You are on page 1of 20

CHỦ ĐỀ: NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Thời gian thực hiện: 1 tuần ((từ ngày 20/11/2023 đến 24/11/2023)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết dụng cụ, sản phẩm, các hoạt động, ý nghĩa và ích lợi của nghề truyền
thống đối với đời sống con người.
- Kể được một số nghề nơi trẻ sống
2. Kĩ năng
- Phát triển kỹ năng chú ý, quan sát, nhận xét, về công việc, sản phẩm và ích
lợi của nghề truyền thống.
- Nói được tên công việc, dụng cụ, sản phẩm, ý nghĩa và ích lợi của nghề
truyền thống.
- Nghe hiểu nội dung câu từ, nói rõ ràng mạch lạc một số sản phẩm nghề
truyền thống: Rổ, rá, nia, giỏ, gùi
- Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái;
- Tự mặc, cởi quần áo, mang giày, đi tất
3. Thái độ
- Hứng thú với các hoạt động tìm hiểu về nghề truyền thống.
- Kính trọng, yêu quý bác nghệ nhân, quý trọng sản phẩm nghề truyền thống.
II. MẠNG NỘI DUNG – HOẠT ĐỘNG:

TÊN GỌI, CÁC HOẠT ĐỘNG


- Xem hình ảnh và trò chuyện về tên gọi,
hoạt động của một số nghề truyền thống: thợ
dệt, nghề đan lát…
- Cho trẻ xem video 1 số công việc của nghề
thợ dệt, đan lát, …
- Tô màu tranh công việc của 1 số nghề
truyền thống
- Tô màu chữ in rỗng: nghề truyền thống,
nghề đan lát, nghề thợ dệt
- Cắt dán tranh ảnh làm bộ sưu tập về 1 số
nghề truyền thống
- Làm truyện tranh về hoạt động của một số
nghề truyền thống

NGHỀ TRUYỀN
THỐNG

CÔNG CỤ SẢN PHẨM, Ý NGHĨA


- Cho trẻ quan sát và trò chuyện về - Cho trẻ quan sát tranh, trò chuyện về sản
công cụ của nghề truyền thống phẩm và lợi ích của 1 số nghề truyền
- Vẽ, Tô màu tranh công cụ của 1 số thống:
nghề truyền thống. - Chơi phân vai: Bán cửa hàng truyền
- Lập bảng liệt kê những công cụ của thống
nghề truyền thống. - Nặn cái nia, cái thúng,
- Làm bài tập: nối công cụ đúng với - Tô màu chữ in rỗng: Cái nia, cái thúng,
nghề và tô màu. rổ, rá,….
- Tô màu chữ in rỗng một số công cụ - Cắt dán làm abum các sản phẩm của
của nghề truyền thống. nghề truyền thống
KẾ HOẠCH TUẦN 12
(Từ ngày 20 -24/11/2023)

Hoạt Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu


động Ngày 20/11 Ngày 21/11 Ngày 22/11 Ngày 23/11 Ngày 24/11
* Trò - Trẻ chơi ở - Trẻ chơi ở - Ôn luyện - Chơi tự do
Đón chuyện với góc xây dựng góc nghệ thuật chữ cái Thể Thể dục
trẻ, trẻ về chủ Thể dục sáng Thể dục sáng dục sáng sáng
thể đề: Nghề * Tập các * Tập các động * Tập các * Tập các
dục truyền thống động tác phát tác phát triển động tác động tác
sáng, – TCTV: Trẻ triển chung: chung: phát triển phát triển
chơi nói được - Hô hấp: - Hô hấp: Thổi chung: chung:
một số Thổi bóng bóng - Hô hấp: - Hô hấp:
nguyên liệu - Tay: Đưa - Tay: Đưa hai Thổi bóng Thổi bóng
và sản phẩm hai tay lên tay lên cao,ra - Tay: Đưa - Tay: Đưa
của nghề cao,ra phía phía trước, hai tay lên hai tay lên
truyền trước, sang sang hai bên. cao,ra phía cao,ra phía
thống.( Quần hai bên. - Lưng bụng: trước, sang trước, sang
áo, rổ rá, - Lưng bụng: Nghiêng người hai bên. hai bên.
thúng, mẹt) Nghiêng sang bên trái - Lưng bụng: - Lưng bụng:
Thể dục người sang kết hợp tay Nghiêng Nghiêng
sáng bên trái kết chống hông, người sang người sang
Tập theo cô hợp tay chống chân bước sang bên trái kết bên trái kết
* Tập các hông, chân phải sang trái hợp tay hợp tay
động tác bước sang - Chân: Đưa ra chống hông, chống hông,
phát triển phải sang trái phía trước, đưa chân bước chân bước
chung: - Chân: Đưa sang ngang, sang phải sang phải
- Hô hấp: ra phía trước, đưa về phía sang trái sang trái
Thổi bóng đưa sang sau. - Chân: Đưa - Chân: Đưa
- Tay: Đưa ngang, đưa về ra phía ra phía
hai tay lên phía sau. trước, đưa trước, đưa
cao,ra phía sang ngang, sang ngang,
trước, sang đưa về phía đưa về phía
hai bên. sau. sau.
- Lưng bụng:
Nghiêng
người sang
bên trái kết
hợp tay
chống hông,
chân bước
sang phải
sang trái
- Chân: Đưa
ra phía
trước, đưa
sang ngang,
đưa về phía
sau.

Chơi Chơi Chơi Chơi


- Chơi mèo - Chơi ném - Chơi góc dân - Chơi: Ném - Chơi đồ
Hoạt đuổi chuột vòng cổ chai. gian: Trò chơi bóng vào rổ. chơi ở góc
động - Chơi chi - Chơi ở khu mèo đuổi chuột - TC: Nu na vận động.
ngoài chi chành bán hàng. - Chơi: Đan nu nống - Chơi xâu
trời chành TCTV (Trẻ nông mốt, nông TCTV: Trẻ vòng
hiểu và sử đôi ( TCTV: biết cách TCTV: Đếm
dụng một số Đan nông mốt, chơi kết hợp số lượng từ
từ nói về sản nông đôi, nghề đọc đồng 1-10
phẩm của đan lát) dao, hiểu
nghề truyền được bài “nu
thống.( Quần na nu nống”
áo, rổ rá, và biết trao
thúng, mẹt) đổi với bạn
khi chơi.

Tạo hình KPXH LQVT LQCC Âm nhạc


Học Vẽ cái áo sơ Nghề đan lát Nhận biết gọi Làm quen Cháu yêu cô
mi ( Đề tài) tên khối cầu, nhóm thợ dệt
khối trụ chữ u, ư

Chơi, - Quan sát - Góc học tập - Góc học tập - - Góc học * Đóng chủ
hoạt video về nghề - Thư viện Thư viện của tập - Thư đề: “Thứ
động truyền thống của bé: bé: viện của bé: sáu”
ở các và trò chuyện - Tô màu chữ - Tô màu chữ - Tô màu
góc về tên gọi, in rỗng, sao in rỗng, sao chữ in rỗng,
công việc, chép từ : chép từ : Nghề sao chép từ :
nguyên liệu, Nghề truyền truyền thống, Nghề truyền
sản phẩm của thống, Nghề Nghề đan lát, thống, Nghề
nghề truyền đan lát, rổ, rá, rổ, rá, mẹt, đan lát, rổ,
mẹt, nia… nia… rá, mẹt,
thống.
- Làm bộ sưu - Làm bộ sưu nia…
- Cho trẻ lau
tập về công tập về công - Làm bộ
dọn, sắp xếp
việc của nghề việc của nghề sưu tập về
đồ chơi, truyền thống. truyền thống. công việc
chuẩn bị - Làm album - Làm album của nghề
nguyên vật một số sản một số sản truyền
liệu lên kệ ở phẩm nghề phẩm nghề thống.
các góc. (CB:
Khăn lau, truyền thống. truyền thống. - Làm album
thau, nước, - Làm bài tập: - Làm bài tập: một số sản
các nguyên nối công cụ nối công cụ phẩm nghề
vật liệu mở đúng với nghề đúng với nghề truyền
như chai lọ, và tô màu và tô màu thống.
tre, giấy, nắp (Chuẩn bị: Hồ (Chuẩn bị: Hồ - Làm bài
chai, bìa cát dán, giấy A4, dán, giấy A4, tập: nối công
tông, vải…) hình ảnh sưu hình ảnh sưu cụ đúng với
- Góc học tầm nghề đan tầm nghề đan nghề và tô
lát, dệt vải, lát, dệt vải, màu
tập : Tô
sách truyện, sách truyện, (Chuẩn bị:
màu chữ in tranh ảnh tranh ảnh dụng Hồ dán, giấy
rỗng, (CB: dụng cụ, tranh cụ, tranh tô về A4, hình ảnh
Tranh ảnh, tô về nghề nghề đan lát, sưu tầm
hoạ báo, đan lát, dệt dệt vải). nghề đan lát,
sách truyện vải). - Góc nghệ dệt vải, sách
- Góc nghệ thuật: truyện, tranh
về chủ đề,
thuật: - Tô màu một ảnh dụng cụ,
chữ in rỗng, - Tô màu một số công cụ, tranh tô về
giấy A5, bút số công cụ, nguyên liệu nghề đan lát,
màu ,kéo, hồ nguyên liệu của nghề dệt vải).
dán, ghi của nghề truyền thống. - Góc nghệ
bấm, băng truyền thống. - Nặn cái nia thuật:
keo, bảng - Nặn cái nia - Cắtgiấy đan - Tô màu
- Cắtgiấy đan nông mốt một số công
liệt kê)
nông mốt (Chuẩn bị: Rổ cụ, nguyên
- Nghệ (Chuẩn bị: Rổ rá, nia, mẹt liệu của
thuật: rá, nia, mẹt bằng tre, quần nghề truyền
(CB:Tranh, bằng tre, quần áo, bút màu, thống.
CB nắp chai, áo, bút màu, kéo, hồ dán, lá - Nặn cái nia
tăm bông, kéo, hồ dán, cây, giấy màu, - Cắtgiấy
giấy a4, giấy lá cây, giấy đất nặn, tranh đan nông
màu, màu màu, đất nặn, tô, bảng con…) mốt
nước, bút tranh tô, bảng - Góc phân (Chuẩn bị:
màu, kéo,hồ con…) vai: Cửa hàng Rổ rá, nia,
dán,tranh để - Góc phân nghề truyền mẹt bằng tre,
tô màu)....) vai: Cửa hàng thống quần áo, bút
- Phân nghề truyền - Làm một số màu, kéo, hồ
vai:CB:.(đồ thống sản phẩm nghề dán, lá cây,
dùng: tranh, - Làm một số truyền thống giấy màu,
bút chì, giấy sản phẩm (Chuẩn bị: kéo, đất nặn,
a4, giấy nghề truyền kẽm lông, bìa tranh tô,
màu, keo, thống (Chuẩn cát tông… ) bảng con…)
kéo.) bị: kéo, kẽm - Góc thực - Góc phân
lông, bìa cát hành kỹ năng: vai: Cửa
tông… ) - Đan nong mốt hàng nghề
- Góc thực (Chuẩn bị: truyền thống
hành kỹ Giấy màu, nỉ, - Làm một
năng: bìa cat tông) số sản phẩm
- Đan nong - GV hướng nghề truyền
mốt (Chuẩn dẫn trẻ sao viết thống
bị: Giấy màu, và sao chép từ, (Chuẩn bị:
nỉ, bìa cat chữ cái; kéo, kẽm
tông) lông, bìa cát
- GV hướng tông… )
dẫn trẻ sao - Góc thực
viết và sao hành kỹ
chép từ, chữ năng:
cái; - Đan nong
mốt (Chuẩn
bị: Giấy
màu, nỉ, bìa
cat tông)
- GV hướng
dẫn trẻ sao
viết và sao
chép từ, chữ
cái;

- Nhắc nhở trẻ sử dụng các từ như: “Mời cô, mời bạn” khi vào bữa ăn, không
Ăn,
nói chuyện trong giờ ăn.
ngủ
- Giờ ngủ không được nói chuyện, không chọc bạn.
Vệ - Vệ sinh: Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay bằng xà phòng đúng cách trước và sau
sinh khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
- Cho trẻ xem video một số nghề trong xã hội, cho trẻ kể một số nghề nơi trẻ
sống
- Tự mặc, cởi quần áo, mang giày, đi tất
Đọc truyện “ + B3: Đọc - Ôn chữ cái đã + B3: Đọc
Cây cầu tình truyện lần 1, học qua trò truyện lần 2,
Hoạt bạn” (nhóm 1- 12 chơi vặn bắp (nhóm 1- 12
động + B1: TC: trẻ). chai trẻ).
chiều, “Đi chợ” Trẻ - Trẻ còn lại - Chơi tự do ở - Trẻ còn lại
Chơi hiểu từ: “Cái chơi đan nong các góc chơi oăn tù tì
theo ý cầu, thỏ nâu, mốt
thích chung sức” - Ôn những
+ B2: Đọc bài thơ đã học
truyện lần 1 qua trò chơi
(cả lớp). lăn bóng
PHÒNG GD&ĐT SA THẦY
TRƯỜNG MN YA XIÊR

DUYỆT KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ


Tuần 12: Nghề truyền thống
Thực hiện từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 24 tháng 11 năm 2023
Thống nhất với kế hoạch tuần, mạng nội dung, mạng hoạt động chủ đề “
Nghề truyền thống”.
BGH NHÀ TRƯỜNG
P. HIỆU TRƯỞN
Thứ 2 ngày 20 tháng 11 năm 2023

HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH


VẼ HOA ÁO SƠ MI
Thể loại: Đề tài
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ biết vẽ phối hợp các nét ( nét xiên, nét thẳng, nét cong, nét tròn…) tạo
thành bức tranh chiếc áo sơ mi có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. Trẻ biết tô màu bức
tranh thật đẹp theo ý tưởng của mình.
- Trẻ biết nhận xét màu sắc, hình dáng, bố cục các bức tranh vẽ chiếc áo sơ
mi
2. Kỹ năng
- Phát triển năng vẽ phối hợp các nét (vẽ nét xiên, nét thẳng, nét cong, nét
cong tròn…) tạo nên bức tranh chiếc áo sơ mi
3. Thái độ
- Tham gia tích cực vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của giáo viên: Tranh mẫu của cô.
+ Tranh số 1: Tranh chiếc áo sơ mi cổ bẻ có nút dài tay
+ Tranh số 2: Tranh chiếc áo sơ mi cổ bẻ có nút ngắn tay
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Giấy A4, bút chì, cọ vẽ đủ cho cả lớp, màu nước, khay đựng màu nước,
nước sạch.
- Góc treo sản phẩm, băng đĩa nhạc.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động 1: Tạo hứng thú.(Dự kiến thời gian 2-3 phút)
- Cho trẻ xem vi deo cô thợ may đang may quần áo
- Trò chuyện với trẻ về video ( Cô đang làm gì, may áo gì…)
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ vẽ áo sơ mi. (Dự kiến thời gian 18-20 phút)
* Quan sát, đàm thoại tranh
Con thấy những bức tranh như thế nào?
- Bạn nào có nhận xét về những bức tranh
- Con thích bức tranh nào nhất?
- Chiếc áo sơ mi được vẽ bằng những nét gì….? Tô màu như thế nào?chiếc áo

mi được vẽ ở vị trí nào của trang giấy? vẽ ở khổ giấy gì
- Để bức tranh thêm sinh động cô vẽ thêm gì nữa?
-> GV khái quát lại cách vẽ, tô màu, bố cục từng bức tranh sau khi trẻ nhận
xét từng bức tranh
=> GV khái quát chung lại: Các con ạ, trên đây là những bức tranh vẽ những
chiếc áo sơ mi rất là đẹp đấy, mỗi bức tranh lại có cách vẽ và tô màu sắc khác nhau, bố
cục bức tranh cân đối, hài hòa đúng không nào.
* Trẻ thực hiện.
GV hỏi ý định của trẻ
- Con định vẽ chiếc áo sơ mi như thế nào? Con vẽ nét gì?
- Con tô màu gì cho bức tranh của mình?
- Khi vẽ tranh con chọn khổ giấy như thế nào?
- Để bức tranh thêm sinh động con còn vẽ thêm gì?
- Khi vẽ các con ngồi thế nào?
- Các con đã sẵn sàng thể hiện tài năng sáng tạo của mình chưa?
- Trẻ về bàn và thực hiện.
- Mở nhạc trong quá trình trẻ thực hiện.
- Gv quan sát và giúp đỡ trẻ vẽ, tô màu, nhắc nhở trẻ tô màu cẩn thận.
3. Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm.(Dự kiến thời gian 2-3 phút)
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Mời 3-4 trẻ giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét sản phẩm của các bạn.
*Gợi hỏi:
+Trẻ thích tranh nào?
+Vì sao con thích?
- GV nhận xét và tuyên dương trẻ.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:
- Hoạt động học: Cháu A Hạ, Y Moon trong hoạt động tạo hình còn chưa vẽ
được ( Cô chú ý rèn luyện thêm ở hoạt động góc)
- Hoạt động góc : Cháu A Khang, A Kháp, còn thụ động trong khi chơi ( Cô
chú ý quan sát và giúp đỡ thêm cho trẻ)
- Hoạt động trả trẻ : Cháu Y Na còn chưa chủ động chào cô ( Cô chú ý nhắc
nhở trẻ)
Thứ 3 ngày 21 tháng 11 năm 2023
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI
NGHỀ ĐAN LÁT.
Dự kiến thời gian thực hiện: 25 - 30 phút
* Hình thức cung cấp: Trò chuyện – quan sát.

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết tên gọi, công việc hàng ngày của người đan lát
- Biết qui trình làm ra sản phẩm của nghề đan lát, tên gọi một số sản phẩm và lợi
ích , ý nghĩa của nghề đan lát đối với đời sống con người.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát , chú ý, ghi nhớ, nhận xét cho trẻ.
3. Thái độ
- Tích cực trong hoạt động, yêu quý người đan lát.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hình ảnh thợ đan lát, video về công việc của thợ đan lát.
- Đồ dùng, dụng cụ và công việc của người đan lát trên máy tính: dao, tre, nứa,
rựa.
- Sản phẩm của nghề đan lát ở góc truyền thống: rổ, rá, thúng, nia, mẹt....
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Hình ảnh quy trình làm ra sản phẩm nghề đan lát
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú ( 3-4 phút)
- Trẻ vận động bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
+ Bài hát nói về những nghề nào ? (Thợ xây, thợ dêt )
+ Trẻ kể những nghề truyền thống địa phương?( Nghề nông, nghề xây dựng,
nghề đan lát…)
- GV giới thiệu khám phá nghề đan lát
2. Hoạt động 2: Khám phá nghề đan lát (17 – 19 phút)
- Trẻ xem video về qui trình làm ra sản phẩm nghề đan lát.
- Giáo viên hỏi lại trẻ:
+ Các con vừa được xem video về công việc của nghề gì? (nghề đan lát)
+ Công việc đầu tiên của nghề đan lát là gì? (chuẩn bị nguyên liệu: chặt cây tre,
cây mây cây song và cưa thành từng khúc dài, ngắn khác nhau)
+ Khi đã có nguyên vật liệu thì sẽ làm công việc gì tiếp theo? (cây tre, nứa chẻ ra
và vót thành nan mỏng có kích thước khác nhau, cây mây được chẻ nhỏ, gọt sạch,
chuốt nhẵn còn cây song thì chặt cho vừa với kích thước của sản phẩm và vót nhẵn).
+ Sau khi đã có những nan tre, sợi mây và thanh song thì bác nghệ nhân làm gì
nữa? (Luộc hơi để xử lý mối mọt).
+ Cuối cùng Bác nghệ nhân sẽ làm gì? (đan những nan tre lại với nhau tạo thành
sản phẩm theo ý muốn)
+ Bác đã đan được sản phẩm gì? (trẻ trả lời)
+ Công dụng của sản phẩm đó là gì?
+ Trong lớp chúng ta có sản phẩm của nghề đan lát khôn? ( sản phẩm ở góc
truyền thống)
+ GV cho trẻ xem một số sản phẩm của nghề đan lát và hỏi trẻ về công dụng
+ Để biết ơn các cô bác làm nghề đan lát các con sẽ làm gì? (Sử dụng và giữ gìn
đồ dùng cẩn thận, yêu quý kính trọng các cô bác)
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Bé trổ tài (5- 7 phút)
+ Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội, khi có hiệu lệnh của cô bạn đứng đầu
mỗi đội sẽ lên chọn hình ảnh gắn lên bảng theo đúng thứ tự quy trình của nghề
đan lát:
+ Luật chơi: Mỗi bạn lên chọn chỉ được gắn 1 tranh, Khi đi thì đi đúng phần
đường của đội mình, không chen lấn, xô đẩy bạn.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần, sau mỗi lần chơi giáo viên cùng trẻ kiểm tra
kết quả, những tranh gắn không đúng quy trình của nghề đan lát sẽ loại ra và
không tính.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:
- Hoạt động học: Cháu A Khang, Y Moon trong hoạt động tập nói tiếng việt còn
chưa trả lời được một số câu hỏi của cô ( Cô chú ý rèn luyện thêm cho trẻ mọi lúc mọi
nơi)
+ Cháu Y Sử, A Hạ trong hoạt động làm quen với toán còn chưa so sánh và diễn
đạt được kết quả đo ( cô chú ý rèn luyện thêm cho trẻ ở hoạt động góc)
- Hoạt động góc : Cháu A Khánh, Y Thêu còn thụ động trong khi chơi ( Cô chú
ý quan sát và giúp đỡ thêm cho trẻ)
- Hoạt động chiều: Cháu A Kháp, Y Băng còn nói chuyện ( Cô chú ý đến trẻ
nhiều hơn)
Thứ 4 ngày 22 tháng 11 năm 2023

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN


NHẬN BIẾT GỌI TÊN KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ
(Dự kiến thời gian 25-30 phút)

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết và gọi được tên khối cầu, khối trụ. Biết gọi tên được các khối trong
thực tế.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ tên khối cầu khối trụ. Phát âm tên
khối cầu, khối trụ rõ ràng, chính xác.
3. Thái độ
- Tham gia tích cực vào các hoạt động.
II.Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Khối cầu, khối trụ đủ cho cô và trẻ
2. Chuẩn bị cho trẻ: Các loại đồ dùng, đồ chơi có dạng khối cầu, khối trụ để ở
các góc chơi.
III. Tiến trình hoạt động
1.Hoạt động 1: Giới thiệu hướng dẫn trẻ vào bài (dự kiến thời gian 2-3
phút)
- Lớp chơi trò chơi “ Chiếc túi kì diệu”
- Trong chiếc túi có gì?
- Trẻ thò tay và lấy các vật trong túi ra (khối cầu, khối trụ) và
- Trẻ phát âm.
- Giới thiệu bài: Tìm hiểu về các “khối cầu, khối trụ”.
2.Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức (dự kiến thời gian 13-15 phút)
* Khối cầu:
- Gv đưa ra khối cầu hỏi trẻ đây là khối gì?
- Trẻ nhận xét về khối cầu như thế nào ?
- GV chuẩn xác: Khối cầu không có góc không có cạnh, lăn được gọi là khối
cầu.
- Gv phát âm mẫu “ khối cầu”
- Mời lớp, tổ, cá nhân phát âm “ khối cầu”
- Khối cầu có lăn được không?
- Cho 1 bạn lên lăn thử cho cả lớp xem?
- Vì sao khối cầu lăn được?
- Khối cầu có rất nhiều kích kỡ khác nhau: Có khối cầu to, nhỏ, vừa.
- Lớp phát âm lại “ Khối cầu”
* Khối trụ:
- Gv đưa ra khối trụ hỏi trẻ đây là khối gì?
+ Con có nhận xét gì về khối trụ?
- GV chuẩn xác lại: Khối trụ không có cạnh không có góc, có 2 mặt phẳng phía
trên và phía dưới, lăn được gọi là khối trụ
- Trẻ đếm số mặt phẳng của khối trụ
- Gv phát âm mẫu “ khối trụ
- Mời lớp, tổ, cá nhân phát âm “ khối trụ”
- Khối trụ có lăn được không?
- Gv lăn khối trụ cho trẻ xem.
- Hỏi vì sao khối trụ lăn được?
* GV chuẩn xác lại: Khối trụ lăn được vì khối trụ không có góc. Không có cạnh
- Khối trụ có rất nhiều kích kỡ khác nhau: Có khối trụ to, nhỏ và nhỏ hơn, to
hơn nữa. Cho lớp phát âm lại tên gọi 1 lần.
3. Hoạt động 3. Luyện tập (dự kiến thời gian 7-8 phút)
- Phát cho mỗi trẻ 1 cái rổ có khối cầu, khối trụ. Trẻ thực hiện theo yêu cầu của
cô và phát âm.
- Gv nhận xét tuyên dương trẻ.
4. Hoạt động 4: Cũng cố (dự kiến thời gian 3-4 phút)
* Về đúng nhà
- Cho cả lớp chọn khối theo ý thích và vừa đi vừa hát bài về “ Em đi chơi
thuyền”, khi cô nói về nhà thì trẻ sẽ chạy về ngôi nhà có khối tương ứng với khối trẻ
cầm trên tay.
- Tổ chức cho trẻ chơi, cô quan sát giúp đỡ trẻ, và cho trẻ phát âm tên khối.
* Liên hệ thực tế: Các con nhìn xem có những đồ dùng đồ chơi nào trong lớp
mình là khối cầu,khối trụ và cho trẻ phát âm.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:
- Hoạt động học: Cháu Y Sử, Y Thêu, trong hoạt động làm quen với toán còn
chưa so sánh được khối cầu, khối trụ ( cô chú ý rèn luyện thêm cho trẻ ở hoạt động
góc)
- Hoạt động góc : Cháu A Khánh, Y Khuyên còn thụ động trong khi chơi ( Cô
chú ý quan sát và giúp đỡ thêm cho trẻ)
- Hoạt động chiều: Cháu A Kháp, Y Ka còn nói chuyện ( Cô chú ý đến trẻ nhiều
hơn)
Thứ 5 ngày 23 tháng 11 năm 2023

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI


LÀM QUEN CHỮ CÁI U,Ư

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận dạng, phân biệt được chữ cái u,ư.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng quan sát hình ảnh, từ, chữ cái u,ư trên máy tính, chú ý
nghe GV giảng, ghi nhớ được chữ cái u,ư. Phát triển kỹ năng phát âm đúng chữ cái rõ
ràng, chính xác. Phát triển kỷ năng so sánh sự giống và khác nhau của chữ cái u,ư.
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính có hình ảnh và từ tương ứng “Bừa ruộng”, loa, bài hát “Tía má em”,
đồ dùng đồ chơi có gắn chữ cái u,ư đặt ở các góc, 2 tranh tập tô chữ cái u,ư, 1 bút lông.
2. Chuẩn bị của trẻ:
- 20 rổ nhựa có chứa thẻ chữ cái u,ư; 20 vở bé làm quen chữ cái; 20 bút chì; 2
ngôi nhà có gắn chữ cái u,ư.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Tạo hứng thú (Dự kiến thời gian 2-3 phút)
- Trẻ vận động bài hát “ Tía má em”
- Trẻ quan sát trên máy tính có hình ảnh và từ tương ứng"Bừa ruộng"
- Trẻ phát âm từ“ Bừa ruộng”.(Lớp phát âm)
- GV giới thiệu những chữ viết này có thể đọc và thay thế cho lời nói của chúng
ta.
- Mời trẻ tìm chữ cái đã học (a, ô)
- GV giới thiệu chữ u,ư hôm nay làm quen.Những chữ còn lại hôm sau làm quen.
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ làm quen chữ cái u,ư (Dự kiến thời gian 13-14 phút)
* Làm quen chữ u .
- GV giới thiệu chữ u trên máy tính
- Trẻ quan sát chữ u
- Chữ u có cấu tạo như thế nào? (Trẻ nhận xét)
- GV giới thiệu các nét chữ u trên máy tính
- Cô chuẩn xác chữ u có 2 nét: 1 nét móc ngược và 1 nét xổ thẳng bên phải.
- Cô phát âm mẫu: u
- Luyện trẻ phát âm theo lớp, tổ, cá nhân: u
- Giới thiệu chữ u in hoa, in thường, viết thường: Trẻ quan sát và phát âm
- Yêu cầu trẻ về các góc chơi tìm đồ dùng đồ chơi có gắn chữ cái u mang ra và
phát âm
* Làm quen chữ ư:
- GV giới thiệu chữ ư trên máy tính
- Trẻ quan sát chữ ư
- Chữ ư có cấu tạo như thế nào? (Trẻ nhận xét)
- GV giới thiệu các nét chữ ư trên máy tính
- Cô chuẩn xác chữ ư có 3 nét: 1 nét móc ngược và 1 nét xổ thẳng bên phải.1 nét
móc nhỏ trên đầu nét xổ thẳng
- Cô phát âm mẫu: ư
- Luyện trẻ khuyết tật phát âm theo cô
- Luyện trẻ phát âm theo lớp, tổ, cá nhân: u
- Giới thiệu chữ u in hoa, in thường, viết thường: Trẻ quan sát và phát âm
- Yêu cầu trẻ về các góc chơi tìm đồ dùng đồ chơi có gắn chữ cái ư mang ra và
phát âm
* So Sánh:
- Mời trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa chữ u và chữ ư.
+ Giống nhau: Đều 1 có nét móc ngược và 1 nét xổ thẳng.
+ Khác nhau: Chữ u không có dấu móc nhỏ phía trên ,chữ ư có dấu móc nhỏ ở
phía trên.
3. Hoạt động 3 : Luyện tập (Dự kiến thời gian 12-13 phút)
* Trò chơi : Chọn chữ theo yêu cầu
- Cách chơi: Trong rổ có các chữ cái u,ư khi nghe hiệu lệnh của GV, trẻ chọn
chữ đưa lên và phát âm.
- Tổ chức trẻ chơi 3-4 lần
- GV quan sát sửa sai, luyện phát âm
* Trò chơi: Về đúng nhà
- Cách chơi: Trẻ cầm thẻ chữ cái đã học vừa đi vừa hát, khi ngh GV nói “về nhà”
thì trẻ chạy về ngôi nhà có gắn chữ cái tương ứng với chữ cái trẻ cầm trên tay.
- Tổ chức cho trẻ chơi, GV quan sát giúp đỡ trẻ
- GV kiểm tra và luyện phát âm.
- GV giúp đỡ trẻ khuyết tật phát âm.
* Thực hiện vở:
- GV hướng dẫn trẻ thực hiện trong vở: Tìm và gạch chân chữ u,ư trong từ Chú
bộ đội, cây lúa, máy khâu, áo mưa, máy bơm nước, lá thư.
- Trẻ đọc bài đồng dao “Kéo cưa lừa kít” đi vào bàn ngồi
- Trẻ tìm chữ cái u,ư có trong các từ và gạch chân.
- GV động viên, tuyên dương trẻ.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày
- Hoạt động đón trẻ: Cháu A San, Y Khuyên còn chưa chủ động chào cô ( Cô
chú ý nhắc nhở trẻ và nhờ phụ huynh về nhà nhắc nhở thêm cho trẻ)
- Hoạt động ngoài trời: Cháu A Hạ, Y Si Ka còn chạy lộn xộn ( Cô chú ý đến trẻ
nhiều hơn)
- Hoạt động học: Cháu A Khang, Y Sử còn chưa trả lời được một số câu hỏi của
cô ( Cô chú ý rèn luyện thêm cho trẻ mọi lúc mọi nơi)
Thứ 6 ngày 23 tháng 24 năm 2023

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC


CHÁU YÊU CÔ THỢ DỆT.

Nội dung trọng tâm: Dạy hát: “Cháu yêu cô thợ dệt”.
Nội dung kết hợp: Nghe hát bài: “Lớn lên em sẽ làm gì”.
Trò chơi âm nhạc: “Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ”.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hát thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát, hiểu được nội dung bài hát, thể hiện tình
cảm của bài hát.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng quan sát chiếc hộp âm nhạc, dung cụ âm nhạc; chú ý nghe
cô hát, bạn hát; ghi nhớ lời bài hát; kỷ năng hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù
hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, cử chỉ, điệu bộ, phát triển tai nghe
âm nhạc cho trẻ.
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình ảnh cô thợ dệt trên máy tính, nhạc không lời bài
hát “Cháu yêu cô thợ dệt”.
- Băng đĩa bài hát: “Lớn lên em sẽ làm gì”
- Hình ảnh nhạc cụ âm nhạc trên máy tính: “Đàn ogan, đàn ghi ta, đàn piano,
sáo, kèn, trống, đàn tơrưng”.
2. Chuẩn bị cho trẻ: Xắc xô
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Dạy hát (12-15’)
- Trẻ xem hình ảnh cô thợ dệt trên máy tính và hỏi:
- Đó là hình ảnh của ai?
- Hình ảnh đó có trong nội dung của bài hát nào?
- Giáo viên mở nhạc cho trẻ nghe bài hát “cháu yêu cô thợ dệt”
- Giáo viên giới thiệu bài hát: “Cháu yêu cô thợ dệt”.
- Giáo viên hát mẫu một lần.
- Giáo viên hát lại một lần nữa.
- Tiến hành dạy trẻ hát bài “cháu yêu cô thợ dệt”
- Giáo viên mở nhạc không lời cho trẻ hát theo nhạc: Cả lớp hát, tổ, cá nhân hát.
- Giáo viên chú ý sữa sai cho trẻ.
2. Nghe hát: (4-6’)
- GV giới thiệu trẻ nghe bài hát: “Lớn lên em sẽ làm gì”
- GV mở băng cho trẻ nghe 1 lần.
- Mở băng lại lần 2 cho trẻ nghe và trẻ hưởng ứng cùng gv 2 lần.
3. Trò chơi: “Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ âm nhạc” (4-6’)
- Cách chơi: Trẻ nghe âm thanh của từng loại nhạc cụ và đoán tên nhạc cụ âm
nhạc đó.
- Trẻ tiến hành chơi.
- Trẻ hát lại bài “cháu yêu cô thợ dệt”.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:
- Hoạt động học: Cháu A Chức, Y Moon trong hoạt động âm nhạc còn chưa
thuộc lời bài hát ( Cô chú ý rèn luyện thêm cho trẻ mọi lúc mọi nơi)
- Hoạt động góc : Cháu A Khang, A Kháp, còn chưa thụ động trong khi chơi
( Cô chú ý quan sát và giúp đỡ thêm cho trẻ)

ĐÓNG CHỦ ĐỀ: NGHỀ TRUYỀN THỐNG


- GV tổ chức cho trẻ hát bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- GV hỏi trẻ hôm nay là thứ mấy?
- GV hỏi trẻ ý tưởng góc chơi ngày hôm nay?
- Để chơi ở các góc chơi cần nguyên vật liệu gì?
* Trẻ không trả lời được thì cô gợi ý cho trẻ trả lời
- Cho trẻ về góc chơi
- Trưng bày sản phẩm lên góc chơi
+ Cô dẫn cả lớp đến góc xây dựng
+ Nhóm trưởng ở góc xây dựng giới thiệu mô hình nhóm mình thực hiện
- GV dẫn trẻ tham quan một số góc còn lại( góc nghệ thuật. góc học tập…)
- GV nhận xét tuyên dương cả lớp
- Trẻ cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ.

You might also like