You are on page 1of 20

TIỀM LỰC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GIỐNG GẠO ST24 Ở TỈNH SÓC

TRĂNG

TÓM TẮT
Bài báo thực hiện với mục tiêu nhận biết tiềm lực sản xuất và xuất khẩu của giống
gạo ST24 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Nô ̣i dung bài bao gồm tình hình sản xuất và
xuất khẩu gạo ST24 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, cũng như là nêu ra thế mạnh, hạn
chế tác động đến ngành sản xuất giống gạo ST24. Lấy nghiên cứu của Vũ Thị Hiếu
Đông và Lưu Tiến Dũng làm cơ sở, nhóm đã tiến hành sử dụng những phương pháp
nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu định tính; phương pháp phân tích và tổng
hợp lý thuyết; phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thu thâ ̣p,
xử lý thông tin thứ cấp để nghiên cứu tiếp và đưa ra kết luận cho bài nghiên cứu của
nhóm. Qua thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp vấn đề, nhóm nhận thấy rằng
giống gạo ST24 có tiềm lực sản xuất tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Tiềm lực xuất khẩu của gạo ST24 tuy đang có những
chuyển biến tích cực sau khi đạt giải gạo ngon thế giới và tham gia EVFTA nhưng
vẫn phải đối mặt với một số khó khăn như tiêu chuẩn khắc khe của thị trường thế
giới và phải ra sức cạnh tranh với các nước khác nhưng vẫn chưa có khẳng định
được thương hiệu trên thị trường. Từ thực tiễn của viê ̣c sản xuất và xuất khẩu,
chúng tôi đưa ra một số biện pháp giúp cải thiện, nâng cao giá trị sản xuất và xuất
khẩu của giống gạo ST24.

LỜI MỞ ĐẦU

Sóc Trăng là một tỉnh chuyên sản xuất lúa gạo thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, nằm phía Nam sông Hậu với đường đường bờ biển dài 72 km. Địa hình có
dạng lòng chảo, tương đối thấp và bằng phẳng. Phần lớn dân số chủ yếu sống ở
nông thôn với tỉ lệ gần 70%. Tài nguyên quan trọng nhất của tỉnh Sóc Trăng là đất
đai màu mỡ thích hợp trồng nhiều loại cây, đă ̣c biê ̣t là cây lúa. Tuy nhiên, đất Sóc
Trăng vẫn gă ̣p mô ̣t số tình trạng như nhiễm phèn, xâm nhâ ̣p mă ̣n. Phần lớn người
dân tỉnh Sóc Trăng sống nhờ vào nông nghiê ̣p. Trong năm 2020, Hô ̣i nông dân tỉnh
Sóc Trăng đã tăng cường ứng dụng khoa học kĩ thuâ ̣t vào trong canh tác cây trồng
nên thu nhâ ̣p người dân cũng được cải thiê ̣n phần nào.

1
Gạo ST24 của Sóc Trăng (Việt Nam) đã xuất sắc vượt qua đối thủ đáng gờm Thái
Lan để nhận giải Gạo ngon nhất thế giới trong cuộc thi World's Best Rice lần thứ
11. Gạo ST24 và ST25 là 2 giống gạo được lai tạo và không ngừng cải tiến từ hàng
trăm gen gạo quý, trong đó có gen 3 lúa gạo tám thơm Bắc Bộ, nếp cẩm Hà Giang
cùng một số giống lúa mùa Nam Bộ. Cả 2 loại gạo này đều có hàm lượng đạm cao
và bề ngoài khá giống nhau với hạt thon dài, trắng trong, có mùi thơm.

Từ năm 1989 - 2019, gạo Việt Nam đã có mặt ở 150 quốc gia và vùng lãnh thổ với
khoảng 128 triệu tấn, chiếm 15% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới và thu về
khoảng 45 tỉ USD. Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới về số
lượng nhưng trong suốt 30 năm qua, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương
hiệu cho hạt gạo. Gạo ngon của Việt Nam muốn có chỗ đứng trên thị trường thế
giới, có khách hàng lâu dài bên cạnh thương hiệu phải chiếm được sự tin tưởng của
khách hàng, qua đó nâng tầm giá trị gạo Việt.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, nhóm nhận thấy cần nghiên cứu sâu hơn về “tiềm
lực sản xuất và xuất khẩu của giống gạo ST24 ở tỉnh Sóc Trăng” đồng thời đưa ra
một số giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong ngành lúa gạo nhằm mong
muốn phát huy lợi thế cạnh tranh sẵn có của gạo ST24.

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ GIỐNG LÚA ST24

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Bộ giống lúa ST

Bộ giống lúa ST, trong đó có ba giống ST3, ST5 và ST24 đã được công nhâ ̣n thuộc
bộ giống lúa quốc gia, thành quả miệt mài sáng tạo của Anh hùng Lao động Hồ
Quang Cua cùng đồng sự nhóm cán bộ nghiên cứu khoa học nông nghiệp của tỉnh
Sóc Trăng. Từ năm 1992 giống lúa ST đầu tiên ra đời, đã thành công vang dội với
mô hình luân canh tôm – lúa thông minh ở vùng nước lợ, từng được các chuyên gia
nông nghiệp thế giới công nhận độc nhất trên thế giới.

Trong suốt gần 30 năm qua các giống lúa ST lần lượt ra đời không ngừng được
nghiên cứu chọn tạo từ thực nghiệm trên đồng ruộng, mở rộng vùng trồng, qua đó
tích lũy các ưu điểm đã được thị trường người tiêu dùng ưa chuộng về phẩm chất,
nâng cao năng suất và tính chống chịu thời tiết, sâu bệnh…

2
Giống lúa ST24

*Đă ̣c điểm

Gạo ST24 được nhóm nhà khoa học gồm kỹ sư Hồ Quang Cua, TS. Trần Tấn
Phương và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương lai tạo từ giống lúa thơm nổi tiếng của
vùng đất Sóc Trăng.

ST24 là giống lúa thơm cao sản, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (100 - 105 ngày),
cao cây (100 - 110cm), bông to, hạt dài, gạo trắng, thơm, cơm ngon, ngọt. Đây là
giống có tính ổn định cao trong sản xuất, khả năng thích nghi rộng ở nhiều vùng
miền, nhất là thích nghi trong điều kiện vùng đất mặn ven biển và có tính kháng
bê ̣nh tốt. Lúa được sản xuất theo quy trình sạch, với mục tiêu "3 không" là không
hàm lượng cadimi, aflatoxin, không dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, không dùng
hóa chất tạo mùi.

ST24 là kết quả đạt được trong mục đích rút ngắn chu kỳ sinh trưởng trong sản xuất
cho vụ Mùa và vụ Đông Xuân dưới 100 ngày. Đáp ứng trong thời gian nước ngọt
trên đồng ngắn để dự phòng thời tiết thay đổi theo chu kỳ ngắn, tăng khả năng thích
ứng biến đổi khí hậu và tránh rủi ro trong sản xuất.

Gạo ST24 có hạt dài trắng tinh, dẻo, có mùi thơm dứa được nhiều người tiêu dùng
ưa chuộng, nhiều năm liền là gạo ngon nhất trong các hội thi cấp tỉnh, cấp vùng. Ba
năm trước, gạo ST24 cũng từng được xếp là 1 trong 3 loại gạo ngon nhất thế giới tại
Hội nghị quốc tế lần thứ 9 về thương mại gạo được tổ chức tại Macau (Trung Quốc)
vào tháng 11/2017. Tại Hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tại Manila,
Philippines diễn ra 10 – 13/11/2019, gạo ST24 của Việt Nam được công nhận
“ngon nhất thế giới 2019".

Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng là việc sử dụng các nguyên tắc hành vi,
thường đạt được bằng cơ sở thực nghiệm, để giải thích tâm lý tiêu dùng của con
người. Ở đây là nghiên cứu tâm lí của người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm gạo,
đặc biệt là gạo ST24 trên thị trường trong và ngoài nước.

3
Lý thuyết xây dựng và phát triển thương hiệu

Thông qua nghiên cứu nhằm nắm rõ khái niệm, các yếu tố cấu thành, phân loại và
vai trò của thương hiệu gạo ST24. Bên cạnh đó còn có các nội dung cần nắm để xây
dựng và phát triển thương hiệu gạo như: các thành tố để nhận diện thương hiệu, các
nhân tố tạo nên chất lượng gạo và cải thiê ̣n quá trình sản xuất, xuất khẩu gạo, bảo
vệ thương hiệu gạo ST24 nói riêng và gạo Việt Nam nói chung. 

Lý thuyết tăng trưởng và phát triển nông nghiệp

Quá khứ và hiện tại đã cho thấy nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và đất đai
nói riêng không phải là nguồn lực ảnh hưởng quá lớn đến tăng trưởng kinh tế và
tăng trưởng nông nghiệp. Các quốc gia muốn có sự tăng trưởng nhanh thì cần có sự
đầu tư của Chính phủ vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, đầu tư của Chính phủ
cùng với đầu tư tư nhân là những động lực thúc đẩy trong việc tạo ra kiến thức mới
(Rostow, 1960; Romer, 1990; Grossman and Helpman, 1990 Aghion and Howitt,
1992). Các nguồn lực sản xuất để tăng trưởng kinh tế bị giới hạn, vốn vật chất và
lao động có thể giảm dần thì công nghệ là không giới hạn nên chính công nghệ là
nhân tố tạo ra sự tăng trưởng thần kỳ cho nền kinh tế. Dựa vào lý thuyết này mà đề
xuất các giải pháp thích hợp để phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo ST24.

Lý thuyết trong thương mại quốc tế

- Lý thuyết lợi thế tuyệt đối (Adam Smith): Adam phản đối quan điểm chủ nghĩa
trọng thương mà mong muốn tự do hóa thương mại. Thông qua bàn tay vô hình các
nước sẽ sản xuất những mặt hàng có lợi thế lớn nhất đối với họ bằng các nguồn lực
hữu hạn. Khi đó các nước sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

- Lý thuyết lợi thế so sánh (David Ricardo 1817)

Mở rộng thêm lý thuyết của Adam Smith, Ricardo cho rằng các quốc gia cần xác
định đâu là mặt hàng có lợi thế so sánh để tập trung vào sản xuất

Cả hai học thuyết của Adam Smith và David Ricardo đều cần các giả thuyết ban
đầu như:

– Lao động không được dịch chuyển tự do giữa các QG (vì nếu dịch chuyển thì sẽ
không còn lợi thế nữa),

4
– Vận chuyển giữa hai quốc gia là bằng 0,

– Chỉ có hai quốc gia và hai mặt hàng trong mô hình

– Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên các thị trường (có nghĩa là có vô số người bán và
vô số người mua)

– Công nghệ sx của hai QG là như nhau và không đổi (vì Adam chỉ coi nhân công
là chi phí sx đầu vào duy nhất, bỏ qua các biến khác như công nghệ)

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện

- Vũ Thị Hiếu Đông Giám đốc Sở KH&CN Sóc Trăng, báo Khoa học - Công nghệ
và đổi mới sáng tạo, Sóc Trăng: Đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong chọn tạo và phát
triển các giống lúa đặc sản ST.

Bài nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quát về những thành tựu đạt được cho quá
trình nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong chọn tạo và phát triển các
giống lúa đặc sản ST. Qua đó, đề xuất các giải pháp từ việc áp dụng KH&CN, đến
các chính sách phát triển từ Nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân nhằm phát
triển thương hiệu gạo ST.

- Lưu Tiến Dũng, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM,
Phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam 

 Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền
vững. Thứ hai, đánh giá thành tựu, vấn đề và nguyên nhân tồn tại trong phát triển
nông nghiệp bền vững ở Việt Nam giai đoạn 1990-2016. Thứ ba, kiểm định mô
hình nghiên cứu hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền
vững của nông hộ ở Việt Nam, tác nhân quan trọng nhất trong hệ thống sản xuất
nông nghiệp bền vững; Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục duy trì và thúc
đẩy phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo. 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5
Về phương pháp nghiên cứu chung, nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương
pháp duy vật biê ̣n chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với nghiên cứu định tính.

- Phương pháp nghiên cứu định tính:

Phương pháp này đem lại hiểu biết sâu sắc về hành vi người tiêu dùng trong việc
lựa chọn gạo và tổng quan những lý do tác động đến sự lựa chọn này. Nó cũng là
một trong giải pháp để điều tra trả lời cho câu hỏi tại sao và làm thế nào để đánh giá
về tiềm lực sản xuất và xuất khẩu gạo ST24 hiện nay. Đem lại bức tranh tổng quan
nhất về tiềm lực của gạo ST24, từ đó đề ra giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển tiềm
lực gạo ST24.

Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, có các phương pháp phân tích và tổng hợp lý
thuyết, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiê ̣m, phương pháp thu thập, xử lý
thông tin thứ cấp.

-Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:

Phân tích nghiên cứu các lý thuyết liên quan như thuyết hành vi người tiêu dùng, lý
thuyết về xây dựng và phát triển thương hiệu, các lý thuyết có liên quan đến gạo
ST24… để quan tâm sâu sắc đến tiềm lực sản xuất và xuất khẩu của gạo ST24.
Tổng hợp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được rút ra từ bước phân tích
trên, để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới từ đầu đến cuối và sâu sắc về vấn đề đang
nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm:

Phương pháp được áp dụng trong đề tài thông qua việc nghiên cứu và xem xét lại
những nghiên cứu đã có trước như: Đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong chọn tạo và
phát triển các giống lúa đặc sản ST của tác giả Vũ Thị Hiếu Đông, hay luận văn tiến
sĩ của tác giả Lưu Tiến Dũng về Phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam,.. để
rút ra được kết luận bổ ích cho đề tài nghiên cứu…

- Phương pháp thu thâ ̣p, xử lý thông tin thứ cấp:

Phương pháp được sử dụng thông qua viêc̣ tìm kiếm nguồn dữ liê ̣u có sẵn từ Tổng
cục thống kê, cổng thông tin của địa phương, các tạp chí chuyên ngành nông

6
nghiê ̣p, các bài báo chính thống để có những thông tin ban đầu và chọn lọc những
dữ liê ̣u thích hợp, chính xác để phục vụ nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT & XUẤT KHẨU CỦA
GẠO ST24 TẠI SÓC TRĂNG

VỀ SẢN XUẤT

Bảng 1. Kết quả hoạt đô ̣ng sản xuất gạo ST24 và tổng các loại gạo ở tỉnh Sóc
Trăng năm 2019

Chỉ tiêu ST24 Tổng các loại

Diê ̣n tích gieo trồng 10 nghìn ha 356,2 nghìn ha

Diê ̣n tích lúa đạt chuẩn


46,5 ha 340,19ha
VietGAP

Sản lượng lúa 60 nghìn tấn 2.170,2 nghìn tấn

Giá lúa 7.000 – 8.000đ/kg 6.000 – 6.500đ/kg

Thường: 20.000-25.000đ/kg
Giá gạo 18.089đ/kg (*)
Hữu cơ: khoảng 65.000đ/kg

Lợi nhuâ ̣n trung bình 28-33 triê ̣u đồng/ha 18-23 triê ̣u đồng/ha

(*) Trung bình giá của các loại gạo đang có mă ̣t trên thị trường

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kế, báo Sóc Trăng và Tạp chí Nông thôn Viê ̣t

Với thương hiệu được vinh danh, tỉnh Sóc Trăng đã quy hoạch vùng trồng lúa ST,
chú trọng việc nhân rộng mô hình lúa hữu cơ ST24 ở các địa phương có ưu thế như
thị xã Ngã Năm, huyện Thạnh Trị và vùng tôm-lúa huyện Mỹ Xuyên.

Hiê ̣n nay, cây lúa ST24 được trồng chủ yếu ở các huyê ̣n Trần Đề, Mỹ Xuyên,
Thạnh Trị, Châu Thành và thị xã Ngã Năm. Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và
Bảo vệ thực vật Nguyễn Thành Phước thông tin, trong năm 2019, toàn tỉnh có 243
cánh đồng lớn/52.133ha sản xuất lúa đặc sản. Ông Lương Minh Quyết, Giám đốc
Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng cho TTXVN biết, những năm gần đây, với những ưu

7
thế của mình, giống lúa ST ngày càng được nông dân nhân rộng, trong đó giống
ST24 hằng năm được gieo cấy khoảng hơn 10.000 ha, trong khi tổng diê ̣n tích trồng
lúa toàn tỉnh là 356 nghìn ha.

Bên cạnh công tác xây dựng cánh đồng lớn tại các địa phương, ngành nông nghiệp
còn tích cực chỉ đạo sản xuất theo hướng hữu cơ, sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn
VietGAP, theo đó diện tích được chứng nhận 340,19ha, trong đó có 46,5ha lúa
ST24. Các sản phẩm đạt chứng nhận luôn thu hút được sự quan tâm ký kết hợp
đồng tiêu thụ của các doanh nghiệp với giá thu mua cao hơn giá thị trường. Đến
mùa thu hoạch, lúa ST24 sản xuất theo quy trình hữu cơ đạt năng suất bình quân
trên 5-6,2 tấn/ha, sản lượng trung bình đạt khoảng 60.000 tấn lúa. Tùy từng thời
điểm, giá lúa ST24 dao đô ̣ng trong khoảng 7.000đ – 8.000 đồng/kg, cao hơn nhiều
so với các loại lúa khác (giá lúa thường từ 5.000-5.900 đồng/kg, lúa thơm nhẹ giá từ
5.700-6.000 đồng/kg, lúa đặc sản từ 6.000-6.500 đồng/kg).

Sau khi qua chế biến, gạo ST24 được phân phối ra thị trường, bán với hai mức giá
là 65.000 đồng/kg đối với gạo được sản xuất hữu cơ, 20.000 – 25.000 đồng/kg đối
với gạo được sản xuất bình thường, nhưng cả hai đều cao hơn mức giá trung bình
của các loại gạo có mă ̣t ở thị trường Viê ̣t Nam là 18.089 đồng/kg. Chính vì giá lúa
và giá gạo, cũng như là chất lượng của ST24 đều cao hơn mô ̣t lượng đáng kể so với
các giống khác nên lợi nhuâ ̣n trung bình trên mô ̣t hecta trồng trọt của giống ST24
cao hơn từ 5 – 10 triê ̣u đồng so với các giống khác. (Bảng 1)

Trong vụ mùa trên đất nuôi tôm năm 2017, DNTN Hồ Quang Trí triển khai thực
hiện mô hình liên kết đầu tư lúa giống và bao tiêu lúa thương phẩm đối với giống
lúa ST24 tại 3 xã vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên là: Thạnh Quới, Hòa Tú 1 và Gia Hòa
2, với diện tích 150ha. Tuy nhiên, do đây là giống lúa mới và một số nông dân đã tự
để giống từ vụ trước, nên diện tích liên kết chỉ thực hiện được 58,5ha, trong đó, có
9,4ha sản xuất theo quy trình hữu cơ. Theo đánh giá của nông dân, giống lúa ST24
rất thích nghi với vùng tôm – lúa. Đối với các ruộng ST24 sản xuất theo phương
pháp thông thường năng suất lúa tươi bình quân 4,7 – 7 tấn/ha và sản xuất theo quy
trình hữu cơ là 3,8 – 6,1 tấn/ha.

Trong năm 2019, HTX Nông nghiệp Tín Phát (Kế Sách, Sóc Trăng) được Dự án
VnSAT (Dự án Chuyển đổi nông nghiê ̣p bền vững tại Viê ̣t Nam) hỗ trợ. Theo đó,

8
cơ chế hỗ trợ bà con nông dân của Dự án VnSAT liên quan đến khâu chuyển giao
khoa học kỹ thuật về sản xuất lúa, cùng với các trang thiết bị, góp phần giảm chi phí
đầu tư, tăng lợi nhuận sau thu hoạch, có nghĩa là tăng hiê ̣u quả trong sản xuất lúa.

Từ khi được dự án VnSAT hỗ trợ, nhà kho và mô ̣t số trang thiết bị được hỗ trợ đầu
tư và đưa vào sử dụng đã giúp hoạt đô ̣ng kinh doanh dịch vụ nông nghiê ̣p của HTX
được mở rô ̣ng. Trong năm 2019, lợi nhuâ ̣n đạt được tăng hơn 5,5 tỉ đồng, trong đó
3,8 tỉ đồng được chia cho các thành viên. Trong khâu chế biến tại HTX hiê ̣n nay đã
có lò sấy, máy tách hạt, máy xay xát, máy may bao, xe bán tải, máy phun đa năng,
máy phun thuốc bảo vê ̣ thực vâ ̣t, cùng với đó là các dịch vụ cung ứng phân bón và
thuốc bảo vê ̣ thực vâ ̣t cho bà con nông dân là thành viên HTX.

Về tiêu thụ, gạo ST24 luôn là hạt gạo chất lượng cao mà ai cũng muốn ăn nhờ
những đă ̣c tính như mùi hương lá dứa, khi nguô ̣i hạt cơm vẫn dẻo,… và được sản
xuất sạch. Từ năm 2016, gạo ST24 bắt đầu nổi tiếng tại các thị trường tiêu thụ gạo
mạnh ở các tỉnh lân c như chợ gạo Tân Trụ (tỉnh Long An), chợ gạo Bà Đắc (tỉnh
Tiền Giang).

Tóm lại, từ thông tin của bảng 1, có thể thấy diê ̣n tích và sản lượng của gạo ST24
chỉ chiếm mô ̣t phần trong con số chung, nhưng giá bán và lợi nhuâ ̣n trung bình đều
cao hơn con số chung của tất cả các giồng. Điều này có nghĩa viê ̣c sản xuất gạo
ST24 trong năng 2019 rất có hiê ̣u quả. Bên cạnh đó từ khi có dự án VnSAT hỗ trợ,
hoạt đô ̣ng sản xuất và chế biến gạo nói chung, gạo ST24 nói riêng ở tỉnh Sóc Trăng
đã càng hiê ̣u quả hơn.

VỀ XUẤT KHẨU GẠO ST24

Tiềm lực xuất khẩu của hạt gạo ST24 là rất lớn, thâ ̣m chí viê ̣c xuất khẩu sang các
thị trường khó tính như EU, Mỹ là điều hoàn toàn có thể xảy ra vì quá trình sản xuất
và chế biến gạo ST24 đang thực hiê ̣n theo hướng đảm bảo an toàn vê ̣ sinh thực
phẩm và chất lượng tốt. Bên cạnh đó, cú hích từ danh hào “top 3 gạo ngon nhất thế
giới năm 2017”, “gạo ngon nhất thế giới năm 2019” (dù chỉ là kết quả ban đầu)
cũng là cơ hô ̣i để gạo ST24 nói riêng và gạo Viê ̣t Nam vươn lên mô ̣t tầm cao mới
trên thị trường quốc tế.

9
Hiện nay ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do tính cạnh
tranh cao, trong khi giá trị gạo xuất khẩu còn thấp và việc xây dựng thương hiệu
cho gạo Việt vẫn chưa hiệu quả, đặc biệt là các loại gạo đặc sản của các địa phương.
Những năm gần đây, nhiều loại gạo ST được nông dân sản xuất tại Sóc Trăng đã đạt
giá trị xuất khẩu và bán buôn trên thị trường với mức cao khoảng 800 USD/tấn (cao
hơn gạo thường khoảng 200-300 USD/tấn).

Tuy nhiên, thực trạng hiê ̣n nay là các nhà xuất khẩu gạo Viê ̣t vẫn còn dễ tính trong
mua bán, chưa biết neo giá với khách hàng nên bị gạo Thái Lan lấn lướt trong khi
gạo từ Viê ̣t Nam mới là gạo ngon nhất thế giới. Năm 2020, gạo ST24 đang bán giá
1.200 – 1.300 USD/tấn đối với thị trường trong nước, trong khi xuất khẩu tối đa là
1.000 USD/tấn, có Công ty Trung An xuất được giá 1.050 USD/tấn, mà số doanh
nghiệp xuất được giá đó rất hiếm, đa số bị trả giá 800 – 900 USD/tấn, điều này có
nghĩa Viê ̣t Nam vẫn chưa thực sự tự tin vào chất lượng gạo của mình. Nhiều doanh
nghiê ̣p cho rằng bán với giá thấp sẽ có được lượng tiêu thụ tốt hơn, nhưng làm như
thế cũng đồng nghĩ với viê ̣c hạ thấp chất lượng của gạo ST24, ép giá nhà nông Viê ̣t
Nam.

THẢO LUẬN

VAI TRÒ CỦA GẠO ST24

Một trong những vai trò dễ nhận thấy nhất của gạo ST24 là tăng thu nhập cho
người nông dân.

Thứ nhất, trong mô ̣t năm có thể trồng được nhiều vụ lúa hơn, thời gian nhàn rỗi của
nông dân không quá dư thừa như lúc trước. Trồng được nhiều vụ lúa, với các điều
kiê ̣n khác không đổi, đương nhiên sản lượng thu được trong mô ̣t năm sẽ tăng; bên
cạnh đó là giảm bớt chi phí cho thuốc trừ sâu, thuốc bảo vê ̣ thực vâ ̣t,… nên số tiền
nông dân thu được trong mô ̣t năm sẽ nhiều hơn so với trồng các giống lúa khác.
Tổng sản lượng lúa cả năm 2019 là 2,17 triệu tấn, trong đó, lúa đặc sản chiếm 50%
(tăng hơn 20% so cùng kỳ).

Thứ hai, nông dân trồng lúa ST24 được doanh nghiệp mua cao hơn lúa thường
khoảng 20%. ST24 có chất lượng tốt hơn những loại giống khác, và được sản xuất,
chế biến theo tiêu chuẩn hữu cơ và có tiềm năng cực kỳ lớn trong viê ̣c xuất khẩu

10
sang các thị trường chất lượng cao. Vì để khuyến khích nông dân trồng lúa, doanh
nghiê ̣p thường sẽ cam kết với nông dân sẽ mua gạo với giá cao hơn giá thị trường.
Vì thế, nông dân có thể kiếm được tiền lời từ khoảng chênh lê ̣ch về giá này, sản
lượng càng nhiều thì càng được lợi. Theo Forbes Viê ̣t Nam, trong giai đoạn từ 2009
– 2014, diê ̣n tích gieo trồng các giống ST nói chung đạt trên 40 ngàn hecta và tăng
mạnh sau năm 2014. Theo đó là khoảng 50 ngàn nông dân được hưởng lợi trực tiếp,
làm tăng lợi nhuâ ̣n từ 2,81 đến 3,55 lần.

Góp phần vào sự tăng trưởng ổn định của GRDP

Sóc Trăng vốn là tỉnh có truyền thống nông nghiê ̣p, với cây lúa là cây chủ lực. Tuy
nhiên những năm gần đây, nguồn nước ngọt từ thượng nguồn sông Hâ ̣u chảy về
càng ít, cùng với viê ̣c mă ̣n xâm nhâ ̣p mạnh, tình trạng xói lở, sự thay đổi của dòng
chảy sẽ làm đổi cơ cấu sản xuất truyền thống và đời sống của người dân và làm
giảm GRDP khi diê ̣n tích trồng lúa bị thu hẹp. Mô ̣t trong những biê ̣n pháp thích ứng
với tác đô ̣ng của biến đổi khí hâ ̣u đó là gieo trồng giống lúa ST24. Đây là giống có
tính ổn định cao trong sản xuất, khả năng thích nghi rộng ở nhiều vùng miền, nhất
là thích nghi trong điều kiện vùng đất mặn ven biển

Mở đường sản xuất gạo theo hướng hữu cơ

Lúa ST24 có tính chống chịu kháng đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông tốt. Một yếu tố tiên
quyết giúp nông dân đảm bảo phẩm chất hạt gạo đạt điều kiện an toàn thực phẩm,
không cần phun thuốc bảo vê ̣ thực viên trong giai đoạn lúa trổ cong trái me. Bên
cạnh đó, mô hình tôm - lúa là thế mạnh trong việc tạo ra sản phẩm gạo an toàn. Nhờ
nguồn dinh dưỡng dồi dào từ nuôi tôm để lại, trên cánh đồng lúa thơm ST thuộc
huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, lúa xanh tốt tự nhiên. Khi sản xuất dòng lúa này,
nhà nông tiết kiệm được tối đa chi phí phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, lúa đạt năng
suất cao, chất lượng thơm ngon, hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất lúa
thường. Ðây là điểm sáng giữ được môi trường sinh thái trong lành, một mô hình
sản xuất tiêu biểu của tỉnh duy trì 20 năm qua. Vì thế, để cạnh tranh được ngay trên
sân nhà, các giống gạo khác cũng phải đảm bảo về các vấn đề an toàn thực phẩm.
Mô ̣t khi đã có nguồn lương thực sạch từ giống lúa ST24, tiêu chuẩn về kỹ thuâ ̣t, an
toàn thực phẩm sẽ bị yêu cầu khắt khe hơn và các mă ̣t hàng nông sản khác phải thực
hiê ̣n theo.

11
ĐIỂM SÁNG VÀ CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG
CAO TẠI SÓC TRĂNG
Có thể thấy là từ trước đến nay, tỉnh Sóc Trăng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển các loại cây trồng, đặc biệt là lúa gạo. Các giống lúa ngày càng được nghiên
cứu và cải thiện để thích nghi với điều kiện tự nhiên với sự quan tâm, hỗ trợ đầu tư
của nhà nước. Sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cũng đã mở ra được nhiều cơ
hội cho ngành xuất khẩu gạo, giúp Việt Nam vươn xa hơn trên thị trường thế giới,
nhất là đối với thị trường EU. Theo thông tin của Bộ ND&PTNT, từ đầu năm 2020,
có 29,96 triệu tấn thóc được tiêu thụ trong nước bao gồm 14,26 triệu tấn thóc phục
vụ cho nhu cần của người dân, 3,4 triệu tấn thóc phục vụ chăn nuôi, 1 triệu tấn để
làm giống và 3,8 triệu tấn thóc để dự trữ trong nước. Ngoài ra, sản lượng gạo xuất
khẩu tăng 26,5% so với năm 2019 và giá trị thu về tăng 34,6%. Tuy phải cạnh tranh
giá gạo với nhiều nước như Myanmar, Thái Lan và Campuchia, nhưng sau khi kí
hiệp định này, Việt Nam có thêm cơ hội cạnh tranh về giá gạo trong thị trường EU.
Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khi qua thị trường EU sẽ được xóa bỏ thuế với
khoảng 85,6% số đòng thuế và sau 7 năm nữa sẽ tăng lên 99,2%. Ngoài ra, EU cho
phép Việt Nam xuất khẩu gạo vào thị trường EU 80000 tấn gạo trong 1 năm với
30.000 tấn là gạo thơm). Đối với sản xuất trong nước, ngành sản xuất lúa gạo năm
nay ở Sóc Trăng hết sức thuận lợi. Giá lúa vẫn đang trên đà tăng và đem lại nhiều
cho nông dân nhiều hứa hẹn về tương lai của ngành sản xuất lúa. Cũng có nhiều dự
đoán cho rằng trong năm nay, gạo Việt Nam có khả năng sẽ vượt qua Thái Lan,
vươn lên vị trí thứ 2 thế giới. Đây chính là những điểm sáng của ngành sản xuất và
xuất khẩu lúa gạo, cũng như ngành nông nghiệp trong tình hình hiện nay.
Từ những năm thế kỷ XX, ngành sản xuất gạo của Sóc Trăng đã có đóng góp rất lớn
đối với nền kinh tế vùng phía Nam. Đất đai màu mỡ chính là nguyên nhân chính
đem đến năng suất và chất lượng cho gạo ở Sóc Trăng. Từ giai đọan 1954 – 1975,
ngành trồng trọt ở Sóc Trăng đã có những chuyển biến đáng kể về kĩ thuật và trình
độ canh tác. Chính quyền tạo điều kiện cho nông dân mua những máy móc phục vụ
thêm cho ngành như máy cày, máy xới,… nhằm tăng năng suất lúa của vùng. Năm
2001, từ khi giống lúa ST3 được sử dụng rộng rãi, việc đầu tư vào nghiên cứu giống
lúa đã được chú trọng. Hiện nay, để nghiên cứu ra giống lúa chịu phèn, chịu mặn tốt

12
hơn giống lúa trước, các giống lúa ST mới vẫn tiếp tục được phát triển. Và hiện tại,
giống lúa ST24 đang là giống lúa được đánh giá cao nhất.

DỰ BÁO TÌNH HÌNH CẠNH TRANH VÀ NHU CẦU GẠO THẾ GIỚI

Xuất khẩu gạo của nước ta trong năm 2020 tiếp tục đối mặt với nhiều cạnh tranh từ
các nước xuất khẩu gạo truyền thống và đối thủ mới nổi. Năm 2020 tiếp nối những
khó khăn của năm 2019 nhưng áp lực nhiều hơn đối với các nguồn xuất khẩu do
cung cấp dư thừa, cạnh tranh quyết liệt. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tổng
lượng gạo được giao dịch trên toàn cầu trong năm 2020 đạt mức kỷ lục 49,6 triệu
tấn, tăng 1,65 triệu tấn so với dự báo trước đây và tăng 2,4 triệu tấn so với năm
2019. Trao đổi mậu dịch đối với mặt hàng gạo trên toàn cầu trong năm 2020 tăng
lên chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu gạo của EU, Trung Quốc và khu vực Tây Phi
tăng mạnh. USDA đánh giá Ấn Độ sẽ tiếp tục giữ vị trí quốc gia xuất khẩu gạo lớn
nhất thế giới. Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan trong năm 2020
sẽ tăng lên. Trong báo cáo “Triển vọng thị trường nông nghiệp và thu nhập tại EU
giai đoạn 2013- 2023”, EU dự đoán diện tích trồng lúa tại châu Âu sẽ gần như
không thay đổi trong thập kỷ tới và nhập khẩu sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu gia tăng.
EU nhận định việc tăng diện tích trồng lúa là gần như không thể, vì vậy sản lượng
chỉ có thể tăng do năng suất tăng. Báo cáo cũng chỉ ra rằng trong khi mức tăng năng
suất gần đây là khiêm tốn, năng suất vẫn có thể tăng hơn nữa nhờ vào giá tăng và
nhu cầu nội địa tăng.

Theo Bộ Công Thương, gạo Việt Nam hiện có lợi thế cạnh tranh về giá so với gạo
Thái Lan. Ngoài ra, gạo thơm ST24 cao cấp nhập khẩu từ Việt Nam đang được
nhiều nhà hàng châu Á ở Mỹ ưa chuộng hơn gạo Thái Lan và gạo Mỹ do phù hợp
với nhiều cách chế biến. Khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất đối với mặt hàng gạo
xuống đến 0%, gạo ST24 càng có điều kiện giành được lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Bên cạnh cơ hội, sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng phải đối mặt với
không ít thách thức bởi theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, khi ký kết
EVFTA, lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất vẫn là nông nghiệp. Thứ nhất, việc giảm
thuế chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng luồng hàng nhập khẩu từ các

13
nước EVFTA vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Nhiều sản phẩm hàng hóa nông
nghiệp, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng suất lao động còn thấp, áp dụng tiến bộ
khoa học hạn chế nên giá thành sản phẩm còn cao. Vì vậy, việc mở cửa thị trường ít
nhiều sẽ tác động đến những sản phẩm hàng hóa này. Hệ quả tất yếu là doanh
nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần hàng hóa của Việt Nam sẽ
bị thu hẹp, thậm chí là nguy cơ mất thị phần nội địa. Nguy cơ này đặc biệt nguy
hiểm đối với nhóm hàng nông sản, trong đó có gạo ST24, vốn gắn liền với đối
tượng dễ bị tổn thương trong hội nhập là nông dân. Khi Việt Nam phải mở cửa thị
trường, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế nhập khẩu) đối với các sản phẩm
nông nghiệp, trong khi rào cản kỹ thuật chưa có hoặc không cao, nên mặt hàng gạo
trên thị trường nội địa cũng sẽ gặp bất lợi. Trên thị trường Việt Nam hiện đã có
nhiều loại gạo chất lượng cao của Thái Lan, Nhật Bản đi theo đường tiểu ngạch.
Khi EVFTA có hiệu lực, gạo của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh ngay trên sân nhà.

Theo Cục Trồng trọt, diện tích lúa thơm tại ĐBSCL đang chiếm khoảng 25% diện
tích gieo cấy (tương đương 1 triệu ha) hằng năm, với sản lượng ước đạt 5,5 triệu
tấn, tương đương khoảng 3,5 triệu tấn gạo thơm. Trong khi theo Hiệp định EVFTA,
lượng gạo thơm xuất sang EU được hưởng hạn ngạch ưu đãi về thuế quan là 30.000
tấn, chỉ chiếm khoảng 1% lượng gạo thơm sản xuất của vùng. Do vậy tiềm năng
xuất khẩu gạo ST24 của Việt Nam còn rất lớn.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, dù hạn ngạch xuất khẩu gạo thơm sang thị
trường EU ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực còn khiêm tốn, nhưng đây là tín
hiệu lạc quan với gạo Việt. Một khi đã lọt qua cửa hẹp vào thị trường khó tính như
châu Âu, hạt gạo thơm Việt Nam có nhiều cơ hội vào những thị trường khác như
Nhật, Mỹ.

NHỮNG KHÓ KHĂN CÒN TỒN TẠI

Trong sản xuất

- Phụ thuô ̣c lớn vào thời tiết

Đây là đă ̣c trưng của cả ngành nông nghiê ̣p nói chung. Cho đến thời điểm hiê ̣n tại,
giống lúa ST24 vẫn đang được gieo trồng trên các cánh đồng. Những năm thời tiết
tốt, ít mưa bão thì nông dân được lợi. Nhưng khi xuất hiê ̣n mưa bão, nhất là sắp đến

14
mùa thu hoạch, người nông dân bị mất trắng và tổn thất về chi phí đã bỏ ra là rất
lớn. Năm 2020, sau ba cơn bão số 7, 8 và 9, hàng ngàn hecta lúa nằm rạp sát mă ̣t
đất, nhiều diê ̣n tích lúa bị ngâ ̣p sâu trong nước tại các cánh đồng lúa ở các huyê ̣n
Trần Đề, Châu Thành, Long Phú, Mỹ Xuyên,… Nhiều hô ̣ nông dân gă ̣p khó khăn
trong viê ̣c trả nợ vâ ̣t tư nông nghiê ̣p và chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo.

- Nông dân mua phải giống giả

Cuối năm 2019, cơ quan chức năng ở tỉnh Sóc Trăng phát hiê ̣n có 54 bao lúa giống
có dấu hiệu giả mạo các giống lúa, trong đó có những bao lúa có tên ST24HP.
Trong thực tế, ST24 không được phép kinh doanh, chỉ có ST24 mới là giống lúa
chính thống và được bảo hô ̣. Nhiều nông dân cho rằng, họ thấy lúa giống có bao bì
nhãn mác chất lượng cho nên chọn mua. Hơn nữa, giá lúa ST24HP chênh lệch rẻ
hơn khoảng 3.000 đồng/kg so với lúa ST24 chính gốc. Nếu lúa thương phẩm không
đạt chất lượng, nông dân cũng không thể kiê ̣n người cung cấp giống. Tỉnh Sóc
Trăng đã xử lý vài vụ vi phạm bản quyền giống lúa ST24 nhưng cũng chỉ là “bắt
cóc bỏ đĩa”. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhu cầu về gạo chất lượng cao
ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu canh tác về lúa thơm của nông dân cũng tăng
nhưng nguồn cung chưa đáp ứng đủ.

Trong xuất khẩu

- Vùng trồng ổn định và chứng minh nguồn gốc

Yếu tố quan trọng trong xuất khẩu là doanh nghiê ̣p phải có vùng trồng ổn định,
chứng minh được nguồn gốc và giám sát từ khâu ban đầu cho đến khi ra được gạo
thơm đáp ứng được yêu cầu từ thị trường quốc tế. Đây là điểm khó cho doanh
nghiê ̣p xuất khẩu vì thực tế các doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam khó kiểm soát đầu vào, đă ̣c
biê ̣t là giống gạo (đã đề câ ̣p ở trên). Thêm vào đó, đa số nông dân sản xuất nhỏ lẻ,
manh mún theo tâ ̣p quán, điều này cũng làm khó doanh nghiê ̣p trong viê ̣c kiểm tra
và đảm bảo chất lượng tốt đồng đều.

- Bảo quản gạo

Viê ̣t Nam còn gă ̣p khó khăn trong vấn đề bảo quản và duy trì chất lượng của gạo.
Gạo ST24 nói riêng và gạo Viê ̣t Nam nói chung hầu như được bảo quản ở điều kiê ̣n
tự nhiên, trong khi để duy trì được đô ̣ thơm của gạo thì phải bảo quản ở nhiê ̣t đô ̣

15
18oC, nếu không thì sau khoảng 6 tháng đô ̣ thơm và chất lượng giảm dần. Mà nếu
không duy trì được chất lượng thì sẽ rất khó bán khi ở thị trường quốc tế.

- Khả năng khó tiêu thụ mạnh ở thị trường nước ngoài vì giá cao.

Mă ̣c dù thực tế là thương lái Viê ̣t Nam bị ép giá khi xuất khẩu gạo ST24, nhưng giá
gạo ST24 nhìn chung vẫn cao hơn các loại gạo khác. Gạo ST24 chỉ mới có danh
tiếng 3 năm trở lại đây, mă ̣c dù chất lượng cao nhưng nhìn chung đa số người dân
vẫn có xu hướng mua những loại gạo thơm bình thường với giả cả trung bình.

- Thương hiê ̣u gạo Viê ̣t chưa có chỗ đứng nhất định ở trị trường quốc tế, các doanh
nghiê ̣p xuất khẩu chưa thực sự liên kết với nhau để tăng khả năng cạnh tranh.

Gạo mang thương hiệu Việt Nam rất ít thấy ở nước ngoài mà chỉ mang nhãn mác
các nước khác. Trên thực tế, chất lượng gạo của Việt Nam rất tốt, tuy nhiên, Việt
Nam chưa chú trọng phát triển thương hiệu gạo, các nhà xuất khẩu chưa quan tâm
nhiều vào marketing, chưa quan tâm đến bao bì, đóng gói và cách nhận diện. Dù
cho gạo ST24 là gạo ngon được thế giới công nhâ ̣n, nhưng nếu Viê ̣t Nam vẫn chưa
khẳng định thương hiê ̣u gạo thì gạo ST24 vẫn gă ̣p khó khăn trong cạnh tranh với
các loại gạo khác.

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT HUY TIỀM LỰC CỦA GẠO ST24

Phát triển mô hình “bốn nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông
dân) một cách chặt chẽ và hiệu quả cao để nông dân, doanh nghiệp quan tâm đầu tư,
sản xuất.

VỀ SẢN XUẤT

Giải pháp 1: Quy hoạch từ khâu trồng lúa đến khâu thu hoạch và chế biến, bình
ổn chất lượng

- Kiến nghị Bô ̣ Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn nghiên cứu đề xuất các chính
sách ưu đãi riêng, kể cả việc xem xét miễn thuế nông nghiệp đối với những vùng
quy hoạch trồng lúa dành riêng cho xuất khẩu;

- Kiến nghị Nhà nước, doanh nghiệp kết nối với hộ gia đình trồng lúa rà soát lại
những mấu chốt gây thất thoát chất lượng của gạo và liên kết với nhau để điều
chỉnh một cách kịp thời.

16
+ Nâng cao hiệu quả của chính sách “dồn điền đổi thửa” nhằm giảm dần tình trạng
canh tác manh mún nhỏ lẻ như hiện nay và nâng cao hiệu quả kinh tế trên mỗi thửa
ruộng.

+ Tăng cường dự trữ nhằm giảm thiểu các biến động bất lợi của thị trường thế giới
và các thiệt hại do thiên tai gây ra.

+ Thu hút vốn FDI vào lĩnh vực chế biến gạo cũng như chế biến một số lương thực,
thực phẩm khác.

+ Nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch các trọng tâm trồng lúa ST24 và kế hoạch cụ
thể trong việc ưu tiên đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất lúa
trong từng thời kỳ.

- Kiến nghị Nhà nước hoàn thiện hệ thống chính sách về đầu tư, tín dụng, tiền tệ,
xuất khẩu, thuế, đất đai, bảo hiểm và trợ giá đào tạo nhân lực và phát huy vai trò
của hiệp hội sản xuất và kinh doanh lương thực trong phạm vi cả nước; Đổi mới
chính sách ruộng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân canh tác theo
hướng tăng cả về diện tích reo trồng, năng suất cũng như chất lượng lúa

Giải pháp 2: Quản lý chă ̣t chẽ và tăng chất lượng đầu vào, nâng cao kỹ thuật
canh tác

- Kiến nghị các nhà khoa học nghiên cứu các yếu tố liên quan đến đầu vào để giảm
giá thành sản xuất; tiếp tục nghiên cứu phát huy hết các đă ̣c tính vốn có của giống
lúa ST24, lai tạo với các giống khác để tăng khả năng tồn tại của cây lúa và tăng
chất lượng của hạt gạo.

- Kiến nghị Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra và xử phạt đối với những tổ
chức, cá nhân cung cấp hạt giống giả, những hạt giống chất lượng kém, trô ̣n lẫn hạt
giống lúa chất lượng cao và thấp.

- Kiến nghị Nhà nước hợp tác với nông dân để có thể cung cấp một số lượng lớn
giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng đáp ứng cho quy hoạch diện tích lúa
xuất khẩu.

17
- Kiến nghị Nông dân tìm hiểu và tuân thủ các quy định về chất lượng, về hàm
lượng sử dụng các loại thuốc và phân bón; kiểm tra cẩn thâ ̣n nguồn hạt giống; chú
trọng sản xuất gạo chất lượng cao và an toàn.

- Kiến nghị Bô ̣ Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn, Hiê ̣p hô ̣i Lương thực Viê ̣t
Nam cử cán bộ chuyên môn xuống cấp xã để truyền đạt kỹ thuật, hướng dẫn canh
tác cho các hộ nông dân trồng lúa xuất khẩu theo quy trình đã biên soạn trước cho
từng loại giống lúa và quy trình này thông qua hoạt động thực tiễn phải được
thường xuyên nâng cao cho phù hợp.

Giải pháp 3: Tăng cường đầu tư hạ tầng và trang thiết bị nông nghiê ̣p

Kiến nghị Nhà nước phê duyê ̣t những chủ trương hợp lý hỗ trợ cho việc hiện đại
hoá chế biến gạo, như vậy mới giảm được tỷ lệ mất mát sau thu hoạch. Ủy ban nhân
dân tỉnh, Bô ̣ Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn phối hợp với nhau để đưa ra các
dự án thu hút đầu tư vào khâu xay xát, chế biến, từng bước đầu tư cải tạo cơ sở hạ
tầng, tự nạo vét, xây dựng thêm nhiều cảng sông, đă ̣c biê ̣t là các kho bảo quản đủ
tiêu chuẩn, hoàn thiện “công nghệ sau thu hoạch” để nâng cao chất lượng.

VỀ XUẤT KHẨU

Giải pháp 1: Việc tổ chức thu mua gạo ST24 phải đảm bảo quyền lợi cho người
xuất khẩu cũng như người dân nhằm giải quyết thoả đáng quan hệ giữa nhà
nước, nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong phân phối lợi nhuận.

Kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiê ̣p tổ chức lại hệ thống mua gom gạo ST24
theo hướng giảm dần các giao dịch tự do thông qua tư thương, tăng các giao dịch
trực tiếp giữa doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân.

Kiến nghị Doanh nghiê ̣p đưa ra chế đô ̣ bao tiêu hợp lý, có đô ̣ khắt khe nhất định về
chất lượng và số lượng; đưa ra những ưu đãi đi kèm nếu nông dân đáp ứng được
yêu cầu để tăng sự khuyến khích.

Giải pháp 2: Bình ổn thị trường và chuyển hướng thị trường

* Bình ổn thị trường

Kiến nghị: Nhà nước phải lựa chọn cơ cấu và định hướng dự báo thị trường, Uỷ ban
nhân dân tỉnh chỉ đạo trực tiếp các doanh nghiệp trực thuộc và doanh nghiệp có

18
trách nhiệm lo đảm bảo phần lớn thị trường tiêu thụ ổn định đảm bảo giữ tín nhiệm
gạo Việt Nam ở các thị trường đó. Người sản xuất phải có trách nhiệm tự bảo đảm
uy tín về hàng hoá của mình, tổ chức lại sản xuất.

* Tìm kiếm và chuyển hướng thị trường xuất khẩu

Kiến nghị: Doanh nghiê ̣p xuất khẩu gạo thời gian gần đây đã chuyển dịch thị trường
rất tốt khi tìm kiếm được các mối xuất khẩu tới khu vực châu Mỹ. Tuy nhiên, cần
tiếp tục mở rộng thị trường tới khu vực còn bỏ ngỏ như châu Phi, Trung Đông và
một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia. Bên cạnh đó, chú trọng tổ
chức lại thị trường trong nước, thay đổi về chất lượng, bao bì… để cạnh tranh được
với gạo thế giới.

Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng thương hiê ̣u gạo Viê ̣t Nam

Kiến nghị Bô ̣ Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn đưa ra những tiêu chuẩn trên
mức trung bình ngay trong thị trường nô ̣i địa. Bên cạnh đó, cần sớm công bố trên
toàn cầu về tiêu chuẩn của Việt Nam để thế giới có những đánh giá tốt hơn về gạo
Việt Nam.

KẾT LUẬN

Ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam, đặc biệt là gạo ST24 có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần vào sự tăng trưởng ổn
định của GRDP, mở đường phát triển nông nghiê ̣p theo hướng hữu cơ. Mặc dù có
những điều kiện thuận lợi và cơ hội để phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn
thách thức trong quá trình sản xuất và xuất khẩu.

Về sản xuất, giống gạo ST24 được đánh giá có nhiều ưu điểm tiến bộ, cơm thơm,
mềm dẻo; đồng thời cũng tạo thêm sự lựa chọn mới đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng gạo thơm ngon cơm. Khả năng chịu phèn, chịu mặn cũng có nhiều cải thiện so
giống lúa trước. Quá trình sản xuất diễn ra khá hiê ̣u quả, áp dụng quy trình hữu cơ
và canh tác theo mô hình lúa-tôm, sản xuất lúa đạt theo tiêu chuẩn VietGAP; những
người nông dân canh tác lúa ST24 đều đạt lợi nhuâ ̣n cao. Nhưng sản xuất vẫn còn
phụ thuộc nhiều vào thời tiết và giống lúa đầu vào chưa đảm bảo chất lượng nên
gây nên nhiều khó khăn và thiệt hại cho người nông dân trong quá trình sản xuất.

19
Về xuất khẩu, tiềm lực xuất khẩu của hạt gạo ST24 hiện nay là rất lớn. Không chỉ
có thể xuất khẩu ra các nước thuộc khu vực châu Á mà thâ ̣m chí còn có thể xuất
khẩu sang các thị trường khó tính như EU, Mỹ. Lý do cơ bản là do quá trình sản
xuất và chế biến gạo ST24 đang thực hiê ̣n theo hướng đảm bảo an toàn vê ̣ sinh thực
phẩm và chất lượng tốt. Nhưng đồng thời cũng còn nhiều khó khăn tồn tại như
nguồn gốc giống lúa đầu vào ở Việt Nam vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, quá
trình bảo quản gạo gặp khó khăn khiến chất lượng gạo nhanh chóng sụt giảm. Đồng
thời, thương hiệu gạo Việt vẫn chưa có được chỗ đứng nhất định trên thị trường
quốc tế, các doanh nghiệp chưa thực sự liên kết với nhau để tăng khả năng cạnh
tranh.

Để cải thiê ̣n quá trình sản xuất và phát huy được tiềm lực xuất khẩu của gạo ST24,
cần có sự hợp tác giữa “bốn nhà” là Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiê ̣p và
người nông dân. Chỉ có sự liên kết chă ̣t chẽ và sự phối hợp nhịp nhàng giữa bống
đối tượng trên mới giải quyết được những vấn đề còn tồn tại và phát huy những lợi
thế của gạo ST24 ở tỉnh Sóc Trăng.

20

You might also like