You are on page 1of 17

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN

CHỦ ĐỀ :NGÀY HỘI CỦA CÁC THẦY CÔ GIÁO


Thời gian thực hiện 1 tuần Từ ngày 14/11 đến ngày 18/11/2022

Thứ
Hoạt Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
động
* Thể dục sáng: Tập thể dục theo nhạc : Bông hồng tặng cô
Đón trẻ, - HH: Thổi bóng bay.
thể dục - TV: Hai tay dang ngang, đưa trước ngực.
sáng - BL: 2 tay đưa lên cao, nghiêng người sang 2 bên.
- B: Chân trước chân sau.
Cho cháu ra - Trò chuyện Xếp các hình - Trò chuyện Cho cháu
sân, đàm với trẻ về sự tròn, hình về thời tiết nghe câu
Hoạt động thoại cùng trẻ biết ơn, kính vuông, hình hôm nay. chuyện
ngoài trời về việc làm trọng với tam giác, “Món quà
hàng ngày ở thầy cô giáo. hình chữ tặng cô”.
trường của nhật bằng .
các cô giáo nhành cây
mầm non khô và viên
sỏi.
KPKH: Văn học: Tạo hình: Toán: Âm nhạc:
Hoạt động - Trò chuyện - Thơ: “Cô - Làm thiệp - Sắp xếp - Bông hồng
học về ngày hội giáo của tặng cô giáo theo qui tắc tặng cô.
của các thầy con. nhân ngày
cô giáo 20/11

Hoạt động *Góc phân - Đóng vai - Đóng vai - Chơi đóng - Chơi đóng
góc vai gia đình, bác gia đình, đi vai, gia đình,
vai người gia
- Chơi đóng sĩ nha khoa, chợ, bác sĩ bán hàng, đình đến
vai gia đình, bệnh nhân nhi, bệnh bác sĩ mừng khánh
bác sĩ nha nhân. thành:“Khu
khoa, bệnh tổ chức lễ
nhân. hội 20/11”.
*Góc học tập - Dạy trẻ đọc - Dạy trẻ biết - Dạy trẻ học - Trẻ đến đọc
- Trò chuyện bài thơ “Bàn ơn thầy cô toán, đọc vè, thơ, hát, múa
thêm về ngày tay cô giáo”. giáo giải câu đố chúc mừng
20/11 về chủ đề khánh
thành:“ Khu
tổ chức lễ
hội 20/11”.
*Góc nghệ - Tô màu - Xếp lá - Nặn khung - Trẻ đến đọc
thuật hoa tặng cô sáng tạo tranh hoa thơ, hát, múa
- Vẽ hoa tặng trang trí hoa tặng cô bằng chúc mừng
cô. tặng cô. đất nặn khánh
thành:“ Khu
tổ chức lễ
hội 20/11
*Góc xây - Xây hàng - Xây dựng - Xây vườn - Khánh
dựng(tt) Xây rào bao sân khấu hoa thành:“Khu
dựng khu tổ quanh. tổ chức lễ
chức lễ hội hội 20/11
20/11 mời các góc
đến tham dự
bữa tiệc cùng
chung vui
Vệ sinh, ăn - Tập cho cháu rửa tay trước khi ăn cơm. Vệ sinh sau khi ăn cơm.
trưa, ngủ - Trò chuyện với trẻ về các món ăn trong ngày.
trưa, - Ngủ trưa. Cô nhắc cháu khi ngủ không nói chuyện để yên cho bạn ngủ.
Ăn phụ cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, sửa tư thế ngủ cho trẻ.
- Ăn phụ. Cho cháu ăn hết suất ăn của mình.
- Cho cháu - Cho trẻ - Luyện kỹ Làm quen - Làm quen
Hoạt động cùng hát xem video năng vệ sinh Tiếng Anh Tiếng Anh
chiều những bài hát ngày hội cá nhân Chơi tự do + Giao lưu
về chủ đề 20/11 - Làm vở tạo với Kitmats cuối tuần vui
+Làm thơ về - Chơi tự do. hình ngôi nhà vẻ với lớp
cô giáo toán học lớn 2.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Chủ đề: Ngày hội của các thầy cô giáo.
Thứ hai, ngày 14 tháng 11 năm 2022.

1/ ĐÓN TRẺ:
- Cô đón trẻ, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
Cô trò chuyện về chủ đề mới: “Ngày hội của các thầy cô giáo”
2/ THỂ DỤC SÁNG:
Tập theo nhạc: Bông hồng tặng cô
3/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
+ Hoạt động mở đầu: Cho trẻ hát: Bông hoa tặng cô
+ Hoạt động có chủ đích: Đàm thọai cùng trẻ về việc làm hàng ngày ở trường của
các cô: Dạy cháu học, học vẽ, học hát, đọc thơ kể chuyện, hàng ngày cô phải chăm sóc,
nuôi dưỡng các cháu. Qua đó rèn cho trẻ phát triển ngôn ngữ
GD trẻ biết vâng lời cô giáo
+ Hoạt động chơi: Ném bóng vào rổ.
Chuẩn bị: Bóng
+ Cô nêu cách chơi và luật chơi hướng dẫn trẻ chơi .
GD cháu trong khi chơi không chen lấn, chú ý và có trật tự trong khi tham gia chơi.
Quan sát, nhận xét, tuyên dương trẻ chơi.
+ Chơi tự do: Cô quan sát trẻ trong khi chơi, nhắc nhỡ trẻ chơi cẩn thận, biết giữ
an toàn trong khi chơi, không giành đồ chơi với bạn.
- Hết giờ cô tập trung trẻ lại, điểm danh vào lớp.

4/HOẠT ĐỘNG HỌC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC


ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY HỘI CỦA CÁC THẦY CÔ GIÁO

I/ Mục đích yêu cầu:


1/ Kiến thức: Trẻ biết được ngày 20/11 là ngày "Nhà giáo Việt Nam". Trẻ biết
được một số hoạt động diễn ra trong ngày hội của thầy cô giáo.
2/ Kỹ năng: Quan sát, tư duy và ghi nhớ có chủ định.
3/ Thái độ: Trẻ yêu mến kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh về cô giáo đang dạy học. chăm sóc trẻ, các cháu đang tăng hoa cho cô
giáo, cây xanh có dán hoa ghi câu hỏi cho trẻ chơi hái hoa dân chủ
- Giấy A4 bút màu cho trẻ làm bưu thiếp.
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1 : Ổn định, gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát và nhún theo bài hát: "Cô giáo" trên máy.
- Bài hát vừa hát nói về ai? (Trẻ trả lời).
- Vậy các cháu có yêu mến cô giáo không?
- Yêu mến cô giáo thì các cháu phải như thế nào?
Sắp đến ngày 20 tháng 11 rồi vậy các cháu có biết ngày 20-11 là ngày gì không?
Để hòa chung với không khí của ngày hội hôm nay lớp mình tổ chức buổi hái hoa
dân chủ.
* Hoạt động 2: Trò chuyện về ngày Nhà Giáo Việt nam
+ Trò chơi 1: “Hái hoa”
- Cách chơi: 3 đội tham gia chơi, lần lượt từng đội lên hái một bông hoa sau đó cô
đọc câu hỏi giúp các cháu, các bạn hội ý trong thời gian 15 giây và đưa ra đáp án theo
yêu cầu của bông hoa đó. Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi thì đội đó thắng ( Nếu đội
hái hoa không trả lời được đội bạn có quyền bổ sung)
- Ngày Nhà giáo Việt nam là ngày tháng nào?
- Cháu hãy kể ít nhất 2 hoạt động diễn ra trong ngày hội của các thầy cô giáo?
- Các cháu thể hiện lòng biết ơn của mình đối với thầy cô giáo bằng cách nào?
- Các cháu hát một bài nói về thầy cô giáo?
- Các cháu đọc thơ về cô giáo?
- Tại sao có ngày Nhà giáo Việt Nam? Nếu trẻ không trả lời được cô cho trẻ biết.
Để thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” lòng biết ơn của mình đối với thầy cô giáo
cho nên hàng năm cứ đến ngày 20/11 là học trò thể hiện tình cảm của mình đến chúc
mừng thầy cô giáo.
- Ngày Nhà Giáo Việt nam có gì đặc biệt so với các ngày khác? (Các thầy cô được
nhận những lời chúc mừng của học trò mình)
- Cho trẻ biết nghề dạy học là 1 nghề cao quý.
- Cô cho cháu xem tranh ngày lễ 20/11 các hình ảnh về hoạt động của thầy cô giáo.
+ Trò chơi 2: “Đôi tay khéo léo”
- Cách chơi các cháu làm thiệp để tặng thầy cô giáo xem bạn nào làm được tấm
thiệp đép nhất nhé!
* Hoạt động 3: Kết thúc cả lớp cùng đứng lên đồng diễn bài hát “ Bông hồng tặng
cô”
5/ HOẠT ĐỘNG GÓC:
1/Cô giới thiệu chủ đề đang học
2/ Giới thiệu cho trẻ các góc chơi, trò chuyện với trẻ về nội dung chơi ở các góc,
cho trẻ chọn các biểu tượng và về góc chơi, thỏa thuận vai chơi với các bạn.
3/Tổ chức hoạt động:
- Cô chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng đồ chơi ở các góc.
+ Góc xây dựng: Cô cùng trẻ nêu ý tưởng trong tuần như: Xây khu tổ chức lễ hội,
xây hàng rào bao quanh, xây sân khấu, xây vườn hoa.( Hàng rào gạch, nhà bằng bìa cát
tông, hàng rào, hoa….)Cuối tuần - Khánh thành:“Khu tổ chức lễ hội 20/11
Hôm nay thứ 2 cháu sẽ xây gì ? Xây khu tổ chức lễ hội 20/11(Hàng rào, gạch, nhà
bằng bìa cát tông, ….)
Mục đích yêu cầu: Cháu biết thể hiện được đúng vai chơi của mình biết xây hàng
rào...
Chuẩn bị: .( Hàng rào gạch, nhà bằng bìa cát tông, hàng rào, hoa….)
Hỏi trẻ đã chơi những gì ở góc này? Và dự kiến của trẻ sẽ làm gì vào ngày mai.
+ Góc phân vai: Mẹ và con nấu ăn ( đồ dùng nấu ăn, tập dề, rau, củ, quả.)
+ Góc học tập: Trò chuyện thêm về ngày 20/11.( Tranh 20/11, bài thơ, bài hát)
+ Góc nghệ thuật: Vẽ hoa tặng cô.( Bút màu, màu nước….)
* Hết giờ chơi cô cùng cháu đi nhận xét các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ
chơi vào đúng nơi quy định. (Lồng GD cháu biết sáng tạo biết bảo vệ trường lớp sạch sẽ.)
6/ VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA VÀ ĂN PHỤ:
- Vệ sinh cá nhân, ăn trưa, trò chuyện với trẻ các món ăn trong ngày
- Cô chú ý trẻ trong khi ngủ, cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và sửa tư thế ngủ
cho trẻ
- Cho cháu ăn hết xuất ăn của mình.
7. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cho cháu cùng hát những bài hát về chủ đề
- Làm thơ về cô giáo
8. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
…………………………………………………………………………………..…..
….…………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………….……………………………………………..

KẾ HOẠCH GIÁO DỤCNGÀY


Chủ đề: Ngày hội của các thầy cô giáo.
Thứ ba, ngày 15 tháng 11 năm 2022.
1/ ĐÓN TRẺ:
- Cô đón trẻ, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
- Cô giới thiệu chủ đề tuần này, trò chuyện với trẻ về những công việc hàng ngày
của thầy cô giáo, ngày hội nhớ ơn các thầy cô.
2/ THỂ DỤC SÁNG:
- Tập theo nhạc: Bông hồng tặng cô
3/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
+ Hoạt động mở đầu: Cho cháu đọc thơ ”Bàn tay cô giáo”
+ Hoạt động có chủ đích: Hát “ Bông hoa tặng cô”.Cô cùng háu hát thuộc lời bài
hát, hiểu nội dung bài hát. Qua đó rèn cho trẻ hát đúng lời, giai điệu bài hát.
GD trẻ biết ơn thầy cô giáo.
+ Hoạt động chơi:
- Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho cháu chơi 2 – 3 lần.
Quan sát, nhận xét, tuyên dương khích lệ trẻ .
- Trò chơi tự do:Chơi với đồ chơi có sẵn trên sân trường.
Cô quan sát, nhắc nhỡ cháu trong khi chơi.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại nhận xét, tuyên dương và điểm danh cho trẻ rửa tay và
vào lớp.

4. HOẠT ĐỘNG HỌC: VĂN HỌC


ĐỀ TÀI: THƠ: CÔ GIÁO CỦA CON

I. Mục đích yêu cầu:


1/ Kiến thức:Trẻ đọc thuộc bài thơvà hiểu nội dung bài thơ “Cô giáo của con”,
đọc kết hợp thể hiện điệu bộ phù hợp lời bài thơ.
2/ Kiỹ năng: Rèn cho trẻ giọng đọc, nhằm phát triển vốn từ.
3/ Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng cô giáo.
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh họa cho nội dung bài thơ.
+ Lồng ghép: KPKH-ÂN
+ HTTC “ CÂU LẠC BỘ BÉ YÊU THƠ”
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú cho trẻ hát theo nhạc bài hát: “Cô giáo em”
lời dẫn từ bài hát đi đến hoạt động 2. Để kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam hôm nay lớp
mình tổ chức câu lạc bộ bé yêu thơ.
* Hoạt động 2:
+ Bước1:
- Cô đọc lần 1 chậm đọc diễn cảm, giới thiệu tên bài thơ tác giả. ( Hà Quang).
- Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa, xong giảng từ khó. “ Ấm áp” là giọng
nói rất dễ chịu. “Say sưa” Là cuốn hút hoàn toàn vào một công việc hứng thú nào đó
+ Bước 2: Đàm thoại
- Bài thơ nói về nghề gì? ( nghề giáo viên).
- Mỗi khi cô giáo vào lớp bé thấy cô ntn? (Cười tươi).
- Cô không thích điều gì? (Bạn nào hay nghịch cô không thích).
- Vậy cô yêu ai? (Bạn nào chăm ngoan).
- Để cô giáo vui các cháu phải ntn? (Chăm ngoan học giỏi).
- Tác giả so sánh cô giáo đẹp như gì? (Đẹp như hoa rừng). Cho trẻ biết hoa rừng là
một loại hoa tự nhiên không ai trồng và mọc ở rừng nên rất là quý.Tác giả đã dùng nghệ
thuật so sánh.
- Bé đã khẳng định điều gì về cô giáo của mình?(Cô giáo của con ai mà chẳng
quý).
- Hình ảnh của cô giáo trong bài thơ như thế nào?( Rất là đẹp và cao quý ạ).
- Các cháu có yêu cô giáo không? Vì sao?(Cháu trả lời theo suy nghĩ).
-> Lồng GD trẻ chăm ngoan vâng lời cô giáo, cha mẹ, lồng GDVSMT.
-> ND “Bạn nhỏ ca ngợi về hình ảnh cô giáo của mình”
* Hoạt động 3: *Bước 3: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cho cả lớp đọc 2, 3 lần.
- Lớp đọc thơ mỗi tổ 1 lần
-Tổ đọc thơ nối tiếp.
- Cá nhân lên đọc thơ.
+ Trò chơi: “Chung tay cùng bạn”
Cách chơi: Các cháu chia lớp 3 đội các đội xem tranh sau đó dán thành một tập
tranh thơ “Cô giáo của con”, đội nào dán đúng theo nội dung đẹp là thắng, dán xong đọc
tranh thơ đội mình dán được.
+ Cho cháu hát một bài về cô giáo và kết thúc chương trình./.
5. HOẠT ĐỘNG GÓC
1/ Cô hỏi cháu về chủ đề đang học.
2/ Giới thiệu góc chơi, trò chuyện với trẻ về nội dung chơi các góc, hướng dẫn cụ
thể cách chơi ở từng góc, cho trẻ chọn biểu tượng về các góc, thỏa thuận vai chơi với các
bạn trong góc .
3/ Tổ chức cho trẻ hoạt động:
- Cô chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng đồ chơi các góc cho trẻ chơi:
+ Góc xây dựng: Hôm qua các con đã xây gì gì ? Hôm nay các con xây gì (Xây
hàng rào bao quanh)
Mục đích yêu cầu: cháu biết nhập đúng vai chơi của mình
Chuẩn bị: Hàng rào, bìa cát tông,....
+Phân vai: (Chơi đóng vai bán hàng bán các loại mặt hàng,gia đình ,đưa con đi
học ,bác sĩ khám bệnh , kê đơn thuốc.)
+Nghệ thuật: Tô màu bông hoa tặng cô(Tranh vẽ, màu nước, bút màu…)
+Học tập: (Dạy trẻ đọc bài thơ : Bàn tay cô giáo
Góc xây dựng: Hỏi trẻ đã chơi những gì ở góc này? Và dự kiến của trẻ sẽ làm gì
vào ngày mai.
Trong quá trình chơi cô bao quát trẻ chơi, nhập vai chơi cùng trẻ hỗ trợ trẻ khi cần
thiết.
4/ Nhận xét góc chơi cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi qui định.
6/ VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA VÀ ĂN PHỤ:
- Vệ sinh cá nhân, ăn trưa, trò chuyện với trẻ các món ăn trong ngày
- Cô chú ý trẻ trong khi ngủ, cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và sửa tư thế ngủ
cho trẻ
- Cho cháu ăn hết xuất ăn của mình.
7. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Cho trẻ xem video ngày hội 20/11
- Tổ chức hoạt động chuyển bóng vào rổ
8. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………..

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY


Chủ đề: Ngày hội của các thầy cô giáo.
Thứ tư, ngày 16 tháng 11 năm 2022.

1/ ĐÓN TRẺ:
- Cô đón trẻ, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, giới thiệu chủ đề mới: “Ngày
hội của các thầy cô giáo”, cho trẻ chơi tự do.
2/ THỂ DỤC SÁNG:
Tập theo nhạc: Bông hồng tặng cô.
3/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
+ Hoạt động mở đầu: Vận động theo nhạc bài Bông hồng tặng cô.
+ Hoạt động có chủ đích: Cho các cháu chơi Xếp các hình tròn, hình vuông, hình
tam giác, hình chữ nhật bằng nhành cây khô và viên sỏi. Cháu nhận biết được các hình
học, xếp được các hình học từ nhành cây khô và viên sỏi.
Qua đó rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo, sáng tạo.
GD các cháu thích học các hình học
+ Hoạt động chơi:
- Trò chơi: Chuyển bóng bằng giấy
Chuẩn bị: bóng nhựa nhỏ, giấy a4, rổ đựng bóng
Cô nêu cách chơi và luật chơi.Hướng dẫn trẻ trong quá trình chơi,
Nhận xét và tuyên dương
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
Cô quan sát cháu trong khi chơi, nhắc nhỡ cháu cẩn thận, biết giữ an toàn trong
khi chơi.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại và điểm danh cho trẻ vào lớp.

4. HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH


ĐỀ TÀI: LÀM THIỆP TẶNG CÔ GIÁO NHÂN NGÀY 20/11

I. Mục đích yêu cầu:


1.Kiến thức: Trẻ biết cách trang trí một tấm thiệp bằng các họa tiết, hoa văn gần
gũi với cuộc sống của trẻ: bông hoa, lá, hình gợn sóng, hình dích dắc, các hình hình học...
2.Kỹ năng: Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay tính cẩn thận, cho trẻ. Biết cách phối
màu phù hợp giữa hình và thiệp.
3.Giáo dục: Trẻ hiểu ý nghĩa tấm thiệp dùng để làm gì. Dạy trẻ tặng những lời
chúc mừng cô thật tình cảm, lễ phép, trân trọng những sản phẩm của mình.
II.Chuẩn bị:
- Trước một ngày, cô cho trẻ chọn hình ảnh bé thích cắt từ báo, tạp chí thành một
bức tranh.
- Chuẩn bị một số thiệp cũ ghi lời chúc hoặc một số mẫu gợi ý của cô.
- Chuẩn bị một số nguyên vật liệu: màu, kim tuyến, cát màu, kéo, hồ...
+ Lồng ghép: KPKH - ÂN
+ HTTC: Hội thi: “ Họa sĩ nhí”
III. Tiến hành:
*Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cùng trẻ hát bài: “Đi học”
*Hoạt động 2: Trọng tâm
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Mỗi buổi sáng các con đến trường để làm gì?
+ Cô giáo dạy các con những gì?
+ Thế các con có yêu quý các cô giáo ở trường không?
+ Vậy các con có biết hôm nay là ngày gì đặc biệt không? ( Ngày 20/11)
+ Ngày 20 tháng 11 là ngày nhà giáo Việt Nam, là ngày mà chúng ta nhớ về công
ơn của các thầy cô đã chăm sóc dạy dỗ chúng ta đấy, vậy các con phải như thế nào?
- Cô dẫn dắt cho trẻ xem các các bức thiệp mà cô đã làm.
- Cô cho xuất hiện các slide có các mẫu thiệp cho trẻ quan sát và cho trẻ trò chuyện
về các bức thiệp đó.
- Các con thấy tấm thiệp thế nào? Trên thiệp trang trí những gì?
- Thứ tự cô cho trẻ xem vài tấm thiệp khác và trò chuyện.
- Cho trẻ quan sát tấm thiệp cô làm
+ Các con thấy bức thiệp của cô được trang trí như thế nào?
+ Để dán được các bức thiệp thật đẹp thì chúng ta làm cách nào?
+ Các con thấy bố cục của các bức thiệp như thế nào?
- Lần lượt cô cho trẻ quan sát và trò chuyện về các bức thiệp mà cô đã làm.
- Cô khái quát lại những kỹ năng dán, vẽ cần sử dụng trong hoạt động.
- Cô cất các tấm thiệp của cô và hỏi trẻ về ý định thực hiện:
+ Các con định làm những bức thiệp như thế nào? Con sẽ dùng gì để làm thiệp
tặng cô? ( cô gợi ý cho trẻ một số đồ dùng để trẻ thực hiện.)
* Hoạt động 2 :Bé làm thiệp tặng cô.
- Cô cho trẻ hát bài hát “cô giáo em” và đi về ngồi vào nhóm để thực hiện sản
phẩm của mình.
- Cô phát sẵn đồ dùng cho trẻ.
- Cho trẻ thực hiện các bước để làm ra sản phẩm.
- Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát, khuyến khích động viên để trẻ thực hiện.
- Nếu trẻ nào chưa có ý tưởng thì cô gợi ý cho trẻ, nếu trẻ cần cô giúp đỡ thì cô gợi
ý và giúp trẻ các vấn đề khó.
- Cô nhắc nhở trẻ cố gắng hoàn thành sản phẩm khi gần hết giờ.
* Đánh giá sản phẩm .
- Trẻ nào làm xong cô cho mang lên treo lên giá trưng bày sản phẩm.
- Cô mời một số trẻ lên tự nhận xét về sản phẩm của mình và của bạn.
- Cô trò chuyện lại với trẻ về một số các kỹ năng tạo hình mà trẻ vừa sử dụng (Con
sử dụng gì để làm thành tám thiệp này?)
- Cô nhận xét về sự đa dạng, sáng tạo của trẻ, tuyên dương, động viên những trẻ
chưa hoàn thành sản phẩm của mình
*Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng và chuyển hoạt động.
5. HOẠT ĐỘNG GÓC :
1/ Cô hỏi cháu về chủ đề đang học.
2/ Giới thiệu góc chơi, trò chuyện với trẻ về nội dung chơi các góc, hướng dẫn cụ
thể cách chơi ở từng góc, cho trẻ chọn biểu tượng về các góc, thỏa thuận vai chơi với các
bạn trong góc .
3/ Tổ chức cho trẻ hoạt động:
- Cô chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng đồ chơi các góc cho trẻ chơi:
+ Góc phân vai: Hôm qua các con đã xây gì rồi nào? Hôm nay các con sẽ tiếp tục
xây gì?( xây sân khấu)
Mục đích yêu cầu: Cháu biết thể hiện vai chơi, biết cách xây dựng sân khấu đẹp
Chuẩn bị: khối, bìa cát tông....
+ G. phân vai: (Chơi đóng vai bác sĩ khám bệnh , kê đơn thuốc , gia đình đưa con
đi học; bán hàng bán các mặt hàng cóc, khăn, rau, quả.)
+ G.nghệ thuật : Xếp lá sáng tạo trang trí hoa tặng cô( bổ sungnguyên vật liệu
thiên nhiên, lá cây, hoa….)
+ G.học tập: Dạy trẻ biết ơn thầy cô giáo
*Cô hướng dẫn và quan sát trẻ chơi. Nhắc nhỡ trẻ tạo mối giao lưu giữa các nhóm
chơi với nhau ,cô tham gia chơi với trẻ để tạo tình huống.
- Hết giờ cô cùng trẻ đi nhận xét các góc chơi
+ Góc xây dựng : Hỏi trẻ đã chơi những gì ở góc này? Và dự kiến của trẻ sẽ làm
gì vào ngày mai.
- Cô nhận xét chung các góc chơi và tuyên dương trẻ.
6/ VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA VÀ ĂN PHỤ:
- Vệ sinh cá nhân, ăn trưa, trò chuyện với trẻ các món ăn trong ngày
- Cô chú ý trẻ trong khi ngủ, cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và sửa tư thế ngủ
cho trẻ
- Cho cháu ăn hết xuất ăn của mình.
7. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Luyện kỹ năng biết mặc áo, mặc quần.
- Làm vở tạo hình.
8. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY:
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….……...
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY


Chủ đề: Ngày hội của các thầy cô giáo.
Thứ năm, ngày 17 tháng 11 năm 2022

1/ ĐÓN TRẺ:
- Cô đón trẻ, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
2/ THỂ DỤC SÁNG:
Tập theo nhạc: Bông hoa tặng cô
3/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
+ Hoạt động mở đầu: Trò chơi: Tập tầm vông
+ Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện với trẻ về thời tiết hôm nay.
Cháu nhận biết được thời tiết hôm nay như thế nào? (trời nắng nóng hay lạnh).Qua
đó rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin hợp tác cùng cô qua trả lời các câu hỏi
GD trẻ biết được cách mặc trang phục phù hợp với thời tiết (trời nắng thì mang áo
quần ngắn, đi ra ngoài phải đội mũ; trời lạnh thì mặc áo đồ ấm)
+ Hoạt động chơi:
- Trò chơi: Rồng rắn lên mây
Cô nêu cách chơi. Luật chơi và cho cháu chơi 2 – 3 lần.
Cô quan sát nhận xét cháu chơi.
- Trò chơi tự do:Chơi với cầu trượt, xích đu đồ chơi có sẵn tron sân
-> Lồng giáo dục cháu biết cẩn thận và giữ trật tự trong khi chơi, giúp đỡ bạn trong
khi chơi.
Cô quan sát cháu trong khi chơi, nhắc nhỡ cháu biết giữ an toàn.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại và điểm danh cho trẻ vào lớp.

4 /HOẠT ĐỘNG HỌC : LÀM QUEN VỚI TOÁN


Đề tài : SẮP XẾP THEO QUY TẮC
I.Mục đích yêu cầu:
1/Kiến thức : - Trẻ phát hiện và nêu lên các quy tắc sắp xếp của 2 đối tượng.
- Trẻ biết cách sắp xếp các đối tượng theo mẫu.
2/Kỹ năng - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ, kĩ năng sắp xếp các đối tượng theo qui
tắc cho trẻ
3/Giáo dục : Cháu thích học toán, tích cực tham gia vào các hoạt động cùng bạn.
II.Chuẩn bị:
- Mô hình vườn hoa
- Bài hát: Màu Hoa, em yêu cây xanh
- Mỗi trẻ 8 bông hoa; 4 hoa đỏ, 4 hoa vàng.
- Mỗi trẻ 3 thẻ số:1,2,3.
-Tích hợp: MTXQ, âm nhạc
*HTTC: Trò chơi bé vui học toán
III. Tiến hành
*Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài :"Màu Hoa"
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Trong bài hát có những hoa gì ?
- Hoa có ý nghĩa gì với con người?
- Giáo dục trẻ biết yêu quí, bảo vệ hoa
- Dẫn trẻ đến thăm vườn hoa mùa xuân
*Hoạt động 2: Trọng tâm
HĐ 1: Nhận biết qui tắc sắp xếp.
- Đã đến vườn hoa mùa xuân rồi.
- Trong vườn có trồng những loại hoa gì?
- Con có nhận xét gì về luống hoa thứ nhất?( trồng 1 cây hoa hông đến 1 cây hoa
cúc, 1 cây hoa hông…)
+ Luống hoa thứ 2 được trồng như thế nào?( trồng 1 cây hoa đồng tiền đến 1 cây
hoa cúc, 1 cây hoa đồng tiền…)
+ Còn luống hoa này có gì đặc biệt?
=>Như vậy việc trồng hoa ở mỗi luống theo một trình tự nhất định được lặpđi lặp
lại nhiều lần gọi là qui tắc.
HĐ 2: Dạy trẻ sắp xếp theo quy tắc 2 đối tượng.
a) Sắp xếp theo yêu cầu.
* Lần 1: Sắp xếp theo qui tắc 1 hoa đỏ -1 hoa vàng.
- Cho trẻ quan sát mẫu sắp xếp của cô và nêu nhận xét.
- Con có nhận xét gì về cách sắp xếp hoa của cô?
- Cho trẻ sắp xếp theo mẫu của cô.
- Cô quan sát và hỏi trẻ nêu cách sắp xếp của mình
* Lần 2: Sắp xếp theo qui tắc 1 hoa đỏ - 2 hoa vàng
- Cho trẻ quan sát mẫu sắp xếp của cô và nhận xét
- Con có nhận xét gì về cách sắp xếp các cây hoa này của cô?
- Cho trẻ sắp xếp theo mẫu của cô. Cô quan sát và cho trẻ nêu cách sắp xếp của
mình.
* Lần 3: sắp xếp theo qui tắc 2 hoa đỏ - 1 hoa vàng.( Tương tự như trên)
- Như vậy cô đã hướng dẫn các con mấy cách sắp xếp theo qui tắc 2 đối tượng? Đó
là những cách nào?
.=>Việc sắp xếp các cây hoa lặp đi lặp lại nhiều lần theo một trình tự nhất định gọi
là sắp xếp theo quy tắc.
+ Tạo quy tắc sắp xếp theo ý thích của trẻ:
- Cho trẻ lấy hoa và sắp xếp theo cách của trẻ.
- Cho 3-4 trẻ nêu cách sắp xếp của mình. Hỏi trẻ :
- Có bạn nào có cách sắp xếp giống bạn không?
- Cô nhận xét cách sắp xếp của trẻ.
TC: Ôn luyện
* Trò chơi : Ai nhanh nhất?
- CC: Cô chia lớp thành 3 đội. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là phải sắp xếp các bông
hoa theo đúng các qui tắc cho trước. Khi có hiệu lệnh của cô bạn đầu tiên của 2 đội chạy
lên nhặt hoa và xếp lên bảng cho cô. Sau đó về cuối hàng.Đội nào xếp nhanh và đúng là
đội thắng
- LC: Chơi theo luật tiếp sức,mỗi lần chơi chỉ được lấy 1 hoa .Thời gian chơi diễn
ra là 1 bản nhạc.
- Trẻ chơi. Cô bao quát
- Nhận xét kết quả chơi. Tuyên dương trẻ
*Hoạt động 3: Kết thúc
Trò chơi bé vui học toán của chúng ta đến đây đã hết rồi .Cô chào c/cháu
5. HOẠT ĐỘNG GÓC
1/ Cô hỏi cháu về chủ đề đang học.
2/ Giới thiệu góc chơi, trò chuyện với trẻ về nội dung chơi các góc, hướng dẫn cụ
thể cách chơi ở từng góc, cho trẻ chọn biểu tượng về các góc, thỏa thuận vai chơi với các
bạn trong góc .
3/ Tổ chức cho trẻ hoạt động:
- Cô chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng đồ chơi các góc cho trẻ chơi:
+ Góc xây dựng: Ở góc này các con đã xây được g gì rồi nào?
Vậy hôm các con tiếp tục xây gì nào(Xây vườn hoa)
Mục đích yêu cầu: Cháu xây được vườn hoa
Chuẩn bị: Các cây hoa lớn nhỏ..
+ Góc học tập: Dạy trẻ học toán, đọc vè, giải câu đố về chủ đề( Tranh ảnh, đồ
dùng học toán như nắp chai, hình học,vật liệu từ lá cây…..)
+ Phân vai: (Chơi đóng vai bác sĩ, gia đình,đưa con đi học bác sĩ khám bệnh cho
các cháu,bán hàng..)
+ Góc nghệ thuật: Nặn khung tranh của trẻ bằng đất nặn( đất nặ, bảng con….)
Trong quá trình chơi cô bao quát trẻ chơi, nhập vai chơi cùng trẻ hỗ trợ trẻ khi cần
thiết.
4/ Nhận xét góc chơi cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi qui định.
6/ VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA VÀ ĂN PHỤ:
- Vệ sinh cá nhân, ăn trưa, trò chuyện với trẻ các món ăn trong ngày
- Cô chú ý trẻ trong khi ngủ, cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và sửa tư thế ngủ
cho trẻ
- Cho cháu ăn hết xuất ăn của mình.
7. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen Tiếng Anh
Chơi tự do với Kitmats ngôi nhà toán học
8. ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY
……………………………………………………………………………………….
……………………………….……………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY


Chủ đề: Ngày hội của các thầy cô giáo.
Thứ sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2022.

1/ ĐÓN TRẺ:
- Cô đón trẻ, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trò chuyện về chủ đề 20/11
2. THỂ DỤC SÁNG:
Tập theo nhạc: Bông hồng tặng cô
3/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
+ Hoạt động mở đầu: Trò chơi ”tìm bạn thân”
+ Hoạt động có chủ đích: Cho cháu nghe câu chuyện “Món quà tặng cô”.
Cháu biết được tên câu chuyện, tên tác giả. Cháu biết được trong câu chuyện có
những nhân vật nào, hiểu nội dung câu chuyện. Qua đó rèn cho trẻ kỹ năng phát triển
ngôn ngữ. GD trẻ biết kính trọng lễ phép với thầy cô giáo.
+ Hoạt động chơi:
- Trò chơi vận động: Ném vòng cổ chai.
Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho cháu chơi 2 – 3 lần
GD cháu trong khi chơi không chen lấn, chú ý và có trật tự trong khi tham gia chơi.
Quan sát, nhận xét, tuyên dương trẻ chơi
- Trò chơi tự do: Cháu chơi với đồ chơi sẵn có trong sân trường.
Cô q/s cháu trong khi chơi, nhắc nhỡ cháu cẩn thận, biết giữ an toàn trong khi chơi.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại và điểm danh cho trẻ vào lớp.

4. HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC


Hát - VĐ múa bài “Bông hoa tặng cô”
Nghe hát: Nhớ ơn thầy cô
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức: 1. Kiến thức: Trẻ hát thuộc bài hát và biết múa các động tác minh hoạ
theo lời ca bài hát: “Bông hoa tặng cô”.
2.Kỹ năng: - Phát triển tai nghe nhạc, kỹ năng biểu diễn nghệ thuật cho trẻ.
- Rèn kỹ năng vận động theo nhạc đúng với lời ca.
3.Giáo dục: - Tự tin, tích cực tham gia hoạt động hát vận động bài: “Bông hoa tặng
cô” và trò chơi âm nhạc.
- Biết ơn và kính trọng cô giáo.
II.Chuẩn bị:
- Cô chuẩn bị nhạc bài “Bông hoa tặng cô”, “Nhớ ơn thầy cô” .
- Loa, đài
- Địa điểm: Trong lớp học.
- Tên bài, trống lắc.
+ Lồng ghép: KPKH-ÂN.
+ HTTC: “Bé vui các hát ngày hội”
III.Tiến hành:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ chơi trò chơi: Đoán tên bài hát
*Hoạt động 2: Trọng tâm
Hát- múa bài: “Bông hoa tặng cô”
- Cô đánh đàn bài hát: “Bông hoa tặng cô”
+ Đó là bài hát gì? của nhạc sỹ nào?
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài “Bông hoa tặng cô”
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Tình cảm của các con đối với cô như thế nào?
- Cô hát- múa theo lời ca bài “Bông hoa tặng cô” cho trẻ xem
- Cô làm mẫu chậm các động tác múa bài: “Bông hoa tặng cô” cho trẻ xem
- Dạy trẻ hát- múa bài “Bông hoa tặng cô”
- Từ “Em trồng dàn bông… bông hồng” tay trước tay sau vẫy vẫy kết hợp nhún
chân theo nhịp
- Từ “ Cây bông hồng… chúng em” Hai tay đưa ra trước ngang tầm ngực vấy vẫy
kết hợp nhún chân
-Từ “Cây bông hồng … êm” một tay chống hông, một tay giơ ra phía trước và đổ
bên kết hợp nhún theo nhịp
- Khi trẻ múa, Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cô mở bài hát “Bông hoa tặng cô” cho tổ-nhóm- cá nhân hát, múa.
- Cô mở nhạc bài hát “Bông hoa tặng cô” cho cả lớp cùng hát - múa
- Cho trẻ đọc bài thơ: Bàn tay cô giáo
* Nghe hát: Cô giới thiệu bài hát “Nhớ ơn thầy cô”
- Cô hát cho trẻ nghe kết hợp làm điệu bộ minh hoạ theo bài hát
- Hỏi trẻ : Cô vừa hát bài hát gì?
- Cô mở bài “Nhớ ơn thầy cô” cho trẻ nghe
*Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
5. HOẠT ĐỘNG GÓC :
1/ Cô hỏi cháu về chủ đề đang học.
2/ Giới thiệu góc chơi, trò chuyện với trẻ về nội dung chơi các góc, hướng dẫn cụ
thể cách chơi ở từng góc, cho trẻ chọn biểu tượng về các góc, thỏa thuận vai chơi với các
bạn trong góc
3/ Tổ chức cho trẻ hoạt động:
- Cô chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng đồ chơi các góc cho trẻ chơi:
+ Góc xây dựng: - Khánh thành:“Khu tổ chức lễ hội 20/11 mời các góc đến tham
dự bữa tiệc cùng chung vui
Mục đích yêu cầu: Cháu đã xây được khu tổ chức lễ hội, xây hàng rào bao quanh,
xây sân khấu, xấy xườn hoa,tổ chức lễ hội 20/11
Chuẩn bị: Bàn, ghế.., để tặng cho góc xây dựng
+ Góc học tập: Đọc thơ “Cô giáo của con”
+ Góc nghệ thuật: Hoàn thành các sản phẩm.Chọn sản phẩm đẹp để tặng cho góc
xây dựng
+ Phân vai: Chơi đóng vai GĐ Ba mẹ đưa con đến dự khánh thành tổ chức lễ hội.)
4/ Nhận xét góc chơi cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi qui định.
6/ VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA VÀ ĂN PHỤ:
- Vệ sinh cá nhân, ăn trưa, trò chuyện với trẻ các món ăn trong ngày
- Cô chú ý trẻ trong khi ngủ, cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và sửa tư thế ngủ
cho trẻ
- Cho cháu ăn hết xuất ăn của mình.
7. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Làm quen Tiếng Anh
+ Giao lưu cuối tuần vui vẻ với lớp lớn 2.
8. ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY:
……………………………………………………………………………….
……….
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

You might also like