You are on page 1of 30

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

Khoa Kinh tế và Phát triển


-----------------------

BÀI TIỂU LUẬN


HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG
HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2022-2023

Tên đề tài: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TẬP ĐOÀN
APPLE

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Cường


Danh sách thành viên
STT Mã sinh viên Họ và tên Lớp
1 20K4280031 Hoàng Thái Quốc An K54A Logistics
2 20K4280033 Lê Tuấn Anh K54A Logistics
3 20K4280047 Phan Thùy Duyên K54A Logistics
4 20K4280002 Hồ Ngọc Quốc Đạt K54A Logistics
5 20K4280058 Hoàng Xuân Hồng K54A Logistics
6 20K4280113 Đặng Văn Thành Quân K54A Logistics
7 20K4280024 Bùi Thị Huyền Trang K54A Logistics
8 20K4280129 Bùi Hoàng Anh Thư K54A Logistics

TP. Huế, tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................................................1
2.2. Lí do chọn đề tài.........................................................................................................................1
2.3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................2
2.4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................2
2.5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................................2
2. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU/CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................3
2.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng......................................................................................................3
2.2. Mục tiêu của chuỗi cung ứng.....................................................................................................5
2.3. Tổng quan về tình hình chuỗi cung ứng tại Việt Nam.................................................................5
2.4. Tổng quan về Apple....................................................................................................................6
2.4.1. Giới thiệu chung về Apple:.................................................................................................6
2.4.1.1. Doanh nghiệp Apple là gì?.............................................................................................6
2.4.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp Apple:............................................6
2.4.1.3. Những sản phẩm làm nên thương hiệu của tập đoàn Apple:........................................7
2.4.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh:..........................................................................................7
3. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG APPLE......................................................................8
3.1. Bản đồ chuỗi cung ứng Apple.....................................................................................................8
3.1.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng của Apple........................................................................................8
3.1.2. Các tác nhân tham gia trên chuỗi cung ứng của Apple.......................................................9
3.1.3. Phân tích kinh tế chuỗi cung ứng Apple...........................................................................15
3.2. Đặc điểm sản phẩm và người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng của Apple...............................16
3.2.1. Đặc điểm sản phẩm..........................................................................................................16
3.2.2. Đặc điểm người tiêu dùng................................................................................................17
3.3. Phân tích mối quan hệ và cách thức giao dịch giữa các tác nhân chính...................................17
3.3.1. Mối quan hệ giữa các tác nhân........................................................................................17
3.3.2. Các cách thức giao dịch....................................................................................................19
3.4. Phân tích chuỗi cung ứng Apple dựa trên mô hình SWOT.......................................................21
3.4.1. Strengths – Điểm mạnh của chuỗi cung ứng Apple..........................................................21
3.4.2. Weaknesses – Điểm yếu của chuỗi cung ứng Apple.........................................................22
3.4.3. Opportunities – Cơ hội của chuỗi cung ứng Apple...........................................................23
3.4.4. Threats – Thách thức của chuỗi cung ứng Apple..............................................................24
4. KẾT LUẬN..........................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................26
1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Trong tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp trong lĩnh
vực kinh doanh nào cũng mong muốn thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và thu
được lợi nhuận lớn nhất. Điều này đồng nghĩa với việc mọi doanh nghiệp cần đặt ra
cho mình hai mục tiêu cơ bản: nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và giảm tổng
chi phí. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần tính toán: Làm thế nào để đạt được hiệu
quả trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất
đến khâu cuối cùng của quá trình phân phối. Một trong những lợi thế nhằm phát triển
được doanh nghiệp, phát triển một sản phẩm chính là việc phân tích chuỗi cung ứng để
tìm ra các giải pháp tối ưu hóa các khoản chi phí vừa tăng thêm lợi nhuận cho doanh
nghiệp lại vừa tăng hiệu quả cho hoạt động của chuỗi cung ứng. Những năm gần đây
chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất đã chứng tỏ vị thế quan trọng của mình trong
việc thúc đẩy nền kinh tế. Sự xuất hiện nhiều công ty trong lĩnh vực dịch vụ đã khiến
cho sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sự cạnh tranh này được ví như một cuộc cạnh
tranh giữa các chuỗi cung ứng. Điển hình trong hoạt động hiệu quả của chuỗi cung
ứng phải kể đến chính là chuỗi cung ứng của tập đoàn Apple.

2.2. Lí do chọn đề tài

Công ty Apple, được sáng lập bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne
vào ngày 01.4.1976. Dù trải qua một giai đoạn kém thành công và có thời điểm gần
như phá sản vào giữa thập niên 1990, Apple đã được tái thiết với sự quay trở lại của
Steve Jobs vào năm 1997. Ngày nay, Apple được xem là một trong những công ty dẫn
đầu về đổi mới, thiết kế và phát triển sản phẩm, thương hiệu, marketing và hệ sinh thái
phần mềm. Thành công của Apple là rõ ràng với doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng
trong nhiều năm qua. Tuy vậy, những nhân tố chủ yếu đưa đến thành công này cũng là
một đề tài có nhiều tranh luận khác nhau: vị trí tài chính của Apple, chiến lược khác
biệt hóa sản phẩm, trình độ xây dựng thương thiệu và marketing, chiến lược bán lẻ với
các cửa hàng bán lẻ Apple Store, quyền nắm giữ và kiểm soát cả phần cứng và phần
mềm, trình độ quản trị chuỗi cung ứng.Trong các nhân tố trên, nhiều chuyên gia tin
rằng, năng lực vượt trội về quản trị chuỗi cung ứng là nhân tố quan trọng hàng đầu

1
giúp Apple vượt lên nhiều công ty trong ngành để trở thành công ty có giá trị nhất trên
thế giới vào năm 2012 và là công ty đầu tiên trên thế giới đạt giá trị 700 tỷ USD
(Kopytoff, 2015).

Để có được vị thế trong môi trường cạnh tranh như ngày hôm nay trong nhiều
năm liền chắc hẳn Apple phải cố gắng và nỗ lực hết mình để không ngững nâng cao
chuỗi cung ứng của họ. Vậy Apple đã có chuỗi cung ứng như thế nào để luôn thành
công trong thời gian dài.

Xuất phát từ những ý tưởng trên, nhóm đã chọn đề tài “Phân tích chuỗi cung ứng
của tập đoàn Apple” làm bài tiểu luận học phần Phân tích chuỗi cung ứng ” nhằm phân
tích các hoạt động trong chuỗi cung ứng của công ty Apple, từ đó tìm hiểu về các yếu
tố tạo nên một chuỗi cung ứng hiệu quả.

2.3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Phân tích chuỗi cung ứng của tập đoàn Apple, từ đó đưa ra
nhận xét và kết luận hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của tập đoàn Apple.

Mục tiêu cụ thể:

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng.

 Phân tích, đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng của tập đoàn Apple.

 Đưa ra nhận xét và kết luận hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của tập đoàn
Apple.

2.4. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đề tài hướng đến là các nhà cung cấp dữ liệu, nhà sản xuất,
nhà phân phối, nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ, tiêu dùng tạo nên một chuỗi cung
ứng của công ty Apple.

2.5. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu về hoạt động của các thành viên trong
chuỗi cung ứng của tập đoàn Apple.

2
Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu về hoạt động của các thành viên trong chuỗi
cung ứng của tập đoàn Apple từ năm 2005 đến 2021.

Về mặt nội dung:

 Nghiên cứu về hệ thống cơ sở lý luận chuỗi cung ứng.


 Nghiên cứu về hoạt động của các thành viên trong chuỗi cung ứng của tập
đoàn Apple.

2. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU/CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng

Hiện nay, để có thể thành công trong môi trường kinh doanh thường xuyên thay
đổi, các doanh nghiệp không chỉ cần tập trung vào hoạt động của riêng mình mà còn
phải quan tâm đến hoạt động kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của
mình. Bởi vì, khi muốn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như thị hiếu thường
xuyên thay đổi của khách hàng, doanh nghiệp buộc phải quan tâm sâu sắc hơn đến
dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ
của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển và bảo quản sản phẩm hoàn thành đến tay
người tiêu dùng cuối cùng. Cạnh tranh có tính toàn cầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ
sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày
càng cao hơn đã thúc ép các doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều vào chuỗi
cung ứng của họ. Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ
truyền thông và vận tải, đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng.

Nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đã đưa ra nhiều khái
niệm về chuỗi cung ứng:

“Chuỗi cung ứng bao gồm các liên kết giữa các tổ chức trong dòng chảy xuôi
chiều và ngược chiều của sản phẩm, dịch vụ, tài chính, thông tin từ nguồn ban đầu đến
khách hàng cuối cùng” (Robert M. Monczka, Robert B. Handfield, Lary C. Giunipero,
James L. Patterson, 2009, trang 10).

“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm
thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành

3
phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng” (Ganesham, Ran & Terry P.
Harrison, 1995, trang 6).

“Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hay
dịch vụ ra thị trường” (Lambert, Douglas M., James R. Stock & Lisa M. Ellram, 1999,
trang 14).

“Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp
hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng” (Nguyễn Kim Anh, 2006, trang
7).

Như vậy có thể thấy, theo các tác giả trên thì chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các
vấn đề trực tiếp hay gián tiếp liên quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và tất
cả các vấn đề này lại có quan hệ qua lại tác động đến sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng.
Đồng thời, một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản: nhà
cung cấp nguyên liệu thô, nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý bán lẻ, khách hàng. Ví
dụ, một khách hàng đi vào hệ thống siêu thị GO! để mua đường. Chuỗi cung ứng bắt
đầu với khách hàng và nhu cầu về đường. Giai đoạn tiếp theo của chuỗi cung ứng này
là siêu thị GO!, nơi mà khách hàng đến mua đường. Để đảm bảo nhu cầu của khách
hàng, siêu thị GO! đã lưu trữ tồn kho các sản phẩm hoặc được cung cấp từ một nhà
phân phối. Nhà phân phối nhận hàng từ các công ty sản xuất, chẳng hạn như QFV.
Nhà máy sản xuất của QFV nhận nguyên vật liệu từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau
mà chính những nhà cung cấp này lại nhận hàng từ các nhà cung cấp khác nữa. Ví dụ,
nguyên liệu đóng gói bao bì đến từ công ty bao bì Nam Tiến trong khi chính công ty
này nhận nguyên vật liệu để sản xuất bao bì từ các nhà cung cấp khác.

Chuỗi cung ứng luôn hàm chứa tính năng động và nó liên quan đến dòng thông
tin nhất định về sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau. Trong ví dụ ở
trên, GO! cung cấp sản phẩm, cũng như giá cả và sự sẵn sàng về thông tin cho khách
hàng. Khách hàng sẽ trả tiền cho GO!. GO! sẽ truyền tải dữ liệu bán hàng cũng như
đơn đặt hàng đến nhà kho hoặc nhà phân phối, và họ sẽ chuyển hàng đến cửa hàng.
Đổi lại GO! sẽ chuyển tiền cho nhà phân phối sau khi nhận được hàng. Nhà phân phối
cũng cung cấp thông tin về giá cả và gửi lịch trình giao hàng cho GO!.

4
Quản trị chuỗi cung ứng là gì? Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản
xuất, tồn kho, địa điểm, vận chuyển và thông tin giữa các thành viên tham gia trong
chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường

2.2. Mục tiêu của chuỗi cung ứng

Trước hết, chuỗi cung ứng cân nhắc đến tất cả các thành phần, đối tượng của
chuỗi cung ứng, những tác động của nó đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản
phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng, từ nhà cung ứng tới các cơ sở sản xuất thông
qua các trung tâm phân phối tới các nhà bán lẻ, các cửa hàng.

Thứ hai, mục tiêu của một chuỗi cung ứng là tối đa hóa tổng giá trị do chuỗi tạo
ra. Giá trị của một chuỗi tạo ra từ sự khác biệt giữa sản phẩm cuối cùng và chi phí mà
chuỗi cung ứng phải chịu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đó là khả năng sinh lợi
(được coi như giá trị thặng dư của chuỗi cung ứng), là chênh lệch giữa lợi nhuận thu
được từ khách hàng và chi phí chung của toàn chuỗi cung ứng. Khả năng sinh lợi hay
giá trị thặng dư của một chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ trong tất cả các
giai đoạn chuỗi cung ứng và cho cả những trung gian. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng
càng cao thì chuỗi cung ứng càng hiệu quả. Các dòng chảy thông tin, sản phẩm hay
vốn tạo ra chi phí trong toàn chuỗi cung ứng.

Cuối cùng, quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả
nhà cung cấp, nhà sản xuất, các nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạt
động của công ty ở các cấp độ, từ cấp độ chiến lược tới tác nghiệp.

2.3. Tổng quan về tình hình chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Đại dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia
trên thế giới. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nền kinh tế thế
giớinói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng không những đang chịu những hệ lụy
chưa từng có từ đại dịch Covid-19, mà còn đứng trước nguy cơ chậm phục hồi khi các
biến chủng mới đe dọa đến từng quốc gia và sinh mệnh doanh nghiệp. Kinh tế Việt
Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, đã và đang chịu nhiều tác động của đại
dịch Covid - 19 và tình hình bất ổn chính trị leo thang. Tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã

5
hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương
mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ.

Trong giai đoạn đầu, khi dịch COVID-19 căng thẳng và nguồn cung Vaccine
còn hạn chế, nhiều quốc gia đã phải thực hiện các biện pháp giãn cách thậm chí là
đóng cửa nền kinh tế. Điều này khiến cho hoạt động trao đổi hàng hóa gặp nhiều khó
khăn.

2.4. Tổng quan về Apple


2.4.1. Giới thiệu chung về Apple:
2.4.1.1. Doanh nghiệp Apple là gì?

Apple Inc. là một doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ đa quốc
gia của Mỹ.
Apple Inc.
Họ đã đặt tên đầu tiên cho công ty là Apple Computer, Inc.

Trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San Francisco, tiểu bang California của
nước Mỹ chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy
tính và các dịch vụ trực tuyến.

Trụ sở Apple ở Cupertino, California

Trong gần 50 năm tồn tại của mình, Apple đã có tổng cộng 7 vị CEO. Nhưng
trong số đó nổi bật nhất vẫn là Steve Jobs và Tim Cook. Vì hai vị này đã giúp Apple
gặt hái được những thành tựu to lớn như ngày hôm nay.

Sản phẩm đầu tiên của công ty này là chiếc Apple I. Bấy giờ nó có giá là 666.66
USD. Nhưng nó chỉ có một bo mạch chủ cùng bộ xử lý và bộ nhớ. Cho đến ngày nay
công ty đã có thêm rất nhiều những sản phẩm công nghệ mới. Tất cả đều rất hiện đại
và đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

6
2.4.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp Apple:

Ngày 01/04/1976: Apple đã được thành lập bởi 3 thành viên là Steve Jobs, Steve
Wozniak và Ronald Wayne

Tháng 7/1976: Apple cho ra mắt sản phẩm đầu tiên Apple 1 được bán ra thị
trường với giá 666.66 USD.

Ngày 09/01/2007: Ra mắt chiếc Iphone đầu tiên với màn hình cảm ứng 3.5
inch.

Năm 2014: Đưa ra thị trường Iphone 6 với thiết kế đột phá và độ mỏng đáng kinh
ngạc lúc bấy giờ.

2.4.1.3. Những sản phẩm làm nên thương hiệu của tập đoàn Apple:

Từ khi thành lập cho đến nay, tổng số sản phẩm mà Apple đã sản xuất lên tới
khoảng hơn 220 dòng sản phẩm. Năm 2021 là một năm hoạt động khá thành công của
Apple với hàng loạt những sản phẩm mới đc ra mắt thị trường. Nó đã để lại nhiều ấn
tượng cho người tiêu dùng thế giới. Sau đây là các sản phẩm ấn tượng:

 Điện thoại thông minh: Iphone 13, Iphone 13 pro, Iphone 13 pro max,…
 Máy tính bảng: Ipad air, Ipad pro, Ipad mini…
 Máy tính: Macbook (Air, Pro), Mac.
 Các dòng sản phẩm khác (thiết bị đeo tay, tai nghe, phụ kiện): Airpod, Apple
Watch, sạc, dây sạc…
2.4.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh:
Apple kiếm tiền thông qua ba nguồn lực chính:

 Bán sản phẩm: Iphone, Ipad, Air pod, Apple Watch, phụ kiện,…
 Phí đăng kí các dịch vụ của Apple: iCloud, iTune Store, Apple Music,…
 Phí bảo hành mở rộng cho các sản phẩm của Apple.

7
3. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG APPLE

3.1. Bản đồ chuỗi cung ứng Apple


3.1.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng của Apple

(Kế hoạch chuỗi cung ứng của Apple)

Hoạt động Planning trong chuỗi cung ứng của Apple là ví dụ điển hình về Quy
trình phát triển sản phẩm mới (NPD – New Product Development Process). Đó là sự
tích hợp của hoạt động các phòng ban, từ R & D (Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới), Marketing và các phòng ban khác trong quản lý chuỗi cung ứng. Ngoài ra,
Apple tăng tốc giới thiệu sản phẩm mới bằng cách mua lại giấy phép và hợp tác với
các doanh nghiệp của bên thứ ba. Toàn bộ quá trình về cơ bản giống với các ngành
khác. Điểm thú vị là Apple Inc đã thực hiện thanh toán trước cho một số nhà cung cấp
để đảm bảo nguyên liệu chiến lược luôn sẵn sàng khi cần.

 Các nguyên vật liệu được thu mua từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới,
sau đó, chúng được tập trung sản xuất, lắp ráp tại Trung Quốc (hiện giờ đang
có sự chuyển dịch dần sang một số quốc gia khác).
 Sau khi các sản phẩm được hoàn thành, chúng có thể được vận chuyển trực
tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các hãng Forwarder/chuyển phát nhanh
quốc tế như UPS hay FedEx, … hoặc được chuyển tại các kho lưu trữ tại Mỹ
trước khi được phân phối đến các cửa hàng, nhà bán lẻ của Apple.

8
 Các sản phẩm của Apple sau khi hết vòng đời sản phẩm có thể được gửi trả lại
để thực hiện tái chế an toàn.

Apple Inc. mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó đưa chúng đến nhà
máy lắp ráp tại Trung Quốc. Từ đó, người lắp ráp sẽ gửi sản phẩm trực tiếp đến người
tiêu dùng (thông qua UPS / Fedex) cho những người mua từ Cửa hàng trực tuyến của
Apple.

Đối với các kênh phân phối khác như cửa hàng bán lẻ, bán hàng trực tiếp và các
nhà phân phối khác, Apple Inc sẽ giữ sản phẩm tại trụ sở của hãng tại Elk Grove,
California và cung cấp sản phẩm từ đó. Khi kết thúc vòng đời của sản phẩm, khách
hàng có thể gửi sản phẩm về các cửa hàng Apple gần nhất hoặc các cơ sở tái chế
chuyên dụng.
3.1.2. Các tác nhân tham gia trên chuỗi cung ứng của Apple
a) Nhà cung ứng đầu vào

Các bộ phận khác nhau của các sản phẩm của apple đến từ 150 quốc gia từ nhiều
khu vực khác nhau trên thế giới. Phần lớn ăng-ten, kính, kim loại, bộ cảm biến và
silicon được sản xuất ngoài Mỹ. Apple tìm kiếm các bộ phận và sản xuất ra các sản
phẩm, hầu hết ở nước ngoài, làmột cách thức chuẩn trong ngành công nghệ. Các công

9
ty điện tử cho biết các nhà máy sản xuất châu Á có thể đáp ứng và linh hoạt hơn những
công ty ở bất cứ đâukhác trên thế giới.

Các nhà cung cấp vật liệu chính cho apple như:

 TPK Holdings

TPK Holdings là nhà phân phối tấm cảm ứng lớn nhất thế giới tính về số lượng,
với 30 đối tác tại Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Công ty Đài Loan này cũng là nhà phân phối
tấm cảm ứng lớn nhất cho sản phẩm iPad và iPhone của Apple.

Trong quý 2/2011, trên 70% trong số doanh thu 1,12 tỷ USD của TPK là đến từ
Apple. Doanh thu khổng lồ của các sản phẩm của Apple đã giúp TPK thu được mức
lợi nhuận kỷ lục trong quý vừa rồi. Giới phân tích có đánh giá hết sức khả quan về cổ
phiếu của TPK.

 Intel

Quan hệ giữa Intel và Apple bắt đầu từ năm 2005, khi Jobs tuyên bố chuyển đổi
sang sử dụng bộ xử lý của Intel trong máy tính Macintosh thay vì của IBM như trước
đó. Thế hệ máy tính Mac đầu tiên dùng bộ xử lý của Intel ra đời năm 2006. Một số báo
cáo cho rằng Apple có thể một lần nữa chuyển sang sử dụng chip xử lý trong di động
của Intel trong các sản phẩm của mình như iPhone và iPad.

Intel cũng đã phải nỗ lực rất nhiều nhằm chiếm thị phần trong mảng chip không
dây từ trước đến nay do Qualcomm thống trị. Năm ngoái, Intel đã mua bộ phận không
dây của hãng sản xuất chip Infineon Technologies (Đức) với giá 1,4 tỷ USD. Các
khách hàng sử dụng sản phẩm không dây của Infineon gồm có Apple, Samsung và
Nokia.

Tháng 7/2019, Apple thông báo đạt thỏa thuận với Intel để mua lại phần lớn bộ
phận modem smartphone. Với thương vụ này, Apple mở rộng quyền sở hữu bản quyền
và thiết lập kế hoạch phát triển 5G mạnh mẽ. Trong danh sách nhà cung ứng năm
2019, Intel có 9 nhà máy, 3 tại Mỹ, còn lại ở Israel, Việt Nam, Ireland và Malaysia.

 Samsung Electronics

10
Samsung hiện là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới. Hãng công nghệ khổng
lồ của Hàn Quốc này hiện cung cấp chip và ổ đĩa flash cho Apple. Mối quan hệ hợp
tác của Samsung và Apple mới có từ vài năm trở lại đây, Samsung vừa là nhà cung cấp
vừa là đối thủ của Apple trong mảng điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Năm ngoái, hai công ty này đã có nhiều tranh chấp khi Apple buộc tội Samsung
nhái phần mềm và kiểu dáng của iPhone. Đáp lại, Samsung cũng kiện Apple tội vi
phạm bản quyền. Trong phiên giao dịch hôm thứ 5, cổ phiếu của Samsung đã tăng giá
sau phán quyết của tòa án Hà Lan và thông tin Steve Jobs từ chức.

Mặc dù có những tranh chấp, nhưng 2 công ty này vẫn duy trì mối quan hệ hợp
tác trong sản xuất và phân phối. Nhiều báo cáo cho biết mối quan hệ hợp tác này đáng
giá trên 5 tỷ USD.

 Toshiba

Toshiba chuyên cung cấp tấm LCD cho sản phẩm iPhone 3GS, ổ cứng flash cho
iPhone 4 và được cho là cung cấp màn hình hiển thị Retina của iPhone 4.

Hồi tháng 12/2010, Toshiba công bố kế hoạch chi 1,2 tỷ USD xây dựng nhà máy
tại quận Ishikawa của Nhật để sản xuất tấm LCD độ phân giải cao, chủ yếu để cung
cấp cho iPhone của Apple. Theo Nikkei Business Daily, Apple cũng có vốn trong vụ
đầu tư xây dựng nhà máy này.

 Wintek

Wintek là hãng sản xuất linh kiện điện tử có trụ sở tại Đài Loan và hoạt động tại
Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty này chuyên cung cấp màn hình cảm ứng cho iPhone
của Apple.

Cuộc chiến giá cả đang đặt nhiều gánh nặng lên Winteck. Theo một báo cáo của
Digitimes hồi tuần trước, Winteck đã nhận được những đơn đặt hàng màn hình cảm
ứng từ Apple với mức giá giảm gần 50% so với lô hàng trước, thậm chí số lượng đặt
hàng cho quý 3 cũng tăng đáng kể. Giới phân tích dự đoán Apple có thể đang chuẩn bị
cho việc giảm giá trước khi cho ra mắt sản phẩm mới – iPhone 5.

 Qualcomm

11
Qualcomm là công ty hàng đầu về bán dẫn, di động, sản phẩm và dịch vụ viễn
thông. Qualcomm cung ứng nhiều linh kiện điện tử cho Apple, bao gồm bộ xử lý băng
tần cơ sở, mô-đun quản lý năng lượng, bộ thu phát GSM/CDMA. Đây là những thiết
bị khác nhau dùng trong hệ thống quản lý nguồn thiết bị và thiết bị di động.
Qualcomm cũng cung cấp công nghệ modem cần thiết cho thiết bị Apple.

 Murata

Manufaturing Murata là công ty của Nhật Bản, cung ứng cho Apple từ 26 nhà
máy tại Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Singapore. Apple và
Samsung là hai khách hàng lớn nhất của Murta. Công ty chuyên sản xuất tụ điện bằng
gốm, dùng để quản lý dòng điện trong các thiết bị điện tử.

b) Nhà sản xuất của APLLE

 Foxconn

Tập đoàn công nghệ Foxconn là hãng sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới với
tên giao dịch là Hon Hai Precision Industry – nhà xuất khẩu lớn nhất tại Trung Quốc
đại lục.

Đài Loan là tâm điểm trên bản đồ cung ứng của Apple, trong đó Foxconn là đối
tác lớn nhất và lâu đời nhất. Công ty có trụ sở tại Tucheng, New Taipei. Tính đến năm
2018, Foxconn có 35 địa điểm cung ứng phục vụ Apple tại Đài Loan, Trung Quốc, Ấn
Độ, Brazil, Việt Nam và Mỹ. 29/35 đặt tại Trung Quốc. Công nghệ khổng lồ của
Trung Quốc này lắp ráp các sản phẩm của Apple như iPad, iPhone, iPod và máy tính
Mac tại các nhà máy sản xuất trên khắp Trung Quốc và Đài Loan.

c) Nhà phân phối của APPLE.

 AT&T

AT&T là một trong những đối tác kinh doanh thân thiết nhất với Apple và là
hãng phân phối iPhone duy nhất tại Mỹ từ năm 2007 đến 2011. Đối với AT&T; iPhone
đem lại lợi nhuận lớn. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2011, 3,6 triệu chiếc iPhone đã được
bán ra và sử dụng dịch vụ AT&T; chiếm 23% tổng số kích hoạt mới của AT&T.; Chỉ
tính riêng nửa đầu năm 2011, AT&T; đã thu được 7,2 triệu lượt kích hoạt trên iPhone.

12
 Verizon Communications

Năm 2007, Verizon ban đầu đã tuột mất những khoản lợi nhuận khổng lồ khi
Apple hợp tác với AT&T; trong mảng iPhone.

Nhưng đến tháng 2/2011, hãng phân phối viễn thông lớn nhất nước Mỹ đã lần
đầu tiên cho ra mắt sản phẩm iPhone dùng mạng Verizon. Verizon và Apple đã tiến
hành thảo luận từ năm 2008 và dành một năm để thử nghiệm sản phẩm iPhone trên
mạng CDMA của Verizon. Trong tuần ra mắt đầu tiên, khoảng một triệu chiếc iPhone
sử dụng dịch vụ của Verizon đã được bán ra, với 60% doanh thu là từ các đơn hàng đặt
trước. Trong 6 tháng đầu năm 2011, tổng cộng đã có 4,5 triệu chiếc iPhone dùngmạng
của Verizon được bán ra.

d) Nhà bán lẻ

Với nội thất thông thoáng và ánh sáng bắt mắt, các gian hàng của Apple mang
lạikhông khí thoải mái và tự do. Nhưng Apple luôn theo dõi nhất cử nhất động
củakhách hàng và nhân viên. Các nhân viên được lệnh không bàn tán với khách về
cáctin đồn sản phẩm, các kỹ thuật viên không được hấp tấp thừa nhận những lỗi
sảnphẩm, và bất kỳ ai tiết lộ về công ty trên Internet sẽ bị sa thải ngay lập tức. Các
nhânviên bán lẻ của Apple được trả từ 9-15 USD mỗi giờ, và tăng lên 30 USD/giờ nếu
làgiám sát. Apple hiện đang tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp tại cửa hàng.
Công ty đãxây dựng một khu thiết kế riêng “Briefing Rooms” ở một số cửa hàng, và
đầu nămnay, đã ra dịch vụ “Joint Venture” để cung cấp một chương trình riêng cho
các kháchhàng doanh nghiệp. Các lãnh đạo bán lẻ của Apple gọi đó là “những viên
gạch đầutiên cho thập kỷ bán lẻ mới”.

e) Nhà cung cấp dịch vụ

Trở thành nhà cung cấp cho Apple vô cùng hấp dẫn bởi đơn hàng lớn, không
phải ai cũng muốn trở thành nhà cung cấp cho Apple vì cũng đầy thử thách vì nhiều
ràng buộc. Khi Apple yêu cầu báo giá cho các thành phần như màn hình cảm ứng,
công ty yêu cầu bản tính toán chi tiết tại sao đạt mức giá này, bao gồm cả ước tính chi
phí nguyên vật liệu và nhân công, và lợi nhuận dự định.

13
 Vận chuyển: Apple chi rất mạnh bạo cho chi phí vận chuyển, khi cần thiết
Apple sẵn sàng vận chuyển bằng đường hàng không cho các sản phẩm của
mình, Theo John Martin, chuyên gia logistics từng làm việc với Jobs khi sắp
xếp các chuyến bay, để đảm bảo những chiếc iMac xanh được xuất hiện rộng
rãi đúng dịp Giáng sinh 2010, Jobs đã chi 50 triệu USD để mua mọi chỗ chứa
hàng hóa bằng đường hàng không. Động thái này khiến các đối thủ khác như
Compaq điêu đứng khi chậm chân trong đăng kí vận tải bay.
 Thiết kế: Quyết định tập trung vào ít dòng sản phẩm và tùy biến ít thay đổi là
lợi thế rất lớn của Apple.Họ có rất ít sản phẩm, chỉ tập trung vào các sản phẩm
MacBook, iPod, iPad, iPhone. Theo Matthew Davis, chuyên gia chuỗi cung
ứng tại Hãng nghiên cứu Gartner – người xếp Apple là chuỗi cung ứng tốt
nhất thế giới trong 4 năm qua, “Apple sở hữu chiến lược rất thống nhất, và
mọi phần trong kinh doanh đều xoay quanh chiến lược này.”
 Tư vấn: Apple đã đặt ra quy định về “các bước phục vụ khách hàng” bao gồm:
“Lại gần khách hàng với thái độ chào đón thân tình”, “Hỏi han lịch sự để hiểu
các nhu cầu của khách”, “Đưa ra một giải pháp để khách hàng có thể áp dụng
tại nhà ngay trong ngày”, “Lắng nghe và giải quyết bất kỳ vấn đề hay lo ngại
nào của khách hàng”, và “Kết thúc bằng lời chào tạm biệt thân tình và lời mời
quay trở lại”. Trong nguyên gốc tiếng Anh, các chữ cái bắt đầu các nguyên tắc
này ghép lại thành từ “APPLE”.
 Quản lý kho hàng: quản lý kho hàng của Apple là vô cùng tốt, Apple đã ko
trực tiếp sản xuất hàng hóa mà thuê các nhà máy Foxconn sản xuất thiết bị ở
Trung Quốcđể chế tạo những thiết bị của mình. Apple chỉ việc phân phối các
sản phẩm của mình. Từ đó quả táo có thể phân phối sản phẩm của mình tới tay
khách hàng nhanh hơn.

Các nhà cung cấp thiết bị đóng vai trò sống còn với Apple, Apple phải nhờ đến
hơn 156 nhà cung cấp dịch vụ, tuy vậy với sự lựa chọn khôn khéo của mình Apple đã
tìm được nhưng nhà cung cấp tốt nhất có giá thành rẻ.

f) Tiêu dùng

14
Nhìn tổng quát lại, khách hàng của Apple chủ yếu là cá nhân, ai dùng hàng apple
đều thuộc tầng lớp khá giả. Tầng lớp khá giả ngày nay đều là những người nhiều tiền
bận rộn, ít có thời gian hoặc ngại vọc vạch công nghệ, thích sự thuận tiện, thời trang,
thường hay giao lưu công việc khoe khả năng tài chính. Tầng lớp này chỉ chiếm tầm
20-30% dân số toàn cầu, nhưng họ lại sở hữu tài sản chiếm tới 70-80% tổng tài sản của
công dân toàn cầu. Đây quả là tập khách hàng tiềm năng và sẵn sàng chi trả để được sở
hữu những sản phẩm công nghệ đỉnh cao nhất, thời thượng nhất, những đối tượng này
họ ít khi đắn đo khi xuống tiền mua sản phẩm của Apple.
3.1.3. Phân tích kinh tế chuỗi cung ứng Apple
Tổng giá trị cổ phiếu của Apple chỉ đạt khoảng 10 tỷ USD vào năm 1999 và đạt
gần 50 tỷ USD vào năm 2005. Doanh thu năm 2011 tăng gần 83.6 tỷ USD so với năm
2007. Nhưng doanh thu năm 2015 của công ty đã tăng đến 125.5 tỷ USD so với năm
2011. Trong quý tài chính thứ ba năm 2011, Apple báo cáo doanh thu 28,57 tỉ USD

Vào năm 2015, Apple đã cán cột mốc doanh thu kỷ lục trong 1 quý. Khi đạt gần
75.9 tỷ USD, qua đó mang về lợi nhuận lên tới 18.4 tỷ USD. Theo trang VentureBeat,
trong 9 tháng đầu năm 2016, Apple đã đem về 139.77 tỷ USD doanh thu.

Tim Cook cho biết trong Quý 3 năm 2017 Apple đã đạt doanh thu 45,4 tỷ USD.
Tăng 3 tỷ USD so với quý gần nhất, tỷ suất lợi nhuận gộp là 38.5%. Trong đó, doanh
thu của công ty đã tăng ở ba quý liên tiếp. Còn lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng 17%
so với năm ngoái.

Apple cũng bắt đầu phát hành các sản phẩm mới để tăng cường dịch vụ tính phí
định kỳ như Apple News+ và Apple TV+. Hãng công nghệ Mỹ gom chung các dịch vụ
vào một gói đăng ký gọi là Apple One. Gần đây nhất, công ty đã thêm tính năng bảo
mật vào tài khoản iCloud trả phí. Sự tăng trưởng trong mảng kinh doanh dịch vụ của
Apple đã nhảy vọt từ 2,95 tỉ USD trong năm tài chính 2011 lên 53,77 tỷ USD trong
năm tài chính 2020.

Năm nay, theo các số liệu có sẵn của quý gần đây nhất, Apple đã báo cáo doanh
thu 81,4 tỉ USD, cao hơn gần gấp ba lần. Các nhà đầu tư sẽ rất vui nếu họ mua cổ
phiếu Apple vào ngày đầu tiên Tim Cook lên lãnh đạo. Khoản đầu tư 1.000 USD vào

15
cổ phiếu Apple cách nay 10 năm có trị giá hơn 16.866 USD vào ngày 23.8, với tỷ suất
lợi nhuận hằng năm hơn 32% nếu họ tái đầu tư tất cả cổ tức.

3.2. Đặc điểm sản phẩm và người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng của Apple
3.2.1. Đặc điểm sản phẩm
Giống với nhiều công ty khác, Apple cũng bắt đầu từ việc nghiên cứu, phát triển
sản phẩm để thống nhất mẫu mã, sau đó họ hợp tác cùng nhà cung cấp nguyên liệu sản
xuất thành phẩm. Các bộ phận khác nhau của sản phẩm Apple được sản xuất từ hơn
150 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Apple kí hợp đồng với các công ty điện tử
có thể đáp ứng và linh hoạt hơn so với việc xây dựng nhà máy sản xuất riêng. Với hơn
30 đối tác tại Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Apple giữ lại tất cả các khâu thuộc về sáng tạo
đổi mới tại Hoa Kỳ và thuê ngoài những khâu còn lại. Có thể tìm thấy dòng chữ
“designed by Apple in California” (thiết kế bởi Apple tại California) ở mặt sau của
những chiếc iPhone. Các hoạt động nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm là
những hoạt động tốn nhiều trí lực nhất và cũng mang lại giá trị cao nhất trong chuỗi
giá trị sẽ được giữ lại, còn các hoạt động sản xuất, vận chuyển, lưu kho… sẽ được thuê
ngoài.

Apple có hợp đồng với rất nhiều nhà cung ứng cho các linh kiện của một sản
phẩm. Không những thế, theo Australian Institute of Company Directors (2015),
Apple còn làm việc với những nhà cung cấp khác nhau cho cùng một loại linh kiện
giống nhau. Ưu điểm của phương thức này là giảm thiểu sự tác động khi có một sự cố
bất thường xảy đến với một nhà cung ứng cụ thể. Thêm vào đó, từ năm 1998, Apple đã
cắt giảm số lượng nhà cung ứng linh kiện từ 100 xuống còn 24 và nhờ có sức mạnh
thương lượng, Apple có thể khiến các nhà cung ứng cạnh tranh lẫn nhau để giành được
hợp đồng cung ứng linh kiện.

Theo Kraemer và cộng sự (2011), các nhà cung cấp ở Nhật Bản giành được hợp
đồng cung ứng linh kiện cho các mẫu máy nghe nhạc iPod đầu tiên; tuy vậy, đến các
mẫu iPod sau đó cùng với iPhone và iPad, phần lớn những nhà cung cấp linh kiện là
các công ty Hàn Quốc (LG, Samsung). Dĩ nhiên sự thay đổi này một phần do Apple
chuyển sang dùng bộ nhớ flash thay vì đĩa cứng trong các sản phẩm của mình. Apple

16
cũng đã thay nhà sản xuất chip xử lý PortalPlayer ở Thung lũng Silicon bằng hợp đồng
với Samsung và gần đây là TSMC ở Đài Loan.

Khả năng linh động trong thuê ngoài đã giúp Apple tập trung vào năng lực cốt lõi
của mình là nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo để liên tục tung ra những sản phẩm mới
thuyết phục người tiêu dùng. Apple là một công ty sản xuất không thực sự sở hữu dây
chuyền sản xuất nào.
3.2.2. Đặc điểm người tiêu dùng
Theo Montgomerie và Roscoe, yếu tố hoàn hảo nhất trong mô hình kinh doanh
của Apple nằm ở khả năng “sở hữu người tiêu dùng” của hãng. Mô hình kinh doanh
của Apple được thiết kế để lôi kéo người tiêu dùng tham gia vào hệ sinh thái phần
cứng – phần mềm – dịch vụ. Vì các vấn đề liên quan đến chi phí chuyển đổi, người
tiêu dùng sẽ ít có khuynh hướng chuyển sang các hệ sinh thái của đối thủ cạnh tranh.
Điều này mang lại cho Apple sức mạnh to lớn trong một chuỗi cung ứng mà Apple
nắm ở cả hai phía (nhà cung cấp và người tiêu dùng).

Việc sở hữu người tiêu dùng không chỉ giúp Apple quản trị thành công chuỗi
cung ứng vật chất mà còn giúp hãng thâm nhập một thị trường mới là cung cấp nội
dung trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong thị trường đó, Apple bán các sản phẩm đến
người tiêu dùng không phải qua bất kỳ kênh trung gian nào. Apple đã và đang kiếm
được những nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc cung cấp nhạc trên iTunes Music Store,
ứng dụng trên kho ứng dụng App Store và gần đây là kho phim và nhạc cho thuê
(iTunes đã tạo ra doanh thu 16 tỷ USD cho Apple trong năm 2013).

Lý do quan trọng cho sự thành công từ chuỗi cung ứng điện tử sáng tạo của
Apple là những nhà sở hữu nội dung có thể tiếp cận dễ dàng với khối lượng người tiêu
dùng đông đảo và có mức độ sẵn sàng chi trả cao mà Apple sở hữu. Người tiêu dùng
thì lại dễ dàng mua hoặc thuê được nội dung yêu thích thông qua những thiết bị thông
minh

3.3. Phân tích mối quan hệ và cách thức giao dịch giữa các tác nhân chính
3.3.1. Mối quan hệ giữa các tác nhân
 Hon Hai Precision Industry (Foxconn)

17
Đài Loan là tâm điểm trên bản đồ cung ứng của Apple, trong đó Foxconn là đối
tác lớn nhất và lâu đời nhất. Công ty có trụ sở tại Tucheng, New Taipei. Tính đến năm
2018, Foxconn có 35 địa điểm cung ứng phục vụ Apple tại Đài Loan, Trung Quốc, Ấn
Độ, Brazil, Việt Nam và Mỹ. 29/35 đặt tại Trung Quốc.

 Wistron

Wistron cũng là một công ty Đài Loan giúp Apple mở rộng địa bàn tại Ấn Độ.
Wistron có 5 nhà máy, 3 tại Trung Quốc và 2 tại Ấn Độ. Wistron tập trung sản xuất
bảng mạch in cho iPhone ở đây.

 Pegatron

Pegatron hoàn thành bộ ba nhà cung ứng Đài Loan của Apple. Công ty chỉ có
một nhà máy tại Đài Loan, 17 nhà máy đặt tại các khu vực khác như Trung Quốc, CH
Séc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Pegatron tương tự Foxconn, cung cấp
dịch vụ lắp ráp iPhone.

 Goertek

Goertek và Luxshare là hai điểm sáng tại Trung Quốc của Apple. Cả hai đều mở
nhà máy tại Việt Nam để nâng cao hiệu quả sản xuất tai nghe AirPods. Goertek có 2
nhà máy Trung Quốc và 1 nhà máy Việt Nam.

 Luxshare

Luxshare cũng sản xuất AirPods. Công ty có 7 nhà máy tại Trung Quốc, 1 tại
Việt Nam. Gần đây, hãng đã giành được hợp đồng sản xuất một số mẫu iPhone.

 Qualcomm

Qualcomm là công ty hàng đầu về bán dẫn, di động, sản phẩm và dịch vụ viễn
thông. Qualcomm cung ứng nhiều linh kiện điện tử cho Apple, bao gồm bộ xử lý băng
tần cơ sở, mô-đun quản lý năng lượng, bộ thu phát GSM/CDMA. Đây là những thiết
bị khác nhau dùng trong hệ thống quản lý nguồn thiết bị và thiết bị di động.
Qualcomm cũng cung cấp công nghệ modem cần thiết cho thiết bị Apple.

 Intel

18
Tháng 7/2019, Apple thông báo đạt thỏa thuận với Intel để mua lại phần lớn bộ
phận modem smartphone. Với thương vụ này, Apple mở rộng quyền sở hữu bản quyền
và thiết lập kế hoạch phát triển 5G mạnh mẽ. Trong danh sách nhà cung ứng năm
2019, Intel có 9 nhà máy, 3 tại Mỹ, còn lại ở Israel, Việt Nam, Ireland và Malaysia.

 Murata Manufaturing

Murata là công ty của Nhật Bản, cung ứng cho Apple từ 26 nhà máy tại
Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Singapore. Apple và
Samsung là hai khách hàng lớn nhất của Murta. Công ty chuyên sản xuất tụ điện bằng
gốm, dùng để quản lý dòng điện trong các thiết bị điện tử.

 Samsung

Samsung vừa là đối thủ, vừa là đối tác quan trọng với Apple. Hãng cung cấp
nhiều linh kiện như bộ nhớ flash dùng để lưu trữ nội dung, DRAM di động để thực
hiện nhiều tác vụ, bộ xử lý ứng dụng để điều khiển và duy trì hoạt động của thiết bị.

Apple được biết đến như “bậc thầy” quản lý chuỗi cung ứng. Nhờ tầm với rộng
khắp, ông lớn công nghệ Mỹ có thể yêu cầu các sản phẩm chất lượng cao và áp đặt
điều khoản nghiêm ngặt với nhà cung ứng. Với việc thuê ngoài sản xuất, Apple có thể
tập trung làm thứ họ giỏi nhất: Thiết kế. Ở chiều ngược lại, các nhà cung ứng cũng
được hưởng lợi khi gắn bó với một thương hiệu cao cấp như Apple.
3.3.2. Các cách thức giao dịch
 Đường hàng không

Được Apple sử dụng từ những năm 1997 cho mẫu Imacs xanh và năm 2001cho
những chiếc Ipod sắp ra mắt. Nhưng kể từ khi iPhone ra đời năm 2007, phương thức
vận chuyển này được sử dụng phổ biến hơn, Apple luôn dùng máy bay để chuyển máy
từ Trung Quốc sang các thị trường khác. Trong bài viết năm 2013, Guardian tiết lộ
Apple là khách hàng vận tải lớn nhất của hãng hàng không Cathay Pacific. Apple cũng
không tiếc tiền thuê các chuyến bay riêng chỉ để vận chuyển sản phẩm của mình. Năm
2020, Apple đã thuê tới 200 chuyến bay riêng để chuyển hàng từ châu Á, do các đối
tác vận chuyển không còn chỗ trên máy bay dân dụng.

19
Lý do cho việc Apple sử dụng đường hàng không là vì việc vận chuyển bằng
đường hàng không thực sự rất tiết kiệm được nhiều thời gian. Mỗi kiện hàng nếu được
giao bằng đường hàng không từ Trung Quốc sang Mĩ thì sẽ tốn khoảng 15 giờ. Nhưng
nếu được giao bằng tàu biển thì sẽ tốn 30 ngày vận chuyển mới cập bến. Ngoài ra chi
phí vận chuyển cho đường biển thường tốn 2,25 – 4,5 USD cho mỗi chiếc Iphone , tức
là nhiều hơn cả chi phí đi máy bay. Đó là chưa kể những rủi ro của đường biển như :
cướp biển , sóng lớn , bão , và vấn đề kẹt tàu EVERGIVEN ở canh đào SUEZ....

 Đường biển

Phương thức vận chuyển này được Apple sử dụng nhiều vào thời điểm trước khi
ra mắt Iphone năm 2007, sau năm này dưới sự ra đời của Iphone, Apple luôn sử dụng
đường hàng không để tối ưu hóa thời gian, chi phí. Cho tới năm 2020, hãng mới lần
đầu dùng tàu biển để chuyển AirPods và các mẫu iPhone đời cũ. Apple luôn cân nhắc
khi vận chuyển bằng biển vì chi phí cho việc vận chuyển này không hề nhỏ. Như năm
2020, khi Iphone 12 ra mắt, Apple dùng tàu biển để chuyển AirPods và các mẫu
Iphone cũ, theo Information, quyết định này nhằm dành chỗ trên máy bay cho thế hệ
iPhone 12.

 Đường bộ

Phương thức vận chuyển này được Apple sử dụng để vận chuyển trên cùng một
lãnh thổ: từ các sân bay, cảng biển đến các cửa hàng phân phối sản phẩm, từ các cửa
hàng của Apple đến tận tay khách hàng.

̶ Đặc biệt, trong tình hình Covid-19 hiện nay, Apple có những thay đổi phương
thức vận chuyển. Trước đây, gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Cupertino, California,
thường vận chuyển các thiết bị như iPhone, Mac, iPad và phụ kiện đến kho hàng địa
phương hoặc Trung Quốc. Nhưng giờ đây, sau khi đặt hàng, thiết bị từ gần 300 cửa
hàng bán lẻ của Apple trên khắp Hoa Kỳ và Canada sẽ được vận chuyển đến tận tay
người tiêu dùng. Thiết bị sẽ được vận chuyển thông qua đơn vị vận chuyển United
Parcel Service Inc ở Canada và FedEx Corp của Mỹ bằng phương thức vận chuyển
mặt đất và có thể đến tay người dùng sớm nhất sau một ngày đặt hàng. Phương thức
vận chuyển mới sẽ làm giảm chi phí, cải thiện tỷ suất lợi nhuận và có lợi cho môi

20
trường. Tuy nhiên, khách hàng sẽ không thể chọn đơn vị vận chuyển đơn hàng của họ,
điều này sẽ do nhóm điều hành của Apple quyết định.

̶ Apple xây dựng được mạng lưới toàn cầu với 156 đại lý bán hàng chính, 250
cửa hiệu Apple store trải dài khắp các lục địa một phần dựa vào chiến lược vận chuyển
hiệu quả. Việc lựa chọn thuê ngoài trung tâm phân phối giúp cho Apple giảm chi phí
toàn bộ chuỗi cung ứng logistics, hệ thống vận chuyển luôn đưa hàng hóa đến kịp thời
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chiến lược vận chuyển linh hoạt đã góp phần
giúp Apple định vị sản phẩm của mình, đặc biệt đối với Iphone. Đưa Apple trở thành
một thương hiệu quyền lực nhất trên thế giới, đưa Iphone trở thành chiếc điện thoại
được săn đón nhất mọi thời đại.

3.4. Phân tích chuỗi cung ứng Apple dựa trên mô hình SWOT
3.4.1. Strengths – Điểm mạnh của chuỗi cung ứng Apple
 Khả năng thiết kế, phát triển phần cứng, phần mềm, ứng dụng và các dịch vụ
đi kèm:

Khả năng tự thiết kế sản phẩm, từ phần cứng đến phần mềm, đã giúp Apple trở
thành công ty hàng đầu trong việc sản xuất các thiết bị công nghệ. Chính sức mạnh
công nghệ này đã khiến Apple trở thành một đối thủ thực sự đáng gờm trong việc tạo
ra những sản phẩm độc đáo và sáng tạo nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Các sản phẩm của Apple không chỉ sáng tạo, độc đáo, dễ sử dụng mà còn được kết nối
và tích hợp chặt chẽ với hệ sinh thái của Apple khiến người tiêu dùng muốn sở hữu
sản phẩm của Apple bất kể giá thành.

Hệ sinh thái Apple bao gồm:

 Sản phẩm phần cứng: Các sản phẩm như iPhone, máy tính Mac, iPad,
AirPods, Apple TV, Apple Watch và các phần cứng link kiện máy tính khác.
 Sản phẩm phần mềm: Apple cung cấp hệ điều hành cho mọi danh mục phần
cứng mà công ty cung cấp như iOS, macOS, iPadOS, watchOS và tvOS.
 Ứng dụng: Bao gồm nhiều ứng dụng khác nhau như iLife, iWork, IMovie,
Safari, Apple Books cùng các ứng dụng khác cho phép người dùng của Apple
làm việc hoặc giải trí.

21
 Dịch vụ: Apple cũng cung cấp các dịch vụ như Apple Store, Apple Music,
Apple News+, Apple TV, Apple Card, Apple Pay… cùng nhiều dịch vụ và
tiện ích khác.
 Khả năng tiếp thị quảng cáo tốt:

Theo Interbrand và Forbes, Apple được xếp hạng là thương hiệu có giá trị nhất
và nổi tiếng nhất trên thế giới. Giá trị thương hiệu của Apple gắn chặt với các chiến
dịch quảng cáo táo bạo và hệ sinh thái sản phẩm rộng lớn của Apple. Ngoài ra, cam
kết của Apple trong việc phát triển các sản phẩm có tính sáng tạo cao sẽ phù hợp với
nhiều đối tượng người dùng, với thiết kế sang trọng góp phần mang lại trải nghiệm
tuyệt vời cho khách hàng.

 Liên tục ra mắt sản phẩm mới:

Apple không ngừng cập nhật và tung ra các sản phẩm mới để bắt kịp xu hướng
của xã hội hiện đại. Chẳng hạn, với sự ra đời của công nghệ thanh toán không dùng
tiền mặt (cashless payment), Apple đã cải tiến các sản phẩm như iTunes, Apple Card,
Apple Music để phù hợp với nhu cầu và tăng sự tiện lợi cho khách hàng.

 Độ uy tín thương hiệu tăng cao không ngừng:

Với những tính năng cao cấp và thiết kế độc đáo của các sản phẩm của mình,
Apple xứng đáng nhận danh hiệu với uy tín cao nhất trên toàn thế giới. Vào năm 2020,
Apple được xếp hạng là thương hiệu có giá trị thứ ba, sau Amazon và Google.

 Cửa hàng bán lẻ được thiết kế đặc biệt:

Cửa hàng bán lẻ của Apple hứa hẹn mang đến trải nghiệm tiêu dùng ở mức cao
nhất, cho phép Khách hàng được tương tác trực tiếp với đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp. Các cửa hàng bán lẻ của Apple cũng được thiết kế để khách hàng có thể tận
mắt trải nghiệm sản phẩm, tự trải nghiệm và sử dụng theo nhu cầu cá nhân. Vì vậy, các
sản phẩm của Apple rất được ưa chuộng nhờ tính cá nhân hóa này.
3.4.2. Weaknesses – Điểm yếu của chuỗi cung ứng Apple
 Giá thành cao:

22
Một trong những điểm yếu đầu tiên của Apple là giá thành cao. Đây từ lâu đã
được đánh giá là lỗ hổng lớn nhất cho các công ty sản xuất điện thoại cạnh tranh, khi
người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm có chất lượng tương đương nhưng
giá thành rẻ hơn.

 Không tương thích với các hệ thống khác:

Apple có hệ điều hành iOS nổi tiếng, cạnh tranh với Android của Google hay
Windows của Microsoft và chỉ dành riêng cho các sản phẩm của Apple. Mặc dù khả
năng tương thích và tương đồng giữa các sản phẩm của Apple là rất cao nhưng tính
tương thích này lại không xảy ra giữa sản phẩm của Apple với các thiết bị điện tử
khác. Điều này khiến cho một bộ phận lớn người dùng cảm thấy các sản phẩm của
Apple khó sử dụng và cần một khoảng thời gian nhất định để thích nghi.

 Vi phạm bằng sáng chế:

Cuộc chiến gay gắt giữa Apple và Samsung, cũng như các nhà sản xuất điện
thoại khác, dẫn đến việc Apple thường xuyên bị cáo buộc vi phạm bằng sáng chế của
các công ty khác. Điều này làm tổn hại đến danh tiếng của thương hiệu cũng như thời
gian cho các buổi hầu tòa và trong nhiều trường hợp đã khiến Apple thất thoát doanh
thu vì kiện tụng.

 Mạng lưới phân phối hạn chế

Không giống như các sản phẩm điện thoại thông minh khác, khách hàng có thể
dễ dàng mua được sản phẩm ở bất kỳ cửa hàng điện thoại di động nào trên thế giới,
Apple Inc. có mạng lưới phân phối hạn chế do Apple bán sản phẩm của chính mình và
có ít cửa hàng trên toàn thế giới. Nhược điểm chính của điều này là khả năng tiếp cận
thị trường hạn chế của Apple.
3.4.3. Opportunities – Cơ hội của chuỗi cung ứng Apple
 Mức độ trung thành với thương hiệu:

Do có thị phần lớn và mức độ nhận biết thương hiệu cao, Apple đã chứng kiến
nhu cầu đối với các dòng sản phẩm của mình tăng đều đặn trong những năm gần đây.
Và các xu hướng trong ngành điện tử, nếu một người là fan trung thành của một hãng

23
điện tử nào đó thì họ sẽ có xu hướng trung thành sử dụng sản phẩm của hãng đó, tỏ ra
thích thú và tiếp tục sử dụng các thiết bị của tương lai.

 Sự ra mắt của các sản phẩm mới:

Bằng sự ra mắt của các sản phẩm mới, Apple đang hy vọng làm tăng thị phần,
mở rộng doanh thu ở các lĩnh vực ngoài điện thoại thông minh cũng như mở rộng hệ
sinh thái của mình.

 Nhu cầu tăng mạnh của dịch vụ thông tin liên lạc:

Dịch vụ thông tin liên lạc đã có từ rất lâu trên thế giới, tuy nhiên trong thời gian
gần đây, khi dịch bệnh COVID hoành hành khiến việc đi lại bị hạn chế và cơ hội giao
tiếp trực tiếp giữa người với người bị giảm. Điều này khiến cho dịch vụ thông tin liên
lạc trở thành một miền đất hứa cho nhiều công ty.

 Nhu cầu ngày càng tăng với các dịch vụ đám mây:

Hiện nay, do sự gia tăng về tốc độ và bảo mật dữ liệu, ngày càng có nhiều công
ty lựa chọn dịch vụ đám mây doanh nghiệp làm nơi truyền và kết hợp dữ liệu. iCloud,
bộ nhớ đám mây miễn phí của Apple cho phép người dùng lưu trữ ảnh, video, tài liệu
và ứng dụng... Nó có cơ sở người dùng là 850 triệu vào năm 2018. Con số này đạt 850
triệu người dùng. Với sự tăng trưởng trong tương lai gần, Apple sẽ đầu tư vào việc mở
rộng phạm vi các dịch vụ và ứng dụng iCloud của mình.
3.4.4. Threats – Thách thức của chuỗi cung ứng Apple
 Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ:

Lĩnh vực kinh doanh chính của Apple là khoa học và công nghệ. Đó là một
ngành công nghiệp không ngừng phát triển và thay đổi hàng ngày với những cải tiến
bất ngờ. Bắt kịp các xu hướng công nghệ và đưa ra những đổi mới phù hợp là một
thách thức lớn đối với Apple. Apple từng được biết đến với việc cung cấp các sản
phẩm mới mang tính cách mạng và thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Tuy nhiên,
trong thời gian gần đây, Apple vẫn chưa có những công bố cho việc sản xuất các sản
phẩm mới.

 Sự phát triển của hệ điều hành Android:

24
Một trong những hệ điều hành cạnh tranh trực tiếp với iOS của Apple là
Android. Với sự phát triển và thay đổi liên tục của Android nhằm hướng tới người tiêu
dùng cũng khiến Apple bị mất đi tính cạnh tranh trong cuộc chiến tạo ra hệ điều hành
thân thiện với người dùng.

 Đối thủ đáng gờm trên mọi mặt trận:

Ngoài việc bán phần cứng, Apple dự định mở rộng sang các thị trường dịch vụ
khác. Tuy nhiên, mỗi thị trường đều bị chi phối bởi các công ty ấn tượng như Amazon,
Netflix và Spotify. Vì vậy, bài học khó cho Apple là cách người dùng tạo ra giá trị mới
để giành lại thị phần từ tay các ông lớn trên.

 Giá trị của đồng đô la:

Giống như bất kỳ tập đoàn đa quốc gia nào, lợi nhuận của Apple phụ thuộc rất
nhiều vào giá trị của đồng đô la. Một nửa doanh thu của Apple đến từ các thị trường
bên ngoài nước Mỹ. Vì vậy, biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận
của Apple. Nói cách khác, lợi nhuận của Apple phụ thuộc rất nhiều vào tỷ giá hối đoái
của đồng đô la ở thị trường nước ngoài.

4. KẾT LUẬN

Việc sở hữu người tiêu dùng không chỉ giúp Apple quản trị thành công chuỗi
cung ứng vật chất mà còn giúp hãng thâm nhập một thị trường mới là cung cấp nội
dung trực tiếp đến người tiêu dùng.

Trong thị trường đó, Apple bán các sản phẩm đến người tiêu dùng không phải
qua bất kỳ kênh trung gian nào. Apple đã và đang kiếm được những nguồn lợi nhuận
khổng lồ từ việc cung cấp nhạc trên iTunes Music Store, ứng dụng trên kho ứng dụng
App Store và kho phim & nhạc cho thuê. Lý do quan trọng cho sự thành công từ chuỗi
cung ứng điện tử sáng tạo của Apple là những nhà sở hữu nội dung có thể tiếp cận dễ
dàng với khối lượng người tiêu dùng đông đảo và có mức độ sẵn sàng chi trả cao mà
Apple sở hữu.

Người tiêu dùng thì lại dễ dàng mua hoặc thuê được nội dung yêu thích thông
qua những thiết bị thông minh. Từ số lượng đơn đặt trước của mình, Apple kết hợp với
những cuộc khảo sát người dùng, vòng đời của iPhone có mặt trên thị trường, và nhiều

25
số liệu không được công bố khác để dự đoán số lượng “táo” cần được sản xuất trong
mỗi 150 ngày tới.

Tiến xa hơn thế, không chỉ dự đoán số lượng sản phẩm bán ra, Apple còn nghiêm
túc xem xét các công nghệ mà các đối thủ đang theo đuổi và có thể ra mắt ngay trong
năm tới. Bằng các dự báo này, Apple sẽ chủ động thương thuyết các hợp đồng dài hạn
để giảm thiểu hơn nữa chi phí đầu vào, và xa hơn nữa là “giành” trước khả năng sản
xuất của các nhà cung cấp, giảm thiểu lượng nguyên vật liệu có thể đến tay đối thủ.

Bài học ở đây chính là việc xây dựng lợi thế “sở hữu người tiêu dùng” đồng thời
tạo ra phương thức giao dịch thuận tiện nhất, và trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho
khách hàng để tận dụng tối đa lợi thế đó.

Các kết quả từ phân tích các quy trình của Apple, các vấn đề phức tạp và thách
thức cho thấy sự thành công trong các hoạt động chuỗi cung ứng của nó phụ thuộc vào
cách họ quản lý tốt mối quan hệ nhà cung cấp. Điều này bao gồm nhà tham gia của
nhà cung cấp trong giai đoạn đầu của việc phát triển sản phẩm mới, cải thiện và mức
độ thân thiết mối quan hệ với nhà cung cấp và đánh giá.

Chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp là một chu trình khép kín, phối hợp của
nhiều khâu, từ các nhà cung cấp nguyên vật liệu, các nhà máy sản xuất, vận tải, trung
tâm phân phối, cừa hàng bán sỉ lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng. Sở hữu chuỗi cung
ứng nổi trội hơn hẳn so với đối thủ là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp cạnh tranh thành
công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . Nguyễn Công Bình (2008), Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Thống Kê.
2 . Nguyễn Kim Anh (2006), Quản lý chuỗi cung ứng, Đại học Mở bán công TP.
HCM.
3 . Nguyễn Thành Hiếu (2015), Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Đại học Kinh tế quốc
dân.

Website:
1 . Halana (2022). Chuỗi Cung Ứng Của Apple - Đẳng Cấp Và Đỉnh Cao,
<https://halana.vn/bai-viet/chuoi-cung-ung-cua-apple-dang-cap-va-dinh-cao>, xem
01/12/2022

26
2 . Trang (2021). Tổng quan những thông tin về hãng Apple,
<https://mobile24h.vn/hang-apple/?
fbclid=IwAR3ILH2eDTeH543jvwwlsC3QZj1b7Dh2wJn0DmzXM0gk5-N_tyo_L6-
Mpzs >, xem 01/12/2022.
3 . Vilas (2021). Chuỗi Cung ứng Apple có thật sự tốt nhất thế giới?,
<https://vilas.edu.vn/chuoi-cung-ung-apple.html >, xem 01/12/2022.

27

You might also like