You are on page 1of 9

BÀI TẬP QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU

1. Tính LỢI NHUẬN TĂNG THÊM


B1: Tính Doanh thu tăng thêm: đề cho OR cho ..% thì lấy ..% x doanh thu hàng
năm

DOANH THU TT
B2: Sản lượng tăng thêm = Gía bán 1 sp

B3: LN tăng thêm = SLTT * ( Gía bán đơn vị sp - Biến phí đơn vị sp

2. Tính CHI PHÍ TĂNG THÊM


DTTT
B1: Khoản phải thu tăng thêm do tăng doanh thu = (Vòng quay )Kì thu tiền
Trong đó: Kì thu tiền( Vòng quay):
Số ngày làm việc
Theo ngày = kìthu tiền
Số tháng làm việc (12 tháng)
Theo tháng = kìthu tiền
Số nămlàm việc(¿ 360 ngày )
Theo năm = kìthu tiền
KHÔNG cho ngày làm việc => Mặc định là 360 hoặc 365 ngày nhưng thường
sẽ lấy 360 ngày

B2: Khoản phải thu tăng thêm do tăng kỳ thu tiền bình quân
DT hàng năm DT hàng năm
= (Vòng quay )sau - (Vòng quay )trước

B3: Chi phí tăng thêm = (KPT tăng thêm do tăng DT + KPT tăng thêm do tăng
Biến pℎí đơn vị sp
KTT) * ( Gía bán đơnvị sp ) * Chi phí cơ hội
3. QUYẾT ĐỊNH
A. LNTT (..) > CTTT (..) => Cty nên mở rộng thời hạn bán chịu
B. LNTT (..) < CTTT (..) => Cty không nên mở rộng thời hạn bán chịu

Bài 1:
Một công ty có mức doanh thu hàng năm là 5,9 tỷ đồng, giá bán mỗi đơn vị
sản phẩm là 14.750 đồng và biến phí mỗi đơn vị là 9.250 đồng. Nếu công ty mở
rộng thời hạn bán chịu từ net 30 thành net 45, thì doanh thu kỳ vọng tăng lên
15%, khi đó kỳ thu tiền bình quân từ 40 ngày tăng lên đến 64 ngày. Chi phí cơ
hội liên quan đến khoản phải thu là 20%. Một năm công ty hoạt động 320
ngày. Công ty đang hoạt động trên điểm hòa vốn, chưa sử dụng hết công suất
nên gia tăng doanh thu không làm gia tăng định phí, và 100% doanh thu đều
bán chịu. Công ty có nên mở rộng thời hạn bán chịu hay không?
GIẢI
Doanh thu tăng thêm: 15% * 5.900.000.000 = 885.000.000 (đồng)
885.000 .000
Số lượng tiêu thụ tăng thêm = 14.750 = 60.000 sản phẩm
Lợi nhuận tăng thêm = 60.000 (14.750 – 9.250) = 330.000.000 (đồng)
Khoản phải thu tăng thêm do tăng doanh thu = 885.000.000 / (320/64) =
177.000.000đồng.
Khoản phải thu tăng thêm do tăng kỳ thu tiền bình quân = 5.900/(320/64) –
5.900.000.000/(320/40) = 442.500.000 đồng
Chi phí tăng thêm do khoản phải thu tăng thêm: (177.000.000+442.500.000)*
(9.250/14.750) * 20% = 77.700.000đồng.
Lợi nhuận tăng thêm (330.000.000 đồng) > Chi phí tăng thêm (77.700.000 đồng).
Công ty nên mở rộng thời hạn bán chịu.

Bài 2:
Một công ty có doanh thu bán hàng hàng năm là 3,6 tỷ đồng với kỳ thu tiền
bình quân 2 tháng. Công ty thay đổi điều khoản bán chịu từ net 60 thành 2/15
net 60 thì kỳ thu tiền bình quân giảm còn 1 tháng. Công ty dự kiến có khoảng
60% khách hàng đồng ý nhận chiết khấu. Chi phí cơ hội liên quan đến khoản
phải thu là 20%. Công ty đang hoạt động trên điểm hòa vốn, chưa sử dụng hết
công suất nên gia tăng doanh thu không làm gia tăng định phí. Tỷ lệ Biến
phí/Doanh thu = 80%
a. Công ty có nên thực hiện chính sách này hay không?
b. Xác định lãi suất thực năm mà khách hàng phải chịu nếu không thanh toán
vào ngày thứ 15 mà thanh toán vào ngày thứ 60?
GIẢI
a) Khoản phải thu giảm = 3.600.000.000 /(12/2) – 3.600 /(12/1) = 300.000.000
( đồng)
Tiết kiệm chi phí đầu tư vào khoản phải thu = 300.000.000 x 80% x 20% =
48.000.000 (đồng)
Lợi nhuận giảm = 3.600.000.000 x 60% x 2% = 43.200.000 ( đồng)
Tổng chi phí tiết kiệm 48.000.000đồng > lợi nhuận giảm 43.200.000đồng
Vì vậy Công ty nên áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán
b) Lãi suất mà khách hàng phải chịu khi thanh toán vào ngày thứ 60: r =
2%/98% = 2,04%/45( 60-15) ngày
Lãi suất thực năm mà khách hàng phải chịu khi thanh toán vào ngày thứ 60
rt = (1+1/49)(or 2,04%)365/45 - 1 = 17,81%/năm
Bài 3:
Một công ty có doanh thu bán hàng hàng năm là 6 tỷ đồng với kỳ thu tiền
bình quân 2 tháng. Công ty thay đổi điều khoản bán chịu từ net 60 thành 3/10
net 60 thì kỳ thu tiền bình quân giảm còn 1 tháng. Công ty dự kiến có khoảng
70% khách hàng đồng ý nhận chiết khấu. Chi phí cơ hội liên quan đến khoản
phải thu là 20%. Công ty đang hoạt động trên điểm hòa vốn, chưa sử dụng hết
công suất nên gia tăng doanh thu không làm gia tăng định phí. Tỷ lệ Biến
phí/Doanh thu = 80%
a. Công ty có nên thực hiện chính sách này hay không?
b. Xác định lãi suất thực năm mà khách hàng phải chịu nếu không thanh toán
vào ngày thứ 10 mà thanh toán vào ngày thứ 60?
GIẢI
a) Khoản phải thu giảm = 6.000.000.000 /(12/2) – 6.000.000.000 /(12/1) =
500.000.000(đồng)
Tiết kiệm chi phí đầu tư vào khoản phải thu = 500.000.000 x 80% x 20%
=80.000.000(đồng)
Lợi nhuận giảm = 6.000.000.000 x 70% x 3% = 84.000.000 ( đồng)
Tổng chi phí tiết kiệm 80.000.000 đồng < lợi nhuận giảm 84.000.000 đồng
Vì vậy Công ty không nên áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán
b) Lãi suất mà khách hàng phải chịu khi thanh toán vào ngày thứ 60: r =
3%/97% =3,1%/ 50ngày
Lãi suất thực năm mà khách hàng phải chịu khi thanh toán vào ngày thứ 60
rt = (1+3,1%)365/50 - 1 = 24,96%/năm

Bài 4:
Một công ty có mức doanh thu hàng năm là 4,8 tỷ đồng, giá bán mỗi đơn vị
sản phẩm là 24.000 đồng và biến phí mỗi đơn vị là 15.000 đồng. Nếu công ty
mở rộng thời hạn bán chịu từ net 15 thành net 30, thì doanh thu kỳ vọng tăng
lên 20%, khi đó kỳ thu tiền bình quân từ 30 ngày tăng lên đến 45 ngày. Chi
phí cơ hội liên quan đến khoản phải thu là 20%. Một năm công ty hoạt động
315 ngày. Công ty đang hoạt động trên điểm hòa vốn, chưa sử dụng hết công
suất nên gia tăng doanh thu không làm gia tăng định phí, và 100% doanh thu
đều bán chịu. Công ty có nên mở rộng thời hạn bán chịu hay không?
GIẢI
Doanh thu tăng thêm: 20% * 4.800.000.000 = 960.000.000 ( đồng)
960.000 .000
Số lượng tiêu thụ tăng thêm = 24.000 = 40.000 sản phẩm
Lợi nhuận tăng thêm = 40.000 (24.000 – 15.000) = 360.000.000 (đồng)
Khoản phải thu tăng thêm do tăng doanh thu = 960.000.000 / (315/45) =
137.142.857đồng.
Khoản phải thu tăng thêm do tăng kỳ thu tiền bình quân =
4.800.000.000/(315/45) – 4.800.000.000/(315/30) = 228.571.429 đồng
Chi phí tăng thêm do khoản phải thu tăng thêm: (137.142.857+228.571.429)*
15.000/24.000) * 20% = 45.714.285đồng.
Lợi nhuận tăng thêm (360.000.000 đồng) > Chi phí tăng thêm (45.714.285 đồng).
Công ty nên mở rộng thời hạn bán chịu.

Bài 5:
Công ty An Hoà có doanh thu hàng năm là 6.000 triệu đồng và kỳ thu tiền
bình quân là 30 ngày. Công ty hiện đang áp dụng điều khoản bán chịu là “net
30”. Nếu công ty thay đổi thời hạn bán chịu thành “net 45” thì doanh thu tăng
20% và kỳ thu tiền bình quân tăng lên 51 ngày. Biến phí chiếm 85% doanh
thu, công ty đang hoạt động trên điểm hòa vốn và chưa hết công suất. Chi phí
cơ hội trên vốn đầu tư là 20%. Số ngày làm việc trong năm là 360 ngày.
a. Tính toán mức lợi nhuận và chi phí thay đổi nếu áp dụng chính sách bán
chịu mới.
b. Đánh giá chính sách bán chịu mới và cho biết công ty có nên áp dụng chính
sách mới hay không?
GIẢI
A) Doanh thu tăng thêm: 20% *6.000.000.000 = 1.200.000.000 ( đồng)
Do biến phí chiến 85% doanh thu nên Lợi nhuận chiếm 15%:
Lợi nhuận tăng thêm = 15% * 1.200.000.000 = 180.000.000 (đồng)
Khoản phải thu tăng thêm do tăng doanh thu = 1.200.000.000 / (360/51) =
170.000.000đồng.
Khoản phải thu tăng thêm do tăng kỳ thu tiền bình quân =
6.000.000.000/(360/51) – 6.000.000.000/(360/45) = 100.000.000 đồng
Chi phí tăng thêm do khoản phải thu tăng thêm: (170.000.000 +100.000.000)*
85% * 20% = 45.900.000.000đồng.
B) Lợi nhuận tăng thêm (180.000.000 đồng) > Chi phí tăng thêm 45.900.000.000
đồng). Công ty nên mở rộng thời hạn bán chịu.
Bài 6:
Công ty AT có mức doanh thu đạt được hiện tại 3.000 triệu đồng. Công ty
thực hiện chính sách tín dụng “net 60”, kỳ thu tiền bình quân là 65 ngày. Để
khuyến khích khách hàng trả tiền sớm, công ty xem xét chính sách tín dụng
“1/10 net 60”. Nếu áp dụng chính sách này thì kỳ thu tiền bình quân giảm còn
41 ngày và dự kiến khoảng 40% khách hàng nhận chiết khấu . Biến phí chiếm
90% doanh thu. Chi phí cơ hội của khoản phải thu là 20%. Biết công ty đang
hoạt động trên điểm hòa vốn và chưa hết công suất. Số ngày làm việc trong
năm là 360 ngày
a. Tính toán mức lợi nhuận và chi phí thay đổi nếu áp dụng chính sách bán
chịu mới.
b. Đánh giá chính sách bán chịu mới và cho biết công ty có nên áp dụng chính
sách mới hay không?
c. Tính lãi suất thực công ty phải chịu nếu thanh toán vào ngày thứ 60 thay vì
thanh toán vào ngày thứ 10.
GIAI
3.000.000 .000 3.000.000 .000
A) Khoản phải thu = 360/41
- 360/65
= -200.000.000

Tiết kiệm chi phí đầu tư vào khoản phải thu = 200.000.000 x 20% = 40.000.000
Lợi nhuận mất đi do KH hưởng chiết khấu = 3.000.000.000 x 40% x 1% =
12.000.0000
B) Lợi nhuận mất đi ( 12.000.000) < Chi phí tiết kiệm ( 40.000.000) => Công ty
nên áp dụng chính sách mới
C) Lãi suất mà công ty phải chịu khi thanh toán vào ngày thứ 60: r = 1%/99%
=1,01%/ 50ngày
Lãi suất thực năm mà công ty phải chịu khi thanh toán vào ngày thứ 60
rt = (1+1,01%)365/50 - 1 = 7,61%/năm

Bài 7:
Công ty Alpha có mức doanh thu đạt được hiện tại 4.000 triệu đồng. Công ty
thực hiện chính sách tín dụng “net 45”, kỳ thu tiền bình quân là 50 ngày. Để
khuyến khích khách hàng trả tiền sớm, công ty xem xét chính sách tín dụng
“1/10 net 45”. Nếu áp dụng chính sách này thì kỳ thu tiền bình quân giảm còn
38 ngày và dự kiến khoảng 60% khách hàng nhận chiết khấu . Biến phí chiếm
80% doanh thu. Chi phí cơ hội của khoản phải thu là 20%. Biết công ty đang
hoạt động trên điểm hòa vốn và chưa hết công suất. Chính sách được phân
tích trên cơ sở tính là 360 ngày/năm.
a. Tính toán mức lợi nhuận và chi phí thay đổi nếu áp dụng chính sách bán
chịu mới.
b. Đánh giá chính sách bán chịu mới và cho biết công ty có nên áp dụng chính
sách mới hay không?
c. Tính lãi suất thực công ty phải chịu nếu thanh toán vào ngày thứ 45 thay vì
thanh toán vào ngày thứ 10.
GIẢI
4 .000 .000 .000 4 .000 .000 .000
a. Khoản phải thu = 360 /38
- 360 /50
= -133.333.333

Tiết kiệm chi phí đầu tư vào khoản phải thu = 133.333.333 x 20% = 26.666.667
Lợi nhuận mất đi do KH hưởng chiết khấu = 4.000.000.000 x 60% x 1% =
24.000.0000
b. Lợi nhuận mất đi ( 24.000.000) < Chi phí tiết kiệm ( 26.666.667) => Công ty
nên áp dụng chính sách mới
c. Lãi suất mà công ty phải chịu khi thanh toán vào ngày thứ 45: r = 1%/99%
=1,01%/ 35ngày
Lãi suất thực năm mà công ty phải chịu khi thanh toán vào ngày thứ 45
rt = (1+1,01%)365/35 - 1 = 11,05%/năm

Bài 8:
Công ty Hải Nam có mức doanh thu hiện tại là 3.000 triệu đồng. Công ty hiện
đang thực hiện chính sách tín dụng “net 60”, kỳ thu tiền bình quân là 60 ngày.
Để tăng doanh thu, công ty xem xét việc nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu. Nếu
thực hiện chính sách mới, dự kiến doanh thu tăng 20%, kỳ thu tiền bình quân
của khách hàng mới là 72 ngày. Biến phí chiếm 90% doanh thu. Chi phí cơ
hội của khoản phải thu là 25%. Biết công ty đang hoạt động trên điểm hoà
vốn và chưa hết công suất. Chính sách được phân tích trên cơ sở tính là 360
ngày/năm.
a. Tính toán mức lợi nhuận và chi phí thay đổi nếu áp dụng chính sách bán
chịu mới.
b. Đánh giá chính sách bán chịu mới và cho biết công ty có nên áp dụng chính
sách mới hay không?
GIẢI
Doanh thu tăng thêm: 20% * 3.000.000.000 = 600.000.000 (đồng)
Lợi nhuận tăng thêm = 10%x 600.000.000 = 60.000.000 (đồng)
Khoản phải thu tăng thêm do tăng doanh thu = 600.000.000 / (360/72) =
120.000.000đồng.
Khoản phải thu tăng thêm do tăng kỳ thu tiền bình quân =
3.000.000.000/(360/72) – 3.000.000.000/(360/60) = 100.000.000 đồng
Chi phí tăng thêm do khoản phải thu tăng thêm: (120.000.000+100.000.000)*
90% * 25% = 49.500.000đồng.
Lợi nhuận tăng thêm (60.000.000 đồng) > Chi phí tăng thêm (49.500.000 đồng).
Công ty nên mở rộng thời hạn bán chịu.

Bài 9:
Công ty B đạt doanh thu hàng năm là 30 tỷ đồng, đều là doanh thu từ các hợp
đồng trả chậm. Biến phí đơn vị là 80.000 đồng/sản phẩm, đơn giá bán là
100.000 đồng/sản phẩm. Doanh thu này đã vượt qua doanh thu hòa vốn
nhưng chưa sử dụng hết công suất nên gia tăng doanh thu không làm gia tăng
định phí. Công ty dự tính mở rộng chính sách khoản phải thu bằng cách nới
lỏng tiêu chuẩn tín dụng của khách hàng, nhờ đó tăng doanh thu và mở rộng
thị trường. Thực hiện chính sách này, doanh thu có thể tăng thêm 10%, và kỳ
thu tiền bình quân là 2 tháng. Biết rằng: chi phí sử dụng vốn là 12% và giá
bán không đổi. Công ty có nên mở rộng chính sách khoản phải thu hay
không? Tại sao?
Doanh thu tăng thêm: 10% * 30.000.000.000 = 3.000.000.000 ( đồng)
3.000.000 .000
Số lượng tiêu thụ tăng thêm = 100.000 = 30.000 sản phẩm
Lợi nhuận tăng thêm = 30.000 (100.000 – 80.000) = 600.000.000 (đồng)
Khoản phải thu tăng thêm do tăng doanh thu = 3.000.000.000 /

Khoản phải thu tăng thêm do tăng kỳ thu tiền bình quân =

Chi phí tăng thêm do khoản phải thu tăng thêm:

You might also like