You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ MÔN THUẾ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC SẮC THUẾ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
(TECHCOMBANK)

Giảng viên : PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu


TS. Đỗ Thị Thơ
Họ và tên : Lê Khắc Hòa An

Mã sinh viên : 21050566

Lớp : QH-2021-E Kế toán CLC4

Mã lớp học phần : FIB2015 4

Hà Nội, tháng 7 năm 2023

1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT
NAM (TECHCOMBANK) .......................................................................................... 1
1.1 Sơ lược về Techcombank ..................................................................................... 1
1.2 Thông tin tài chính ............................................................................................... 1
1.3 Mạng lưới hoạt động ............................................................................................ 2
1.4 Chính sách kế toán - thuế ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. CÁC SẮC THUẾ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) ........................... 4
2.1 Các sắc thuế có liên quan đến hoạt động công ty ................................................ 4
2.2 Cách xác định thuế phải nộp và những lưu ý cần thiết về việc tính thuế của từng
loại thuế ...................................................................................................................... 4
2.2.1 Thuế GTGT ................................................................................................... 4
2.2.1.1 Đối tượng chịu thuế ............................................................................... 4
2.2.1.2 Người nộp thuế (tổ chức, cá nhân nộp thuế) ......................................... 5
2.2.1.3 Cơ sở xác định thuế ............................................................................... 5
2.2.1.4 Phương pháp tính thuế ........................................................................... 5
2.2.1.5 Nhưng lưu ý cần thiết đối với thuế GTGT ............................................ 8
2.2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................................................... 9
2.2.2.1 Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................ 10
2.2.2.2 Cơ sở xác định thuế ............................................................................. 10
2.2.2.3 Phương pháp tính thuế ......................................................................... 10
2.2.2.4 Những lưu ý cần thiết đối với thuế thu nhập doanh nghiệp ................ 11
CHƯƠNG 3: TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG
TECHCOMBANK TRÊN CƠ SỞ ĐẶT RA CÁC GIẢ ĐỊNH.............................. 12
3.1 Tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Ngân hàng Techcombank dựa trên doanh
thu và chi phí theo báo cáo thu nhập của công ty .................................................... 12
3.2 Tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Ngân hàng Techcombank dựa trên doanh
thu và chi phí theo báo cáo thu nhập của công ty trên cơ sở đặt ra các giả định ..... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 16
CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT
NAM (TECHCOMBANK)
1.1 Sơ lược về Techcombank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là một
ngân hàng thương mại cổ phần, được thành lập và đăng ký tại nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1993 – thời kỳ nền kinh tế đang chuyển mình từ
chế độ kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường.
Ngân hàng hoạt động theo Giấy phép hoạt động Ngân hàng số 0038/GP-
NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 6 tháng 3 năm 2018 (cấp đổi
lại cho Giấy phép hoạt động số 0040/NH-GP cấp ngày 6 tháng 8 năm 1993) và Giấy
chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0100230800 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
cấp ngày 30 tháng 1 năm 2022. Thời gian hoạt động của Ngân hàng là 99 năm kể từ
ngày 6 tháng 8 năm 1993.
Các hoạt động chính của Ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn,
trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cung cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn
dựa trên tính chất và khả năng cung ứng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các
nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho
phép; thực hiện đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh và các
công ty khác; đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Đây là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam và là một trong
những ngân hàng hàng đầu ở Châu Á. Techcombank cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ tài chính đa dạng cho hơn 5.4 triệu khách hàng ở Việt Nam với mạng lưới 315
chi nhánh trên toàn quốc.
1.2 Thông tin tài chính
- Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

1
- Tên đăng ký tiếng Anh: Vietnam Technological and Commercial Joint-stock Bank
- Tên giao dịch: Techcombank
- Vốn điều lệ: 35.172.385.140.000 đồng (tại thời điểm ngày 31 tháng 3 năm 2023)
- Địa chỉ hội sở chính: 6 Quang Trung, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Mã cổ phiếu: TCB
1.3 Mạng lưới hoạt động
+ một hội sở chính
+ hai văn phòng đại diện
+ ba trăm điểm giao dịch trên cả nước
+ ba công ty con
Tỷ lệ sở hữu
Giấy phép hoạt Lĩnh vực hoạt
STT Tên công ty con của Ngân
động động
hàng
Công ty Cổ phần Giấy phép hoạt
Các hoạt động 88,73159%
1 Chứng khoán Kỹ động 125/GP-
chứng khoán
thương UBCK cấp ngày
30/5/2018 và giấy
phép điều chỉnh số
Công ty TNHH 18/GPĐC-UBCK
một thành viên do Ủy ban Chứng
Quản lý nợ và khoán Nhà nước
Quản lý nợ và
Khai thác tài sản cấp ngày
khai thác tài 100%
2 – Ngân hàng 21/2/2023
sản
Thương mại Cổ 0104003519 do Sở
phần Kỹ thương Kế hoạch và Đầu
Việt Nam tư Hà Nội cấp
ngày 18/6/2008 và
GCN ĐKKD số
0102786255 thay

2
đổi lần thứ 25
ngày 18/1/2023
57/GP-UBCK cấp Quản lý danh
ngày 30/1/2019 và mục đầu tư
giấy phép điều chứng khoán,
Công ty Cổ phần
chỉnh gần nhất số quản lý quỹ và
Quản lý Quỹ Kỹ 88,99956%
3 114/GPĐC-UBCK cung cấp các
thương
do Ủy ban Chứng dịch vụ tư vấn
khoán Nhà nước đầu tư chứng
cấp ngày khoán
18/11/2022
1.4 Chính sách kế toán - thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp trên số lãi hoặc lỗ trong kỳ bao gồm thuế thu
nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại. Thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi
nhận trong báo cáo kết quả hoạt động hợp nhất.
Thuế thu nhập hiện hành là khoản thuế dự kiến phải nộp dựa trên thu nhập
chịu thuế trong kỳ, sử dụng các mức thuế suất có hiệu lực hoặc cơ bản có hiệu lực
tại ngày kết thúc kỳ kế toán, và các khoản điều chỉnh thuế phải nộp liên quan đến
năm trước.
Thuế thu nhập hoãn lại được tính theo phương pháp báo cáo tình hình tài chính
cho các chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải
trả cho mục đích báo cáo tài chính hợp nhất và giá trị xác định theo mục đích thuế.
Giá trị của thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận dựa trên cách thức thu hồi hoặc
thanh toán dự kiến đối với giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả, sử
dụng các mức thuế suất có hiệu lực hoặc cơ bản có hiệu lực tại ngày kết thúc kỳ kế
toán.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận tương ứng với mức lợi nhuận
chịu thuế chắc chắn trong tương lai mà lợi nhuận đó có thể dùng để khấu trừ với tài
sản thuế thu nhập này. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi giảm khi không còn
chắc chắn thu được các lợi ích về thuế liên quan này.

3
Các báo cáo thuế của Ngân hàng sẽ chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế. Do
việc áp dụng luật và các quy định về thuế đối với các loại nghiệp vụ khác nhau có
thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau, số thuế được trình bày trên báo cáo
tài chính hợp nhất có thể sẽ bị thay đổi theo quyết định cuối cùng của cơ quan thuế.
CHƯƠNG 2. CÁC SẮC THUẾ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK)
2.1 Các sắc thuế có liên quan đến hoạt động công ty
Căn cứ vào Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31
tháng 12 năm 2022 của doanh nghiệp, xác định được một số loại thuế mà doanh
nghiệp có nghĩa vụ nộp cho ngân sách nhà nước:
Hoạt động Thuế liên quan
+ Huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung
và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân Thuế GTGT
+ Cung cấp tín dụng ngắn, trung và dài
hạn dựa trên tính chất và khả năng cung
ứng nguồn vốn của Ngân hàng
+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và
Thuế thu nhập doanh nghiệp
ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác
được NHNN cho phép
+ Thực hiện đầu tư vào công ty con,
công ty liên kết, công ty liên doanh và
các công ty khác
Các loại thuế khác
+ Đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại
tệ theo quy định của pháp luật
2.2 Cách xác định thuế phải nộp và những lưu ý cần thiết về việc tính thuế của
từng loại thuế
2.2.1 Thuế GTGT
Thuế GTGT là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát
sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
2.2.1.1 Đối tượng chịu thuế

4
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh
và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở
nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
2.2.1.2 Người nộp thuế (tổ chức, cá nhân nộp thuế)
Người nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân
nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ người ngoài chị thuế GTGT (gọi là người nhập
khẩu).
2.2.1.3 Cơ sở xác định thuế
a, Giá tính thuế
Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán
hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ, hoặc giá chưa có thuế GTGT
được ghi trên chứng từ của hàng hóa nhập khẩu. Giá này bao gồm cả khoản phụ thu
và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng vì
thực chất chúng vẫn là doanh thu bán hàng
b, Thuế suất
Các mức thuế suất thuế GTGT hiện hành gồm có 0%, 5% và 10%. Cụ thể:
+ Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và được coi như xuất
khẩu
+ Thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ đầu vào phục vụ cho sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, và sản phẩm sản xuất ra của khu vực này; các sản phẩm tiêu
dùng và các hàng hoá, dịch vụ cần đãi cho cộng đồng như nước sạch phục vụ cho
sản xuất và sinh hoạt; thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; giáo cụ, đồ dùng để giảng dạy
và họctập; dịch vụ khoa học và công nghệ...
+ Thuế suất 10%: hàng hóa dịch vụ không thuộc diện không chịu thuế, hoặc không
phải diện chịu thuế 0% và 5% thì sẽ phải chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10%.
2.2.1.4 Phương pháp tính thuế
Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương
pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

5
a, Phương pháp khấu trừ
Đối tượng áp dụng Phương pháp xác định
Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế
độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào
định của pháp luật và có quy mô đủ lớn được khấu trừ
theo ngưỡng mà cơ quan quản lý quy - Đối với thuế GTGT đầu ra:
định. Cụ thể: + Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số
+ Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán
doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, ra ghi trên hóa đơn GTGT.
trừ hộ cá nhân kinh doanh. + Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ
+ Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện bán ra ghi trên hóa đơn GTGT bằng giá
áp dụng phương pháp khấu trừ thuế tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế bán ra nhân với thuế suất thuế
GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó
+ Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá
thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì
thuế GTGT đầu ra được xác định bằng
giá thanh toán trừ đi giá tính thuế
- Đối với thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ:
+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá
đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao
gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế GTGT
+ Số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp
thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc
chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía
nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài

6
chính áp dụng đối với các tổ chức nước
ngoài không có tư cách pháp nhân Việt
Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh
hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam
+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua
vào là loại được dùng chứng từ đặc thù
ghi giá thanh toán là giá đã có thuế
GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã
có thuế để xác định giá không có thuế
và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
b, Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Đối tượng áp dụng Phương pháp xác định
+ Cơ sở có hoạt động kinh doanh mua - Đối với hoạt động mua, bán, chế tác
bán, chế tác vàng bạc đá quý, vàng bạc, đá quý
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng
động có doanh thu hàng năm dưới x Thuế suất
ngưỡng 1 tỷ đồng (trừ trường hợp đăng + Giá trị gia tăng được xác định bằng giá
ký tự nguyện áp dụng phương pháp thanh toán của vàng bạc, đá quý bán ra
khấu trừ thuế). trừ đi giá thanh toán của vàng bạc, đá
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành quý mua vào tương ứng
lập (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện + Giá thanh toán của vàng bạc, đá quý
áp dụng phương pháp khấu trừ thuế). bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa
+ Hộ, cá nhân kinh doanh. đơn, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh có), thuế GTGT và các khoản phụ thu,
doanh tại Việt Nam không theo Luật phí thu thêm mà bên bán được hưởng
Đầu tư và các tổ chức khác không thực + Giá thanh toán của vàng bạc, đá quý
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế mua vào được xác định bằng giá trị vàng
độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã
định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế
nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, tác vàng bạc, đá quý bán ra tương ứng.

7
dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, - Đối với hoạt động của cơ sở kinh
thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí. doanh khác số thuế GTGT được xác
+ Tổ chức kinh tế khác không phải là định theo phương pháp khoán theo tỷ
doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường lệ thuế trên doanh thu
hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh
khấu trừ. thu:
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa 1%
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu
nguyên vật liệu 5%
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với
hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên
vật liệu 3%
+ Hoạt động kinh doanh khác 2%
2.2.1.5 Nhưng lưu ý cần thiết đối với thuế GTGT
a, Những khía cạnh gây nhầm lẫn, sai sót đối với thuế GTGT
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của sản phẩm, dịch vụ được giảm giá, chiết khấu
thương mại
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của sản phẩm, dịch vụ bị trả lại.
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của sản phẩm bị mất khi kiểm kê, tổn thất do thiên
tai, do cá nhân gây ra
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của sản phẩm, dịch vụ được chiết khấu thanh toán,
hỗ trợ mua hàng
- Phân bổ để khấu trừ thuế GTGT hàng tháng và cuối năm đối với mặt hàng không
chịu thuế GTGT, mặt hàng không kê khai thuế và mặt hàng chịu thuế GTGT
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của sản phẩm vượt định mức tiêu hao
- Phân bổ để khấu trừ thuế GTGT đối với trường hợp thanh toán sai năm tài chính
và sai hóa đơn tài chính
- Xuất hóa đơn không đúng theo quy định
- Xác định sai giá trị tính thuế GTGT
- Không kê khai (kê khai sót) doanh thu tính thuế GTGT
- Các sai sót khác:
8
+ Đối với các khoản giảm trừ không đảm bảo thủ tục pháp lý theo đúng quy định. Ví
dụ. Không đảm bảo thủ tục về chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán.
+ Hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo thủ tục xuất khẩu nhưng vẫn kê khai thuế GTGT
0%.
+ Xác định và khai sai thuế suất hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế
GTGT.
+ Đối với Công ty hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, thành lập nhiều chi
nhánh trên các địa bàn khác nhau nhưng chỉ kê khai, nộp thuế GTGT đối với lĩnh
vực kinh doanh chính mà không kê khai doanh thu đối với các hoạt động có khoản
thu khác.
b, Các sai phạm phổ biến (tránh thuế, né thuế) đối với thuế GTGT
- Kê khai trước thời điểm có chứng từ nộp ngân sách nhà nước
- Doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu nhưng không khai báo hoặc khai báo ít ở
khâu kinh doanh thương mại nhằm mục đích trốn thuế GTGT.
- Nhập khẩu ủy thác cho người nước ngoài với tư cách cá nhân chứ không phải
thương nhân.
- Trên tờ khai hải quan không ghi tên doanh nghiệp ủy thác hay không có hợp đồng,
chứng từ thể hiện sự ủy thác. Ấn định thuế GTGT là hàng tự doanh công ty.
- Hủy hóa đơn đầu ra không có lý do và không có biên bản hủy.
- Kê khai sai thuế suất với hàng hóa bán ra. Thực hiện những chương trình khuyến
mại mà không đăng ký. Không đăng ký loại hàng dùng làm hàng mẫu.
- Không phân bổ thuế GTGT đầu vào ứng với loại doanh thu không chịu thuế.
- Sử dụng các hóa đơn không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh để kê
khai khấu trừ thuế.
- Thuế GTGT đầu vào kê khai phục vụ hàng không chịu thuế.
- Kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào 2 lần trùng nhau.
- Thuế GTGT đầu vào không đủ hóa đơn. Hóa đơn điện không đứng tên doanh
nghiệp mà đứng tên cá nhân.
2.2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của các
doanh nghiệp trong từng kỳ kinh doanh (thường là một năm)
9
2.2.2.1 Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Việt Nam quy định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp kết hợp theo
tiêu chí cư trú và không cư trú. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thỏa mãn tiêu chí cư
trú phải nộp thuế thu nhập phát sinh toàn cầu. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế không
cư trú phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Căn cứ để phân định cư trú hay không cư trú của doanh nghiệp là tình trạng
pháp lý. Pháp nhân được thành lập bởi luật pháp của Việt Nam được coi là đối tượng
cư trú và phải chịu trách nhiệm nộp thuế với tất cả các khoản thu nhập phát sinh ở
trong và ngoài nước.
2.2.2.2 Cơ sở xác định thuế
a, Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Về nguyên tắc, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ thu nhập
của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính thuế, không phân biệt nguồn phát sinh và
tính chất của thu nhập. Các doanh nghiệp là pháp nhân được thành lập theo pháp luật
của Việt Nam phải chịu thuế đối với thu nhập phát sinh ở Việt Nam và thu nhập phát
sinh ở nước ngoài (nếu có). Các cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài có
hoạt động kinh doanh ở Việt Nam phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như một
doanh nghiệp Việt Nam nhưng chỉ giới hạn ở phần thu nhập phát sinh ở Việt Nam.
b, Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp nói
chung là 20%
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai
thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với một số trường hợp cần ưu đãi đầuu
tư có thể là 10% hoặc 15% có thời hạn hoặc không có thời hạn
2.2.2.3 Phương pháp tính thuế
a, Với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp kê khai dựa trên sổ sách kế toán
chứng từ
Thuế TNDN phải nộp = | Thu nhập tính thuế TNDN – Trích quỹ phát triển KHCN
(nếu có) | * Thuế suất thuế TNDN

10
Thu nhập tính thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế TNDN – Thu nhập được miễn
thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển
Thu nhập chịu thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN – Chi phí được trừ khi
tính thuế TNDN + Thu nhập từ các hoạt động khác
b, Với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khoán trên doanh thu
Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp khoán trên doanh thu quy định như sau:
- Ngành kinh doanh dịch vụ: 5% trên doanh thu; riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu
diễn nghệ thuật: 2% trên doanh thu
- Kinh doanh thương mại hàng hóa: 1% trên doanh thu
- Các hoạt động kinh doanh khác: 2% trên doanh thu
2.2.2.4 Những lưu ý cần thiết đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
a, Những khía cạnh gây nhầm lẫn, sai sót đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối với các khoản lỗ được kết chuyển: Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế
mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ
thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục
không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ
b, Các sai phạm phổ biến (tránh thuế, né thuế) đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
- Bỏ ngoài sổ sách kế toán
- Tạo giao dịch mua hàng giả mạo
- Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế
- Chuyển giá để trốn thuế
- Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định

11
CHƯƠNG 3: TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN
HÀNG TECHCOMBANK TRÊN CƠ SỞ ĐẶT RA CÁC GIẢ ĐỊNH
3.1 Tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Ngân hàng Techcombank dựa trên
doanh thu và chi phí theo báo cáo thu nhập của công ty

Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, và thuyết minh
cho báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Techcombank cho năm tài
chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2022, ta có các tài liệu sau:
Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng)

12
Doanh thu tính thuế TNDN (1)
Thu nhập lãi thuần 30.289.755
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 8.527.494
(Lỗ)/ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh (275.063)
ngoại hối
(Lỗ)/ lãi thuần từ mua bán chứng khoán (241.845)
kinh doanh
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu 425.553

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 8.791
Tổng 38.734.705
Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (2)
Chi phí hoạt động 13.398.018
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1.936.294
Tổng 15.334.312
Thu nhập từ hoạt động khác (3)
Lãi thuần từ các hoạt động khác 2.167.375
Thu nhập chịu thuế TNDN = (1) – (2) + (3)
Doanh thu tính thuế TNDN 38.734.705
Chi phí được trừ 15.334.312
Thu nhập từ hoạt động khác 2.167.375
Tổng 25.567.768
Thu nhập chịu thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN – Chi phí được
trừ khi tính thuế TNDN + Thu nhập từ các hoạt động khác = 25.567.768
Thu nhập tính thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế TNDN – Thu nhập được
miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển = 25.567.768
Vì Ngân hàng không có thu nhập được miễn thuế và các khoản kết chuyển
lỗ, nên thu nhập tính thuế TNDN sẽ bằng thu nhập chịu thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp = |Thu nhập tính thuế TNDN – Trích quỹ phát triển
KHCN (nếu có)| * Thuế suất thuế TNDN = |25.567.768 - 0| * 20% = 5.113.553

13
Ngân hàng không trích quỹ phát triển khoa học công nghệ, mức thuế suất thuế
thu nhập của Ngân hàng hiện tại là 20%
Vậy, thuế TNDN phải nộp là 5.113.553 (triệu đồng)
3.2 Tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Ngân hàng Techcombank dựa trên
doanh thu và chi phí theo báo cáo thu nhập của công ty trên cơ sở đặt ra các
giả định

Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, và thuyết minh
cho báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Techcombank cho năm tài
chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2022, ta có các khoản điều chỉnh sau:
- Thu nhập từ cổ tức không chịu thuế: (8.776)
- Điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế: (1.379.228)
- Điều chỉnh lợi nhuận do hợp nhất báo cáo tài chính: 69.810
- Điều chỉnh tăng chi phí không được khấu trừ: 1.684.498
- Điều chỉnh giảm thuế TNDN của các năm trước vào năm nay: (11.882)
Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng)
Thu nhập chịu thuế TNDN (trước điều chỉnh) (1)
Thu nhập chịu thuế TNDN 25.567.768
Các khoản điều chỉnh (2)
Thu nhập từ cổ tức không chịu thuế (8.776)
Điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế (1.379.228)
Điều chỉnh lợi nhuận do hợp nhất báo
69.810
cáo tài chính

14
Điều chỉnh tăng chi phí không được
1.684.498
khấu trừ
Tổng 366.304
Thu nhập chịu thuế TNDN (sau điều chỉnh) (3) = (1) + (2)
Thu nhập chịu thuế TNDN 25.567.768
Các khoản điều chỉnh 366.304
Tổng 25.934.072
Thuế suất 20%
Chi phí thuế TNDN tính trên thu
5.186.814
nhập chịu thuế hiện hành
Điều chỉnh giảm thuế TNDN của các
(11.882)
năm trước vào năm nay
Chi phí thuế TNDN hiện hành phát
5.174.932
sinh trong năm
Như vậy thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành mà Ngân hàng phải nộp
trong năm tài chính là 5.174.932 triệu đồng

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu , Giáo trình Thuế - Thông lệ thế giới
và chế độ hiện hành tại Việt Nam
2. Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt
Nam (Techcombank) năm 2022
3. Trang web chính thức Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
(Techcombank) năm 2022
< https://techcombank.com/>

16

You might also like