You are on page 1of 22

1.

Khám vàng da:


- B1: Chào hỏi, giải thích mục đích khám bệnh
 Có giới thiệu bản thân
 Giải thích mục đích khám
- B2: Đảm bảo ánh sáng: Có kiểm tra đèn trong phòng hoặc mở cửa sổ phòng bệnh
- B3: Kiểm tra nhiệt độ của trẻ: Trẻ trên 36 độ C
- B4: Bộc lộ vùng khám
- B5: Dùng hai ngón tay vuốt nhẹ, quan sát nền da phía dưới. Lần lượt đủ 5 vùng.
- B6: Kết luận mức độ vàng da  Xác định được trẻ vàng da mức độ mấy theo nguyên tắc
Kramer. (Định hướng điều trị)

 Các dấu hiệu vàng da nặng:


- Xuất hiện sớm 24-48 giờ sau sanh
- Vàng da sậm đến bàn tay bàn chân
- Vàng da ở trẻ bệnh/sinh non
- Billirubin gián tiếp >20mg/dL (340 umol/l)
- Tăng Billirubin nhanh >5mg/dL/ngày
 Ước lượng Billirubin máu theo Kramer:
- 1: 5-7 mg/dL
- 2: 8-10 mg/dL
- 3: 11-13 mg/dL
- 4: 13-15 mg/dL
- 5: >15mg/dL
 Đề nghị xét nghiệm:
- Billirubin toàn phần, gián tiếp, trực tiếp
- Nhóm máu mẹ con (ABO, Rh), Coomb’s Test
- Bilan nhiễm trùng
- G6PD
 Chiếu đèn là phương pháp được chọn lựa đầu tiên đối với trẻ vàng da, dùng liệu pháp
ánh sáng để làm biến đổi billirubin gián tiếp thành dạng đồng phân (tan trong nước),
sau đó sẽ được bài tiết qua đường niệu và đường mật xuống phân.
 Chỉ định chiếu đèn một mặt: Trẻ >= 35 tuần tuổi, xác định yếu tố nguy cơ để xác định
ngưỡng billirubin phải can thiệp. dựa trên nồng độ Billirbin toàn phần.
 Chỉ định chiếu đèn hai mặt: Tốc độ tăng Billirubin máu >= 8.5umol/L mỗi giờ,
Billirubin gần ngưỡng thay máu 50umol/L, không đáp ứng chiếu đèn một mặt. Trẻ
vàng da sậm kèm một trong ba điều kiện: Dưới 7 ngày tuổi, có triệu chứng thần kinh,
chẩn đoán vàng da nhân.
 Nguyên tắc chiếu đèn: Che mắt, bìu khi chiều đèn; Thay đổi tư thế; Theo dõi thân
nhiệt; Tăng nhu cầu nước.
 5 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chiếu đèn:
- Bước sóng: 420-480nm
- Khoảng cách từ đèn đến bệnh nhân: 20-40cm
- Diện tích da tiếp xúc với ánh sáng: trẻ bộc lộ da càng nhiều càng tốt, che kín mắt để bảo
vệ, che bìu (trẻ trai).
- Liều lượng ánh sáng: chiếu liên tục 24/24, chỉ nghỉ khi cho bú
- Chất lượng ánh sáng: thay bóng mỗi 2000 giờ.
 Đối với trường hợp vàng da gần ngưỡng thay máu, cần phải: Đo lại TSB lần 2 sau 4-6
giờ chiếu đèn; Đo lại mỗi 6-12 giờ khi TSB ở mức ổn định hoặc giảm dần.
 Ngưng chiếu đèn khi: TSB giảm ít nhất 3mg% dưới ngưỡng phải chiếu đèn; kiểm tra
sau khi ngưng đèn 12-18 giờ, trẻ có thể xuất viện.
 Hướng dẫn bà mẹ: Không nằm buồng tối, quan sát màu da trẻ dưới ánh sáng mặt trời,
mang đến khám ngay khi thấy da trẻ có màu vàng, cho bú mẹ nhiều lần hơn, tái khám
mỗi ngày cho đến khi hết vàng da trong tuần đầu. theo dõi tiến triển của màu da và
dấu hiệu bệnh nặng.
Co giật là một rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em, co giật không phải là một bệnh mà là triệu
chứng thần kinh do nhiều nguyên nhân gây nên. Co giật không phải là một bệnh lý mà chỉ là
triệu chứng của một bệnh lý thần kinh cần được khảo sát.

Co giật có yếu tố kích gợi:

- Có sốt:
o Nhiễm trùng thần kinh trung ương: viêm não, viêm màng não, sốt rét thể não, áp
xe não
o Co giật trong lỵ, viêm dạ dày ruột
o Sốt co giật trong bệnh nhiễm trùng: viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu,
nhiễm trùng hô hấp trên
- Không sốt:
o Nguyên nhân tại thần kinh trung ương: Chấn thương sọ não, Xuất huyết não –
màng não (thiếu vitamin K, rối loạn đông máu, vỡ dị dạng mạch máu não), Nhồi
máu não, U não
o Nguyên nhân ngoài thần kinh trung ương: Rối loạn chuyển hoá (tăng/hạ đường
huyết, thiếu vitamin B1-B6), Rối loạn điện giải (tăng/giảm Na+, giảm Ca++, giảm
Mg++ máu), Ngộ độc (phosphat hữu cơ, thuốc diệt chuột, kháng histamin), bệnh
lý toàn thân (suy hô hấp, sốc, tăng huyết áp, lupus đỏ hệ thống, viêm mạch).

Co giật không yếu tố kích gợi: bệnh động kinh.

Sốt co giật: cơn co giật thường xảy ra ở độ tuổi 6-60 tháng, gặp nhiều nhất từ 12-18 tháng, với
nhiệt độ 38 độ C mà không phải do nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương hoặc bất kỳ một sự rối
loạn chuyển hoá và không có tiền căn co giật không sốt trước đây

 Sốt co giật đơn giản thoả cả 3 tiêu chuẩn: Co giật toàn thể (co cứng-co giật), Thời gian co
giật <= 15 phút, không tái phát trong 24 giờ
 Sốt co giật phức tạp thoả 1/3 tiêu chuẩn: Co giật cục bộ, thời gian co giật > 15 phút, tái
phát trong vòng 24 giờ
 Trạng thái động kinh có sót: co giật có sốt kéo dài trên 30 phút.

Các yếu tố nguy cơ sốt co giật tiến triển gồm:

- Bất thường về sự phát triển tâm thần kinh


- Cơn co giật do sốt dạng phức tạp
- Tiền sử gia đình có người bị động kinh
- Sốt dưới 1 giờ mà đã xảy ra co giạt
 Động kinh khu trú, động kinh vận động, động kinh thể tăng trương lực, động kinh giảm
trương lực, động kinh run giật.
NHẬN BIẾT TRẺ BỆNH NẶNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, học viên có thể:
1. Đánh giá được tình trạng suy hô hấp ở trẻ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và hậu
quả của tình trạng thiếu oxy lên các cơ quan
2. Đánh giá được tình trạng suy tuần hoàn dựa vào các triệu chứng lâm sàng và hậu
quả của tình trạng suy tuần hoàn lên các cơ quan
3. Nhận biết được các nguy cơ tổn thương thần kinh và hậu quả của tổn thương thần
kinh lên các cơ quan
NỘI DUNG
Cấp cứu trẻ ngưng tim nói chung ít có kết quả. Nhận biết và xử trí nguy cơ suy hô
hấp, suy tuần hoàn, hoặc tổn thương thần kinh có thể giảm được tỷ lệ tử vong và các bệnh
thứ phát. Bài này mô tả các dấu hiệu lâm sàng để đánh giá trẻ nhanh. Các dấu hiệu này
được phối hợp để đánh giá ban đầu cho trẻ bệnh.
1. ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU ĐƯỜNG THỞ VÀ THỞ
1.1. Nhận biết nguy cơ suy hô hấp
 Tần số thở :
Thở nhanh lúc nghỉ là dấu hiệu tăng thông khí do bệnh ở phổi, ở đường thở hoặc do
toan chuyển hóa. Bảng 1 cho thấy nhịp thở bình thường ở các nhóm tuổi khác nhau.
Bảng 1. Tần số thở bình thường lúc nghỉ ở trẻ theo tuổi
Tuổi (năm) Nhịp thở (tần số thở /phút)
<1 30 – 40
1–2 25 – 35
2–5 25 – 30
5 – 12 20 – 25
> 12 15 – 20

Thở nhanh khi:


Trẻ < 2 tháng: Nhịp thở ≥ 60 lần/phút
Trẻ từ 2 tháng - 12 tháng: Nhịp thở ≥ 50 lần/phút
Trẻ từ 12 tháng -5 tuổi: Nhịp thở ≥40 lần/phút
Thở chậm, cơn ngưng thở: xuất hiện ở sơ sinh đủ tháng là bệnh lý. Sơ sinh non tháng
nếu thở chậm > 20 giây.
 Co kéo hô hấp phụ
Co kéo cơ liên sườn, hõm ức và các cơ hô hấp phụ là biểu hiện thở gắng sức. Dấu
hiệu này thường dễ nhận biết ở trẻ nhỏ vì lồng ngực trẻ mềm, dễ đàn hồi. Nếu trẻ lớn
(6 - 7 tuổi) có dấu hiệu này là triệu chứng suy hô hấp nặng.
Dấu hiệu co kéo cơ hô hấp thể hiện mức độ nặng của khó thở.
 Âm thanh khi thở
- Tiếng thở rít (Stridor) khi hít vào là dấu hiệu tắc nghẽn thanh quản hoặc khí quản.
Tiếng thở rít xuất hiện cả ở thì thở ra là dấu hiệu tắc nghẽn thanh quản hoặc khí
quản nặng.
- Tiếng thở khò khè (wheezing) là dấu hiệu tắc nghẽn đường hô hấp dưới, thường
nghe rõ thì thở ra. Thì thở ra kéo dài cũng là dấu hiệu tắc nghẽn đường hô hấp
dưới.
 Thở rên: Tiếng thở rên ở thì thở ra là dấu hiệu quan trọng, biểu hiện tình trạng rất
nặng, thường thấy ở trẻ nhũ nhi. Cơ chế của thở rên là trong thì thở ra nắp thanh
môn đóng lại để tạo áp lực dương cuối kỳ thở ra, giúp đường thở không bị xẹp ở
những trẻ phổi bị cứng (stiff lung).
1.2. Một số đặc điểm cần chú ý khi đánh giá các dấu hiệu suy hô hấp
Trẻ bị suy hô hấp kéo dài sẽ ít có dấu hiệu thở gắng sức do trẻ bị kiệt sức. Đây là dấu
hiệu gần giai đọan cuối.
Trẻ bị các bệnh não như tăng áp lực nội sọ, ngộ độc, hay hội chứng não viêm sẽ bị suy
hô hấp mà không có thở gắng sức. Nguyên nhân suy thở trong trường hợp này là do
giảm chức năng điều khiển của trung tâm hô hấp.
Trẻ bị mắc các bệnh thần kinh cơ (như bệnh loạn dưỡng cơ hoặc bệnh Werdnig-
Hoffman) cũng sẽ bị suy hô hấp mà không có thở gắng sức.
Chẩn đoán suy hô hấp ở những trẻ này dựa vào hiệu quả thở cũng như các dấu hiệu
suy thở khác (được đề cập đến trong bài này).
1.3. Hiệu quả thở
Nghe phổi sẽ biết được lượng khí thở vào và thở ra. Không nghe thấy rì rào phế nang
là dấu hiệu cực kỳ nặng (phổi câm). Quan sát di động lồng ngực (hoặc di động thành
bụng ở trẻ nhũ nhi) cũng cung cấp thêm thông tin.
Có thể sử dụng máy để đo độ bão hòa oxy. Tuy vậy, khi độ bão hòa oxy trong máu
(SaO2) dưới 70% hay khi trẻ bị sốc hoặc cacboxyhemoglobin cao thì độ tin cậy của số
đo này giảm.
Đo áp lực oxy khí thở vào cũng giúp theo dõi hiệu quả hô hấp. Dấu hiệu này có thể bị
che lấp nếu trẻ được thở oxy, trừ khi trẻ bị thiếu oxy nặng.
1.4. Hậu quả của suy hô hấp lên các cơ quan khác
 Nhịp tim
Thiếu oxy dẫn đến tăng nhịp tim ở trẻ em. Lo lắng và sốt cũng gây tăng nhịp tim làm
cho dấu hiệu này không đặc hiệu. Thiếu oxy máu nặng hoặc kéo dài gây giảm nhịp
tim. Đây là dấu hiệu gần giai đọan cuối.
 Màu sắc da
Thiếu oxy làm co mạch ngoại biên (do cơ thể giải phóng catecholamin) làm da xanh
tái. Tím tái là dấu hiệu muộn, gần giai đọan cuối của thiếu oxy máu. Khi thấy có dấu
hiệu tím trung tâm trong bệnh phổi cấp tính là trẻ sắp ngừng thở. Một số trẻ thiếu máu
có thể không có biểu hiện tím dù bị thiếu oxy nặng. Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh tím,
sớm có dấu hiệu xanh tím mà dấu hiệu này ít thay đổi dù bệnh nhân được thở oxy.
 Tri giác
Thiếu oxy và tăng khí cacbonic trong máu làm trẻ kích thích hoặc li bì. Khi tình trạng
này tăng dần trẻ có thể hôn mê. Các dấu hiệu cực kỳ có ích và quan trọng này lại
thường khó đánh giá ở trẻ nhũ nhi. Cha mẹ bệnh nhân có thể chỉ nói là "trông cháu rất
khác" hoặc qua đáp ứng của trẻ với tiếng động, lời nói, kích thích đau và tiếp xúc mắt
- mắt. Tình trạng ức chế não do thiếu oxy cũng làm cho trẻ giảm trương lực cơ toàn
thân.
1.5. Đánh giá lại
Đánh giá lại thường xuyên có thể phát hiện được xu hướng diễn biến của tình trạng
bệnh nhân.
2. ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU TÌNH TRẠNG TUẦN HOÀN
2.1. Phát hiện sớm nguy cơ suy tuần hoàn
 Nhịp tim
Nhịp tim thường tăng trong tình trạng sốc do cơ thể tăng giải phóng catecholamin và
để bù lại thể tích máu giảm. Nhịp tim có thể rất cao ở trẻ nhũ nhi. Nhịp tim giảm là
dấu hiệu gần giai đọan cuối.
Bảng 2. Nhịp tim bình thường theo tuổi
Tuổi (năm) Nhịp tim (tần số tim/phút)
<1 110 – 160
1–2 100 – 150
2–5 95 – 140
5 – 12 80 – 120
> 12 60 – 100

 Độ nảy của mạch


Huyết áp của trẻ vẫn được duy trì cho đến giai đoạn trước khi có sốc nặng. Bác sĩ có
thể đánh giá tình trạng tưới máu bằng cách so sánh độ nảy của mạch ngoại biên (mạch
quay) với mạch trung tâm (mạch bẹn, mạch cảnh). Khi mạch ngọai biên không bắt
được, mạch trung tâm yếu là dấu hiệu nặng của sốc đang tiến triển và đang có hạ
huyết áp.
 Dấu hiệu đầy mao mạch (refill)
Sau khi ấn ngón tay người khám lên đầu ngón tay bệnh nhân (hoặc tốt hơn là ấn lên
vùng giữa xương ức của bệnh nhân) trong 5 giây, dấu hiệu đầy mao mạch (da hồng
lại) phải xuất hiện trong vòng 2 giây. Khi thời gian này kéo dài hơn 2 giây là bệnh
nhân có tình trạng giảm tưới máu da. Dấu hiệu này rất có ích trong phát hiện sốc giai
đọan sớm khi tình trạng trẻ còn tốt và chân tay còn ấm. Sốt không ảnh hưởng đến độ
nhạy của dấu hiệu đầy mao mạch ở trẻ có giảm thể tích tuần hoàn, nhưng nhiệt độ môi
trường thấp làm giảm độ đặc hiệu. Vì vậy, cần thận trọng khi đánh giá dấu hiệu này ở
trẻ bị chấn thương, nằm ở ngoài trời lạnh lâu. Dấu hiệu đầy mao mạch (refill) kém
kèm theo độ nảy mạch ngọai biên và trung tâm khác nhau không nhất thiết là những
dấu hiệu đặc hiệu của tình trạng sốc ở trẻ nhỏ. Các dấu hiệu này phải được xem xét,
đánh giá cùng với các dấu hiệu khác.
 Huyết áp
Hạ huyết áp là dấu hiệu đến chậm, xảy ra ở gần giai đọan cuối của suy tuần hoàn.
Huyết áp giảm báo hiệu sắp ngừng tim.
Huyết áp bình thường của trẻ có thể tính bằng công thức
Huyết áp (mmHg) = 80 + (tuổi tính theo năm x 2)
Bảng 3. Bảng huyết áp bình thường theo tuổi
Tuổi (năm) Huyết áp tâm thu (mmHg)
1 tuổi 70 – 90
1–2 80 – 95
2–5 80 – 100
5 – 12 90 – 110
12 100 – 120
Phải sử dụng băng đó huyết áp đúng kích thước (chiều rộng của băng phải trên
80% chiều dài cánh tay và phải cuốn trên 40% vòng cánh tay).
2.2. Hậu quả của suy tuần hoàn lên các cơ quan
 Hệ hô hấp
Bệnh nhân thở nhanh kèm theo tăng thể tích khí lưu thông mà không có co kéo cơ hô
hấp là do suy tuần hoàn gây toan chuyển hóa.
 Da
Da nổi vân tím, lạnh, xanh tái, các dấu hiệu này là biểu hiện của giảm tưới máu da.
Khi suy tuần hoàn diễn biến nặng lên, sẽ cảm thấy có một đường lạnh lan tới trung
tâm.
 Thần kinh
Kích thích, tiếp theo là li bì và hôn mê là những biểu hiện đặc trưng của suy tuần hoàn
do giảm tưới máu não. Đối với trẻ nhũ nhi cha mẹ có thể nói "trông trẻ khác thường".
 Nước tiểu
Lưu lượng nước tiểu dưới 1ml/kg/giờ hoặc dưới 2ml/kg/giờ ở trẻ nhũ nhi là dấu hiệu
giảm tưới máu thận trong sốc. Cần tìm dấu hiệu thiểu niệu hoặc vô niệu trong bệnh
sử.
3. ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU TỔN THƯƠNG THẦN KINH
3.1. Nhận biết nguy cơ tổn thương thần kinh trung ương
Chỉ đánh giá tình trạng thần kinh sau khi đã đánh giá và xử trí đường thở (airway -
A), thở (breathing - B) và tuần hoàn (circulation - C). Không có vấn đề thần kinh nào
được ưu tiên hơn ABC (đường thở, thở và tuần hoàn).
Cả suy hô hấp và suy tuần hoàn đều ảnh hưởng lên thần kinh trung ương. Ngược lại,
một số bệnh ảnh hưởng trực tiếp lên thần kinh trung ương (như viêm màng não mủ,
trạng thái động kinh, tăng áp lực nội sọ do chấn thương) cũng gây hậu quả lên hô hấp
và tuần hoàn.
3.2. Chức năng thần kinh
 Mức độ tri giác
Để đánh giá nhanh tri giác của bệnh nhân có thể dùng bảng đánh giá sau :
A : Tỉnh táo (Alert)
V : Đáp ứng với lời nói (Voice)
P : Đáp ứng với đau (Pain)
U : Không đáp ứng (Unresponsive)
Trong khi khám, kích thích đau bằng ấn lên xương ức hoặc kéo nhẹ tóc vùng trán.
Nếu trẻ không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng với đau thì đã hôn mê mức độ nặng,
tương đương với 8 điểm theo thang điểm hôn mê Glassgow.
 Tư thế bệnh nhân
Giảm trương lực cơ là biểu hiện của nhiều bệnh ở trẻ em. Tình trạng co cứng trong tư
thế mất vỏ (chân duỗi, tay co) và mất não (chân duỗi, tay duỗi) là dấu hiệu rối loạn
chức năng não nặng. Cần kích thích đau trong giai đoạn này để làm sáng tỏ các dấu
hiệu tư thế.
 Đồng tử
Kích thước và phản xạ đồng tử có thể thay đổi do tổn thương não hoặc do dùng một
số thuốc. Giãn đồng tử, không có phản xạ đồng tử hoặc đồng tử không đều hai bên là
những dấu hiệu tổn thương não.
3.3. Hậu quả của tổn thương thần kinh trung ương lên các cơ quan khác
 Hô hấp: Tùy mức độ tăng áp lực nội sọ mà bệnh nhân có thể thay đổi kiểu thở, từ
thở tăng thông khí đến thở Cheyne - Stoke rồi ngừng thở. Các triệu chứng này có
thể do tổn thương não giữa hoặc vùng hố sau.
 Tuần hoàn: Tăng huyết áp hệ thống kèm theo nhịp xoang chậm (đáp ứng Cushing)
là biểu hiện của ép hành tủy do tụt kẹt hạnh nhân tiểu não. Đây là dấu hiệu gần
giai đoạn cuối.
4. TÓM TẮT
Cần đánh giá lâm sàng nhanh các tình trạng sau :
 Đường thở và thở
- Thở gắng sức
- Tần số thở
- Thở rít hay khò khè
- Nghe phổi
- Màu sắc da
 Tuần hoàn
- Nhịp tim
- Độ nảy của mạch
- Thời gian đầy mao mạch (refill)
- Huyết áp
 Hệ thần kinh
- Tình trạng tri giác/ mức độ hôn mê
- Tư thế của trẻ
- Đồng tử
Tất cả các đánh giá trên chỉ được thực hiện trong khoảng 1 phút.
Khi đã đánh giá và ổn định được đường thở, thở và tuần hoàn, phải tiến hành điều trị triệt
để các bệnh chính. Trong quá trình điều trị triệt để, phải thường xuyên, đều đặn đánh giá
lại ABCD (đường thở-thở-tuần hoàn-thần kinh) để biết diễn biến và phát hiện sớm các
dấu hiệu nặng lên của bệnh.
3 tình huống:

1. Viêm màng não:


- Chẩn đoán sơ bộ: Viêm màng não, lâm sàng nghi ngờ: theo dõi do…
- Cận lâm sàng: Chọc dò dịch não tuỷ (xét nghiệm dịch não tuỷ), CRP, Procalcitonin, cấy
máu, cấy dịch não tuỷ  Chẩn đoán. Thường quy: Huyết đồ, X-quang ngực thẳng, Tổng
phân tích nước tiểu; Theo dõi điều trị: Ion đồ, chức năng gan thận, CT-scan não.
- Biện luận: Có sốt, có nôn ói, Kernig dương tính.
- Điều trị: Kháng sinh phổ rộng liều cao phối hợp dùng đường tĩnh mạch, Hạ sốt bằng
Paracetamol 15mg/kg (Đường uống/Đường tĩnh mạch), Chống phù não bằng Manitol
0,5-1g/kg; Bù nước điện giải và dinh dưỡng. Điều trị biến chứng và di chứng của Viêm
màng não.
2. Sốt xuất huyết:
- Thời gian lúc bệnh – hết bệnh: 7 ngày.
- Ngày 1-3: Hội chứng nhiễm siêu vi chung (sốt, nhức đầu, đau cơ, ăn uống kém, buồn
nôn), đau hốc mắt (tỉ lệ cao). Xuất huyết dưới da dạng chấm (đè lên còn ở mặt trong
đùi)  Sốt xuất huyết Dengue không dấu hiệu cảnh báo ngày mấy. Xét nghiệm: NS1
(có thể dương hoặc âm), huyết đồ (tiểu cầu giảm nhẹ 150k  80k). Y lệnh:
Paracetamol 15mg/kg x 4 lần/ngày khi sốt; Oresol.
- Ngày 4-5: Một số ít vào sốc (cuối ngày 6 vô sốc). Có hiện tượng thoát dịch ra bao gan
 đau bụng, đẩy dạ dày lên cao (dễ nôn)  Ấn đau vùng gan, chảy máu cam lượng
ít, tự cầm  Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo ngày mấy. Xét nghiệm: làm
thêm CRP (<5, trên 20 mới giá trị), men gan, siêu âm bụng (để ý dày thành túi mật,
tràn dịch đa màng, tràn dịch bao gan). Y lệnh: PPI (Omeprazol 20mg). Domperidon.
- Cuối ngày 5:
o Ngày 6: Bớt đau bụng, bớt buồn nôn, xuất hiện vết phục hồi ở cẳng tay, cẳng
chân, đùi, thường kèm theo ngứa, ít xuất hiện ở mặt  Xuất viện
o Ngày 6: Đau bụng tăng, nôn ói nhiều hơn, khám gan to 2-3cm ở dưới hạ sườn
phải, tiểu cầu giảm sâu, Hct > 20% giá trị bình thường, Huyết áp tụt/kẹp 
Sốc sốt xuất huyết ngày thứ mấy?. Y lệnh: Lactat Ringer 15-20ml/kg, theo
diễn tiến.
3. Tay chân miệng:
- Dấu hiệu: Sốt, bóng nước trên da, bóng nước trên nền hồng ban (lòng bàn tay, bàn
chân, miệng, đùi) ngày 2  ăn uống kém, nhợn ói (do họng).
- Chẩn đoán sơ bộ: Tay chân miệng, group, biến chứng
- Chẩn đoán phân biệt: Thuỷ đậu (sốt, bóng nước, bóng nước mọc toàn thân, kích
thước to nhỏ không đều), Nhiễm trùng da do liên cầu (không sốt, vị trí da ở bất cứ vị
trí không trong miệng, trong lòng bàn tay, bàn chân).
- Xét nghiệm: CRP, huyết đồ.
- Điều trị: Kháng sinh (Cefexim, Amox-clav, Cefalo, Azithromycin). Hạ sốt
(Paracetamol 15mg/kg x 4 lần), Clorpheniramin 4mg, Vitamin PP 50mg,
Phosphalugel (ngậm trước ăn).
- Chế độ ăn: lỏng, nguội.

Phải xác định thực sự bệnh nhân có tiêu lỏng: toé nước trên 3 lần/ngày, áp dụng tiêu chuẩn WHO (mang
hình vật chứa).

Hỏi bệnh

- Số lần / ngày
- Lượng: ít-vừa-nhiều, phải làm sao? Ước lượng dưới nửa tã, khoảng nửa tã, đầy tã.
- Màu phân (stercobilin): màu xanh bất thường là do billirubin không được chuyển hoá, phân trắng
đục như nước vo gạo như bệnh tả, tiêu phân sống tốc độ thải phân rất cao (rối loạn kém hấp thu),
phân có màu đỏ (xuất huyết tiêu hoá).
- Phân có nhầy hay không: chất nhầy sinh lý trắng trong lượng ít, bất thường lượng quá nhiều hay
màu vàng/màu xanh (dịch viêm).
- Có máu hay không:
- Bệnh mấy ngày, nếu như dưới 14 ngày (tiêu chảy cấp).
- Triệu chứng kèm theo sốt; Khai thác các triệu chứng kèm theo: nôn ói, đau bụng, mót rặn
- Cân bằng xuất/nhập.
- Tiên lượng hỗ trợ điều trị: Tốc độ thải phân cao, trong một 1g đi trên 2 lần hoặc về lượng trong
1g đi trên 10g phân/kg.
 Đánh giá dấu mắt nước:
 Phải khám thêm những cái gì để bổ sung: Sinh hiệu, Cân nặng, Đánh giá dấu mất nước, Khám
bụng

Chẩn đoán: Tiêu chảy cấp/mạn/kéo dài + có dấu mất nước hay không + tác nhân + có biến chứng hay
không.

Tác nhân: Tiêu nhầy máu hay không, Tính chất sốt cao-kéo dài. Hội chứng nhiễm trùng. Hội chứng lỵ
(đau bụng quặn từng cơn dọc khung đại tràng, mót rặn, tiêu nhầy máu), Diễn tiến (siêu vi trong 2 ngày
đầu sẽ có sốt nhẹ tự giới hạn, dễ ói, tự giới hạn trong 48 tiếng).

Chẩn đoán phân biệt:

Biện luận biến chứng: Rối loạn điện giải (Hạ Natri rối loạn tri giác, co giật; Hạ Kali liệt ruột, rối loạn nhịp
tim, yếu liệt chi), Hạ đường huyết (Rối loạn tri giác, rối loạn thần kinh thực vật), Tổn thương thận cấp
(biện luận), Toan chuyển hoá (mất HCO3- qua phân.

Thường quy: Công thức máu, Soi phân.

Bilan nhiễm trùng: CRP/Procalcitonin

Hình ảnh: Siêu âm bụng, X-quang bụng không sửa soạn.


Cấy phân: Tiêu máu kém đáp ứng điều trị, đang có dịch tả, nghi ngờ có nhiễm trùng huyết (cấy phân+ cấy
máu), cơ địa có bệnh nền.

Biến chứng: Điện giải đồ (3 thông số), Đường huyết mao mạch, Ure, Creatinine, Khí máu động mạch,
AST-ALT (mất nước nặng, nhiễm trùng huyết nặng). --> Chỉ định: Có mất nước, Lâm sàng gợi ý biến
chứng, Diễn tiến nhanh-nặng, cơ địa có yếu tố nguy cơ (suy kiệt, suy dinh dưỡng nặng, non tháng nhẹ
cần, nhập viện nhiều lần vì tiêu chảy có truyền dịch, bệnh nền tiêu hoá ruột ngắn, tắc ruột…).

Hướng tư vấn dinh dưỡng:

Phác đồ A:

Tiêu chảy cấp/mạn/kéo + tác nhân + mất nước hay không + biến chứng

Loại trừ bệnh lý toàn thân (Sốt xuất huyết, đông máu)

Loại trừ ngoại khoa

Tại đường tiêu hoá:

- Nhiễm trùng đường ruột:


o Vi trùng: Sốt cao, 39 độ, nhiều ngày liên tục, bệnh sử diễn tiến cấp tính
o KST: Tần suất KST ít gặp, yếu tố dịch tễ (uống nước lã, ngậm tay, ăn đất), không
sốt quá cao, hội chứng lỵ điển hình.
 Soi phân.
- Nguyên nhân dị ứng sữa: Không sốt, bệnh sử liên quan việc tiếp xúc với dị nguyên, triệu
chứng không thuyên giảm dù điều trị kháng sinh, thuyên giảm theo mức độ tiếp xúc với
dị nguyên. Tiền căn dị ứng, bản thân em bé nổi chàm da, viêm da cơ địa. Lâm sàng: Tiêu
máu tái phát, tiêu lỏng kéo dài, ói kéo dài.
- Bệnh lý viêm ruột mạn: bệnh sử kéo dài, suy giảm tổng trạng, có triệu chứng khác ngoài
ruột kèm theo (sốt về chiều, ho kéo dài…)
- Polyp, U: bệnh sử kéo dài, có thay đổi tính chất phân, máu lẫn vào trong phân.
- Tổn thương thực thể (trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng): thăm khám hậu môn
- Bất thường mạch máu ruột: Thường là tiêu máu đỏ tươi, ồ ạt, lỏng  Mất máu cấp. CT-
scan bụng có cản quang, có dựng hình ảnh mạch máu.
 Dấu mất nước: Mắt trũng, háo hức khi uống nước, khát nước, dấu véo da mất chậm, kích
thích.
 Biến chứng:
o Rối loạn điện giải:
o Rối loạn toan kiềm:
o Hạ đường huyết:
o Tổn thương thận cấp:
 Chẩn đoán sơ bộ (2đ)
 Chẩn đoán phân biệt (2đ)
 Chỉ định cận lâm sàng (6đ): Đề nghị CLS, giải thích
 Thường quy: Công thức máu, Soi phân
 Bilan nhiễm trùng: CRP, Procalcitonin  khi cần chẩn đoán phân biệt với tác nhân do vi
trùng.
 Biến chứng của tiêu chảy: Ion đồ (rối loạn điện giải), đường huyết mao mạch (biến chứng
hạ đường huyết), Chức năng thận (Tổn thương thận cấp), Chức năng gan, Khí máu động
mạch (Toan chuyển hoá)  Chỉ định khi Mất nước, Có gợi ý biến chứng (co giật, lơ mơ,
tiểu ít), Diễn tiến nhanh-nặng-cơ địa đặc biệt-kém đáp ứng điều trị
 Hình ảnh học: chẩn đoán phân biệt với bụng ngoại khoa
 Cấy phân: Tiêu máu kém đáp ứng điều trị, đang có dịch tả, nghi ngờ có nhiễm trùng
huyết (cấy phân+ cấy máu), cơ địa có bệnh nền.
 NS1, Sắt huyết thanh: (mở rộng thêm)

Hỏi bệnh:

- Ngày đó sốt bao nhiêu cử, uống sau bao lâu thì hạ sốt, uống xong bao lâu thì đặt, nhiệt độ
bao nhiêu.
- Tiêu lỏng: Thật sự có tiêu lỏng hay không? Số lần/ngày, lượng, màu sắc phân, có kèm
nhầy máu hay không, tính chất của máu (lẫn, thành tia, chấm máu, đỏ bầm-cục máu
đông), lượng máu so với lượng phân, dấu hiệu xuất huyết khác.
- Khai thác hội chứng lỵ kèm theo: đau bụng từng cơn dọc khung đại tràng, mót rặn, tiêu
nhầy máu.
- Các triệu chứng khác: Đau bụng, nôn ói, cân bằng xuất nhập

Tiền căn:

- Từng tiêu nhầy máu, từng xuất huyết tiêu hoá trước đây (khai thác rõ, chẩn đoán gì, điều
trị hay không, dứt hẳn hay dai dẳng tái phát nhiều lần)
- Tiền căn bệnh lý liên quan xuất huyết, rối loạn đông máu (chảy máu răng, mũi, bầm da,
giảm tiểu cầu)
- Chế độ ăn, yếu tố nguy cơ dị ứng (thực phẩm, thuốc)  Viêm da cơ địa, Dị ứng thức ăn,
Hen phế quản, Viêm mũi dị ứng.

Khám:

- Đánh giá sinh hiệu: nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ; da niêm-tưới máu da
- Dấu mất nước:
 Tri giác: Tỉnh táo/Vật vã kích thích/Li bì hay khó đánh thức:
o Tỉnh táo: Tác động bằng lời nói hay tiếng động để xem trẻ có đáp ứng bình
thường theo lứa tuổi không
o Vật vã kích thích do sợ hay Vật vã kích thích do khát:
 Sợ: kêu bà mẹ bồng đứa trẻ ra xa vỗ, nín
 Khát: kêu bà mẹ đưa nước cho trẻ uống, nếu đút nước trẻ nín, ngưng đút
trẻ quấy
o Li bì hay khó đánh thức: Khi thấy một trẻ đang nằm nhắm mắt, người khám nhờ
bà mẹ lay gọi trẻ, nếu trẻ không có đáp ứng tỉnh, người khám sẽ gọi tên trẻ.
 Trẻ vẫn không có đáp ứng tỉnh: kích thích bằng tiếng động.
 Trẻ vẫn không có đáp ứng tỉnh: kích thích bằng sờ, lay gọi.
 Trẻ vẫn không có đáp ứng tỉnh: kích thích bằng cảm giác cù nhột, nếu trẻ
vẫn không tỉnh là trẻ li bì khó đánh thức
 Uống:
o Uống được: Nhờ bà mẹ đút vài muỗng nước cho trẻ uống, sau đó ngưng đút ,
quan sát khả năng uống và phản ứng của trẻ
o Uống háo hức: Nhờ bà mẹ đút vài muỗng nước cho trẻ uống, sau đó ngưng đút ,
quan sát khả năng uống và phản ứng của trẻ. Nếu trẻ ngưng khóc khi uống, khóc
khi không cho uống, đó là trẻ uống háo hức.
o Không uống được: Đặt trẻ ở tư thế an toàn, nằm đầu nghiêng một bên Khi đút
nước cho trẻ, trẻ không nuốt nên nước chảy ra khóe miệng
 Mắt trũng: Người khám nhìn tiếp tuyến với khuôn mặt trẻ để đánh giá mối tương quan
giữa phần nhô ra nhất của nhãn cầu và hốc mắt. Đây là dấu hiệu thực thể do nhân viên y
tế khám và quyết định, chỉ hỏi bà mẹ khi triệu chứng lâm sàng không đồng bộ.

 Dấu véo da:


o Dấu véo da mất nhanh: không có nếp véo da hình thành khi làm dấu véo da.
o Mất chậm: có nếp véo da hình thành và tồn tại dưới 2 giây khi làm dấu véo da.
o Mất rất chậm: có nếp véo da hình thành và tồn tại trên 2 giây khi làm dấu véo da.
o Tư thế bệnh nhi: lưng nằm trên mặt phẳng cứng, hai tay khép, hai chân gấp nhẹ. Đối với
trẻ nhỏ có thể cho mẹ bế trẻ nằm trên đùi mẹ.
o Vị trí làm dấu véo da: ở da bụng, đường dọc giữa rốn và hông. Người khám dùng lòng
ngón cái và cạnh ngón trỏ, tóm cả da và mô dưới da, nhấc lân rồi buông ra
- Khám bụng:
- Dấu hiệu thiếu máu: Thiếu máu cấp hay không (da xanh, niêm nhạt, tim nhanh, mạch
nhanh, huyết áp tụt/kẹp)
- Dấu hiệu xuất huyết: dấu xuất huyết da (bầm da, mảng xuất huyết), xuất huyết niêm mạc
(kết mạc mắt, nướu răng, mũi), xuất huyết nội tạng (tiêu hoá, tiểu ra máu, xuất huyết não,
rong kinh)  có thể nghĩ bệnh cảnh huyết học
- Khám hậu môn-trực tràng:
o B1: Rửa tay, giới thiệu, giải thích, cần một người khác đi kèm
o B2: Đảm bảo có các trang thiết bị cần thiết (găng tay, dầu bôi trơn, giấy lau chùi,
phòng kín đáo)
o B3: Xác định vị trí của bệnh nhân (yêu cầu nằm nghiêng tay trái, đưa đầu gối về
phía ngực)
o B4: Rửa tay, đeo găng, tách mông, kiểm tra khu vực xung quanh hậu môn, tìm
kiếm dấu hiệu bất thường
o B5: Thông báo sắp thực hiện thủ thuật, đặt ngón tay sát rìa hậu môn sao cho áp
lực hướng về phía trước và lên đường giữa
o B6: Cảm nhận bề mặt trực tràng bằng quét ngón tay theo chiều kim đồng hồ và
ngược lại, nhận xét nếu cảm nhận bất kỳ bất thường nào
o B7: Kết thúc kiểm tra găng tay
 Các trường hợp nghĩ đến tim bẩm sinh:
- Ho, khò khè, nhiễm trùng hô hấp tái đi tái lại
- Thở nhanh, co lõm ngay cả khi không bệnh
- Xanh xao hay vã mồ hôi, mệt
- Bú kém, ăn kém, chậm phát triển
- Tím (thường xuyên hay khi khóc)
- Tình cờ: tim đập bất thường, tim to, có âm thổi
- Vẻ ngoài bất thường.

ASD VSD PDA TOF


Tím hay hồng Hồng Hồng Hồng Tím
Tăng tuần hoàn phổi Có Có Có Không
Tim nào bị ảnh hưởng Phải Trái Trái Phải
Tăng áp phổi Có Có Có Không

 X-quang tim mạch:


- Họ và tên, tuổi, giới tính
- Phim chụp tư thế, độ xuyên thấu tia, hít đủ sâu chưa, hình cân xứng chưa
- Đánh giá:
o Vị thế: Tim nào bên nào lồng ngực, mỏm tim hướng về bên nào
o Bóng tim: Chỉ số tim-lồng ngực (Trẻ sơ sinh <0.6, lớn hơn 1 tháng <0.5)
o Các buồng tim:
 Bờ của tim phải (tĩnh mạch chủ trên, động mạch chủ trên, nhĩ phải)
 Bờ của tim trái (cung động mạch chủ, thân động mạch phổi, tiểu nhĩ
trái, thất trái).
 Buồng tim:
 Lớn nhĩ phải: lớn sang phải > 5.5cm tính từ đường giữa
 Lớn thất phải: mỏm tim chếch lên, góc tâm hoành nhọn
 Lớn nhĩ trái: dấu bờ đôi, cung tiểu nhĩ trái lồi, rộng góc carina,
thực quản bị đẩy phía sau
 Lớn thất trái: Mỏm tim tròn, góc tâm hoành tù, bờ tim chếch
xuống dưới
o Động mạch chủ: <35mm đo từ bờ bên trái của khí quản đến bờ ngoài cung
ĐMC
o Động mạch phổi: Đánh gía thân ĐM phổi nhô ra khỏi đường tưởng tượng
o Tuần hoản phổi
 Tăng áp tĩnh mạch phổi: dòng máu đến vùng đỉnh sẽ bằng/lớn hơn
dòng máu đến từ vùng đáy.
 Tăng áp động mạch phổi: sự tái phân bố dòng máu nhưng từ trung tâm
ra ngoại vi
 Tăng lưu lượng tuần hoàn phổi: tất cả mạch máu phổi đếu lớn hơn
bình thường.
o Các thay đổi khác

Bé trai 18 tháng tuổi, 12kg, bệnh sử 1 ngày. Sốt 39 độ, lên cơn co giật toàn thân, mất ý thức, trợn mắt,
tím môi. Nhập viện.

Tiền căn: Sơ sinh – Sản khoa bth, không ghi nhận tiền căn co giật, không ghi nhận bệnh lý não, tiền căn
gia đình: ba bị sốt co giật lúc nhỏ , không bị động kinh.

a) Trẻ lên cơn co giật lần 2 với tính chất như trên khi sốt 40 độ thì sẽ xử trí cấp cứu như thế nào?
- Đặt em bé nằm nghiêng bên trái
- Hút đàm
- Đặt ống thông miệng hầu nếu trẻ có cắn lưỡi
 Về mặt chữ A (Airway), hành động thường quy là nằm nghiêng bên trái. (Giúp cho lưỡi
rớt sang một bên, không có đè ra phía sau tắc nghẽn đường hô hấp trên, giảm xác suất
trẻ cắn lưỡi, tư thế dẫn lưu đàm nhớt tự nhiên.
- Hỗ trợ hô hấp:
o Thở oxy ẩm Canula 6 lít/phút
- Thuốc: dùng hậu môn (không được đưa gì về miệng của trẻ)
o Cắt cơn co giật: Diazepam 10mg/2ml, lấy Cân nặng/2 bơm hậu môn.
o Hạ sốt: Paracatamol 150mg (Efferangan)
- Theo dõi: Thời gian co giật, Sinh hiệu sau khi cắt cơn co giật.
b) Bệnh sử cần phải bổ sung thêm những thông tin gì và lưu ý thêm những dấu hiệu gì khi khám:
 3 cái hỏi:
- Tính chất cơn co giật: Kiểu cơn là gì, Thời gian cơn kéo dài bao lâu, Tri giác-yếu liệt sau cơn.
- Triệu chứng viêm màng não: Tri giác ngoài cơn như thế nào (bú, có ói hay không)
- Triệu chứng ổ nhiễm trùng khác: Hô hấp (ho, sổ mũi), Tiêu hoá (tiêu), Đường tiểu, Ban da.
 3 cái khám:
- Tổng trạng và sinh hiệu: Tươi, đừ!? Mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp.
- Khám thần kinh: Tri giác (AVBU), Dấu màng não (thóp phồng trẻ nhỏ, trẻ lớn 3 dấu kinh
điển), Dấu thần kinh định vị (bất thường về mặt thần kinh giúp chỉ ra dấu nó nằm ở đâu,
đồng tử, vận động của tay-chân-nhãn cầu-hầu họng-lưỡi-mặt-cơ thân-cơ chi trên-cơ chi
dưới, gõ phản xạ gân xương), khám phản xạ tháp (Horman, Balbinski)
- Khám các cơ quan khác để tìm dấu hiêu gợi ý ổ nhiễm trùng.
c) Khi biện luận vấn đề co giật kèm sốt cần lưu ý loại trừ chẩn đoán nguy hiểm nào, trình bày dấu
hiệu cảnh báo của bệnh lý này:
- Viêm màng não mủ: biểu hiện co giật + sốt, có nguy cơ tử vong, di chứng nếu mà bỏ sót,
bệnh lý hoàn toàn có thể chữa được bằng kháng sinh.
o Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi: Những biểu hiện còn kín đáo
o Trẻ chưa được chích ngừa đầy đủ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi: Hib, Phế cầu
o Trẻ đã/đang được dùng kháng sinh: che lấp triệu chứng của viêm màng não.
(Levofloxacin có tính thấm cao, còn lại thuốc kháng sinh chích sẽ ảnh hưởng).
o Triệu chứng cơ năng: Li bì, khó đánh thức, bú kém… Co giật kèm sốt tính chất phức
tạp (nhiều cơn, co giật cục bộ, nhiều lần trong 15p, sau cơn có dấu thần kinh định vị
hay rối loạn tri giác).
o Triệu chứng thực thể: Dấu màng não hoặc dấu hiệu của viêm não (rối loạn trạng thái
tâm thần kinh, dấu thần kinh định vị, co giật cục bộ).

X-quang phổi được xem là xét nghiệm để xác định viêm phổi. X-quang phổi không phân biệt
được tác nhân gây bệnh, cần phối hợp lâm sàng và X-quang để đưa ra quyết định:

- X-quagn phổi có thể biểu hiện trễ hơn lâm sàng


- Tính thống nhất giữa các lần đọc phim và giữa những người đọc khác nhau không cao
- Phân tích hình ảnh X-quang có thể bị nhiễu bởi lâm sàng
- X-quang phổi không thay đổi tiên lượng của viêm phổi điều trị ngoại trú, do đó không
cần chụp X-quagn phổi thường quy cho các trường hợp viêm phổi không cần nằm
viện
- Không cần chụp X-quang phổi để đánh giá đáp ứng điều trị nếu lâm sàng cải thiện
tốt, ngoại trừ viêm phổi tròn, xẹp phổi, lâm sàng không đáp ứng, viêm phổi có biến
chứng.

Cấy máu nên được thực hiện cho các trường hợp viêm phổi cần nhập viện và nghi ngờ có biến
chứng. Cấy đàm khi bệnh nhân cần chăm sóc tích cực, có tràn dịch màng phổi hoặc thất bại với
điều trị ban đầu.

Chẩn đoán: Viêm phổi mắc phải cộng đồng + mức độ + biến chứng

Lâm sàng có các triệu chứng: sốt, ho, thở nhanh, khó thở, phổi có ran nổ-ẩm. X-quang phổi là
tiêu chuẩn chính để chẩn đoán.

Chẩn đoán có thể: lâm sàng có triệu chứng gợi ý nhưng X-quang chưa thấy tổn thương nhu mô
phổi hoặc nghi ngờ tổn thương nhu mô.

Chẩn đoán phân biệt:

- Hen phế quản


- Viêm tiểu phế quản
- Dị vật đường thở bỏ quên
- Bệnh lý phổi bẩm sinh
- Các nguyên nhân gây suy hô hấp khác: tim mạch, chuyển hoá, ngộ độc.

Mức độ nặng:

- Viêm phổi rất nặng: ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng sau:
Tím tái trung ương, Bỏ bú hoặc bú kém (trẻ < 2 tháng), không uống được; Co giật, li
bì khó đánh thức, suy hô hấp nặng
- Viêm phổi nặng: ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng sau: Thở
co lõm lồng ngực, rên rỉ (<2 tháng), phập phồng cánh mũi, không có dấu hiệu nguy
hiểm toàn thân, tất cả viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng đều được đánh giá là nặng.

Chỉ định nhập viện:

- Trẻ dưới 2 tháng tuổi


- Viêm phổi rất nặng hoặc viêm phổi nặng theo phân loại WHO
- Có dấu hiệu suy hô hấp: Thiếu oxy SpO2 < 92% tím tái, nhịp thở >= 70 lần nhịp/phút
ở trẻ nhũ nhi, >=50 ở trẻ lớn hơn, thở không đều, cơn ngưng thở bất thường, thở rút
lõm ngực, thở rên, phập phồng cánh mũi
- Nhịp tim nhanh
- Thời gian hồi phục sắc da > 2s
- Bỏ bú
- Dấu mất nước
- Dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc
- Nghi ngờ tác nhân độc lực cao
- Nghi ngờ có biến chứng
- Bệnh lý đi kèm (tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn, suy giảm miễn dịch, dãn phế quản)
- Cân nhắc nếu kém đáp ứng điều trị kháng sinh thích hợp đường uống sau 1 tuần
- Người nhà không có khả năng chăm sóc, theo dõi trẻ tại nhà hoặc đi lại tái khám quá
khó khăn.

Hen là một bệnh lý không đồng nhất, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí. Hen
được xác định bởi tiền sử xuất hiện các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở, nặng ngực thay đổi
theo thời gian và cường độ, cùng với sự tắc nghẽn không hằng định của lưu lượng khí thở ra. Tắc
nghẽn này có thể diễn tiến thành tắc nghẽn không hồi phục.

Ba thành tố quan trọng gây tắc nghẽn đường thở là phản ứng viêm đường hô hấp cấp và mạn
tính, co thắt cơ trơn phế quản có hồi phục và tăng kích ứng đường thở.

Yếu tố nguy cơ gây xuất hiện bệnh: Di truyền, giới tính, mẫn cảm với dị nguyên, chế độ ăn, béo
phì, nhiễm siêu vi đường hô hấp, vi khuẩn chí và nhiễm trùng, những tác động của môi trường
trong thời kỳ thơ ấu, non tháng và nhẹ cân lúc sinh, hen do nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường,
khói thuốc lá.

Yếu tố khởi phát cơn: Dị nguyên, nhiễm trùng hô hấp, hoá chất kích thích đường hít, nhiệt độ và
độ ẩm không khí, thay đổi hormone, cảm xúc, co thắt phế quản khởi phát do gắng sức.
Bệnh sử:

- Triệu chứng: ho, khò khè, khó thở, nặng ngực, khạc đàm
- Đặc tính của triệu chứng:
o Tái diễn, theo mùa hay cả hai, liên tục hay từng đợt
o Cách khởi phát, thời gian kéo dài, tần suất
o Thay đổi trong ngày, nhất là vào ban đêm hay ban sáng
- Yếu tố khởi phát
- Tiến triển bệnh và điều trị:
o Tuổi bắt đầu có triệu chứng và được chẩn đoán
o Tiền sử có tổn thương phổi trước đây
o Diễn tiến tốt hơn hay tệ đi
o Thuốc đang sử dụng và đáp ứng với điều trị, đặc biệt là corticoid uống
o Tiền sử nằm hồi sức vì hen cơn nặng hoặc doạ ngưng thở
o Bệnh phối hợp
- Tiền căn gia đình: hen (đặc biệt là mẹ), dị ứng (hen, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng,
dị ứng thứ ăn), viêm mũi, viêm xonag…

Khám:

Ngoài cơn hen, khám lâm sàng trẻ hen thường bình thường, nếu khám thấy bất thường khi trẻ
không lên cơn hen thường gợi ý bệnh hen nặng, không kiểm soát kéo dài hoặc có liên quan đến
cơ địa dị ứng. Những triệu chứng có thể gặp là:

- Tăng đường kính trước sau của lồng ngực do ứ khí


- Nghe phổi có khò khè hoặc giảm thông khí
- Thời gian thở ra kéo dài
- Các dấu hiệu của bệnh lý dị ứng hoặc mũi xoang: viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hơi
thở hôi, chàm da
- Các dấu hiệu khi trẻ lên cơn hen cấp:
 Dấu hiệu sinh tồn
 Mức độ khó thở: khò khè, thở nhanh, co lõm ngực, ngồi thở, tím tái, SaO2 là
phương pháp tốt nhất để theo dõi mức độ suy hô hấp
 Khám phổi: phế âm, ran phổi
 Đo lưu lượng đỉnh nếu trẻ trên 5 tuổi. Béo phì cũng là yếu tố liên quan đến độ
nặng của bệnh hen
Cơn hen:

Bậc hen:
Kiểm soát hen:

1. Khò khè, ho tái phát nhiều lần, đặc điểm của cơn ho, khò khè giống của hen hay không? Tuổi bắt
đầu khởi phát là bao nhiêu tuổi?
2. Đáp ứng khí dung Ventolin k?
3. Khám lâm sàng: hội chứng tắc nghẽn hô hấp dưới, test chẩn đoán có làm k? (tuổi thực hiện test/)
4. Tiền căn bản thân, gia đình
5. Loại trừ các nguyên nhân gây ho, khò khè tái phát
a. Loạn sản phổi: sanh non, hỗ trợ hô hấp kéo dài.
b. Tim bẩm sinh có cao áp phổi
c. Dị dạng đường thở
d. Trào ngược dạ dày thực quản
e. Dị vật đường thở bỏ quên: bn k hội chứng xâm nhập rõ rang.
f. Lao phổi

The same as;


X-quang phổi:

- Họ tên, giới tính


- Ngày chụp
- Tư thế chụp
- Chất lượng tia, hít đủ sâu, cân xứng
- Mô mềm
- Xương
- Nhu mô phổi:
 Phổi
 Trung thất
 Rốn phổi
 Tổn thương có thể gặp: Thâm nhiễm, Bóng mờ, Tăng sáng, Mực nước hơi.

You might also like