You are on page 1of 118

ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

CHƯƠNG I. PHÂN LOẠI ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ............................................................... 5


I. Phân loại HT ĐHKKĐHKK .............................................................................................. 5
Phân loại theo mục đích sử dụng ................................................................................... 5
1. Phân loại theo mức độ quan trọng của các hệ thống điều hòa ................................... 5
2. Phân loại theo đặc tính xử lý nhiệt ẩm ....................................................................... 5
3. Phân loại theo phương pháp xử lý không khí ............................................................. 5
4. Phân loại theo tính tập trung: ..................................................................................... 5
II. Đi sâu vào từng HT ĐHKK ............................................................................................. 6
1. Loại cục bộ ................................................................................................................ 6
2. loại tổ hợp gọn -PAC công suất từ 600k-1 triệu btu/h................................................. 9
CHƯƠNG II. VRV/VRF ....................................................................................................... 13
I. Dàn nóng: ..................................................................................................................... 13
II. Dàn lạnh: ..................................................................................................................... 17
III. Ảnh hưởng của nhiệt độ ngoài trời đến hiệu suất Tbi điều hòa : ................................. 19
IV. Hiện tượng quẩn gió : ................................................................................................ 19
1. Nguyên nhân:........................................................................................................... 20
2. Biện pháp khắc phục :.............................................................................................. 20
V. Các giới hạn thi công đường ống : .............................................................................. 22
CHƯƠNG III. VRF SYSTEM............................................................................................... 22
I. Công nghệ máy nén biến tần ........................................................................................ 22
II. Ưu điểm ...................................................................................................................... 22
III. Các yếu tố quyết định lựa chọn thiết kế HT VRF phù hợp .......................................... 22
1. Loại hệ thống(system type): ..................................................................................... 22
2. outdoor..................................................................................................................... 23
3. Indoor ...................................................................................................................... 25
4. Bộ kit tiết lưu ............................................................................................................ 27
5. Chế độ vận hành...................................................................................................... 27
6. Điều khiển ẩm( humidity control) .............................................................................. 32
7. Hệ thống thông gió ................................................................................................... 34
8. Hệ thống điều khiển ................................................................................................. 38
CHƯƠNG IV. Water Chiller ................................................................................................ 40
I. Tổng quan .................................................................................................................... 40
1. Các vòng tuần hoàn ................................................................................................ 40
2. Điều chỉnh tải bằng van điện từ ................................................................................ 41
II. Các loại HT Chiller....................................................................................................... 42
1. Chiller sử dụng chu trình nén hơi: ............................................................................ 42
2. Chiller sử dụng chu trình hấp thụ ............................................................................. 43
III. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất .................................................................................... 44
1. Tiêu chuẩn đánh giá AHRI ....................................................................................... 44
IV. Thiết kế hệ thống nước lạnh ...................................................................................... 44
1. Các thành phần của hệ thống nước lạnh ................................................................. 44
2. Các cách điều khiển tải của hệ thống ...................................................................... 44
3. Lưu lượng nước qua dàn bay hơi ............................................................................ 46
V. Các giải pháp làm giảm tiêu hao năng lượng cho toàn hệ thống ................................ 53
1. Giải pháp lưu lượng thấp (Low -Flow Systems -Earthwise)...................................... 53
2. Giải pháp lưu lượng sơ cấp thay đổi (Variable Primary Flow Systems-VPF)............ 55
3. Giải pháp thiết kế bất đối xứng (Asymmetric Design) ............................................... 58
4. Giải pháp Swing chiller............................................................................................. 58
5. Giải pháp sử dụng bộ tiết kiệm nước Waterside economizer ................................... 60
VI. Chiller kết hợp bể trữ lạnh .......................................................................................... 60
1. Bể trữ lạnh là gì ....................................................................................................... 60
2. Vận hành ................................................................................................................. 61
CHƯƠNG V. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN HỆ HỆ THỐNG HVAC 63
I. Yếu tố yêu cầu của chủ đầu tư ..................................................................................... 63
II. Tổng chi phí đầu tư ..................................................................................................... 63
III. Kích thước hình dáng công trình ................................................................................ 64
IV. Tính năng của công trình ........................................................................................... 64
V. Gới hạn kiến trúc......................................................................................................... 64
VI. Chi phí chu kỳ vòng đời.............................................................................................. 65
VII. Vận hành bảo dưỡng ................................................................................................ 65
VIII. Thời gian thiết kế ..................................................................................................... 66
CHƯƠNG VI. Giới thiệu HT HVAC ..................................................................................... 66
I. HT gió........................................................................................................................... 66
1. HT cấp cho 1 khu vực .............................................................................................. 66
2. HT cấp cho nhiều khu vực ....................................................................................... 68
CHƯƠNG VII. PHÒNG SẠCH ............................................................................................ 73
I. Tổng quan .................................................................................................................... 73
II. Các thuật ngữ dùng trong phòng sạch:........................................................................ 74
III. Nguồn ô nhiễm ........................................................................................................... 74
1. Nguồn từ bên ngoài mang vào: ................................................................................ 74
2. Nguồn từ bên trong: ................................................................................................. 74
IV. Tiêu chuẩn phòng sạch .............................................................................................. 74
1. Class ........................................................................................................................ 75
2. Cấp độ trao đổi không khí ........................................................................................ 76
V. Thiết kế ....................................................................................................................... 76
1. Khống chế số lượng hạt bụi ..................................................................................... 76
2. Tải lạnh và lưu lượng không khí............................................................................... 76
3. THIẾT BỊ XỬ LÝ KHÔNG KHÍ AHU: ........................................................................ 76
4. Hướng bố trí ............................................................................................................ 79
5. Kết hợp thiết bị......................................................................................................... 79
6. Luồng không khí trong phòng sạch .......................................................................... 81
7. Phin lọc .................................................................................................................... 82
CHƯƠNG VIII. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ ẨM ................................. 83
I. Bảng thông số KK ẩm ................................................................................................... 84
II. Bảng thông số hơi nước bão hòa ................................................................................ 87
III. Đồ thị T-D ................................................................................................................... 90
IV. PT trạng thái .............................................................................................................. 90
V. Các thông số cơ bản ................................................................................................... 90
1. Áp suất theo độ cao ................................................................................................. 90
2. Phân áp suất bão hòa Pws: CT1 .............................................................................. 91
3. Phân áp suất hơi nước pw:CT2 ............................................................................... 91
4. Nhiệt độ đọng sương:CT3........................................................................................ 91
5. Độ ẩm tương đối ...................................................................................................... 91
6. Thể tích riêng của KKA:CT4..................................................................................... 92
7. Khối lượng riêng của KKA (kg/m3):CT5 ................................................................... 92
8. Độ chứa hơi W (Kgh/Kgk):CT6 ................................................................................ 92
9. Độ chứa hơi bão hòa :CT7....................................................................................... 92
10. Khối lượng riêng phần ........................................................................................... 92
11. Entanpy của không khí ẩm ứng với 1 kg không khí khô :CT9 ................................ 92
12. Nhiệt độ ướt t*:CT9 ................................................................................................ 92
13. Ví dụ minh họa ....................................................................................................... 93
VI. Các quá trình xử lý không khí:.................................................................................... 93
1. QT sưởi ấm hoặc làm lạnh không tách ẩm (W =const) ............................................ 93
2. QT làm lạnh khử ẩm ................................................................................................ 96
3. QT hòa trộn 2 dòng khí ............................................................................................ 97
4. QT phun ẩm đoạn nhiệt ........................................................................................... 99
5. QT Gia nhiệt kết hợp phun ẩm ............................................................................... 101
6. Hệ số nhiệt hiện SHF ............................................................................................. 103
CHƯƠNG IX. SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ................................................................ 111
I. Lựa chọn thông số ngoài trời ...................................................................................... 111
1. Hệ thống điều hòa không khí cấp 1 : ...................................................................... 111
2. Hệ thống điều hòa không khí cấp 2: ....................................................................... 111
3. Hệ thống điều hòa không khí cấp 3: ....................................................................... 111
II. Điều kiện vệ sinh và an toàn cho con người .............................................................. 112
1. Điều kiện về nhiệt độ không khí thổi trong phòng : ................................................. 112
2. Điều kiện về cung cấp gió tươi: .............................................................................. 112
III. Sơ đồ ĐHKK............................................................................................................. 112
1. Sơ đồ thẳng ........................................................................................................... 112
2. Sơ đồ tuần hoàn KK 1 cấp ..................................................................................... 113
3. Sơ đồ ĐHKK 2 cấp................................................................................................. 114
CHƯƠNG I. PHÂN LOẠI ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
I. Phân loại HT ĐHKKĐHKK
Phân loại theo mục đích sử dụng
-Điều hòa tiện nghi :Chỉ quan tâm đến nhiệt độ ,không điều khiển ,khống chế độ ẩm
-Điều hòa công nghệ :Duy trì nghiêm ngặt cả nhiệt độ ,độ ẩm theo yêu cầu công nghệ
+Phòng sạch nhà điện tử :t=22+2 độ C, phi=50+5%
+Data center: t=22+0,5 độ C, phi=50+1%
1. Phân loại theo mức độ quan trọng của các hệ thống điều hòa
-Hệ thống điều hòa không khí cấp 1 :Là hệ thống điều hòa có khả năng duy trì các thông số
vi khí hậu trong nhà với mọi phạm vi thông số ngoài trời
-Hệ thống điều hòa không khí cấp 2 :Là hệ thống điều hòa có khả năng duy trì các thông số
vi khí hậu trong nhà với sai số không quá 200 giờ trong 1 năm ( 8 ngày/năm)
-Hệ thống điều hòa không khí cấp 3 :Là hệ thống điều hòa có khả năng duy trì các thông số
tính toán trong nhà với sai số không quá 400 giờ trong 1 năm (17 ngày)
2. Phân loại theo đặc tính xử lý nhiệt ẩm
-Buồng máy điều hòa kiểu khô :Không có phun ẩm, trao đổi nhiệt kiểu bề mặt
-Buồng máy điều hòa kiểu ướt: làm mát không khí bằng nước lạnh(Phun nước trực tiếp vào
không khí) tiếp xúc trực tiếp với không khí
3. Phân loại theo phương pháp xử lý không khí
3.1 Máy điều hòa xử lý không khí trực tiếp :
+Không khí được làm lạnh trực tiếp bằng ga lạnh
+Máy ĐH cục bộ, multy,Vrv,..
3.2 Máy điều hòa không khí xử lý không khí gián tiếp :
+Không khí được làm lạnh bằng môi chất trung gian như nước lạnh, nước muối, glycol ,..
+Máy ĐH trung tâm Water chiller
3.3 Nguyên nhân ưu tiên sử dụng hệ thống water chiller với công
suất lớn:
+Nguyên nhân thứ nhất:Do Cp của không khí thấp (=1), của nước =4.18.Như vậy cùng
một tải lạnh, lưu lượng không khí nhiều gấp 4 lần so với lưu lượng nước. Nên đường ống
gió lớn hơn rất nhiều so với đường ống nước ->Hạn chế các khu vực đường ống cần cung
cấp đi xa
+Nguyên nhân thứ hai :Đường ống gió sử dụng quạt cấp để đẩy luồng không khí đi mà cột
áp của quạt thấp .Trong khi đó máy điều hòa Trung tâm sử dụng bơm có cột áp lớn để đẩy
các môi chất trung gian có thể đi được rất xa
4. Phân loại theo tính tập trung:

5
-Với máy điều hòa cục bộ :Giải nhiệt bằng quạt lấy không khí ngoài trời nên trao đổi nhiệt
kém, hiệu suất năng lượng của máy không cao
-Máy điều hòa Trung tâm nước :
+Với loại giải nhiệt gió ưu tiên cho Chiller công suất bé nhỏ hơn 200 tôn lạnh
+Trên 300 tôn lạnh người ta ưu tiên giải nhiệt nước
II. Đi sâu vào từng HT ĐHKK
1. Loại cục bộ
1.1 cục bộ cửa số

Mặt lạnh đặt trong nhà, mặt nóng bên ngoài nhà

6
Ưu điểm: Đơn giản gọn gàng ,dễ dàng lắp đặt, Cắm điện vào có thể chạy luôn mà không
cần phải đấu nối đường ống ga, dễ dàng bảo trì bảo dưỡng
Nhược điểm :
+Chỉ lắp đặt được cho các phòng tiếp xúc với không gian ngoài trời để đặt vị trí dàn nóng
có thể thải nhiệt ra bên ngoài, mất thẩm mỹ
+Độ ồn trong dàn nóng đưa vào phòng lớn
1.2 cục bộ di động
Nguyên cục đặt trong phòng

Không khí được hồi một phần vào dàn lạnh để làm lạnh thổi vào phòng, một phần đi vào giải
nhiệt cho dàn nhưng sau đó không khí nóng lên sẽ được đổi qua ống nhựa qua cửa sổ để
thổi ra ngoài
1.3 cục bộ kiểu tách(split type)
-Dàn lạnh có nhiều loại :treo tường,đặt sàn,áp trần,cassette

7
-Giảm độ ồn dàn outdoor
-Độ dài đường ống ga từ dàn nóng tới dàn lạnh khoảng 15m, chênh lệch độ cao khoảng 7m
-Đường ống hơi có thể tích riêng nhỏ hơn ,nên kích thước đường ống hơi to hơn đường ga
lỏng
-Đường ống được bọc bảo ôn giảm tổn thất nhiệt ra bên ngoài
-Dàn lạnh có nhiều loại :
+treo tường
+đặt sàn,tủ đứng

+áp trần

+cassette

+âm trần nối ống gió(concealed type) thường dùng miệng thổi 600x600 vừa kích thước ô
thạch cao

8
-> Tính linh động cao có thể bố trí gió lạnh nhiều khu vực bằng miệng thổi
Bảo ôn chung hay riêng?
-Máy 1 chiều, nhiệt độ điểm 4 và 1 bằng nhau->bảo ôn chung

-Máy chạy chiều sưởi, nhiệt độ điểm vào và ra khỏi dàn indoor( ngưng tụ) chệnh lệch lớn-
>bảo ôn riêng
2. loại tổ hợp gọn -PAC công suất từ 600k-1 triệu btu/h
2.1 kiểu tách
- 1 dàn nóng+ 1 dàn lạnh
- 1 dàn nóng + n dàn lạnh (multy)

9
-Độ dài đường ống ga khoảng 50m, chênh lệch độ cao dàn nóng và dàn lạnh khoảng
15m.Nếu vượt quá giới hạn độ dài đường ống thì áp suất đầu hút máy nén nhỏ->tiêu
tốn năng lượng; khả năng hòi dầu của HT kém->giảm tuổi thọ
2.2 kiểu nguyên cụm lắp mái (giải nhiệt gió) -rooftop air conditioner

10
Ưu điểm :Hệ thống đơn giản, được lắp đặt nguyên cụm sẵn nên độ tin cậy cao, chỉ cần đi
đường gió là có thể vận hành
Nhược điểm:
+ Chất tải lạnh là không khí có Cp thấp->Lưu lượng gió lớn_>Kích thước đường ống, trục kĩ
thuật lớn->chiếm không gian và hạn chế cột áp quạt khi đi đường ống xa

11
+HT lưu lượng gió không thay đổi nên tiêu hao điện năng quạt dàn lạnh cao
+áp dụng cho công trình số lượng tầng thấp (<5 tầng)
Có thể thay thế PAU cấp gió tươi vào phòng( nhưng không đ/c được ẩm)
2.3 kiểu nguyên cụm giải nhiệt nước

2.4 kiểu nguyên cụm cho xe bus


-Sử dụng năng lượng từ động cơ để chạy máy nén hở
-dàn ngưng đặt mái lấy không khí bên ngoài giải nhiệt
-Động cơ ô tô chạy lúc nhanh lúc chậm nên HT lạnh hoạt động lúc nhiều lúc ít ga->Để đảm
bảo môi chất cung cấp cho dàn lạnh đều đặn phải có thêm bình chứa cao áp
- dùng van TL nhiệt bầu cảm đặt đầu ra dàn bay hơi để đo độ quá lạnh.Nếu nhiệt độ quá
nhiệt lớn, van TL mở lớn để cho nhiều MCL vào dàn lạnh nhiều hơn để giảm độ quá nhiệt

12
CHƯƠNG II. VRV/VRF

-Chênh lệch độ cao theo tùy hãng từ 80m-120m tương ứng với 20-35 tầng
I. Dàn nóng:
-Vị trí :
+đặt cùng tầng gắn thêm đầu thổi gió ra ngoài ban công

13
+ đặt mái: thường kết nối theo tổ hợp dàn nóng

-Có thể kết nối đơn hoặc theo tổ hợp

14
15
16
-Có thể chạy với công suất thấp ở 5-20% công suất lạnh.Ví dụ dàn 6HP(16KW) có thể chạy
ở ở công suất 20%.16KW= 3,2 KW .Tải lạnh dưới 3,2 Kw máy chạy theo chế độ on-off -
>Thích hợp cho các công trình có hệ số đồng thời thấp -> Tiết kiệm năng lương
II. Dàn lạnh:

-Có cảm biến người lắp ở dàn lạnh.Nếu không có người dàn lạnh chủ động giảm tải để tiết
kiệm NL

17
18
III. Ảnh hưởng của nhiệt độ ngoài trời đến hiệu suất Tbi điều hòa :
-khi nhiệt độ ngoài trời thấp , năng suất lạnh Đh cao, tiêu thụ điện năng thấp và ngược lại
IV. Hiện tượng quẩn gió :

-Là hiện tượng gió nóng thải ra từ dàn nóng điều hòa bị hút ngược trở lại qua dàn liên tục

19
1. Nguyên nhân:
+Lắp đặt dàn nóng trong không gian chật hẹp ,khả năng hút gió kém
+Lắp đặt dàn nóng trong không gian thông tầng của nhà chung cư ,có số lượng dàn nóng
lớn , thoát gió kém
+Lắp đặt dàn nóng trong phòng kỹ thuật, khu kỹ thuật có hướng gió thải và gió hút cùng
hướng trong công trình nhà cao tầng có số lượng lớn
+Dàn nóng bị chặn bởi Bức tường cao
2. Biện pháp khắc phục :
+Chia đôi dàn nóng thành hai phần, tạo thêm kênh lấy gió ở giữa giúp các dàn nóng ở giữa
giải nhiệt tốt hơn

+Nâng chiều cao đặt dàn nóng ,tạo kênh lấy gió từ phía dưới

+Tạo thêm phần ống gió tôn để điều hướng khí thải từ dàn nóng ra bên ngoài

20
+Thay đổi kết cấu bức tường mặt bên thành Louver để tránh dàn tầng trên hút phải gió thải
tầng dưới

21
V. Các giới hạn thi công đường ống :

CHƯƠNG III. VRF SYSTEM


- Là HT xử lý không khí trực tiếp
- Indoor hoạt động độc lập
I. Công nghệ máy nén biến tần
-Roto kép điển hình là hãng Carrier , các hãng còn lại đa phần dùng MN xoắn ốc
II. Ưu điểm
- Tùy chỉnh làm lạnh và sưởi cho nhiều vùng, điều chỉnh nhiệt độ cho nhiều không
gian khác nhau
- Thiết kế mềm dẻo : có nhiều chủng loại dàn lạnh với nhiều dải công suất khác
nhau.Cho phép chênh lệch độ cao dàn nóng dàn lạnh lớn. Khả năng giảm tải tốt . HT
đẹp, gọn dễ bố trí trong không gian
- Có thể chạy ở lưu lượng thấp : Đáp ứng nhu cầu điều hòa khi tải thấp và Độ ồn thấp.
- Kích thước máy nhỏ gon ,Dễ dàng lắp đặt
- Hiệu suất năng lượng cao : Tiết kiệm 30% điện năng tiêu thụ cho hệ thống
III. Các yếu tố quyết định lựa chọn thiết kế HT VRF phù hợp
1. Loại hệ thống(system type):
Hệ thống vrf bao gồm nhiều thành phần khác nhau :
+outdoor
+indoor

22
+Bộ kit tiết lưu và bộ điều khiển khi kết hợp sử dụng thêm các thiết bị xử lý bên
ngoài
+ Bộ xử lý gió tươi sơ bộ
+Bộ trao đổi nhiệt môi chất lạnh với nước
+Bộ điều khiển nhánh cho hệ thống thu hồi nhiệt
2. outdoor
Gồm 3 loại chính :
2.1 air cooled small :Giải nhiệt gió công suất bé (<12Hp)

+Quạt thải gió ra đằng trước .Công suất lớn dùng 2 quạt,nhỏ dùng 1 quạt . Với công suất bé
(<6hp) dùng điện 1 pha, công suất lớn hơn sử dụng điện 3 pha
2.2 air cooled:Giải nhiệt gió công suất lớn :

+Quạt dàn ngưng thổi đứng lên trên


+ Sử dụng điện 3 pha

23
+Để tiết kiệm chi phí công suất của dàn nóng thường nhỏ hơn tổng công suất của các dàn
lạnh
+Một mô-đun dàn nóng( không tổ hợp) có thể cho phép kết nối 200% công suất của dàn
lạnh .Ví dụ công suất dàn lạnh là 50KW thì công suất dàn nóng có thể là 25 KW
+Hai mô đun dàn nóng có thể cho phép kết nối 160% công suất của dàn lạnh
+Ba mô đun dàn nóng có thể cho phép kết nối 130% công suất của dàn lạnh
+ Với loại high Cop có hiệu suất cao nhất nhưng chi phí giá và kích thước lớn nhất
+ Với loại tiêu chuẩn hiệu suất TB
+ Với loại saving space :Hiệu suất kém nhất diện tích lắp đặt nhỏ nhất , chi phí rẻ nhất
2.3 Biến thể Giải nhiệt gió công suất lớn:
+Thu hồi nhiệt làm nóng nước (Heat recovery VRF-Hot water system)

Tận dụng phần nhiệt thải của dàn nóng đưa vào TB TDN để làm nóng nước cung cấp nhu
cầu sử dung.Không khí sau khi nhả nhiệt cho nước bị lạnh đi và được dàn nóng hút trở lại
để quá lạnh MCL để tăng hiệu quả NL

2.4 water cooled:Giải nhiệt nước

24
+Sử dụng dàn ngưng kiểu tấm phẳng nên rất dễ bị bám cặn bẩn .Do đó hệ thống giải nhiệt
cho dàn ngưng là vòng tuần hoàn kín
+Nước lạnh được bơm vào dàn ngưng làm ngưng tụ môi chất lạnh ,sau đó nước sẽ nóng
lên và quay trở về thiết bị trao đổi nhiệt để TDN với phần nước lạnh từ tháp đi vào TB TDN.
+Ở mùa có thể tận dụng nguồn điạ nhiệt bằng cách chôn ngầm đường ống nước giải nhiệt
dưới lòng đất để giải nhiệt cho phần nước lạnh đi ra khỏi dàn ngưng. Hoặc gia nhiệt cho
phần nước này vào mùa đông .
+ Ở chiều sưởi :Dàn ngưng tụ có chức năng là dàn bay hơi.Ở những nơi có nhiệt độ âm sẽ
làm đóng băng nước và phá vỡ toàn bộ đường ống .Do đó người ta làm thêm lò hơi để ra
nhiệt cho phần nước đi vào bình bay để làm bay hơi chất

3. Indoor
3.1 loại không có ống gió thổi trực tiếp vào không gian

25
Vrv khác với HT multi là có van TL điện tử nằm ngay bên trong dàn lạnh
3.2 loại âm trần nối ống gió
- có 5 loại:
+Giàn có quạt cột áp thấp :Phù hợp với công trình có trần giả thấp có công suất nhỏ
và độ ồn thấp
+Giàn có quạt cột áp trung bình :độ ồn ko cao , công suất TB
+Giàn có quạt cột áp cao để có thể kết nối đường ống đi xa nhưng ồn độ lớn

3.3 Loại đặt sàn có công suất lớn

26
4. Bộ kit tiết lưu
Có thể có thêm bộ kit tiếp lưu với các thiết bị xử lý không khí bên ngoài
5. Chế độ vận hành
5.1 Chế độ chỉ làm lạnh/sưởi.

-Ở chế độ sưởi thì các dàn indoor phải đồng thời sưởi chứ không thể 1 dàn này sưởi còn
một dàn kia làm lạnh
5.2 hệ thống thu hồi nhiệt 2 đường ống heat recovery systems

27
-Để giải quyết indoor có thể vừa làm lạnh vừa sưởi ấm người ta sử dụng hệ thống thu hồi
nhiệt 2 đường ống
- Có thể hoạt động theo 4 chế độ
Chỉ làm lạnh:Tất cả các dàn đều làm lạnh

Môi chất đi ra khỏi dàn outdoor ở trạng thái lỏng quá lạnh , áp suất cao được đưa đến bộ
điều khiển nhánh và chia tới các dàn bay hơi .Trong dàn bay hơi,lỏng môi chất sẽ đi qua
van tiết lưu điện tử và được tiết lưu thành lỏng có nhiệt độ thấp ,áp suất thấp và đi vào dàn
trao đổi nhiệt của dàn lạnh. Tại đây môi chất lạnh sẽ nhận nhiệt của không khí để làm mát
không gian điều hòa và môi chất lạnh từ trạng thái lỏng sẽ bay hơi thành trạng thái hơi quá
nhiệt rồi cấp trở lại bộ điều khiển nhánh và đưa về dàn nóng

28
5.2.1 làm lạnh chính:

Khi nhiệt độ ngoài trời không quá cao ,công trình chủ yếu là làm lạnh nhưng có 1 số ít không
gian cần sưởi thì hệ thống sẽ chạy ở chế độ làm lạnh chính

Hỗn hợp lỏng và hơi môi chất lạnh đi từ dàn nóng vào bộ điều khiển nhánh, tại đây hơi và
lỏng được tách riêng. Phần lỏng được giữ lại ở bộ điều khiển nhánh .Phần hơi bão hòa khô
sẽ đi vào indoor cần sưởi ấm để gia nhiệt cho không khí và làm ấm không gian . Sau khi
nhả nhiệt cho không khí, phần hơi này ngưng tụ thành lỏng áp suất cao và quay về bộ điều
khiển nhánh để hòa trộn với phần lỏng áp suất cao bị tách được giữ lại ở bộ điều khiển
nhánh trước đó .Rồi hỗn hợp lỏng này sẽ được đưa vào các dàn indoor cần làm lạnh để tiết
lưu và TDN với không khí làm mát không gian điều hòa. Sau khi TDN với không khí, hơi môi
chất ở trạng thái quá nhiệt , áp suất thấp sẽ được đưa trở lại dàn outdoor
5.2.2 chỉ sưởi:

29
Môi chất lạnh đi ra khỏi dàn outdoor ở trạng thái hơi quá nhiệt, áp suất cao và đi vào bộ
điều khiển nhánh để cấp vào các dàn Indoor cần sưởi .Tại đây hơi chất sẽ nhả nhiệt cho
không khí và ngưng tụ lại thành lỏng áp suất cao rồi được tiết lưu bằng van điện tử rồi quay
về bộ điều khiển nhánh rồi câos trở lại outdoor.

5.2.3 sưởi chính :

30
Khi nhiệt độ ngoài trời thấp hơn môi trường nhưng không quá lạnh ,Đa số không gian cần
sưởi ấm nhưng có một số ít không gian cần làm lạnh thì hệ thống sẽ chạy ở chế độ sưởi
chính

Hơi môi chất ra khỏi outdoor ở trạng thái hơi bão hòa ẩm ,áp suất cao đi vào bộ điều khiển
nhánh và tách riêng thành phần hơi và phần lỏng .Phần lỏng được giữ lại ở bộ đk nhánh
.Phần hơi bão hòa khô sẽ được cấp vào các dàn Indoor cần sưởi để nhả nhiệt cho không
khí làm ấm không gian điều hòa .Hơi môi chất sau khi nhả nhiệt cho không khí sẽ ngưng tụ
thành lỏng cao áp và được tiết lưu thành lỏng hạ áp và được đưa trở lại bộ điều khiển
nhánh để hòa trộn với phần lỏng được giữ lại trước đó .Hỗn hợp lỏng này sẽ được cấp vào
các dàn indoor cần làm lạnh để nhận nhiệt không khí và bay hơi thành thành hơi quá nhiệt,
áp suất thấp rồi được đưa về bộ đk nhánh để cấp về outdoor.
Nhược điểm của hệ thống thu hồi nhiệt hai đường ống :Ở chế độ làm lạnh chính thì phần
sưởi rất ít chủ yếu là phần làm lạnh .Ngược lại ở chế độ sưởi chính thì chế độ sưởi là
chính và phần làm lạnh rất ít .Để khắc phục người ta sử dụng hệ thống thu hồi nhiệt ba
đường ống
5.3 Hệ thống thu hồi nhiệt ba đường ống

Có ba đường ống riêng biệt đi ra khỏi dàn outdoor :


- đường gas pipe là đường hơi quá nhiệt ở áp suất cao được trích 1 phần của phần
hơi ra khỏi máy nén để đưa vào bộ đk nhánh để cấp vào các dàn Indoor cần sưởi
- đường liquid pipe: là đường lỏng môi chất áp suất cao của hơi ngưng tụ ở dàn
ngưng rồi đường lỏng này được đưa vào bộ điều khiển nhánh Để cấp vào các dàn
Indoor cần làm lạnh
- đường suction pipe là đường hơi quá nhiệt ở áp suất thấp quay trở lại các dàn
outdoor
Ưu điểm :Các dàn Indoor làm lạnh và sưởi ấm hoạt động độc lập với nhau

31
Nhược điểm : Chi phí đường ống cao
6. Điều khiển ẩm( humidity control)
-Do phần gió tươi ngoài nhà có thông số độ ẩm khác với không khí bên trong không gian
điều hòa nên phải điều khiển ẩm trước khi cấp vào không gian phòng
-Các cách chỉnh ẩm :
6.1 Chỉnh ẩm thông qua cấp gió tươi chưa xử lý vào phòng :
+Dùng quạt cấp trực tiếp : Nhược điểm : VD mùa hè độ ẩm , nhiệt độ gió tươi cao cấp vào
phòng làm không gian sẽ có độ ẩm lớn và nhiệt độ phân bố không đồng đều
+Cách khắc phục: Cấp gió tươi vào hộp hòa trộn của indoor để hòa trộn với gió hồi rồi đi
qua dàn lạnh làm lạnh không khí xuống và tách đi 1 phần ẩm .Nhược điểm : Tăng công suất
dàn lạnh lên

6.2 Chỉnh ẩm thông qua bộ thu hồi năng lượng ERV

32
Lấy gió thải trong nhà ở nhiệt độ thấp, khô trao đổi nhiệt ẩm với gió tươi bên ngoài
nhà có nhiệt độ và độ ẩm cao vào mùa hè
Nhược điểm : Tách ẩm thụ động và phụ thuộc vào điều kiện trạng thái không khí
trong và ngoài nhà.
Khắc phục:Dùng bộ xử lý gió tươi chuyên dụng DOAS/PAU
6.3 Chỉnh ẩm thông qua bộ xử lý gió tươi chuyên dụng DOAS/PAU
-Các bộ xử lý không khí này có dàn sưởi, Dàn làm lạnh, Phun ẩm nên có thể xử lý
không khí 1 cách chủ động để đáp ứng được trạng thái yêu cầu
6.4 Chiến lược đk độ ẩm :

33
7. Hệ thống thông gió
Gồm nhiều HT như :
-Bộ thu hồi năng lượng
-Bộ xử lý gió tươi chuyên dụng DOAS/PAU
Để thực hiện các hệ thống thông gió ta cần quan tâm một số vấn đề sau :
-Vị trí lắp đặt thiết bị : Trong hay ngoài ko gian
-Có cần sử dụng các thiết bị thu hồi năng lượng không
-Có cần phải gia thêm nhiệt cho phần gió tươi cung cấp vào hay không
-Nhu cầu điều khiển gió tươi
7.1 Bộ thu hồi năng lượng ERV

-Một bộ thu hồi năng lượng bao gồm thiết bị trao đổi nhiệt , quạt, phin lọc
-Có đường thải và đường cấp riêng biệt trao đổi nhiệt với nhau
-Nếu nhiệt độ chênh lệch trong và ngoài phòng không lớn có thể bypass để tiết kiệm năng
lượng
-Nhược điểm: Bị thụ động trong việc điều khiển nhiệt độ và hạn chế khả năng khử ẩm
7.2 Bộ xử lý gió tươi chuyên dụng DOAS/PAU
-Chủ động xử lý chính xác nhiệt độ và độ ẩm

34
-Có thể làm lạnh ,sưởi ấm , tách ẩm,phun ẩm mà không phụ thuộc vào trạng thái không khí
ngoài trời
-Gió tươi sau khi được xử lý có thể cấp trực tiếp và phòng hoặc được hòa trộn với gió hộp
trong hộp hòa trộn của dàn lạnh
-Vào ban đêm ko có người, nhiệt độ thấp gió tươi được làm lạnh sơ bộ để cấp vào phòng,
để ban ngày có người, nhiệt độ cao thì công suất của dàn lạnh sẽ được giảm giúp tiết kiệm
năng lượng

7.3 Các cách cung cấp gió tươi vào không gian ĐH
7.3.1 Cách 1: Cách gió tươi trực tiếp chưa qua xử lý vào phòng :
Nhược điểm : Phân bố nhiệt độ không đồng đều trong phòng. Độ ẩm trong phòng rất cao
không đảm bảo tiện nghi
7.3.2 Cách 2: Cấp gió tươi trực tiếp chưa qua xử lý vào dàn indoor:

-Gió tươi được cấp vào hộp hòa trộn của dàn lạnh để hòa trộn với gió hồi sau đó được đi
qua dàn lạnh để cấp vào phòng
- Ưu điểm :

35
+Đơn giản rẻ tiền

-Nhược điểm:
+Do công suất dàn lạnh nhỏ nên khả năng tách ẩm bị hạn chế
+Với không gian cần cấp nhiều gió tươi mà công suất dàn lạnh lại nhỏ dẫn tới khả năng
tách ẩm và làm lạnh bị hạn chế
+Công suất quạt dàn lạnh nhỏ nên với các công trình lớn cần phải có một quạt công suất
lớn riêng biệt để cấp gió tươi vào dàn lạnh
+Nếu không gian có người cần cấp gió tươi thì các quạt dàn lạnh và quạt cấp gió tươi luôn
luôn phải chạy liên tục
+Yêu cầu phải có thiết bị điều chỉnh lưu lượng không khí như VAV box để chắc chắn gió
tươi cấp vào các ko gian là không thay đổi
+Việc cân bằng và điều khiển gió tươi khó khăn
+Ở chế độ sưởi phải cấp thêm lưu lượng gió tươi +Ở chế độ sưởi phải cấp thêm lưu lượng
gió tươi
+Các hệ thống đường ống phải thi công tại công trường
7.3.3 Cách 3:Cấp gió tươi đã qua xử lý vào đầu hồi dàn lạnh

36
-Ưu điểm :
+Đảm bảo lưu lượng gió tươi cấp cho từng vùng
+Giảm công suất dàn lạnh và không gian lắp đặt đường ống và miệng gió
-Nhược điểm :
+Đo lường cân bằng gió tươi khó khăn
+Phải có khoảng thông trần đủ lớn để đi đường ống gió
+Ở chế độ sưởi phải cấp thêm lưu lượng gió tươi
+Quạt hoạt động liên tục để cấp gió tươi nên tiêu thụ điện năng lớn
7.3.4 Cách 4: Gió tươi đã qua xử lý được cấp trực tiếp vào không
gian điều hòa

37
-Ưu điểm :
+Dễ dàng đưa gió tươi tới các Không Gian Khác nhau mà không phụ thuộc vào dàn Indoor
+HT cấp gió tươi và dàn lạnh hoạt động độc lập nên khi cần cấp gió tươi cho không gian thì
quạt dàn lạnh không cần hoạt động liên tục
+Do gió tươi đã được làm lạnh sơ bộ nên công suất indoor giảm ->kích thước indoor giảm
->độ ồn giảm
-Nhược điểm :
+Phải có cửa cấp gió tươi riêng ->khó khăn bố trí miệng gió -> mất thẩm mỹ
+Cần nhiều miệng thổi để đảm bảo gió tươi được cấp đồng đều toàn bộ không gian
7.4 Điều chỉnh cấp gió tươi

-Thông thường lưu lượng gió tươi được điều chỉnh bằng VAV box (Bộ điều chỉnh lưu lượng
tự động )thông qua các bộ cảm biến

-Các cách điều khiển gió tươi :


+Điều khiển theo lịch làm việc của người
+Điều khiển thông qua cảm biến người :Cảm biến chuyển động ,cảm biến hồng ngoại , cảm
biến đếm số người
+Điều khiển thông qua cảm biến CO2 :Đo nồng độ CO2 liên tục khi có người để cung cấp
gió tươi để giảm nồng độ CO2 theo mức cho phép
8. Hệ thống điều khiển
8.1 Điều khiển độc lập hệ thống :
Điều khiển độc lập Indoor unit với các hệ thống cấp gió tươi, hệ thống chiếu sáng,cấp
nước,..

38
Ở mức cao hơn người ta còn điều khiển cả hệ thống lưu lượng cấp gió tươi theo nồng độ
CO2 cảm biến về định làm việc

8.2 Điều khiển tích hợp hệ thống :


Tích hợp hệ thống điều hòa và hệ thống cấp gió tươi theo bộ điều khiển chung

39
Các dây tín hiệu điều khiển của dàn lạnh được kết nối chung với nhau và đấu vào dàn
nóng

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG IV. Water Chiller


I. Tổng quan
1. Các vòng tuần hoàn

40
2. Điều chỉnh tải bằng van điện từ
2.1 Van điện từ 2 ngả:

+ Khi hệ thống chạy full tải Van điện từ mở 100% và cho toàn bộ nước lạnh đi
vào dàn lạnh để trao đổi nhiệt với không khí
+ Khi hệ thống chạy non tải ,van điện từ điều chỉnh độ mở theo cấp từ 0-100%
2.2 Van điện từ 3 Ngả:

41
+Khi hệ thống chạy full tải :Van điện từ mở 100% và khóa đường bypass lại để cho
toàn bộ nước đi theo đường chính để vào dàn lạnh
+Khi hệ thống không hoạt động :Toàn bộ nước lạnh sẽ được đi bypass và không đi
qua dàn lạnh
+Khi hệ thống chạy non tải : nước lạnh cấp và dàn lạnh sẽ được bypass một phần
và tổng lượng nước đi ra khỏi dàn lạnh vẫn là 100%
-Chú ý: Vị trí van điện từ thường đặt ở đầu ra của dàn lạnh để đảm bảo trong dàn lạnh luôn
có nước.Khi đặt van điện từ ở đường ra của dàn lạnh thì dàn sẽ luôn nước và khi chạy hệ
thống nước được cung cấp vào dàn lạnh sẽ tránh gây xói mòn , tránh hư hỏng ống và hệ
thống sẽ ổn định hơn.
II. Các loại HT Chiller
1. Chiller sử dụng chu trình nén hơi:

+ phân loại nhỏ nữa theo loại máy nén : piston(100 tons) ,trục vít (50-500 tons), xoắn ốc(15-
200 tons) ,ly tâm (100-3000 tons)
+Phân loại dựa theo cách giải nhiệt :

1.1 GNG:
Ưu điểm :Không cần hệ thống các giải nhiệt nên tiết kiệm NL, chi phí vận hành thấp ,hệ
thống nguyên cụm nên chi phí bảo dưỡng thấp và có thể hoạt động ở điều kiện ngoài trời
Nhiệt độ thấp mà Không sợ bị đóng băng đường ống
Nhược điểm:Hiệu suất giải nhiệt thấp và phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ ngoài trời
1.2 GNN:

42
Ưu điểm :Hiệu suất cao ,độ ồn thấp , linh hoạt trong việc bố trí Chiller ,tuổi thọ tốt hơn giải
nhiệt gió
Nhược điểm :Nhiệt độ thấp có thể gây đóng băng đường ống, phải có hệ thống xử lý nước
bẩn
2. Chiller sử dụng chu trình hấp thụ

-Không sử dụng máy nén hơi


-Sử dụng dung dịch thay vì ga lạnh
-Ưu điểm :
+ Chủ yếu sử dụng năng lượng nhiệt ,sử dụng ít điện
+ Tránh sự cố về máy điện và tiết kiệm sử dụng máy phát điện
+ Tận dụng được nguồn nhiệt thừa
-Nhược điểm :
+ Ứng dụng ở nơi có nguồn nhiệt thừa thải ra

-Phân loại :

43
+Single effect:COP = 0.6-0.8 .Có thể vận hành được ở hơi áp suất thấp hoặc nước
ở nhiệt độ thấp khoảng 130 độ C
+Double effect:COP =0.9-1.2 .Dùng hơi ở áp suất TB khoảng 900kpa hoặc nước có
nhiệt độ trên 190 độ C
+Direct fired :COP=0.9-1.1 .Tích hợp sẵn buồng đốt để đốt nhiên liệu bên ngoài
III. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất
1. Tiêu chuẩn đánh giá AHRI
1.1 Hệ số non tải tích hợp (IPLV):
Đánh giá hiệu suất dựa trên đường cong Tải trung bình và chỉ số thời gian hoạt động trong
một năm và đánh giá riêng cho từng chiller với điều kiện tiêu chuẩn đạt quy định

1.2 Hệ số non tải phi tiêu chuẩn (NPLV):


Hệ số này đánh giá hiệu suất giống như hệ số non tải tích hợp( IPLV ) nhưng điều kiện tiêu
chuẩn tính theo thực tế

IV. Thiết kế hệ thống nước lạnh


1. Các thành phần của hệ thống nước lạnh

2. Các cách điều khiển tải của hệ thống


2.1 Cách 1: Dùng van điện từ 3 ngả.
+Thay đổi nhiệt độ gió cấp vào phòng bằng cách thay đổi lưu lượng nước đi qua dàn

44
+Khi hệ thống chạy full tải :Van điện từ mở 100% và khóa đường bypass lại để cho toàn
bộ nước đi theo đường chính để vào dàn lạnh
+Khi hệ thống không hoạt động :Toàn bộ nước lạnh sẽ được đi bypass và không đi qua dàn
lạnh
+Khi hệ thống chạy non tải : nước lạnh cấp và dàn lạnh sẽ được bypass một phần và tổng
lượng nước đi ra khỏi dàn lạnh vẫn là 100% .Trường hợp cần nhiệt độ gió đi qua dàn cao
thì sẽ cho ít nước đi qua dàn hơn(bypass nhiều hơn) và ngược lại trường hợp muốn nhiệt
độ qua dàn thấp thì sẽ sẽ cho nước đi vào dàn nhiều hơn (bypass ít đi)
-Ưu điểm : Điều khiển nhiệt độ không khí chính xác ,đáp ứng tải nhanh , hoạt động ổn định
-Nhược điểm: Lưu lượng cấp và hồi không thay đổi->Tiêu hao điện năng hệ thống bơm
2.2 Cách 2: Dùng van điện từ 2 ngả

+Khi hệ thống chạy full tải Van điện từ mở 100% và cho toàn bộ nước lạnh đi vào dàn lạnh
để trao đổi nhiệt với không khí
+Khi hệ thống chạy non tải ,van điện từ điều chỉnh độ mở theo cấp từ 0-100%
+ Lưu lượng nước cấp và hồi thay đổi theo tải
-Ưu điểm: Lưu lượng nước cấp và hồi thay đổi theo tải->giảm tiêu thụ điện năng bơm
-Nhược điểm : điều chỉnh tải kém hơn van 3 ngả .Trường hợp tải bé, lưu lượng nước qua
dàn thấp sẽ không đủ lưu lượng cấp cho HT

45
2.3 Cách 3: Dùng van điều chỉnh lưu lượng gió qua dàn (dùng cho
AHU, không dùng cho FCU)

-Khi chạy full tải toàn bộ cánh của face damper được mở để cấp gió vào dàn lạnh
-Khi chạy non tải , gió sẽ được bypass 1 phần qua bypass damper
-Ưu điểm :+Điều khiển đơn giản
+Xử lý ẩm tốt ->Không khí thổi vào phòng khô
-Nhược điểm :
+Làm tăng kích thước TB xử lý không khí -> chi phí đầu tư cao
3. Lưu lượng nước qua dàn bay hơi
3.1 Lưu lượng nước qua dàn BH không thay đổi
3.1.1 HT 1 chiller :
Chạy non tải, công suất nhỏ, hiệu quả thấp, không có khả năng dự phòng

46
3.1.2 HT nhiều chiller :
Tùy mức tải để vận hành số chiller tương ứng, tăng tính dự phòng ->Tiết kiệm năng lượng
3.1.3 HT 2 chiller ghép song song sử dụng chung 1 bơm :

Ưu điểm :Do dùng 1 bơm nên HT kết nối ít hơn


Nhược điểm :
+Khi chạy 50%, 1 chiller chạy 1 chiller tắt nhưng phần nước vẫn được bơm vào con chiller
không hoạt động. Nên nhiệt độ nước không thay đổi vẫn giữ nguyên là 12.2 độ C và nhiệt
độ của nước này hòa trộn với nhiệt độ nước đi ra khỏi chiller hoạt động là 5.6 độ C và hòa
hòa hòa trộn với nhau thành nhiệt độ nước 8,9 độ C .Nhiệt độ này khá cao, cấp vào dàn
bay hơi sẽ làm khả năng trao đổi nhiệt của nước với không khí kém hơn và khả năng tách
ẩm của không khí vào dàn kém hơn .
+ Tiêu tốn điện năng cho bơm
3.1.4 HT 2 chiller ghép song song sử dụng riêng bơm cho từng
chiller :

47
+Chiller nào chạy thì bơm ứng với nó hoạt động
Nhược điểm:Khi chạy nửa tải từ lưu lượng nước trong hệ thống giảm ->Tốc độ nước qua
chiller giảm ->tổn thất áp suất HT giảm xuống->Không đủ nước cung cấp cho dàn
3.1.5 HT chiller ghép nối tiếp :

Điều chỉnh tải :

48
Nhược điểm : Tiêu hao điện năng cho bơm lớn

3.1.6 Hệ thống 2 vòng nước :

+Vòng 1 là vòng sản xuất nước ,vòng thứ hai là vòng phân phối nước
+Vòng 1 sử dụng bơm sơ cấp , vòng 2 sử dụng bơm thứ cấp
-Khi hệ thống chạy full tải :Bơm thứ cấp chạy 100% tải và khi đó lưu lượng nước toàn bộ
hệ thống là như nhau ->Tiêu hao điện năng cho bơm lớn hơn sơ đồ 1 vòng nước
-Khi hệ thống chạy non tải :Ở vòng phân phối nước thì bơm thứ cấp chạy theo tải . Còn bên
vòng sản xuất nước lạnh ,Cột áp bơm sơ cấp chỉ cần thắng trở lực vòng tuần hoàn sản
xuất nước -> Công suất điện bơm sơ cấp bé
*Vòng sản xuất nước lạnh:

49
cách đấu bơm :

*Vòng phân phối nước:

Điều khiển bơm bằng cách đo độ chênh áp :Nếu denta P lớn thì bơm điều chỉnh cấp ít nước
hơn và ngược lại

50
Với HT lớn dùng nhiều bơm thứ cấp ghép song song:

51
Đường bypass:

52
V. Các giải pháp làm giảm tiêu hao năng lượng cho toàn hệ thống
1. Giải pháp lưu lượng thấp (Low -Flow Systems -Earthwise)
-Phương pháp này làm giảm tiêu hao năng lượng bơm và quạt khi vận chuyển chất tải lạnh
nước và không khí
- Q= G x Cp x Delta T
-Mục đích của pp này là tăng delta T để giảm lưu lượng G xuống ->Tiết kiệm năng lượng
bơm và quạt
1.1 Ý tưởng:
-Giảm nhiệt độ gió cấp hoặc giảm nhiệt độ nước cấp vào hệ thống ->Làm tăng delta T giữa
nhiệt độ cấp và và ra khỏi dàn ->giảm lưu lượng
-Khi giảm lưu lượng gió thì kích thước ,công suất , điện năng tiêu thụ quạt giảm và kích
thước đường ống gió giảm tiện cho việc lắp đặt

-Khi giảm lưu lượng nước thì kích thước công suất bơm nhỏ lại ->giảm điện năng tiêu thụ
và giảm đường ống dẫn nước

53
1.2 Nguyên tắc :

1.3 Thông số thiết kế với HT chiller


-Thiết kế thông thường khi chưa sử dụng giải pháp Earthwise thì :

+Nhiệt độ nước lạnh cấp vào dàn là 6.7 độ C


+Chênh lệch nhiệt độ giữa vào và ra khỏi dàn là 5.5 độ C ->Lưu lượng nước qua dàn bay
hơi là 0.043L/s/kW)
+Chênh lệch nhiệt độ giữa nước vào giải nhiệt và ra là 5.5 độ C ->Lưu lượng nước qua dàn
ngưng là 0.054L/s/kW)

54
-Thiết kế theo giải pháp Earthwise:

*Ưu điểm của giải pháp này:

-Giảm chi phí vận hành


-Giả chi phí đầu tư
-Giảm độ ồn, tăng tính tiện nghi
-Giảm điện năng tiêu thụ, giảm sự phát thải CO2 ->Green system
*Nhược điểm của giải pháp này:
-Với việc giảm nước lạnh từ 6.7 độ về 5 độ C thì nhiệt độ MCL của HT Chiller cũng phải
giảm -> Năng suất lạnh giảm, điện năng tăng
-Với việc nhiệt độ ngưng tụ tăng ->Tiêu thụ điện năng tăng ,năng suất lạnh giảm
->Vì vậy khi thiết kế giải pháp này cần xem xét xem việc giảm năng lượng tiêu thụ
phần bơm nước có lớn hơn phần năng lượng tiêu thụ của HT Chiller hay không

2. Giải pháp lưu lượng sơ cấp thay đổi (Variable Primary Flow Systems-
VPF)
*Giải pháp lưu lượng sơ cấp thay đổi được trình bày ở giải pháp 4.Để so sánh ưu điểm của
giải pháp VPF với hệ thống lưu lượng nước không đổi ta sẽ nói qua về 3 giải pháp lưu
lượng nước không đổi trước :

55
2.1 Giải pháp 1 : Lưu lượng nước ko đổi ,sử dụng van 3 ngả

Nhược điểm : Tiêu thụ điện năng cho bơm cực lớn .Để khắc phục nhược điểm này ta xem
giải pháp thứ 2
2.2 Giải pháp 2:Lưu lượng nước không đổi,Sử dụng van 2 ngả và
đường bypass chung trên đường ống cấp và hồi tổng

Ưu điểm: Giảm điện năng tiêu thụ bơm hơn giải pháp 1 nhưng không nhiều
2.3 Giải pháp 3: Lưu lượng nước không đổi ,Sử dụng HT 2 vòng
nước:

56
Khi chạy non tải tiết kiệm điện năng bơm hơn so với 2 giải pháp trên.Nhưng mức tải nhỏ
tiêu thụ điện năng cho bơm vẫn lớn do lưu lượng nước ở vòng sản xuất không thay đổi
2.4 Giải pháp 4: Lưu lượng sơ cấp thay đổi dùng bơm biến tần (VPF)

-Van bypass gần như luôn luôn đóng để HT bơm hoạt động dựa theo tải AHU/FCU
Ưu điểm :
+Giảm điện năng tiêu thụ của bơm
+Giảm chi phí đầu tư bơm
+Tiết kiệm không gian phòng máy
+Điều khiển đơn giản
+Cải thiện khả năng mềm dẻo ,có thể chạy khi tải nhỏ
+Giảm số lần khởi động chiller
+Hiệu suất chiller cao do nhiệt độ nước hồi đi vào bình bay cao hơn->Tăng khả năng bay
hơi của MCL
Với HT VPF ta cần xem xét 1 số vấn đề sau:
+Lưu lượng nước tối thiểu cho phép qua dàn bay hơi Chiller ->Do đó lưu lượng nước nhỏ
nhất qua dàn BH của chiller phải lớn hơn 1 giá trị minimum cho phép

57
Nếu lưu lượng nước qua dàn BH quá nhỏ có thể mở van bypass để thêm lưu lượng nước
hồi về chiller

+Quan tâm khả năng giảm tải của HT Chiller vì mỗi HT sử dụng máy nén khác nhau nên
khả năng giảm tải cũng khác nhau

3. Giải pháp thiết kế bất đối xứng (Asymmetric Design)


-Ý tưởng của pp này là chọn tổ hợp chiller có công suất khác nhau.Giả sử 2 chiller 1 con
công suất thấp 1 con công suất cao.Khi tải ở mức thấp nhất thì vận hành chiller có công
suất thấp làm chiller dẫn và khi tải cao chọn con chiller cao làm chiller dẫn
-Để hiểu rõ hơn về giải pháp bất đối xứng ta nghiên cứu giải pháp swing chiller
4. Giải pháp Swing chiller
-Giải pháp này sử dụng nhiều chiller có công suất to nhỏ khác nhau

58
-Thiết kế thông thường là 4-4-2 :gồm 2 chiller to (mỗi còn bằng 40% tải công trình ) và 1
chiller nhỏ(chiếm 20% tải công trình )

-Khi tải công trình nhỏ hơn 20% sẽ cho dừng 2 chiller to và cho hoạt động 1 chiller nhỏ
-Khi tải từ 20%-40% cho dừng chiller nhỏ ,dừng 1 con chiller to và cho chạy 1 con chiller to
-Khi tải từ 40%-60% cho dừng 1 chiller to và chạy 1 chiller to và chiller nhỏ
-Khi tải từ 60%-80% cho dừng chiller nhỏ và chạy 2 chiller to
-Khi tải từ 80%-100% cho chạy cả 3 chiller
Ưu điểm :
+HT vận hành mềm dẻo
+Tiết kiệm năng lượng do đáp ứng nhiều mức tải
Nhược điểm :
+Tăng chi phí hệ thống
+Tăng số lượng bơm, số lượng van , đường ống ->Tăng chi phí đầu tư

59
5. Giải pháp sử dụng bộ tiết kiệm nước Waterside economizer

-Giải pháp này rất ít được sử dụng , chỉ thích hợp dùng cho những nơi có nhiệt độ rất thấp
vì HT sử dụng bộ trao đổi nhiệt nước lạnh với nước bên ngoài(nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ
nước của chiller) để hạ nhiệt độ nước hồi về chiller
VI. Chiller kết hợp bể trữ lạnh
1. Bể trữ lạnh là gì
Bể trữ lạnh là một hay nhiều bể bằng thép hoặc bằng bê tông. Bể này được đổ đầy nước, bên
trong là những dàn ống trao đổi nhiệt bằng polyethylene. Dung dịch glycol, được làm lạnh bởi
chiller ở nhiệt độ khoảng -4 độ C chảy bên trong ống làm cho nước bên ngoài ống đóng băng.
Sau đó khi cần cấp lạnh, đá sẽ được làm tan chảy tuỳ theo nhu cầu cấp lạnh, dung dịch glycol
chảy từ bể trữ lạnh đến thiết bị làm lạnh (AHU, FCU) ở nhiệt độ thường là từ 34-38oF (1,1-3,3 độ
C).

60
Bể trữ lạnh thường được sử dụng để lưu trữ năng lượng lạnh dùng cho điều hoà không khí, được
áp dụng đối với những hệ thống làm lạnh trung tâm chạy bằng chiller trong những toà nhà lớn.
Chillers thường nghỉ về đêm vì lúc đó thường không cần cung cấp tải lạnh. Khi Bể trữ lạnh được
kết nối với hệ thống thì Chillers có thể làm việc về đêm để dự trữ năng lượng lạnh và sau đó năng
lượng lạnh này sẽ cung cấp trở lại vào ban ngày khi có nhu cầu. Bể trữ lạnh này có thể được sử
dụng bổ sung hoặc thay thế hoàn toàn việc làm lạnh của Chiller vào ban ngày.
2. Vận hành
2.1 Chế độ sạc vào ban đêm

61
2.2 Chế độ xả vào ban ngày

2.3 Chế độ hoạt động không dùng bể trữ lạnh

2.4 Chế độ chiller chạy đồng thời với bễ trữ lạnh

62
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG V. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN HỆ


HỆ THỐNG HVAC
I. Yếu tố yêu cầu của chủ đầu tư

II. Tổng chi phí đầu tư

63
III. Kích thước hình dáng công trình

IV. Tính năng của công trình

V. Gới hạn kiến trúc

64
VI. Chi phí chu kỳ vòng đời

VII. Vận hành bảo dưỡng

65
VIII. Thời gian thiết kế

CHƯƠNG VI. Giới thiệu HT HVAC


I. HT gió
1. HT cấp cho 1 khu vực
1.1 HT gió lưu lượng không thay đổi CAV

66
Ưu điểm:
+Đơn giản luôn có gió hồi và phân phối không khí đến đều trong phòng
Nhược điểm :Do lưu lượng không đổi nên quạt luôn luôn chạy 100% công suất nên rất tốn
điện năng
1.2 HT gió lưu lượng thay đổi VAV

-Dùng quạt biến tần để thay đổi lưu lượng theo tải
-Ưu điểm :
+Tiêu thụ điện năng của quạt giảm
+Khi tải thấp giảm độ ồn
-Nhược điểm :
+Gió hồi liên tục không đảm bảo tỷ lệ gió tươi-> không đảm bảo bội số tuần hoàn ->giảm
tiện nghi

67
+Khi tải thấp phân hóa nhiệt độ trong không gian không đều
2. HT cấp cho nhiều khu vực
2.1 HT gió lưu lượng không thay đổi CAV
2.1.1 P/A 1 : HT CAV sử dụng bộ gia nhiệt

Ví dụ HT CAV cho phòng mổ:

-Nhiệt độ gió cấp tổng không đổi và bằng nhiệt độ thấp nhất của 1 trong 3 phòng trên
-Trước khi thổi vào phòng phải lắp thêm 1 bộ CAV để giữ lưu lượng gió cấp cho mỗi phòng
là không đổi.Ngoài ra bộ CAV này còn tích hợp thêm bộ gia nhiệt EH
- Nếu phòng có nhiệt độ cao thì EH phòng đấy không hoạt động
- Nếu phòng có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thiết kế thì EH sẽ sấy gió cấp bằng nhiệt độ thiết
kế
Ưu điểm :
+Dù chính xác nhiệt độ thiết kế trong phòng
+Lưu lượng gió không đổi đảm bảo tiện nghi, độ sạch, phân phối đồng đều gió
Nhược điểm :
+Do dàn lạnh ở AHU phải làm lạnh không khí xuống nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng thấp
nhất nên tiêu tốn năng lượng lớn
+Tốn năng lượng cho bộ sưởi

68
2.1.2 P/A 2: HT 2 đường ống cấp song song

-Không khí từ dàn lạnh và dàn sưởi sẽ được hòa trộn trước khi cấp vào phòng
-Với phòng cần nhiệt độ thấp thì mở van dàn lạnh sưởi to ra để cấp nhiều gió lạnh hơn và
van của giàn sưởi sẽ được đóng bớt để cấp ít gió sưởi hơn
-Với phòng cần nhiệt độ cao thì mở van dàn sưởi to hơn và đóng bớt van của dàn lạnh
2.1.3 P/A 3: Tái tuần hoàn gió hồi để giảm nhiệt độ gió cấp vào
phòng

Ưu điểm : Tiết kiệm NL


Nhược điểm :Do lượng gió tươi cần cấp khá là nhỏ mà lại hòa trộn với gió hồi nên có thể
không mang đủ lạnh không khí vào phòng
Do vậy P/A này chỉ phù hợp với không gian cần cấp gió tươi cực lớn. Để khắc phục
ngta chuyển sang P/A 4

69
2.1.4 P/A 4: Tái tuần hoàn gió 2 lần

-Gió hồi về gồm hai phần :Một phần được hồi về bộ VAV để tăng nhiệt độ gió cấp và một
phần được hồi về AHU hòa trộn với gió tươi để tăng lưu lượng gió cấp
2.1.5 P/A 5:Sử dụng van thay đổi lưu lượng cho từng phòng

-Lưu lượng gió đi ra khỏi AHU là không đổi nhưng lưu lượng gió cấp vào phòng thay đổi
-Sử dụng van thay đổi lưu lượng gió cấp vào phòng nhờ bypass đẩy một phần lưu lượng
gió cấp sang đường gió hồi

70
2.2 HT gió lưu lượng thay đổi VAV

71
HT rooftop :

HT 2 đường ống riêng, 2 quạt (ít sử dụng ):

72
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG VII. PHÒNG SẠCH


I. Tổng quan

73
II. Các thuật ngữ dùng trong phòng sạch:

III. Nguồn ô nhiễm


1. Nguồn từ bên ngoài mang vào:
+Do gió tươi mang vào
+Do rò lọt từ bên ngoài mang vào
2. Nguồn từ bên trong:
+Cá nhân
+Quá trình sản xuất
VD: Ở khu đô thị , không khí ngoài trời có 10 triệu hạt bụi có đường kính >0.3 micron cho 1
cubic foot
Một người ở trạng thái ngồi nghỉ phát sinh 100.000 hạt bụi có đường kính >0.3 micron trong
1 phút
IV. Tiêu chuẩn phòng sạch

74
1. Class

Theo tiêu chuẩn FS -209:


-Class 1:Không quá 1 hạt bụi có đường kính >0.5 micron/foot .Không quá 35 hạt bụi có
đường kính >0.5 micron/m3
-Class 10 :Không quá 10 hạt bụi có đường kính >0.5 micron/foot .Không quá 353 hạt bụi có
đường kính >0.5 micron/m3
-Class 1000:Không quá 1000 hạt bụi có đường kính >0.5 micron/foot .Không quá 35300 hạt
bụi có đường kính >0.5 micron/m3
Theo tiêu chuẩn ISO:
-Class 2: Không quá 4 hạt bụi có đường kính >0.5 micron/m3
-Class 7:Không quá 352000 hạt bụi có đường kính >0.5 micron/m3

75
2. Cấp độ trao đổi không khí

-Class 100.000 :
+bội số tuần hoàn không khí từ 5-48 lần/h
+Filter coverage: là tỉ lệ diện tích filter trên diện tích trần chiếm 5-10%
-Class 1000 :
+bội số tuần hoàn không khí từ 150-240 lần/h
+Filter coverage: là tỉ lệ diện tích filter trên diện tích trần chiếm 30-60%
V. Thiết kế
1. Khống chế số lượng hạt bụi
-Khống chế số lượng hạt bụi ở một mức giới hạn
-Mỗi quá trình sản xuất trong không gian phòng sạch ứng với 1 cấp độ sạch khác
2. Tải lạnh và lưu lượng không khí
-Tính toán được tải cho các không gian dựa vào quy trình sản xuất, thiết bị, con người
trong không gian đó
-Thiết lập lưu lượng gió theo:
+Cấp độ sạch
+Bố trí luồng không khí hợp lý
3. THIẾT BỊ XỬ LÝ KHÔNG KHÍ AHU:
3.1 Với các phòng công suất nhỏ thường sử dụng sơ đồ 1 cấp:

76
Nhược điểm:Lưu lượng gió hòa trộn lớn->Tốn NL làm lạnh .Tốn NL để sấy .Cách khắc
phục ngta dùng AHU 2 tầng Dual Path Unit :

77
Gió tươi OA được làm xuống L, gió hồi RA được làm lạnh xuống SA ->Không cần bộ sưởi-
>Tiết kiệm năng lượng hơn
3.2 Áp suất dương

78
-Để tránh nguồn ô nhiễm từ bên ngoài rò lọt vào phòng người ta phải tạo áp suất dương
trong không gian phòng , không gian càng sạch áp suất càng cao
Chú ý: Không có rò lọt nhiệt từ bên ngoài vào phòng mà chỉ có nhiệt từ phòng rò lọt ra bên
ngoài
4. Hướng bố trí

5. Kết hợp thiết bị


-Với phòng sạch áp dụng trong lĩnh vực sản xuất điện tử người ta thường kết hợp thêm các
bộ Fan Filter Unit (FFU)
-Trong FFU gồm có quạt và phin lọc hiệu suất cao .

79
Trong phòng sạch có những ko gian phòng có cấp độ sạch rất cao, bội số trao đổi không khí
lớn nên lưu lượng không khí lớn làm thiết bị AHU lớn ->Đường ống gió lớn .Do đó người ta
kết hợp AHU với FFU để giảm lưu lượng AHU

-Để người đi từ ngoài vào không gian phòng sạch người ta sử dụng Airshower :Thổi khí tốc
độ rất cao lên cơ thể để thổi bay bụi bám trên cơ thể .Sau đó khí được hút vào buồng qua
các phin lọc HEPA để tuần hoàn khí lên quạt cho lần phun tiếp theo

-Hộp pass box là hộp chuyển đồ nối giữa 2 không gian phòng sạch :

80
6. Luồng không khí trong phòng sạch
-Với class 1,10,100 ngta sẽ tạo ra hướng gió thẳng dòng (Từ phin lọc trên trần thổi thẳng
đứng xuống không gian phòng)

-Với không gian phát sinh lượng bụi lớn người ta thường sử dụng thêm thiết bị để khử cục
bộ lượng bụi trực tiếp tại nơi phát sinh bụi :

81
7. Phin lọc
-phin lọc thô để lọc các hạt bụi có kích thước lớn
-phin lọc tinh để lọc các hạt bụi có kích thước trung bình
-phin lọc hiệu suất cao để lọc các hạt bụi có kích thước nhỏ

7.1 Vị trí lắp đặt :


+Với phin lọc thô lắp đặt trước dàn lạnh tránh bám bụi dàn
+Với phin lọc hiệu suất cao lắp đặt sau dàn lạnh hoặc lắp đặt trên trần phòng sạch
Trong lĩnh vực sản xuất điện tử vị trí đặt phin lọc hiệu suất cao đặt ở đâu cũng được nhưng
lĩnh vực dược phẩm y tế bắt buộc đặt ở trên trần
-Với từng tiêu chuẩn người ta chia phin lọc ra các cấp khác nhau :

82
Với tiêu chuẩn EN 779-2012 chia phin lọc ra làm 3 cấp là :
+Phin lọc thô (Primary Filter):Lọc các hạt bụi có kích thước lớn hơn 5 micron với hiệu suất là
65%,80%,90% ứng với G2,G3,G4
+Phin lọc tinh (Fine Filter):Lọc các hạt có kích thước 1 micron
+Phin lọc hiệu suất cao (MPPS) :Lọc các hạt bụi có đường kính <0.5 micron

CHƯƠNG VIII. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ ẨM

83
I. Bảng thông số KK ẩm

84
85
86
II. Bảng thông số hơi nước bão hòa

87
88
89
III. Đồ thị T-D

IV. PT trạng thái

V. Các thông số cơ bản


1. Áp suất theo độ cao

90
2. Phân áp suất bão hòa Pws: CT1

->Tra nhanh Pws theo nhiệt độ ở bảng 3 ở trên


3. Phân áp suất hơi nước pw:CT2

pw=phi.Pws
4. Nhiệt độ đọng sương:CT3

5. Độ ẩm tương đối

91
6. Thể tích riêng của KKA:CT4

7. Khối lượng riêng của KKA (kg/m3):CT5

8. Độ chứa hơi W (Kgh/Kgk):CT6

9. Độ chứa hơi bão hòa :CT7

10. Khối lượng riêng phần

11. Entanpy của không khí ẩm ứng với 1 kg không khí khô :CT9

12. Nhiệt độ ướt t*:CT9

Ws* là phân áp suất bão hòa tại nhiệt độ ướt t*


-Lưu lượng vận tốc L(m3/s)=v(m3/kg).mda (kg/s)
-Lưu lượng khối lượng mda(kg/s)=rô(kg/m3).L(m3/s)

92
13. Ví dụ minh họa
Cho t=40, t*=20,p=101.325 kPa.Tính W,h,td,phi,v.
Giải:Từ t*=20 tra bảng 3 được pws*=2.3392 kPa.
Ws*=0.621945x2.3392/(101.325-2.3392 )=0.01469 Kgh/Kgk
Có t,t*,Ws* theo CT9 tính được W=6.5x10^-3 kgh/kgk
Có t,W theo CT9 tính được h=56.98 KJ/Kgk
Có p,W theo CT2 tính được pw=1.048 kPa
Có pw theo CT3 ta tính được td=7.68 độ C
Từ t=40 tra bảng 3 được pws=7.3844 kpa
Phi=pwx100/pws=14.19%
Có t,p,W theo CT4 ta tính được v=0.896 m3/Kgk

VI. Các quá trình xử lý không khí:


1. QT sưởi ấm hoặc làm lạnh không tách ẩm (W =const)

93
94
95
2. QT làm lạnh khử ẩm

96
3. QT hòa trộn 2 dòng khí

97
98
4. QT phun ẩm đoạn nhiệt

99
100
5. QT Gia nhiệt kết hợp phun ẩm

101
102
6. Hệ số nhiệt hiện SHF

103
104
105
106
107
108
109
110
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG IX. SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ


I. Lựa chọn thông số ngoài trời
Tra thông số ngoài trời TCVN 5687-2010 theo cấp điều hòa
1. Hệ thống điều hòa không khí cấp 1 :
Có khả năng duy trì các thông số vi khí hậu trong nhà với mọi phạm vi thông số ngoài trời
ngay cả những thời điểm khác biệt nhất trong năm vào mùa hè lẫn mùa đông
2. Hệ thống điều hòa không khí cấp 2:
Có khả năng duy trì các thông số vi khí hậu trong nhà với sai số không quá 200 giờ trong 1
năm
3. Hệ thống điều hòa không khí cấp 3:

111
Có khả năng duy trì các thông số tính toán trong nhà với sai số không quá 400 giờ trong 1
năm
II. Điều kiện vệ sinh và an toàn cho con người
1. Điều kiện về nhiệt độ không khí thổi trong phòng :
+Nhiệt độ thổi vào phòng không được quá thấp so với nhiệt độ trong phòng : Tv>Tr-a
Đối với hệ thống KK thổi từ dưới lên a= 7 độ
Đối với hệ thống KK thổi từ trên xuống a= 10 độ
Nếu nhiệt độ thổi vào phòng quá thấp không thỏa mãn điều kiện trên thì phải sấy trước khi
thổi vào phòng
2. Điều kiện về cung cấp gió tươi:
Lượng không khí tươi cần cấp cho người :G=n.mmk=n.rô.Vk
Trong đó:
n-số người
mk - lưu lượng gió tươi tối thiểu cần cấp cho 1 người, kg/s/ng
Vk- lưu lượng gió tươi tối thiểu cần cấp cho 1 người , m3/s/ng
rô - khối lượng riêng không khí. rô=1.2 kg/m3
III. Sơ đồ ĐHKK
1. Sơ đồ thẳng
-Khái niệm:Sơ đồ mà không khí sau khi xử lý nhiệt ẩm được cấp vào phòng rồi được thải
thẳng ra ngoài
Nguyên lý làm việc: Không khí bên ngoài trời có trạng thái OA qua cửa lấy gió có van
điều chỉnh được đưa vào buồng xử lý nhiệt ẩm , tại đây không khí được xử lý theo
chương trình định sẵn đến một trạng thái L nhất định nào đó và được quạt vận chuyển
theo đường ống gió vào phòng qua các miệng thổi . Không khí tại miệng thổi
có trạng thái SA sau khi vào phòng nhận nhiệt thừa và ẩm thừa và tự thay đổi đến trạng
thái RA theo đường SHF . Sau đó không khí được thải ra bên ngoài qua các cửa thải .
-Ưu điểm :Đơn giản gọn nhẹ và dễ lắp đặt
-Nhược điểm:
+Năng suất lạnh yêu cầu lớn và không tận dụng được nguồn nhập thải nên hiệu quả kinh tế
thấp
+Thường sử dụng trong hệ thống có phát sinh chất độc hại, việc tuần hoàn gió không có lợi
hoặc đường ống quá xa

112
Từ OA-L:QT làm lạnh
Từ L-SA:QT sấy nếu tL quá thấp so với nhiệt độ phòng (sấy tL đến tSA sao cho tRA-tSA<a)
Chú ý: QT điều hòa gia dụng thường không có QT sưởi L-SA ,không khí được làm lạnh tới
luôn điểm L và cấp vào phòng
-Qua RA kẻ đường song song với đường SHF ta xác định điểm SA nằm trên đường song
song này và thỏa mãn tRA-tSA<a
-Trạng thái L là giao của đường dSA=const và đường PhiSA=90-95% cho FCU và 95-100%
cho AHU
-Ẩm thừa trong phòng :Wr=L.rô.(dRA-dSA)
-Nhiệt thừa trong phòng:Qr=L.rô.(hRA-hSA)
-Công suất dàn lạnh : Qc=L.rô.(hOA-hL)
-Công suất sưởi(nếu có QT L-SA): Qh=L.rô.(hSA-hL)
trong đó: L là lưu lượng vận tốc của không khí,m3/s
rô=1.2 kg/m3 khối lượng riêng của không khí
2. Sơ đồ tuần hoàn KK 1 cấp
Nguyên lý làm việc: Không khí bên ngoài trời có trạng thái OA với lưu lượng
LOA qua cửa lấy gió có van điều chỉnh (1) được đưa vào buồng hòa trộn để hòa trộn với
không khí hồi có trạng thái RA. Hỗn hợp hòa trộn có trạng thái MA sẽ được đưa đến thiết bị
xử lý , tại đây nó được xử lý theo một chương trình định sẵn đến một trạng thái L và được
quạt vận chuyển theo kênh gió vào phòng .
Không khí sau khi ra khỏi miệng thổi có trạng thái SA vào phòng nhận
nhiệt thừa Qr và ẩm thừa W r và tự thay đổi trạng thái từ SA đến RA. Sau đó một phần
không khí được thải ra ngoài và một phần lớn được quạt hồi gió hút về để hòa trộn trộn với
OA

113
Nhiệt thừa trong phòng:Qr=L.rô.(hRA-hSA)
Ẩm thừa trong phòng: Wr=L.rô.(dRA-dSA)
Lưu lượng gió cấp vào phòng:GSA=Qr/(hRA-hSA)=Wr/(dRA-dSA),kg/s
Lưu lượng gió tươi cần cấp tính theo số người và lưu lượng cần cấp cho 1 người:
GOA=n.rô.Vk/3600,kg/s
Lưu lượng gió hồi: GRA=G-GOA
Lưu ý: LOA không nhỏ hơn 10% LSA (tức LOA>0.1LSA)
Entanpi MA: hMA=(hOA.LOA+hRA.LRA)/L
Công suất dàn lạnh :Qc=LSA.rô.(hMA-hL)
Công suất làm khô: Wc=LSA.rô.(WMA-WL)
Công suất sấy( nếu có):Qh=LSA.rô.(hSA-hL)

3. Sơ đồ ĐHKK 2 cấp
3.1 Sơ đồ ĐHKK 2 cấp có điều chỉnh nhiệt độ
Quá trình này thay vì sưởi người ta tận dụng gió hồi RA1 để làm nóng nhiệt độ không khí
sau khi qua dàn lạnh cho trường hợp không khí làm lạnh xuống nhiệt độ quá thấp
Nguyên lý làm việc: Không khí bên ngoài trời trạng thái OA được lấy qua cửa lấy gió có
van điều chỉnh vào buồng hòa trộn với không khí hồi trạng thái RA2 để đạt một trạng thái

114
MA1 . Hỗn hợp hòa trộn MA1 sẽ được đưa đến thiết bị xử lý và được xử lý đến trạng thái
L. Sau đó đến buồng
hoà trộn để hòa trộn với không khí hồi trạng thái RA1 để đạt trạng thái MA2 và được quạt (
vận chuyển theo đường ống gió vào phòng . Không khí sau khi ra khỏi miệng thổi có trạng
thái SA vào phòng nhận nhiệt thừa và ẩm thừa và tự thay đổi trạng thái đến RA . Cuối cùng
một lượng được thải ra ngoài qua cửa thải và phần lớn còn lại được hồi về để tiếp tục xử
lý.

Lưu lượng gió tổng cấp vào phòng: GSA=GMA2=GL+GRA1


GSA=Qr/(hRA-hSA)=Wr/(dRA-dSA)
Lưu lượng không khí tươi cần bổ sung : GOA=n.rô.Vk/3600
Lưu Lượng gió hồi RA1: GRA1=GSA.(cdMA2L/cdRAL)

115
Lưu lượng gió hồi RA2: GRA2= GSA-GOA-GRA1
Công suất lạnh: Qc=(GSA-GRA1).(hMA1-hL)
Công suất làm khô:Wc=(GSA-GRA1).(WMA1-WL)

3.2 Sơ đồ ĐHKK 2 cấp có điều chỉnh độ ẩm


Nguyên lý làm việc : Không khí bên ngoài trời có trạng thái OA
được lấy qua cửa lấy gió có van điều chỉnh vào buồng hòa trộn với không khí hồi có
trạng thái RA để đạt một trạng thái MA . Hỗn hợp hòa trộn MA được xử lý thành trạng thái L
và được trích 1 phần thành MA1 đưa đến buồng hoà trộn để hòa trộn với trạng thái L thành
trạng thái SA và được quạt thổi theo kênh cấp gió vào phòng qua các miệng thổi .Một
phần gió được thải ra bên ngoài qua cửa thải gió , phần còn lại tiếp tục được hồi về
và lặp lại chu trình mới.

116
117
118

You might also like