You are on page 1of 11

SOẠN CHUNG CẢ TUẦN

THỂ DỤC BUỔI SÁNG


1. Chuẩn bị
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. Trang phục gọn gàng, phù hợp.
- Các động tác tập kết hợp với bài hát, bản nhạc.
2. Tiến trình hoạt động
a. Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi lại nhẹ nhàng vòng quanh sân tập 1, 2 vòng, sau
đó xếp thành hai hàng ngang.
b. Trọng động:
* Bài tập phát triển chung: Tập kết hợp với bài hát, bản nhạc.
- Động tác hô hấp: Thổi nơ bay trẻ đứng tự nhiên, chân đứng rộng bằng vai,
hai tay khum trước miệng hít vào thổi ra từ từ, đồng thời 2 tay cũng dang rộng ra
giả làm động tác thổi nơ bay.
- Động tác tay: Đưa sang ngang (Tập 4 lần x nhịp 2).
+ Tư thế chuẩn bị: Hai tay thả xuôi, chân rộng bằng vai.
+ Nhịp 1: Hai tay đưa sang ngang.
+ Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị.
- Động tác lưng, bụng, lườn: Vặn người sang 2 bên (Tập 4 lần x nhịp 2).
+ Tư thế chuẩn bị: Hai tay chống hông, chân rộng bằng vai.
+ Nhịp 1: Vặn người sang trái.
+ Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị (Đổi bên).
- Động tác chân: Co duỗi từng chân (Tập 4 lần x nhịp 2).
+ Tư thế chuẩn bị: Hai tay chống hông.
+ Nhịp 1: Co chân trái lên.
+ Nhịp 2: Duỗi chân ra (đổi bên).
c. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1, 2 vòng quanh sân tập.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc chơi thao tác vai: Chơi bán hàng một số phương tiện giao thông
1.1.Yêu cầu:
- Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ: Chơi bán
hàng một số phương tiện giao thông. Trẻ thực hiện được một số hành vi giả bộ bán
hàng một số phương tiện giao thông.
- Giáo dục trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định.
1.2. Tiến trình hoạt động:
- Cô cho trẻ tiến hành chơi: Trẻ thể hiện được thái độ của người bán hàng;
niềm nở với khách, giới thiệu hàng, thực hiện được một số thao tác của người
bán hàng; còn người mua hàng thì nhẹ nhàng, vui vẻ.
- Cô quan sát, giúp đỡ trẻ và khuyến khích trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ sau khi chơi. Cho trẻ thu dọn đồ chơi cất vào nơi qui định.
2. Góc vận động: Chơi kéo co
2.1. Yêu cầu:
- Trẻ biết cách chơi kéo co.
- Trẻ biết chơi thân thiện cạnh bạn khác, biết nhường nhau khi chơi.
2.2. Tiến trình hoạt động:
- Cô cho trẻ tiến hành chơi: Phát triển thể lực cho trẻ, rèn cho trẻ biết phối
hợp với bạn chơi trong khi chơi.
- Trong khi trẻ chơi cô quan sát, giúp đỡ và khuyến khích trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ sau khi chơi. Cho trẻ thu dọn đồ chơi cất vào nơi qui định.
3. Góc hoạt động với đồ vật: Xây nhà ga
3.1. Yêu cầu:
- Trẻ biết phối hợp cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay - mắt trong
hoạt động: Xây nhà ga.
- Biết chơi đoàn kết, giúp đỡ nhau trong khi chơi.
3.2. Tiến trình hoạt động:
- Cho trẻ tiến hành chơi: Rèn cho trẻ biết phối hợp tay mắt khi xây nhà ga.
- Trong khi trẻ xếp cô quan sát, hướng dẫn và khuyến khích trẻ xếp sáng tạo.
- Nhận xét trẻ sau khi chơi. Cho trẻ thu dọn đồ chơi cất vào nơi qui định.
4. Góc nghệ thuật: Vẽ cuộn len
4.1. Yêu cầu:
- Trẻ thích cầm bút vẽ cuộn len.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động nghệ thuật.
4.2. Tiến trình hoạt động:
- Rèn cho trẻ một số thao tác cầm bút, kỹ năng vẽ những nét cong tròn tạo
thành cuộn len.
- Cô bao quát và nhận xét trẻ sau khi chơi.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi cất vào nơi qui định
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ hai ngày 25 tháng 03 năm 2024
1. Đón trẻ, trò chuyện sáng, chơi, điểm danh, thể dục sáng
2. Hoạt động chơi tập
2.1. Chơi, tập có chủ định
CHẠY THEO HƯỚNG THẲNG
TRÒ CHƠI: TRỜI NẮNG TRỜI MƯA
2.1.1. Mục đích, yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài vận động. Trẻ biết chạy thẳng hướng tới đích đã được quy
định, khi chạy không cúi đầu.
- Trẻ biết thực hiện các động tác trong bài tập thể dục: Tay, lưng, bụng, lườn và chân.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi.
* Kỹ năng:
- Trẻ nói rõ tên bài vận động.
- Rèn cho trẻ kỹ năng giữ thăng bằng cơ thể trong khi chạy.
* Thái độ:
- Trẻ biết xếp hàng chờ đến lượt khi tập, hứng thú khi tham gia hoạt động.
Giáo dục trẻ chăm tập thể dục giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
2.1.2. Chuẩn bị
* Chuẩn bị:
- Băng dính dán vạch chuẩn, rổ đồ chơi làm đích.
* Địa điểm:
- Sân tập ngoài trời bằng phẳng, sạch sẽ.
2.1.3. Tiến trình hoạt động
* Ổn định, gây hứng thú:
- Trò chuyện về việc rèn luyện sức khỏe hàng ngày của bé. Hướng trẻ vào bài.
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1, 2 vòng quanh sân tập, sau đó xếp thành hai hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động.
a. Bài tập phát triển chung: Tập kết hợp theo hiệu lệnh.
- Tập các động tác trong bài tập thể dục sáng.
- Động tác bổ trợ: Động tác chân: Co duỗi từng chân. (Tập 6 lần x nhịp 2).
- Tư thế chuẩn bị: Hai tay chống hông.
- Nhịp 1: Co chân trái lên.
- Nhịp 2: Duỗi chân ra (đổi bên).
b. Vận động cơ bản: Chạy theo hướng thẳng.
- Cho trẻ đứng đội hình hàng ngang.
- Cô giới thiệu vận động. Cho trẻ nhắc lại tên vận động.
+ Cô thực hiện lần 1: Không giải thích động tác.
+ Cô thực hiện lần 2: Kết hợp phân tích từng động tác.
- Tư thế chuẩn bị: Đứng trước vạch chuẩn (Phía trước cô để một rổ đồ chơi
làm đích).
- Cách thực hiện: Khi có hiệu lệnh 1, 2, 3 bắt đầu thì cô bắt đầu chạy, khi
chạy không cúi đầu, chạy thẳng hướng đến đích rồi quay về đứng ở cuối hàng.
- Cô mời hai trẻ lên thực hiện và hỏi lại trẻ tên vận động.
- Cho trẻ nhận xét bạn tập.
- Cô nhận xét trẻ.
- Hình thức thực hiện: Tổ chức theo từng cá nhân, nhóm trẻ.
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ tập
- Sau khi trẻ tập xong cô hỏi lại trẻ tên bài vận động.
+ Giáo dục trẻ chăm tập thể dục giúp cho cơ thể khỏe mạnh, cân đối.
c. Trò chơi: Trời nắng trời mưa.
- Cô giới thiệu trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cô cho trẻ chơi. Nhận xét trẻ sau khi chơi.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập 1, 2 vòng.
* Kết thúc: Nhận xét - tuyên dương trẻ.
2.2. Chơi, hoạt động góc
2.3. Dạo chơi ngoài trời
- Nhặt lá rụng
- Trò chơi: Ô tô và chim sẻ
2.3.1. Chuẩn bị:
- Khu vực có lá rụng cho trẻ nhặt, gang tay, sọt rác. Vòng thể dục cho trẻ
chơi trò chơi.
* Địa điểm: Ngoài trời.
2. 3.2. Tiến trình hoạt động:
* Nhặt lá rụng:
- Cho trẻ đi dạo quanh sân trường và quan sát sân trường.
- Hỏi trẻ xem thấy sân trường hôm nay như thế nào.
- Hỏi trẻ phải làm gì khi đang chơi ở sân mà thấy có lá rụng xuống sân.
- Sau đó cho trẻ nhặt lá rụng trên sân trường gom vào thùng rác.
- Cô quan sát, động viên trẻ nhặt.
- Giáo dục trẻ biết vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.
* Trò chơi: Ô tô và chim sẻ.
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô cùng chơi với trẻ và hướng dẫn trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi. Nhận xét trẻ sau khi chơi.
3. Vệ sinh, trả trẻ
4. Chơi, tập buổi chiều
* Dạy trẻ nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật,
hoạt động, đặc điểm quen thuộc.
- Cô giáo trò chuyện với trẻ.
- Cô giáo dạy trẻ nói được câu đơn, câu có 5 – 7 tiếng (Cây hoa rất đẹp, Em bé
có áo mới, con gà trống biết gáy, con Bò đang đi ăn cỏ, Xe máy có màu đỏ…)
- Cô giáo cho trẻ nhắc lại nhiểu lần
- Chơi tự do: Cô bao quát trẻ.
5. Ăn chính
6. Chơi, trả trẻ
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Tình trạng sức khỏe: ...............................................................................................
Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:......................................................
………………………………………………………………………………….....
Kiến thức, kĩ năng của
trẻ:.......................................................................................
………………………………………………………………………………….....
................................................................................................................................
Những vấn đề cần lưu ý:..........................................................................................
.................................................................................................................................

Thứ ba ngày 26 tháng 03 năm 2024


1. Đón trẻ, trò chuyện sáng, chơi, điểm danh, thể dục sáng
2. Hoạt động chơi tập
2.1. Chơi, tập có chủ định
NHẬN BIẾT TÀU HỎA
TRÒ CHƠI: THI AI NHANH
2.1.1. Mục đích, yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên và một vài đặc điểm nổi bật của tàu hỏa .
- Tăng cường tiếng việt cho trẻ từ: Tàu hỏa, đầu tàu, toa tàu.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi.
* Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ khả năng phát âm rõ ràng.
- Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ.
- Trẻ nói rõ từ: Tàu hỏa, đầu tàu, toa tàu.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức khi tham gia giao thông, không chơi gần đường sắt.
2.1.2. Chuẩn bị
- Tranh vẽ tàu hỏa.
- Lô tô một số phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, tàu hỏa..). Rổ con.
- Nhạc và lời bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
* Địa điểm: Trong lớp.
2.1.3. Tiến trình hoạt động
* Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cho trẻ kể về phương tiện giao thông đường sắt mà trẻ biết.
- Cô khái quát lại. Hướng trẻ vào bài.
* Quan sát, nhận biết tàu hỏa.
- Cô cho trẻ quan sát tranh tàu hỏa và hỏi trẻ về bức tranh.
- Cô giới thiệu về tàu hỏa và tăng cường tiếng việt cho trẻ từ“Tàu hỏa”
nhiều lần.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ nói “Tàu hỏa”.
- Cô chỉ vào từng bộ phận của tàu hỏa như: Đầu tàu, các toa tàu, cửa sổ…
cho trẻ gọi tên.
- Hỏi trẻ về đặc điểm nổi bật, công dụng của tàu hỏa.
- Cô chốt lại ý trẻ.
- Giáo dục trẻ nếu nhà bạn nào ở gần đường sắt phải có ý thức bảo vệ
đường sắt, không chơi gần đường sắt và nếu có đi trên tàu thì phải cẩn thận,
không được đùa nghịch sẽ rất nguy hiểm.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Thi ai nhanh”.
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cách chơi: Chơi lần 1: Cô nói tên phương tiện giao thông trẻ tìm và giơ lô
tô phương tiện lên theo yêu cầu của cô.
- Lần 2: Cô nói đặc điểm nổi bật trẻ tìm và giơ lô tô phương tiện lên đúng
theo đặc điểm của cô nêu ra.
- Tổ chức cho cả lớp chơi 2, 3 lần.
- Nhận xét- động viên trẻ sau mỗi lần chơi.
* Kết thúc: Nhận xét trẻ. Cho trẻ nghe bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
2.2. Chơi, hoạt động góc
2.3. Dạo chơi ngoài trời
- Chơi tự do: Chơi với bóng.
- Cô chuẩn bị bóng cho trẻ chơi.
- Cô cho trẻ chơi. Cô quan sát trẻ trong khi chơi.
3.Vệ sinh, trả trẻ
4. Chơi, tập buổi chiều
* Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình.
- Cô cho trẻ nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi: Như ô tô, xe máy...
- Cô hỏi trẻ: Con thích đồ chơi gì? Đồ chơi đó có đặc điểm gì?.
- Cô mời một vài trẻ lên kể đồ chơi mình thích.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ sau hoạt động.
- Chơi tự do: Cô bao quát trẻ.
5. Ăn chính
6. Chơi, trả trẻ
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Tình trạng sức khỏe: ...............................................................................................
Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:......................................................
………………………………………………………………………………….....
Kiến thức, kĩ năng của
trẻ:.......................................................................................
………………………………………………………………………………….....
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Những vấn đề cần lưu ý:..........................................................................................
.................................................................................................................................
Thứ tư ngày 27 tháng 03 năm 2024
1. Đón trẻ, trò chuyện sáng, chơi, điểm danh, thể dục sáng
2. Hoạt động chơi tập
2.1. Chơi, tập có chủ định

ÔN XÁC ĐỊNH PHÍA TRƯỚC, PHÍA SAU SO VỚI BẢN THÂN


2.1.1. Mục đích, yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được phía trước, phía sau so với bản thân trẻ.
- Củng cố cho trẻ từ: Phía trước, phía sau.
* Kỹ năng:
- Trẻ nói được rõ từ: Phía trước, phía sau.
- Rèn cho trẻ khả năng định hướng trong không gian. Phát triển ở trẻ khả
năng quan sát, ghi nhớ.
* Thái độ:
- Trẻ có ý thức tham gia vào hoạt động tập thể. Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ
dùng, đồ chơi.
2.1.2. Chuẩn bị
* Chuẩn bị của cô:
- Một số đồ dùng, đồ chơi để ở phía trước, phía sau: Búp bê, hoa, bóng...
* Chuẩn bị của trẻ:
- Rổ con, một số đồ chơi cho trẻ chơi trò chơi.
* Địa điểm: Trong lớp.
2.1.3. Tiến trình hoạt động
* Ổn định, gây hứng thú:
- Trò chuyện về chủ đề. Hướng trẻ vào bài.
* Hoạt động 1: Ôn nhận biết phía trước, phía sau so với bản thân.
Trò chơi 1: “Thi tài”.
- Cô cho mỗi trẻ lấy một rổ đồ chơi về chỗ ngồi.
- Hỏi trẻ: Trong rổ có những gì?
- Cho trẻ lấy búp bê ra phía trước và bông hoa thì để ở phía sau.
- Cho trẻ vừa xếp vừa nói phía trước, phía sau.
Trò chơi 2: “Thi ai nhanh”.
- Cho trẻ chơi dấu đồ chơi ở phía trước, phía sau theo yêu cầu của cô.
- Cô nói: “ Dấu đồ chơi
Đồ chơi đâu?”
- Trẻ dấu nhanh đồ chơi phía sau.
- Chúng mình dấu đồ chơi ở đâu?
- Gọi là phía nào?
- Cô nói: “Dấu đồ chơi”
- Trẻ để nhanh đồ chơi ra phía trước.
- Chúng mình để đồ chơi ở đâu?
- Gọi là phía nào? Cho trẻ nhắc lại 2, 3 lần.
- Cho trẻ chơi với nhau 2, 3 lần với các phía so với bản thân mình.
- Khuyến khích trẻ chơi đúng theo yêu cầu của cô
* Kết thúc.
- Cô củng cố lại bài. Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
2.2. Chơi, hoạt động góc
2.3. Dạo chơi ngoài trời
- Chơi với đu quay.
- Trò chơi: Ô tô về bến
2.3.1. Chuẩn bị:
- Đu quay cho trẻ chơi. Vòng thể dục cho trẻ chơi trò chơi.
* Địa điểm: Ngoài trời
2.3.2. Tiến trình hoạt động:
* Chơi với đu quay.
- Cô cho trẻ quan sát đu quay.
- Tăng cường tiếng việt cho trẻ từ “đu quay” (tổ, nhóm cá nhân trẻ nói).
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm, công dụng của đu quay.
- Cô khái quát lại. Giáo dục trẻ khi chơi phải chơi đoàn kết không được xô đẩy
nhau.
- Cho trẻ chơi với đu quay. Cô bao quát trẻ.
* Trò chơi: Ô tô về bến.
- Cô giới thiệu trò chơi. Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi. Cô khuyến khích trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ sau khi chơi.
3. Vệ sinh, trả trẻ
4. Chơi, tập buổi chiều
* Xem tranh, trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường sắt.
- Cô cho trẻ xem tranh tàu hỏa…
- Cô cho trẻ gọi tên các phương tiện giao thông đường sắt.
- Sau đó cô cho trẻ nói lên đặc điểm và công dụng của các phương tiện đó.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ sau khi hoạt động.
5. Ăn chính
6. Chơi, trả trẻ
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Tình trạng sức khỏe: ...............................................................................................
Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:......................................................
………………………………………………………………………………….....
Kiến thức, kĩ năng của
trẻ:.......................................................................................
………………………………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………….....
Những vấn đề cần lưu ý:..........................................................................................
.................................................................................................................................

Thứ năm ngày 28 tháng 03 năm 2024


1. Đón trẻ, trò chuyện sáng, chơi, điểm danh, thể dục sáng
2. Hoạt động chơi tập
2.1. Chơi tập có chủ định
TRUYỆN: VÌ SAO THỎ CỤT ĐUÔI
2.1.1. Mục đích, yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện. Hiểu nội dung câu chuyện, chú ý nghe cô kể chuyện.
- Tăng cường tiếng việt cho trẻ từ: An ủi.
* Kỹ năng:
- Trẻ trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân
vật trong truyện: Vì sao thỏ cụt đuôi.
- Trẻ nói rõ từ: An ủi.
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Giáo dục trẻ có ý thức khi tham gia giao thông. Biết giúp đỡ bạn khi gặp
khó khăn, hoạn nạn.
2.1.2. Chuẩn bị
- Tranh thể hiện nội dung truyện, máy tính, loa, hoạt hình câu chuyện.
* Địa điểm: Trong lớp.
2.1.3. Tiến trình hoạt động
* Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cô trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông đường bộ.
- Dẫn dắt trẻ vào bài.
* Hoạt động 1: Kể chuyện cho trẻ nghe.
- Cô kể lần 1: Kể diễn cảm.
- Cô giới thiệu với trẻ tên truyện, tên tác giả.
- Cho trẻ nhắc lại tên truyện, tên tác giả.
- Cô kể lần 2: Kết hợp tranh minh họa.
- Hỏi trẻ về tên truyện, tên tác giả.
* Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn.
- Hỏi trẻ về tên các nhân vật trong truyện.
- Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện.
(Cô trích dẫn sau mỗi câu hỏi)
- Cô nhắc lại và giải thích từ khó cho trẻ “ an ủi”. Tăng cường tiếng việt cho trẻ
từ “An ủi” cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc.
- Cô khái quát lại ý của trẻ. Giáo dục trẻ biết có ý thức khi tham gia giao
thông. Biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Kể lần 3: Cho trẻ xem hoạt hình câu chuyện.
- Hỏi lại trẻ tên truyện, tên tác giả.
* Kết thúc: Cô củng cố lại bài. Nhận xét tuyên dương trẻ.
2.2. Chơi, hoạt động góc
2.3. Dạo chơi ngoài trời
- Chơi tự do: Cho trẻ chơi với vòng thể dục.
- Cô chuẩn bị vòng thể dục cho trẻ chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi.
3. Vệ sinh, trả trẻ
4. Chơi, tập buổi chiều
* Nghe kể chuyện: “Vì sao thỏ cụt đuôi”.
- Cô giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả.
- Cho trẻ nhắc lại.
- Cô kể cho trẻ nghe 2 lần.
- Cô kể lần 3: Khuyến khích trẻ thể hiện theo cô.
- Hỏi lại tên câu chuyện, tên tác giả.
- Chơi tự do: Cô bao quát trẻ.
5. Ăn chính
6. Chơi , Trả trẻ

NHẬN XÉT CUỐI NGÀY


Tình trạng sức khỏe: ...............................................................................................
Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:......................................................
………………………………………………………………………………….....
Kiến thức, kĩ năng của
trẻ:.......................................................................................
………………………………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………….....
Những vấn đề cần lưu ý:..........................................................................................
.................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 29 tháng 03 năm 2024
1. Đón trẻ, trò chuyện buổi sáng, chơi, điểm danh, thể dục sáng
2. Hoạt động chơi tập
2.1. Chơi, tập có chủ định
DẠY HÁT: ĐOÀN TÀU NHỎ XÍU
NGHE HÁT: TÀU HỎA
2.1.1. Mục đích, yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, biết hát cùng cô bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
- Trẻ biết nghe hát và hưởng ứng cùng cô.
* Kỹ năng:
- Rèn khả năng hát rõ lời cho trẻ.
- Trẻ thể hiện được cảm xúc của mình khi hát.
- Phát triển tai nghe cho trẻ.
* Thái độ:
- Trẻ thích hát và chơi trò chơi.
- Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc.
2.1.2. Chuẩn bị
* Chuẩn bị:
- Bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu, Tàu hỏa.
* Địa điểm: Trong lớp.
2.1.3. Tiến trình hoạt động
* Ổn định tổ chức:
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề. Hướng trẻ vào bài.
* Hoạt động 1: Dạy hát: “Đoàn tàu nhỏ xíu”
- Cô giới thiệu với trẻ tên bài hát, tên tác giả và cho trẻ nhắc lại.
- Cô hát một lần cho trẻ nghe:
+ Hỏi lại trẻ tên bài hát, tác giả.
- Cô hát lần 2: Nói lên nội dung bài hát.
- Dạy trẻ hát:
+ Hình thức thực hiện: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát.
+ Trong khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ.
+ Khuyến khích trẻ hát sôi nổi, hát đúng giai điệu của bài hát.
+ Hỏi lại trẻ tên bài hát.
* Hoạt động 2: Nghe hát bài “Tàu hỏa”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Thể hiện điệu bộ của bài hát.
- Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2: Nói giai điệu bài hát.
- Cô hát lại một lần nữa: khuyến khích trẻ hát cùng cô.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi.
- Nhận xét- tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi.
* Kết thúc.
- Cô củng cố lại bài. Nhận xét tuyên dương trẻ.
2.2. Chơi, hoạt động góc
2.3. Dạo chơi ngoài trời
- Quan sát bồn hoa.
- Trò chơi: Ô tô và chim sẻ.
2.3.1. Chuẩn bị:
- Bồn hoa cho trẻ quan sát. Vòng thể dục cho trẻ chơi trò chơi.
* Địa điểm: Ngoài trời
2.3.2. Tiến trình hoạt động:
* Quan sát bồn hoa.
- Cô cho trẻ quan sát bồn hoa.
- Tăng cường tiếng việt cho trẻ từ “bồn hoa” (tổ, nhóm cá nhân trẻ nói).
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm, ích lợi của các loài hoa có trong bồn hoa.
- Cô khái quát lại. Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ hoa.
* Trò chơi: Ô tô và chim sẻ.
- Cô giới thiệu trò chơi. Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi. Cô khuyến khích trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ sau khi chơi.
3. Vệ sinh, trả trẻ
4. Chơi, tập buổi chiều
* Trò chuyện với trẻ về những hoạt động được tìm hiểu trong tuần.
- Hỏi trẻ trong tuần đã được tìm hiểu chủ đề gì.
- Cho trẻ kể tên những câu chuyện, bài hát đã học trong tuần.
- Cô cho trẻ giới thiệu về những sản phẩm mà mình tạo ra trong chủ đề.
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề sẽ học tuần tới:
- Cô và trẻ cùng chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi để bổ sung cho chủ đề sau.
- Vui văn nghệ cuối tuần: Cho trẻ đọc thơ, hát về chủ đề.
- Cô nhận xét chung. Tuyên dương trẻ.
5. Ăn chính
6. Chơi, trả trẻ
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Tình trạng sức khỏe: ...............................................................................................
Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:......................................................
………………………………………………………………………………….....
Kiến thức, kĩ năng của
trẻ:.......................................................................................
………………………………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………….....
Những vấn đề cần lưu ý:..........................................................................................
………………………………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………….....

You might also like