You are on page 1of 3

KIẾN TRÚC TRƯỜNG TỒN, THỂ CHẾ BỀN LÂU:

LAO ĐỘNG, ĐÔ THỊ HÓA, HÌNH THÁI NHÀ NƯỚC SỚM Ở


BẮC VIỆT NAM VÀ XA HƠN
SVTH: ÂU Ý NHIÊN
MSSV: 2166 042 001
1. Tóm tắt bài viết:
Bài viết của tác giả Nam C. Kim, đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 4-2016 (trang
25-71). Nội dung bài viết là đề xuất và tranh luận của tác giả về việc có hay không có
đô thị hóa và thể chế nhà nước ở Đông Nam Á vào khoảng 2.000BP thông qua phân
tích một trường hợp cụ thể là ở di tích Cổ Loa.
Đầu tiên, từ việc nghiên cứu bối cảnh chung của Đông Nam Á, các học giả cho
rằng xã hội phân tầng nơi đây chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa cổ,
đồng thời, sự phức tạp trong vùng là do sự phát triển của văn hóa, địa phương cùng các
ảnh hưởng trong vùng và liên vùng. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định “nhà nước”
không tồn tại ở Đông Nam Á trước kỷ nguyên lịch sử, tuy nhiên, bằng chứng ở Cổ Loa
và Khao Sam Kaeo (Thái Lan) lại cho kết quả khác.
Các di tích dạng thành lũy có đặc tính ban đầu là bảo tồn và điều khiển nguồn
nước, ngoài ra có thể là một dạng đô thị sơ khai (ở, sản xuất, tổ chức nghi lễ) và thông
qua các dẫn chứng cụ thể tại Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia… tác giả cho rằng các dạng
công trình có các vòng thành bao quanh này xuất hiện trước khi chính thể của khu vực
ra đời. Và tương tự như trường hợp ở Cổ Loa.
Thông qua khai quật và tính toán, tác giả ước tính được khối lượng đất của cả 3
vòng thành là khoảng 1.000.000m3 và thành được xây dựng trong phạm vi 2 thế kỷ với
quy mô dân số là 5000 dân (300BC). Các số liệu nói lên rằng ở Cổ Loa hệ thống tường
thành vĩ đại này được xây dựng khẩn trương, đồng thời (trong 2-3 thế kỷ) chứ không
phải là dần thêm vào. Sự thúc đẩy cho việc xây dựng có lẽ bắt nguồn từ động cơ chính
trị hay quân sự và việc xây dựng thời kỳ Cổ Loa, có nhiều những đòi hỏi to lớn về lao
động, tương ứng với một xã hội cấp nhà nước, tập trung chính trị và rất phân tầng.
Cổ Loa là một đô thị mang truyền thống Đông Nam Á và đồng thời cũng là nơi
diễn ra các hoạt động củng cố chính trị, cư dân tại đây có thể dưới quyền kiểm soát của
một chính thể duy nhất. Và sự quá độ lên cả đô thị hóa và sự phân tầng cấp nhà nước
bắt đầu trong thiên niên kỷ I BC dưới tác động của các nguyên nhân sau: Sự tăng
cường nông nghiệp (đòi hỏi một hệ thống để quản lý thặng dư); Sự tương tác giữa các
khu vực và sản xuất kim loại (hậu thuẫn cho sự không cân xứng về của cải, ra đời các
thành phần xã hội mới thao túng chính trị); Sự cạnh tranh, ép buộc và chiến tranh (với
quyền lực vật chất giữa vai trò then chốt trong việc củng cố quyền lực chính trị).
Tường thành bên cạnh chức năng phòng thủ còn phục vụ sự liên kết các vấn đề xã hội,
chính trị, tư tưởng và biểu tượng (xuất hiện đồng thời hoặc sau chức năng phòng thủ).
Chức năng phòng thủ của tường thành có thể là yếu tố then chốt trong việc hình
thành nhà nước, nó cho thấy khả năng bảo vệ về mặt vật chất và thể hiện sức mạnh của
xã hội trước các đe dọa từ bên ngoài. Cổ Loa là một trung tâm kinh tế chính trị của
vùng trong thế kỷ III BC, những nhà cầm quyền của chính thể sở hữu quyền lực chính
trị tập trung theo một trật tự chưa từng thấy và sự tồn tại lâu bền của Cổ Loa cũng
phản ánh sự lâu bền của bộ máy quản lý.
Trong tương lai, cần tiếp tục tiến hành các hoạt động điền dã tại khu vực này để
làm rõ hơn các vấn đề về mối quan hệ giữa các không gian định cư trong và ngoài
thành, vùng ngoại vi Cổ Loa bổ trợ hay cạnh tranh với tổ chức đô thị tại đây, tính hiệu
quả và sự tiếp cận quyền lực tư tưởng và chính trị của Cổ Loa tới các cộng đồng nhỏ
hơn trong vùng.
2. Bình luận nội dung bài viết
Nội dung bài viết nguyên gốc bằng tiếng Anh và được dịch sang tiếng Việt, do
vậy, có một số thuật ngữ trong ngôn ngữ gốc không có khái niệm tương đương trong
tiếng Việt và điều này gây một số khó hiểu cho người đọc tuy không đáng kể.
Bài viết là thành quả nghiên cứu của tác giả sau các công tác điền dã tại Cổ Loa
vào những năm 2007 và 2008, một công trình công phu nhằm làm rõ quá trình hình
thành đô thị và tổ chức nhà nước ở Đông Nam Á, một vấn đề mà trước nay không
nhận được nhiều sự chú tâm của các học giả trên thế giới, thông qua các hiện tồn còn
lại tại di tích này. Nội dung bài viết được bố cục tuần tự thành 3 phần, đầu tiên đó là
những kiến thức nền tảng của tác giả về bối cảnh Đông Nam Á vào thiên niên kỷ I BC
cùng dẫn chứng về các di tích thành tròn tương tự Cổ Loa trong khu vực và trên thế
giới. Phần trọng tâm bài viết là hệ thống thành lũy Cổ Loa, quá trình xây dựng và chức
năng của thành cùng các giả định và đánh giá của tác giả về vai trò của Cổ Loa trong
việc khẳng định sự tồn tại của một chính thể nhà nước và quá trình đô thị hóa tại đây,
bác bỏ những quan điểm cũ đã lỗi thời.
Mặc dù còn nhiều vấn đề tác giả chưa thể giải quyết hết trong khuôn khổ bài viết
nhưng những thông tin, kiến thức trong bài cùng hệ thống tư liệu tham khảo phong
phú (bằng 1/3 dung lượng toàn bài) đã cung cấp cho người đọc những góc nhìn và
hướng nghiên cứu mới về cư dân, tổ chức và quy hoạch đô thị, các mối liên hệ nội
vùng và liên vùng, các hình thái nhà nước sớm… tại khu vực Đông Nam Á thời kỳ
trước lịch sử.

You might also like