You are on page 1of 19

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN

CHỦ ĐỀ NHÁNH: ÍCH LỢI CỦA NƯỚC


Thời gian:Từ ngày 25/03 - 29/03/2024
Thời Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu
gian

Hoạt
động
Đón trẻ, - Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng vào nơi quy
thể dục định
buổi - Nhắc trẻ sát khuẩn tay
sáng - Trao đổi với phụ huynh về những vấn đề trẻ được học trong tuần
- Trò chuyện với trẻ về lợi ích của nước
- Ổn định trẻ,điểm danh, chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo
+ Thể dục buổi sáng bài: Tập theo nhạc bài: “Bé yêu biển lắm” kết hợp
dụng cụ âm nhạc vòng và gậy thể dục.
“Nhạc dạo”: Hai tay đưa lên miệng làm động tác gà gáy
“Biển to lắm … con cá sấu kia kìa”: Hai tay dang ngang, đưa lên cao
“Ngoài khơi xa … biển có biết không nào”: Hai tay chống hông nghiêng
người sang 2 bên
“Biển to quá…con cá sấu kia kìa”: Hai tay dang ngang đá chân về phía
trước
“Ngoài khơi xa… biển có biết không nào” : Bật chum chân, tách chân
Hoạt Khám phá Làm quen Làm quen Thể dục Giáo dục âm
động khoa học chữ cái với toán nhạc
học Sự kỳ diệu Vui cùng Đo dung Đi trên dây Vận động minh
của nước chữ cái g,y tích nước *Trò chơi vận hoạ: “Cho tôi đi
động: Cáo và làm mưa với”
Thỏ * Nội dung tích
hợp: Nghe hát
“Mưa rơi”
Hoạt Góc xây dựng: (Góc trung tâm): Trẻ biết xây bể bơi
động + Trò chơi: Trẻ biết xây bể bơi có tường rào, cổng ngõ, phòng vé, vườn
góc hoa, cây xanh, thảm cỏ, khu vui chơi có xích đu cầu trượt, bàn ghế đá, ô
dù, bể bơi
+ Chuẩn bị: Gạch, cổng ngõ, cây xanh, ngôi nhà, các loại hoa, bàn ghế
đá, ô dù, xích đu , cầu trượt, thảm cỏ, hồ bơi.
+ Trẻ biết phối hợp với nhau trong khi chơi, giao lưu giữa các góc chơi,
biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra. Nói được ý nghĩa của công trình
mình vừa xây xong, rèn cho trẻ khả năng giao tiếp, mạnh dạn thể hiện vai
chơi, khả năng giải quyết tình huống trong quá trình chơi.
Góc phân vai: Trẻ biết chơi đóng vai gia đình, bán hàng, cô giáo, bác sĩ
+ Trò chơi gia đình: Ba đi làm, mẹ cùng con đi chợ nấu ăn, các con phụ mẹ
dọn dẹp bàn ăn, chơi đồ chơi cùng con…
+ Trò chơi bán hàng: Bán thức ăn, bán trang phục mùa hè, bán nước giải
khát,bán vé vào khu vui chơi, bán hoa, cây xanh.
+ Trò chơi cô giáo: Cô giáo dạy học cho các em
+ Trò chơi bác sĩ : Bác sĩ khám bệnh, đồ dùng bác sĩ, kê đơn, bán thuốc…
Góc tạo hình: Trẻ biết vẽ, tô màu, nặn giọt nước, xé dán tranh biển, bể
bơi, vẽ mưa.
Góc học tập: Trẻ biết tập đếm, ghép hình từ que tính, dán các nhóm số
lượng , làm album từ 1-9, xếp hột hạt thành chữ cái đã học, tô màu, ghép
thẻ chữ cái g,y
Góc âm nhạc: Trẻ biết hát các bài hát về chủ đề nước: Bé yêu biển lắm,
trời nắng trời mưa, cho tôi đi làm mưa với, giọt mưa và em bé.… Tập gõ
các loại nhạc cụ: Phách tre, phách dừa, xắc xô...
Góc thiên nhiên: Trẻ biết chăm sóc cây xanh, nhặt lá vàng rơi
Góc thư viện: Trẻ biết xem tranh, ảnh, truyện về cảnh biển, nhu cầu của
nước .
Hoạt - Hoạt động - Hoạt động - Hoạt động có - Hoạt động - Hoạt động
động có chủ đích : có chủ đích : chủ đích : có chủ có chủ đích :
ngoài Ghép hình từ Bé với thí Quan sát thời đích : Bé thể hiện
trời lá cây nghiệm: tiết Bé vui học vai trong câu
toán chuyện:
- Trò chơi “Vật nổi vật
- Trò chơi vận - Trò chơi “Câu chuyện
vận động : chìm” động: vận động : về giọt
Kéo co - Trò chơi Bịt mắt bắt dê Ai nhanh nước”
vận động : - Chơi tự do nhất - Trò chơi
- Chơi tự do Rồng rắn lên
với đồ chơi - Chơi tự vận động :
với đồ chơi mây ngoài trời do với đồ Bịt mắt bắt
ngoài trời - Chơi tự do chơi dê
với đồ chơi ngoài trời - Chơi tự do
ngoài trời với đồ chơi
ngoài trời
Ăn , - Trẻ thường xuyên sát khuẩn tay trước khi vào lớp
ngủ, vệ - Trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định
sinh - Trẻ biết rửa tay đúng cách, sử dụng nước tiết kiệm, rửa tay bằng xà
phòng
- Trẻ ăn không làm rơi vãi thức ăn ra ngoài, ăn hết xuất hết phần, không
nói chuyện
- Cô chuẩn bị chỗ ngủ đầy đủ và mắc màng cho trẻ Trẻ ngủ ngon và đủ
giấc
Hoạt - Bé với kỹ - Xé dán măt - Cho trẻ làm - Bé với câu - Bé sắp xếp
động năng tự tin trời và quen bai hát chuyện: đồ chơi gọn
chiều giao tiếp những đám “Cho tôi đi “Câu chuyện gàng
- Bé vui học mây làm mưa với” về giọt
tiếng anh - Bé vui học - Bé vui học nước” - Bé vui học
- Chơi ở các erobic tiếng anh - Trẻ chơi tự erobic
góc - Trẻ chơi tự - Bé vui học do ở các góc - Bé vui học
kidsmart
do ở các góc kidsmart

Hoạt Vệ sinh trẻ


động trả Nêu gương cuối tuần
trẻ Trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày của trẻ
Dặn dò trẻ những việc cần thiết vào ngày mai
Trả trẻ

KT. HIỆU TRƯỞNG TTCM GVCN


P. HIỆU TRƯỞNG

Phạm Thị Ly Trần Thị Thu Phương Huỳnh Thị Diểm


KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ÍCH LỢI CỦA NƯỚC
Thứ hai, ngày 25 tháng 03 năm 2024

I. ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân
- Nhắc trẻ sát khuẩn tay
- Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về những vấn đề trẻ học trong ngày
- Trò chuyện với trẻ về một một số lợi ích của nước
- Ổn định trẻ, điểm danh, chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo
II.THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
*Tập với bài: “Bé yêu biển lắm” kết hợp với dụng cụ thể dục vòng và gậy thể dục.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động học: Khám phá khoa học
Đề tài: Sự kỳ diệu của nước

1. Mục đích yêu cầu :


* Kiến thức
- Trẻ biết nước có trong ao, hồ, sông, suối, biển…
- Trẻ biết một số đặc điểm, tính chất của nước. Trẻ biết lợi ích của nước đối với
con người, con vật, cây cối.
- Trẻ biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, cách bảo vệ nguồn nước.
* Kỹ năng
- Trẻ có kĩ năng làm một số thí nghiệm đơn giản về nước.
- Phát triển kỹ năng quan sát, tư duy, phán đoán, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, làm tăng vốn từ cho trẻ.
* Giáo dục
- Giáo dục trẻ biết sử dụng nước tiết kiệm, giữ sạch nguồn nước, ý thức bảo vệ
nguồn nước.
- Giáo dục trẻ không nên uống nước đá lạnh dễ bị viêm họng, biết tránh xa nước
nóng vì dễ bị bỏng.
2. Chuẩn bị
+ Chuẩn bị cho cô
- Giáo án, bài giảng điện tử
- 1 chai nước sôi để nguội, 1 khay có 1 chai nước, 3 cốc, thìa, chén đựng đường,
chén đựng muối, 1 chén đựng C sủi.
- 3 Hộp quà, phích nước nóng, đá đóng băng.
+ Chuẩn bị cho trẻ
- Mỗi trẻ có: 1 đĩa gồm 1 chai nước, 1 chén đựng đường, 1 chén đựng muối, 1
chén đựng viên C sủi, 1 chai nước, 3 cốc, thìa.
- 3 xô nước, cốc, chai nhựa, phễu…
- Trang phục của trẻ, mũ trăng, ông mặt trời, đám mây.
* Phương pháp: Quan sát, trò chuyện, đàm thoại, thực hành.
3. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1:
- Cô cùng trẻ vận động bài: “ Cho tôi đi làm mưa với ”
- Trò chuyện và dẫn dắt vào đề tài.
+ Các con vừa vận động bài gì thế?
+ Mưa mang đến cho chúng ta những gì?
+ Con nhìn thấy nước ở đâu? (biển, sông, hồ…)
* Hoạt động 2:
Tìm hiểu về nước
* Các nguồn nước
- Nước có ở những nơi đâu?
( Cho trẻ xem hình ảnh nước, giếng, ao, hồ, sông, suối, biển….)
- Cô khẳng định: nước có ở khắp nơi như giếng, ao, hồ, sông, suối, biển cả và nước
còn có ở mạch nước ngầm dưới lòng đất nữa đấy.
- Ngoài ra nước còn có nhiều đặc tính thú vị khác nữa, chúng mình cùng khám phá
nhé!
* Đặc điểm, tính chất của nước
- Các bé hãy xem cô có gì đây?
- Các bé có nhận xét gì về cốc nước của cô?
- Cô làm thí nghiệm cho trẻ quan sát.
- Các con thấy gì?
=> Cô khẳng định: nước trong suốt không màu.
- Nước có mùi và có vị gì không các bạn?
- Để biết nước có mùi, có vị gì không cô mời các bé di chuyển về nhóm của mình
và kiểm tra nhé!
- Cho trẻ ngửi và uống nước.
=> Cô khẳng định: Nước không màu, không mùi và không có vị. Ngoài ra nước
còn có những đặc tính rất thú vị, bây giờ cô và các bé cùng làm thí nghiệm về nước
nhé!
- Cô cho trẻ làm thí nghiệm hòa tan đường, muối, viên C sủi vào nước và kiểm tra
kết quả rồi cho đại diện nhóm nhận xét.
- Cô cùng làm thí nghiệm và hướng dẫn, bao quát trẻ.
=> Cô khẳng định: nước có thể hòa tan một số chất như muối, đường, c sủi và
nước bị đổi màu khi hòa tan các chất có màu sắc.
* Mở rộng: Ngoài đường, muối, c sủi ra nước còn có thể hòa tan được rất nhiều
các chất khác đấy các bé ạ!
- Nước tồn tại ở những dạng thể nào các bé biết không?
- Để biết nước ở những dạng thể nào các bé cùng quan sát lên đây nhé!
- Cho trẻ quan sát cô đổ nước lên tay (thể lỏng), quan sát và cầm viên đá (thể rắn),
quan sát nước bốc hơi (thể khí)
Giáo dục: Các bé không nên uống nước đá lạnh vì dễ vị viêm vọng và tránh xa
nước nỏng kẻo bị bỏng nhé!
- Vừa rồi các bé được khám phá đặc tính của nước rất thú vị phải không nào. Từ
những đặc tính ấy mà nước có rất nhiều lợi ích đấy. Để biết nước có những lợi ích
gì chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.
* Lợi ích của nước
- Nước có lợi ích gì đối với con người, cây cối và con vật?
- Cô khẳng định bằng hình ảnh: Con người sử dụng nước để uống, sử dụng trong
sinh hoạt hàng ngày. Con vật dùng nước để uống, bơi lội và nước còn là môi
trường sống của một số loài động vật sống dưới nước như tôm, cá, cua…Đối với
cây cối được tưới nước thì cây xanh tốt, ra hoa kết trái…
- Cho trẻ quan sát 1 số hình ảnh nguồn nước bị ô nhiễm: cá chết, cây cối khô héo,
con người sử dụng nguồn nước bẩn sẽ bị mắc bệnh…
- Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước?
* Giáo dục: Các con ạ! Nước là nguồn tài nguyên quý giá và có vai trò quan trọng
trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy các con hãy giữ gìn và bảo vệ nguồn nước
không vứt rác xuống ao, hồ, sông suối và sử dụng tiết kiệm nước bằng cách lấy
vừa đủ nước khi uống, không xả quá nhiều nước và khóa vòi nước khi không sử
dụng. Các bé đồng ý không nào?
*Trò chơi 1: Đong nước vào chai
- Cách chơi: Cô đã chuẩn bị cho mỗi đội chơi 1 xô nước, 1cốc, phễu và 1 chai
đựng nước đã có vạch số. Cô sẽ mời 3 đội cùng lên chơi. Nhiệm vụ của các bé là
khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” bạn đứng đầu hàng bật liên tục qua các vòng đong 1
cốc nước đổ qua phễu vào chai của đội mình, sau đó nhanh chân chạy về chạm vào
tay bạn kế tiếp. Bạn kế tiếp lại bật liên tục qua các vòng lên đong 1 cốc nước đổ
vào chai rồi lại chạy về chạm vào tay bàn đầu hàng. Cứ như vậy cho đến khi kết
thúc bản nhạc.
- Luật chơi: Sau khi kết thúc bản nhạc đội nào đong được nhiều nước vào chai
nhất, đội đó sẽ thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi. Động viên, tuyên dương trẻ.
* Hoạt động 3
- Nhận xét, tuyên dương lớp học.
- Cho trẻ vận động bài: Giọt mưa và em bé
IV.HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: (Góc trung tâm): Trẻ biết xây bể bơi
+ Yêu cầu: Trẻ biết chọn ra thợ trưởng. Bước đầu trẻ biết xây bể bơi có tường rào,
cổng ngõ.
+ Chuẩn bị: Gạch, cổng ngõ, cây xanh, ngôi nhà, các loại hoa.
+ Trẻ biết phối hợp đoàn kết, phân chia nhiệm vụ trong khi chơi
Góc phân vai: Trẻ biết chơi đóng vai gia đình, bán hàng, bác sĩ.
+ Chuẩn bị: Đồ chơi bán hàng, búp bê, thực phẩm ăn uống, đồ chơi nấu ăn, thẻ
tiền. Trang phục nấu ăn, trang phục bác sĩ.
Góc tạo hình: Trẻ biết vẽ, tô màu tranh cảnh biển, cảnh trời mưa.
+ Chuẩn bị: Giấy A4, bút chì, bút màu, màu nước, Khăn , tăm bông, cọ.
Góc học tập: Trẻ biết tập đếm, ghép hình từ que tính, dán các nhóm số lượng 1-9,
tô màu chữ cái g,y
+ Chuẩn bị: Que tính, giấy A4, số 1-9, loto mặt trời, mây, mưa, hột hạt, chữ cái g,y
V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động mở đầu: Cho Trẻ chơi trò chơi “Dạo chơi ngoài sân trường”
- Hoạt động có chủ đích :Ghép hình từ lá cây
- Trò chơi vận động : Kéo co
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
VI. ĂN, NGỦ, VỆ SINH
- Trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Trẻ biết rửa tay đúng cách, sử dụng nước tiết kiệm, rửa tay bằng xà phòng
- Chuẩn bị bàn ăn: Đĩa đựng thức ăn rơi, khăn lau tay, bình hoa
- Trẻ ăn không làm rơi vãi thức ăn ra ngoài, ăn hết xuất hết phần, không nói
chuyện
- Chuẩn bị đủ giường ngủ cho mỗi trẻ. Trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc.
VII. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Xé dán măt trời và những đám mây
- Bé vui học erobic
- Trẻ chơi tự do ở các góc
VIII. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ
- Cô hướng dẫn trẻ cất dọn đồ dùng cá nhân
- Trả trẻ , dặn dò trẻ những việc cần thiết vào ngày mai
- Trao đổi với phụ huynh về những việc xảy ra trong ngày của trẻ
IX. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ÍCH LỢI CỦA NƯỚC
Thứ ba, ngày 26 tháng 03 năm 2024

I. ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân
- Nhắc trẻ sát khuẩn tay
- Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về những vấn đề trẻ học trong ngày
- Trò chuyện với trẻ về một số bài hát, bài thơ về nước và các hiện tượng tự nhiên
- Ổn định trẻ, điểm danh, chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo
II.THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
*Tập với bài: “Bé yêu biển lắm” kết hợp với vòng gậy thể dục
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Làm quen văn học
Đề tài: Vui cùng chữ cái g,y

1. Mục đích yêu cầu


* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái g, y qua thẻ chữ cái rời, qua từ, qua đặc
điểm cấu tạo thông qua các trò chơi.
- Trẻ biết tô trùng khít lên nét chấm mờ, không chờm ra ngoài.
* Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ, làm tăng vốn từ cho trẻ.
- Rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho trẻ thông qua các trò chơi.
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định, kỹ năng hợp tác nhóm trong
khi chơi cho trẻ.
* Giáo dục:
- Trẻ hứng thú đoàn kết tham gia vào hoạt động một cách tích cực.
2. Chuẩn bị
+ Chuẩn bị cho cô
- Bài giảng điện tử, Giáo án
- Hình ảnh sile
- Nhạc
+ Chuẩn bị cho trẻ:
- Rổ đựng các thẻ chữ cái.
- Các nét chữ rời: Nét cong tròn, nét móc dưới, nét xiên ngắn, nét xiên dài.
- Bàn ghế cho trẻ ngồi.
- Bảng quay hai mặt
- Tranh tô màu chữ g,y, bút màu
- Các hình ảnh có chứa chữ cái g, y. Đầu tàu có gắn chữ cái g, y.
* Phương pháp: Quan sát, trò chuyện, đàm thoại, thực hành
3. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1
- Cho chơi trò chơi:”Tập tầm vông”
- Cô đàm thoại cùng trẻ và dẫn dắt vào đề tài.
* Hoạt động 2
- Cho trẻ xem thẻ chữ cái: g,y
+ Trẻ phát âm
+ Nhắc lại đặc điểm cấu tạo chữ cái g,y
- Hôm nay lớp mình cùng chơi trò chơi với chữ cái g,y nhé
*Trò chơi 1: “Chữ gì biến mất”
Cách chơi: Trên màn hình cô các toa tàu có gắn số 1, 2, 3, đằng sau các toa tàu là
các chữ cái. Nhiệm vụ của các con là hãy quan sát thật kỹ sau đó nhắm mắt lại, khi
có hiệu lệnh của cô các con hãy mở mắt và quan sát trên màn hình xem chữ cái gì
biến mất, tìm và giơ chữ cái đó lên phát âm. Thi xem ai nhanh mắt nhanh tay..
- Luật chơi: Các con được quyền giơ tay trả lời sau 5 giây. Ai trả lời được nhiều
câu đúng sẽ chiến thắng.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3,4 lần
- Nhận xét, tuyên dương
*Trò chơi 2: “Ghép chữ”:
- Cách chơi: Cô tặng mỗi bạn một nét chữ rời vừa đi xung quanh vừa hát. Khi có
hiệu lệnh ghép chữ thì các bạn tìm đến nhau để ghép các nét tạo thành chữ cái g, y.
Thi xem ai ghép đúng và nhanh nhất.
- Luật chơi: Nếu bạn nào ghép sai phải nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.
- Cô kiểm tra và cho trẻ phát âm.
*Trò chơi 3: “Bé khéo tay”
- Cách chơi: Cô cho trẻ quan sát hình ảnh tô mẫu chữ cái g, y trên máy tính.
Cô hướng dẫn trẻ cách tô. Nhiệm vụ của các con là tô chữ cái g, y theo nét chấm
mờ, không chờm ra ngoài.
- Giáo dục trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút.
- Cô cho trẻ thực hiện
- Cô tổ chức cho trẻ thi đua giữa các nhóm. Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát
hướng dẫn trẻ sửa tư thế ngồi và cách cầm bút cho trẻ.
- Cô nhận xét, tuyên dương động viên trẻ.
*Trò chơi 4: “Thử tài của bé”
- Cách chơi: Cô mời 3 đội lên chơi, mỗi đội có 5 bạn. Cô có các bức tranh về các
phương tiện và biển báo giao thông. Dưới mỗi bức tranh là từ có chứa chữ cái g, y.
Nhiệm vụ của 3 đội là nhảy lò cò lên lấy tranh có chữ cái trong từ giống chữ cái
trên mỗi cột để gắn vào đúng cột. Sau đó quay về chỗ cho bạn tiếp theo lên tìm.
- Luật chơi: Khi lên lấy tranh các con phải nhảy lò cò, mỗi lần lên mỗi bạn chỉ
được gắn một tranh. Trò chơi kết thúc đội nào tìm và gắn được nhiều bức tranh có
chứa chữ cái g, y hơn đội đó giành chiến thắng.
* Hoạt động 3
- Nhận xét trò chơi
-Tuyên dương, giáo dục
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: (Góc trung tâm): Trẻ biết xây bể bơi
+ Yêu cầu: Thợ trưởng biết phân chia nhiệm vụ cho từng bạn trong đội chơi để tiếp
tục xây bể bơi có tường rào, cổng ngõ, phòng vé.
+ Chuẩn bị: Gạch, cổng ngõ, cây xanh, ngôi nhà, các loại hoa,bàn ghế đá, ô dù.
+ Trẻ biết đoàn kết, phối hợp với nhau trong khi chơi, giao lưu giữa các góc chơi
Góc phân vai: Trẻ biết chơi đóng vai gia đình, bán hàng, bác sĩ.
+ Chuẩn bị: Đồ chơi bán hàng, thực phẩm ăn uống, bảng hiệu, đồ chơi nấu ăn, thẻ
tiền. Trang phục nấu ăn, trang phục cô giáo.
Góc tạo hình: Trẻ biết vẽ, tô màu, xé dán tranh biển, vẽ mưa, nặn giọt nước,
+ Chuẩn bị: Giấy A4, bút chì, bút màu, màu nước, hồ giấy màu, giấy bìa cứng.
Khăn , tăm bông, cọ.
Góc học tập: Trẻ biết tập đếm, ghép hình từ que tính, xâu hạt, dán các nhóm số
lượng 1-9, xếp hột hạt thành chữ cái đã học.
+ Chuẩn bị: Que tính, giấy A4, số 1-9, loto mặt trời, mây, mưa, hột hạt, bộ ghép
hình hoa, dây xâu, chữ cái g,y
Góc âm nhạc: Trẻ biết hát các bài hát về chủ đề
Chuẩn bị: Nhạc các bài hát: Bé yêu biển lắm, trời nắng trời mưa, cho tôi đi làm
mưa với, giọt mưa và em bé.… Tập gõ các loại nhạc cụ: Phách tre, phách dừa, xắc
xô...
V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động mở đầu: Cho trẻ chơi “Pha nước chanh”
- Hoạt động có chủ đích : Bé với thí nghiệm : Vật nổi vật chìm
- Trò chơi vận động : Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
VI. ĂN, NGỦ, VỆ SINH
- Trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Trẻ biết rửa tay đúng cách, sử dụng nước tiết kiệm, rửa tay bằng xà phòng
- Chuẩn bị bàn ăn: Đĩa đựng thức ăn rơi, khăn lau tay, bình hoa
- Trẻ ăn không làm rơi vãi thức ăn ra ngoài, ăn hết xuất hết phần, không nói
chuyện
- Chuẩn bị đủ giường ngủ cho mỗi trẻ. Trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc.
VII. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vẽ cảnh biển
- Bé vui học kidsmart
- Trẻ chơi tự do ở các góc
VIII. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ
- Cô hướng nhắc trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi ra về.
- Trả trẻ , dặn dò trẻ những việc cần thiết vào ngày mai
- Trao đổi với phụ huynh về những việc xảy ra trong ngày của trẻ
IX. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ÍCH LỢI CỦA NƯỚC
Thứ tư, ngày 27 tháng 03 năm 2024

I. ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân
- Nhắc trẻ sát khuẩn tay
- Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về những vấn đề trẻ học trong ngày
- Trò chuyện với trẻ về một số trò chơi dân gian
- Ổn định trẻ, điểm danh, chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo
II.THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
*Tập với bài: “Bé yêu biển lắm” kết hợp với dụng cụ thể dục vòng và gậy thể dục.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động học: Làm quen với toán
Đề tài: Đo dung tích nước bằng một đơn vị đo

1. Mục đích yêu cầu:


* Kiến thức:
- Trẻ biết được cách đo lượng nước bằng một đơn vị đo. Biết và hiểu các khái niệm
mới về đơn vị đo lượng nước: lít.
- Trẻ biết sử dụng một số dụng cụ để hực hiện được phép đo lượng nước.
* Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát,chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Phát triển trí nhớ, tư duy làm tăng vốn từ cho trẻ..
* Giáo dục:
- Hứng thú tham gia các hoạt động. Biết cách sử dụng tiết kiệm nước.
2. Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị cho cô
- Bài giảng điện tử
- Giáo án, slide.
+ Chuẩn bị cho trẻ
- Một số dụng cụ để đo lượng nước như cốc, can, ly..
- Các bình chứa nước có thể tích:1 lít, 2 lít.
- Trò chơi.
* Phương pháp: Quan sát, trò chuyện, đàm thoại, luyện tập.
3. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi pha nước chanh.
+ Cô hỏi trẻ nước chanh có vị gì?
+ Uống nước chanh có tác dụng gì? (trẻ trả lời)
+ Hằng ngày các con có uống nước không? Vì sao phải uống nước?
* Hoạt động 2
- Cô hỏi trẻ một ngày chúng ta cần phải uống bao nhiêu nước là đủ?
- Cô giới thiệu: Hằng ngày cơ thể của chúng ta cần 1,5 - 2 lít nước là đủ cho cơ thể.
Và để biết uống như thế nào là đủ lượng nước cơ thể cần hôm nay cô sẽ cho các
con biết cách đo lượng nước bằng một đơn vị đo.
- Cô cho trẻ xem một cái ly trẻ uống nước hằng ngày và một bình chứa nước có thể
tích 1 lít. Bây giờ cô sẽ đong nước vào bình các con cùng quan sát xem bình nước
này chứa được bao nhiêu ly nước nhé!
- Cô cho trẻ đếm và quan sát: Khi đong 5 ly nước thì sẽ đổ đầy 1 lít nước
- Cô hỏi lại trẻ một lít nước tương ứng với bao nhiêu ly nước?
- Một lít nước tương ứng với 5 ly nước.
- Cô cho trẻ đếm số ly nước đong đầy 1 lít nước: 5 ly
- Như vậy chúng ta vừa đong đo một lượng nước bằng một đơn vị đo.
- Các con có muốn thực hiện cùng đong đo với cô không.
* Luyện tập :
Ba đội thi đua nhau đong và đếm số lượng ly nước để đong đầy 2 lít nước. Sau khi
đong xong cô cho trẻ nhận xét.
* Trò chơi 1: “ Đổ nước vào chai ”.
- Cách chơi: Ba đội thi đua nhau bật qua vạch đổ nước vào chai.
- Luật chơi: Đội nào đổ nước vào chai đầy trước và không bị đổ ra ngoài nhiều là
chiến thắng.
* Trò chơi 2: “ Đội nào giỏi nhất ”.
- Cách chơi: Ba đội thi đua nhau tô màu bình nước có các vạch, mỗi vạch là một
màu theo quy định.
- Luật chơi: Đội nào hoàn thành đúng và nhanh hơn thì đội đó chiến thắng.
* Hoạt động 3
- Củng cố, nhắc lại đề tài.
- Nhận xét, tuyên dương lớp học.
- Cho trẻ vận động bài: “ Cho tôi đi làm mưa với ” và kết thúc.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: (Góc trung tâm): Trẻ biết xây bể bơi
+ Yêu cầu: Trẻ biết xây bể bơi có tường rào, cổng ngõ, phòng vé, vườn hoa, cây
xanh.
+ Chuẩn bị: Gạch, cổng ngõ, cây xanh, ngôi nhà, các loại hoa, bàn ghế đá, ô dù,
xích đu , cầu trượt, thảm cỏ, hồ bơi.
+ Trẻ mạnh dạn thể hiện vai chơi, đoàn kết khi chơi, biết giữ gìn sản phẩm tạo ra.
Nhanh nhẹn trong xử lý giải quyết tình huống
Góc phân vai: Trẻ biết chơi đóng vai gia đình, bán hàng, cô giáo,
+ Chuẩn bị: Đồ chơi bán hàng, đồ chơi nấu ăn, thẻ tiền. Trang phục nấu ăn, trang
phục cô giáo, trang phục bác sĩ.
Góc học tập: Trẻ biết tập đếm, ghép hình từ que tính, dán các nhóm số lượng 1-9,
xếp hột hạt thành chữ cái đã học, ghép chữ cái g,y
+ Chuẩn bị: Que tính, giấy A4, số 1-9, loto mặt trời, mây, mưa, hột hạt, chữ cái g,y
rời.
Góc thiên nhiên: Trẻ biết chăm sóc cây xanh, nhặt lá vàng rơi
+ Chuẩn bị : Dụng cụ tưới cây, nước, thùng bỏ rác, bao tay.
V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động mở đầu: Cho trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt”
- Hoạt động có chủ đích : Quan sát thời tiết
- Trò chơi vận động: Bịt mắ bắt dê
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
VI. ĂN, NGỦ, VỆ SINH
- Trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Trẻ biết rửa tay đúng cách, sử dụng nước tiết kiệm, rửa tay bằng xà phòng
- Chuẩn bị bàn ăn: Đĩa đựng thức ăn rơi, khăn lau tay, bình hoa
- Trẻ ăn không làm rơi vãi thức ăn ra ngoài, ăn hết xuất hết phần, không nói
chuyện
- Chuẩn bị đủ giường ngủ cho mỗi trẻ. Trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc.
VII. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cho trẻ làm quen bai hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Bé vui học tiếng anh
- Bé vui học kidsmart
VIII. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ
- Cô hướng dẫn trẻ cất dọn đồ dùng cá nhân
- Trả trẻ, dặn dò trẻ những việc cần thiết vào ngày mai
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày của trẻ.
IX. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ÍCH LỢI CỦA NƯỚC
Thứ năm, ngày 28 tháng 03 năm 2024

I. ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân
- Nhắc trẻ sát khuẩn tay
- Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về những vấn đề trẻ học trong ngày
- Trò chuyện với trẻ về một số cách tiết kiệm điện nước
- Ổn định trẻ, điểm danh, chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo
II.THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
*Tập với bài: “Bé yêu biển lắm” kết hợp dụng cụ thể dục vòng và gậy thể dục.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển: Phát triển thể chất
Hoạt động: Thể dục
Đề tài: Đi trên dây
*Trò chơi vận động: Chuyền bóng qua đầu

1. Mục đích yêu cầu


* Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện nhịp nhàng các động tác
- Trẻ thực hiện vận động “ Đi trên dây” đúng kỹ thuật.
* Kỹ năng:
- Phát triển cơ tay , chân
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
* Giáo dục:
- Trẻ yêu thích luyện tập thể dục, hứng thú với vận động
- Trẻ hợp tác, đoàn kết biết chờ đợi đến lượt khi tham gia hoạt động
2. Chuẩn bị
+ Chuẩn bị cho cô
- Giáo án. Bìa giảng điện tử
+ Chuẩn bị cho trẻ
- Vạch kẻ, dây dài 3m, còi, bóng
* Phương pháp: Quan sát, thực hành, trò chơi
3. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe đi thành vòng tròn và đi các kiểu chân: Đi bình thường,
đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm...
* Hoạt động 2: Trọng động
- Cho trẻ di chuyển đội hình thành 4 hàng ngang
Bài tập phát triển chung:
- Tay vai: + Nhịp 1: 2 tay giang ngang
+ Nhịp 2: 2 gập trên vai
+ Nhịp 3: Như N1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
+ Nhịp 5,6,7,8 tương tự
- Bụng lườn: + Nhịp 1: 2 tay đưa lên cao
+ Nhịp 2: Nghiêng người sang phải
+ Nhịp 3: Như N1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
+ Nhịp 5,6,7,8 tương tự đổi bên
- Chân: + Nhịp 1: 2 tay dang ngang
+ Nhịp 2: Khụy gối 2 tay đưa về phía trước
+ Nhịp 3: Về N1
+ Nhịp 4: Tư thế chuẩn bị
+ Nhịp 5,6,7,8 tương tự
- Bật: Bật dạng chân khép chân
* Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu bài học mới
- Hôm nay cô và các con cùng nhau thực hiện vận động “ Đi trên dây”
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích
- Làm mẫu lần 2: Kết hợp với giải thích
* Kỹ thuật: TTCB: Cô làm mẫu lần 2 vừa tập vừa phân tích động tác: Cô đứng
trước vạch chuẩn 2 tay dang ngang để giữ thăng bằng cho cơ thể mắt nhìn thẳng
sau đó bước một chân lên trước dẫm vào dây rồi bước chân tiếp theo lên .Cứ như
thế đi trên dây cho đến khi hết đoạn dây mà không được đi ra ngoài dây.(Cô chú ý
sửa sai cho trẻ)
- Hai đội thi đua thực hiện vận động
- Cá nhân thực hiện
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ thực hiện
* Trò chơi vận động: “Chuyền bóng qua đầu”
- Cách chơi : Trẻ đứng thành 2 hàng dọc theo tổ, cách nhau 1 cánh tay, chân dang
rộng bằng vai. Trẻ đứng hàng đầu cầm bóng bằng 2 tay đưa lên đầu, hơi ngả ra
sau. Trẻ thứ 2 đón bóng bằng 2 tay và đưa cho trẻ tiếp theo. Tiếp tục như vậy đến
cuối hàng và chạy lên mang bóng cho cô. Đội nào mang bóng lên trước mà không
rơi bóng sẽ là đội thắng cuộc.
- Luật chơi : Đội làm rơi bóng sẽ chơi chuyền bóng lại từ đầu.
- Củng cố: Nhắc lại đề tài
- Nhận xét tuyên dương
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh
- Cho cháu đi hít thở nhẹ nhàng.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: (Góc trung tâm): Trẻ biết xây bể bơi
+ Yêu cầu: Trẻ biết xây bể bơi có tường rào, cổng ngõ, phòng vé, vườn hoa, cây
xanh, thảm cỏ, khu vui chơi có xích đu cầu trượt, bàn ghế đá.
+ Chuẩn bị: Gạch, cổng ngõ, cây xanh, ngôi nhà, các loại hoa, bàn ghế đá, ô dù, .
bồn hoa, xích đu , cầu trượt, thảm cỏ, hồ bơi.
+ Trẻ biết phối hợp với nhau trong khi chơi, giao lưu giữa các góc chơi, biết giữ
gìn sản phẩm của mình làm ra.
Góc phân vai: Trẻ biết chơi đóng vai, bán hàng, cô giáo, bác sĩ.
+ Chuẩn bị: Đồ chơi bán hàng, đồ chơi nấu ăn, thực phẩm ăn uống, thẻ tiền. Trang
phục nấu ăn, trang phục cô giáo, trang phục bác sĩ.
Góc học tập: Trẻ biết tập đếm, ghép hình từ que tính, dán các nhóm số lượng 1-9,
xếp hột hạt thành chữ cái đã học, tô màu chữ cái g,y
+ Chuẩn bị: Que tính, giấy A4, số 1-9, loto mặt trời, mây, mưa, hột hạt, chữ cái g,y
Góc thư viện: Trẻ biết xem tranh, ảnh, truyện về cảnh biển, nhu cầu của nước .
+ Chuẩn bị: Tranh truyện, hình ảnh về nhu cầu nước, cách tiết kiệm nước, câu
chuyện : Giọt nước tí xíu, câu chuyện về giọt nước.
V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động mở đầu: Cho trẻ chơi trò chơi: “ Tập tầm vông”
- Hoạt động có chủ đích : Bé vui học toán
- Trò chơi vận động : Ai nhanh nhất
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
VI. ĂN, NGỦ, VỆ SINH
- Trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Trẻ biết rửa tay đúng cách, sử dụng nước tiết kiệm, rửa tay bằng xà phòng
- Chuẩn bị bàn ăn: Đĩa đựng thức ăn rơi, khăn lau tay, bình hoa
- Trẻ ăn không làm rơi vãi thức ăn ra ngoài, ăn hết xuất hết phần, không nói
chuyện
- Chuẩn bị đủ giường ngủ cho mỗi trẻ. Trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc.
VII. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Bé với câu chuyện: “Câu chuyện về giọt nước”
- Trẻ chơi tự do ở các góc
VIII. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ
- Cô hướng dẫn trẻ cất dọn đồ dùng cá nhân
- Trả trẻ, dặn dò trẻ những việc cần thiết vào ngày mai
- Trao đổi với phụ huynh về những việc xảy ra trong ngày của trẻ
IX. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ÍCH LỢI CỦA NƯỚC
Thứ sáu, ngày 24 tháng 03 năm 2023

I. ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân
- Nhắc trẻ sát khuẩn tay
- Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về những vấn đề trẻ học trong ngày
- Trò chuyện với trẻ về một số loại nước giải nhiệt mùa nắng nóng
- Ổn định trẻ, điểm danh, chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo
II.THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
*Tập với bài: “Bé yêu biển lắm” kết hợp dụng cụ thể dục vòng và gậy thể dục.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển thẫm mỹ
Hoạt động học: Giáo dục âm nhạc
Đề tài: Vận động minh họa: “Cho tôi đi làm mưa với
* Nội dung tích hợp: Nghe hát “Mưa rơi”

1. Mục đích yêu cầu


* Kiến thức: Trẻ thuộc bài hát, hát vui tươi, đúng nhịp điệu bài hát và biết vận
động minh họa bài hát
* Kỹ năng: Phát triển sự khéo léo của đôi tay
* Giáo dục: Trẻ thích thú tham gia vào tiết học
2. Chuẩn bị
+ Chuẩn bị cho cô
- Giáo án
- Bài giảng điện tử
- Nhạc beat bài hát: Cho tôi đi làm mưa với
- Trò chơi âm nhạc
+ Chuẩn bị cho trẻ
- Trẻ hát thuộc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Nghe và biết được tên bài hát qua giai điệu
* Phương pháp:Phương pháp trực quan minh họa, thực hành trải nghiệm
3. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ xem một số hình ảnh của nước
- Trò chuyện với trẻ dẫn dắt vào đề tài
* Hoạt động 2:
- Giới thiệu lại bài hát, tên tác giả
+ Cho trẻ nghe giai điệu bài hát?
+ Đây là bài hát nào? Do ai sáng tác ?
- Bây giờ lớp mình cùng hát lại bài này nhé.
- Cả lớp hát( 2 lần)
- Để bài hát được hay hơn các con có thích vận động bài hát này không ?
- Cô cho trẻ vận động theo ý thích chuyển đội hình
- Cô vận động (2 lần)
- Cho cả lớp vừa hát vận động ( 2 lần)
+ Tổ - nhóm vận động
+ Cá nhân vận động
- Cô chú ý nhắc nhở trẻ
* Nghe hát: “ Mưa rơi ”.
Hôm nay cô thấy lớp mình học rất là ngoan, vận động lại đẹp nữa. Bây giờ cô sẽ
hát tặng cho lớp mình một bài hát, lớp mình có thích không nào?
Đó là bài “ Mưa rơi ”, các con hãy lắng nghe nhé!
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe.
- Lần 2: Nghe hát, cô và trẻ vận động minh họa theo bài hát.
* Hoạt động 3
- Nhận xét và tuyên dương lớp học.
- Giáo dục
- Vận động lại bài: Cho tôi đi làm mưa với. Kết thúc.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: (Góc trung tâm): Trẻ biết xây bể bơi
+ Yêu cầu: Trẻ biết xây bể bơi có tường rào, cổng ngõ, phòng vé, vườn hoa, cây
xanh, thảm cỏ, khu vui chơi có xích đu cầu trượt, bàn ghế đá, ô dù, bể bơi. Khánh
thành công trình.
+ Chuẩn bị: Gạch, cổng ngõ, cây xanh, ngôi nhà, các loại hoa, bàn ghế đá, ô dù,
xích đu , cầu trượt, thảm cỏ, hồ bơi.
+ Trẻ biết phối hợp với nhau trong khi chơi, giao lưu giữa các góc chơi, biết giữ
gìn sản phẩm của mình làm ra. Nói được ý nghĩa của công trình mình vừa xây
xong, rèn cho trẻ khả năng giao tiếp, mạnh dạn thể hiện vai chơi, khả năng giải
quyết tình huống trong quá trình chơi.
Góc phân vai: Trẻ biết chơi đóng vai gia đình, bán hàng, cô giáo, bác sĩ.
+ Chuẩn bị: Đồ chơi bán hàng, đồ chơi nấu ăn, thẻ tiền. Trang phục nấu ăn, trang
phục cô giáo, trang phục bác sĩ.
Góc tạo hình: Trẻ biết vẽ, tô màu, xé dán tranh biển, vẽ mưa
+ Chuẩn bị: Giấy A4, bút chì, bút màu, màu nước, hồ giấy màu, giấy bìa cứng.
Khăn , tăm bông, cọ.
Góc học tập: Trẻ biết tập đếm, ghép hình từ que tính, làm album nhóm số lượng
1-9,
xếp hột hạt thành chữ cái đã học, tô màu, ghép chữ cái g,y
+ Chuẩn bị: Que tính, giấy A4, giấy bìa, hồ dán, tăm bông, số 1-9, loto mặt trời,
mây, mưa, hột hạt, chữ cái g,y
V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động mở đầu : Cho trẻ chơi trò chơi: “ Ồ sao bé không lắc”
- Hoạt động có chủ đích : Bé thể hiện vai các nhân vật trong câu chuyện: “Câu
chuyện về giọt nước”
- Trò chơi vận động : Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
VI. ĂN, NGỦ, VỆ SINH
- Trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Trẻ biết rửa tay đúng cách, sử dụng nước tiết kiệm, rửa tay bằng xà phòng
- Chuẩn bị bàn ăn: Đĩa đựng thức ăn rơi, khăn lau tay, bình hoa
- Trẻ ăn không làm rơi vãi thức ăn ra ngoài, ăn hết xuất hết phần, không nói
chuyện
- Chuẩn bị đủ giường ngủ cho mỗi trẻ. Trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc.
VII. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Bé sắp xếp đồ chơi gọn gàng
- Bé vui học erobic
- Bé vui học kidsmart
VIII. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ
- Cô hướng dẫn trẻ cất dọn đồ dùng cá nhân
- Trả trẻ, dặn dò trẻ những việc cần thiết vào ngày mai
- Trao đổi với phụ huynh về những việc xảy ra trong ngày của trẻ
IX. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

You might also like