You are on page 1of 7

Câu 1: Vật chất ý thức

Khái niệm
- Vật chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đem lại cho con người
qua cảm giác, được cảm giác ủa chúng ta ghi lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc
vào cảm giác của con người
VD: trời nắng, trời mưa, mặt trăng, mặt trời, trái đất là vật chất
- Ý thức: là đời sống tinh thần của con người. là sự phản ánh một cách năng động, sáng
tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người
VD: Bản thân cho rằng bài hát này hay hơn bài hát kia
Nội dung:
- Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức qua các phương diện sau:
+ Vật chất giữ vai trò là nguồn gốc, cơ sở, điều kiện quyết định sự hình thành, vận
động và phát triển của ý thức
+ Vật chất giữ vai trò quyết định nội dung của ý thức (suy cho cùng nội dung của ý
thức là sự phản ánh lại thế giới khách quan)
+ Vật chất giữ vai trò là cơ sở, điều kiện quyết định hoạt động sáng tạo của ý thức
+ Vật chất giữ vai trò là điều kiện quyết đinh quá trình vận dụng ý thức vào thực tiễn
nhằm cải thiện thực tế khách quan
Ví dụ: có thực mới vực được đạo => có ăn uống (vật chất) mới có khả năng, sức lực
để đi theo đạo (ý thức)
- Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động ngược trở lại vật chất:
+ ý thức có tính độc lập tương đối được thể hiện qua, ý thức phản ánh lại thế giới vật
chất qua bộ óc của con người, đồng thời khi ý thức ra đời không chỉ lệ thuộc máy
móc vào vật chất mà còn có thể tác động ngược trở lại vật chất
+ Tính độc lập của ý thức là thông qua hoạt động thực tiễn của con người, nhờ có
hoạt động thực tiễn mà ý thức có thể điều chỉnh được điều kiện, hoàn cảnh vật chất
ứng dụng vào đời sống con người
+ Vai trò của ý thức là ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, ý thức
quyết định hành động hoạt động đó là đúng hay sai, thành công hay thất bại.
+ Ý thức tác động lại vật chất theo hai hướng: tác động tích (khi phản ánh đúng đắn
hiện thực) cực giúp vật chất phát triển, tác động tiêu cực (khi phản ảnh sai lệch hiện
thực) kìm hãm sự phát triển của vật chất.
+ Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng quan trọng. Nhất là
trong xã hội ngày nay, khi mà tri thức khoa học trở thành hình thức sản xuất trực tiếp
Ví dụ: Khi nhận thức được khả năng học tập, cách tư duy của bản thân để chọn được
phương pháp học tập đúng đắn giúp cải thiện khả năng học tập.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải xuất phát, căn cứ từ hiện
thực khách quan (vật chất)
Ví dụ: sinh viên cần xác định được nội quy giờ học, thời khóa biểu và các yếu tố thực
tế để đi học đúng giờ, đúng quy định
- Phải tôn trọng quy luật
- Nhận thức và hành động theo quy luật
- Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người
Ví dụ: trước các buổi học phải xem trước giáo trình, bài giảng ở nhà để phát huy khả
năng tự học, tính sáng tạo của bản thân
- Hiểu biết đúng đắn giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, tránh hành động
tùy tiện, ảo tưởng, duy ý chí
Ví dụ: Cần phải tiếp nhận các ý kiến giảng viên đóng góp để cải thiện khả năng học
tập

Câu 2: Nguyên lí về mối quan hệ


Quan điểm siêu hình cho rằng:
- Các sự vật hiện tượng tồn tại độc lập, tách biệt
- Cái này tồn tại bên cạnh cái kia
- Không có sự quy định, tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng
- Nếu có sự quy định tác động chuyển hóa lẫn nhau thì cũng chỉ là cái bên ngoài, cái
ngẫu nhiên
Quan điểm biện chứng cho rằng:
- Các sự vật hiện tượng không chỉ tồn tại cho riêng bản thân nó mà còn cho các sự vật
hiện tượng khác xung quanh nó
- Các sự vật, hiện tượng luôn có sự tác động, quy định, chuyển hóa lẫn nhau trong thế
giới
Khái niệm:
- Mối liên hệ: dùng để chỉ sự quy định, tác động chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật
hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới
+ Mối quan hệ giữa ong và hoa
+ Mối liên hệ giữa cá và nước
+ Mối liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể con người

- Mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ sự phổ biến của các mối quan hệ của các sự vật
hiện tượng, đồng thời dùng để chỉ mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng.
Trong đó mối liên hệ phổ biến nhất là mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện tượng
nhất
Ví dụ: cây xanh thải oxi, động vật hấp thu oxi, sau đó động vật lại thải chất thải cung
cấp dinh dưỡng cho cây xanh

Nội dung, tính chất:


- Khách quan: mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là cái khách quan vốn có của mọi
sự vật hiện tượng. Tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào ý thức của con người
Ví dụ: thực vật tồn tại trong thế giới tự nhiên luôn tồn tại mối quan hệ với môi trường
tự nhiên và với các sinh vật khác
- Phổ biến: Mối liên hệ không chỉ diễn ra giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã
hội, tư duy mà còn diễn ra giữa các mặt các yếu tố và các quá trình của mỗi sự vật
hiên tượng
Ví dụ: Quá khứ, hiện tại và tương lai của một người luôn có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau

- Đa dạng phong phú: Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng nên mối quan hệ
giữa chúng của vô cùng đa dạng phong phú
+ Các SVHT khác nhau trong thời gian, không gian khác nhau thì có mối liên hệ khác
nhau
+ Cùng SVHT nhưng trong thời gian không gian khác nhau thì có mối liên hệ khác
nhau
Ví dụ: Cá và chim thú đều có mối liên hệ chặt chẽ với nước nhưng cá và chim thú đều
có mối liên hệ khác nhau với nước

Ý nghĩa phương pháp luận:


- Quan điểm toàn diện:
+ Cần phải xem xét mọi mặt, mọi mối liên hệ của các sự vật hiện tượng
+ Khi xem xét một sự vật hiện tượng cần phải đặt nó trong mối liên hệ với các sự vật
hiện tượng khác, hay giữa các mặt của chúng để rứt ra tính chất và có biện pháp phù
hợp để tác động vào sự vật hiện tượng đó
+ Trong rất nhiều mối liên hệ phải rút ra được mối liên hệ chung nhất
+ Không được đánh giá chủ quan, duy ý chí
+ Tránh xem xét các sự vật hiện tượng một các dàn trải, triết trung
- Quan đểm lịch sử, cụ thể:
+ Khi xem xét các sự vật hiện tượng cần đặt chúng trong hoàn cảnh lịch sử, không
gian và các mối liên hệ phù hợp để có cái nhìn khách quan nhất
+ Cần phải xem xét quá trình phát sinh hình thành, vận động và phát triển của các sự
vật hiện tượng
+ Trong quá trình vận động và phát triển của SVHT cần chia thành các gia đoạn để có
cách tác động phù hợp
Ví dụ: khái niệm Trái Đất hình phẳng có thể đúng khi khoa học chưa phát triển trước
nhưng khoa học hiện đại cho rằng Trái Đất hình cầu mới là chân lí

Câu 6: Con người và bản chất của con người:


Con người là một thực thể tự nhiên (sinh học) và xã hội
- Xét theo phương diện tự nhiên:
+ Con người là kết quả tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, sống dựa vào giới tự nhiên
+ Con người mang các đặc điểm sinh học, trải qua các quá trình sinh học và bị chi
phối bởi các quy luật sinh học.
Ví dụ: con người phải trải qua các quá trình sinh lão bệnh tử
+ Để tồn tại và phát triển bình thường con người cần được đảm bảo thõa mãn các nhu
cầu sinh học
Ví dụ: con người cần ăn uống, ngủ, hít thở…
- Xét theo phương diện xã hội:
+ Lao động là cơ sở để con người ra đời, tồn tại và phát triển. Thông qua lao động,
con người hình thành các đặc điểm và bản chất xã hội, thể hiện và chi phối bởi các
quy luật xã hội.
+ Để tồn tại và phát triển bình thường con người cần được thõa mãn các nhu cầu xã
hội
+ Sự tồn tại của con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố và quy luật xã hội. Xã hội
thay đổi thì con người cũng thay đổi tương ứng. Bên cạnh đó, sự phát triển của mỗi cá
nhân là tiền đề cho sư phát triển của xã hội

Bản chất con người:


- Triết học Mác Lênin khẳng định: “Con người mang bản chất xã hội. Trong hiện thực
của nó, bản chất của con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”
+ Con người mang bản chất xã hội: bản chất của con người mang các đặc điểm xã
hội, con người sống trong môi trường xã hội nào thì mang bản chất của xã hội đó.
Vậy nên khi nghiên cứu về con người, cần đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, không
được tác rời với không gian và thời gian
+ Trong hiện thực của nó: trong thực tế không có con người nói chung chung, con
người nói chung chỉ là khái niệm, mà chỉ có con người trong những điều kiện cự thể
+ Bản chất của con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội: nghĩa là các mối
quan hệ luôn xâm nhập, quy định, tác động lẫn nhau, làm nên bản chất con người.
Tuy nhiên tùy vào cách tiếp cận mà mỗi người có những mối quan hệ xã hội khác
nhau

Con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử mà còn là chủ thể tạo nên lịch sử:
- Con người là một sinh thể lao động
- Lao động vừa là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài
người. vừa là phương thức biến đổi toàn bộ đời sống của con người và bộ mặt của xã
hội
- Trên cơ sở các quy luật, con người biến đổi tự nhiên theo các quy luật tự nhiên, cải
cách xã hội theo các quy luật xã hội. Giới tự nhiên và xã hội là hai sản phẩm do con
người sáng tạo dành cho con người

Ý nghĩa phương pháp luận:


- Khi giải quyết các vấn đề của con người không chỉ xem xét bản tính tự nhiên mà cần
phải xem xét bản tính xã hội
- Động lực cơ bản của sự phát triển xã hội là năng lực sáng tạo của con người => phát
huy tính năng động sáng tạo của con người
- Sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy năng lực sáng tạo lịch sử phải hướng
và giải phóng các mối quan hệ kinh tế xã hội
Câu 4: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Khái niệm
- Lực lượng sản xuất: là tổng hợp yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực
tiễn cái biến giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại và phát triển của con người
Bao gồm:
+ Người lao động: người có khả năng, trình độ, kỹ thuật,…
VD: công nhân, bác sĩ, giáo viên, thợ may
+ Tư liệu sản xuất: tư liệu lao động (phương tiện lao động (đường xá, cầu cống), công
cụ lao động (rìu, máy cắt lúa…)) và đối tượng lao động (đất, tôm, cá)
Ví dụ: người thợ mộc (người lao động) dùng công cụ lao động là máy may, kim chỉ...
Tác động lên đối tượng lao động là vải để may ra sản phẩm là quần áo

- QHSX là mối quan hệ giữa người với người trong hoạt động sản xuất
Ví dụ: xây dựng trường học cần có quan hệ giữa những kiến trúc sư, thợ xây, phụ hồ,
nhà đầu tư…
+ MQH sở hữu tư liệu sản xuất: cơ bản, đặc trưng và quan trọng nhất, quyết định hai
mối quan hệ sản xuất còn lại
VD: ông chủ sở hữu nhà máy sản xuất => quyết định các khâu tổ chức quản lí và
phân phối sản phẩm
+ MQG tổ chức và quản lí sản xuất: tác động đến quy mô, tốc độ hiệu quản sản xuất
VD: người quản lí giỏi sẽ biết cách áp dụng các phương pháp tổ chức quản lí nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất
+ MQH phân phối sản phẩm do sx làm ra: sự phân chia thành quả lao động sau sản
xuất cho những người lao động sản xuất => thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của
sản xuất
VD: người công nhân được trả lương và đãi ngộ hợp lí sẽ có động lực làm việc, giúp
nâng cao năng suất làm việc
Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX:
- LLSX quyết định QHSX về các mặt:
+ Nội dung: LLSX có tính chất và trình độ thế nào thì QHSX sẽ có trình độ và tính
chất tương ứng
VD: công cụ thô sơ thì quan hệ xã hội đơn giản
Tự trồng rau bán tại nhà, diện tích nhỏ

+ Tính chất trình độ: LLSX thay đổi về trình độ và tính chất thì QHSX cũng sẽ thay
đổi theo sao cho phù hợp
VD: lòng yêu nước thời phong kiến khác với lòng yêu nước thời chiến tranh (trung
với đảng) và khác với thời đại hòa bình
+ Biến đổi: trong quá trình phát triển thì LLSX cũ sẽ bị thay thế bởi các LLSX mới,
không sớm thì muộn QHSX cũ cũng sẽ bị thay thế bởi các QHSX mới phù hợp hơn
Dẫn tới hình thái kinh tế mới ra đời
- QHSX tác động trở lại LLSX theo 3 mặt:
+ Khuynh hướng phát triển nhu cầu vật chất và tinh thần, nghĩa là QHSX quyết định
phương thức phân phối và qui mô thu nhập, cụ thể là QHSX quyết định sản phẩm lao
động xã hội làm ra. Nếu thúc đẩy phù hợp sẽ thúc đẩy con người có có động lực điều
kiện để tham gia sản xuất
+

You might also like