You are on page 1of 17

CHỦ ĐỀ : BÉ VUI TẾT TRUNG THU

(Thực hiện 1 tuần từ ngày 25/09/2023 đến29/09/2023)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết ngày tết trung thu là ngày 15/8 âm lịch hàng năm.
- Biết tên gọi những loại bánh để ăn trong ngày tết trung thu như: Bánh
nướng, bánh dẻo, bánh đậu xanh.
- Biết các hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu như: múa lân, chơi lồng
đèn, phá cỗ.
- Nhận ra và không chơi với một số đồ vật có thể gây nguy hiểm
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định, nhận xét, thảo
luận, so sánh.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, nói trọn câu.
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu.
- Không ăn các loại bánh trung thu bị hư, quá hạn sử dụng.
- Khi chơi đồ chơi phải đảm bảo an toàn cho bạn và cho mình
- Có nhóm bạn chơi thường xuyên
II. MẠNG NỘI DUNG - HOẠT ĐỘNG

TẾT TRUNG THU, CÁC LOẠI BÁNH


- Xem video và trò chuyện về ngày tết trung thu của trẻ.
- Trò chuyện, quan sát một số loại bánh trung thu
- Tô màu chữ in rỗng: Ngày tết trung thu, 15/8, Các loại bánh trung thu
- Tô màu tranh tết trung thu.
- Làm bộ sưu tập các loại bánh trung thu
- Làm tranh truyện: Tết trung thu của bé.
- Chơi phân vai: Cửa hàng tổng hợp
- Đọc truyện “Dê con nhanh trí”

VUI TẾT TRUNG THU

CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY TẾT TRUNG THU


CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY TẾT TRUNG THU
- Xem tranh ảnh và trò chuyện về một số đồ chơi, các hoạt động
- Xem tranh ảnh và trò chuyện về một số đồ chơi, các hoạt động diễn ra
diễn ra trong ngày tết trung thu
trong ngày tết trung thu
- Cắt, dán trang trí lồng đèn
- Cắt, dán trang trí lồng đèn
- Làm bảng liệt kê các hoạt động vui tết trung thu
- Làm bảng liệt kê các hoạt động vui tết trung thu
- Làm album một số đồ chơi trong ngày tết trung thu
- Làm album một số đồ chơi trong ngày tết trung thu
- Vẽ và tô màu mâm ngũ quả.
- Vẽ và tô màu mâm ngũ quả.
- Chơi múa lân.
- Chơi múa lân.
- Tô màu chữ in rỗng: Các hoạt động trong ngày tết trung thu
- Tô màu chữ in rỗng: Các hoạt động trong ngày tết trung thu
Tô màu 5 hạt trong sợi dây, khoanh thành các nhóm có số lượng, tô chữ
số 5 châm mờ, số 5 in rỗng; tô cùng màu các nhóm con vật có cùng số
lượng 5, nối con vật với chữ số phù hợp.
KẾ HOẠCH TUẦN 4
(Từ ngày 25-29 /9/ 2023)

Hoạt Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu


động Ngày 25/09 Ngày 26/09 Ngày 27/09 Ngày 28/09 Ngày 29/09
Đón - Mở chủ đề: ( TCTV: - Chơi với đồ - Chơi với đồ - Chơi với đồ
trẻ, Giới thiệu chủ Luyện phân chơi trong lớp chơi trong lớp chơi trong lớp
chơi đề Vui tết biệt, phát âm Chơi với đồ Chơi với đồ Chơi với đồ
trung thu: nhóm chữ o, chơi trong lớp chơi trong lớp chơi trong lớp
Trẻ xem tranh ô, ơ) - Thể dục - Thể dục - Thể dục sáng
ảnh và trò Chơi với đồ sáng sáng * Tập các động
chuyện về chơi trong lớp * Tập các * Tập các tác phát triển
ngày tết trung Chơi với đồ động tác phát động tác phát chung:
thu; những chơi trong lớp triển chung: triển chung: - Hô hấp: Thổi
loại bánh - Thể dục - Hô hấp: - Hô hấp: bóng
trung thu; sáng Thổi bóng Thổi bóng - Tay: Đưa hai
Những hoạt * Tập các - Tay: Đưa - Tay: Đưa tay lên cao,ra
động diễn ra động tác phát hai tay lên hai tay lên phía trước,
trong ngày tết triển chung: cao,ra phía cao,ra phía sang hai bên.
trung thu. - Hô hấp: trước, sang trước, sang - Lưng bụng:
- ( TCTV: Rèn Thổi bóng hai bên. hai bên. Ngửa người ra
cho trẻ kể câu - Tay: Đưa - Lưng bụng: - Lưng bụng: sau, kết hợp hai
chuyện theo hai tay lên Ngửa người Ngửa người tay đưa lên
trình tự từ trên cao,ra phía ra sau, kết ra sau, kết cao, chân bước
xuống dưới) trước, sang hợp hai tay hợp hai tay sang phải, sang
- Thể dục hai bên. đưa lên cao, đưa lên cao, trái.
sáng - Lưng bụng: chân bước chân bước - Chân: Đưa ra
Tập theo cô Ngửa người sang phải, sang phải, phía trước, đưa
* Tập các ra sau, kết sang trái. sang trái. sang ngang,
động tác phát hợp hai tay - Chân: Đưa - Chân: Đưa đưa về phía
triển chung: đưa lên cao, ra phía trước, ra phía trước, sau.
- Hô hấp: Thổi chân bước đưa sang đưa sang
bóng sang phải, ngang, đưa về ngang, đưa về
- Tay: Đưa hai sang trái. phía sau. phía sau.
tay lên cao,ra - Chân: Đưa
phía trước, ra phía trước,
sang hai bên. đưa sang
- Lưng bụng: ngang, đưa về
Ngửa người ra phía sau.
sau, kết hợp
hai tay đưa lên
cao, chân bước
sang phải,
sang trái.
- Chân: Đưa ra
phía trước,
đưa sang
ngang, đưa về
phía sau.

- Chơi bạn nào Chơi ném - Chơi nhảy lò - Chơi lộn cầu - Chơi khu âm
Hoạt nhanh bóng vào rổ cò vồng nhạc
động - Xếp chữ cái - Chơi làm - Chơi tập tầm - Chơi bán - Chơi lăn bóng
ngoài bằng đá, sỏi các con vật vòng hàng lồng
trời bằng lá cây đèn, một số
( TCTV: loại bánh, đồ
Luyện phát chơi trung
âm tên các thu.( TCTV:
con vật) Luyện phát
âm tên gọi
một số loại
bánh, đồ chơi
trung thu)

ÂM NHẠC KPXH TẠO HÌNH LQVH LQCC


Học + Dạy hát: Bé vui tết Vẽ đèn ông Truyện: Sự Tập tô nhóm
Đêm trung thu trung thu sao tích chú cuội chữ o, ô, ơ
+ Trò chơi :
Đoán tên bạn
hát
+ Nghe hát:
Chiếc đèn ông
sao
Chơi, Học tập - Học tập – Học tập – Học tập – * Đóng chủ
hoạt Thư viện : thư viện: thư viện: thư viện: đề: “Thứ sáu”
động - Xem tranh Xem tranh Xem tranh Xem tranh
ở các ảnh, họa báo ảnh, họa báo ảnh, họa báo ảnh, họa báo
góc về chủ đề, Tô về chủ đề, Tô về chủ đề, Tô về chủ đề, Tô
màu chữ in màu chữ in màu chữ in màu chữ in
rỗng: Ngày tết rỗng: Ngày tết rỗng: Ngày tết rỗng: Ngày tết
trung thu, trung thu, trung thu, trung thu,
15/8, các loại 15/8, các loại 15/8, các loại 15/8, các loại
bánh trung bánh trung bánh trung bánh trung
thu, các hoạt thu, các hoạt thu, các hoạt thu, các hoạt
động trong động trong động trong động trong
ngày tết trung ngày tết trung ngày tết trung ngày tết trung
thu. Làm bộ thu. Làm bộ thu. Làm bộ thu. Làm bộ
sưu tập các sưu tập các sưu tập các sưu tập các
loại bánh loại bánh loại bánh loại bánh
trung thu; trung thu; trung thu; trung thu;
Làm tranh Làm tranh Làm tranh Làm tranh
truyện: Tết truyện: Tết truyện: Tết truyện: Tết
trung thu của trung thu của trung thu của trung thu của
bé; Làm bảng bé; Làm bảng bé; Làm bảng bé; Làm bảng
liệt kê các hoạt liệt kê các liệt kê các liệt kê các
động vui tết hoạt động vui hoạt động vui hoạt động vui
trung thu. - tết trung thu. - tết trung thu. -
tết trung thu. -
Thực hiện vở Thực hiện vở Thực hiện vở Thực hiện vở
toán: Tô màu toán: Tô màu toán: Tô màu toán: Tô màu
5 hạt trong sợi 5 hạt trong sợi 5 hạt trong sợi5 hạt trong sợi
dây, khoanh dây, khoanh dây, khoanh dây, khoanh
thành các thành các thành các thành các
nhóm có số nhóm có số nhóm có số nhóm có số
lượng, tô chữ lượng, tô chữ lượng, tô chữ lượng, tô chữ
số 5 châm mờ, số 5 châm số 5 châm số 5 châm
số 5 in rỗng; mờ, số 5 in mờ, số 5 in mờ, số 5 in
tô cùng màu rỗng; tô cùng rỗng; tô cùng rỗng; tô cùng
các nhóm con màu các màu các màu các
vật có cùng số nhóm con vật nhóm con vật nhóm con vật
lượng 5, nối có cùng số có cùng số có cùng số
con vật với lượng 5, nối lượng 5, nối lượng 5, nối
chữ số phù con vật với con vật với con vật với
hợp. chữ số phù chữ số phù chữ số phù
(CB: Tranh hợp. hợp. hợp.
ảnh, hoạ báo, (CB: Tranh (CB: Tranh
sách truyện về ảnh, hoạ báo, (CB: Tranh ảnh, hoạ báo,
chủ đề, chữ in sách truyện về ảnh, hoạ báo, sách truyện về
rỗng, giấy A4, chủ đề, chữ in sách truyện về chủ đề, chữ in
bút màu, kéo, rỗng, giấy A4, chủ đề, chữ in rỗng, giấy A4,
hồ dán, ghim bút màu, kéo, rỗng, giấy A4, bút màu, kéo,
bấm, băng hồ dán, ghim bút màu, kéo, hồ dán, ghim
keo, bảng liệt bấm, băng hồ dán, ghim bấm, băng
kê, vở toán, keo, bảng liệt bấm, băng keo, bảng liệt
bút chì, sáp kê, vở toán, keo, bảng liệt kê, vở toán,
màu) bút chì, sáp kê, vở toán, bút chì, sáp
- Nghệ thuật: màu) bút chì, sáp màu)
Tô màu tranh - Nghệ thuật: màu) - Nghệ thuật:
tết trung thu; Tô màu tranh - Nghệ thuật: Tô màu tranh
Nặn một số tết trung thu; Tô màu tranh tết trung thu;
loại bánh trung Nặn một số tết trung thu; Nặn một số
thu; Cắt, dán loại bánh Nặn một số loại bánh
trang trí lồng trung thu; Cắt, loại bánh trung thu; Cắt,
đèn; Làm dán trang trí trung thu; Cắt, dán trang trí
album một số lồng đèn; dán trang trí lồng đèn;
đồ chơi trong Làm album lồng đèn; Làm album
ngày tết trung một số đồ Làm album một số đồ
thu; Vẽ và tô chơi trong một số đồ chơi trong
màu mâm ngũ ngày tết trung chơi trong ngày tết trung
quả. thu; Vẽ và tô ngày tết trung thu; Vẽ và tô
( CB: Sáp màu mâm ngũ thu; Vẽ và tô màu mâm ngũ
màu, bút chì, quả. màu mâm ngũ quả.
hoạ báo, hồ ( CB: Sáp quả. ( CB: Sáp
dán, tranh ảnh, màu, bút chì, ( CB: Sáp màu, bút chì,
kéo, ghim hoạ báo, hồ màu, bút chì, hoạ báo, hồ
bấm, băng dán, tranh hoạ báo, hồ dán, tranh
keo, tranh tô ảnh, kéo, dán, tranh ảnh, kéo,
màu, giấy ghim bấm, ảnh, kéo, ghim bấm,
màu, giấy băng keo, ghim bấm, băng keo,
trang trí) tranh tô màu, băng keo, tranh tô màu,
- Phân vai: giấy màu, tranh tô màu, giấy màu,
Cửa hàng tổng giấy trang trí) giấy màu, giấy trang trí)
hợp (CB: Một - Phân vai: giấy trang trí) - Phân vai:
số đồ chơi Cửa hàng - Phân vai: Cửa hàng
trung thu: lồng tổng hợp (CB: Cửa hàng tổng hợp (CB:
đèn; các loại Một số đồ tổng hợp (CB: Một số đồ
bánh trung chơi trung Một số đồ chơi trung
thu, tiền giấy, thu: lồng đèn; chơi trung thu: lồng đèn;
mặt nạ.) các loại bánh thu: lồng đèn; các loại bánh
Chỉ số 46. Có trung thu, tiền các loại bánh trung thu, tiền
nhóm bạn giấy, mặt nạ.) trung thu, tiền giấy, mặt nạ.)
chơi thường - Có nhóm giấy, mặt nạ.)
xuyên; bạn chơi - Có nhóm - Có nhóm
thường bạn chơi bạn chơi
xuyên; thường thường
xuyên; xuyên;

- Nhắc nhở trẻ sử dụng các từ như: “Mời cô, mời bạn” khi vào bữa ăn, không nói
Ăn,
chuyện trong giờ ăn.
ngủ
- Giờ ngủ không được nói chuyện, không chọc bạn.
Vệ
- Vệ sinh: Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay bằng xà phòng đúng cách trước và sau khi
sinh
ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Cho trẻ xem tranh giúp trẻ Nhận ra và không chơi với một số đồ vật có thể gây
nguy hiểm
- Đọc truyện - Xé dán lồng + B3: Đọc + B3: Đọc - Nêu gương
“Dê con nhanh đèn theo ý truyện lần 2, truyện lần 2, cuối tuần
trí” thích nhóm 1 ( 10 nhóm 1 ( 10 - Giới thiệu
+ B1: Tạo tình - Chơi ghép cháu) cháu) chủ đề:
huống cho trẻ hình hoa theo - Trẻ còn lại - Trẻ còn lại - Chơi đồ chơi
Hoạt
đóng vai khi ý thích chơi ớ góc chơi tự do ở ở góc xây dựng
động
có người lạ nghệ thuật góc kỹ năng
chiều,
muốn vào - Ôn luyện cữ
Chơi
nhà:“” Trẻ cái đã học
theo
hiểu từ: “ Can ( TCTV:
ý
đảm, giỏi, Luyện phát
thích
thông minh, âm chữ cái đã
nghe lời”. học)
+ B2: Đọc - Chơi xếp
truyện lần 1 chữ cái bằng
(cả lớp). nắp chai

PHÒNG GD&ĐT SA THẦY


TRƯỜNG MN YA XIÊR

DUYỆT KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ


Tuần 4: VUI TẾT TRUNG THU
Thực hiện từ ngày 25/9 đến ngày 29 tháng 9 năm 2023
Thống nhất với kế hoạch tuần, mạng nội dung, mạng hoạt động chủ đề “ Vui tết
trung thu”.
BGH NHÀ TRƯỜNG
P. HIỆU TRƯỞNG
Thứ 2 ngày 25 tháng 9 năm 2023

HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC


+ Dạy hát: Đêm trung thu
+ Trò chơi : Đoán tên bạn hát
+ Nghe hát: Chiếc đèn ông sao
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hát thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát, hiểu được nội dung bài hát, thể hiện
tình cảm của bài hát.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ cho trẻ; kỷ năng hát đúng giai
điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát,
cử chỉ, điệu bộ,
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy vi tính, nhạc, loa.
2. Chuẩn bị của trẻ
- Dụng cụ âm nhạc: xắc xô, phách tre đủ số lượng trẻ , 1 mũ chóp.
III.Tiến trình hoạt động
1. Dạy hát: Bài “Đêm trung thu (16-17 phút)
- Trẻ nghe giai điệu bài hát. Đêm trung thu
- Các con vừa nghe giai điệu bài hát gì? (Đêm trung thu)
- GV giới thiệu bài hát “Đêm trung thu”
- GV hát lần một kết hợp với giai điệu.
- Hỏi trẻ về nội dung bài hát, giai điệu của bài hát.
- GV tóm tắt nội dung bài hát.
- GV và cả lớp cùng hát.
- Lớp hát luân phiên.
- Mời nhóm hát
- Mời cá nhân trẻ hát kết hợp dụng cụ âm nhạc trẻ thích.
2. Trò chơi âm nhạc: Đoán tên bạn hát (4-5 phút)
- Cách chơi: Gọi 1 trẻ lên đội mũ chóp, gọi 1 trẻ khác lên hát 1 đoạn hoặc 1
bài hát tùy thích, trẻ đội mũ chóp đoán bạn nào hát.
- Tổ chức trẻ chơi nhiều lần, thay đổi trẻ chơi.
- GV động viên tuyên dương trẻ kịp thời.
3. Nghe hát : Bài “ Chiếc đèn ông sao” (4-5 phút)
- Mở giai điệu bài hát, trẻ lắng nghe.
- Đây là giai điệu bài hát gì? ( Chiếc đèn ông sao)
- Giai điệu bài hát như thế nào? ( Nhẹ nhàng, vui nhộn)
- GV tóm tắt nội dung bài hát:
- Mở lại bài hát và trẻ vận động hưởng ứng theo bài hát.
- GV nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:
- Hoạt động học: Cháu A San , Y Khuyên trong hoạt động âm nhạc còn chưa
thuộc lời bài hát ( Cô chú ý rèn luyện thêm cho trẻ mọi lúc mọi nơi)
- Hoạt động góc : Cháu A Khang, A Kháp, Y còn thụ động trong khi chơi
( Cô chú ý quan sát và giúp đỡ thêm cho trẻ)
Thứ 3 ngày 26 tháng 9 năm 2023

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI


BÉ VUI TẾT TRUNG THU
* Hình thức cung cấp kinh nghiệm sống: Trò chuyện – quan sát- trải nghiệm

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết ngày Tết Trung thu của bé là ngày 15/8 âm lịch hàng năm, biết các
loại bánh, kẹo trong ngày tết Trung thu như: Bánh nướng, bánh dẻo, biết các hoạt
động điễn ra trong ngày tết trung thu như: múa lân, múa rồng, chơi rước đèn, phá
cỗ...
- Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm;
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng quan sát vi deo, phán đoán, nhận xét, chú ý, ghi nhớ về
ngày tết trung thu 15/8. Kể về ngày tết trung thu rõ ràng, trọn câu.
3. Thái độ
- Tham gia tích cực vào các hoạt động, chơi tết vui vẻ và không ăn uống các
thức ăn hư hỏng, không ăn nhiều bánh ngọt, không vứt vỏ bánh, kẹo bừa bãi.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy vi tính có vi deo về: Các loại bánh trung thu, lồng đèn, đầu lân, mặt
nạ, mâm quả, hoạt động ngày tết trung thu.
2. Chuẩn bị của trẻ
- 3 lồng đèn ngôi sao bằng giấy, giấy màu, hồ dán.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Tạo hứng thú ( 1-2 phút)
- Trẻ vận động bài “Rước đèn dưới ánh trăng”
- Trò chuyện về bài hát.
Hoạt động 2: Tổ chức khám phá (17-18 phút)
- Trẻ tạo 2 nhóm, thảo luận về ngày tết trung thu
- Gọi trẻ kể theo sự hiểu biết của trẻ về ngày Tết Trung thu.
- Trẻ xem clip trên máy về “Ngày Tết Trung thu” và cùng trò chuyện:
+ Cháu có nhận xét gì về đoạn clip? (Trẻ nêu ý kiến)
+ Mọi người đang làm gì? (Chơi trò chơi, múa lân, phá cỗ)
+ Ngày Tết Trung Thu là ngày nào? (Ngày 15/8)
+ Ai đưa bé đi chơi tết Trung Thu? (Bố mẹ)
+ Bố mẹ chuẩn bị cho bé những gì để bé đi chơi tết Trung Thu? (Mặt nạ,
gậy, lồng đèn)
+ Khung cảnh ngày tết Trung Thu như thế nào? (Vui vẻ)
+ Mời trẻ kể tên một số đồ chơi của ngày tết Trung Thu? (Lồng đèn, mặt nạ,
gậy)
+ Các món ăn trong ngày Tết Trung thu là gì? (Bánh trung thu, quả)
+ Ngày tết Trung thu có gì đặc biệt nhất? (Trăng sáng)
+ Những hoạt động nào diễn ra trong Ngày tết trung thu? (Múa lân, chơi trò
chơi, phá cỗ, diễn văn nghệ)
- Giáo dục cháu chơi tết vui vẻ, an toàn, tiết kiệm.
Hoạt động 3: Trải nghiệm ( 5-7 phút)
- Tạo 3 nhóm làm lồng đèn
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày
- Hoạt động học: Cháu A San, Y Si Ka còn rụt rè ( Rèn luyện thêm cho trẻ
mọi lúc mọi nơi)
- Hoạt động chiều: Cháu A Thiện còn nói chuyện ( Cô chú ý đến trẻ nhiều
hơn)
- Hoạt động trả trẻ: Cháu Đinh, Y Khuyên còn chưa chủ động chào cô ( Cô
chú ý nhắc nhở trẻ và nhờ phụ huynh về nhà nhắc nhở thêm cho trẻ)
Thứ 4 ngày 27 tháng 09 năm 2023

HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH


VẼ ĐÈN ÔNG SAO ( ĐÈ TÀI)

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh đèn ông sao có màu
sắc hài hoà, bố cục cân đối
- Biết vẽ thêm những chi tiết phụ để bức tranh sinh động.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết cùng cô và cùng bạn nhận xét về sản phẩm tạo hình, về màu sắc,
hình dáng bố cục.
- Luyện kĩ năng ngồi đúng tư thế.
- Rèn luyện và phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ.
3. Thái độ
- Qua bài học trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đèn ông sao thật.
- Tranh vẽ mẫu của cô
2. Chuẩn bị của trẻ
- Bút sáp màu cho trẻ, giấy A4.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (2-3 phút)
- GV cho trẻ hát bài “Chiếc đèn ông sao”
- Đàm thoại nhanh về bài hát
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Chúng mình thường thấy đèn ông sao vào dịp nào?
+ Đèn ông sao có mấy cánh?
+ Những cánh của đèn ông sao có mầu gì?
+ Các con có thích đèn ông sao không?
+ Vậy thì bây giờ cháu mình cùng vẽ đèn ông sao nhé.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ thực hiện (15-20 phút)
+ GV cho trẻ xem tranh vẽ đèn ông sao
- Ai có nhận xét gì về bức tranh.
- Bố cục bức tranh thế nào?
- Muốn vẽ được đèn ông sao thì chúng ta phải dùng những nét gì?
* GV vẽ mẫu
- Các con muốn vẽ được bức tranh về đèn ông sao thật đẹp thì chú ý nhìn cô
vễ nhé
+ Cô cầm bút bằng tay phải, cầm 3 ngón tay. Đầu tiên cô vẽ một hình tròn,
một nét xiên phải, nét xiên trái, tiếp đến cô vẽ 1 nét nằm ngang và 2 nét sổ thẳng
làm cán của ngôi sao. Rồi cô vẽ thêm các chi tiết phụ như các số….
- Sau khi vẽ xong cô làm gì cho bức tranh thêm đẹp.
* Trẻ thực hiện
- GV mở nhạc cho trẻ thực hiện.
- GV bao quát và gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện
- GV khuyến khích trẻ vẽ và trình bày đẹp, có sáng tạo cho bức tranh
3. Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm ( 4-6 phút)
- Cho trẻ mang tranh lên trưng bày.
- GV gợi ý và khuyến khích trẻ nhận xét tranh. Cô hỏi 2- 3 trẻ:
- Hỏi trẻ làm bức tranh như thế nào?
- GV nhận xét chung
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:
- Hoạt động học: Cháu A Khang, Y Trân trong hoạt động tạo hình còn chưa
vẽ được chiếc đèn ông sao ( Cô chú ý rèn luyện thêm ở hoạt động góc)
- Hoạt động góc : Cháu A Hạ, A Kháp, Y Khuyên còn chưa thụ động trong
khi chơi ( Cô chú ý quan sát và giúp đỡ thêm cho trẻ)
Thứ 5 ngày 28 tháng 09 năm 2023

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC


TRUYỆN: “ SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG”
Dự kiến thời gian 25 – 30 phút

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Trẻ nhớ tên câu truyện, tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung câu truyện.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng chú ý, ghi nhớ, phát triển vốn từ và cách phát âm cho trẻ.
- Trẻ trả lời ràng, mạch lạc, nói đủ câu, đúng nội dung câu chuyện, thể hiện được
một số lời thoại của nhân vật trong câu chuyện
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động
- Chú ý trong giờ học và luôn quan tâm giúp đỡ mọi người
II. Chuẩn bị
- Chuẩn bị của cô: Máy tính. Có câu truyện " Sự tích chú cuội"
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú ( 3 – 4 phút)
- GV cho trẻ vận động bài hát: “Đêm trung thu”
+ Các con vừa hát bài hát gì? ( Bài hát “Đêm trung thu”)
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Trung thu có gì? ( Chị Hằng, chú Cuội, múa lân, bánh kẹo, lồng đèn…)
+ Chú Cuội chị Hằng ở đâu?
+ Thế các con có biết vì sao chú Cuội lại ở trên cung trăng không?
Để biết được vì sao Chú cuội lại ở trên cung trăng, cô sẽ kể cho cả lớp mình
nghe câu chuyện “ Sự tích chú cuội cung trăng” để các bạn biết vì sao lại có chú
Cuội ở trên cung trăng nha.
2. Hoạt động 2: Cho trẻ kể chuyện theo cô câu chuyện“ Chú cuội cung
trăng ”( 15 – 17 phút)
* GV kể chuyện “Chú Cuội cung trăng”
- GV kể lần 1 trên máy tính
+ Lớp vừa nghe câu chuyện gì ? (Chú Cuội cung trăng)
- GV kể tóm tắc câu chuyện: Nhờ có cây thuốc tiên mà chú cuội cứu được
rất nhiều người, một lần vì vợ của cuội có tính hay quên không nhớ lời cuội dặn.
Đã tưới nước bẩn vào góc cây thuốc quý nên cây đã bật gốc và bay lên. Cuội về
thấy vậy đã vội nắm cây giữ lại nhưng không dược và cuội đã bay về trời và từ đó
cuội ở trên cung trăng luôn
- GV kể chuyện trên máy lần 2
* Dạy trẻ kể chuyện:
- Luyện cho lớp kể 2-3 lần.
+ Trong khi kể phải thể hiện giọng điệu của các nhân vật trong truyện
- GV quan sát hướng dẫn trẻ kể.
- Đàm thoại
+ Các con vừa nghe câu chuyện gì? (Chú Cuội cung trăng)
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Chú Cuội, vợ chú Cuội, ông
già, con chó…)
+ Khi phát hiện ông lão bị chết bên đường chú cuội đã làm gì?(Chú cuội
dùng lá cây cứu sống ông lão)
+ Chuyện gì đã xảy ra với vợ của chú cuội?(Vợ chú cuội bị bọn cướp giết và
moi ruột ném xuống giếng)
+ Vì sao cây đa lại bật gốc bay về trời?(vì vợ chú cuội quên lời chú cuội dặn
và tưới nước bẩn vào trong gốc cây đa)
+ Qua câu chuyện cô vừa kể các bạn hãy cho cô biết ai là người tốt? Ai là
người xấu? ( chú Cuội là người tốt, bọn cướp là người xấu).
+ Vì sao? (vì chú Cuội cứu người còn bọn cướp giết người)
+ Vậy thì các con muốn mình giống nhân vật nào? ( con muốn giống chú
Cuội tốt bụng)
- Giáo dục trẻ phải luôn luôn quan tâm đến mọi người, yêu thương giúp đỡ
lẫn nhau. Khi chơi với bạn không được đánh bạn hay giành đồ chơi với bạn mà
phải biết nhường nhịn, chia sẻ với nhau.
3. Hoạt động 3: Trò chơi đóng kịch ( 5 – 7 phút)
- Cách chơi: GV Cho trẻ tự chọn nhân vật trong câu chuyện và thể hiện tính
cách của từng nhân vật.
- Tổ chức cho 1-2 nhóm đóng kịch.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày
- Hoạt động học: Cháu A San, Y Si Ka còn rụt rè ( Rèn luyện thêm cho trẻ
mọi lúc mọi nơi)
- Hoạt động trả trẻ: Cháu A Đinh, Y Khuyên còn chưa chủ động chào cô
( Cô chú ý nhắc nhở trẻ và nhờ phụ huynh về nhà nhắc nhở thêm cho trẻ)
Thứ 6 ngày 29 tháng 9 năm 2023

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI


TẬP TÔ CHỮ CÁI O,Ô,Ơ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết tô trùng khít theo nét chấm mờ của chữ cái o,ô,ơ.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng quan sát tranh cô tô mẫu, ghi nhớ chữ cái o,ô,ơ, kỷ
năng cầm bút, kỷ năng tô từ phải qua trái, từ trên xuống dưới.
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh tập tô chữ cái o,ô,ơ của cô, 1 bút lông, hộp quà có chứa thẻ chữ cái
o,ô,ơ
2. Chuẩn bị của trẻ
- 22 vở tập tô của trẻ, 22 bút chì.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Tạo hứng thú (2-3 phút)
* Cả lớp hát và vận động bài “Trường cháu đây là trường mầm non”.
+ Các con vừa hát bài hát gì? Khi đến trường các con gặp ai?
- Giáo dục trẻ biết nghe lời và kính trọng cô giáo.
Hoạt động 2: Dạy trẻ tô chữ cái o,o,ơ (22-23 phút)
- Cho trẻ nhắc lại nhóm chữ cái o, ô, ơ và nêu lại cấu tạo của nhóm chữ o, ô,
ơ
- Cho trẻ nhắc lại
Hướng dẫn trẻ tô.
* Tập tô chữ o:
- Cô gắn tranh, trẻ quan sát tranh chữ o viết thường và o chấm mờ.
- Hỏi trẻ tranh có chữ gì? (Chữ o)
- Trẻ phát âm chữ o “o”
- Cô tô mẫu chữ “o” kết hợp giải thích: Cô cầm bút bằng tay phải và đặt bút
lên nét chấm đậm phía trên, cô tô từ trên xuống dưới hết nét cong tròn khép kín, tô
trùng khít lên nét chấm mờ thì được chữ o. Tô hết hàng thứ nhất cô tô tiếp hàng
thứ hai.
* Tập tô chữ ô:
- Trẻ chơi trời tối, cô gắn tranh tập tô chữ ô.
- Trẻ quan sát tranh chữ ô viết thường và ô chấm mờ.
- Hỏi trẻ tranh có chữ gì?
- Trẻ phát âm chữ ô.
- Cô tô mẫu chữ ô kết hợp giải thích: Cô cầm bút bằng tay phải và đặt bút
lên nét chấm đậm phía trên chữ o, cô tô từ trên xuống dưới hết vòng tròn khép kín,
sau đó sau đó nhấc bút và tiếp tục tô dấu mũ từ dưới lên trên, từ trái qua phải, tô
trùng khít lên nét chấm mờ thì được chữ ô. Tô hết hàng thứ nhất cô tô tiếp hàng
thứ hai.
* Tập tô chữ ơ:
-Trẻ quan sát tranh chữ ơ viết thường và ơ chấm mờ.
- Hỏi trẻ tranh có chữ gì ? (Chữ ơ)
- Trẻ phát âm chữ ơ.
- Cô tô mẫu chữ c kết hợp giải thích: Cô cầm bút bằng tay phải và đặt bút
lên nét chấm đậm phía trên chữ o, cô tô từ trên xuống dưới hết vòng tròn khép kín,
nhắc bút và tô dấu móc từ trên xuống nối liền với chữ o thì ta được chữ ơ, tô trùng
khít lên nét chấm mờ. Tô hết hàng thứ nhất cô tô tiếp hàng thứ hai.
- Gọi trẻ nhắc lại kỹ năng tô, cách cầm bút, tư thế ngồi.
Trẻ thực hiện
- Trẻ vào bàn tô chữ cái o,ô,ơ
- Cô quan sát giúp đỡ trẻ, nhắc nhở trẻ ngồi thẳng lưng, không cúi mặt sát
mặt giấy và cầm bút bằng tay phải, tô trùng khít nét chấm mờ, tô từ trái qua phải,
từ trên xuông dưới.
- Mở nhạc không lời trong quá trình trẻ thực hiện.
3. Hoạt động 3: Nhận xét bài tô (3-4 phút)
- Cô chọn một số bài trẻ tô đẹp trẻ tô trùng khít và 1 số bài tô chưa trùng khít
các chữ cái chấm mờ để nhận xét tuyên dương trẻ, động viên những trẻ tô chưa
đúng theo yêu cầu.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày
- Hoạt động góc : Cháu A Khánh, Y Moon còn thụ động trong khi chơi ( Cô
chú ý quan sát và giúp đỡ thêm cho trẻ)
- Hoạt động chiều: Cháu A Hạ, Y Thêu còn nói chuyện ( Cô chú ý đến trẻ
nhiều hơn)

You might also like