You are on page 1of 31

Chủ đề nhánh 2: Một số nghề phổ biến (Tuần 2)

Từ ngày: 25/12/2017 đến ngày 29/12/2017

HOẠT THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU


ĐỘNG
1. Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Cô gợi y, hưỡng dẫn để trẻ cùng tìm hiểu về một số nghề phổ biến
trong xã hội
2. Thể dục sáng ( Kết hợp bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”)
+ Luân phiên từng tay đưa lên cao ( 2 x 8 nhịp )
Nhịp 1: Tay phải giơ lên cao
Nhịp 2: Giơ tiếp tay trái lên cao
Nhịp 3: Đưa 2 tay sang ngang
Nhịp 4: Hạ 2 tay xuống
Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4
+ Nghiêng người sang bên ( 2 x 8 nhịp )
Nhịp 1: Hai tay gập giơ cao, bàn tay chạm vai
Nhịp 2: Nghiêng người sang phải
Nhịp 3: Nghiêng người sang trái
Đón trẻ,
Thể dục Nhịp 4: Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người
sáng, Điểm Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4
danh
+ Nâng cao chân, gập gối ( 2 x 8 nhịp )
Nhịp 1: Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gập đầu gối
Nhịp 2: Hạ chân trái xuống đứng thẳng
Nhịp 3: Chân trái làm trụ, chân phải nâng cao đùi,gập đầu gối
Nhịp 4: Hạ chân phải xuống, đứng thẳng
Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4
+ Bật tại chổ ( 2 x 8 nhịp )
Nhịp 1: Hai tay chống hông nhún bật bằng mũi chân lên cao
Nhịp 2: Tiếp đất bằng mũi chân
Nhịp 3: Như nhịp 1
Nhịp 4: Về tư thế cân bằng
Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4
3. Điểm danh
* TCDG: * TCVĐ: * TCHT: * TCVĐ: * TCDG:
Đổi khăn Người đưa
Chạy nhanh Xếp hình Đổi khăn
- TCHT: lấy đúng thư
Hoạt động - TCVĐ: - TCHT:
Xem tranh tranh - TCDG:
ngoài trời. Người chăn Xem tranh
gọi nhanh Lộn cầu
-TCDG: nuôi giỏi gọi nhanh
tên nghề vòng.
Lộn cầu - Chơi tự tên nghề
- Chơi tự vòng. - Chơi tự
do. - Chơi tự
do. do. do.
- Chơi tự
do
*Phát * Phát *Phát triển * Phát triển * Phát
Hoạt động triển Thể triển nhận thẫm mỹ: ngôn ngữ: triển thẩm
học chất: thức: - TH: Nặn - Chữ cái d mỹ:
- VĐCB: - Nghề phổ sản phẩm -DH: Cháu
Ném xa biến gần đồ gốm sứ yêu cô chú
bằng 2 tay gũi công nhân
- NH: Lý
chiều chiều
- Bác sĩ - Y ta - Công an - Thợ xây Ôn các từ
Tăng
- Khám - Bệnh nhân - Bộ đội - Gạch đã học
cường
bệnh - Tiêm - Khẩu súng - Ngói
Tiếng việt
- Thuốc
1. Góc phân vai: Bán hàng, phòng khám bệnh
2. Góc xây dựng: Xây bệnh viện
Hoạt động 3. Góc nghệ thuật: Tô màu sản phẩm, dụng cụ một số nghề
góc.
- Múa hát các bài hát về chủ đề
4. Góc học tập: Xếp hình dụng cụ lao động của một số nghề
5. Góc khám phá: Trong đất có không khí
Thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên
6. Góc dân gian: Chơi trò chơi dân gian
7. Góc văn hóa địa phương: Xem tranh trò chuyện về nghề đánh bắt
hải sản
Ăn bữa chính

Ngủ
Ăn bữa phụ
- Rèn năng * Phát * Tổ chức * Phát - Rèn năng
khiếu cho triển ngôn trò chơi triển nhận khiếu cho
trẻ ngữ: hoặc tạo thức: trẻ
- LQVH: tình huống + So sánh
- Chơi theo Truyện ôn các từ đã độ dài và - Chơi theo
ý thích “Hai anh học sắp xếp ý thích
em” - Chơi theo theo trình
* Tổ chức ý thích tự
Hoạt động trò chơi * Tổ chức
chiều hoặc tạo trò chơi
tình huống hoặc tạo
ôn các từ đã tình huống
học ôn các từ đã
- Chơi theo học
ý thích - Chơi theo
ý thích

Nêu gương cuối ngày - Vệ sinh trả trẻ


Thứ 2 ngày 25 tháng 12 năm 2017
1. Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Cô gợi y, hưỡng dẫn để trẻ cùng tìm hiểu về một số nghề phổ biến trong xã hội
2. Thể dục sáng ( Kết hợp bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”)
+ Luân phiên từng tay đưa lên cao
+ Nghiêng người sang bên
+ Nâng cao chân, gập gối
+ Bật tại chổ
3. Điểm danh

4. Hoạt động ngoài trời


TCDG : Đổi khăn
TCHT: Xem tranh gọi nhanh tên nghề
Chơi tự do
Trò chơi dân gian “đổi khăn”
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi
Luật chơi: Trẻ phải nhảy bật liên tục bằng 2 chân và đổi khăn cho bạn đối diện. Trẻ nào
không đổi khăn hoặc nhảy không đúng phải ra ngoài 1 lần chơi.
- Cách chơi: chia trẻ làm 2 nhóm, xếp thành 2 hàng ngang. Mỗi trẻ cầm 1 cái khăn màu
hoặc 1 băng giấy màu khác nhau. Khi người điều khiển hô “hai, ba” thì cả hai nhóm
đều nhảy bật liên tục bằng 2 chân và tiến về phía trước. Khi 2 trẻ gặp nhau, từng đôi 1
trẻ đổi khăn cho nhau và tiếp tục nhảy tiến về phía trước. Nhóm nào nhảy được về đích
trước ròi giơ khăn lên vẫy làm hiệu thì nhóm đó thắng cuộc. Trò chơi cứ tiếp tục như
vậy.
- Cho trẻ chơi vài lần
Trò chơi học tập “Xem tranh gọi nhanh tên nghề”
Cách chơi:
- Chơi theo nhóm 5 – 7 trẻ
- Trẻ ngồi theo hình vòng cung
- Cô giơ lần lượt các tranh và hỏi : “ Đây là cái gì ? Cháu có thể nói gì về bức tranh này
?” ( Cô có thể gợi ý : cái này dùng để làm gì ?/ ai làm nghề gì thường dùng cái này ?”.
Cô để riêng những tranh mà trẻ nhớ được tên dụng cụ, gọi được tên nghề tương ứng và
những tranh mà trẻ không nhớ được. Khi hỏi hết các tranh, cô và trẻ cùng đếm số tranh
trẻ đã nhớ được tên gọi, cô đặt chữ số tương ứng và nói số lượng. Tiếp theo, cô và trẻ
đếm số tranh trẻ không nhớ được tên gọi, cô đặt chữ số tương ứng và nói số lượng.
- Cho trẻ chơi vài lần
Chơi tự do
- Cô phân khu vực chơi, cho trẻ lấy đồ chơi mà trẻ thích về nhóm chơi.
- Cô bao quát, động viên, hướng dẫn khi trẻ cần.
- Nhận xét buổi chơi
5. Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Hoạt động học
Ném xa bằng 2 tay
I. Mục tiêu
- Trẻ biết ném xa bằng 2 tay không đổ người về trước
- Trẻ có kỹ năng ném bóng và khả năng giữ thăng bằng khi thực hiện vận động
- Trẻ biết chờ đến lượt khi thực hiện vận động
II. Chuẩn bị
- Sân tập sạch sẽ, bóng
- Địa điểm: Ngoài sân
- Thời gian: 30 – 35 phút
III. Tổ chức hoạt động
Stt Cấu trúc Hoạt động của cô và trẻ
1 Hoạt động 1 Cho trẻ tập hợp thành 3 hàng dọc Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp
Cùng đi vòng đi các kiểu đi, chạy nhanh chạy chậm, cho trẻ chuyển về đội
tròn hình 3 hàng dọc, hàng ngang.
2 Hoạt động 2 * Bài tập phát triển chung
Bé thích thể * + Luân phiên từng tay đưa lên cao ( 4 x 8 nhịp )
thao Nhịp 1: Tay phải giơ lên cao
Nhịp 2: Giơ tiếp tay trái lên cao
Nhịp 3: Đưa 2 tay sang ngang
Nhịp 4: Hạ 2 tay xuống
Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4
+ Nghiêng người sang bên ( 2 x 8 nhịp )
Nhịp 1: Hai tay gập giơ cao, bàn tay chạm vai
Nhịp 2: Nghiêng người sang phải
Nhịp 3: Nghiêng người sang trái
Nhịp 4: Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người
Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4
+ Nâng cao chân, gập gối ( 2 x 8 nhịp )
Nhịp 1: Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gập đầu gối
Nhịp 2: Hạ chân trái xuống đứng thẳng
Nhịp 3: Chân trái làm trụ, chân phải nâng cao đùi,gập đầu gối
Nhịp 4: Hạ chân phải xuống, đứng thẳng
Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4
+ Bật tại chổ ( 2 x 8 nhịp )
Nhịp 1: Hai tay chống hông nhún bật bằng mũi chân lên cao
Nhịp 2: Tiếp đất bằng mũi chân
Nhịp 3: Như nhịp 1
Nhịp 4: Về tư thế cân bằng
Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4
*Vận động cơ bản “Ném xa bằng 2 tay”
- GV cho cả lớp xếp thành 2 hàng ngang đối diện nhau rồi cho
trẻ ngồi xuống
- Hôm nay cô sẽ cho các con thục hiện vận động với quả bóng
này đó là vận động “ném xa bằng 2 tay”
- Cả lớp nhắc lại tên vận động nào?
- Cô khảo sát cho cả lớp lần lượt thực hiện
- À cô thấy với vận động này thì đa số các con đều thực hiện tốt,
vậy bây giờ các con chú ý xem cô thực hiện chậm động tác cho
cả lớp mình xem nha.
Giải thích vận động: Đứng chân rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng
để sau đầu, dùng sức của 2 cánh tay ném mạnh quả bóng về
trước càng xa càng tốt, khi thực hiện ném bóng nhớ giữ cho cơ
thể không bị đổ dồn về trước làm mất thăng bằng
- Cô cho trẻ thực hiện, mỗi lần 2 trẻ, mỗi trẻ 2 lần
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ, giúp đỡ những trẻ chưa đúng
- Cô mời hai trẻ thi nhau thực hiện
- Cô vừa cho các con thực hiện vận động gì?
* Trò chơi vận động “nhảy tiếp sức”
- Hôm nay các con thực hiện vận động rất giỏi cô sẽ thưởng cho
các con trò chơi “nhảy tiếp sức”
- Cô giới thiệu trò chơi cho trẻ nhắc lại.
Luật chơi: Chỉ được bật khi đã nhận được cờ
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội chơi ( đứng hàng dọc sau vạch
xuất phát). Khi có hiệu lệnh, bạn đầu hàng cầm cờ bật liên tục
qua 5 ô, sau đó đổi cờ và mang về đưa cho bạn tiếp theo. Bạn
tiếp theo lại bật qua 5 ô...cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng. Đội
nào về nhanh nhất là chiến thắng
-Tiến hành cho lớp chơi thử-chơi thật
Cả lớp vừa chơi trò chơi gì?
3 Hoạt động 3: * GV cho trẻ đi vòng tròn vun tay hít thở nhẹ nhàng
Cùng nhau thư - Cho trẻ hát “cháu yêu cô chú công nhân”
giản - Nhận xét buổi học tuyên dương trẻ.
6. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Làm quen với các từ : Bác sĩ, khám bệnh, thuốc
I.Mục tiêu
- Trẻ nghe hiểu và đọc đựợc câu: Bác sĩ, khám bệnh, thuốc
- Trẻ biết cách sử dụng các từ: Bác sĩ, khám bệnh, thuốc
- Trẻ biết yêu quí và kính trọng các nghề
II. Chuẩn bị
- Máy vi tính, ti vi
- Hình ảnh về các từ
- Thời gian: 15 phút
III. Tiến hành
- Cô cho trẻ xem tranh và đọc “Bác sĩ” 3 lần
- Cho cả lớp nhắc lại từ “Bác sĩ”
- Giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Cô chỉ vào tranh và hỏi “đây là ai?”
- Cho trẻ trả lời “đó là bác sĩ”
- Cho trẻ nhăc lại 3 lần
- Cô chỉ vào tranh và đọc “Khám bệnh” 3 lần
- Cho trẻ nhắc lại 3 lần
- Giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Cô hỏi “ai là người khám bệnh cho bé?”
- Trẻ trả lời “bác sĩ là người chữa bệnh cho bé”
- Cô chỉ vào tranh và đọc “thuốc” 3 lần
- Cho trẻ nhắc lại 3 lần
- Giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Cô hỏi “khi bị bệnh làm sao để mau khỏi”
- Trẻ trả lời “khi bị bệnh thì phải uống thuốc”
Mở rộng: yêu cầu trẻ nhìn vào tranh “bác sĩ” và hỏi trẻ “công việc của bác sĩ là gì”
(khám bệnh, ra toa thuốc) sau đó cho trẻ hỏi với nhau
* Trò chơi “Ai nhanh”
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơ
Luật chơi: Chạy về đúng tranh lô tô của mình, về nhanh
- Cách chơi: xung quanh cô có tranh về Bác sĩ, khám bệnh, thuốc các con vừa đi xung
quanh vừa hát khi có hiệu lệnh của cô thì các bạn cầm tranh lô tô gì thì về đúng tranh
đó, ai về không đúng hoặc chậm thì ra ngoài một lần chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi vài lần

7. Hoạt động góc


Chủ đề nhánh 2: Một số nghề phổ biến
I. Trò chuyện, thoả thuận góc chơi
- Cô cho trẻ hát bài hát “cháu yêu cô chú công nhân”
+ Cô vừa cho các con hát bài hát gì?
+ Trong bài hát có nhắc đến những nghề gì?
+ Con hãy kể cho cô và các bạn biết những nghề mà các con biết nha
+ À trong xã hội của chúng ta có rất nhiều nghề, nghề nào cũng quan trọng và cũng
quí như nhau vì vậy mà chúng ta phải biết yêu thương và kính trọng các nghề và để
các con chọn sau này mình sẽ làm nghề gì thì hôm nay cô có chuẩn bị nhiều đồ chơi,
nhiều góc chơi rất vui thuộc chủ đề nghề nghiệp các con sẽ vào các vai cho thật giống
với từng nghề nha. Đó là các góc “phân vai, xây dựng, nghệ thuật, khám phá, dân
gian”
- Góc phân vai: Bán hàng
+ Ở góc chơi này các con sẽ chơi bán hàng, các con sẽ bán những sản phẩm của các
nghề như nghề nông, nghề chăn nuôi, nghề trồng trọt, ..các con sẽ bán gạo, rau củ
quả, thịt cá,….các bạn khác sẽ đóng vai người mua, các con tự phân vai với nhau,
người bán phải vui vẽ mời khách, người mua khi mua xong phải trả tiền, các con chơi
sao cho đúng vai của mình nha.
- Thông qua góc chơi này giúp bé mạnh dạn và chủ động hơn
- Góc xây dựng: Xây bệnh viện
+ Ở góc chơi này cô có chuẩn bị các khối gỗ và một số dụng cụ các con sẽ dùng
những khối gỗ này để xây dựng bệnh viện để mọi người có chỗ để đến khám bệnh
mỗi khi bị bệnh nha, các con nhớ xây thêm cổng rào ở xung quanh để bảo vệ cho
bệnh viện luôn trật tự nha, và các con trồng thêm nhiều cây để có bóng mát cho người
bệnh đi dạo hoặc ngồi cho thoải mái nha
- Góc nghệ thuật: Tô màu sản phẩm, dụng cụ một số nghề
+ Ở góc chơi này cô đã chuẩn bị tranh cho các con về các sản phẩm của nghề nông,
nghề trồng trọt như : rau, củ, quả, gạo, ngô, khoai,… Và các tranh về dụng cụ của
nghề nông như: liềm, cuốc, xẻng, cày,… chúng ta sẽ tô màu những dụng cụ, sản phẩm
có trong các bức tranh của các nghề mà các con thích nha, cô có chuẩn bị giấy, bút
chì, bút màu nè các con vẽ cho thật đẹp để tặng cho các cô chú công nhân của mình
nha, các con nhớ tô màu sao cho đừng lem ra ngoài và tô màu cho đẹp nha các con.
Các con chọn màu tô cho phù hợp với từng sản phẩm nha
- Góc khám phá: Trong đất có không khí
- Giáo viên cho trẻ quan sát phần đất tơi, xốp đã chuẩn bị và hỏi trẻ: “ Không khí có ở
xung quanh chúng ta, vậy trong đất có không khí không ?”. Sau khi trẻ trả lời, giáo
viên có thể mời một trẻ lên thực hành thí nghiệm để kiểm chứng.
- Hưỡng dẫn trẻ cho đất vào khoảng 2/3 cốc thủy tinh, sau đó đổ nước vào gần đầy
cốc. Trong khi trẻ quan sát hiện tượng, giáo viên có thể hỏi trẻ: “ có gì sủi lên ở trong
cốc ? Điều đó chứng tỏ điều gì ?”. ( Trong cốc nước nổi lên các bong bóng khí rất nhỏ
)
Góc dân gian: Chơi trò chơi dân gian
+ Ở góc chơi này các con sẽ chơi những trò chơi dân gian như: kéo co, lộn cầu vồng,
đổi khăn, dung dăng dung dẻ, vuốt hột nổ các bạn cùng nhau chơi nha
II.Tiến hành chơi:
+ Các con thích chơi ở góc nào? Cô mời
- Góc phân vai: Bán hàng
- Góc xây dựng: Xây bệnh viện
- Góc nghệ thuật: Tô màu sản phẩm, dụng cụ một số nghề
- Góc khám phá: Trong đất có không khí
- Góc dân gian: chơi trò chơi dân gian
- Cô nói từng góc chơi và hỏi trẻ thích chơi góc chơi nào?
- Cô chọn nhóm trưởng cho từng góc chơi
- Cho trẻ vào góc chơi, đeo ký hiệu góc chơi của mình.
- Bé chủ động hơn trong các vai chơi
- Nhóm trưởng về góc chơi phân công từng thành viên của góc mình
- Khi trẻ đã vào các góc chơi cô quan sát và gợi ý cho từng góc chơi trước tiên là góc
chưa ổn định rồi đến các góc khác.
- Cô hoà nhập cùng chơi với trẻ. Gợi ý các góc chơi liên kết với nhau khi chơi
- Khi trẻ xây xong cô cho trẻ tập trung vào góc xây dựng để nhận xét từng góc chơi
+ Cô trò chuyện cùng trẻ về công trình xây dựng
+ Hôm nay các bạn ở góc xây dựng đã chơi gì nào?
+ Đây là hình gì đây?
+Mọi người đang làm gì đó?
+ Hình này do bạn nào xây vậy?
+ Cô trò chuyện cùng trẻ
- Cho trẻ đọc bài thơ “bé làm bao nhiêu nghề”
- Nhận xét tuyên dương trẻ, nhận xét chung các góc chơi khác.
Ăn bữa chính
Ngủ
Ăn bữa phụ

8. Hoạt động chiều


- Rèn năng khiếu cho trẻ
- Cho trẻ chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
- Vệ sinh trả trẻ

Đánh giá cuối ngày


............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
....................................................................................................................
Thứ 3 ngày 26 tháng 12 năm 2017

1. Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.


- Cô gợi y, hưỡng dẫn để trẻ cùng tìm hiểu về một số nghề phổ biến trong xã hội
2. Thể dục sáng ( Kết hợp bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”)
+ Luân phiên từng tay đưa lên cao
+ Nghiêng người sang bên
+ Nâng cao chân, gập gối
+ Bật tại chổ
3. Điểm danh

4. Hoạt động ngoài trời


TCVĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh
TCDG: Lộn cầu vồng
Chơi tự do
Trò chơi vận động: “ Chạy nhanh lấy đúng tranh”
Cách chơi:
- Chơi theo nhóm, mỗi nhóm từ 12 – 14 trẻ
- Cô úp sấp tranh lô tô trên bàn
- Hai bộ lô tô ở trên bàn, chia trẻ thành 2 nhóm đứng ở 2 góc cuối lớp
- Cô hô hiệu lệnh : “ chạy”, một trẻ nhóm 2 chạy lên, lấy một tranh lô tô để trên bàn,
gọi tên dụng cụ hoặc sản phẩm trong tranh rồi chạy nhanh về chỗ. Khi trẻ nhóm 2 gọi
tên đồ vật trong tranh lô tô, thì 1 trẻ ở nhóm 1 phải gọi tên nghề tương ứng. Cứ tiếp
tục cho đến trẻ cuối cùng. Nhóm nào có số điểm cao hơn sẽ thắng. Cô nên quy định
thời gian cho 2 nhóm chơi. Hai nhóm cũng có thể đổi nhiệm vụ cho nhau để tiếp tục
chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi
Trò chơi dân gian: “ lộn cầu vồng” ( trò chơi cũ )
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi vài lần
Chơi tự do
- Cô phân khu vực chơi, cho trẻ lấy đồ chơi mà trẻ thích về nhóm chơi.
- Cô bao quát, động viên, hướng dẫn khi trẻ cần.
- Nhận xét tuyên dương

5. Lĩnh vực: Phát triển nhận thức


Hoạt động học
Nghề phổ biến gần gũi
I. Mục tiêu
- Trẻ bíêt đựơc sản phẩm, nơi làm việc, trang phục của một số nghề
- Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ, kỹ năng nói tròn câu,
- Trẻ biết lợi ích của các nghề, biết yêu quí các nghề, giáo dục trẻ yêu thích lao
động
II. Chuẩn bị
- Máy vi tính, ti vi, đàn
- Một số tranh ảnh về các nghề trong xã hội
- Địa điểm: trong lớp.
- Thời gian: 30 - 35 phút.
III. Tổ chức hoạt động
stt Cấu Trúc Hoạt động của cô và trẻ
1 Hoạt động 1 - Lớp hát bài:”cháu yêu cô chú công nhân”
Hôm nay bé - Các con vừa hát xong bài hát nói về ai ?
học gì? - Chú công nhân trong bài hát làm ra gì? Còn cô công nhân tạo ra
sản phẩm gì?
- Vậy ngoài cô chú công nhân ra các con còn biết nghề nào nữa
không?
- À trong xã hội có rất nhiều nghề và nghề nào cũng có ích và cũng
cần thiết cho xã hội vì vậy mà các con phải biết yêu quí và kính
trọng các nghề nha. Phải biết giữ gìn sản phẩm mà các cô chú đã
làm ra từ nghề của mình.
- Vậy hôm nay cô và các con cùng “tìm hiểu về một số nghề phổ
biến” nha.
2 Hoạt động 2 - Các con ạ, trong xã hội chúng ta có rất nhiều nghề nghiệp khác
Bé mến yêu nhau, mỗi nghề đều mang lại những lợi ích riêng cho xã hội, cô thì
nghề cô thích nghề dạy học, bởi vì nghề của cô sẽ giúp cho các em nhỏ
như các con có đuợc tình yêu và sự chăm sóc thay cho ba mẹ mỗi
khi ba mẹ không ở bên cạnh, giúp các bạn nhỏ biết thêm bao điều
mới lạ.
- Bây giờ các con có thể kể ra những nghề mà mình biết cho cô và
cả lớp cùng biết với nào ( cô mời trẻ kẻ về nghề mà mình biết, cô
gợi ý cho trẻ kể nhiều hơn, và hỏi nghề đó sẽ làm ra những sản
phẩm gì?)
- Các con ạ đúng là nghề nghiệp nào cũng cao quí chỉ cần chúng ta
biết chăm chỉ lao động thì sẽ đem lại lợi ích cho xã hội các con biết
chưa
- Bây giờ cô sẽ cho các con đi tham quan nơi làm việc của các nghề
để các con đuợc hiểu thêm về các nghề nha (dẫn trẻ đi một vòng
ngồi thành 3 tổ huớng lên màn hình ti vi cho trẻ xem hình ảnh một
số nghề, trang phục, dụng cụ và sản phẩm của các nghề)
- Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ về nghề thợ may
+ Các con biết đây là nghề gì không?
+ Các con biết gì về nghề thợ may? (Cho trẻ kể về công việc, dụng
cụ, sản phảm của nghề)
+ Cô tóm lại ý của trẻ
- Tương tự cô cho trẻ quan sát và trò chuyện về nghề y, nghề xây
dựng và nghề thợ mộc
- Cho trẻ so sánh các nghề
+ Điểm giống và khác nhau giữ nghề thợ may và nghề bác sĩ
+ Điểm giống và khác nhau giữ nghề thợ mộc và nghề xây dựng
3 Hoạt động 3 Cho trẻ chơi trò chơi “Hãy đặt đúng vị trí”
Bé sẽ làm - Cô chia trẻ thành 3 nhóm xếp thành 3 hàng dọc, mỗi nhóm 1 chiếc
nghề gì? hộp đặt phía trước ( mỗi chiếc hộp dán các nghề: nghề nông, bác sĩ,
thợ may:) bên cạnh có các rổ đựng các thẻ lô tô dụng cụ của các
nghề
Cách chơi: Khi nghe hiệu lệnh các trẻ đầu tiên của mỗi nhóm nhảy
qua rãnh nước và chạy lên chọn 1 dụng cụ phù hợp bỏ vào chiếc
hộp của nhóm mình. Sau đó chạy về vỗ nhẹ vào vai trẻ thứ hai và
tiếp tục chơi cho đến trẻ cuối cùng trong nhóm. Đội nào lấy được
dụng cụ đúng với nghề của đội mình sẽ thắng cuộc
- Các con vừa xem các cô chú làm việc bây giờ các con hãy làm các
cô chú công nhân để mình cùng làm nghề nha
- Cô cho trẻ chọn nghề mình thích và vẽ nghề đó
- Cô quan sát và huớng dẫn trẻ thực hiện
Trò chơi: Ai khéo tay
- Luậ t chơi: Trong vò ng mộ t bả n nhạ c độ i nà o tạ o đượ c hình
chú cô ng nhâ n đú ng và đẹp sẽ thắ ng
- Cá ch chơi: Cô cho trẻ tạ o thà nh 3 nhó m, mỗ i tổ trưở ng sẽ lên
chọ n nguyên vậ t liệu mang về để tạ o hình chú cô ng nhâ n cho
độ i mình
Cô tổ chứ c cho trẻ chơi quan sá t nhắ c nhở trẻ.

6. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT


Làm quen với các từ : Y tá, bệnh nhân, tiêm
I.Mục tiêu
- Trẻ nghe hiểu và đọc đựợc câu: Y tá, bệnh nhân, tiêm
- Trẻ biết cách sử dụng các từ: Y tá, bệnh nhân, tiêm
- Trẻ biết yêu quí và kính trọng các nghề
II. Chuẩn bị
- Máy vi tính, ti vi
- Hình ảnh về các từ
- Thời gian: 15 phút
III. Tiến hành
- Cô đố câu đố về y tá (trẻ trả lời)
- Cô cho trẻ xem tranh và đọc “y tá” 3 lần
- Cho cả lớp nhắc lại từ “y tá” 3 lần
- Cô giải thích nghĩa của từ
- Cô cho trẻ tự đặt câu với từ “y tá”
- Cô cho trẻ xem tranh và đọc “bệnh nhân” 3 lần
- Cho cả lớp nhắc lại từ “bệnh nhân” 3 lần
- Cô giải thích nghĩa của từ
- Cô cho trẻ tự đặt câu với từ “bệnh nhân”
- Cô cho trẻ xem tranh và đọc “tiêm” 3 lần
- Cho cả lớp nhắc lại từ “tiêm” 3 lần
- Cô đọc “y tá tiêm thuốc cho bệnh nhân”
- Cô cho trẻ nhắc lại
- Cô giải thích nghĩa của từ
- Cô cho trẻ tự đặt câu với từ “tiêm”
Mở rộng: yêu cầu trẻ nhìn vào tranh “y tá” và hỏi trẻ “công việc của y tá là gì” sau đó
cho trẻ hỏi với nhau
* Trò chơi “Chạy nhanh lấy đúng tranh”
- Cách chơi: cô chia lớp thành 3 đội xếp thành 3 hàng dọc, cách bảng 2m cô có các
tranh lô tô về các từ, khi có hiệu lệnh của cô thì bạn đầu tiên sẽ chạy lên lấy tranh lô tô
theo yêu cầu của cô rồi gắn lên phần bảng của đội mình xong rồi chạy về chạm tay vào
bạn thứ 2 rồi về cuối hàng đứng, bạn thứ hai được bạn mình đánh tay thì tiếp tục chạy
lên lấy tranh lô tô theo yêu cầu rồi gắn lên bảng và chạy về chạm tay tiếp theo rồi về
cuối hàng đứng, cứ thế tiếp tục đến khi hết nhạc thì đội nào chọn được nhiều tranh và
đúng nhất thì đội đó giành phần thắng
- Cho trẻ chơi vài lần

7. Hoạt động góc


Chủ đề nhánh 2: Một số nghề phổ biến
1. Góc phân vai: Bán hàng
2. Trò chơi xây dựng: Xây bệnh viện
3. Góc học tập: Xếp hình dụng cụ lao động của một số nghề
- Các con xen ở góc chơi này cô có chuẩn bị những gì?
- Với dụng cụ này thì chúng ta sẽ chơi gì?
- À với chủ đề này thì chúng ta sẽ chơi xếp hình những dụng cụ lao động của một số
nghề nha.
- Cô cho trẻ chơi
4. Góc khám phá: Trong đất có không khí
5. Góc Văn hóa địa phương: xem tranh trò chuyện về nghề đánh bắt hải sản
- Các con xen ở góc chơi này cô có chuẩn bị những gì?
- Vậy bây giờ các con cùng xem tranh ảnh về nghề ddaansh bắt hải sản ở địa phương
mình như thế nào nha
- Cho trẻ xem tranh.
Ăn bữa chính
Ngủ
Ăn bữa phụ

8. Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ


Hoạt động chiều
Truyện: Hai anh em
I. Mục tiêu
- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung câu chuyện.
- Trẻ có kỹ năng ghi nhớ, chú ý, nói trọn câu
- Trẻ biết sống siêng năng, chăm chỉ lao động thì mới có cái ăn, cái mặc và sống
hạnh phúc
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ truyện
- Giấy, bút chì, bút màu
- Địa điểm: Trong lớp
- Thời gian: 30 – 35 phút
III. Tổ chức hoạt động
STT Cấu Trúc Hoạt động của cô và trẻ
1 Hoạt động 1 - Cho cả lớp hát “cháu yêu cô chú công nhân”
- Các cô chú công nhân trong bài hát làm nghề gì các con?
Hôm nay bé - Thế ngoài hai nghề thợ may và thợ xây ra các con còn biết nghề
học gì? nào nữa kể cho cô và các bạn cùng biết nào?
- À trong xã hội của chúng ta có rất nhiều nghề và mỗi nghề đều
có một nơi làm việc riêng, có công cụ riêng và có những sản
phẩm riêng, chúng ta phải chăm chỉ làm việc thì mới tạo ra sản
phảm của từng nghề được
- Và hôm nay cô cũng có câu chuyện nói về một số nghề đó là
câu chuyện “hai anh em” các con cùng nghe cô kể chuyện rồi
cho cô biết có những công việc gì trong câu chuyện nha,
2 Hoạt động 2 - Cô kể cho trẻ nghe lần 1
- Lần 2 cô kể kết hợp với tranh.
Nghe cô kể - Giảng nôi dung : Chuyện kể về hai anh em, khi cha mẹ mất để
chuyện lại cho hai anh em 1 ít của cải,đến khi sắp hết của cải thì người
anh bảo em là phải đi tìm việc làm khi nào dư giả sẽ quay về gặp
nhau, khi ra khỏi làng thì người anh gặp mọi người gặt lúa, hái
bông thì xuống giúp đỡ mọi người.
Đến khi gặp ông lão có ruộng bí ngô đang khô héo thì người anh
đã tưới nước giúp ông và cuối cùng thì người anh được thưởng
quả bí ngô toàn “ vàng là vàng” và người anh quay trở về nhà đợi
em mình.
Người em thì cũng ra đi nhưng không giúp đỡ mọi người nên
người em đã được hưởng 1 quả bí ngô toàn là đất ở trong.
Người anh không thấy em về nên đã đi tìm gặp người em,cuối
cùng thì người em đã đã hiểu ra mọi chuyện và trở nên siêng
năng chăm chỉ hơn và cả hai anh em sống với nhau rất hạnh phúc
3 Hoạt động 3 + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
Bạn nào học + Người anh bảo người em đi đâu?
giỏi? + Trên đường đi người anh đã gặp những gì?
+ Người anh có giúp đỡ mọi người làm việc không?
+ Mọi người trả công người anh như thế nào?
+ Ông lão ruộng bí ngô đã cho người anh gì?
+ Khi người anh bổ quả bí ra thì có gì?
+ Còn người em đi gặp những gì?
+ Mọi người kêu người em giúp, người em có giúp không?
+ Ông lão nhờ người em tưới ruộng bí ngô đang khô héo người
em có giúp không?
+ Ông lão cho người em gì?
+ Khi bổ ra trong quả bí ngô toàn là gì?
+ Khi không thấy em về nhà thì người anh làm sao?
+ Người em có trở về cùng với người anh không?
+ Vì sao cả hai anh em cùng đi tìm việc làm mà ngưới anh thì
giàu còn người em thì lại đói rách
+ Cuối cùng thì 2 anh em sống với nhau thế nào?
+Trong truyện các con thích nhân vật nào nhất?vì sao?
- Qua câu chuyện các con phải biết siêng năng chăm chỉ làm việc
không được lười biếng nha, và khi mọi người gặp khó khăn cần
chúng ta giúp đỡ thì chúng ta phải nhiệt tình giúp đỡ mọi người
trong khả năng của chúng ta nha.
* Trò chơi: “ Nhanh tay lẹ mắt”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội xếp thành 3 hàng dọc, cách
bảng 2m cô có các tranh lô tô về các tranh hái bông, gặt lúa,
trồng bí ngô, khi có hiệu lệnh của cô thì bạn đầu tiên sẽ chạy lên
lấy tranh lô tô theo yêu cầu của cô rồi gắn lên phần bảng của đội
mình xong rồi chạy về chạm tay vào bạn thứ 2 rồi về cuối hàng
đứng, bạn thứ hai được bạn mình đánh tay thì tiếp tục chạy lên
lấy tranh lô tô theo yêu cầu rồi gắn lên bảng và chạy về chạm tay
tiếp theo rồi về cuối hàng đứng, cứ thế tiếp tục đến khi hết nhạc
thì đội nào chọn được nhiều tranh và đúng nhất thì đội đó thắng.
*Trò chơi: “khéo tay”
Luật chơi: Khi nhạc vang lên thì mới được thực hiện, phải trang
trí cho đầy đủ các chi tiết trong tranh.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội xếp thành 3 vòng tròn,
Trong vòng 1 bài hát đội nào trang trí cho ruộng bí ngô đẹp nhất
thì đội đó chiến thắng
- Tổ chức cho trẻ chơi
 Tổ chức trò chơi hoặc tạo tình huống ôn các từ đã học
 Nêu gương cuối ngày vệ sinh trả trẻ
 Đánh giá cuối ngày
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………

Thứ 4 ngày 27 tháng 12 năm 2017


1. Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Cô gợi y, hưỡng dẫn để trẻ cùng tìm hiểu về một số nghề phổ biến trong xã hội
2. Thể dục sáng ( Kết hợp bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”)
+ Luân phiên từng tay đưa lên cao
+ Nghiêng người sang bên
+ Nâng cao chân, gập gối
+ Bật tại chổ
3. Điểm danh

4. Hoạt động ngoài trời


TCHT: Xếp hình
TCVĐ: ngưòi chăn nuôi giỏi
Chơi tự do
Trò chơi học tập: “xếp hình” (trò chơi cũ)
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
Trò chơi vận động: “ngưòi chăn nuôi giỏi”
- Cách chơi:
* Cách 1
- Cô để 4 bộ tranh lô tô thức ăn của các con vật trên bàn
- Chọn 4 trẻ đóng vai 4 con vật, khi có hiệu lệnh : “ đi kiếm ăn” thì cả “ 4 con vật” chạy
lên bàn chọn thức ăn cho mình ( gợi ý cho trẻ chọn các loại thức ăn mà các con vật đó
ăn được ). Ví dụ : Thỏ ăn cà rốt, rau, cỏ…
- Khi chọn xong trẻ lần lượt giơ cao tranh lô tô lên đầu và nói tên con vật mà trẻ đóng
vai và thức ăn của nó ( ví dụ : tôi là con thỏ, tôi ăn cà rốt, ăn rau, ăn cỏ…) sau đó để
tranh lại chỗ cũ. Cô gọi một vài trẻ chơi tiếp.
* Cách 2
- Cho 4 trẻ đóng vai 4 con vật ngồi ở một phía. Cô phát cho cả lớp tranh lô tô gồm có :
Bó rơm, rau, cỏ, cà rốt, thóc, chậu đứng cám. Mỗi cháu là một người chăn nuôi nhìn kỹ
bộ lô tô của mình xem mình sẽ cho con vật nào ăn. Khi có hiệu lệnh của cô : “ cho vật
ăn” thì những cháu nào có thức ăn tương ứng với các con vật ở trên, chạy lại đưa cho
con vật đó ăn, giơ cao tranh lô tô lên đầu và nói tên con vật mà trẻ cho ăn và thức ăn
của nó.
- Ai sai bị ra ngoài một lần chơi. Nếu đúng, trẻ đó sẽ là “ người chăn nuôi” giỏi
- Tổ chức cho trẻ chơi
Chơi tự do
- Cô phân khu vực chơi, cho trẻ lấy đồ chơi mà trẻ thích về nhóm chơi.
- Cô bao quát, động viên, hướng dẫn khi trẻ cần.
- Nhận xét tuyên dương

5. Lĩnh vực: phát triển thẩm mỹ


Hoạt động học
Nặn sản phẩm đồ gốm sứ
I. Mục tiêu
- Trẻ biết nặn cái chén, cái dĩa, cái tô, cái ly, cái chậu hoa,…
- Trẻ biết dùng những kỹ năng lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt, ấn lõm để nặn thành
những sản phẩm.
- Trẻ biết yêu quí các nghề, quí trọng sản phẩm của các nghề
II. Chuẩn bị
- Cái chén, cái dĩa, cái tô, cái chậu thật
- Mẫu nặn sẳn của cô
- Đất nặn, bảng con
- Địa điểm: trong lớp học
- Thời gian: 30 – 35 phút
III. Tổ chức hoạt động
STT Cấu Trúc Hoạt động của cô và trẻ
1 Hoạt động 1 - Cho trẻ hát “cháu yêu cô chú công nhân”
Bé ơi học gì? - Chúng ta hát bài hát nói về ai?
- Cô chú công nhân làm nghề gì?
- Vậy các con biết những nghề nào?
- Các con có biết cái chén, cái tô kiểu,… được làm ra từ nghề
nào không?
- À những đồ kiểu như cái chén, cái tô, cái dĩa, cái chậu hoa
được làm ra từ nghề làm gốm đó các con?
- Và hôm nay cô sẽ cho lớp chúng ta làm thợ gốm các con có
thích không?
- À vậy cả lớp chúng ta sẽ “nặn sản phẩm đồ gốm sứ” nha
2 Hoạt động 2: - Đồ gốm sứ là những đồ gì vậy các con?
Bé học làm - Cho trẻ xem tranh ảnh về những đồ gốm sứ (cái chén, cái lọ,
thợ gốm cái chậu, cái dĩa,…)
- Vậy cả lớp mình cùng nặn những sản phẩm đồ gốm sứ nha
- Các con thích nặn đồ gốm sứ nào?
- Cô cho trẻ nói lên ý tưởng của trẻ?
- Cái đó gồm những phần nào?
- Trời tối – trời sáng
- Các con xem cô có cái gì đây?
- Các con quan sát xem cái chén này có hình dạng như thế nào?
- À ở trên miệng thì có dạng hình tròn và to còn đáy chén thì
cũng có dạng hình tròn nhưng nhỏ hơn ở trên miệng chén
- Ở dưới đáy chén có cái đế
- Tương tự cô cho trẻ quan sát cái tô, cái dĩa, cái chậu hoa,…
- Bây giờ các con xem cô có gì nữa nè?
- À cô có cái chén, cái tô, cái dĩa, cái chậu được nặn từ đất sét
này
- Các con xem từng món đồ cô nặn rồi nhận xét nha
- Để nặn được cái chén thì cô dùng kỹ năng gì?
- À cô dùng kỹ năng xoay tròn, ấn lõm, vuốt, nối
- Các con xem cô làm mẫu cái chén này nha: trước tiên cô lấy
đất cô nhồi đất cho mềm rồi cô dùng kỹ năng xoay tròn, tiếp
đến cô dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cô ấn lõm để tạo phần
lõm ở giữ chén, cô vuốt cho lán. Rồi cô dùng phần đất khác lăn
dọc rồi nối lại thành vòng tròn nối vào phần đáy của cái chén
làm cái đế, thế là cô đã tạo thành cái chén rồi đó các con.
- Tương tự cô hướng dẫn nặn cái tô và cái chậu
- Cô mời một vài trẻ nói xem trẻ thích nặn gì và dùng những kỹ
năng gì để nặn?
3 Hoạt động 3: - Cô nhắc tư thế ngồi nặn, cách chia đất, cách nặn
Bé làm thợ - Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, và những kỹ năng để nặn
gốm - Cho trẻ nặn cô quan sát theo dõi trẻ,nhắc nhở tư thế ngồi của
trẻ
- Cho trẻ đem sản phẩm lên nhận xét xem bạn nặn được những
sản phẩm gì? mẫu nặn của bạn nào đẹp nhất
- Cô mời trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình
- Cô nhận xét mẫu nặn của trẻ
- À chúng ta có cái chén đẹp để ăn cơm là do công sức của
những người thợ gốm các con phải biết quí trọng và giữ gìn
những sản phẩm mà các cô chú làm ra nha, phải giữ cho những
đồ dùng này luôn sạch đẹp nha.
- Cho cả lớp hát: “ cháu yêu cô thợ dệt”

6. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT


Làm quen với các từ : Công an, bộ đội, khẩu súng
I.Mục tiêu
- Trẻ nghe hiểu và nói đựợc từ: Công an, bộ đội, khẩu súng
- Trẻ biết cách sử dụng các từ: Công an, bộ đội, khẩu súng
- Trẻ biết yêu quý nghề công an
II. Chuẩn bị
- Máy vi tính, ti vi
- Hình ảnh về các từ
- Thời gian: 15 phút
III. Tiến hành
- Cô cho trẻ xem tranh chú công an và đọc “công an ”
- Cô đọc “công an ” 3 lần
- Cho cả lớp nhắc lại từ “công an”
- Cô đọc “chú công an nhân dân” 3 lần
- Cho trẻ nhắc lại 3 lần
- Giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Cô cho trẻ xem tranh chú bộ đội
- Cô đọc “bộ đội”, cô nói 3 lần
- Cho cả lớp đọc lại 3 lần
- Cô đọc “chú bộ đội đang hành quân” 3 lần
- Cho trẻ nhắc lại 3 lần
- Giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Cô cho trẻ xem tranh khẩu súng và đọc “khẩu súng” 3 lần
- Cho cả lớp nhắc lại từ “khẩu súng”
- Giải thích nghĩa của từ
- Cô cho trẻ đặt câu với từ “ khẩu súng”
- Cô luyện tập cho trẻ đọc
* Trò chơi: “ Về đúng cơ quan”
- Luật chơi: Trẻ phải chạy về nhanh trước khi hiệu lệnh kết thúc, mỗi trẻ chỉ cầm 1 tranh
- Cách chơi: Cô có 3 ngôi nhà, một ngôi nhà của chú bộ đội, một ngôi nhà của chú công
an, và một ngôi nhà chứa súng, mỗi trẻ cầm 1 tranh lô tô của chú công an, bộ đội, khẩu
súng, trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh của cô thì trẻ cầm tranh của người nào thì chạy
về đúng ngôi nhà đó, trẻ nào về nhanh và đúng nhà sẽ được cô khen

7. Hoạt động góc


Chủ đề nhánh 2: Một số nghề phổ biến
1. Góc phân vai: Phòng khám bệnh
- Ở góc chơi này cô có chuẩn bị những gì?
- Với những đồ dùng này chúng ta chơi gì?
- Vậy hôm nay chúng ta sẽ chơi khám bệnh nha
- Bạn búp bê của chúng ta hôm nay bị bệnh rồi chúng ta sẽ đưa bạn búp bê đến gặp bác
sĩ để bác sĩ khám bệnh cho bạn búp bê nha
- Các con phân vai chơi với nhau cho phù hợp và chơi đúng với từng vai nha.
2. Trò chơi xây dựng: Xây bệnh viện
3. Góc học tập: Xếp hình dụng cụ lao động của một số nghề
4. Góc khám phá: Trong đất có không khí
5. Góc dân gian: Chơi trò chơi dân gian
Ăn bữa chính
Ngủ
Ăn bữa phụ

8. Hoạt động chiều


- Tổ chức trò chơi hoặc tạo tình huống
ôn các từ đã học
- Cho trẻ chơi tự do
- Nêu gương cuối ngày
- Vệ sinh trả trẻ

 Đánh giá trẻ cuối ngày


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 28 tháng 12 năm 2017
1. Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Cô gợi y, hưỡng dẫn để trẻ cùng tìm hiểu về một số nghề phổ biến trong xã hội
2. Thể dục sáng ( Kết hợp bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”)
+ Luân phiên từng tay đưa lên cao
+ Nghiêng người sang bên
+ Nâng cao chân, gập gối
+ Bật tại chổ
3. Điểm danh

4. Hoạt động ngoài trời


TCVĐ: Người đưa thư
TCDG: Lộn cầu vồng
Chơi tự do
Trò chơi vận động “ Người đưa thư ”
- Cách chơi: cho trẻ ngồi thành vòng cung. Phát cho mỗi trẻ một thẻ chấm tròn. Người
đưa thư chọn tất cả những thẻ có số lượng đồ vật và chữ số tương ứng đưa cho người
đó. Nếu làm sai không được đưa thư nữa mà đổi vai chơi cho người khác. Sau đó lại
tiếp tục đi đưa nữa. mỗi người đưa thư chỉ đưa từ 2 – 3 số nhà. Nếu đến số nhà mà
trong làng không có thẻ có số lượng tương ứng thì trả lời “nhà bác không có thư” và
tiếp tục đi sang nhà khác.
- Cho trẻ chơi vài lần
Trò chơi học tập: “ Lộn cầu vồng” (trò chơi cũ)
- Cô nói luật chơi và cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
Chơi tự do
- Cô phân khu vực chơi, cho trẻ lấy đồ chơi mà trẻ thích về nhóm chơi.
- Cô bao quát, động viên, hướng dẫn khi trẻ cần.
- Nhận xét tuyên dương

5. Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ


Hoạt động học
Nhận biết chữ cái d
I. Mục đích
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái “ d”, biết được cấu tạo chữ cái “
d”. Nhận biết chữ cái “ d” trong từ và câu.
- Trẻ có kỹ năng nghe, đọc các chữ cái, rèn khả năng chú ý tư duy cho trẻ
- Trẻ biết yêu quí chú bộ đội biết kính trọng chú bộ đội
II. Chuẩn bị
- Máy vi tính, ti vi, đàn
- Giáo án điện tử chữ cái “ d”
- Bảng, bút màu, đất nặn, hạt kim xa
- Thẻ chữ cái để chơi trò chơi
- Địa điểm: Trong lớp học
- Thời gian: 30 – 35 phút
III. Tổ chức thực hiện
STT Cấu Trúc Hoạt động của cô và trẻ
1 Hoạt động 1 - Cho cả lớp hát bài “cháu thương chú bộ đội” ( vừa hát vừa
Thách đố di chuyển thành hàng ngang)
với bạn - Các con vừa hát bài hát gì? (trẻ trả lời)
- Bài hát nói về ai? (trẻ trả lời)
- Chú bộ đội làm công việc gì? (trẻ trả lời)
- Công việc của chú bộ đội có vất vả không?
- Vậy đối với chú bộ đội thì chúng ta phải làm sao? (trẻ trả
lời)
- À đối với các chú bộ đội thì chúng ta phải biết kính trọng
và yêu quí các chú, các chú chịu cực khổ để bảo vệ cho que
hương đất nước của chúng ta để cho chúng ta được sống yên
vui trong hòa bình vì vậy mà các con phải luôn nhớ ơn các
chú và yêu quí các chú, các con phải cố gắng học giỏi nghe
lời ông bà cha mẹ mình để mai này làm một người con có
hiếu và là một người có ích cho xã hội nha.
- Tạo nhóm tạo nhóm (trẻ trả lời)
- Cô chia trẻ thành nhóm bạn trai và nhóm bạn gái và cô mời
lần lượt từng nhóm đố nhau.
2 Hoạt động 2 - Giỏi quá giỏi quá cô thấy các con đố rất hay và bây giờ cô
Chữ cái thân cũng có câu đố để đố các con
quen? - Cô đố câu đố về doanh trại? (Trẻ trả lời)
- Các con xem cô có tranh gì đây? (Cô cho tranh “doanh
trại” xuất hiện)
- Đây là tranh doanh trại và dưới tranh doanh trại cô cũng có
từ “doanh trại” cả lớp nhắc lại nào? (trẻ nhắc lại)
- Bây giờ bạn nào biết trong từ “doanh trại” có bao nhiêu
chữ cái nào? (cho 1 trẻ lên đếm)
- Cho cả lớp đếm lại
- Trong từ “doanh trại” này các con đã biết những chữ cái
nào rồi (cho trẻ lên phát âm lại chữ cái đã biết)
- Cho cả lớp phát âm lại
- À các con ơi trong từ “doanh trại” hôm nay cô cũng có
một chữ cái sẽ cho các con nhận biết đó là chữ “ d”
- Cô cho chữ “ d” lớn hơn xuất hiện và phát âm 2 lần
- Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm
- Rất giỏi các con phát âm rất rõ, bây giờ bạn nào cho cô
biết chữ “ d” gồm có những nét gì?
- Cô mời trẻ nói, cho trẻ khác lập lại
- Cô nói chữ “ d” gồm có một cong tròn khép kín và 1 nét sổ
thẳng ở bên phải
- Cô giới thiệu “ d” in thường “ d” viết thường và “ D” in hoa
cho trẻ biết.
- À ba chữ “ d” này có cách viết khác nhau nhưng đều phát
âm là “ d”. (cô cho trẻ phát âm lại)
- Cô mở nhạc cho trẻ di chuyển lấy rỗ chữ cái trên kệ và về
ngồi hình chữ u.
3 Hoạt động 3 * Trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
Bé thi tài Luật chơi: Trẻ nào tìm chữ cái sai yêu cầu của cô sẽ bị phạt
đọc chữ cái lại 1 lần
+ Cách chơi: Cô đưa thẻ chữ cái, các con sẽ phát âm nhanh
các chữ cái đó nhé và ngược lại cô phát âm chữ cái thì các
con đưa chữ cái lên nhé.
+ Tổ chức cho trẻ chơi vài lần với nhiều hình thức.
- Cô nhận xét trò chơi.
- Cho trẻ đọc bài thơ “chú bộ đội hành quân trong mưa” và
cất rỗ lên kệ rồi về ngồi hình chữ u.
* Trò chơi “ Nhanh mắt, khéo tay”
- À các con ơi cô đã sao chép bài thơ “chú bộ đội hành quân
trong mưa” lên bảng rồi vậy các con đọc bài thơ lại 1 lần
nữa nha
(trẻ đọc cô chỉ vào từng chữ trên bảng)
Luật chơi: Đội nào gắn nhiều chữ cái d vào từ còn thiếu thì
đội đó thắng, đội thua sẽ thi với đội còn lại.
+ Cách chơi: cô sẽ chia lớp thành 2 đội đứng thành 2 hàng
dọc cách bài thơ trên bảng 1m, khi bài hát vang lên thì bạn
thứ nhất chạy lên chọn chữ cái “ d” trong rỗ gắn lên trên chổ
chữ “ d” còn thiếu trong bài thơ rồi chạy về đánh vào tay bạn
thứ 2 và bạn thứ 2 tiếp tục chạy lên chọn chữ cái “ d” trong
rỗ gắn lên trên chổ chữ “ d” còn thiếu trong bài thơ và cứ
như thế đến khi hết bài hát thì cả 2 đội đứng ngay hàng chờ
xem kết quả. Trong vòng 1 bài hát mà đội nào lấy được
nhiều chữ cái “ d” nhất thì đội đó thắng cuộc, và các con nhớ
là mỗi lần lên chỉ được một bạn và chỉ chọn một chữ “ d”
thôi.
- Cô tổ chức cho cả lớp chơi
- Cô nhận xét trò chơi.
* Tạo hình chữ cái d
- À nãy giờ các con chơi rất giỏi bây giờ các con hãy cùng
nhau tạo hình chữ cái “ d” với cô nha. Cô có chuẩn bị rất
nhiều nguyên vật liệu (bút màu, đất nặn, hạt kim sa, mẫu
chữ cái d, các con sẽ sử dụng những nguyên vật liệu này để
tạo hình chữ cái c nhé.
- Cô cho 3 tổ về vị trí và tạo hình chữ cái “ d”
+ 1 tổ tô mầu chữ in rỗng “ d”
+ 1 tổ nặn chữ cái “ d”
+ 1 tổ dùng hột hạt đính hình chữ cái “ d”
- Cô quan sát nhắc nhở trẻ làm theo từng nét
- Trẻ vừa tạo hình cô vừa bắt nhạc cho trẻ nghe
- Kết thúc buổi học.

6. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT


Làm quen với các từ : thợ xây, gạch, ngói
I.Mục tiêu
- Trẻ nghe hiểu và đọc đựợc câu: thợ xây, gạch, ngói
- Trẻ biết cách sử dụng các từ: thợ xây, gạch, ngói
- Trẻ biết giữ gìn và quý trọng dụng cụ và sản phẩm của các nghề
II. Chuẩn bị
- Máy vi tính, ti vi
- Hình ảnh về các từ
- Thời gian: 15 phút
III. Tiến hành
- Cô cho trẻ xem tranh ngôi nhà và hỏi trẻ “đây là tranh gì vậy các con”
- Trẻ trả lời
- Các con có biết ngôi nhà là sản phẩm của nghề nào không?
- Trẻ trả lời
- À đó là sản phẩm của nghề thợ xây dựng đó các con
- Cho trẻ xem tranh thợ xây
- Cô đọc “thợ xây” 3 lần, cho trẻ nhắc lại
- Giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Các con xem thợ xây đang làm gì đó, trẻ trả lời
- Thợ xây đang dùng gạch để xây tuờng đó các con
- Cô đọc “gạch” 3 lần, cho trẻ nhắc lại
- Giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Cô cho trẻ xem tranh mái ngói
- Cô đọc từ “ngói” 3 lần
- Cho trẻ nhắc lại 3 lần
- Giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
Mở rộng: yêu cầu trẻ nhìn vào tranh và trả lời, có thể cho 1 trẻ hỏi và 1 trẻ trả lời
- Trò chơi “xây nhà”
+ Luật chơi: Mỗi lượt chơi chỉ một bạn và mỗi bạn chỉ lấy một viên gạch hoặc 1 miếng
ngói thôi.
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội chơi xếp thành 3 hàng dọc, mỗi đội cử 2 ngồi
cách 2 đội 1m, khi nhạc vang lên thì lần lượt từng bạn chạy lấy gạch và ngói lên cho 2
bạn xây nhà, bạn đầu tiên chạy lên lấy 1 viên gạch hoặc miếng ngói để vào rổ cho 2 bạn
xây rồi chạy về chạm tay bạn thứ 2 rồi về cuối hàng đứng, bạn thứ 2 khi được chạm tay
thì chạy lên thực hiện, cứ như thế hết thời gian đội nào xây được nhiều ngôi nhà nhất
thì đội đó chiến thắng
- Tổ chức cho trẻ chơi vài lần

7. Hoạt động góc


Chủ đề nhánh 2: Một số nghề phổ biến
1. Góc phân vai: Phòng khám bệnh
2. Trò chơi xây dựng: Xây bệnh viện
3. Góc học tập: Xếp hình dụng cụ lao động của một số nghề
4. Góc Nghệ thuật: Múa hát các bài hát về chủ để
- Ở góc chơi này cô chuẩn bị những gì?
- Với những dụng cụ âm nhạc này thì chúng ta sẽ chơi gì?
- Chúng ta sẽ tổ chức biểu diễn văn nghệ nha
- Cho trẻ biểu diễn lại những bài hát đã học ở chủ đề thực vật nha
5. Góc văn hóa địa phương: xem tranh ảnh trò chuện về nghề đánh bắt hải sản

Ăn bữa chính
Ngủ
Ăn bữa phụ

8. Lĩnh vực: Phát triển nhận thức


Hoạt động chiều
So sánh độ dài và sắp xếp theo trình tự
I. Mục tiêu
- Trẻ biết đo và so sánh độ dài, ngắn của 3 đối tượng và biết xếp theo thứ tự dài
ngắn
- Trẻ có kỹ năng đo, so sánh, ghi nhớ và nói được kết quả đo
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng cho cô:
- Máy vi tính, ti vi, đàn
- 3 cây viết có kích thước khác nhau
- Thước đo
* Đồ dùng cho trẻ
- 3 cây viết Mỗi tổ một thứơc nhựa, trò chơi
- Tranh lô tô dụng cụ các nghề
- Địa điểm: Trong lớp
- Thời gian: 30 - 35 phút
III. Tổ chức hoạt động
STT Cấu Trúc Hoạt động của cô và trẻ
1 Hoạt động 1 - Cho cả lớp hát “cháu yêu cô chú công nhân”
Hôm nay bé - Các cô chú công nhân trong bài hát làm nghề gì các con?
học gì? - Thế ngoài hai nghề thợ may và thợ xây ra các con còn biết
nghề nào nữa kể cho cô và các bạn cùng biết nào?
- À trong xã hội của chúng ta có rất nhiều nghề và mỗi nghề đều
có một nơi làm việc riêng, có công cụ riêng và có những sản
phẩm riêng, chúng ta phải chăm chỉ làm việc thì mới tạo ra sản
phảm của từng nghề được
- Các con ơi hôm nay lớp chúng ta sẽ cùng làm quen bài mới đó
là “đo độ dài của 3 đối tượng” nha
2 Hoạt động 2 - Cô đố trẻ câu đố về nghề dạy học
Bé học cách - Dạy học cần có những dụng cụ nào các con?
đo - Vậy các con xem cô có gì nè
- Các con xem cô có 3 cây viết và cô muốn biết trong 3 cây viết
này cây viết nào sẽ dài nhất và cây viết nào sẽ ngắn nhất vậy
các con có biết không giúp cô với.
- Cô mời trẻ nói trong 3 cây viết, cây viết nào ngắn nhất cây viết
nào dài nhất
- Làm sao con biết cây viết đó dài nhất và cây viết đó ngắn nhất?
- Vậy chúng ta sẽ kiểm tra xem bạn mình nói đúng chưa nha.
- Cô dùng thước nhựa đo chiều dài của 3 cây viết. Cách đo: Đặt
đầu thước đo trùng với đầu của cây viết, dùng bút chì đánh dấu
vào điểm cuối của thước đo, sau đó nhấc thước đo lên và đặt đầu
của thước đo vào nơi đánh dấu, cứ như vậy cho đến hết.
- Vậy bạn mình nói đúng chưa?
- Cho trẻ thực hiện
- cô hướng dẫn quan sát nhắc nhở trẻ
- Sau khi trẻ thực hiện xong cô đàm thoại với trẻ.
+ Chiều dài cây viết màu đỏ bằng bao nhiêu lần thước nhựa ( trẻ
trả lời)
+ Chiều dài cây viết màu vàng như thế nào? (trẻ trả lời, và yêu
cầu trẻ lấy thẻ số tương ứng đặt cạnh)
+ Chiều dài cây viết màu xanh như thế nào? ( trẻ trả lời, và yêu
cầu trẻ lấy thẻ số tương ứng đặt cạnh)
- Nhận xét chiều dài của 3 cây viết: cây viết màu đỏ dài nhất cây
viết màu vàng ngắn hơn, cây viết màu xanh ngắn nhất.
3 Hoạt động 3 * Trò chơi: Chung sức
Cùng nhau Luật chơi: Khi nhạc vang lên các đội mới tiến hành đo
vui chơi - Cách chơi:Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 3 cây viết bằng
bìa cứng khi nhạc vang lên các nhóm thực hành đo, sau đó gắn
các cây viết theo thứ tự từ ngắn đến dài, đội nào nhanh và đúng
là thắng cuộc
- Cho trẻ chơi
* Trò chơi: “Đội nào nhanh”
Luật chơi: Khi nhạc vang lên thì các đội mới thực hiện, mỗi bạn
chỉ lấy 1 cây viết gắn lên bảng, bạn thứ 2 phải được bạn chạm
tay thì mới chạy lên.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội xếp thành 3 hàng dọc, phía
trước mỗi đội có nhiều cây viết với kích thước dài ngắn khác
nhau, khi nhạc vang lên thì bạn đầu tiên chạy lên lấy 1 cây viết
gắn lên bảng rồi chạy về chạm tay vào bạn thứ 2 rồi về cuối
hàng đứng và bạn thứ 2 khi được bạn chạm tay thì tiếp tục chạy
lên chọn 1 cây viết gắn làm sao những cây viết theo thứ tự từ
ngắn đến dài trong thời gian 1 bản nhạc đội nào được theo thứ tự
nhiều nhất và đúng nhất thì thắng cuộc
- Nhận xét kết quả sau mỗi lần chơi
- GV cho cả lớp hát “cháu yêu cô thợ dệt”

 Tổ chức trò chơi hoặc tạo tình huống ôn các từ đã học


 Nêu gương cuối ngày, vệ sinh trả trẻ
 Đánh giá cuối ngày
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………

Thứ 6 ngày 29 tháng 12 năm 2017


1. Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Cô gợi y, hưỡng dẫn để trẻ cùng tìm hiểu về một số nghề phổ biến trong xã hội
2. Thể dục sáng ( Kết hợp bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”)
+ Luân phiên từng tay đưa lên cao
+ Nghiêng người sang bên
+ Nâng cao chân, gập gối
+ Bật tại chổ
3. Điểm danh

4. Hoạt động ngoài trời


TCDG : Đổi khăn
TCHT: Xem tranh gọi nhanh tên nghề
Chơi tự do
Trò chơi dân gian “đổi khăn” (Trò chơi cũ)
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi vài lần
Trò chơi học tập “Xem tranh gọi nhanh tên nghề” (trò chơi cũ)
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi vài lần
Chơi tự do
- Cô phân khu vực chơi, cho trẻ lấy đồ chơi mà trẻ thích về nhóm chơi.
- Cô bao quát, động viên, hướng dẫn khi trẻ cần.
- Nhận xét buổi chơi

5. Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ


Hoạt động học
Dạy hát: “ Cháu yêu cô chú công nhân”
I. Mục tiêu
- Trẻ thuộ c và há t đú ng giai điệu bà i há t “ chá u yêu cô chú cô ng nhâ n” nhạ c
và lờ i Hoà ng Vă n Yến
- Trẻ nghe cô há t và biết hưở ng ứ ng theo giai điệu củ a bà i há t, phâ n biệt
đượ c số lượ ng ngườ i há t qua trò chơi
- Trẻ chú ý lắ ng nghe cô há t, chơi trò chơi vui và đú ng luậ t.
II. Chuẩn bị
- Trố ng lắ c, trò chơi, đà n
- Địa điểm: Trong lớ p
- Thờ i gian: 30 – 35 phú t
III. Tổ chức hoạt động
STT Cấu trúc Hoạt động của cô và trẻ
1 Hoạt động 1  Xem nà o xem nà o cá c con xem cô có tranh gì đây?
Giớ i thiệu bà i Cô đưa tranh hình ả nh cô chú cô ng nhâ n. Cá c con
thấ y cô chú cô ng nhâ n đang là m nghề gì nà o?
À cô cũ ng có mộ t bà i há t về cô chú cô ng nhâ n hô m
nay cô sẽ dạ y cho cá c con bà i há t “ chá u yêu cô chú
cô ng nhâ n” nà y nhé
2 Hoạt động 2- Cá c con đã há t đượ c bà i há t nà y chưa?
Bé là m ca sĩ - Cô mờ i cả lớ p mình há t thử nà o?
- À cô thấ y cô thấ y các con đã há t đượ c nhữ ng vẫ n
cò n nhiều bạ n chưa há t đượ c hết bà i há t vậ y bâ y giờ
cô sẽ cho lớ p mình há t thêm nữ a để bạ n nà o cũ ng há t
đượ c hết bà i nha.
- Cô há t lầ n 1 kết hợ p cử chỉ điệu bộ ( trẻ chú ý )
- Cô há t lầ n 2 kết hợ p phâ n tích nộ i dung bà i há t.
- Bà i há t có giai điệu vui tươi, rộ rà ng, chú cô ng nhâ n
xây nhà cao tầ ng, cô cô ng nhâ n dệt may á o mớ i,
chá u vui mú a há t yêu cô cô ng nhâ n, chá u luô n nhớ
ơn cô chú cô ng nhâ n. Cô há t vớ i đà n 1 lầ n nữ a
- Cô cho cả lớ p há t 3 lầ n
- Cô mờ i từ ng tổ lên há t vớ i nhạ c
- Sau đó lầ n lượ t từ ng nhó m và cuố i cù ng là cá nhâ n
há t vớ i nhạ c
3 Hoạt động 3 - Các con ơi nãy giờ chúng ta hát bài hát gì?
Là n điệu dâ n - Vậy bây giờ các con cúng nghe thử xem đây là bài hát
ca gì nha
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Ly chiều chiều” với nhạc
- À đây là bài hát “ly chiều chiều” dân ca nam bộ đó
các con
- Bây giờ các con chú y nghe ca sĩ hát nha
- Cô mở nhạc ca sĩ hát co và trẻ cùng minh họa
- Các con vừa nghe cô hát bài hát gì?
4 Hoạt động 4 Trò chơi “ Bao nhiêu bạ n há t”
Bạ n nà o há t  Luậ t chơi: Trẻ đoá n phả i độ i mũ chớ p kín khô ng thấ y
đượ c mặ t cá c bạ n há t
 Cá ch chơi: Cô mờ i 1 bạ n lên độ i mũ chớ p kín, dướ i
lớ p cô mờ i 1 hoặ c 2,3 bạ n há t, xong rồ i bạ n độ i mũ
chớ p kín sẽ đoá n xem có bao nhiêu bạ n vừ a há t,
đoá n đú ng sẽ đượ c khen, đoá n sai sẽ bị phạ t
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lầ n, nhậ n xét sau mỗ i lầ n chơi.
- Nhậ n xét tuyên dương, lớ p, tổ , cá nhâ n

6. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT


- Ôn các từ đã học trong tuần
+ Bác sĩ, khám bệnh, thuốc
+ Y tá, bệnh nhân, tiêm
+ Công an, bộ đội, khẩu súng
+ Thợ xây, gạch, ngói

7. Hoạt động góc


Chủ đề nhánh 2: Một số nghề phổ biến
1. Góc phân vai: Phòng khám bệnh
2. Trò chơi xây dựng: Xây bệnh viện
3. Góc học tập: Xếp hình dụng cụ lao động của một số nghề
4. Góc Nghệ thuật: Múa hát các bài hát về chủ để
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên
+ Các con xem gó c thiên nhiên có nhữ ng vậ t liệu gì?
+ Các con sẽ là m gì vớ i nhữ ng đồ dù ng vậ t liệu nà y?
+ Bâ y giờ cá c con sẽ ra gó c thiên nhiên củ a lớ p nhe: mộ t bạ n tướ i nướ c, mộ t
bạ n bó n phâ n, mộ t bạ n nhổ cỏ bá m dướ i gố c câ y,… cô mờ i cô mờ i các con nà o
Ăn bữa chính
Ngủ
Ăn bữa phụ

8. Hoạt động chiều


- Rèn nă ng khiếu cho trẻ
- Cho trẻ chơi theo ý thích
- Nêu gương cuố i ngà y
- Vệ sinh trả trẻ

 Đánh giá cuối ngày


............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
....................................................................................................................

You might also like