You are on page 1of 65

CHƯƠNG

3 KINH TẾ QUỐC TẾ
(International Economics)
Những lý thuyết thương mại hiện đại
Giảng viên: TS. Trần Tuấn Anh
Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Công thương TpHCM.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Nội dung của chương:
◼ Lý thuyết thương mại hiện đại
◼ Đường PPF với chi phí cơ hội tăng
◼ Đường bàng quan cộng đồng/xã hội
◼ Phân tích trạng thái cân bằng khi chưa có thương mại
◼ Phân tích lợi ích của thương mại
◼ Thương mại trong trường hợp có sự khác biệt thị hiếu
◼ Lý thuyết thương mại của Heckscher – Ohlin
◼ Lý thuyết thương mại của Heckscher – Ohlin – Samuelson
◼ Một số lý thuyết thương mại khác

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


1. Đường PPF với chi phí tăng
◼ Trong thực tế đường PPF với chi phí không đổi ít tồn tại, mà
chủ yếu là đường PPF với chi phí đánh đổi tăng, vì:
◼ Nguồn tài nguyên hữu hạn và mỗi sản phẩm thích hợp với một
tài nguyên nhất định.
◼ Nếu chuyên môn hóa tuyệt đối mà thương mại ko xảy ra được
(vì một số lý do: thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh..) thì ảnh
hưởng trực tiếp tới nhiều mặt của đời sống trong nước.
◼ Khi một hàng hóa càng khan hiếm thì giá của nó càng cao &
người ta không chấp nhận đánh đổi nó với hàng hóa khác.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Hình 3-1. Đường PPF của quốc gia 1 & 2 với chi phí đánh đổi tăng

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


1.1. Tỉ lệ hoán đổi biên MRT

◼ Khái niệm: Tỉ lệ hoán đổi biên MRT


(marginal rate of transformation) của sản
phẩm X đối với sản phẩm Y là số lượng sản
phẩm Y phải từ bỏ để sản xuất thêm được
một đơn vị sản phẩm X.
Y
◼ Công thức: MRTX /Y = −
X
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
1.1. Tỉ lệ hoán đổi biên MRT
◼ Phân tích ở quốc gia 1: Tỉ lệ hoán đổi biên sẽ càng tăng
lên khi hàng hóa X được sản xuất nhiều hơn.
◼ Tỉ lệ hoán đổi biên MRT là cách gọi thay thế cho khái
niệm chi phí cơ hội.
◼ Tỉ lệ hoán đổi biên MRT được đo bằng độ dốc tuyệt
đối của đường PPF tại điểm sản xuất.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Hình 3-2. Minh họa tỉ lệ hoán đổi biên MRT của quốc gia 1 & 2

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


1.2. Đường bàng quan cộng đồng/xã hội
◼ Khái niệm: Đường bàng quan cộng đồng/xã hội (community
indifference curve - CIC) biểu hiện những sự kết hợp khác
nhau của hai loại hàng hóa, mà những sự kết hợp này đem lại
độ thỏa dụng như nhau cho người tiêu dùng.
◼ Như vậy đường CIC phản ánh nhu cầu hay sở thích của quốc gia.
◼ Một số đặc điểm của đường CIC:
◼ Đường cong càng cao (bên trên) phản ánh độ thỏa dụng càng lớn.
◼ Có độ dốc âm, và lồi về hướng gốc tọa độ.
◼ Các đường CIC không cắt nhau.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Hình 3-3. Minh họa đường bàng quan cộng đồng cho quốc gia 1 & 2.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
1.3. Tỉ lệ thay thế biên MRS

◼ Khái niệm: Tỉ lệ thay thế biên MRS (the marginal


rate of substitution) của hàng hóa X với hàng hóa
Y là số lượng hàng hóa Y phải từ bỏ để có thêm 1
đơn vị hàng hóa X mà độ thỏa dụng không thay
đổi (nằm cùng trên 1 đường CIC)
➔ Tỉ lệ thay thế biên (MRS) sẽ càng giảm khi tiêu
dùng 1 loại hàng hóa tăng lên.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


1.4. Phân tích lợi ích khi chưa có thương mại

◼ Sự tương tác của lực cầu (đường bàng quan cộng


đồng) và lực cung (đường giới hạn khả năng sản
xuất) sẽ xác định trạng thái cân bằng cho một
quốc gia.
◼ Khi đó: Các quốc gia sẽ tìm kiếm đường bàng
quan cao nhất có thể, do hạn chế sản xuất của nó.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


BÀI TẬP NHÓM
Câu 1: Dựa vào Hình 3-4 trong bài giảng Chương
3, hãy phân tích tình hình cung cầu các quốc gia
trong điều kiện CPCH gia tăng khi chưa có thương
mại?

Câu 2: Dựa vào Hình 3-5 trong bài giảng Chương


3, hãy phân tích lợi ích các quốc gia đạt được trong
điều kiện CPCH gia tăng khi có thương mại?
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
Hình 3-4. Điểm cân bằng của các quốc gia khi chưa có thương mại.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
1.4. Phân tích lợi ích khi chưa có thương mại

◼ Khi đó giá cả & sản lượng của quốc gia sẽ được


xác định bởi “tiếp điểm” của đường PPF và
đường CIC.

◼ Giá tương đối khác nhau ở Quốc gia 1 và Quốc


gia 2 do hình dạng và vị trí của PPF và đường
bàng quan khác nhau.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


1.5. Phân tích lợi ích khi có thương mại

◼ Sự khác biệt tương đối về giá cả hàng hóa giữa


hai quốc gia phản ánh lợi thế so sánh và tạo cơ sở
cho thương mại cùng có lợi.
◼ Mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa hàng hóa mà
họ có thể sản xuất với giá tương đối thấp nhất.
◼ Chuyên môn hóa sẽ tiếp tục cho đến khi giá cả
tương đối bằng nhau giữa các quốc gia.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Hình 3-5. Phân tích lợi ích của thương mại với chi phí đánh đổi tăng.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


1.5. Phân tích lợi ích khi có thương mại
◼ Giá cân bằng của 2 quốc gia = Giá tương đối mà tại đó thương
mại được cân bằng.

◼ Thương mại cân bằng khi: Lượng hàng hóa X(Y) của Quốc
gia 1(2) muốn xuất khẩu = Lượng hàng hóa X(Y) mà Quốc gia
2(1) muốn nhập khẩu.
◼ Bất kỳ mức giá tương đối nào khác không thể tồn tại bởi vì
thương mại sẽ không cân bằng (lượng xuất khẩu ≠ lượng
nhập khẩu).

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Hình 3-6. Phân tích lợi ích của thương mại với chi phí đánh đổi tăng.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
Ví dụ minh họa
◼ Hai quốc gia cùng sản xuất hàng hóa X và Y, giá cả tính bằng
$, còn sản lượng là triệu sản phẩm. Hàm cung và cầu tại 2
quốc gia như sau:
◼ Quốc gia 1: QDX = 180 – 2PX; QSX = 60 + 4PX
QDY = 340 – 4PY; QSY = 40 + 2PY
◼ Quốc gia 2: QDX = 400 – 4PX; QSX = 40 + 2PX
QDY = 180 – 2PY; QSY = 60 + 4PY
◼ Hãy tính lợi ích của thương mại quốc tế khi hai quốc gia trao
đổi với nhau (với giả định là lượng xuất khẩu của quốc gia
này = Lượng nhập khẩu của quốc gia kia, và ngược lại)
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
1.5. Phân tích lợi ích khi có thương mại
◼ Nhờ lý thuyết thương mại hiện đại có thể rút ra các kết luận
sau:
◼ Kết luận 1: Nếu tồn tại chi phí cơ hội không đổi thì các quốc gia
nên chuyên môn hóa sản xuất tuyệt đối (rồi trao đổi cho nhau).
◼ Kết luận 2: Nếu chi phí cơ hội tăng lên thì các quốc gia không
nên chuyên môn hóa tuyệt đối.
◼ Khi sản xuất di chuyển theo PPF theo hướng có lợi thế so sánh tốt, chi
phí tương đối thay đổi, có thể làm thay đổi cơ sở và lợi nhuận từ
thương mại.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


1.6. Thương mại có sự khác biệt thị hiếu
◼ Ngay cả khi hai quốc gia có PPF giống hệt nhau, cơ sở cho
thương mại cùng có lợi sẽ vẫn tồn tại nếu thị hiếu hoặc sở
thích nhu cầu khác nhau.

◼ Quốc gia có nhu cầu tương đối nhỏ hơn đối với sản phẩm X
sẽ có giá tương đối tự động thấp hơn (có lợi thế so sánh mặt
hàng X).

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Hình 3-7. Thương mại khi có sự khác biệt thị hiếu.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
CHƯƠNG

3 International Economics

Lý thuyết của Heckscher - Ohlin

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Các kiến thức cần ghi nhớ:

◼ Giải thích nguyên nhân (hay điều gì quyết định) đến


lợi thế so sánh của quốc gia?
◼ Xem xét tác động của thương mại quốc tế đối với thu
nhập của lao động & vốn.
◼ Giải thích sự khác biệt về thu nhập giữa các quốc gia.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Nội dung của lý thuyết Hechscher - Ohlin:
◼ Đặt vấn đề
◼ Một số giả định của lý thuyết
◼ Yếu tố thâm dụng, yếu tố dư thừa và mối liên hệ với đường PPF.
◼ Lý thuyết của Heckscher - Ohlin
◼ Lý thuyết của Heckscher - Ohlin - Samuelson
◼ Phân tích giá cả cân bằng và phân phối thu nhập
◼ Một số kiểm định thực nghiệm lý thuyết H - O

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.1. Đặt vấn đề
◼ Lý thuyết lợi thế so sánh còn một số tồn tại sau:
◼ Khuyên các quốc gia nên sản xuất những hàng hóa có lợi thế so
sánh, nhưng không chỉ ra được điều gì quyết định lợi thế so
sánh của các quốc gia.
◼ Bỏ qua phân tích tác động của thương mại đến thu nhập của
lao động (điều gì sẽ quyết định sự khác biệt về thu nhập giữa
các quốc gia).

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.2. Các giả định của lý thuyết H - O
◼ Lý thuyết của Heckscher-Ohlin theory được dựa trên các giả
định sau:
1. Chỉ có 2 quốc gia, 2 hàng hóa, 2 loại yếu tố sản xuất (lao động & vốn)
2. Công nghệ sản xuất ở 2 quốc gia là hoàn toàn giống nhau.
3. Ở cả hai quốc gia, việc sản xuất hàng hóa X cần nhiều lao động (L)
hơn, còn sản xuất hàng hóa Y cần nhiều vốn (K) hơn.
4. Ở cả hai quốc gia, lợi nhuận của hàng hóa X & Y là không đổi theo
quy mô sản xuất.
5. Có sự chuyên môn hóa không hoàn toàn ở cả hai quốc gia.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.2. Các giả định của lý thuyết H - O
◼ Lý thuyết của Heckscher-Ohlin theory được dựa trên các giả
định sau:
6. Sở thích/thị hiếu là như nhau ở hai quốc gia
7. Thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố sản xuất là thị trường cạnh
tranh hoàn hảo ở cả hai quốc gia.
8. Các yếu tố sản xuất di chuyển tự do trong nước, nhưng không di chuyển
sang nước khác.
9. Không có chi phí vận chuyển, thuế quan và hàng rào cản trở TMQT.
10. Các nguồn lực sản xuất được sử dụng hết/tối đa (toàn dụng) ở cả 2 quốc gia
11. TMQT đạt trạng thái cân bằng (xuất khẩu của quốc gia 1 = Nhập khẩu của
quốc gia 2, và ngược lại).

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.3. Một số khái niệm của lý thuyết H - O
◼ Yếu tố thâm dụng (Factor Intensity)
◼ Trong phạm vi 2 loại hàng hóa X & Y, cùng 2 loại yếu tố sản xuất L &
K, chúng ta nói rằng hàng hóa Y là hàng hóa thâm dụng vốn nếu tỉ số
(K/L) được sử dụng trong sản xuất hàng hóa Y lớn hơn tỉ số (K/L)
trong sản xuất hàng hóa X.

◼ Nó không phải là lượng vốn và lao động tuyệt đối được sử dụng để
sản xuất X và Y, mà là lượng vốn trên một đơn vị lao động.
◼ Lưu ý: Có khi sử dụng một số lượng tuyệt đối K nhiều hơn nhưng hàng hóa
đó vẫn là hàng hóa thâm dụng lao động, và ngược lại.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Hình 5-1. Minh họa các yếu tố thâm dụng bằng đồ thị.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.3. Một số khái niệm của lý thuyết H - O
◼ Yếu tố thâm dụng:
Ví dụ: Xác định yếu tố thâm dụng

Yếu tố Lao động – L Vốn – K


Lúa mì (giạ) – W 4 8
Vải (mét) – C 6 2

◼ Lúa mì thâm dụng vốn vì: 8/4 > 2/6


◼ Vải thâm dụng lao động vì: 6/2 > 4/8

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.3. Một số khái niệm của lý thuyết H - O
◼ Yếu tố dư thừa (Factor Abundance)
◼ Nó phản ánh sự dồi dào của một yếu tố nào đó và có 2 cách xác
định. Cách 1 (xét theo đơn vị vật chất)
◼ Quốc gia 2 được gọi là dư thừa vốn nếu chỉ số tổng trữ lượng vốn
chia cho tổng số lao động (total K / total L) của quốc gia 2 lớn hơn
chỉ số đó của quốc gia 1.

◼ Nó không phải là số lượng tuyệt đối của vốn (K) và lao động (L)
hiện có ở mỗi quốc gia, mà là tỷ lệ giữa tổng số tư bản và tổng số
lao động. => Tức là sử dụng số tương đối.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.3. Một số khái niệm của lý thuyết H - O
◼ Yếu tố dư thừa (Factor Abundance)
Dư thừa vật chất:

𝑲𝟏 𝑲𝟐 𝑳𝟏 𝑳𝟐
<  >
𝑳𝟏 𝑳𝟐 𝑲𝟏 𝑲𝟐

𝐿1 , 𝐾1 : Tổng số lao động và vốn tại quốc gia 1


𝐿2 , 𝐾2 : Tổng số lao động và vốn tại quốc gia 2
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
2.3. Một số khái niệm của lý thuyết H - O
◼ Yếu tố dư thừa (Factor Abundance)
◼ Nó phản ánh sự dồi dào của một yếu tố nào đó và có 2 cách xác
định. Cách 2 (xét theo giá cả so sánh của 2 hàng hóa):
◼ Quốc gia 2 được coi là dư thừa yếu tố vốn (K) nếu tỉ số giá cả của vốn so
với giá cả của sức lao động (PK/PL) của quốc gia 2 thấp hơn chỉ số đó ở
quốc gia 1. (Phát hiện của Heckscher – Ohlin)
◼ Giá cả của vốn thường được đo lường bằng lãi suất (r), trong khi giá cả
của sức lao động được đo lường bằng tiền lương (w), => PK/PL = r/w.
(Phát hiện của Samuelson)
◼ Không phải mức tuyệt đối của lãi suất (r) xác định liệu một quốc gia có
nhiều vốn (K) hay không, mà phải sử dụng chỉ số r/w.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.3. Một số khái niệm của lý thuyết H - O
◼ Yếu tố dư thừa (Factor Abundance)
Dư thừa kinh tế:

𝒘𝟏 𝒘𝟐 𝒓𝟏 𝒓𝟐
<  >
𝒓𝟏 𝒓𝟐 𝒘𝟏 𝒘𝟐
→ Kết luận: Quốc gia 1 dư thừa lao động và khan hiếm vốn,
Quốc gia 2 dư thừa vốn và khan hiếm lao động.
𝑤1 , 𝑟1 : giá lao động và giá vốn tại quốc gia 1
𝑤2 , 𝑟2 : giá lao động và giá vốn tại quốc gia 2
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
Nation 2 is K-abundant, and
commodity Y is K-intensive

Nation 1 is L-abundant, and


commodity X is L-intensive

Hình 5-2. Mối liên hệ giữa yếu tố thâm dụng, yếu tố dư thừa với đường PPF.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.3. Một số khái niệm của lý thuyết H - O
◼ Yếu tố dư thừa (Factor Abundance)
Ví dụ: Xác định yếu tố dư thừa vật chất & kinh tế:

Yếu tố Lao động – L Vốn – K Tiền lương – w Lãi suất – r


UK 100 200 20 1
US 200 300 30 2

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.4. Định lý Heckscher - Ohlin
◼ Eli Heckscher (1879-1952) là Giáo sư kinh tế chính trị người
Thụy Điển, ông là nhà sáng lập và làm việc cho Institute for
Economic and Business History Research.

◼ Bertil Ohlin (1899 – 1979) là Giáo sư kinh tế chính trị người


Thụy Điển làm việc tại Stockholm School of Economics, là
lãnh đạo cấp cao của Đảng Nhân dân (Thụy Điển), từng làm
Chủ tịch hội đồng Bắc Âu (giai đoạn 1959-1964).

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.4. Định lý Heckscher - Ohlin
◼ Lý thuyết Heckscher-Ohlin (H-O) được phát biểu dưới
dạng định lý (định lý 1 hoặc định lý 2) như sau:
Định lý 1
◼ Một quốc gia sẽ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà
quốc gia đó dư thừa (tức là rẻ tương đối) và nhập khẩu những hàng hóa
sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó khan hiếm (tức là đắt
tương đối).

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.4. Định lý Heckscher - Ohlin
◼ Lý thuyết Heckscher-Ohlin (H-O) được phát biểu dưới dạng
định lý như sau:
Định lý 2
◼ Quốc gia tương đối giàu lao động xuất khẩu hàng hóa tương đối sử dụng
nhiều lao động và nhập khẩu hàng hóa tương đối sử dụng nhiều vốn.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Hình 5-3. Minh họa quá trình hình thành giá cả hàng hóa so sánh cân bằng.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
2.4. Định lý Heckscher - Ohlin
◼ Phân tích mô hình H – O

❖ Cơ sở TM: cung yếu tố sản xuất hay nguồn lực sản xuất
vốn có
❖ Mô hình TM: Xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố
quốc gia dư thừa, nhập khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố
quốc gia khan hiếm.
❖ Lợi ích: Cả hai quốc gia có lợi ích tiêu dùng cao hơn.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Hình 5-4. Minh họa lý thuyết Hechscher - Ohlin.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
Đóng góp của định lý H - O
◼ Đóng góp quan trọng nhất của định lý H - O là giải thích
được nguồn gốc của lợi thế so sánh (do sự khác nhau trong
mức độ dồi dào các yếu tố nguồn lực sản xuất của từng quốc
gia).
➔ Điều này thường dẫn đến 1 kết luận (khá ngây thơ) là: Các
quốc gia có nhiều tài nguyên thiên nhiên thì sẽ là quốc gia
giàu/phát triển.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.5. Định lý Heckscher - Ohlin - Samuelson
◼ Paul Anthony Samuelson (1915-2009) là Giáo sự Kinh tế
người Mỹ đạt giải Nobel kinh tế năm 1970 (năm đầu tiên có
giải Nobel về lĩnh vực kinh tế).

◼ Samuelson phát hiện ra các đo lường yếu tố dư thừa thông


qua giá cả (PK/PL) = r/w, là lãi suất và tiền lương => Vận dụng
lý thuyết của H - O, ông còn tìm thấy lợi ích của thương mại
sẽ làm cho cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất ở cả 2 quốc gia
=> gọi là lý thuyết/định lý H - O - S.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.5. Định lý Heckscher - Ohlin - Samuelson
◼ Định lý H – O – S được phát biểu dưới dạng:
Định lý cân bằng giá nhân tố
◼ Thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cân bằng tương đối và tuyệt
đối trong tỉ suất lợi nhuận của các yếu tố sản xuất.
◼ Tức là nhờ TMQT mà tiền lương và tỉ suất lợi nhuận của vốn ở 2
quốc gia ban đầu là khác nhau, sau đó sẽ tiến đến trạng thái cân
bằng.
◼ Lao động đồng nhất là lao động có cùng năng suất và cùng trình
độ tay nghề như nhau.
◼ Vốn đồng nhất là vốn có cùng năng suất & sự rủi ro như nhau.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


2.5. Định lý Heckscher - Ohlin - Samuelson
◼ Giải thích định lý H – O – S:
◼ TMQT sẽ làm tăng tiền lương ở quốc gia 1 (quốc gia đang thừa lao

động nên mức lương thấp), và làm giảm tiền lương ở quốc gia 2
(quốc gia đang thiếu lao động nên mức lương cao) ➔ Giảm sự
chênh lệch tiền lương giữa 2 quốc gia ➔ Khuyến nghị Chính phủ
nên tạo điều kiện cho lao động di chuyển tự do.
◼ Tương tự, TMQT sẽ làm giảm lãi suất ở Quốc gia 1 (quốc gia đang

thiếu vốn nên lãi suất cao), và tăng lãi suất ở Quốc gia 2 (quốc gia
đang thừa vốn nên lãi suất thấp) ➔ Giảm sự chênh lệch lãi suất
giữa 2 quốc gia ➔ Khuyến nghị Chính phủ nên tạo điều kiện cho
vốn tư bản được di chuyển tự do.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Đóng góp của lý thuyết H – O – S
➔ Thương mại quốc tế gây ra sự phân phối lại thu nhập từ yếu
tố tương đối đắt (khan hiếm) sang yếu tố tương đối rẻ (dồi dào).

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Chứng minh của lý thuyết H – O – S
Trước khi có mậu dịch Sau khi có mậu dịch
𝑤1 𝑤2 𝑤1 𝑤2
< 𝑣à
𝑟1 𝑟2 𝑟1 𝑟2

𝑤1 𝑤2
=
𝑟1 𝑟2
Sự cân bằng tương đối giá cả yếu tố sản xuất ở 2 quốc gia
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
Hình 5-5. Minh họa sự cân bằng tương đối các yếu tố sản xuất.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
Ý nghĩa thực tiễn của lý thuyết H-O-S

◼ Sự tăng giá tương đối của một sản phẩm sẽ làm


tăng giá thực tế yếu tố thâm dụng trong sản xuất
sản phẩm đó và làm giảm giá của yếu tố còn lại.
➔ Yếu tố nào dư thừa tương đối trong một quốc
gia thì khi mở cửa thương mại, giá cả yếu tố đó sẽ
tăng lên và ngược lại.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


Hạn chế của lý thuyết H – O – S

◼Bạn hãy kể một số hạn chế của lý


thuyết H – O – S.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


CHƯƠNG

3 International Economics

Một số lý thuyết thương mại hiện


đại khác

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3.1. Lý thuyết cung cầu
◼ Quan hệ cung cầu giữa 2 quốc gia

Hình 5-6. Minh họa quan hệ cung cầu giữa 2 quốc gia.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
3.1. Lý thuyết cung cầu
◼ Đường cong cung của một quốc gia

Hình 5-7. Quá trình hình thành được cong cung của quốc gia 1.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
3.1. Lý thuyết cung cầu
◼ Đường cong cung của một quốc gia

Hình 5-8. Quá trình hình thành được cong cung của quốc gia 2.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
3.1. Lý thuyết cung cầu
◼ Giá cả so sánh cân bằng khi có thương mại

Hình 5-9. Giá cả hàng hóa so sánh cân bằng khi có thương mại.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3.1. Lý thuyết cung cầu
◼ Khái niệm tỉ lệ thương mại (Term of Trade): Tỉ lệ thương mại
của một quốc gia là tỉ số giữa giá cả hàng hóa xuất khẩu và giá
cả hàng hóa nhập khẩu.
◼ Ví dụ: Giá gạo của Việt nam là 200 USD/1 tấn, giá 1 laptop của
Nhật Bản là 600 USD/1 chiếc => Tỉ lệ thương mại của Việt Nam =
1/3, còn tỉ lệ thương mại của Nhật Bản = 3. Có nghĩa là, Việt nam
phải XK 3 tấn gạo & NK 1 laptop, còn Nhật Bản thì ngược lại.
◼ Px/Py = 1/(Py/Px)
◼ Có 5 cách nâng cao tỉ lệ thương mại của quốc gia.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3.2. Lý thuyết thương mại dựa vào quy mô
◼ Lợi thế dựa vào quy mô là khái niệm phản ánh khi tăng các
yếu tố sản xuất đầu vào thì sản lượng đầu ra thay đổi như thế
nào?
◼ Minh họa bằng hàm sản xuất Cobb-Douglas như sau:
 
Y = A.K .L
◼ Trong đó: Y là sản lượng đầu ra, K là vốn, L là lao động
α, β là tỉ trọng đóng góp của K và L.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3.2. Lý thuyết thương mại dựa vào quy mô
◼ Minh họa bằng hàm sản xuất Cobb-Douglas như sau:
 
Y = A.K .L
◼ Nếu (α + β) = 1, người ta gọi là nền kinh tế không đổi theo quy mô
(tức là lao động & vốn đầu vào tăng gấp 5 lần thì sản lượng đầu ra
cũng tăng gấp đúng 5 lần).
◼ Nếu (α + β) > 1, người ta gọi là nền kinh tế tăng theo quy mô (tức là
lao động & vốn đầu vào tăng gấp 5 lần thì sản lượng đầu ra tăng hơn
5 lần).
◼ Nếu (α + β) < 1, người ta gọi là nền kinh tế giảm theo quy mô

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3.2. Lý thuyết thương mại dựa vào quy mô
◼ Chi phí sản xuất bao gồm hai loại chi phí:
◼ Tổng chi phí cố định TFC (total fixed cost)
◼ Tổng chi phí biến đổi TVC (total variable cost)
=> Tổng chi phí TC = TFC + TVC
◼ Chi phí cố định bình quân AFC (average fixed cost) = TFC/Q
◼ Chi phí biến đổi bình quân AVC (average variable cost) = TVC/Q
=> Chi phí bình quân AC = AFC + AVC
◼ Khi sản lượng càng tăng thì AFC càng giảm => giá cả có xu
hướng giảm xuống.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3.2. Lợi thế kinh tế quy mô & lợi thế so sánh
◼ Giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo hiếm gặp trong thực tế,
mà chủ yếu gặp thị trường cạnh tranh độc quyền, độc quyền nhóm
hoặc độc quyền hoàn toàn (do quyền sở hữu trí tuệ làm công nghệ
sản xuất của các doanh nghiệp khác nhau)
=> Quốc gia/Doanh nghiệp nào có lợi thế kinh tế tăng theo quy
mô thì giá cả hàng hóa rẻ hơn => có lợi thế so sánh mặt hàng đó.
=> Đóng góp của lý thuyết kinh tế dựa vào quy mô là đưa
thêm yếu công nghệ (ngoài K và L) để giải thích cho nguồn gốc của
lợi thế so sánh.

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT


3.3. Lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Vernon
◼ Lý thuyết chu kỳ sản phẩm được Raymond Vernon đề xuất
trong luận án tiến sĩ kinh tế năm 1966.

Hình 5-10. Minh họa lý thuyết chu kỳ sản phẩm tivi ở thị trường Mỹ.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
◼ Lý thuyết CPCH gia tăng đã giải thích được nguồn gốc của
thương mại quốc tế là giá cả tương đối sản phẩm (giá cả sản
phẩm so sánh cân bằng nội địa), giá được hình thành tư cung
và cầu nội địa. (khác với LTTĐ của Adam Smith, LTSS của
David Ricardo, hay CPCH cố định của Haberler).
◼ Lý thuyết H-O đã tìm ra căn nguyên của sự khác biệt giá cả
tương đối sản phẩm là do sự khác biệt về cung yếu tố sản xuất
ở các quốc gia.
◼ Lý thuyết H-O-S đã tiếp tục phân tích được tính ưu việt của
TMQT.
Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT
Cảm ơn vì đã lắng nghe

Tran Tuan Anh, Ph.D: International Economics, © 2024 HUIT

You might also like