân tích theo hao phí

Số giờ cần thiết để tạo ra 1 sản phẩm


Mặt hàng/Quốc gia
Germany France
Vải (Cloth) 1 2,5
Rượu vang (Wine) 1,5 2

◼ Giả sử 2 quốc gia đều có 1.000 giờ lao động và chia đều cho 2
sản phẩm. Hãy phân tích lợi ích của TMQT theo lý thuyết lợi
thế so sánh với tỉ lệ trao đổi thương mại là 1 vải = 1 rượu.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Tổng quát lý thuyết lợi thế so sánh
Số sản phẩm tạo ra trong 1 giờ
Mặt hàng/Quốc gia
Quốc gia 1 Quốc gia 2
Sản phẩm X X1 X2
Sản phẩm Y Y1 Y2

◼ Trường hợp 1: Phân tích theo năng suất lao động (với điều
kiện của lợi thế so sánh là X1 > X2 và Y1 > Y2), khi đó:
◼ Nếu (X1/Y1) < (X2/Y2) thì quốc gia 2 có lợi thế so sánh sản phẩm X,
quốc gia 1 có lợi thế so sánh sản phẩm Y.
◼ Nếu (X1/Y1) > (X2/Y2) thì quốc gia 2 có lợi thế so sánh sản phẩm Y,
quốc gia 1 có lợi thế so sánh sản phẩm X.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
Tổng quát lý thuyết lợi thế so sánh
Số giờ để tạo ra một sản phẩm
Mặt hàng/Quốc gia
Quốc gia 1 Quốc gia 2
Sản phẩm X X1 X2
Sản phẩm Y Y1 Y2
◼ Trường hợp 2: Phân tích theo hao phí lao động (với điều kiện
của lợi thế so sánh là X1 > X2 và Y1 > Y2), khi đó:
◼ Nếu (X1/Y1) < (X2/Y2) thì quốc gia 1 có lợi thế so sánh sản phẩm X,
quốc gia 2 có lợi thế so sánh sản phẩm Y.
◼ Nếu (X1/Y1) > (X2/Y2) thì quốc gia 1 có lợi thế so sánh sản phẩm Y,
quốc gia 2 có lợi thế so sánh sản phẩm X.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


BÀI TẬP 3
Mặt hàng/Quốc gia US UK
Lúa mì (bushels/giờ) 4 2
Vải (yards/giờ) 5 1

Phân tích cơ sở, mô hình và lợi ích mậu dịch của 2 quốc
gia khi có TMQT diễn ra. Giả sử tỉ lệ trao đổi là:
• 5 vải = 5 lúa mì
• 5 vải = 7 lúa mì

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3.5. Đóng góp của lý thuyết lợi thế so
sánh
◼ Lý thuyết lợi thế so sánh là cơ sở khoa học để giải thích cho
sự ra đời của TMQT.
◼ Nó khắc phục được nhược điểm của lý thuyết lợi thế tuyệt
đối.
◼ Bác bỏ quan điểm “thương mại bóc lột” (tức là quan điểm cho
rằng nước giàu sẽ bóc lột nước nghèo & mở rộng thương mại
làm khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia càng tăng).

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3.6. Hạn chế của lý thuyết lợi thế so sánh
◼ Giả định 2 quốc gia & 2 sản phẩm => quá đơn giản & ko thực tế
◼ Giả định trao đổi trong môi trường thị trường cạnh tranh hoàn
hảo là thiếu tính thực tế.
◼ Lao động không phải là yếu tố duy nhất tham gia vào quá
trình sản xuất.
◼ Chính Phủ có thể can thiệp vào thị trường & làm biến đổi các
điều kiện cạnh tranh.
◼ Năng suất/công nghệ/chất lượng sản phẩm của các doanh
nghiệp/quốc gia là khác nhau.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


4. Lợi thế so sánh có yếu tố tiền tệ
Mặt hàng / Quốc gia US UK
Lúa mì (bushels/giờ) 6 1
Vải (yards/giờ) 4 2

◼ NSLĐ phụ thuộc vào tiền lương => Cần xem xét yếu tố tiền lương
◼ Giả định tiền lương bình quân ở Mỹ là $6/giờ, và ở Anh là ₤1/giờ
◼ Ở Mỹ, 1 giờ làm ra 6 bushels lúa mì => mỗi bushel lúa mì = $1.
◼ Ở Anh, 1 giờ làm ra 2 yards vải => mỗi yard vải = ₤0.50.
◼ Giả sử tỉ giá hối đoái hiện hành là $2 = ₤1, chúng ta sẽ biểu diễn giá cả
hàng hóa ở từng quốc gia theo đồng $ như thế nào?

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


4. Lợi thế so sánh có yếu tố tiền tệ

US UK
Giá của 1 bushel lúa mì $1.00 $2.00
Giá của 1 yard vải $1.50 $1.00

◼ Bảng trên phản ánh cho mức tỉ giá hối đoái: $2 = ₤1


◼ => Để TMQT mang lại lợi ích thì giá của 1 bushel lúa mì phải nằm
trong khoảng từ [$1 - $2]
◼ Kết luận: Sự thay đổi tỉ giá hối đoái sẽ làm thay đổi lợi ích thu được
từ TMQT & có thể thay đổi cả mô hình thương mại theo lợi thế so
sánh.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


BÀI TẬP VẬN DỤNG 1
Sản phẩm/ giờ US UK
Điện thoại 66 11
Giày 41 22
◼ Giả định thu nhập 1 giờ của US là 10 USD và thu nhập 1 giờ của UK
là 8 GBP.
◼ Điền vào bảng sau khi: Chi phí trên 1 sản US UK
a. Tỷ giá GBP/ USD = 2 phẩm tính bằng USD
b. Tỷ giá GPB/ USD = 1,5 Điện thoại ? ?
c. Tỷ giá GPB/ USD = 1 Giày ? ?

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


BÀI TẬP 4
Số giờ để tạo ra một sản phẩm
Mặt hàng/Quốc gia
US UK
Lúa mì (W) 4 2
Vải (C) 5 1

◼ Cho biết 1 giờ lao động ở Mỹ được trả $20, 1 giờ ở Anh được
trả £6. Xác định khung tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền để
mậu dịch xảy ra???

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


BÀI TẬP VẬN DỤNG 2
Số giờ để tạo ra một sản phẩm
Mặt hàng/Quốc gia
US China
Ti vi (T) 40 50
Tủ lạnh (R) 50 70

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Bài tập vận dụng
◼ Cho biết 1 giờ lao động ở Mỹ được trả $10, 1 giờ ở Trung
Quốc được trả 40 CNY.
◼ Yêu cầu:
◼ Câu 1: Mỹ có lợi thế so sánh mặt hàng gì?
◼ Câu 2: Tỉ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng CNY nằm trong
khoảng nào thì TMQT sẽ xảy ra?
◼ Câu 3: Giả sử Trung Quốc quy định tỉ giá hối đoái là 1 USD = 8 CNY
(các yếu tố khác không thay đổi), với dữ liệu trên thì quốc gia nào sẽ
xuất khẩu mặt hàng gì?

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


5. Lợi thế so sánh và chi phí cơ hội không
đổi
◼ Lý thuyết lợi thế so sánh được giải thích thông qua chi phí cơ hội được
Haberler đề xuất vào năm 1936.

◼ Khái niệm: Chi phí cơ hội (Opportunity cost) của một sản phẩm là số
lượng một sản phẩm khác phải từ bỏ nhằm giải phóng các nguồn lực
sản xuất đủ để tạo ra một đơn vị sản phẩm đó.
◼ Chi phí cơ hội không đổi (Constant opportunity cost) sẽ phát sinh khi:
◼ Các nguồn lực có thể thay thế hoàn hảo cho nhau hoặc được sử dụng theo tỷ lệ cố định
trong sản xuất cả hai mặt hàng.
◼ Tất cả các đơn vị của cùng một yếu tố là đồng nhất.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


5. Lợi thế so sánh và chi phí cơ hội không
đổi
◼ Haberler cho rằng “nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa
sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có chi phí cơ
hội thấp hơn và nhập khẩu sản phẩm mà mình có chi phí
cơ hội cao hơn thì các quốc gia đều có lợi.”

◼ Cơ sở thương mại: chi phí cơ hội (CPCH)


◼ Mô hình thương mại: xuất khẩu sản phẩm có CPCH thấp
hơn và nhập khẩu sản phẩm có CPCH cao hơn.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


5. Lợi thế so sánh và chi phí cơ hội không
đổi
◼ Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibilities Frontier): là
một đường cong cho thấy sự kết hợp thay thế của hai mặt hàng mà một
quốc gia có thể sản xuất bằng cách sử dụng đầy đủ tất cả các nguồn lực
với công nghệ hiện có tốt nhất.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


5. Lợi thế so sánh và chi phí cơ hội không
đổi
Mặt hàng / Quốc gia US UK
Lúa mì (bushels/giờ) (W) 6 1
Vải (yards/giờ) (C) 4 2

◼ (CPCHw)US = Pw/Pc US = 2/3 < (CPCHw)UK = Pw/Pc UK = 2/1


◼ (CPCHc)US = Pc/ Pw US = 3/2 > (CPCHc)UK = Pc/ Pw UK = 1/2

◼ Cơ sở TM: US có CPCHw thấp hơn so với UK & UK có CPCHc thấp hơn


so với US.
◼ Mô hình TM: US xuất khẩu W, nhập khẩu C & UK xuất khẩu C, nhập
khẩu W.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
5. Lợi thế so sánh và chi phí cơ hội không
đổi
◼ Khung tỷ lệ trao đổi:
2/3 < Pw/Pc < 2/1
1/2 < Pc/Pw < 3/2
Giả sử US một năm sản xuất được 180 tấn lúa mì hoặc 120
triệu mét vải, trong khi đó UK một năm sản xuất được 60
tấn lúa mì hoặc 120 triệu mét vải. Khối lượng sản xuất lúa
mì và vải của 2 quốc gia sẽ biến động như thế nào nếu
không có thương mại quốc tế?

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


5. Lợi thế so sánh và chi phí cơ hội không
đổi
◼ Không có TMQT:
US UK
Wheat Cloth Wheat Cloth
180 0 0 120
150 20 10 100
120 40 20 80
90 60 30 60
60 80 40 40
30 100 50 20
0 120 60 0
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
Hình 1. Minh họa đường PPF của Mỹ và Anh trong sản xuất lúa mì & vải.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


5.1. Phân tích lợi ích thương mại với chi phí cơ hội không
đổi

◼ Khi chưa có thương mại: Biên giới khả năng sản xuất của
một quốc gia cũng đại diện cho biên giới tiêu dùng của quốc
gia đó.
◼ Quốc gia nào có chi phí cơ hội mặt hàng nào nhỏ hơn thì có lợi
thế so sánh trong việc sản xuất mặt hàng đó.

◼ Khi có thương mại: Sản lượng gia tăng do chuyên môn hóa
và thương mại thể hiện lợi ích của các quốc gia từ thương mại,
cho phép các quốc gia tiêu thụ các khả năng sản xuất bên
ngoài biên giới.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Hình 2. Minh họa lợi ích của thương mại với chi phí cơ hội không đổi

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


5.1. Phân tích lợi ích thương mại với chi phí cơ hội không
đổi

◼ Kết luận:
◼ Trong điều kiện chi phí cơ hội không đổi, các quốc gia nên tập trung
toàn bộ vào sản xuất mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh.
◼ Nếu làm như vậy thì giá hàng hóa tương đối cân bằng của mỗi loại
hàng hóa sẽ nằm giữa giá hàng hóa tương đối sơ bộ ở mỗi quốc gia.

=> Tức là: Quốc gia có giá cao (khi chưa có thương mại) sẽ
được tiêu dùng hàng hóa với giá rẻ hơn (sau khi có thương mại)
& cả hai quốc gia sẽ được tiêu dùng nhiều hàng hóa hơn (so với
tự mình sản xuất cả hai mặt hàng).

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Hình 3. Giá cả so sánh của 2 mặt hàng & cân bằng cung cầu của thị trường

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


5.1. Phân tích lợi ích thương mại với chi phí cơ hội không
đổi

◼ Ưu điểm:
➢ Thấy được sự khác biệt giữa CPCH và lợi thế so sánh.
➢ Khắc phục được nhươc điểm của lý thuyết lợi thế so sánh của
Ricardo.
◼ Hạn chế:
➢ Giả định CPCH không đổi là không đúng với thực tế.
➢ Chưa chỉ rõ yếu tố nào tham gia vào quá trình sản xuất, ngoài
lao động.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


5.2. Kiểm chứng mô hình của David
Ricardo
◼ McDougall (1951 and 1952)
◼ Lập luận rằng chi phí sản xuất sẽ thấp hơn ở Hoa Kỳ trong các ngành
mà lao động Hoa Kỳ có năng suất cao hơn gấp đôi so với lao động
của Vương quốc Anh.
◼ Tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa năng suất lao động và xuất
khẩu; Các ngành có lao động năng suất tương đối ở Hoa Kỳ có tỷ lệ
xuất khẩu của Hoa Kỳ trên Vương quốc Anh cao hơn, hỗ trợ lý
thuyết của David Ricardo về lợi thế so sánh.
◼ Những kết luận này cũng nhận được sự ủng hộ của Balassa, Stern
and Golub sau đó. Case Study 2-4 minh họa kết quả nghiên cứu của
Golub.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Hình 4. Năng suất lao động so sánh và lợi thế so sánh giữa Mỹ & Anh.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
Case Study 2-4: Relative Unit Labor Costs and Relative Exports—United States
and Japan (Figure 2.5)

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Phụ lục chương 2
◼ A2.1 Comparative Advantage with More Than Two Commodities
As with two commodities, nations will export the goods that can be

produced comparatively cheaply and import the goods that they
produce less efficiently.
◼ A2.2 Comparative Advantage with More Then Two Nations
◼ Similarly, results can be generalized to more nations, or to the
combination of more nations and more commodities.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Cảm ơn vì đã lắng nghe

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


BÀI TẬP TRÊN LỚP
Số giờ để tạo ra một sản phẩm
Mặt hàng/Quốc gia
Mỹ Trung Quốc
Ti vi (T) 30 60
Tủ lạnh (R) 30 40

◼ Mỹ có 120.000 giờ lao động, còn Trung Quốc có 240.000 giờ


lao động.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


CÂU HỎI
◼ Câu 1: Mỗi quốc gia sử dụng (50/50) số giờ để sản xuất từng
loại hàng hóa. Tính quy mô sản xuất & tiêu dùng trước
TMQT.
◼ Câu 2: Xác định tỉ lệ trao đổi để TMQT có thể diễn ra được.
◼ Câu 3: Hãy tính lợi ích của mỗi quốc gia khi tỷ lệ trao đổi là 1
tivi đổi 1 tủ lạnh.
◼ Câu 4: Một giờ lao động ở Mỹ được trả 10 USD; ở Trung Quốc
được trả 40 CNY. Hãy xác định khung tỉ giá hối đoái giữa
đồng USD và CNY để TMQT có thể diễn ra được.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT

You might also like