You are on page 1of 8

A.

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐÀM PHÁN


1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp:
- Là quan hệ hợp đồng dự kiến được hình thành và xác lập
- Công ty Cổ phần điện mặt trời SP có 3 cổ đông là người Việt Nam muốn
chuyển nhượng 722.000 cổ phấn ( chiếm 100% vốn điều lệ) do mình sở hữu
cho nhà đầu tư nước ngoài nên loại hợp đồng dự kiến được xác lập là hợp
đồng chuyển nhượng cổ phần,
- Đồng thời , công ty Cổ phần điện mặt trời SP muốn chuyển nhượng dự án
điện mặt trời tại tỉnh X và giữ lại dự án điện mặt trời tại tỉnh Y nên loại hợp
đồng dự kiến xác lập là hợp đồng chuyển nhượng dự án.

2. Xác định và áp dụng các văn bản pháp luật, án lệ điều chỉnh quan hệ
hợp đồng đang tranh chấp:
- Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;
- Bộ Luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Luật Thuế thu nhập các nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007,
được sửa đổi bổ sung ngày 22 tháng 11 năm 2012
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 quy định chi tiết
về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;nghị định số
65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 06 năm 2013 quy định chi tiết một số điều
luật của thhuees thu nhập các nhân ____________________________
- Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh
nghiệp
- Thông tư số 02/2022/TT-BKHĐT ngày 14 tháng 02 năm 2022 về công tác
giám sát, đánh giá đầu tư đối với đầu tư nước ngoài taị Việt Nam.
- Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg 11/4/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-
TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời
- Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định
hướng; Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm
2030
3. Xác định phạm vi các vấn đề cần thương lượng: yêu cầu của khách
hàng, yêu cầu của đối tác khách hàng (nếu có)
3.1 Mục tiêu thương lượng, đàm phán của bên mua ( Nhà đầu tư nước
ngoài)
- Mua lại 100% cổ phần Công ty Cổ phần điện mặt trời SP ( Công ty SP), trở
thành chủ sở hữu của các dự án mặt trời tại tỉnh X và Tỉnh Y do Công ty SP
đang là chủ sở hữu.
- Thanh toán nhiều đợt.
3.2 Mục tiêu thương lượng, đàm phán của bên bán ( Công ty cổ phần điện
mặt trời SP)
- Chuyển nhượng toàn bộ 722.000 cổ phần chiếm 100% vốn điều lệ Công ty Cổ
phần điện mặt trời SP;
- Giữ lại dự án điện mặt trời tại tỉnh Y;
- Được bên mua thanh toán 1 lần duy nhất sau khi ký hợp đồng
4. Lợi ích của Bên Mua là nhà đầu tư nước ngoài từ việc sở hữu dự án
năng lượng mặt trời tại tỉnh X.
Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng.
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045. Do đó đưa ra những Chính sáchm Quyết định khuyến
khích, hỗ trợ nhà đầu tư bao gồm: Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg 11/4/2017
và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích
phát triển điện mặt trời .Nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia đầu tư
điện mặt trời theo các quy định tại các Quyết định số 11, 13 và tuân thủ pháp
luật về đầu tư, về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
-
- Bên cạnh đó, Nhà đầu tư nước ngoài cũng thường tham gia vào dự án quy
mô công suất lớn hoặc gom nhiều dự án quy mô công suất nhỏ. Điều này
cũng giúp giảm chi phí vận hành chung cho nhà đầu tư nước ngoài.
5. Đánh giá, xem xét các phương án chuyển nhượng có thể sử dụng, lựa
chọn phương án chuyển nhượng phù hợp với mục đích giao dịch của hai
bên
Các Phương án có thể xem xét để Bên Bán chuyển nhượng được dự án cho
bên mua: bên cạnh phương thức truyền thống là bán trực tiếp toàn bộ vốn/cổ
phần của Công ty Dự án, nhà đầu tư cũng có thể kết hợp nhiều phương thức
tái tổ chức doanh nghiệp như: (i) hợp nhất/sáp nhập Công ty Dự án vào pháp
nhân do Bên mua chỉ định, hoặc (ii) tách dự án thuộc sở hữu của Công ty Dự
án sang một pháp nhân mới (Công ty Dự án mới). (iv) Phương án Công ty
SP chuyển giao toàn bộ dự án tại tỉnh X cho Bên Mua
5.1 Phương án chuyển nhượng toàn bộ cổ phần chiếm 100% vốn điều lệ
cho Bên Mua:
Công ty Cổ phần điện mặt trời SP đã dự định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần
chiếm 100% vốn điều lệ cho Bên Mua. Tuy nhiên, khi đối chiếu với các quy
định của pháp luật tại luật đầu tư, luật doanh nghiệp thì:
Công ty Cổ phần điện mặt trời SP ( sau đây viết tắt là Công ty SP) không thể
yêu cầu giữ lại dự án điện năng lượng măt trời tại tỉnh Y trong khi chuyển
giao toàn bộ cổ phần chiếm 100% vốn điều lệ cho Bên Mua vì khi đã chuyển
nhượng toàn bộ cổ phần đồng nghiã với việc 3 cổ đông này chấm dứt toàn bộ
quyền lợi, nghĩa vụ với phần vốn góp của mình; mà trong đó dự án Y cũng là
một tài sản, trách nhiệm nghĩa vụ thuộc công ty cổ phần SP gắn liền với
quyền lợi nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần tương ứng với tỷ lệ sở hữu.
Do đó, khi 3 cổ đông này đã chuyển giao toàn bộ cổ phần trong công ty thì
cũng chấm dứt mọi quyền lợi, nghĩa vụ với dự án tại tỉnh Y. Khi này, cũng
không còn căn cứ xác lập dự án Y thuộc quyền sở hữu, quyền lợi và nghĩa vụ
cuả cá nhân từng người hay cả ba người này
5.2 Phương án hợp nhất/ sát nhập Công ty SP vào 1 pháp nhân do bên mua
chỉ định.
Tương tự như phương án chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho bên mua; Việc
hợp nhất/ sát nhập Công ty SP vào một pháp nhân mới cũng mang theo toàn
bộ tài sản, quyền lợi nghĩa vụ của Công ty vào pháp nhân mới do Bên Mua
chỉ định khiến cho việc 3 cổ đông của Công ty SP muốn vẫn tiếp tục sở hữu
toàn bộ dự án Y cũng không có cơ sở pháp lý xác lập quyền này cho họ.
5.3 Phương án tách dự án tại Tỉnh X sang một Công ty mới và để Bên Mua
mua lại toàn bộ cổ phần của Công ty này để sở hữu dự án tại Tỉnh X
đối với phương án này thì khi đăng ký doanh nghiệp mới, công ty bị tách và
công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các
khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ,
khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. Các
công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty. Theo Quy định
tại Điều 199 về tách doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp năm 2020. Tuy phương
án này Bên Mua và Bên Bán đều có thể thoả thuận kế thừa toàn bộ quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách
công ty đồng thời hỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để
công ty SP thực hiện các quyền lợi nghĩa vụ của dự án tại Tỉnh Y và Công ty
mới được tách thực hiện các quyền lợi nghĩa vụ của dự án tại Tỉnh X như đã
được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.
Và cuối cùng, để Bên mua hoàn toàn nắm quyền làm chủ Dự án bằng bước
chuyển nhượng toàn bộ vốn/cổ phần của Công ty mới được tách ra cho Bên
mua.
5.4 Phương án Công ty SP chuyển nhượng dự án X cho Bên Y
Theo pháp luật Việt Nam, chuyển nhượng vốn của Công ty Dự án không phải
là chuyển nhượng dự án. Điều 45.1 Luật đầu tư năm 2020 và Điều 46.1 Luật
đầu tư năm 2020; Điều 48.1 LKDBĐS năm 2014 Đối tượng chuyển nhượng:
là “toàn bộ dự án” hoặc “một phần dự án”
Bên cạnh đó, Thủ tục chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án: Việc
chuyển nhượng dự án dẫn đến Bên nhận Mua sẽ thay cho Bên Bán trở thành
chủ đầu tư chính thức của Dự án, do đó đối với các dự án năng lượng mặt trời
thuộc diện có chấp thuận chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư, chủ đầu tư phải thoả mãn Khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư 2020 và thực hiện
thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư tại cơ quan cấp phép đầu tư theo quy định
Điều 37 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP
Theo Luật doanh nghiệp hiện nay, việc thực hiện các giao dịch chuyển
nhượng vốn thông thường trong doanh nghiệp không cần phải thông báo lên
Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư. Theo quy định này, trong
hầu hết các trường hợp Công ty có sự thay đổi cổ đông góp vốn do chuyển
nhượng vốn sẽ không có cơ quan quản lý nào đánh giá lại năng lực chủ đầu
tư.
Như vậy chỉ có phương án 4.3 và 4.4 thì Công ty SP mới có thể giữ lại được
dự án tại Tỉnh Y và chuyển nhượng được toàn bộ dự án X cho Bên Mua. Tuy
nhiên, đối với phương án chuyển nhượng dự án đã đưa ra tại 1.4 thì trình tự
thủ tục và các yêu cầu liên quan đến việc điều chỉnh dự án tại cơ quan cấp
phép đầu tư sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Vì vậy, Công ty SP nên sử dụng phương án 4.4 tách dự án tại Tỉnh X sang
một Công ty mới và để Bên Mua mua lại toàn bộ cổ phần của Công ty này để
sở hữu dự án tại Tỉnh X như đã trình bày tại 1.3
6. Xây dựng phương án đàm phán cho khách hàng là các cổ đông Công ty
Cổ phần điện mặt trời SP ( Bên Bán)
6.1 Chuyển nhượng cổ phần
Công ty SP thực hiện Tách dự án tại Tỉnh X sang một Công ty mới ( tại 1.3)
Khi ấy Công ty SP được giữ lại dự án điện mặt trời tại tỉnh X và Công ty mới
( công ty được tách ) sẽ sở hữu dự án điện mặt trời tại Tỉnh Y. Khi hoàn tất thủ
tục tách Công ty, thì Bên Bán và Bên Mua mới ký hợp đồng chuyển nhượng
toàn bộ phần vốn tại Công ty mới để Bên Bán có thể sở hữu dự án điện mặt trời
tại Tỉnh Y.6
6.2 Thời điểm và phương thức thanh toán.
Công ty Sp đề nghị thanh toán trước 100% giá trị hợp đồng. Để đảm bảo cho
giao dịch cho cả hai bên thì Bên Mua nên lựa chọn phương án ký quỹ. Khi đó,
cả hai bên cùng mở một tài khoản ngân hàng tại Việt Nam, Bên Mua thanh
toàn 100% giá trị hợp đồng, số tiền được gửi vào tài khoản này và phong toả
lại theo các điều kiện thoả thuận khi Bên Mua chính thức trở thành cổ đông của
Công ty SP thìchấm dứt phong toả và số tiền ký quỹ thuộc về Bên Bán6
6.3 về trường hợp xảy ra tranh chấp
SP đề xuất áp dụng Luật doanh nghiệp, luật đầu tư của việt Nam.
Khi xảy ra tranh chấp, thì ưu tiên hoà giải thương lượng . Trường hợp hoà giải
không thành thì đề xuất giải quyết tại toà án nhân dân có thẩm quyền hoặc
trọng tài thương mại Việt Nam có thẩm quyền.

6.4 Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại


Mức phạt vi phạm đề xuất là 10% giá trị hợp đồng và lãi suất chậm trả là 20%/
năm ( căn cứ Bộ luật Dân sự 2015)
B. NHẬN XÉT CÁC VAI DIỄN

1. VAI KHÁCH HÀNG BÊN BÁN (CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN MẶT


TRỜI SP)
 Tên của khách hàng:
 Các nội dung đàm phán:___________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________

2. VAI LUẬT SƯ CỦA KHÁCH HÀNG BÊN BÁN


 Tên của Luật sư:
 Tác phong của luật sư:
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
 Việc áp dụng và thể hiện phương pháp đàm phán:_____________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________

You might also like