You are on page 1of 3

Những mầm mống đầu tiên của khoa học kinh tế

Tư tưởng kinh tế thời cổ đại


Hy Lạp cổ đại
Đặc điểm
Chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển
Kinh tế hàng hóa tương đối phát triển
Chế độ tư hữu tài sản phát triển mạnh
Chiến tranh dai dẳng, khốc liệt
Tư tưởng kinh tế Hy Lạp cổ đại
Sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ là hợp lý
Đánh giá cao vai trò của ngành nông nghiệp và kinh tế tự nhiên
Coi phân chia giai cấp là quy luật tự nhiên, hợp lý
Các nhà tư tưởng thời cổ đại còn đơn giản,mang tính chất ước lượng
chứ không biết tính quy luật và các quy luật chi phối chúng như phân
công lao động, giá trị trao đổi, tiền tệ, cung cầu, ngoại thương, ...
Tư tưởng kinh tế của các đại biểu Hy Lạp cổ đại
Xenophon (444-356 TCN)
Về phân công lao động: phân công lao động (PCLĐ) có vai trò thúc
đẩy giao lưu hàng hóa giữa các vùng. Giữa PCLĐ và quy mô thị
trường có mối liên hệ chặt chẽ, ở những nơi trao đổi mạnh thì PCLĐ
phát triển mạnh
Giá trị: là cái gì đó có ích cho con người và con người biết sử dụng
được lợi ích đó
Tiền tệ: vàng bạc là tiền có nhu cầu không giới hạn, việc tích trữ
được nhiều sẽ trở nên giàu có => sử dụng nô lệ cho việc khai thác
vàng
Cung-cầu, giá cả hàng hóa: cho thấy mối liên hệ giữa giá cả hàng
hóa với cung cầu cùa nó
Của cải: là những tư liệu tiêu dùng cá nhân. Muốn có nhiều của cải
thì chủ nô chỉ cần thỏa mãn nhu cầu của nô lệ ở mức tối thiểu
Platon (427-347 TCN)
Ông không coi nô lệ là công dân và không xếp nô lệ vào các tầng
lớp dân cư của XH mới
Giải thích mối liên hệ giữa pclđ, thương mại và tiền tệ với vai trò nổi
bật của thương gia
Đề cập tới mâu thuẫn giữa giá trị trao đổi và giá trị sử dụng trong
sản xuất và lưu thông hàng hóa
Bảo vệ nền kinh tế CHNL, ông thấy được tiền tệ không những có
chức năng lưu thông và cất trữ mà còn là thước đo giá trị và tiền tệ
thế giới
Aristoteles (384-322 TCN)
Coi "của cải TT" là toàn bộ các giá trị sử dụng. Coi tất cả HĐ tạo ra
giá trị sử dụng là hoạt động kinh tế
Phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi
Cho rằng có 3 loại thương nghiệp và 2 loại kinh doanh
Trung Quốc cổ đại
Đặc điểm
Sự thay thế lẫn nhau của các NN
LLSX chủ yếu là nô lệ & nông dân
Kinh tế phát triển
Các cuộc đấu tranh
Tư tưởng kinh tế của các đại biểu
Phái Khổng học
Khổng Tử
Tư tưởng về bổn phận, sự phục tùng, bảo vệ giai cấp quý tộc
Muốn khôi phục quan hệ công xã nhưng không lên án chế độ nô
lệ
Tư tưởng "đại đạo"
Mạnh Tử
Muốn khôi phục chế độ "tịnh điền"
Đặt dân lên đầu, vua ở hàng thứ
Ủng hộ việc phân chia lao động thành lao động trí óc và lao động
chân tay
Phái Pháp gia
Gắn chặt với chủ nô và nông dân giàu
Đặc trưng: sùng bái NN
Đại biểu: Thương Ưởng
Quản Tử Luận
Thừa nhận sự phân chia XH thành đẳng cấp
Tán thành sự can thiệp của NN vào đời sống KT
Cho rằng TT là nơi điều tiết tất cả hàng hóa
Tư tưởng kinh tế thời Trung cổ
Hoàn cảnh ra đời
Xét về hình thái kinh tế xã hội: Thời kỳ trung cổ bắt đầu từ khi nền kinh
tế lãnh địa, chế độ đại sở hữu ruộng đất của địa chủ với hình thức địa tô
hiện vật ra đời
Xét về lịch sử: Xuất hiện vào năm 350 (giữa thế kỷ IV) cho tới 1453
(cuối thế kỷ XV)
Xét về phân công lao động xã hội: Lao động chủ yếu dựa trên những kỹ
thuật thủ công, nhưng năng suất lao động tương đối cao hơn trong thời
đại chiếm hữu nô lệ.
Đặc điểm
TTKT có mối quan hệ chặt chẽ với chính sách kinh tế
Được trình bày trong các bộ luật, những điều lệ phường hội, sắc lệnh
và luật lệ của nhà vua nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của vua chúa, địa
chủ, quý tộc, các tầng lớp giáo sỹ và thợ thủ công thành thị
Chỉ quan tâm đến những vấn đề của nền KTTN, không tin vào thương
mại và lợi nhuận thương nghiệp, cản trở kinh tế hàng hóa
Gắn chặt với tư tưởng tôn giáo lớn
Một số trường phái tư tưởng kinh tế chủ yếu
Tư tưởng KT chủ yếu thời PK Trung Hoa
Tư tưởng KT PK ở Nhật Bản
Tư tưởng KT ở Ấn Độ
Tư tưởng KT ở phương Tây
Đánh giá
Các tư tưởng kinh tế thời trung cổ bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ,
giáo hội và quan lại phong kiến
Các tư tưởng kinh tế cũng có yếu tố khác nhau, tuy nhiên, quan điểm
kinh tế chủ yếu xoay quanh vấn đề về quản lý ruộng đất, sở hữu ruộng
đất và thuế nông nghiệp
Các chính sách về ruộng đất ở Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ ở phương
Đông là những bài học cần được nghiên cứu và vận dụng vào hoàn
cảnh của Việt Nam trong thời kỳ mở cửa và hội nhập.

You might also like