You are on page 1of 45

MỤC LỤC

1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI .........................................................1


1.1. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
(2/1930) ......................................................................................................................1
1.1.1. Bối cảnh lịch sử ..............................................................................................1
1.1.1.1. Bối cảnh quốc tế cuối XIX đầu XX ...........................................................1
1.1.1.2. Bối cảnh Việt Nam .......................................................................................2
1.1.2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng........................7
1.1.3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính tri đầu tiên của
Đảng...........................................................................................................................9
1.1.4. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ...................11
2. LÃNH ĐẠO QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-
1945) ........................................................................................................................13
2.1. Phong trào cách mạng 1930-1931 và khôi phục phong trào 1932 – 1935..13
2.1.1. Phong trào cách mạng 30-31 .......................................................................13
2.1.2. Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng, đại hội lần
thứ nhất (3/1935) ....................................................................................................18
2.2. Phong trào dân chủ 1936-1939 ......................................................................19
2.3. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945 ..................................................21
2.3.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương chiến lược mới của Đảng .......................21
2.3.2. Nội dung chủ trương chuyển hướng chiến lược CM của Đảng...............22
2.3.3. Phong trào chống Pháp – Nhật, đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng...............24
2.4. Tính chất, ý nghĩa và kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945 26
3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH
MẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
(1945-1954) ..............................................................................................................30
3.1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ (45-46) .....................30
3.1.1 Tình hình cách mạng VN sau CM T8...........................................................30
3.1.2. Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng.......................................32
3.1.3. Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ, đấu
tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ .......................................................34
3.2. Đường lối kháng chiến toàn quốc và quá trình tổ chức thực hiện từ năm
1946 đến năm 1950 .................................................................................................35
3.2.1. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng
..................................................................................................................................35
3.2.2. Tổ chức, chỉ đạo cuộc khảng chiến từ năm 1947 đến năm 1950 ...............37
3.3. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1945)..............................39
3.3.1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần II và chính cương của Đảng....................39
3.3.2. Đẩy mạnh phát triển cuộc kháng chiến về mọi mặt .................................39
3.3.3. Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến.........................................................................................................................39
3.4. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng về lãnh đạo kháng chiến..........43
3.4.1. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến .....................................................43
1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời
là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nan
cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản
1.1. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng (2/1930)
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.1.1. Bối cảnh quốc tế cuối XIX đầu XX
- Sự chuyển biến của CNTB và hậu quả của nó:
+ Chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc đẩy
mạnh quá trình xâm lược thuộc địa: Thị trường, nguyên liệu, nhân công => Hướng
mũi nhọn sang các nước châu á
+ Hậu quả của quá trình câm lược làm hình thành 2 mâu thuẫn: Đế quốc với
đề quốc: Đế quốc già và trẻ do phân chia thuộc địa không bằng => Tranh giành thuộc
địa; Mẫu thuẫn đế quốc với nhân dân các nước thuộc địa
- Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mac lenin:
+ Là hệ tư tưởng của ĐCS
+ Thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển theo
khuynh hướng
- Tác động của CM T10 Nga và Quốc tế Cộng sản:
+ CM T10 Nga thành công mở ra thời đại mới chặt đứt mắt sích yếu nhất trong
CNTB, Cổ vũ phong trào đấu tranh của Giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa =>
Lý luận CN Mác – lênin trở thành hiện thức truyền bá rộng rãi trên thế giới

Vicky Hoàng
+ 3/1919 /Quốc tế cộng sản (Quốc tế III) được thành lập thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ Phong trào => Quốc tế cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền
bá chủ nghĩa Mác Lênin và thành lập ĐCS VN
2 Sự kiện quan trọng năm 1920:
+ 7/1920 Bác đọc sơ thảo luận cương lần thức nhất về vấn đề dân tộc và thuộc
địa đăng trên báo nhân đạo => Tìm ra con đường cứu nước đó là con đường CM Vô
sản
+ 12/1920: Tham dự đại hội Tua tại Pháp => Tán thành Tham gia sáng lập
ĐCS Pháp trở thành Đảng viên đầu tiên của ĐCSVN => sự biến đổi về chất chuyển
đổi lập trường hoàn toàn
=> ẢNH HƯỞNG ĐẾN VN
1.1.1.2. Bối cảnh Việt Nam
VN bị pháp xâm lước => pháp bóc lột => nhân dân khổ cực => Phân hóa giai
cấp => Đấu tranh chọn đường cứu nước (cần vương, nông dân yên thế, Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh => Phong trào thất bại => Bế tắc về đường lối
- 1895 pháp xâm lược VN: Nguyên nhân Pháp xâm lược: Chủ quan, khách
quan, nguyên cớ => Triều Nguyễn từng bước đầu hàng, không có đường lối, xa dời
cuộc chiến của nhân dân. Hiệp ước Nhâm tuất, Giáp tuất, Hòa ước hacmang (1883),
Hòa ước Patonot (1884) => Việt Nam từ nước Phong kiến độc lập sang nước thuộc
địa nửa phong kiến
- Chính sách cai trị, khai thác của Thực dân Pháp:
+ Kinh tế: Độc quyền về kinh tế
+ Chính trị: Chia để trị => Làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc => Xóa bỏ
tên nước ta khỏi bản đồ, dùng người Việt trị người Việt
+ Văn hóa: Nô dịch, ngu dân
- 2 Chương trình khai thác thuộc địa: 1897-1914 và 1919 – 1929: Cướp chỉ ra
tay khi khống chế được nạn nhân. Năm 1884 chỉ là sự đầu hàng của bộ phận phong
Vicky Hoàng
kiến. sau hiệp ước Patonot có khởi nghĩa Cần Vương. 1884 – 1913 phong trào nông
dân Yên Thế nhưng không trực thuộc phong trào cần vương
+ 1896: Phong trào cần vương thất bại => cướp => Pháp bình định nước ta về
quân sự
+ 1914: (1914-1918) chiến tranh thế giới t1 => sói => Các nước TB cơ bản
hoàn thành xâm lược thuộc địa => Mâu thuẫn thuộc địa
+ 1918: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc => Bị thiệt hại => Cần bù đắp
thiệt hại chiến tranh, Khôi phục địa vị của Pháp bị xa sút trong chiến tranh, Nắm
chắc lại thị trường Đ Dương bị buông lỏng trong chiến tranh, khai thác triệt để hơn
nguồn nguyên liệu rồi dào, thị trường rộng lớn, nhân công rẻ mạt. Pháp không bao
giờ muốn mất Đông Dương nên trong khi Nhật vào đông dương 40-45 Pháp vẫn
muốn giữ lại địa vị của mình và tiến hành xâm lược lần 2.
+ 1929: khủng hoảng kinh tế 29-33
- Ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa:
+ Tích cực:
+ Tiêu cực: kinh tế, văn hoá, chính trị…Xuất hiện giai cấp mới: Địa chủ, Nông
dân, Tiêu tư sản trí thức, tư sản, công nhân. Việc các giai cấp của VN tiếp tục phân
hóa sâu sắc vì khi cơ cấu kinh tế thay đổi khiến cơ cấu xã hội thay đổi. nền nông
nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi vì địa chủ bóc lột nông dân thông qua địa tô còn pháp
bóc lột trên các đồn điền cao su là giá trị thặng dư. Trong cả công nghiệp, thương
nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng đều có sự ảnh hưởng của kinh tế tư bản 2 mâu
thuẫn cơ bản: Dân tộc và dân chủ trong đó dân tộc là mâu thuẫn cơ bản.
- Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các tầng lớp
+ Đại địa chủ: theo pháp, làm tay sai cho pháp, công sinh với pháp và buộc
chặt lợi ích với pháp => cần loại bỏ
+ Địa chủ vừa và nhỏ: bị đại địa chủ chèn ép, là người VN bị áp bức, nô dịch,
mang nỗi uất hận, mâu thẫn gay gắt đó là TD Pháp => Sẵn sàng tham gia cách mạng
Vicky Hoàng
nếu có điều kiện. Đường Kách Mệnh Bác khẳng định “Công nông là gốc của cách
mạng còn học trò, nhà buôn và điền chủ chỏ bầu bạn cùng cách mạng”. Sau CM
tháng 8 ngân khố cạn kiệt => thu đc từ những địa chủ yêu nước và tư sản dân tộc
chân chính.=> nhắc tới địa chủ người ta nhắc đến hình ảnh độc ác, bóc lột, gian
trá,… Hình ảnh địa chủ của Bá kiến (Đồng bằng) – chí phèo, thống lý pá tra, a sử
(Vùng cao) nạn nhân Mị,
+ Nông dân: bị áp bức, bóc lột năng nề, bị phá sản trên quy mô lớn, k lối thoát
=> là động lực, lực lượng to lớn của cách mạng nhưng không đại diện cho một
phương thức sản xuất tiên tiến nên không thể lãnh đạo cách mạng (Chị Dậu: nghèo
khổ, bán con, bán cho vì sưu cao thuế nặng để nộp sưu cho ck và em ck đã chết; Lão
Hạc. nếu xét lão hạc vẫn có tài sản nhưng đến cuối cùng chị Dậu vẫn giữ được trong
sạch, mạng sống còn lão hạc ít nhiều bị tha hóa, ăn bả chó để tự vẫn vì thực tỉnh
lương chi. Chí Phèo còn khổ hơn từ 1 người nông dân trở thành 1 tên lưu manh )
+ Giai cấp tư sản: sinh sau đẻ muộn, yếu về kinh tế, ít về số lượng, què quặt
về chính trị, lập trường k kiên định, khi được lợi ích thì thỏa hiệp (Đảng lập hiến:
bùi quang chiêu, Nguyễn phan long) => không thể lãnh đạo cách mạng. nội bộ bị
phân chia: tư sản dân tộc => Tham gia cách mạng nếu có đk và tư sản mại bản =>
cần tiêu diệt
+ Tiêu tư sản: những người kinh doanh nhỏ lẻ; tiêu tư sản chí thức cuộc sống
bấp bênh, cơ cực bị chèn ép, khinh rẻ
+ Công nhân: ra đời sớm từ cuộc khai thác thuộc địa lần 1. Lực lượng đông
đảo phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Đại diện cho phương thức
sản xuất tiên tiến. bên cạnh đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công
nhân VN còn rất Việt Nam: ra đời sớm trước giai cấp tư sản, có mối quan hệ gắn bó
với nông dân, xuất thân từ nông dân. Chịu 3 tầng áp bức bóc lột: đế quốc, Phong
kiến, tư bản bản sứ. nhanh chóng kế thừa truyền thống yêu nước của người Việt, tiếp
thu trào lưu cách mạng thế giới của chủ nghĩa mác lênin và CM tháng 10 Nga. Có
Vicky Hoàng
nội bộ thuần nhất (Không có công nhân quý tộc như các nước Âu Mỹ), tinh thần đấu
tranh triệt để.=> giai cấp lãnh đạo, lòng cốt cách mạng. Giai cấp công nhân trong
suốt tiến trình lịch sử có sự phát triển từ thấp đến cao. Năm 1925 cuộc bãi công của
công nhân Bason do Tôn Đức Thắng lãnh đạo ngăn tàu chở lính sang đàn áp công
nhân của nhân dân Trung Quốc => Chuyển từ tự phát sang tự giác
=> Pháp đến VN k phải để biến VN thành 1 nước công nghiệp mà chỉ du nhập
1 phần hình thức sản xuất tư bản, kẹp chặp
=> Mâu thuẫn cơ bản trong lòng XH thuộc địa nửa phong kiến: dân tộc: gay
gắt nhất giữ toàn bộ dân tộc VN và TD Pháp; và giai cấp
* Các con đường, phép thử của dân tộc để tìm con đường cứu nước. Phòng
trào trước khi có Đảng
- Khuynh hướng phong kiến:
+ Phong trào Cần Vương (1885-1896). Hàm nghi vị bắt phong trào vẫn tiếp
tục vì bản- chất của phong trào cần vương là phong trào yêu nước còn hình thức của
nó là giúp vua. Nên dù có vua hay k phong trào vẫn tiếp tục;
+ Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913, Bắc Giang) Khởi nghĩa nông dân tự vệ
Hoàng Hoa Thám, 2l phải đình chiến => ngọn cờ phong kiến k đủ mạnh, giaia cấp
pk k phải là giai cấp đại diện cho lực lượng sản suất tiến bộ => đặt ra câu hỏi về con
đường cứu nước mới.
- Khuynh hương tư sản:
+ Xu hướng bao động của Phan Bội Châu: Ban đầu muốn đi theo Cần Vương
nhưng thấy nó k phù hợp => bị ảnh hưởng bởi duy tân minh trị Nhật Bản và cách
mạng tân hợi của Trung Quốc (1911) Cách mạng t10 Nga (1917) nhưng bị bắt =>
1925 Phong trào đòi thả Phan bội châu => Nhạy bén, năng động, không cố chấp về
mặt chính trị đi từ pk sang dân chủ lập hiến, dân chủ tư sản và tìm hiểu cả CM t10
Nga => quả trình tìm tòi luôn trung thành với bạo động vũ trang; => đưa cọp cửa
trước rước beo cửa sau
Vicky Hoàng
+ xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh: Cải cách ôn hòa, bất bạo động bạo
động tắc tử. tăng cường nội lực quốc gia. Phát động phong trào duy tân khuyến khích
người dân theo kối sống mới, hô hào thực nghiệp, khuyến khích kinh doanh, muốn
dựa vào đế quốc đánh pk, chỉ tiến hành bạo động khi đã chuẩn bị đủ => phong trào
để tang Phan Châu Trinh (1926) => Quỳ gối xin giặc rủ lòng thương
+ Phong trào của tổ chức VN Quốc dân đảng. Xuất thân từ NXB tiến bộ Nam
Đồng Thư Xã. Đảng có nhiều hạn chế tổ chức lỏng lẻo, kết nạp thành viên k có sự
chuẩn bị theo xu ướng bạo động ám sát cá nhân nổi tiếng là ám sát chùm mộ phu
Badanh => Pháp mượn cớ đàn áp dã man mượn gió bẻ măng khủng bố các tổ chức
yêu nước khác => Khởi nghĩa Yên Bái “Không thành công cũng thành danh”=>
Thất bại non
 VN k theo con đường tư sản vì k có tính phù hợp. vì hoàn cảnh VN lúc bấy
giờ không thể theo khuynh hướng tư sản vì: giai cấp tư sản quá yếu, k thể
làm nền móng, phép thử của lịch sử gần 30 năm 1904 (hd Phan bội châu)
-1930 (Thất bại khởi nghĩa yên bái). Phong trào bắt đầu từ 1904 nhưng
đến mãi khai thác thuộc địa lần 2 giai cấp mới ra đời. Thập niên tk 20
khuynh hướng tư sản k còn mới, k mang tính thời đại => đã thử nhưng k
phù hợp.
 Phép sàng lọc của lịch sử => Phong trào giải phóng dân tộc bị bế tắc về
đường lỗi, khuynh hướng, giai cấp lãnh đạo. 5 lực lượng xã hội được ví
như 5 võ sĩ mà Đông Dương là võ đài chiến đấu để giành ngọn cờ chính
trị.
* Nguyên nhân thất bại các phong trào
- Chưa có đường lối chính trị đúng đắn
- Thiếu chính đảng lãnh đạo cách mạng
- Thiếu phương pháp đấu tranh phù hợp
- Lực lượng tham gia chưa đông đủ
Vicky Hoàng
1.1.2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng
Giới thiệu HCM => Bác đi tìm đường cứu nước => Pháp => Đọc sơ thảo luận
cương của Lênin => Tìm ra con đường cứu nước => Chuẩn bị cho sự thành lập đảng
(Tư tưởng, tổ chức, chính trị)

- Giới thiệu Bác => Bác chưa tìm ra đường cứu nước nhưng có 2 yếu tố giúp
Bác tìm được đường cứu nước: định hướng được hướng đi, và cách đi.
+ Hướng đi: Bác đi sang phương Tây
+ Cách đi: PBC, PCT thiết lập quan hệ và tìm hiểu về tầng lớp trên của xã hội.
HCM đi nhiều nơi học nhiều nghề, tiếp xúc với nhiều tầng lớp, nghiên cứu nhiều
học thuyết => Nhận ra người dân lao động nơi đâu cũng bị áp bước, chủ nghĩa thực
dân như con đỉa 2 => xác định được bạn và thù.
- 1911: ra đi tìm dường cứu nước
- 1911-1917: Lao động, học tập và đi nhiều nước Á, Phi, mỹ la tinh
- 1917: CM T10 Nga thành công, Bác đến Pháp
- 1919: Gia nhập Đảng xã hội Pháp
- 6-1919: Gửi yêu sách tới hội nghị Vecxai. Vecxai là hội nghị hòa bình nhưng
thực chất là hội nghị phân chia quyền lợi sau chiến tranh thế giới => Giải phỏng dân
tộc phải dựa vào chính mình => đòn tấn công trực điện đầu tiên => Tên Nguyễn Ái
Quốc trở thành cái tên phổ biến được thế giới biết đến
- 7- 1920: đọc sơ thảo luận cương lần thứ nhất về vấn đề dân tộc thuộc địa của
lênin trên báo Nhân Đạo. => Tìm ra con đường cứu nước. => Chỉ có CNXH mới
giải phóng được dân tộc
- 12/1920: Tham dự đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Pháp tại
Tụa. Tán thành thành lập quốc tế thứ 3 và thành lập ĐCS Pháp => Từ nhà yêu nước
trở thành đảng viên cách mạng=> sự chuyển biến về chất

Vicky Hoàng
- 1921: lập hội liên hiệp thuộc địa để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống
chủ nghĩa đế quốc và sáng lập tờ váo Le Paria vách trần chonhs sách đàn áp, bóc lột
dã man của chủ nghĩa đế quốc
- 1922: xuất bản bản án chế độ thực dân pháp
- 1923: Đến liên xô
- 10/1923: dự hội nghị quốc tế nông dân
- 1924: đại hội thứ V quốc tế cộng sản
- 11/11/1924: đến quảng châu TQ để trực tiếp tuyên truyền lý luận
- 2/1925: thành lập cộng sản đoàn (Tâm Tâm xã)
- 6/1925: lập Hội VN CM Thanh niên
- 21/6/1925: Báo thanh niên
- 7/1925: lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
- 1927: Tác phẩm Đường Kách Mệnh
- 1928: chủ trương vô sản hóa.
- 1930: Hợp nhất các tổ chức cộng sản tại VN thành lập ĐCS VN, soạn thảo
cương lĩnh chính trị.
* Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng
- Tư tưởng1921: lập hội liên hiệp thuộc địa để tuyên truyền, tập hợp lực lượng
chống chủ nghĩa đế quốc và sáng lập tờ váo Le Paria vách trần chonhs sách đàn áp,
bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc
- Chính trị: Con đường cách mạng là Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp;
CM Giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận của cách mạng thế giới;
xây dựng khối đại đoàn kết vầ liên minh Công – Nông.
- Tổ chức: Thành lập hội VN Cách mạng thanh niên; huấn luyện cán bộ, đưa
về nước truyền bá lý luận giải phóng dân tốc; xuất bản Báo thanh niên và Đường
kách mệnh

Vicky Hoàng
1.1.3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính tri đầu tiên
của Đảng
Sự ra đời của 3 tổ chức đảng => 3 tổ chức hoạt động cùng nhau => Hợp nhất
=> Cương lĩnh chính trị => Vai trò của Bác
- 1929 phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển rộng
- cuối 3/1929 Hội VN CM Thanh niên ở bắc kỳ họp tại số nhà 5D, Hàm Long
(HN) Lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở VN
- 1 đến 9/5/1929: Đại hội lần thứ nhất của hội NV CM Thanh niên (Hương
cảng) => Hội viên B Kỳ đặt ra yêu cầu thành lập Đảng thay hội nhưng k đc chấp
nhận.
- 6/1929: hội viên bắc kỳ thành lập Đông Dương CSĐ (Báo bùa liền)
- 8/1929: Nam kỳ thành lập An Nam CSĐ (Báo đỏ)
- 9/1929: Đảng Tân Việt thành lập Đông dương cộng sản liên đoàn
=> SỰ RA ĐỜI 3 ĐCS VN ra đời: Đông dương CSĐ; An Nam CSĐ; Đông
dương CS Liên đoàn => phong trào cách mạng vô sản đang chiếm ưu thế trong cuộc
đấu tranh giành ngọn cờ lãnh đạo. Trong thời gian này tồn tại song sóng 2 khung
hướng dân chủ tư sản và vô sản. 2 tổ chức đảng đang giành ngọn cờ lãnh đạo tuy
nhiên không bài trù nhau mà cùng hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc. đây là
cuộc cạnh tranh lành mạnh, sằng phẳng
* 3 tổ chức cộng sản hoạt động cùng nhau:
- Tích cực: đáp ứng được đòi hỏi của phong trào vô sản VN lúc bấy giờ. Thúc
đẩy phong trào CM nước ta theo khuynh hướng CM vô sản phát triển hơn nữa. Như
nắng hạ gặp mưa rào. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tiêu cực: Cùng là tổ chức vô sản có thành phần thành viên giống nhau hướng
tới cùng một mục tiêu nhưng hoạt động riêng lẻ, công kích lần nhau, tranh giành ảnh
hưởng của quần chúng làm cho phong trào cách mạng trong nước làm phân tán về
lực lượng, thiếu thống nhất về tổ chức có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn => đặt ra
Vicky Hoàng
yêu cầu thống nhất thành 1 ĐCS duy nhất. Tổ chức nào cx viết thư yêu cầu Quốc tế
cộng sản thừa nhận mình là chính Đảng => Quốc tế cộng sản viết thư yêu cầu thống
nhất
=> Cuối 1929 Nguyễn Ái Quốc bí mất rời Xiêm về nước thống nhất các tổ
chức cộng sản
* Hội nghị hợp nhất 3 ĐCS
- Thời gian: từ 6/1 đến 7/21930
- Địa điểm: Cửu Long (Hương cảng TQ)
- Thành phần: An Nam CSĐ; Đông Dương CSĐ; Phái viên Quốc tế CS
- Nội dung:
+ Bãi bỏ những thành biến, xung đột thống nhất các tổ chức Đảng. Bằng uy
tín và sức thuyết phục của mình Bắc đã thống nhất 3 ĐCS
+ Lấy tên là ĐCS VN
+ Thảo ra chính cương và điều lệ sơ lược
+ Định ra kế hoạch thống nhất đất nước
* Nội dung cương lĩnh chính trị
- Mục tiêu: Làm tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản
- Nhiệm vụ: Đánh đuổi đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai, làm cho
nước VN hoàn toàn độc lập (chống đế quốc, chống pk trong đó chống Đế quốc đặt
hàng đầu)=> Mẫu thẫn chính của ta là mâu thuẫn dân tộc. Chúng ta tập chung hoàn
thành mục tiêu chính của Cách Mạng. Thứ hai là về vấn đề lực lượng.
- Lực lượng: Tư sản dân tộc, Tiểu tư sản trí thức, trung tiểu địa chủ, nông dân,
giữa vai trò lãnh đạo là công nhân
- Lãnh đạo: ĐCS VN, Là nhân tố quyết định thắng lợi của CM, Đảng lấy chủ
nghĩa Mác Lênin làm nền tẳng

Vicky Hoàng
- Phương pháp: thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng.
Dùng bạo lực cách mạng để trị bạo lực phản cách mạng
- Quan hệ quốc tế: vị trí của CM VN là một bộ phận khăng khít của cách
mạng thế giới. Cách mạng giống như cái cánh của con chim phải có sự kết hợp nhịp
nhàng với nhau.
=> ĐCS VN ra đời là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu của Bác
=> ĐCS ra đời là kết quả của quá trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta,
là kết quả của sự sàng lọc gay gắt của lịch sử.
1.1.4. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Chấm dứt cuộc khung hoảng về lãnh đạo: Trước đây
- CMVN trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới
- Tạo cơ sở cho những bước nhảy vọt của VN
=> ĐCS VN là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác – lênin, phong trào công nhân,
phong trào yêu nước
- Công lao của Bác từ 1911 – 1930
+ Ra đi tìm đường cứu nước. lúc bấy giớ hơn 20tr dân VN ai cũng yêu nước,
ai cũng căm thù giặc nhưng chỉ có Bác giám thể hiện. Những nhà Nho yêu nước
bấy giờ k dám thể hiện, phẫn uất cáo quan về quê ở ẩn. Một số hành động cũng
không thành công. Bác ra đi thì mới tìm được đường cứu nước
+ Tìm được đường cứu nước: trên cơ sở chọn lọc, tìm kiếm và lựa chọn.
nghiên cứu, tìm hiểu về các học thuyết, các cuộc CM. Trong đó Bác khẳng định:
trên thế giới có rất nhiều cuộc cách mạng nhưng chỉ có cách mạng Nga là cách mạng
đến nơi. => sự lựa chọn tất yếu, phù hợp
+ Trực tiếp chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức
+ Chủ động, sáng tạo triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất ĐCS
+ Bằng uy tín và khả năng thuyết phục Bác giúp cuộc hợp nhất thành công.
Trước sự phân liệt của các tổ chức cộng sản, Bác là người duy nhất có khả năng hợp
Vicky Hoàng
nhất vì Bác là ngôi sao sáng nhất trong bầu trời cách mạng bấy giờ, là cha đẻ của 2
tổ chức Đông dương CSĐ và An Nam CSĐ vì 2 tổ chức này tách ra từ hội VN CM
Thanh niên Do Bác thành lập.
+ Đề ra bản cương lĩnh chính trị đầu tiên soi đường chỉ nối cho cách mạng
VN đưa CM VN đi từ thắng lợi này sang thắng lợi khá

Vicky Hoàng
2. LÃNH ĐẠO QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
(1930-1945)
Để giành được thắng lợi cho CM T8/1945 diễn ra trong 15 ngày nhanh ngọn,
ít đổ máu vì có quá trình chuẩn bị kỹ càng 15 qua các cuộc tập dượt để chuẩn bị lực
lượng chính trị, vũ trang, tổ chức,…
2.1. Phong trào cách mạng 1930-1931 và khôi phục phong trào 1932 –
1935
2.1.1. Phong trào cách mạng 30-31
Hoàn cảnh, Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng 1930, So sánh cương
lĩnh và luận cương
* Hoàn cảnh lịch sử
- Thế giới:
+ TBCN lâm vào khủng hoảng kinh tế (1929-1933). Khủng hoảng là căn bệnh
của CNTB từ năm 1918, CNTB trải qua cuộc Khủng hoảng 1918 – 1923: khủng
hoảng thiếu cung không đáp ứng được cầu. Hàng hóa khan hiếm, nhà nước tiến hành
in tiền để bù đắp tuy nhiên hàng hóa vẫn không được đáp ứng dẫn đến lạm phát phi
mã. Nhận thức được bản chất của nguyên nhân thiếu hàng hóa, các nhà máy tích cực
sản xuất hàng hóa dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 29-33 là khủng hoảng thừa,
cung vượt quá cầu nhưng vẫn có sự phân hóa. Người giàu vẫn giàu, người nghèo
vẫn không có tiền mua thực phẩm. Chủ nghĩa tư bản không chịu chia sẻ lợi ích chấp
nhận tiêu hủy hàng hàng chứ không chịu bán rẻ cho người dân.
+ Liên xô đạt được nhiều thành tự trong phát triển CNXH
- Trong nước
Kinh tế phụ thuộc vào Pháp, chính trị: ĐCS VN ra đời tấn công vào chính
quyền Pháp nổi bật là xô viết Nghệ Tĩnh

Vicky Hoàng
+ Kinh tế: Kinh tế thuộc địa phụ thuộc vào kinh tế chính quốc. 1930 do tác
động khủng hoảng kinh tế thế giới kinh tế VN suy thoái bắt đầu từ trong nông nghiệp:
lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang
+ Chính trị
+ Năm 1930, ĐCSVN kịp ra đời đã dấy lên cao trào đấu tranh mạng mẽ mà
đỉnh cao ở Nghệ An, Hà Tĩnh (30-31)
+ Cao trào tấn công vào chính quyền thực dân Pháp, xây dựng được hệ thống
chính quyền (Những xô viết ra đời) => Bài học: khối liên minh công nông, tổ chức
đấu tranh, các hình thức đấu tranh, tổ chức chính quyền và bảo vệ chính quyền =>
Cuộc tập dượt đầu tiên
* Hội nghị ban chấp hành trung ưng Đảng
- Thời gian: 14 đến 31-10-1930
- Địa điểm: Hương Cảng – TQ
- Nội dung:
+ Đổi tên từ ĐCSVN thành ĐCSĐD (Lý do đổi tên bắt nguồn từ hiểu lầm
trong vấn đề nhận thức. Trong hành trình của mình, Bác đã đi qua nhiều nơi, làm
nhiêu nghề để sống, học tập, nghiên cứu, tiếp xúc với nhiều tầng lớp đặc biệt là nhân
dân lao động, nghiên cứu nhiều cuộc cách mạng, nhiêu học thuyết do đó bác có
nguồn kiến thức thực tiễn cao. Tiếp xúc với chủ nghĩa Mác, cách mạng tháng 10
Nga bác có sự vận dụng sáng tạo, mới lạ và có sự đột phá để phù hợp với hoàn cảnh
VN nói riêng và Đông Dương nói chung. Do đó Bắc lấy tên là ĐCS VN. Tuy nhiên
do 1 số thành phần tả khuynh, không hiểu được hoàn cảnh thực tế nên yêu cầu phải
đổi tên thành ĐCS ĐD để lãnh đạo cách mạng của cả 3 nước trên ĐD. Và trên thực
tế chủ nghĩa Mác là học thuyết đấu tranh xuất phát từ châu âu mà châu âu k phải à
cả thế giới. Mâu thuẫn ở phương Đ, Phương T khác nhau, mâu thuẫn phương T có
sự đấu tranh giai cấp mạnh mẽ, phương Đ có mâu thuẫn bao chùm là mâu thuẫn
dân tộc. Bác còn là ng ĐD bác hiểu rõ về tình hình, mâu thuẫn ở đây. Và chỉ ở VN
Vicky Hoàng
là nước duy nhất có đủ tiền đề để có chính đảng. Tiền thân của ĐCS VN là Hội VN
CM thanh niên hoạt động ở VN, 3 Tổ chức cộng sản hoạt động ở VN. 3 nước trên
bán đảo ĐD có cùng sứ mệnh lịch sử nhưng có đk, hoàn cảnh khác nhau nên chỉ có
ở VN mới đủ điều kiện xuất hiện chính đảng. Muốn thành lập chính đảng cần có sự
chuẩn bị. Vào thời điển cuối 1929 đầu 1930 chỉ có duy nhất VN có đủ đk thành lập
Đảng, chỉ có VN có các tổ chức vô sản. Hội VNCM Thanh niên là của VN, 3 tổ chức
cộng sản hình thành ở VN => Lào và Campuchia không có, mỗi nước có một đặc
điểm riêng, hoàn cảnh khác nhau => không phù hợp => Bác vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh nước ta.
+ Thông qua Luận cương Chính trị. (VN có 2 bản luận cương trong 1930 vì
những thứ mới mẻ thường khó được chấp nhận, thậm chí bị phê phán, phủ định, chỉ
trích. Chúng ta cần chứng minh nó bằng hành động và thời gian sẽ trả lời tất cả.
Mới mẻ, sáng tạo là tốt nhưng không phái lúc nào cx được chấp nhận, chỉ có thời
gian mới chúng minh được nhưng k phải ai cũng may mắn có cơ hội chứng minh.
Bác trong hành trình có những thời điểm bị hiểu lầm không phải do mất đoàn kết,
dự tranh giành về vị trí mà do mọi người chưa hiểu Bác. Bác đến với chủ nghãi Mác
là cả một quá trình với vốn thực tiễn và hiểu biết sâu sắc và vận dụng sáng tạo vào
hoàn cảnh nước ta chứ không phải máy mọc. Bác có cái nhìn rất mới mẻ, rất khách
quan về chủ nghĩa Mác. Bác khẳng định: Chủ nghĩa mác là lý luận dựa trên hoàn
cảnh của châu âu mà châu âu không phải thế giới. Hoàn cảnh khác nhau sự vận
dụng sẽ khác nhau. Bác nhận thức rất rõ đặc điểm tình hình và bản chất của xã hội
thuộc địa nửa phong kiến => các luận điểm Bác đưa ra sáng tạo, mới mẻ nhưng 1
bộ phận của Quốc tế cộng sản bảo thủ cho rằng CM T10 Nga là con đường chuẩn.
Bác hợp nhất ĐCS cho rằng Bác lợi ích dân tộc, hẹp hòi, ích kỷ không lo cho CM
của Cao Miên và Ai lao. Bác đưa giai cấp tư sản dân tộc vào trong lực lượng cách
mạng

Vicky Hoàng
+ Bầu ra Ban chấp hành chung ương chính thức. Đồng chí Trần Phú là tổng
bí thư
* Nội dung luận cương t10/1930
Tiêu chí Cương lĩnh trính trị 2/1930 Luận cương chính trị 10/1930
Phương hướng Làm tư sản dân quyền và thổ thực hiện tư sản dân quyền, giải
địa cách mạng để đi tới xã hội phóng dân tộc sau đó tiền lên
cộng sản CNXH, k trải qua giai đoạn
TBCN
Nhiệm vụ Đánh đuổi đế quốc Pháp và Đánh đổ phong kiến, đế quốc
bọn phong kiến tay sai, làm
cho nước VN hoàn toàn độc
lập
Lực lượng Tư sản dân tộc, Tiểu tư sản trí Giai cấp vô sản là giai cấp lãnh
thức, trung tiểu địa chủ, nông đạo cách mạng, dân cày là động
dân, giữa vai trò lãnh đạo là lực của cách mạng
công nhân
Phương pháp thực hiện bằng con đường Vũ trang bao động
CM bạo lực cách mạng của quần
chúng. Dùng bạo lực cách
mạng để trị bạo lực phản cách
mạng
Vai trò lãnh đạo ĐCS VN, Là nhân tố quyết ĐCS Đông Dương
định thắng lợi của CM, Đảng
lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm
nền tẳng

Vicky Hoàng
Vị trí cách vị trí của CM VN là một bộ Là một bộ phận của cách mạng
mạng phận khăng khít của cách thế giới
mạng thế giới. Cách mạng
giống như cái cánh của con
chim phải có sự kết hợp nhịp
nhàng với nhau.
Giống:
- Tính chất, phương hướng cách mạng: đều trải qua cách bước: cách mạng
dân quyền -> tiến lên CNXH bỏ qua
- Nhiệm vụ: cơ bản là chống đế quốc và phong kiến
- Lực lượng nòng cốt: Công nhân và nông dân
- Lãnh đạo: Khẳng định sự lãnh đạo của ĐCS
- Phương pháp: Bạo động vũ trang
- khẳng định cách mạng nước ta là 1 bộ phận khăng khít của cách mạng tg
Khác:
- Nhiệm vụ:
+ Bác đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu vì Bác am hiểu thực tế, hiểu
rõ tính chất mâu thuẫn chủ yếu dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc;
+ Trần Phù đặt chống đề quốc và phong kiến ngang hàng nhau thậm trí còn
nặng về đấu tranh giai cấp cho rằng thổ địa cách mạng là cái gốc của tư sản dân
quyền được đào tạo bài bản tại Đại học Phương Đông Vascova chịu ảnh hưởng lớn
của CM T10 Nga.
- Lực lượng:
+ Nhận thức rõ, tập hợp, sắp xếp các lực lượng một cách cụ thể, phù hợp và
toàn diện
+ Tuyệt đối hóa vai trò của giai cấp công nhân, nông dân. Chưa đánh giá đc
đúng vai trò, năng lực cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc, trung tiểu địa chủ
Vicky Hoàng
 Trần phú vận dụng máy móc chủ nghĩa Mac lênin và CM T10 Nga vào VN
2.1.2. Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng, đại
hội lần thứ nhất (3/1935)
Phong trào bị đàn áp gần như tan rã nhưng vẫn hoạt động bí mật đến năm
1935 cơ bản hôi phục
- Giữa lúc CM đang dâng cao, ĐQ Pháp và tay sai đã thẳng tay đàn áp khiến
cho lực lượng cách mạng bị tổn thất năng nề
- Các cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở cách mạng bị phá vỡ. hàng vạn đảng
viên, cán bộ bị bắt và tù đày giết hại, tù chính trị bị giao Hòa Lò, Khám Lớn, Côn
Đảo,…
=> Phong trào CM VN vô cùng khó khăn => cuộc diễn tập khẳng định sức
mạnh, bản lĩnh, năng lực, khả năng lãnh đạo và sức sống bất diệt của Đảng vượt qua
khó khăn để xây dựng lại tổ chức chuẩn bị cho thắng lợi mới
- Đầu 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hòng Phong cùng môt số
đồng chí công bố Chương trình hành động của ĐCS ĐD và các chương trình hành
động của Công hội, nông hội, thanh niên cộng sản đoàn
- Đến đầu 1935, hệ thống tổ chức của Đảng gần như được phục hồi. Đs là cơ
sở để tiến tới đại hội lần thứ nhất của Đảng
=> Cách 1 tổ chức chính trị khôi phục tiir chức, hoạt động trong hoàn cảnh
khó khăn cho thấy bản lĩnh của tổ chức đó. ĐCS ĐD và VN Quốc dân đảng là 2 tổ
chức chính trị đề có thời gian khó khăn. Thậm trí ĐCS ĐD còn có phần khó khăn
hơn khi toàn bộ đội ngũ lãnh đạo hầu như bị bắt và hy sinh nhưng CN quốc dân
Đảng lại dốc hết lực lượng, nóng vội, hấp tấp làm cuộc khởi nghĩa Yên bái để rồi
thất baij thì ĐCS ĐD có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có sự khôi phục tổ chức, lực lượng
để chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh tiếp theo.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng (3/1935)
- Thời gian: 3/35
Vicky Hoàng
- Địa điểm: Macao
- Nội dung: đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt
+ Củng cố và phát triển Đảng
+ Đẩy mạnh cuộc vận động tập hợp quần chúng, mở rộng tuyên truyền chống
đề quốc, chống chiến tranh
+ Ủng hộ liên xô và ủng hộ CM TQ
- Ý nghĩa: Đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ chức Đảng và Phong trào cách
mạng của quần chúng, chuẩn bị điều kiện để bước và thời kỳ đấu tranh mới
- Hạn chế: chưa thấy được nguy cơ xuất hiện của chủ nghĩa phát xít
2.2. Phong trào dân chủ 1936-1939
Bối cảnh => Hội nghị ban chấp hàng trung ương 7/36
Dựa vào điều kiện bên trong và bên ngoài, Đảng đưa ra các chủ trương, là căn
cứ xác định đường lối đấu tranh phù hợp.
* Điều kiện lịch sử
- Thế giới:
+ Khủng hoảng kinh tế 29-33 khiến chủ nghĩ ĐQ khủng hoảng, nội lực suy
kiệt. Để vượt qua khủng hoảng mỗi nước có một cách thức khác nhau: Các nước đề
quốc già Anh, pháp mỹ phát triển trước, có cơ sở kinh tế tiến hành cải cách. Các
nước đề quốc trẻ phát triển sau, thuộc địa ít, quân sự mạnh đã phát xít hóa bộ máy
chính quyền. trong thì đàn áp phong trào cách mạng, ngoài thì giáo giết chuẩn bị
chiến tranh chia lại thế giới, tranh giành thị trường => hình thành trục tam giác Beclin,
roma, tokyo (Đức, ý, nhật) => phe trục, phe phát xít. => Đặt nhân loại đứng trước
nguy cơ của đại chiến toàn cầu
+ Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (7/1937). Ngị quyết đại hội xác
định: Kẻ thù chính là chủ nghĩa Phát xít, Nhiệm vụ: Dân chủ, hóa bình; Chủ trương
thành lập Mặt trận nhân dân ở mỗi nước.

Vicky Hoàng
+ Các nước thành lập mặt trận nhân dân đặc biệt là Phát, mặt trận nhân dân
Pháp lên nắm quyền đề ra nhiều chính sách tiến bộ
- Trong nước
+ Mọi tầng lớp xã hội đề mong muốn có những cải cách
* Chủ trương và nhận thức mới của Đảng
- Hội nghị trung ương 2 (7/36) tại Thượng Hải Chủ trương đấu tranh đòi dân
chủ, dân sinh:
+ Kẻ thù trước mắt: Bọn Pháp ở ĐD (phản động thuộc địa Pháp ở ĐD). ở mỗi
giai đoạn cần xác định kẻ thù đúng đắn. năm 1936 mặt trận nhân dân Pháp nắm
quyền đưa ra nhiều chính sách tích cực, tiến bộ có lợi cho thuộc địa: chính sách tự
do, ra lệnh thả tù chính trị nhưng bọn phản động cố tình k thực hiện các chính sách
đó của chính phủ mặt trận nhân dân Pháp.
+ Nhiệm vụ trước mắt: Chống đề quốc, chống phong kiến; Đòi dân chủ dân
sinh cơm áo hóa bình => nhiệm vụ cần thiết vì CM VN vừa bị khủng hoảng, gặp
khó khăn. Để thực hiện mục tiêu lâu dài ta cần thực hiện các mục tiêu trước mắt, để
hoàn thành mục tiêu chiến lực ta cần hoàn thành mục tiêu sách lược. Và chúng ta
cần căn cứ và hoàn cảnh, tận dụng thời cơ thuận lợi để thực hiện từng bước.
+ Phương pháp đấu tranh: Phong phú: Bí mật, công khai, hợp pháp, bất hợp
pháp (Phát động phong trào meting đón tiếp phái đoàn ngài Gôda của Pháp nhưng
thực chất là để tập hợp, biểu dương lực lượng; phong trào động dương đại hội, đấu
tranh báo trí, nghị trường: Pháp thành lập một số cơ quan dân biếu, nghị viên một số
người yêu nước có uy tín chính trị đứng ra ứng cử,… Nghị Quế, Nghị Hách (Giông
tố Vũ trọng phụng))
+ Tổ chức: Thành lập mặt trận dân chủ Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế
động Dương sau 3/1938 đổi tên thành mặt trận dân chủ động dương (Mặt trận là
cách thức tập hợp lực lượng: 30-31: Hội phản đế đồng minh)

Vicky Hoàng
 Hoàn cảnh thay đổi => kẻ thù thay đổi => nhiệm vụ thay đổi => phươg pháp
thay đổi
- Nhận thức mới về mqh giữa dân tộc và dân chủ
+ Chung quanh vấn đề chính sách mới (10/36): Đảng nêu ra quan điểm mới:Có
thểtaapj trung giải quyết vấn đề dân tộc trước rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa.
Vì trong luận cươn g chính trị đặt dân tộc và ruông đất ngang hàng nhau nhưng thực
tế không thể thực hiện
+ Tuyên ngôn của ĐCS ĐD (3/39): Điểm mới so với đại hội lần thứ nhất khi
đưa ra quan điểm: Họa Phát xít đang đến gần, TD Pháp đang g
+ Tác phẩm “Tự chỉ trích” (7/39): Do tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ
2.3. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945
2.3.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương chiến lược mới của Đảng
* Bối cảnh lịch sử:
- Thế giới
+ 1/9/39, chiên tranh tg t2 bùng nổ do chính sách dung dưỡng chiến tranh của
Anh, Pháp góp phần giúp Đức làm bá chỏ Châu Âu . Ở đông dương, bộ máy đàn áp
được tăng cường, lệnh thiết quân luật được ban bố (Châu Âu, Bắc Phi, Châu Á thái
bình dương)
+ 6/40 Đức tiến công Pháp, chính phủ ký văn bản đầu hàng Đức
+ Sau khi chiếm được Pháp 7/40 Đức tiến công Anh nhanh chóng chiếm được
1 loạt nước châu âu
+ 6/1941 Đức xé bỏ hiệp ước Xô Đức k xâm phạm lẫn nhau tấn công liên xô
- Tại đông dương
+ 28/9/39 Toàn quyền ĐD ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, đặt ĐCS
ĐD ra ngoài vòng pháp luật. Chính phủ mặt trận nhân dân pháp biến chất
+ 22/9/40 Nhật vào động Dương, kẻ thù ĐD gia tăng

Vicky Hoàng
 Mối quan hệ Pháp, Nhật: Pháp rơi vào tình cảnh lửa cháy 2 đầu trong là
nhân dân ta ngoài là phát xít => Pháp đàn áp phong trào đấu tranh với ta
nhưng tiến hành chống cự yếu ớt rồi thỏa hiệp sẵn sàng bắt tay với Nhật.
vì giai đoạn đầu phe Phát xít đang chiếm ưu thế. Khi Nhập áp sát biên giới
Việt Trung Pháp bắt tay vs ĐCS ĐD sẽ bị thất bại, bị hất cẳng khỏi ĐD
Nếu bắt tay với Nhật, Pháp vẫn giữ được chỗ ứng của mình chờ cơ hội đòi
lại những gì đã mất. Nhật vào ĐD Pháp vẫn chống cứ yếu ớt vì Pháp muốn
giữ giá trị của mình và để có lời giải thích với đồng minh sau này và tạo
lợi thế trên bàn thương lượng khi phân chia lợi ích tại ĐD. Sau này giai
đoạn sau khi Đồng minh chiếm ưu thế Pháp giáo giết muốn đòi lại nhưng
3/45 Nhật đảo chính Pháp để tránh bị tấn công sau lưng, Pháp bị hất cẳng
khỏi ĐD. Bác ví quan hệ Nhật Pháp như 1c mụn bọng chứa trong đó bao
máu mủ và vì chúng sẽ vỡ tung ra khi chín mõn.
+ 27/9/40 nổ ra khởi nghĩa Bắc sơn
+ 23/11/40 Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt
làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất năng nề
+ Khói lửa của cuộc khỏi nghĩa N kỳ chưa tan, 13/1/21 Một cuộc binh biến
diễn ra tại đồn chợ Rạng (Đô lương, Nghệ an) do Đội Cung chỉ huy nhưng cũng bị
thực dân Pháp dập tắt nhanh chóng
=> Các cuộc khởi nghĩa: Bắc sơn, Nam Kỳ, Binh biên Đô Lương là Những
tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩ toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ
lực của các dân tộc ở một nước ĐD
2.3.2. Nội dung chủ trương chuyển hướng chiến lược CM của Đảng
- Nội dung chuyển hướng chiến lược CM của Đảng
+ Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu
+ Quyết định thành lập Mặt trạn Việt Minh
+ Xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
Vicky Hoàng
- Bước đầu chuyển hướng: Hội nghị BCH Trung ương 6 (11/39)
+ Chủ trì: Nguyễn Văn Cừ
+ Địa điểm: Bà Điểm (Hóc môn, gia định)
+ Hoàn cảnh: Chiến tranh tg t2, Nhật vào biên giới Việt – Trung, Nhân dân bị
bần cùng
+ Kẻ thù: Đế quốc Pháp
+ Nhiệm vụ: Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất dương cao ngọn cờ
giải phóng dân tộc.
+ Phương thức đấu tranh: Bí mật, hợp pháp
+ Mặt trận: Mặt trận thống nhất dân tộc giải phóng ĐD
- Tiếp tục chuyển hướng: Hội nghị BCH Trung ương 7 (11/39)
+ Chủ trì: Trường Chinh
+ Địa điểm: Đình Bảng (BN)
+ Nhất trí với hội nghị trung ương 6
+ Tru chương hoãn cuộc khởi nghĩ Nam Kỳ và duy trì đội du kích Bắc Sơn vì
trước mâu thuẫn gay gắt ở N Kỳ đặc kiệt là cuộc xung đột Pháp, Thái. Đảng phân
tích và xác định thời cơ khởi nghĩ chưa chín muồi. Đảng đã báo tin mật cho đình chỉ
khởi nghĩa Nam kỳ nhưng k kịp.
- Hoàn thiện chuyển hướng chiến lược: Hội nghị BCH trung ương 8
(19/5/41)
+ 28/1/41 Bác về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng
+ Trủ trì: HCM
+ Hoàn cảnh: Chiến tranh tg2 lan rộng, Nhật đã vào ĐD đẩy nhân dân vào
hoàn cảnh 1 cổ hai trogn mâu thuẫn gay gắt
+ Kẻ thù: Phát xít Nhật, Pháp
+ Nhiệm vụ: Tiếp tục gác lại cách mạng ruộng đất, Giương cao hơn nữa ngọn
cờ giải phóng dân tộc.
Vicky Hoàng
+ Hình thức đấu tranh: Khởi nghĩ vũ trang, hình thái: Khởi nghĩ từng phần và
tổng khởi nghĩ khi thời cơ đến.
+ Mặt trận: 25/10/41: VN Độc lập đồng Minh (Mặt trận Việt Minh) để tập
hợp phát huy đại đoàn kết dân tộc VN.
+ Nội dung
✓ Nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu
thuẫn giữa dân tộc VN với đề quốc, phát xít Pháp-Nhật
✓ Khẳng định: Cuộc CM phải giải quyết một vấn đề cấp bách “Dân tộc giải
phóng”
✓ Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở ĐD, thi hành chính
sách “Dân chủ tự quyết”. thành lập mặt trận Việt Minh
✓ Tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc: Nông đân, công nhân, địa chủ y nước,
tư sản dân tộc và tiểu tư sản
✓ Chủ trương sau khi cách mạng thành công thành lập nước VN dân chủ cộng
hòa theo tinh thần dân chủ, 1 hình thưc nhà nước “Của chung toàn thể dân tộc”
✓ Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiện vụ trọng tâm của
Đảng và nhân dân
+ Ý nghĩa: Là hội nghĩ hoàn chính đường lối chiến lược CM của Đảng, chuẩn
bị lực lượng cho cuộc tổng khởi nghĩa sau này
2.3.3. Phong trào chống Pháp – Nhật, đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng
* Bối cảnh lịch sử
- Thế giới
+ Liên xô thắng lớn
+ Mỹ - anh mở mặt trận thứ 2
=> Quân đồng minh chiếm ưu thế, quân phát xít gặp khó khăn
- Việt Nam
+ Pháp ráo giết chuẩn bị đòi lại những gì đã mất
Vicky Hoàng
+ Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945: Khi Nhật mới vào Đông Dương k loại trừ
ngay Pháp mà chia sẻ lợi ích với Pháp vì Nhật lợi dụng bộ máy cai trị của Phpas ở
ĐD để vơ vét, bóc lột vì Pháp đã ở đây hàng trăm năm có sẵn bộ máy hoàn hảo.
Quân Nhật tuy mạnh nhưng số lượng có hạn, Nhật phải trải rộng lực lượng khắp
chiến trường châu Á thái bình dương nên lực lượng ở ĐD rất mỏng cần một thời
gian để tổ chức thêm lực lượng chờ thời tiêu diệt Pháp. Đầu 1945, Nhật đang trong
tình thế khó khăn khi ở chiến trường châu Âu, Nhật biết thất bại của phe Phát xit chỉ
còn là thời gian, quân đồng minh sẽ tiến vào thuộc địa của Nhật để giải dáp quân đội
Nhật nhưng thực chất là phân chia và Nhật phải chống đỡ quân đồng minh. Nhật sợ
Pháp sẽ lợi dụng tấn công sau lưng => Đảo chính pháp dựng chính phủ thân Nhật
Trần Trọng Kim độc chiếm ĐD
+ Hội nghị Ban thường vụ trung ương 9/3/45 ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau
và hành động của chúng ta”
✓ Nhận định: Nhật đảo chính Pháp đã tạo ra một cuộc chính trị khủng hoảng
nhưng thời cơ chưa chín muồi
✓ Kẻ thù chính, duy nhất là phát xít Nhật
✓ Phương châm đấu tranh: Phát động chính tranh du kích, khởi nghĩa từng phần
✓ Dự kiến thời cơ cách mạng
+ Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền: Giữa t8/45, chiến
tranh tg t2 kets thúc, sau khi phát xít Đức đầu hàng đồng minhm Liên xô tuyên chiến
với Nhật, đánh tan đạo quân Quang đông của Nhật tại mãn châu TQ
+ Chính phủ Nhật đẩu hàng đồng minh k đk
+ Hội nghị toài quốc (13-15/8/45)
✓ Phát động tổng khởi nghĩa: 13/8/45 nghe tin Nhật cbi đầu hàng đồng minh
quyết định phát động lệnh tổng khởi nghĩa thành lập ủy ban giải phóng toàn
quốc, ra bản quân lệnh số 1 => nghệ thuật chủ động, sáng tạo, dự đoán tình
hình, thời cơ, chớp thời cơ
Vicky Hoàng
✓ Nguyên tắc chỉ đạo khởi nghĩa
✓ Quyết định Chính sách đối nội, đối ngoại
+ Quốc dân đại hội: (Tân trào) nhất trí chủ trương khởi nghĩa của Đảng; thông
qua 10 chính sách lớn của Việt Minh; lấy tiến quân ca làm quốc ca, cờ đỏ sao vàng
làm quốc kỳ,
=> Ý đảng hợp lòng dân, tổng khởi nghĩa là (Thế kỷ 13 chống Mông Nghuyên
dưới nhà Trần; hội nghị Bình Than, hội nghị Diên Hồng – Các bô lão)
- Quá trình phát triển CM T8:
+ 14/8: một số tình miền Bắc: Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam
+ 19/8: HN
+ 23/8: Huế
+ 25/8: sài gòn
+ 28/8: Gần như giành chính quyền trên cả nước
+ 30/8: Bảo đại thoái vị
+ 2/9: HCM đọc tuyên ngôn độc lập => Nhà nước Công nông đầu tiên tại ĐN
Á
=> sự chiến thắng nhanh chóng chỉ trong 15 ngày nhưng có 15 năm thử thách 15
năm chuẩn bị với 3 cuộc tập dượt 30-31; 36-39; 39-45. Sự nhanh bén đưa ra đường
lối đúng đắn.
2.4. Tính chất, ý nghĩa và kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm
1945
* Tính chất
- Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình:
+ Tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của CM là giải phóng dân tộc.
Trong xã hội VN nửa phong kiến có nhiều mâu thuẫn trong đó có 2 mâu thuẫn cơ
bản là mâu thuẫn dân tộc và giai cấp. Trong bản cương lĩnh đầu tiên, Bác đã giương

Vicky Hoàng
cao ngọn cờ giải phóng dân tộc vì Bác sớm nhận thấy ở VN mâu thuẫn cơ bản đầu
tiên.
+ Lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc
+ Thành lập chính quyền nhà nước của chung toàn dân tộc, nhà nước công
nông đầu tiên ĐNA cảu chúng toàn dân tộc
- Có tính dân chủ
+ Cách mạng giải phóng dân tộc VN là một bộ phận của phe dân chủ chống
phát xít. Thể hiện rõ qua tên Mặt trận VN độc lập đồng minh
+ Cách mạng đã giải quyết một số quyền lợi cho nông dân, lực lượng đông
đảo nhất trong dân tộc. Mặc dù xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là giải phóng
dân tộc và trong nhiều thời ký tạm gác lại nhưng đó là là tạm hoãn. Chúng ta từng
bước thực hiện, đem lại quyền lợi cho những người nông dân: tịch thu ruộng đất chia
cho dân,…
+ Cuộc cách mạng đã xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân đầu
tiên ở VN, xóa bỏ chế độ quân chủ pk. Các tầng lớp nhân dân được hưởng quyền tự
do, dân chủ.
* Ý nghĩa
- Đối với dân tộc:
+ Đập tan xiềng xích nô lệ của CNĐQ – Phát xít: 80 năm Pháp thuộc, 5 năm
Phát xít chiếm đóng, hơn 1000 năm PK. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt Mở ra
kỷ nguyên mới
+ Lập nên nhà nước do nhân dân lao động làm chủ: Nước VNDCCH
+ Là bước phát triển nhảy vọt mở ra kỷ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn với
chủ nghĩa xã hội: Đảng CSVN trở thành đảng cầm quyền
=> Thay đổi vận mệnh quốc gia dân tộc
- Đối với thế giới:
+ Mở đầu sự sụp đổ của CNTD kiểu cũ
Vicky Hoàng
+ Góp phần làm phong phú lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
* Bài học kinh nghiệm
- Về chỉ đạo chiến lươc, phải giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải
quyết đúng đắn mối quan hệ hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng rộng đất.
trên cơ sở hiểu dõ tính chất dân tộc vn, chỉ ra mâu thuẫn cơ bản nhất Đảng ta dương
cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và có sự giải quyết hài hòa nhiệm vụ dân chủ trong
từng thời kỳ. Trong cương lĩnh đầu tiên dương cao giai phóng dân tộc, cương lĩnh
thứ 2 đặt 2 nhiệm vụ ngang hàng, 36-39: tập chung đấu tranh dân chủ tận dụng thời
cơ. 11/39: dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc; 41: dương cao hơn nữa
- Về xây dựng lực lượng, Trên cơ sở khối liên minh công nông cần khơi dậy
tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng yêu nước. Vấn
đề lược lượng là vấn đề sống còn của cách mạng. Ngay từ sớm từ 1927 trong tp
Đường Kách Mệnh Bách đã Khẳng định: Công - Nông là gốc của cách mạng, học
trò, nhà buôn và điền chủ nhỏ là bầu bạn của Cách mạng => phân tích tập hợp lực
lượng sáng tạo và phù hợp => Nhận ra sự phân hóa và năng lực cách mạng của từng
giai cấp. Công nhân nông dân là lực lượng lòng cốt của cách mạng, … Lực lượng
bán nước hại dân ôm chân đế cuốc phải hết sức tiêu diệt => Xây dựng và củng cố
đại đoàn kết toàn dân.
- Về phương pháp cách mạng, nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của
quần chúng, ra sức xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu
tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Nghệ thuật dự báo thời cơ khi Nhật đảo chính
Pháp VN cho răng CM chưa chín muối vì lúc đó Pháp mất nhưng Nhật vẫn mạnh,
chỉ khi Nhật đầu hàng quân Nhật mới thật sự k còn khả năng chống trả ta. Ta tiến
hành khởi nghĩa thành công trước khi quân đồng minh vào VN vì nếu đợi quân đồng
minh vào VN thì lúc bấy giờ VN trở thành vùng đất vô chủ (Năm 86 VN do triều
Nguyễn nắm quyền, Pháp vào xâm lược VN sau hiệp ước Hắc Măng, VN chịu sự cai
Vicky Hoàng
trị của thực dân Pháp, năm 45 Nhật đảo chính Pháp, VN rơi vào tay Nhật. Sau khi
Nhật đầu hàng đồng minh, VN không có lực lượng nào cai trị) , sự chuẩn bị 15 năm
của VN thành công dã tràng. Để tạo cơ sở nền tảng danh chính ngôn thuận
- Về xây dựng Đảng, phải xây dựng một Đảng CM tiên phong của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc VN
18/11/30: Hội phản đế Đồng Minh (Mặt trân dân tộc phản đế ĐD)
11/36: Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế ĐD
3/38: Mặt trận thống nhất dân chủ ĐD (Mặt trận dân chủ ĐD)
11/39: Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế ĐD
19/5/41: Mặt trận Việt Minh

Vicky Hoàng
3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH
MẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-
1954)
Một cuộc cách mạng chỉ có thể giành được thắng lợi khi và chỉ khi đủ sức để
bảo vệ thành quả cách mạng
3.1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ (45-46)
3.1.1 Tình hình cách mạng VN sau CM T8
* Thuận lợi
- Bối cảnh quốc tế thuận lợi:
+ Hệ thống XHCN hình thành: chủ nghĩa xã hội đã vượt quá phạm vi 1 nước.
trật tự vécai oasinhton được thay bằng Trật tự thế giới 2 cực IANTA được hình thành
sau chiến tranh
+ Phong trào cách mạng thế giới phát triển: chau á, châu phi, mỹ latinh phát
triển
+ Phong trào dân chủ và hòa bình vươn lên mạnh mẽ
- Bối cảnh trong nước thuận lợi
+ Đảnh, chính quyền và chủ tịch HCM giành được uy tín trong tuyệt đại đa
só quần chúng nhân dân (Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bảo (9/45)
+ Nhân dân tin tưởng và ủng hộ chế độ mới: được lòng dân, xây dựng 1 nước
của nhân dân do dân và vì dân hết sức bảo vệ chế độ
=> ý đảng, lòng dân
* Khó khăn:
- Về chính trị, quân sự: chính quyền non trẻ, quân đội ấu thơ:
+ Chính phủ ra mắt quốc dân đồng bào chỉ là chính phủ lâm thời tức chính
phủ tạm thời, chưa phải là chính phủ chính thức, chưa đủ cơ sở pháp lý thực hiện
chức năng đối nội, đối ngoại.

Vicky Hoàng
+ Tiền thân của quân đội nhân dân VN là Đội VN tuyên truyền giải phóng
quân (22/12/44) ra đời, đến 9/45 còn chưa tròn 1 năm. Các cuộc chiến sảy ra chỉ là
du kích chiến để có thể có chiến dịch đánh công kiên trên điện biên phủ năm 54 lực
lượng VN trải qua 9 năm rèn luyện=> vũ trang thừa về lòng dũng cảm nhưng yếu về
tổ chức, thiếu về kinh nghiệm.
“Hễ cái gì gây hại cho dân thì đó là giặc” HCM
- giặc đói: Nạn đói cũ khiến hơn 2tr đồng bào ta chết đói chưa giải quyết hết
thì lũ lụt lớn gây vỡ đê 9 tính Bắc bộ sau đó lại hạn hán kéo dài, hàng hóa khan hiếm,
lạm phát gia tăng => nạn đói mới cbi sảy ra
- giặc dốt: 95% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội tràn nan “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu, một dân tộc yếu thì không thể đoàn kết chống được kẻ thù” HCM
- Giặc nghèo: ngân khố VN trống rỗng, ngân hàng Đông Dương còn 1tr2 tiền
ĐD trong đó khoảng 1 nửa (58 vạn) là tiền rách
- Ngoại xâm, nội phản: theo hội nghị poxdam. Quân đồng minh lấy danh nghĩa
giải giáp quân đội Nhật vào nước ta
+ vỹ tuyếm 16 ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng vào miền Bắc. Trước khi CM TQ
thành công, TQ có 1 cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và ĐCS do Tưởng giới
thạch đứng đầu và là chính quyền thân Mỹ. Mỹ ủy quyền cho tưởng và VN lấy danh
nghĩa giải giáp quân đội Nhật nhưng thực chất vào để tiêu diệt chính quyền VN còn
non trẻ.
+ Vỹ tuyến 16 vào Nam: Quân Anh vào Sài Gòn mở đường cho Pháp vào VN
+ 6 Vạn quân nhật chờ giải giáp vũ khí trên khắp đất nước
+ Các tổ chức phản cách mạng sống lưu vong ở bên ngoài về VN, các tổ chức
trong nước góc dậy: Việt quốc, việt cách, đại việt
=> Vận mệnh dân tộc như Ngàn cân treo sợi tóc

Vicky Hoàng
3.1.2. Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng
* CHỦ TRƯƠNG chỉ thị KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC CỦA ĐẢNG
(25/11/45)
Nhiệm vụ cần giải quyết
- củng cố chính quyền: Nhiệm vụ quan trọng nhất để tạo nội lực, có đủ cơ sở
pháp lý đối nội đối ngoại, chống thù trong giặc ngoài
- Chống thực dân Pháp xâm lược: xét về số lượng kẻ thù, lực lượng đế quốc
ở VN có: Tưởng, Pháp, Anh, Nhật. Trong đó quân Trung hoa dân quốc lấy danh
nghĩa quân đồng minh vào VN nhưng thực chất để chiếm VN, k che dấu dã tâm tiêu
diệt cộng sản nhưng sau chiến tranh tg t2 ở TQ đã âm ỷ bùng lên nội chiến giưuax
Quốc Dân Đảng và ĐCS nếu nội chiến sảy ra Tưởng buộc phải điều quân về TQ nên
chiến trường chính là ở TQ. Bên cạnh đó, TQ vào với danh nghĩa quân đồng minh,
cần có 1 cớ mới có thể đánh VN mục tiêu chính là Diệt cộng cầm Hồ. 6 Vạn quân
Nhật ở VN như rắn mất đầu, đã tê liệt hoàn toàn. Quân Anh chỉ là kẻ dọn đường cho
Pháp, Đông Dương k nằm trong tầm ngắm của Anh. Quân Pháp thể hiện rõ mục đích,
dã tâm xâm lược VN 1 lần nữa. ĐD nói chung và VN nói riêng là hệ thống thuộc địa
lý tưởng của Pháp nên Pháp chấp nhận nhẫn nhục chia sẻ lợi ích trong Chiến tranh.
Sau chiến tranh, ngay lập tức Pháp muốn quay lại VN.
- Bài trừ nội phản
- Cải thiện đời sống nhân dân
- Vê ngoại giao: Thực hiện chủ trương “Hoa – Việt thân thiện”, đối với Pháp
“Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”
* Xây dựng chính quyền
- Tổ chức tổng tuyển cử trên toàn quốc (6/1/46), bầu ra quốc hội khóa I đại
diện đồng báo ta trên cả nước. lần đầu tiên trong lịch sử người dân VN được thực
hiện quyền dân chủ bỏ lá phiếu bầu ra quốc hội. hơn 90% dân số đi bầu cử bầu ra
333 ghế
Vicky Hoàng
- Thành lập chính phủ chính thức do Chủ tịch HCM đứng đầu
- Ban hành hiến pháp 1946
- Quân đội quốc gia được chấn chỉnh
=> tạo cơ sở pháp lý từng bước củng cố chính quyền
* Giải quyết nạn đói
- Giải pháp trước mắt: thực hành tiết kiệm, phong trào ngày đồng tâm, hũ gạo
cứu đói, Bác đề ra và xung phong thực hành đầu tiên: Cứ 10 ngày sẽ nhịn ăn 1 bữa
- Giải pháp lâu dài: Tăng gia sản xuất
* Giải quyết giạc dốt
- Trước mắt: Phong trào bình dân học. 8/9/45 HCM ký sắc lệnh thành lập Nha
bình dân học vụ
- Lâu dài: Mở mang, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo hệ thống cán bộ đủ
đức đủ tài phục vụ cách mạng
* Giặc nghèo
- Trước mắt: Kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân quyên góp thông qua: Tuần lễ
vàng, quỹ độc lập. sau phong trào thu được: 370 kg vàng, 20tr cho Quỹ độc lập, 40tr
cho quỹ đảm phụ quốc phòng => ý đảng hợp với lòng dân dẵn sàng hy sinh tài sản,
tinh mạng để bảo vệ => tính sáng tạo trong bản cương lĩnh đầu tiên đã được minh
chứng
- Lâu dài: chủ động về tài chính, phát hành đồng tiền VN thay thế cho tiền
Đông Dương.
* Ngoại xâm
- Chủ trương thêm bạn bớt thù, đối với từng thế lực ngoại xâm chúng ta có
cách đối phó riêng.
- Sau 2/9/45 đến trước 6/3/1946: Hòa Tưởng đánh Pháp
- 6/3/46: Hiệp định sơ bộ
- Sau 6/3/46 trước 19/12/46: Nhận nhượng vs Pháp đuổi Tưởng
Vicky Hoàng
=> Thể hiện thiện chí muốn hóa bình của VN
3.1.3. Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ,
đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ
- Đêm 22 rạng sáng 23//9/45, quân đôi
- Nhân dân các tỉnh N Bộ nêu cao tinh thần chiến đấu “Thà chết tự do”
- Đối với quân tưởng: Sách lược hoa việt thân thiện
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho Trung hoa dân quốc, Chấp nhận tiền
quan kim, quốc tệ đã mất giá
+ Nhượng 70 ghế trong quốc hội k qua bầu cử: trong đó có 1 phó chủ tịch
nước (Nguyễn Hải Thần)+ 4 ghế bộ trưởng. Có ý kiến cho rằng chính phủ ta bán
nước nhưng Chủ tịch HCM có giải pháp đúng đắn vì khi nhìn tổng thể nguyên tắc
trong ngoại giao cái gì sang nhường cho Tưởng, thực quyền k bao giờ bỏ. 70 ghế
quốc hội nhiều nhưng tổng số ghế quốc hội của VN là 333 ghế. VN thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số hữu danh vô thực, 4 ghế bộ trưởng
chưa chiếm quá bán. Phó chủ tịch nước nhường cho người đứng đầu đảng Việt Cách
nhưng ghế chủ tịch ta k nhường.
+ Hạn chế xảy ra xung đột
=> Đói cho ăn, nghèo cho tiêu tiền, cần chính quyền cho vào quốc hội => nạt
mềm buộc chặt nhìn bên ngoài ta vẫn thấy VN đang giúp đỡ Tưởng => Tưởng k có
cớ để đánh VN => Chiến lược Hoa Việt thân thiện
- Đối với Pháp
28/2/46: Hiệp ước Hoa Pháp => VN rơi vào hoàn cảnh cùng lúc phải đối mặt
với nhiều kẻ thù vì Nội chiến ở TQ sắp diễn ra, TQ muốn nhượng lại quyền lợi ở
Bắc VN cho Pháp
+ 6-3-46: Ký hiệp ước sơ bộ
✓ Pháp công nhân VN Dân chủ cộng hòa là quốc gia tự do nằm trong khối
Hòa Pháp có chính phủ , nghị viện, tài chính quân đội riêng
Vicky Hoàng
✓ Cho pháp đem 15 vạn quân ra Bắc thay Tưởng
✓ 2 bên ngừng bắn tiến tới giải pháp ngoại giao
 Được công nhận tự do, có thêm thời gian, mượn 15 vạn quân Pháp để đuổi
20 vạn quân tưởng, thể hiện thiện chí hòa bình của VN
+ 9/3/46: Thường vụ trung ương Đảng đã ra bản chỉ thị Hòa để tiến phân tích,
đánh giá chủ trương hòa hoãn và khả năng phát triển của tình hình
+ 14/9/46: Tạm ước ngày 14/9 tại MácXay (Pháp) đồng ý nhân nhương thêm
cho pháp 1 số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở VN
* ý nghĩa
- Ngăn chặn bước tiến của đội quân xâm lược Pháp ở Nam ộ, vạch trần và làm
thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các kẻ thù
- Củng cố, giữ vững và bảo vệ bộ máy chính quyền cách mạng từ Trung ương
đến cơ sở và nhưungx thành quả của cuộc CM T8
- Tạo thêm thời gian hòa bình, hòa hoãn tranh thủ xây dựng thực lực, chuẩn
bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
3.2. Đường lối kháng chiến toàn quốc và quá trình tổ chức thực hiện từ
năm 1946 đến năm 1950
3.2.1. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của
Đảng
* Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa: do bản chất hiếu chiến cả thực dân Pháp, dã tâm muốn
xâm lược nước ta 1 lần nữa (VN là mắ/t sịch quan trọng nhất trong sợi dây chuyền
thuộc địa của Pháp)
- Trực tiếp: 18/12 Đại diện Pháp ở HN gửi tối hậu thư đòi phía VN giải giáp,
giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, đòi độc quyền thực thu nhiệm vụ kiểm soát, giữ
gìn an ninh, trật tự thành phố,… (Nếu chúng ta chấp nhận tối hậu thư đồng nghĩa với

Vicky Hoàng
việc ta đầu hành pháp. Nguyên tắc ngoại giao của VN là mềm dẻo về sách lược,
cứng rắn về nguyên tắc)
* Quá trình hình thành và nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống
thực dân Phá xâm lược
- Đường lối kháng chiến chống TD Pháp của đảng ta được hình thành, bổ sung,
phát triển qua thực tiễn CMVN trong những năm 45 đến 47
- Nội dung cơ bản: thông qua 3 văn kiện
✓ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/46)
✓ Chỉ thị toàn dân kháng chiến:
✓ Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi (Trường Chinh) 1947
=> Dựa trên sức mạnh toàn dân, tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện,
lâu dài và dựa vào sức mình là chính tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
Mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Pháp là đánh đuổi thực dân Pháp xâm
lược
- Toàn dân: tất cả nhân dân cùng đồng lòng kháng chiến. đem toàn bộ sức dân,
tài dân cùng kháng chiến phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc chiến đầu và
chiến thắng kẻ thù xâm lược. trong lịch sử VN phải trải qua rất nhiều cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm. Trong các cuộc đối đầu kẻ thù đa phần mạnh hơn ta và
nguyên nhân giành lên chiến thắng là sự lãnh đạo đại đoàn kết dân tộc quân dân 1
lòng hòa nước sông chén rượi ngọt ngào khiến vó ngựa Mông cổ phải chùn bước
trên đất Đại Việt. 3 lần VN thất bại trong: An Dương Vương thất bại trong chiến đấu
chống Triệu Đà (TK T2: do chủ quan mất cảnh giác chưa kịp phát động chiến tranh
nhân dân), Nhà Hồ chống Minh (nhà Hồ khi thay thế nhà Trần đã có sự chuẩn bị,
phòng thủ nghiêm ngặt nhưng trước sức mạnh của đội quân phương Bắc cùng với
nhà Hồ k được lòng dân vì mang tiếng cướp ngôi nhà Trần, thi hành hàng loạt các
chính sách k phù hợp), Nhà Nguyễn chống Pháp (xa rời chiến tranh nhân dân, có
truyền thống nhưng xa rời truyền thống đi từ chiến đấu đến đầu hàng từng bước và
Vicky Hoàng
cuối cùng là đầu hàng hoàn toàn). Thất bại của những cuộc chuyến này có nhiều
nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản là do chưa tập hợp đc sức mạnh của nhân
dân, chưa có chiến tranh nhân dân. => Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân
- Toàn diện: Đánh giặc trên tất cả các mặt trận vì Pháp k chỉ đánh ta trên mặt
trận quân sự mà còn tấn công khắp mặt trận chính trị văn hóa kinh tế quân sự VN cx
cần triển khai kháng chiến khắp mọi mặt trận => phát huy nội lực, phát huy toàn bộ
sức mạnh vật chất, tinh thần để chiến đấu. Muốn thắng được kẻ thù chúng ta cần
đánh ngược lại đường lối của chúng. Pháp muốn đánh nhanh thắng nhanh, dựa vào
quân số đông, hỏa lực mạnh để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ta lựa chọn đánh
lâu dài.
- Trường kỳ: kháng chiến lâu dài, Lúc đầu Pháp mạnh lược lượng ta yếu =>
Cần thời gian để chuyển hóa lực lượng
- Dựa vào sức mình là chính: dựa vào sức mạnh nội lực. Những năm đầu của
cuộc kháng chiến nước ta bị cấm vận, chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ
ngoại giao nên cần dựa vào sức mình là chính
=>
3.2.2. Tổ chức, chỉ đạo cuộc khảng chiến từ năm 1947 đến năm 1950
- Kinh tế, văn hóa, xã hội: Đảng tiếp tục chủ trương đẩy mạnh phong trào tăng
gia sản xuất tự cấp tự túc lực lượng, đảm bảo đời sống cho bộ đội và nhân dân.
- Về quân sự:
+ Cuộc kháng chiến đầu tiên là ở các đô thị phía Bắc vỹ tuyến 16 với tinh thần
Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh nhằm giữ châm địch, tiêu hao sinh lực địch giam
địch tại các đô thị. vì đây là nơi tập chung cơ quan chủ lực, đầu não của Đảng và
chính phủ chủ lực của ta. Pháp để thực hiện chiến lược đánh nahnh thắng nhanh của
mình cần chiếm được cơ quan đầu não của ta, muốn thực hiện âm mưu lấy chiến
tranh nuôi chiến tranh. Nên để thực hiện kháng chiến trường kỳ lâu dài ta cần giữ
vững cơ quan đầu não của Đảng, chính phủ và lực lượng chủ lực của ta để lực lượng
Vicky Hoàng
này rút lên căn cứ Việt Bắc làm cơ sở tiếp tục đường lối chiến thắng => Bước đầu
làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp => Chiến lược phòng thủ
+ Chiến dịch Việt bắc thu đông 47, Pháp đã huy động khoảng 15.000 quân,
tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt bộ chính trị, đầu não, bộ đội chủ lực để nhanh
chóng kết thúc chiến tranh. Pháp hành quân theo hướng 2 mũi gọng kìm. 1 mặt cho
cảnh quân nhảy dù xg Bắc Kan, chợ đồn, chợ mới,…. Hòng bắt sống chính phủ ta;1
cánh quân bộ hành quân lạng Sơn, cao bằng; 1 cánh quân thủy đi hướng sông Hồng,
s Mã, S lô… trước tình hình đó,15/10/47, Ban thường vụ trung ương Đảng ra chỉ thị
phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp => Các trận chiến: Đoan Hùng,
Khe Lau, đèo bông lau… Con đường số 4 trở thành con đường chết, Việt Bắc trở
thành mô chôn giặc Pháp => Sau 75 ngày đêm chiến đấu liên tục quân và dân ta đã
lần lượt bẻ gãy tất cả các mũi tiến công nguy hiểm của giặc Pháp => Làm phá sản
chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp buộc pháp chuyển sang đánh lâu dài
với ta, lực lượng quân sự được trưởng thành trong thực tế, bảo vệ cơ quan đầu não.
+ Pháp thực hiện kế hoahcj Rơ ve: thiết lập hành lang Đông Tây: Hà Nội-Hải
Phòng_Hòa Bình_Sơn La và đẩy mạnh phòng thủ đường số 4 nhằm cô lập căn cứ
địa Việt Bắc. Tháng 6-50 Ban thường vụ Trung ương đảng quyết định mở chiến dịch
quân sự lớn tiến công dọc tuyến biên giới Việt trung thuộc 2 tỉnh Cao Băng và Lạng
Sơn nhắm tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc tạo hành
lang mở rộng quan hệ thông thương với TQ và các nước XHCN => Việt Nam tiến
hành Đánh Đông Khê, thất khe bị uy hiếp, Pháp đưa quân lên theo hướng gọng kìm
nhưng thất bại. Chiến dịch do ta chủ động tấn công => Bước đầu giành được thế chủ
động trên chiến trường chính Bắc bộ đẩy Pháp vào thế bị động => Mở ra thời kỳ mới
CM VN chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
- Trên mặt trận ngoại giao: Đầu năm 50, HCM đi thăm TQ, LX và sau đó lần
lược chính phủ TQ (18/1/50), LX (30/1/50) và các nước dân chủ nhân dân đông âu,

Vicky Hoàng
triều tiên (2/50) công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nhà nước VN Dân chủ
Cộng hòa
3.3. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1945)
3.3.1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần II và chính cương của Đảng
- TG: 2/51
- thông qua báo cáo chính trị
- Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên Đảng lao động VN
- Thông qua chính cương của Đảng lao động VN
3.3.2. Đẩy mạnh phát triển cuộc kháng chiến về mọi mặt
- Với thế chủ động trên chiến trường quân ta liên tiếp mở các chiến dịch: Hòa
bình, Tây Bắc thu đông 1952, Thượng Lào,… nhằm tiêu diệt 1 bộ phân sinh lực địch
giải phóng một phần vùng tây bắc, phá âm mưu lập Xứ thái tự trị của thực dân
Pháp=> Giữ vững và phát huy quyền chủ động trên chiến trường => VN k chỉ có
khả năng đánh địch ở vùng rừng nói mà còn có khả năng đánh ở đồng bằng nơi pháp
có thể triển khai vũ khí hiện đại
- 11/53 hội nghị BCH trung ương đảng lần t5 và hội nghị toàn quốc lần thứ
nhất quyết định thông qua cương lĩnh ruộng đất của Đảng lao động VN
- 4/12/53 tại kỳ họp thứ 3, quốc hội khóa I đã thông qua luật cải cách ruộng
đất
=> độc lập dân tộc và người cày có ruộng là 2 khẩu hiệu ngay từ trong cương
lĩnh đã được nêu ra. Trong quá trình kháng chiến để tập trung vào nhiệm vụ dân tộc
đôi khi nhiệm vụ cách mạng ruộng đất bị hoãn lại. sau khi giành độc lập, nước ta rơi
vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc và chuẩn bị kháng chiến chống Pháp trở lại xâm
lược nên chưa được thực hiện. đến giờ đảng bắt đầu biên khẩu hiệu thành hiện thực
3.3.3. Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao kết thúc thắng lợi cuộc
kháng chiến
* Bối cảnh
Vicky Hoàng
- ta có sự phát triển về lực lượng liên tiếp thắng lợi
- Pháp bị xa lầy ngày càng sâu liên tiếp thất bại chiến phí tăng vọt, nội bộ lục
đục, chính phủ pháp dựng lên sụp đổ liên tục Pháp phải 7l thay đổi cao ủy 8l thay
đổi tổng chi huy, ngày càng lệ thuộc vào Mỹ. Lợi dụng sự xa lầy của Pháp Mỹ can
thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh Đông dương thông qua các khoản chiến phí.
Khoảng chi viện của Mỹ trong năm cuốc chiến tranh lên tới 70% => Pháp muốn kết
thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho mình, giành 1 chiến thắng quân sự.
Nava được trải nghiệm qua chiến trường chiến tranh tg t2, đảm nhiệm chức
tổng tham mưu trưởng… khối liên minh quânn sự bắc đại tây dương Nato
* Nội dung
- Kế hoạch Nava (1953) chia 2 bước
+ Thu động 1953 đến xuân 1954: Giữ thế chủ động tại chiến trường miền Bắc
và tiến công ở miền N, mở rộng ngụy quân, ngụy quyền, xây dựng lực lượng cơ
động mạnh, tránh giao chiến với quân chủ lực cuả ta
+ Thu đông 1954: Chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc giành chiến
thắng quân sự gây sức ép trên bản đám phán
- Để thực hiện kế hoạch Nava đã:
+ Nava chủ trương chủ trương tăng cường tập trung binh lực, hình thành
những Quả đấm thép để quyết chiến với chủ lực của Việt Minh
+ Ráo riết bình định và bắt lính huy động 84 tiểu đoàn
+ Tập trung 44 tiều đoàn ccow động ở ĐB BB
+ Mở nhiều cuộc hành quân càn quét lởn Bắc Bộ, Lạng sơn, bình trị thiên, N
Bộ, phá hoại vùng tự do của ta
=> Kế hoạch Nava dự kiến thực hiện trong vòng 18 tháng nhằm chuyển bại
thành thắng

Vicky Hoàng
=> Nava đã đi khảo sát tất cả các chiến trường đưa ra kế hoạch nava Kế hoạch được
sự nhất chí cao chính phủ Pháp thông qua, Mỹ tán thành và đồng thuận của cấp dưới
=> được hy vọng đủ mọi điều
- Sức mạnh của kế hoạch Nava năm ở khối cơ động mạnh tạo ra quả đấm thép
để tiêu diệt lực lượng của ta tuy nhiên gặp nhược điểm là sự mâu thuẫn giữ Tập trung
và phân tan lực lượng. Chiến trường ĐD vô cùng rộng lớn mà lực lượng quân Pháp
có hạn. Nếu tập trung thì k thể chiếm đóng hết các vị trí, nếu phân tán thì lực lượng
mỏng => Pháp tập trung thì ta phân tán
- Cuộc tién công chiến lược Đông xuân 1953-1954: Cuốc t9/53 bộ chính trị
họp bàn và thông qua chủ trương tác chiến chiến lược Đông xuân 1953-1954 nhằm
tiêu diệt 1 bộ phân sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng của ta, giữ vững thế chủ động
buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó với ta trên những vị trí xung yếu mà
địch k thể bỏ. Đánh ăn chăc, tiến ăn chắc, chắc
+ ĐB Bắc Bộ,
+ 12/53: Tấn công Tây Bắc => Điện biên phủ,
+ Chiến dịch Trung lào => Xênô,
+ 1954: Chiến dịch thượng Lào => Thượng lào, luông pha păng, mường xài;
+ Chiến dịch tây nguyên => Tây Nguyên
=> Phân tán lược lượng khắp chiến trường ĐD khi ta tấn công 1 nơi Pháp rất
khó để điều quân => Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava
- Trong quá trình triển khai kế hoạch, Nava đã từng bước biến Điện biên phủ
- 1 địa danh vùng TB VN trở thành 1 căn cứ quân sự khổng lồ và là tâm điểm của
kế hoạch, 1 pháo đài khổng lồ k thể công phá, được giới quân sự chính trị pháp mỹ
đánh giá là 1 cỗ máy để nghiền Việt Minh => Pháo đài bất khả xâm phạm
Điện biên phủ là sản phẩm từ thế bị động, Lúc đầu Pháp muốn tập trung tại
DB BB để triển khai thế đánh hiện đại với trang vũ khí tối tân máy bay chiến đấu.
Khi kế hoạch bước đầu phá sản Nava buộc phải thay đổi kế hoạch. Điện biên phủ là
Vicky Hoàng
nơi có chiến lược quan trọng khống chế được TB, ảnh hưởng Nam TQ, ĐD. Với địa
thế lòng chảo dễ thủ khó công. Cách xa hậu phương của ta, đường lên Điện biên phủ
là con đường độc đạo, Pháp cho rằng để lên Điện biên phủ chỉ có thể đi được đường
Hàng không. Quân ta không thể đảm bảo về vũ khí, lương thực quân ta k thể đưa
được trọng pháo để tấn công.
Mặc dù là sản phẩm của sự bị động nhưng Điện biên phủ trở thành trung tâm
của kế hoạch nava. Để phá được kế hoạch Nava ta phải phá được căn cứ điện biên
phủ.
- 6/12/1953: Đảng ra chỉ thị phá tan căn cứ điện biên phủ Chủ trường đánh
nhanh thắng nhanh vì khi quân pháp mới nhảy dù xg điện biên phủ chỉ có thép gai,
chưa có sự chuẩn bị nhưng để lâu sẽ có sự chuẩn bị. Tuy nhiên sau khi đi khảo sát,
đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thay đổi kế hoạch chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh
sang Đánh chắc tiến chắc chia 3 đợt
- 13-17/3 tập trung tấn công quân khi B: himlam, độc lập, bảng kéo
- 30/3-26/4: phân khu trung tâm
- 1/5 – 7/5/54: tiêu diệt địch và các cứ điểm cogn lại
- Chiều 7/5 quân ta toàn thắng
=> Mở ra khả năng kết thúc chiến tranh ĐD
- Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao và hiệp định đình chỉ chiến sự ở VN,
bản tuyên bố cuối cùng về vấn đề Lập lại hòa bình ở ĐD ngày 21/7/54. Ngày
8/5/1954, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh ĐD chính thức khai mạc ở
Giơnevo. 21/7/54
Nguyên nhân thắng lợi
- sự lãnh đạo cảu Đảng
- Truyền thống yêu nước, kiến cường bất khuất của dân tộc
- Sự đồng lòng của nhân dân
- Gắn bó keo của 3 nước ĐD
Vicky Hoàng
- Sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế
3.4. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng về lãnh đạo kháng chiến
3.4.1. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến
- Với VN
+ Đánh thắng đế quốc lớn, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạnh
+ Giải phóng miền B tạo tiền đề nước phát triển lên thời kỳ quá độ xây dựng
CNXH
- TG
+ Mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ
+ Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới (1960: Năm châu Phi, 17 nước châu
phi giành độc lập)
=> 1 dân tộc có thể đất k rộng, người k đông, cơ sở vật chất nghèo nàn nhưng
chỉ cần có quyết tâm, có đường lối đúng đắn, sự ủng hộ của lực lượng tiến bộ nhất
định sẽ thành công
3.4.2. Kinh nghiệm của Đảng

Vicky Hoàng

You might also like