You are on page 1of 3

ĐỌC KHÍ MÁU NHANH

Dưới đây là phương pháp đọc khí máu phổ biến, cần có các thông số về khí
máu, Na máu, clo máu và bicarbonate. Phương pháp này đòi hỏi các bước
tính toán dựa trên kết quả xét nghiệm và kết hợp với lâm sàng.
Bước 1: Nhìn vào pH.
Nếu dưới 7,35, thì là toan, đi đến bước 2. Nếu pH trên 7.45, là nhiễm
kiềm, đến bước 5. Nếu pH trong giới hạn bình thường, nhưng HCO3-
hoặc PCO2 bất thường, là rối loạn toan kiềm hỗ hợp.
Bước 2: Nhiễm toan:
Khi pH thấp, kiểm tra HCO3- và PCO2 xem loại nhiễm toan gì. Nếu
HCO3- giảm, đến bước 3, nếu PCO2 tăng nhưng HCO3- bình thường,
đến bước 4.
Bước 3: Toan chuyển hoá
a- Nếu HCO3- thấp, ám chỉ nhiễm toan nguyên phát, kiểm tra khoảng
trống anion (anion gap), nếu có thể, so sánh với giá trị bình thường
trước đó.
b- Đo khoảng trống anion (AG): AG= Na-(HCO3- + Cl-)
- Nếu AG tăng so với trước, hoặc lớn hơn 12 (hoặc trên khoảng tham
chiếu của phòng xét nghiệm) khi đó có nhiễm toan tăng khoảng trống
anion, và giá trị tuyệt đối của sự thay đổi AG (delta AG) sẽ được so
sánh với giá trị tuyệt đối của sự thay đổi HCO3- (delta HCO3-) để
đánh giá.
- Nếu AG không thay đổi (trong giới hạn bình thường), lúc này có
toan chuyển hoá không tăng AG, thông thường do tăng clo máu.
- Nếu AG tăng tương ứng với giảm HCO3- (delta/delta = 1), thì toan
chuyển hoá chỉ do tăng AG và được gọi là ‘pure”. Nếu tăng AG nhiều
hơn giảm HCO3- (delta/delta >1), thì có vẻ như có kèm theo kiềm
chuyển hoá. Nếu AG tăng ít hơn giảm HCO3- (delta/delta<1), khi đó
gọi là nhiễm toan có AG bình thường (đây là một khái niệm khó,
nhưng có thể có hai cơ chế làm tăng H+ xảy ra cùng 1 lúc-ví dụ suy
thận).
c- Kiểm tra xem đáp ứng thông khí có như tính toán:
Dự kiến bù hô hấp sẽ là 1/1, giảm PCO2 mỗi 1mmHg cho mỗi 1mEq/l
giảm HCO3-
- Nếu PCO2 trong khí máu tương ứng với giá trị tính toán (xác định
bằng mức giảm HCO3-, khi đó bù trừ hô hấp là phù hợp. Lưu ý lúc
này pH vẫn chưa về bình thường.
- Nếu PCO2 đo được cao hơn giá trị dự kiến dựa vào sự giảm HCO3-,
khi đó đồng thời có toan hô hấp đi kèm, mức độ toan sẽ phụ thuộc vào
mức tăng CO2 so với dự kiến.
- Nếu PCO2 đo được thấp hơn mức PCO2 dự kiến, khi đó sẽ có kiềm
hô hấp đi kèm.
Bước 4: Toan hô hấp
a. Nếu PCO2 tăng so với bình thường (nhiều hơn giảm HCO3-), khi
đó có nhiễm toan hô hấp.
b. Bước tiếp theo xác định toan hô hấp là cấp hay mạn dựa vào tỉ lệ
giảm pH (so với bình thường) với tăng của CO2 (so với bình thường).
Bằng cách xác định giảm pH, ta xác định sự tăng của H+. Lấy giới
hạn dưới của pH bình thường trừ đi pH đo được, lấy hai số sau dấu
phẩy. Lấy số tăng CO2 (so với bình thường) chia cho giá trị giảm pH
ở trên:
- Nếu tỉ lệ là 0,8, khả năng là toan hô hấp cấp
- Nếu tỉ lệ là 0,33, khả năng toan hô hấp mạn
- Nếu tỉ lệ giữa 0,8 và 0,33, khả năng là đợt mất bù cấp của toan hô
hấp mạn tính. Một cách giải thích khác là có sự có mặt của toan
chuyển hoá do sự giảm HCO3-
- Nếu tỉ lệ >0.8, có kèm theo toan chuyển hoá để giải thích cho sự dư
thừa H+
- Nếu tỉ lệ <0,33, kèm theo kiềm chuyển hoá.
Bước 5: Nhiễm kiềm
Nếu pH>7.45, xác định nhiễm kiềm dựa vào HCO3- và pCO2. Nếu
HCO3- tăng, đến bước 6, nếu CO2 giảm, đến bước 7.
Bước 6: Kiềm chuyển hoá
Nếu HCO3- tăng, khi đó có kiềm chuyển hoá tiên phát.
a- Sẽ có tính toán về bù trừ hô hấp, dù thông số này khá thay đổi
b- Tỉ số giữa thay đổi PCO2 mmHg (tăng) chia cho sự thay đổi tăng
HCO3- (mEq/l), so sánh với giá trị tham chiếu bình thường.
- Nếu tỉ lệ dưới 0.7, thì có kiềm hô hấp thêm vào kiềm chuyển hoá.
- Nếu tỉ lệ khoảng 0.7, thì có vẻ như đáp ứng bù trừ vừa đủ của hô
hấp.
- Nếu tỉ lệ trên 0.7, thì có toan hô hấp đi kèm.
Bước 7: Kiềm hô hấp
Nếu PCO2 thấp hơn bình thường, thì rối loạn là kiềm hô hấp nguyên
phát.
Đánh giá sự thay đổi của H+ và sự thay đổi của PCO2. Lấy pH đo
được trừ đi giới hạn trên của bình thường, lấy hai chữ số sau dấu
phẩy. Lấy kết quả này chia cho sự giảm CO2 so với mức bình thường.
- Nhiễm kiềm hô hấp cấp có tỉ lệ khoảng 0.75. Nếu tỉ lệ trên 0.75, có
thể có kiềm chuyển hoá đi kèm để giải thích sự giảm nồng độ H+ hơn
so với dự kiến. Nếu tỉ lệ dưới 0.75, có tình trạng nhiễm kiềm mạn tính
hoặc có kèm theo nhiễm toan chuyển hoá.
Bước 8: Rối loạn toan kiềm hỗn hợp.
Khi khí máu có sự thay đổi về pH cần kiểm tra ngay pCO2, HCO3- và AG vì
có thể có rối loạn toan kiềm hỗn hợp. Có đôi khi pH, HCO3- và CO2 bình
thường nhưng vẫn có rối loạn chuyển hoá. Bằng chứng duy nhất có thể chỉ
là tăng khoảng trống anion. Lấy một ví dụ bệnh nhân có Na 145, Cl 97, K
4,5 và HCO3- 25 và có khí máu bình thường. Các giá trị trên nom có vẻ
bình thường, tuy nhiên, AG là 23, và theo định nghĩa: bệnh nhân có nhiễm
toan chuyển hoá có tăng AG. Giải thích cho sự bình thường về kết quả là do
bệnh nhân có đồng thời nhiễm kiềm chuyển hoá.

You might also like