You are on page 1of 6

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN

CHỦ ĐỀ : NGÀY VÀ ĐÊM


Thời gian thực hiện: Từ ngày 19/04 đến 23/04/2021

Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6


Đón trẻ - Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của trẻ và việc thực hiện chủ
đề.
Tập thể dục -Trò chuyện cùng trẻ về các con vật trong gia đình.
sáng *TDS:Tập theo nhạc.
-HH: Làm động tác thổi nơ bay.
-TV: Hai tay dang ngang gập khuỷu tay.
-BL: Đứng cuối gập người về phía trước.
-CH: Bước khụy một chân ra trước chân sau thẳng
* Điểm danh, báo ăn.
Hoạt động - KPKH: Thể dục: NGHỈ LỄ Văn học : Tạo hình:
học
Trò chuyện Chạy thay Thơ: Ông Vẽ bầu trời
về ngày và đổi hướng mặt trời bé thích
đêm theo hiệu
lệnh

- Hát bài : - Hát bài - Trò - Hát đọc


Cháu vẽ ông Trăng sáng. chuyện với thơ về chủ
Hoạt động Trò chuyện
mặt trời. Trò trẻ về ích đề
ngoài trời với trẻ về
chuyện với mặt trời đối
ông mặt
trẻ về bầu trăng với người
trời ban cây cối và
ngày và các con vật
hoạt động
của bé lúc
ban ngày

*Trò chơi:
--Lộn cầu -Nhảy lò cò -Kéo cưa - Về đúng
vòng lừa xẻ chuồng
* Chơi tự * Chơi tự *Chơi tự *Chơi tự
do,nhặt lá do, nhặt lá do, nhặt lá do, nhặt lá
rụng bỏ vào rụng bỏ vào rụng bỏ vào rụng bỏ
thùng. thùng thùng. vào thùng
+Góc phân
vai:
Hoạt động - Chơi bán - Gia đình: - Chơi bán - Chơi bán
góc hàng: bán Nấu ăn, hàng bán hàng, bán
các hoa quả, Chơi bán các loại hoa các loại
nước giải hàng: bán hoa, quả,
quả, cây
khát. các thực thực phẩm
phẩm, nước cảnh, gia
đình nấu nấu ăn
giải khát.
ăn.

+Góc xây
dựng: - Xây
-Xây hàng - Xây hàng - Xây bồn
cổng ra
rào rào và và trồng
vào.
trồng hoa cây xanh

+Góc học
tập: - Kể cho
- Cho cháu - Cho cháu - Hát, đọc
Luyện hát thơ về chủ trẻ nghe
xem tranh, truyện : Sự
trò chuyện bài: Cháu đề
vẽ ông mặt tích ngày
với trẻ về và đêm
hiện tượng trời.
ngày và đêm
+Nghệ
thuật (TT)
- Vẽ bầu - Sự kiên
-Tô màu ông -Tô màu trời ban “Bé triển
mặt trời ông trăng
và các vì đêm lãm tranh”
sao.
Hoạt động ăn, - Vệ sinh rửa tay trước khi ăn.
ngủ - Trẻ giúp cô bày bàn ăn, kê sạp ngủ.
- Giới thiệu món ăn, các chất dinh dưỡng có trong món ăn, động
viên trẻ ăn chậm ăn hết xuất.
- Cô nhắc trẻ sau khi ăn nhớ rửa tay, uống nước và đi ngủ.
- Cho trẻ ngủ dậy xúc miệng bằng nước muối
Hoạt động Cho trẻ xem Hát, múa - Thực -Cho trẻ
chiều tranh chủ đè “Cháu vẽ hiện vở “ hát về chủ
và trò ông mặt Bé LQCC”. đề
chuyện với trời”. Nhận xét
trẻ - Cho trẻ - Cho trẻ cuối tuần ,
- Cho trẻ chơi các chơi các phát phiếu
chơi góc . góc theo ý góc theo ý bé ngoan
- Vệ sinh, thích. thích. cho trẻ
nêu gương, - Vệ sinh, - Vệ sinh, - Vệ sinh,
nêu gương, nêu gương, nêu gương,

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY


CHỦ ĐỀ : NGÀY VÀ ĐÊM
(Thứ hai ngày 19 tháng 04 năm 2021)
1.ĐÓN TRẺ:
-Trao đối với phụ huynh về sức khỏe bé, nhắc nhở phụ huỵnh nên mặc áo quần
mỏng đến lớp vì thời tiết đang nắng nóng .
- Cô cho trẻ quan sát tranh góc chủ đề, trò chuyện về bầu trời ban ngày, ban đêm.
2. THỂ DỤC SÁNG: tập theo nhạc
-HH: Làm động tác thổi nơ bay.
-TV: Hai tay dang ngang gập khuỷu tay.
-BL: Đứng cuối gập người về phía trước.
-CH: Bước khụy một chân ra trước chân sau thẳng
Điểm danh, báo ăn
3.HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRỂN NHẬN THỨC (KPKH)
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY VÀ ĐÊM
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
-Trẻ nhận biết được một số đặc điển nổi bật của ngày và đêm.
2.Kỹ năng:
-Luyện cho trẻ khả năng chú ý,quan sát,
3.Thái độ:
-Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường.
II.CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô:
- Các hình ảnh về mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
- 2 hộp có hình học.
- 4 tranh thể hiện hình ảnh hoạt động của bé trong một ngày và một câu hỏi.
* Đồ dùng của trẻ:
* Địa điểm: Trong lớp
* Hình thức tổ chức: Quan sát, trò chuyện

III.TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu
Cho trẻ hát bài “ Cháu vẽ ông mặt trời”.
- Trò chuyện :
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Mặt trời thường xuất hiện vào những lúc nào?
+ Các con có muốn khám phá những điều kì diệu về mặt trời, mặt trăng và các vì
sao không?
- Cho trẻ hát bài “ Nắng sớm”
*Hoạt động 2: Trọng tâm
. Khám phá mặt trời, mặt trăng và các vì sao:
* Khám phá mặt trời:
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh cảnh bình minh, cô gợi ý trẻ về nội dung bức tranh.
+ Đây là hiện tượng tự nhiên nào? ( Mặt trời mọc)
+ Mặt trời mọc vào lúc nào? ( Mặt trời mọc vào lúc sáng sớm)
* Thời điểm mặt trời mọc vào lúc 5 giờ sáng, được giọ là buổi bình minh đấy các
con.
+ Mặt trời thức dậy và làm công việc gì? ( Chiếu ánh nắng xuống mặt đất)
+ Ánh nắng mặt trời buổi sáng như thế nào? ( dịu)
- Cô nhắc nhở trẻ nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để phòng
chống bệnh còi xương.
+ Bé thường làm gì vào buổi sáng ? (Bé thể dục, vệ sinh cá nhân như rửa mặt, chải
răng, bé đến trường, ba mẹ đi làm)
- Cho trẻ xem hình ảnh cảnh buổi trưa, cô gợi ý trẻ về nội dung tranh:
+ Đây là thời điểm nào trong ngày ? ( Buổi trưa)
+ Vào buổi trưa, ánh nắng mặt trời như thế nào?
( nắng to hơn)
+ Nếu nắng nhiều thì điều gì sẽ xảy ra? ( Nóng)
+ Phải làm gì khi đi ra nắng? ( Đội nón, mũ)
- Cho trẻ xem hình ảnh cảnh hoàng hôn, cô gợi ý về nội dung tranh:
+ Đố các con biết đây ông mặt trời vào thời điểm nào? ( Buổi chiều)
* Buổi chiều, khi ông mặt trời lặn được gọi là hoàng hôn các con ạ
+ Thế cả một ngày ánh sáng của mặt trời tỏa sáng khắp mọi nơi được gọi là gì ?
( Ban ngày)
- Cô khái quát: Bắt đầu một ngày mới, ông mặt trời thức dậy, lúc đó được gọi là
ban ngày. Mặt trời buổi sáng tỏa ánh nắng dịu nhẹ mang đến cho con người
cảm giác thoải mái, phòng chống bệnh còi xương. Mặt trời mang đến ánh sáng
cho con người, giúp mẹ phơi khô quần áo, giúp cho cây tươi tốt. Tuy nhiên mặt
trời chói chang buổi trưa hè không có lợi cho sức khỏe. Kết thúc một ngày, ông
mặt trời lặn xuống, lúc đó gọi là hoàng hôn. Lúc này mặt trời bắt đầu đi ngủ
* Khám phá mặt trăng:
- Cho trẻ quan sát hình ảnh mặt trăng mọc và trò chuyện cùng trẻ:
+ Mặt trăng thường xuất hiện vào thời điểm nào trong ngày? (Vào buổi tối)
+ Buổi tối trên bầu trời có mặt trăng. Các con có nhận xét gì về mặt trăng?
+ Ánh sáng mặt trăng như thế nào? (sáng dịu nhẹ)
+ Vào những tối bầu trời nhiều mây, có mưa thì chúng mình nhìn thấy mặt trăng
không? Vì sao?
- Cô khái quát: Khi mặt trăng xuất hiện, thời điểm đó chuẩn bị hoặc bắt đầu là buổi
tối. Ánh sáng mặt trăng dịu nhẹ, soi sáng và cho con người cảm giác thoải mái sau
một ngày làm việc. Vào những ngày giữa tháng, mặt trăng tròn, rất sáng, những
ngày đầu và cuối tháng thường có trăng khuyết.
* Khám phá các vì sao:
+ Bầu trời lúc buổi tối ngoài ông trăng còn có gì nữa? ( Có ông sao)
+ Khi bóng tối ở xung quanh chúng ta, lúc đó được gọi là gì ? ( Ban đêm)
+ Buổi tối con người thường làm gì? ( nghỉ ngơi)
- Cô khái quát : Ánh sáng của các vì sao cùng với ánh trăng tỏa sáng bầu trời vào
ban đêm.
Trò chơi
* TC1 : “ A nhanh hơn”
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội chơi mang tên “ mặt trời”, “ mặt trăng”đứng
thành 2 hàng dọc. Lần lượt từng cháu lên gắn hình mặt trời hoặc mặt trăng theo
yêu cầu. Đội nào gắn đúng và được nhiều hình ảnh thì chiến thắng.
Cho Trẻ đếm, nhận xét, tuyên dương
* TC 2: “ Ai nhanh trí”
- Cách chơi: Trước khi chơi mời 2 đội trưởng lên oắn tù tì, Bạn nào thắng thì được
mở chiếc hộp và thò tay lấy bất cứ 1 tranh trong đó, phía sau hộp có câu hỏi, cô sẽ
đọc giúp cho 2 đội cùng nghe, thời gian suy nghĩ 10 gây đội nào trả lời trước và
đúng nhiều hơn thì thắng.
-Luật chơi: Nếu đội bạn trả lời chưa đúng đội ka sẽ tiếp tục dành quyền trả lời.
- Nhận xét - tuyên dương :
*Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho vận động theo nhạc bài hát“Cháu vẽ ông mặt trời” và nghỉ.

4. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:


-Hát bài : Cháu vẽ ông mặt trời
-Trò chuyện với trẻ về bầu trời ban ngày và các hoạt động của bé lúc ban ngày.
*Trò chơi:
-Lộn cầu vòng
- Chơi tự do, nhặt lá rụng bỏ vào thùng.
+ Kết thúc buổi chơi cô cho trẻ nghỉ
5. HOẠT ĐỘNG GÓC:
Cô chuẩn bị các góc chơi cho trẻ, cho trẻ chọn bạn chơi, tự thỏa thuận vai chơi.
- Góc phân vai: Chơi bán hàng: bán các hoa quả, nước giải khát.
-Góc xây dựng: Xây hàng rào.
-Góc học tập: Cho cháu xem tranh, trò chuyện với trẻ về hiện tượng ngày và đêm
-Góc nghệ thuật: (tt) Tô màu ông mặt trời
- Hết giờ, cho trẻ nhận xét góc chơi, thu dọn đồ chơi..
6.HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Cho trẻ xem tranh chủ đè và trò chuyện với trẻ
- Cho trẻ chơi các góc theo ý thích.
7.TRẢ TRẺ:
- Cho trẻ làm vệ sinh cá nhân.
- Tổ chức nêu gương cuối ngày.
- Trả trẻ: Trao đổi với phụ huynh về tình hình một số cháu trong ngày.
8.ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
………………………………………………………………………………………
……….........................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

You might also like