You are on page 1of 19

CHỦ ĐỀ: ĐỒ DÙNG – ĐỒ CHƠI CỦA LỚP

(Thực hiện 1 tuần từ ngày 11/09/2023 đến 15/09/2023)

I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Biết đặc điểm, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp
( bút chì, bút màu, đất nặn, bảng con, xắc xô, búp bê....).
- Biết được một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng
của một số đồ dùng đồ chơi quen thuộc.
- Biết cách xử lí khi bị bạn lấy, phá đồ chơi
2. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, nhận xét, thảo luận, ghi nhớ có chủ định
cho trẻ.
- Sử dụng từ ngữ, câu phù hợp để mô tả về đặc điểm, công dụng, cách sử dụng
một số đồ dùng đồ chơi trong lớp
- Phân loại đồ dùng trong lớp theo 2-3 dấu hiệu.
- Nhận ra và không chơi một số đồ một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.
- Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em;
3. Thái độ .
- Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp và cất đúng nơi quy định.
- Không chơi những đồ dùng nguy hiểm.
- Lắng nghe ý kiến của người khác
II. MẠNG NỘI DUNG - HOẠT ĐỘNG

TÊN GỌI, ĐẶC ĐIỂM


- Xem vật thật và trò chuyện về tên gọi, đặc điểm của đồ dùng trong
lớp: Bàn ghế, sách vở, bút chì, bút màu, hồ dán, kéo; Đồ chơi trong
lớp: Búp bê, bóng, khối hình, đồ chơi lắp ghép...
- Tô màu, nối nhóm đồ vật đồ chơi tương ứng với chữ số 3,4.Tô màu
các nhóm đồ vật có cùng số lượng,3,4.Tô màu chữ số 1,2,3,4 chấm
mờ có trong vở toán.
- Trò chơi: Cái gì biến mất
- Lập bảng phân loại đồ dùng, đồ chơi ở lớp
- Xây dựng trường mầm non
- Tô chữ in rỗng
- Vẽ, nặn, tô màu, xé, cắt dán một số đồ dùng, đồ chơi ở lớp.

ĐỒ DÙNG - ĐỒ CHƠI CỦA


LỚP

CÔNG DỤNG – CÁCH SỬ DỤNG

- Chơi và trò chuyện với trẻ về công dụng và cách sử dụng đồ dùng: Bàn
ghế, sách vở, bút chì, bút màu, hồ dán, kéo; Đồ chơi: Búp bê, bóng, khối
hình, đồ chơi lắp ghép...
- Cho trẻ xem video các bạn đang chơi đồ chơi, nhưng bị bạn lấy phá đồ
chơi
- Làm bộ sưu tập đồ dùng, đồ chơi ở lớp
- Vẽ, tô màu, sưu tầm tranh ảnh, cắt dán làm tranh truyện về công dụng
của một số đồ dùng, đồ chơi ở lớp
- Phân vai : Bán hàng
- Vẽ chùm bóng bay
- Phân loại đồ dùng đồ chơi ở lớp
- Nặn viên bi
KẾ HOẠCH TUẦN 2
(Từ ngày 11-15/9/2023)

Hoạt Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu


động Ngày 11/09 Ngày 12/09 Ngày 13/09 Ngày 14/09 Ngày 15/09
Mở chủ đề: * Thể dục sáng * Thể dục sáng * Thể dục sáng * Thể dục sáng
Trò chuyện với Tập các động Tập các động Tập các động Tập các động
Đón trẻ về một số tác phát triển tác phát triển tác phát triển tác phát triển
trẻ, đồ dùng đồ chung: chung: chung: chung:
chơi chơi trong lớp - Hô hấp: Thổi - Hô hấp: Thổi - Hô hấp: Thổi - Hô hấp: Thổi
* Thể dục sáng bóng bóng bóng bóng
Tập theo cô - Tay: Đưa hai - Tay: Đưa hai - Tay: Đưa hai - Tay: Đưa hai
Tập các động tay lên cao,ra tay lên cao,ra tay lên cao,ra tay lên cao,ra
tác phát triển phía trước, phía trước, sang phía trước, phía trước, sang
chung: sang hai bên. hai bên. sang hai bên. hai bên.
- Hô hấp: Thổi - Lưng bụng: - Lưng bụng: - Lưng bụng: - Lưng bụng:
bóng Ngửa người ra Ngửa người ra Ngửa người ra Ngửa người ra
- Tay: Đưa hai sau, kết hợp hai sau, kết hợp hai sau, kết hợp hai sau, kết hợp hai
tay lên cao,ra tay đưa lên tay đưa lên cao, tay đưa lên tay đưa lên cao,
phía trước, cao, chân bước chân bước sang cao, chân bước chân bước sang
sang hai bên. sang phải, sang phải, sang trái. sang phải, sang phải, sang trái.
- Lưng bụng: trái. - Chân: Đưa ra trái. - Chân: Đưa ra
Ngửa người ra - Chân: Đưa ra phía trước, đưa - Chân: Đưa ra phía trước, đưa
sau, kết hợp hai phía trước, đưa sang ngang, đưa phía trước, đưa sang ngang, đưa
tay đưa lên sang ngang, về phía sau. sang ngang, về phía sau.
cao, chân bước đưa về phía đưa về phía
sang phải, sang sau. sau.
trái.
- Chân: Đưa ra
phía trước, đưa
sang ngang,
đưa về phía
sau.

Chơi Chơi Chơi Chơi


- Xem tranh trò chuyện giúp trẻ không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm;
- Cho trẻ xem - Chơi góc vận - Chơi góc dân Chơi bán hàng: - Chơi vận động
Hoạt video các bạn động: gian: Kéo co Bán đồ dùng theo nhạc
động đang chơi đồ + Chơi xúc cát Trò chơi: Chơi ô học tập về - Chơi chi chi
chơi, nhưng bị đổ vào chai ăn quan trường mầm chành chành (
bạn lấy phá đồ + Hướng dẫn non ( TCTV: TNTV: Luyện
chơi trẻ làm vệ sinh Luyện tách gộp đọc thuộc bài
- Xếp những cá nhân trong phạm vi đồng dao)
chữ số đã học 6)
ngoài bằng sỏi đá - Chơi đan
trời ( TCTV: Luyện nong mốt bằng
phát âm chữ số lá chuối (
) TCTV: Luyện
trả lời câu hỏi)
TẠO HÌNH KPKH LQVT LQVH ÂM NHẠC:
Học In hoa bằng Cây bút chì Tách, gộp các Thơ: Cô giáo + Dạy hát:
vân bàn tay hộp bút màu nhóm đối tượng em Trường chúng
và đếm cháu là trường
(số lượng 6) mầm non
+ Trò chơi :
Đoán tên bạn hát
+ Nghe hát:
Ngày đầu tiên đi
học

- GV trò chuyện giúp trẻ dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi;
- Góc học tập Góc học tập – Góc học tập – Góc học tập – * Đóng chủ đề:
– Thư viện : Thư viện : Tô Thư viện : Tô Thư viện: Tạo “Thứ sáu”
Tô màu chữ in màu chữ in màu tranh chủ nhóm đồ dùng
rỗng, tô màu rỗng( xếp hàng đề, nối tranh, tô cá nhân, đồ
Chơi, tranh về chủ đề khi đến lớp, vệ màu tranh các dùng vệ sinh:
hoạt trường mầm sinh khi đến hành động đúng, CB (khăn mặt,
động non lớp) tô màu làm thành bộ bàn chải,thau ,
ở các - Tô màu, nối tranh chủ đề, sưu tập xà phòng
góc nhóm đồ vật đồ nối tranh, tô - Sưu tầm tranh + Tô màu tranh
chơi tương ứng màu tranh các ảnh làm album chủ đề, nối
với chữ số hành động về hoạt động tranh, tô màu
3,4.Tô màu các đúng, làm xếp hàng ở lớp - tranh các hành
nhóm đồ vật có thành bộ sưu Tô màu, nối động đúng, làm
cùng số tập nhóm đồ vật đồ thành bộ sưu
lượng,3,4.Tô - Tô màu, nối chơi tương ứng tập
màu chữ số nhóm đồ vật đồ với chữ số - Tô màu, nối
1,2,3,4 chấm chơi tương ứng 3,4.Tô màu các nhóm đồ vật đồ
mờ có trong vở với chữ số nhóm đồ vật có chơi tương ứng
toán. 3,4.Tô màu các cùng số với chữ số
( CB hình ảnh nhóm đồ vật có lượng,3,4.Tô 3,4.Tô màu các
về trường mầm cùng số màu chữ số nhóm đồ vật có
non, chữ in lượng,3,4.Tô 1,2,3,4 chấm mờ cùng số
rổng, bút màu, màu chữ số có trong vở toán. lượng,3,4.Tô
giấy A4, bút 1,2,3,4 chấm (CB: Tranh, giấy màu chữ số
chì,). mờ có trong vở A4, giấy màu, 1,2,3,4 chấm
.......) . toán. hồ dán, kéo...) mờ có trong vở
- Nghệ (CB: Tranh, - Góc thư viện: toán.
thuật(CB:Giấy giấy A4, giấy + Làm tranh - Sưu tầm tranh
A4, giấy màu, màu, hồ dán, truyện đồ dùng ảnh làm album
màu tô, đất nặn kéo...) vệ sinh cá nhân: về hoạt động
lá cây, nắp - Góc thư CB ( tranh,giấy xếp hàng ở lớp
chai, hồ dán, viện: + Làm a4,hồ dán, kéo,) (CB: Tranh,
kéo...) tranh truyện đồ - Nghệ thuật: giấy A4, giấy
- Phân vai: dùng vệ sinh cá + Làm bông hoa màu, hồ dán,
CB:cây xanh, nhân: CB bằng nắp chai, kéo...)
hoa, cầu trượt, ( tranh,giấy trang trí khăn - Nghệ thuật
bập bênh, ghế a4,hồ dán, mặt, nặn cái +Làm bông
đá, nắp chai. kéo,) thau, hoa bằng nắp
Que đè lưỡi, - Nghệ thuật: + Xếp hột hạt: chai, trang trí
khăn mặt, bóp Làm bông hoa hàng dọc,hàng khăn mặt, nặn
đánh răng, thau bằng nắp chai, ngang ( các loại cái thau,
nhựa) trang trí khăn đậu,hồ dán,giấy + Xếp hột hạt:
- Xây dựng: mặt, nặn cái a4)(CB:Tranh, hàng dọc,hàng
(CB: mô hình thau, (CB:Giấy giấy A4, giấy ngang ( các
ngôi trường, đồ A4, giấy màu, màu, màu tô, loại đậu,hồ
chơi lắp màu tô, đất nặn nắp chai, lá cây, dán,giấy a4)
ghép,khối gỗ lá cây, nắp nắp chai, cây đè (CB:Tranh,
và cây cỏ......) chai, hồ dán, lưỡi, hồ dán, giấy A4, giấy
kéo...) kéo...) màu, màu tô,
- Phân vai: - Phân vai: : nắp chai, lá
Bán dụng cụ vệ Bán dụng cụ vệ cây, nắp chai,
sinh, làm cây sinh, làm cây cây đè lưỡi, hồ
xanh, chậu hoa xanh, chậu hoa dán, kéo...)
CB:cây xanh, CB:cây xanh, - Phân vai:
hoa, cầu trượt, hoa, cầu trượt, Bán dụng cụ vệ
bập bênh, ghế bập bênh, ghế sinh, làm cây
đá nắp chai. đá, nắp chai. xanh, chậu hoa
Que đè lưỡi, Que đè lưỡi, CB:cây xanh,
khăn mặt, bóp khăn mặt, bóp hoa, cầu trượt,
đánh răng, thau đánh răng, thau bập bênh, ghế
nhựa) nhựa) đá, nắp chai.
- Xây dựng: - Xây dựng: Mô Que đè lưỡi,
Mô hình hình trường khăn mặt, bóp
trường mầm mầm non (CB: đánh răng, thau
non (CB: mô mô hình ngôi nhựa)
hình ngôi trường, , đồ chơi - Xây dựng:
trường, , đồ lắp ghép,khối gỗ Mô hình
chơi lắp và cây cỏ......) trường mầm
ghép,khối gỗ non (CB: mô
và cây cỏ......) hình ngôi
trường, , đồ
chơi lắp
ghép,khối gỗ
và cây cỏ......)

- Nhắc nhở trẻ sử dụng các từ như: “Mời cô, mời bạn” khi vào bữa ăn, không nói chuyện
Ăn,
trong giờ ăn.
ngủ
- Giờ ngủ không được nói chuyện, không chọc bạn.
Vệ - Vệ sinh: Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay bằng xà phòng đúng cách trước và sau khi ăn, sau
sinh khi đi vệ sinh, khi tay bẩn
Đọc truyện + B3: Đọc + B3: Đọc - Ôn luyện
“Đôi bạn tốt” truyện lần 2. truyện lần 2. những bài thơ
+ B1: TC: Nhóm 2( 10 Nhóm 2( 12 đã học
“chuyền bóng” cháu). cháu). ( TCTV: Rèn
Trẻ hiểu từ: “ - Trẻ còn lại - Trẻ còn lại trẻ đọc thuộc
Chia sẻ, cõng chơi xâu vòng chơi vặn nắp bài thơ và đọc
bạn, giúp đỡ”. - Chơi ở góc chai diễn cảm, trả
Hoạt + B2: Đọc Nghệ thuật - Ôn những chữ lời được câu
động truyện lần 1 (cả (TCTV: Luyện số đã học hỏi theo nội
chiều, lớp). cho cháu thực ( TCTV: Luyện dung bài thơ)
Chơi - Chơi tự do ở hành theo đếm trong phạm - Chơi ai tinh
theo ý các góc nhóm: vi 6 ) mắt
thích (TCTV: Luyện nhóm vẽ ,nhóm
kỹ năng hỏi và tô
trả lời theo ,nhóm xé dán)
mẫu câu: Đây
là cái gì? Đây
là …; dùng để
làm gì?.)
PHÒNG GD&ĐT SA THẦY
TRƯỜNG MN YA XIÊR

DUYỆT KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ


Tuần 2: Đồ dùng đồ chơi
Thực hiện từ ngày 11/9 đến ngày 15 tháng 9 năm 2023
Thống nhất với kế hoạch tuần, mạng nội dung, mạng hoạt động chủ đề “Đồ dùng đồ
chơi”.
BGH NHÀ TRƯỜNG
P. HIỆU TRƯỞNG

Thứ 2 ngày 11 tháng 09 năm 2023


HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
In hoa bằng vân bàn tay ( Mẫu)

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách chấm màu và in màu bằng các ngón tay khác nhau lên trang giấy
để tạo thành các bông hoa đẹp.
- Biết cách trình bày bố cục tranh cho hợp lý, biết cách phối hợp màu sắc…
2. Kỹ năng:
- Luyện kĩ năng in bằng vân tay và sử dụng màu nước khéo léo
- Luyện kĩ năng ngồi đúng tư thế.
- Rèn luyện và phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ.
3. Thái độ:
- Qua bài học trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của hoa đối với đời sống con người và biết cách chăm
sóc, bảo vệ các loài hoa.
- Biết vệ sinh tay sạch sẽ khi in xong.
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của cô: Tranh mẫu của cô (hoa đào, hoa mai, hoa cúc) , khăn lau ,giấy
màu, giấy A3.
- Chuẩn bị của trẻ : Giấy, màu nước đủ cho trẻ.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (2-3 phút)
- GV cho trẻ hát bài “Màu hoa”
- Đàm thoại nhanh về bài hát
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Để hoa được tươi, đẹp thì các con cần làm gì? (Giáo dục trẻ trẻ biết ích lợi của
hoa đối với đời sống con người và biết cách chăm sóc, bảo vệ các loài hoa)
- Dẫn dắt trẻ vào bài.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ thực hiện (15-20 phút)
Cho trẻ quan sát lần lượt các bức tranh hoa mai, hoa đào, hoa cúc in từ dấu vân
tay.
- Tranh hoa mai
+ GV hỏi trẻ về bức tranh ?
+ Cho trẻ nhận xét về bức tranh ? (Hình dáng, màu sắc)
+ Ai có nhận xét gì khác nữa?
+ Hỏi trẻ kỹ năng vẽ bông hoa ?
+ Cánh hoa giống hình gì?
+ Nhị hoa cô làm như thế nào?
+ Để làm lá hoa cô phải làm gì?
+ Bố cục bức tranh như thế nào?
- Tranh hoa đào
+ Tương tự GV cho trẻ như quan sát bức tranh hoa đào
+ Để làm cánh hoa đào cô làm thế nào?
+ Hoa đào cũng in như hoa mai nhưng hoa đào khác hoa mai ở điểm gì?
- Tranh hoa cúc
+ Bức tranh hoa cúc cánh hoa thế nào?
+ Hỏi trẻ làm thế nào để có những cánh hoa to, cánh hoa bé?
+ Để làm lá hoa cô phải làm gì?
+ Để bức tranh thêm sinh động và đẹp chúng mình cần làm gì?
2.2. Hỏi ý định trẻ
- GV Hỏi trẻ ý định mình vẽ và cách vẽ (2-3 trẻ)
- Con làm bức tranh hoa gì?
- Con định dùng những màu nào?
- Con làm như thế nào?
2.3. Trẻ thực hiện
- GV mở nhạc cho trẻ thực hiện.
- GV bao quát và gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện
- GV khuyến khích trẻ vẽ và trình bày đẹp, có sáng tạo cho bức tranh
- Sau khi in hoa xong chúng mình hãy lau tay thật sạch vào khăn nhé.
3. Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm ( 4-6 phút)
- Cho trẻ mang tranh lên trưng bày.
- GV gợi ý và khuyến khích trẻ nhận xét tranh. Cô hỏi 2- 3 trẻ:
- Hỏi trẻ làm bức tranh như thế nào?
- GV nhận xét chung
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:
- Hoạt động học: Cháu A Khánh, Y Sa Ra còn chưa thực hiện được in hoa bằng
dấu vân tay( Cô chú ý rèn luyện thêm cho trẻ ở hoạt động góc)
- Hoạt động góc : Cháu A Hạ, Y Sử còn thụ động trong khi chơi ( Cô chú ý quan
sát và giúp đỡ thêm cho trẻ)
- Hoạt động chiều: Cháu A Hơn còn nói chuyện ( Cô chú ý đến trẻ nhiều hơn)

Thứ 3 ngày 12 tháng 9 năm 2023


KHÁM PHÁ KHOA HỌC
CÂY BÚT CHÌ, HỘP BÚT MÀU
Hình thức cung cấp: Quan sát trực tiếp, trò chuyện, thực hành.

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được đặc điểm, công dụng, cách sử dụng cây bút chì, bút màu
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng quan sát cây bút chì, bút màu thật. Ghi nhớ về đặc điểm,
công dụng, cách sử dụng cây bút chì . Sử dụng các kỷ năng để nặn cây bút chì, bút màu.
Phát triển ngôn ngữ trả lời rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ
- Có ý thức sắp xếp gọn gàng khi sử dụng, cầm cẩn thận; lau chùi giữ gìn sạch sẽ.
II. Chuẩn bị
1. Chuản bị của giáo viên
- Máy vi tính, loa, bút chì, bút màu, giấy A4.
2. Chuẩn bị của trẻ
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1. Tạo hứng thú (2-3 phút)
- Trẻ hát bài hát “ Cháu lên 3 cháu đi mẫu giáo”
- Trò chuyện về bài hát
- GV giới thiệu bài
2. Hoạt động 2: Tổ chức khám phá (20-21 phút)
* Cây bút chì
- Cô đọc câu đố nói về bút chì :
“ Cái gì dài một gang tay
Bé vẽ bé viết ngày ngày ngắn đi ”
( Bút chì )
- Trẻ quan sát và sờ cây bút chì
- Hỏi trẻ đây là đồ dùng gì? ( Cây bút chì)
- Cho trẻ nói về đặc điểm của cây bút chì.
+ Hình dạng bút chì? + Cấu tạo bút chì? + Vỏ làm bằng gì ? + Ruột có màu gì ? +
Bút chì dùng để làm gì?
→ Bút chì có dạng dài, có màu đen hoặc màu xanh màu vàng…, vỏ được làm
bằng gỗ, ruột màu đen bút chì dùng để viết chữ, vẽ tranh
* Giáo dục trẻ khi cầm bút chì các con cầm bằng tay phải, khi vẽ, viết các con
phải nhẹ nhàng không đè mạnh bút chì sẽ bị gãy.
* Hộp bút màu
- Trẻ quan sát hộp bút màu
- Hỏi trẻ đây là đồ dùng gì? ( Hộp bút màu)
- Cho trẻ quan sát bên trong hộp bút màu
- Bên trong hộp bút màu có gì nhỉ? ( cây bút màu)
- Cây bút màu như thế nào? ( nhiều màu)
- Cây bút màu được làm bằng chất liệu gì?
- GV cho trẻ sờ và nói về cảm nghĩ của trẻ
→ Bút màu tô được làm từ sáp, các cô chú công nhân đã pha màu và tạo thành
những cây bút màu nhiều màu sắc khác nhau.
- Bút màu dùng để làm gì?
* Giáo dục trẻ tô màu cẩn thận, cầm bút nhẹ nhàng, không để mạnh xuống nếu
không bút màu sẽ gãy.
* So sánh bút chì, bút màu
- Giống nhau: Đều có hình dạng dài
- Khác nhau: Bút chì khi viết, vẽ sẽ có màu đen, nếu viết sai thì có thể tẩy được,
võ được làm bằng gỗ. Còn bút màu khi vẽ , tô thì có nhiều màu sắc khác nhau, không
tẩy được, được làm từ sáp
Hoạt động 3: Trải nghiệm (5- 6 phút)
- Trẻ về 3 nhóm vẽ và tô màu tranh theo ý thích
- GV quan sát, giúp đỡ trẻ.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ, trẻ trưng bày góc nghệ thuật để trang trí lớp.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày
- Hoạt động học: Cháu A San, Y Si Ka còn rụt rè ( Rèn luyện thêm cho trẻ mọi
lúc mọi nơi)
- Hoạt động chiều: Cháu A Thiện còn nói chuyện ( Cô chú ý đến trẻ nhiều hơn)
- Hoạt động trả trẻ: Cháu Đinh, Y Khuyên còn chưa chủ động chào cô ( Cô chú ý
nhắc nhở trẻ và nhờ phụ huynh về nhà nhắc nhở thêm cho trẻ)

Thứ 4 ngày 13 tháng 9 năm 2023


HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
TÁCH, GỘP CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẾM (SỐ LƯỢNG 6)

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết tách, gộp các nhóm có số lượng 6 bằng các cách khác nhau và đếm. Nói
được kết quả tách, gộp của các nhóm đối tượng.
2. Kỹ năng
- Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ có chủ định, trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu.
- Kỹ năng đếm, so sánh, tách, gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 6
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động.
- Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng sạch sẽ.
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng đồ chơi đặt ở các góc có số lượng 6 củ cà rốt, 6 củ cải, 6 bông hoa,
chữ số 1-6
2. Chuẩn bị của trẻ:
- 22 rổ nhựa, đồ dùng đồ chơi trong lớp có số lượng 6, chữ số 1-6
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Ôn số lượng 6, chữ số 6 (Dự kiến thời gian 2-3 phút)
- Trẻ nghe bài hát: “ Lại đây với nhau” và đến các góc tìm nhóm đồ dùng đồ
chơi có số lượng 6
- GV hỏi: Bạn tìm được đồ dùng gì? (Trẻ gọi tên đồ dùng: Hoa, củ cà rốt, củ cà
tím )
- Nhóm đồ dùng này có số lượng mấy? (Trẻ đếm số lượng 6)
- Mời trẻ khác tìm số 6 mang ra đặt vào nhóm đồ dùng
-Trẻ phát âm “Số 6”
2. Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức (Dự kiến thời gian 12-13 phút)
- Giới thiệu bài: Tách, gộp các nhóm có số lượng 6 bằng các cách khác nhau và
đếm
* Cách 1. Tách, gộp 1 - 5
- GV đưa ra 6 bông hoa và hỏi có gì? Cho trẻ đếm và hỏi có mấy bông hoa? Gắn
số
- Với 6 bông hoa sẽ tách thành 2 nhóm ( tách 1- 5)
- Cô cho trẻ đếm số lượng 2 nhóm
GV nhấn mạnh: Tách nhóm 6 bông hoa thành 2 nhóm, một nhóm có 1 và một
nhóm có 5 cách tách như vậy được gọi là cách tách 1- 5.
- Cho trẻ nhắc lại “cách tách 1- 5”
+ Muốn có 6 bông hoa thì phải làm thế nào? (Gộp lại)
Chúng mình cùng gộp số bông hoa vào với nhau nhé!
+ Sau khi gộp 2 nhóm lại với nhau, chúng mình được nhóm có số lượng là mấy?
( Trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng)
- Thẻ số 1 và 5 còn tương ứng không?
(nhắc trẻ cất thẻ số 1, 5)
+ Chúng mình vừa thực hiện cách tách- gộp gì?
GV khái quát lại: Tách nhóm có số lượng là 6 thành 2 nhóm, một nhóm có 1 và
một nhóm có 5 rồi gộp 2 nhóm ấy lại ta được nhóm có số lượng là 6, cách tách- gộp như
vậy được gọi là cách tách, gộp 1 - 5.
- Cho trẻ nhắc lại “cách tách, gộp 1- 5”
* Cách 2. Tách, gộp 2 – 4
- GV đưa ra 6 củ cà rốt và hỏi có gì?
- Cho trẻ đếm số lượng củ cà rốt, gắn số
- Với 6 củ cà rốt cho trẻ lên tách thành 2 nhóm theo yêu cầu của cô( nhóm 2 – 4)
- Cho trẻ đếm số lượng 2 nhóm
- Cho 1 trẻ lên gộp lại thành 1 nhóm và đếm
* GV khái quát lại: Tách nhóm có số lượng là 6 thành 2 nhóm, một nhóm có 2
và một nhóm có 4 rồi gộp 2 nhóm ấy lại ta được nhóm có số lượng là 6, cách tách- gộp
như vậy được gọi là cách tách, gộp 2 - 4.
- Cho trẻ nhắc lại “cách tách, gộp 2- 4”
* Cách 3. Tách, gộp 3 – 3
* Tương tự GV gọi trẻ lên thực hiện nhóm củ cải
= GV khái quát lại các cách tách 1- 5, 2- 4, 3-3
- Ngoài ra còn có các cách tách khác: 5-1, 4-2
3. Hoạt động 3: Luyện tập (Dự kiến thời gian 13-14 phút)
* Trẻ đến các góc lấy rổ và đò dùng đồ chơi có số lượng 6, yêu cầu trẻ xếp cho
cô nhóm có số lượng 6
- Tách 1 vào hình tròn, 5 vào hình vuông.
- Cho trẻ đếm số lượng từng nhóm và gộp lại
- Tương tự cho trẻ thực hiện tách, gộp 2- 4
- Cho trẻ tách, gộp theo ý thích của trẻ
*Trò chơi “Hái quả”
- GV giới thiệu trò chơi.
Hướng dẫn cách chơi: Trên cây cô có 6 quả táo, 6 quả xoài, nhiệm vụ của đội 1
lên hái những quả táo bỏ vào hai rổ của đội mình, đội hai lên hái những quả xoài bỏ vào
hai rổ của đội mình.
- Luật chơi: lần lượt từng bạn lên hái, mỗi bạn chỉ được hái 1 quả, khi hái xong
thì về đứng cuối hàng, và bạn tiếp theo lên hái, cho đến khi hết quả ở trên cây.
Đội nào hái nhanh và đúng thì đội đó chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi vài lần. GV kiểm tra và nhận xét sau lần chơi.
* Thực hiện vở toán
- GV hướng dẫn trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, lật vở
- GV giới thiệu tranh trong vở và hướng dẫn trẻ
* Kết thúc: Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi gọn gàng
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:
- Hoạt động học: Cháu Y Sở, Y Thêu còn nói chuyện ( cô chú ý thêm đến trẻ)
- Hoạt động góc : Cháu A Khánh, Y Si Ka còn chưa thụ động trong khi chơi
( Cô chú ý quan sát và giúp đỡ thêm cho trẻ)
- Hoạt động trả trẻ: Cháu A Khang, A Kháp còn chưa chủ động chào cô ( Cô cần
phối hợp với phụ huynh nhắc nhở trẻ)

Thứ 5 ngày 14 tháng 9 năm 2023


HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC
Thơ: CÔ GIÁO CỦA CON
Tác giả: Nguyệt Mai
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Đọc thuộc, thể hiện diễn cảm và hiểu nội dung bài thơ, biết được tên bài thơ.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng chú ý nghe cô giảng, ghi nhớ tên bài thơ. Phát triển ngôn
ngữ đọc thơ mạch lạc, rõ ràng diễn cảm theo lời bài thơ, sử dụng từ ngữ để trả lời trọn
câu hỏi của cô.
- Hát đúng giai điệu bài hát
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động.
- Vâng lời cô, ngoan, luôn giúp đỡ bạn.
- Lắng nghe ý kiến của người khác
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Tranh thơ chữ to, tranh nội dung bài thơ trên máy tính.
2. Chuẩn bị của trẻ
- Giấy A4, sáp màu, bút chì đủ cho 22 trẻ.
III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1: Tạo hứng thú (2-3 phút)
- Trẻ vận động bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non
- Trò chuyện về bài hát
- GV giới thiệu bài thơ “Cô giáo của con” của tác giả ‘Nguyệt Mai”
Hoạt động 2 : Dạy đọc thơ (20-21 phút)
* GV đọc thơ:
- GV đọc bài thơ lần 1. Kết hợp tranh nội dung bài thơ trên máy tính.
- GV tóm tắt nội dung bài thơ
- GV đọc thơ lần 2 dùng tranh thơ chữ to
- GV treo tranh chữ to giới thiệu các hình ảnh thay thế cho từ, trẻ đọc các từ thay
thế
- GV hướng dẫn cách đọc bài thơ: đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
- GV giải thích từ khó “Say sưa” “ấm áp”và luyện trẻ đọc từ khó.
- GV đọc bài thơ lần 2 qua tranh chữ to.
- Luyện trẻ đọc thơ trên tranh chữ to vài lần: Lớp, tổ.
*Đàm thoại, trích dẫn:
- Các con vừa nghe đọc bài thơ gì? ( Bài thơ cô giáo của con)
- Của tác giả nào? (Tác giả Nguyệt Mai)
- Bài thơ nói về ai? ( Cô giáo)
- Khi đến lớp cô giáo làm gì? ( Cô cười thật tươi)
- Khi giảng bài giọng cô như thế nào? ( Giọng cô ấm áp)
- Bạn ngoan cô làm gì? (Cô khen lắm đấy)
- Vậy còn các con phải như thế nào? ( Chăm ngoan)
- GV giáo dục trẻ vâng lời cô, ngoan, luôn giúp đỡ bạn.
*Luyện trẻ đọc thơ:
- Luyện trẻ đọc diễn cảm bài thơ vài lần: Lớp, tổ, nhóm
- Luyện trẻ đọc thơ thể hiện động tác minh họa: Lớp, tổ, nhóm
- Luyện trẻ đọc thơ luân phiên giữa các tổ.
- Mời cá nhân đọc, mời trẻ khuyết tật đọc theo cô từng câu.
- GV tuyên dương.
Hoạt động 3: Vẽ hoa tặng cô (3-4 phút)
- Trẻ vào bàn vẽ hoa theo ý thích và tặng cô giáo.
- Trẻ vẽ, cô quan sát nhắc nhở trẻ vẽ được hoa.
- GV nhận xét, tuyên dương.
*Kết thúc: Trẻ chào cô ra chơi
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:
- Hoạt động học: Cháu A Hạ, Y Sử trong hoạt động làm quen văn học còn đọc
chưa thuộc bài thơ “ Cô giáo của con” ( Rèn luyện thêm cho trẻ ở hoạt động chiều)
- Hoạt động chiều: Cháu A Khánh còn nói chuyện ( Cô chú ý đến trẻ nhiều
hơn)
- Hoạt động trả trẻ: Cháu A Kháp, Y Khuyên còn chưa chủ động chào cô
( Cô chú ý nhắc nhở trẻ và nhờ phụ huynh về nhà nhắc nhở thêm cho trẻ)

Thứ 6 ngày 16 tháng 9 năm 2023


HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
TRƯỜNG CHÚNG CHÁU ĐÂY LÀ TRƯỜNG MẦM NON
Nội dung trọng tâm: Dạy hát: Trường chúng cháu đây là trường mầm non
Nội dung kết hợp: + Trò chơi : Đoán tên bạn hát
+ Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hát thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát, hiểu được nội dung bài hát, thể hiện tình cảm
của bài hát.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ cho trẻ; kỷ năng hát đúng giai điệu, lời ca,
hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, cử chỉ, điệu bộ,
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy vi tính, nhạc, loa.
2. Chuẩn bị của trẻ
- Dụng cụ âm nhạc: xắc xô, phách tre đủ số lượng trẻ , 1 mũ chóp.
III.Tiến trình hoạt động
1. Dạy hát: Bài “Trường chúng cháu đây là trường mầm non (16-17 phút)
- Trẻ nghe giai điệu bài hát. Trường chúng cháu đây là trường mầm non.
- Các con vừa nghe giai điệu bài hát gì? (Trường chúng cháu đây là trường mầm non)
- GV giới thiệu bài hát “Trường chúng cháu đây là trường mầm non”
- GV hát lần một kết hợp với giai điệu.
- Hỏi trẻ về nội dung bài hát, giai điệu của bài hát.
- GV tóm tắt nội dung bài hát.
- GV và cả lớp cùng hát.
- Lớp hát luân phiên.
- Mời nhóm hát
- Mời cá nhân trẻ hát kết hợp dụng cụ âm nhạc trẻ thích.
2. Trò chơi âm nhạc: Đoán tên bạn hát (4-5 phút)
- Cách chơi: Gọi 1 trẻ lên đội mũ chóp, gọi 1 trẻ khác lên hát 1 đoạn hoặc 1 bài hát tùy
thích, trẻ đội mũ chóp đoán bạn nào hát.
- Tổ chức trẻ chơi nhiều lần, thay đổi trẻ chơi.
- GV động viên tuyên dương trẻ kịp thời.
3. Nghe hát : Bài “Ngày đầu tiên đi học” (4-5 phút)
- Mở giai điệu bài hát, trẻ lắng nghe.
- Đây là giai điệu bài hát gì? ( Ngày đầu tiên đi học)
- Giai điệu bài hát như thế nào? ( Nhẹ nhàng)
- GV tóm tắt nội dung bài hát: Đây là bài hát ngày đầu tiên đi học, giai điệu bài hát nhẹ
nhàng, thiết tha. Bài hát nói về 1 bạn nhỏ ngày đầu tiên đi học còn khóc nhưng bạn
được cô vỗ về yêu thương bạn và cho đến bây giờ lớn khôn thì bạn ấy vẫn còn nhớ ngày
đầu tiên đi học.
- Mở lại bài hát và trẻ vận động hưởng ứng theo bài hát.
- GV nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:
- Hoạt động học: Cháu A San , Y Khuyên trong hoạt động âm nhạc còn chưa thuộc lời
bài hát ( Cô chú ý rèn luyện thêm cho trẻ mọi lúc mọi nơi)
- Hoạt động góc : Cháu A Khang, A Kháp, Y còn thụ động trong khi chơi ( Cô chú ý
quan sát và giúp đỡ thêm cho trẻ)

ĐÓNG CHỦ ĐỀ: ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI


- GV tổ chức cho trẻ hát bài hát “ Trường chúng cháu đây là trường mầm non”
- GV hỏi trẻ hôm nay là thứ mấy?
- GV hỏi trẻ ý tưởng góc chơi ngày hôm nay?
- Để chơi ở các góc chơi cần nguyên vật liệu gì?
* Trẻ không trả lời được thì cô gợi ý cho trẻ trả lời
- Cho trẻ về góc chơi
- Trưng bày sản phẩm lên góc chơi
+ Cô dẫn cả lớp đến góc xây dựng
+ Nhóm trưởng ở góc xây dựng giới thiệu mô hình nhóm mình thực hiện
- GV dẫn trẻ tham quan một số góc còn lại( góc nghệ thuật. góc học tập…)
- GV nhận xét tuyên dương cả lớp
- Trẻ cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ.

You might also like