You are on page 1of 17

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN

Chủ đề: NGÔI NHÀ THÂN YÊU.


Thời gian thực hiện: Từ ngày 04/12 đến ngày 08/12/2023

Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6


* Thể dục buổi sáng trẻ tập cùng cô theo nhạc bài “ Nhà của tôi”
Thể dục + Hô hấp: Thổi bóng bay
sáng + Tay vai: đưa tay ra trước, dang ngang
+ Bụng, lườn: Đứng 2chân dang rộng bằng vai, 2 tay dơ cao qua đầu
+ Chân: 2 tay chống hông, đưa từng chân ra trước
+ Bật: Bật tại chỗ
Trò chuyện Kể chuyện Xếp theo Bé đọc thơ Trò chuyện
với trẻ về các sáng tạo về hình vẽ ngôi hay: Ngôi về thời tiết
Hoạt động kiểu nhà. ngôi nhà của nhà gia đình nhà hôm nay
ngoài trời gia đình bé. bé bằng hột
hạt, cây
que ...
+ KPKH + TD + TH + Âm + Tóan
Trò chuyện về Bật nhảy từ Tự tạo ngôi nhạc: - Xác định vị
các kiểu nhà trên cao nhà theo ý Nhà của tôi trí của đồ vật
Hoạt động xuống(cao thích của bé (Phía trái-
học 30-35cm) phía phải) so
với bản thân
trẻ, so với
bạn khác.
+ G.Thư
viện(tt) Tổ
chức buổi - Xếp hình - Sưu tầm - Làm - Triển lãm,
triển lãm sách, tranh vẽ ngôi tranh về các Album sách,truyện
truyện tranh nhà gia đình kiểu nhà. sách,truyện tranh về
Hoạt động về ngôi nhà bé. tranh về ngôi nhà của
góc của gia đình ngôi nhà. gia đình bé.
bé.
- Xem tranh
về ngôi nhà.

+ G.Xây
dựng - Bổ sung - Xây thêm - Xây nhà -Hoàn thành
- Các cháu hàng rào, quay hàng hàng bán và trang trí
xây ngôi nhà cổng ngõ bán nước giải nước giải nhà hàng.
sàn quê bé khát có cổng khát , bổ
ngõ, vườn sung thêm
hoa, cây cỏ,... cây xanh,
+ G. Phân vai con đường,.
- Các cháu - Trẻ chơi chế - Các cháu - Trẻ chơi
chơi gia đình. biến thức ăn, chơi gia đình, gia đình mẹ
bố, mẹ đưa bán hàng, bác nấu ăn, bố
con đi học. sỹ. đưa con đi
học, bác sỹ,
bán hàng.
+ G. Học tập - Xem tranh - Nối chữ số - Cho trẻ xâu
thơ “ Ngôi 3,4,5 với nắp chai,
nhà” nhóm phù ống hút đến
hợp. tặng buổi
+ G.Nghệ - Xếp ngôi - Tô màu triển lãm .
thuật nhà bằng cây, ngôi nhà của -Nặn ngôi - Cắt dán
- Vẽ theo ý que, hột hạt, gia đình bé. nhà bé thích ngôi nhà của
thích. …theo ý gia đình bé.
thích của bé. Và đến thăm
quan buổi
triễn lãm

Vệ sinh, - Vệ sinh cá nhân, ăn trưa, trò chuyện với trẻ các món ăn trong ngày.
ăn trưa, - Cô chú ý trẻ trong khi ngủ, cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và sửa tư thế
ngủ trưa, ngủ cho trẻ trong khi ngủ.
ăn phụ - Cho cháu ăn hết xuất ăn của mình.
Hoạt động - Kể chuyện - Làm quen - Thực hiện ở - Làm quen - Làm vở
chiều sáng tạo về tiếng Anh LQCC tiếng Anh Toán
ngôi nhà cùa (GV chuyên) - Nhặt rác , (GV - Sinh hoạt,
gia đình bé. - Nhảy dân chơi ở ngoài chuyên) Nêu gương
- Cháu chơi ở vũ . sân trường -Chơi theo bé ngoan
các góc theo ý ý thích cuối tuần
thích
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Chủ đề: NGÔI NHÀ THÂN YÊU.
Thứ hai ngày 04 tháng 12 năm 2023

1. ĐÓN TRẺ
- Cô ân cần đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng và cất khẩu trang đúng nơi qui
định, chào ba mẹ, chào cô giáo.
- Trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe trẻ và tâm trạng của trẻ. Cô trò
chuyện với trẻ, cho trẻ chơi trong lớp và khu vực ngoài hiên.

2. THỂ DỤC SÁNG


- Thể dục: Tập theo bài hát “ Nhà của tôi”

3. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:


+ Hoạt động mở đầu: Cô cùng các cháu đi một vòng quan sát quanh sân trường và
hát nhà của tôi.
+ Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện với trẻ về các kiểu nhà. Cho trẻ biết được đặc
điểm nổi bật của các kiểu nhà và biết các nguyên vật liệu để làm nhà. Rèn cho trẻ
biết trả lời đúng, chia sẽ hợp tác cùng cô và bạn. Nhằm giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ
sinh ngôi nhà sạch sẽ.
+ Hoạt động chơi:
- Trò chơi vận động: Xây nhà.
Cô nêu cách chơi và luật chơi.
Gd trẻ khi chơi cẩn thận, không tranh dành , chen lấn nhau
- Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi ngoài trời, chơi xếp ngôi nhà bằng cây que, kẹp
bóng,...Cô quan sát, để ý nhắc nhở trẻ chơi cẩn thận.
* Kết thúc buổi chơi cô cho trẻ xếp hàng kiểm tra số lượng để vào lớp.

4. HOẠT ĐỘNG HỌC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC


Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC KIỂU NHÀ.

I. Mục đích yêu cầu:


1.Kiến thức: Trẻ biết được 2 – 3 kiểu nhà và một số vật liệu để làm nhà như gạch, cát,
gỗ, xi măng. Biết được địa chỉ nhà mình đang ở,biết các phần của nhà.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ.
3. Giáo dục: Giáo dục trẻ yêu mến ngôi nhà mình đang sống, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng.
II. Chuẩn bị :
-Tranh vẽ nhà xây, nhà sàn, mô hình nhà.
+ Lồng ghép: Âm nhạc-Toán.
+ Hình thức: Quan sát đàm thoại, trò chơi
III.Tiến hành :
* Hoạt động 1: Ổn định và giới thiệu
- Cô cho trẻ hát bài “Nhà của tôi”
- Trò chuyện về nội dung bài hát
+ Ai cũng có ngôi nhà của mình,và trong ngôi nhà có Bố,Mẹ,con cái và còn có Ông,
Bà sống chung. Bây giờ cô và các cháu cùng trò chuyện về ngôi nhà nhé.
* Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động
- Cô mời trẻ lên kể về ngôi nhà của mình.
+ Nhà con ở đâu? nhà có những ai chung sống? Nhà cháu là nhà gì? cao hay thấp?
tường nhà làm bằng gì ?nhà cháu màu gì? ....
+ Trong nhà có những đồ dùng gì?
-> GD: Trong nhà có rất nhiều đồ dùng bằng điện,vì vậy khi đi ra ngoài các cháu
nhớ tắt điện tắt quạt,tivi...đó là cách tiết kiệm điện đấy.
- Cho trẻ xem tranh các kiểu nhà, giới thiệu cho trẻ biết:
+ Nhà cao tầng: là nhà có 2 tầng trở lên, được xây bằng xi măng, cát, gạch, sắt...kiểu
nhà này thường thấy nhiều ở thành phố.
+ Ở nông thôn thường có “nhà trệt”. Được làm bằng gỗ, mái nhà được lợp bằng ngói
hoặc tôn,
+ Ở miền núi thường thấy có “nhà sàn” được làm bằng tre, lợp mái bằng tranh, hoặc
lá cọ.
- Các kiểu nhà này giống và khác nhau ở điểm nào?
+ Giống: Đều là ngôi nhà để mọi người trong gia đình ở.
+ Khác: Về kiểu nhà, vật liệu để làm nên ngôi nhà.
+ Các cháu có biết ai đã làm nên ngôi nhà cho các cháu ở không? (bác thợ mộc,thợ
xây, và còn kiến trúc sư nữa đấy)
+ Vậy các cháu thích sống trong ngôi nhà như thế nào? vì sao?
- GD: Các cháu à! bố mẹ đã vất vả kiếm tiền để làm ra một ngôi nhà dù là nhà
xây,nhà gỗ hay nhà sàn c/c cũng phải biết giữ gìn, bảo vệ, dọn dẹp ngôi nhà cho gọn
gàng và sạch sẽ nhé.
*Trò chơi: “Bác thợ xây tài ba”
- CC: Cô chia trẻ thành 3 đội phát cho mỗi đội một rổ có các bộ phận rời của ngôi
nhà và các đồ vật trang trí cho ngôi nhà. Trẻ lần lượt lên ghép để hoàn thành ngôi
nhà hoàn chỉnh.
- LC: Mỗi lần ghép chỉ được lấy 1 bộ phận
- Cô tổ chức cho cả lớp chơi (2 lần )
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình.
- Nhận xét chung về buổi hoạt động của trẻ
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho lớp hát bài: “Ngôi nhà của bé”

5. HOẠT ĐỘNG GÓC :


1. Cô gợi ý hỏi trẻ chủ đề đang học, cho trẻ đồng thanh chủ đề, trò chuyện về
nhiệm vụ từng góc thực hiện trong tuần.
2. Giới thiệu góc chơi, nội dung chơi các góc, hướng dẫn cụ thể cách chơi các góc,
thỏa thuận vai chơi với trẻ ở các góc, chọn biểu tượng trẻ thích về góc.
3. Tổ chức cho trẻ hoạt động:
- Cô chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi các góc cho trẻ chơi:
Trao đổi với trẻ về ý của góc trọng tâm trong tuần: Trẻ thảo luận ý tưởng trong tuần
sẽ làm album sách, triễn lãm truyện tranh về ngôi nhà.
+ G. Thư viện (Trọng tâm): Gợi ý cho trẻ ý tưởng chơi của góc trong 1 tuần , tổ chức
buổi triển lãm sách, truyện tranh về ngôi nhà của gia đình bé vào ngày cuối tuần nên
hôm nay các con sẽ Xem tranh về ngôi nhà.
Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết một số kiểu nhà và đặc điểm cơ bản về hình dạng của ngôi nhà và biết màu
sắc cô sử dụng để tạo nên ngôi nhà đẹp.
- Biết đặt tên cho sản phẩm .
-Chuẩn bị: tranh ảnh về ngôi nhà.
+ G. Xây dựng: Các cháu xây nhà hàng bán nước giải khát.
-Chuẩn bị: hàng rào, gạch ,khối, cây xanh, lon nước giải khát.
+ G. Phân vai: Các cháu chơi gia đình.
-Chuẩn bị: đồ dùng gia đình
+ G. Nghệ thuật: Vẽ theo ý thích.
-Chuẩn bị: Bàn ghế, giấy a4, màu sáp
Trong quá trình chơi cô bao quát trẻ chơi, nhập vai chơi cùng trẻ, hỗ trợ trẻ khi cần
thiết.
4. Nhận xét góc chơi và cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi.

6/ VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA VÀ ĂN PHỤ:


- Vệ sinh cá nhân, ăn trưa, trò chuyện với trẻ về các món ăn hằng ngày.
- Cô chú ý trẻ trong khi ngủ, cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và sửa tư thế ngủ cho
trẻ.
- Động viên và cho trẻ ăn hết suất ăn của mình

7. HOẠT ĐỘNG CHIỀU :


- Kể chuyện sáng tạo về ngôi nhà cùa gia đình bé
- Cháu chơi ở các góc theo ý thích.
-Vệ sinh, trả trẻ.

8. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY:


……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
…………….………………………………………………………………...............
……………………………………………………………………………………….
…….………………………………………………………………………………...
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Chủ đề: NGÔI NHÀ THÂN YÊU.
Thứ ba ngày 05 tháng 12 năm 2023

1. ĐÓN TRẺ
- Cô đón trẻ, hướng dẫn trẻ sát khuẩn trước khi vào lớp.
- Trò chuyện với trẻ, gợi ý cho trẻ kể lại sự việc ngày hôm qua.

2. THỂ DỤC SÁNG


- Thể dục: Tập theo bài hát “ Nhà của tôi”

3. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :


+ Hoạt động mở đầu: Cô cho trẻ đọc thơ “ Ngôi nhà” và Trò chuyện về bài thơ
+ Hoạt động có chủ đích: Kể chuyện sáng tạo về ngôi nhà của gia đình bé.
-Cho trẻ biết kể theo sự hiểu biết của mình, kể về ngôi nhà mình đang ở. Qua đó rèn
cho trẻ phát âm rõ, trả lời hết câu.
- GD trẻ chăm ngoan, lễ phép.
+ Hoạt động chơi:
- Trò chơi vận động: Về đúng nhà của gia đình bé
Cách chơi: Cô phát cho mỗi cháu 1 thẻ chữ số 1,2,3 và cho trẻ đi vòng tròn và hát
bài trời nắng trời nắng khi có hiệu lệnh cô mưa to rồi mau về nhà thôi thì cháu nào
cần thẻ chữ số nào thì về nhà có chữ số đó.
Luật chơi: Bạn nào về không đúng nhà thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi
Cho trẻ chơi 3 -4
Nhận xét – tuyên dương
- Chơi tự do: Chơi các đồ chơi sẵn trên sân và chơi vẽ ngôi nhà trên cát, nhặt lá
vàng trên sân,...
Cô quan sát, để ý nhắc nhỡ trẻ chơi cẩn thận.
* Kết thúc buổi chơi cô cho trẻ xếp hàng kiểm tra số lượng để vào lớp.

4. HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC


Đề tài: BẬT NHẢY TỪ TRÊN CAO XUỐNG (cao 30 – 35 cm)

I. Mục đích yêu cầu


1. Kiến thức
- Trẻ nhớ và thực hiện các động tác tay, chân, bụng, bật.
- Biết thực hiện vận động bật nhảy từ trên cao xuống theo yêu cầu, biết cách thức
thực hiện vận động.
- Phối hợp vận động chạy khi tham gia trò chơi.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phối hợp bật nhảy từ trên cao xuống.
- Luyện và phát triển vận động chạy và phản ứng kịp thời theo hiệu lệnh của cô
- Chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô
- Rèn luyện tính kiên trì cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
- Rèn luyện ý thức tổ chức kĩ luật cho trẻ.
II. Chuẩn bị
- Xắc xô, bục ghế có độ cao từ 30 – 35 cm.
- Một số bài hát, bản nhạc.
-Trang phục sạch sẽ, gọn gàng.Tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động.
III. Tiến hành
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Lớp Hát bài “Nhà của tôi”
- Bài hát nói về gì ?
- Các con à ! đôi khi chúng ta cần phải giải trí sau những ngày học mệt mỏi , Hôm
nay cô sẽ dẫn các con đi chơi thỏa thích và còn được tham gia chơi các trò chơi rất
vui các con có thích không nào ? Vậy chúng ta cùng đi chơi nhé.
Hoạt động 2: Trọng động
* Khởi động
- Đi chạy theo vòng tròn kết hợp các kiểu đi , khởi động chân tay ,đầu gối sau đó
xếp thành 3 hàng dọc giãn cách đều.
* Bài tập phát triển chung.
Đã đến khu vui chơi rồi , bây giờ xin mời các con cùng đến với trò chơi “bật nhảy từ
trên cao xuống” . Và để trò chơi được tốt thì chúng ta cùng tập bài tập phát triển
chung nhé .
+ Động tác tay vai (2 lần 2 nhịp )
Hai tay xoay dọc thân từ trước ra sau ,lên cao và ngược lại
+ Động tác chân (4 lần 4 nhịp )
Hai tay dang ngang đưa ra trước khụy gối.
+ Động tác bụng : (2 lần 4 nhịp)
Hai tay đưa lên cao sau đó cúi gập người
+ Động tác bật : (4 lần 4 nhịp )
Hai tay chống hông và bật tiến về trước
* Vận động cơ bản:
- Cô tập mẫu lần 1.
- Lần 2 giải thích động tác. TTCB: Cô bước từng chân lên trên bục, người đứng
thẳng, 2 tay thả xuôi dọc thân, khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị”. Cô đưa 2 tay ra phía
trước, khi có hiệu lệnh. “Bật” cô lăng nhẹ 2 tay xuống dưới, ra sau, đồng thời hơi
khuỵu gối, nhún chân và bật lên cao khi rơi chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 mũi chân,
bàn chân, gối hơi khuỵu tay đưa ra phía trước để giữ thăng bằng , nhớ là người
không lao về phía trước, sau đó cô nhẹ nhàng đi về đứng ở cuối hàng.
- Cô vừa thực hiện xong vận động gì?
Làm thử sửa sai :
- Mời 2-3 trẻ lên làm thử lớp nhận xét .
- Và bây giờ lần lượt các cháu lên thi đua với nhau.
- Lớp thực hiện .
- Trẻ tập cô bao quát động viên tuyên dương kịp thời
- Các cháu thi đua tập xong cô mời ý kiến nhận xét của hai đội về các cách bật.
*Trò chơi vận động: Ai ném xa nhất.
- Cô hướng dẫn luật chơi rồi cho trẻ chơi.
+Cách chơi: Cô chuẩn bị rất nhiều túi cát mỗi đội sẽ lần lượt cử các thành viên của
đội lên tham gia TTCB: Đứng dưới vạch, tay phải cầm túi cát đưa ra phía trước, khi
có hiệu lệnh ném, đưa tay từ trên xuống dưới vòng ra sau, lên cao dùng sức ném
mạnh về phía trước.
+ Luật chơi: mỗi bạn chỉ được ném 1 túi cát 1 lần. trẻ nào ném xa hơn sẽ được phần
thưởng.
- Cho trẻ chơi ,cô quan sát, sửa sai cho trẻ, khuyến khích, động viên trẻ kịp thời.
(Cho trẻ chơi 2 lần)
- Kiểm tra kết quả, tuyên bố đội thắng cuộc.
- Cô tuyên bố đội giành chiến thắng
*Hồi tĩnh.
- Đi nhẹ nhàng hít thở sâu ,thả lỏng chân tay .
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học, giới thiệu hoạt động mới

5. HOẠT ĐỘNG GÓC :


1. Cô gợi ý hỏi trẻ chủ đề đang học, cho trẻ đồng thanh chủ đề.
2. Cô gợi ý cho trẻ nêu nội dung chơi, cách chơi ở các góc, thỏa thuận vai chơi với
trẻ ở các góc, chọn biểu tượng trẻ thích về góc.
3. Tổ chức cho trẻ hoạt động:
- Cô chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi các góc cho trẻ chơi.
Trao đổi với trẻ về ý của góc trọng tâm trong tuần: Góc thư viện hôm qua các cháu
đã làm gì và hôm nay các bạn ở góc thư viện sẽ xếp hình tranh vẽ ngôi nhà gia đình
bé bằng cách nào?
+ Góc thư viện (Trọng tâm): Xếp hình tranh vẽ ngôi nhà gia đình bé.
Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết nhiều kiểu nhà khác nhau (nhà mái ngói, nhà hai tầng)
- Trẻ biết các thành phần chính của ngôi nhà gồm có nền nhà, tường, mái nhà, cửa
chính, cửa sổ và sắp xếp cho thành ngôi nhà .
- Luyện các kỹ năng sắp xếp có bố cục hợp lý.
- Trẻ yêu quý sản phẩm của mình, biết yêu quý cái đẹp, yêu quý nhà của mình.
-Chuẩn bị: tranh ảnh về ngôi nhà cắt rời.
+ Góc phân vai: Trẻ chơi chế biến thức ăn, bố, mẹ đưa con đi học.
-Chuẩn bị: bàn ghế, đồ dùng nấu ăn.
+ Góc học tập: Xem tranh thơ “ Ngôi nhà”
-Chuẩn bị: tranh thơ
+ Góc nghệ thuật: Xếp ngôi nhà bằng cây, que, hột hạt,…theo ý thích của bé.
-Chuẩn bị: Rổ, bảng con ,cây, que, hột hạt,…
Trong quá trình chơi cô bao quát trẻ chơi, chơi cùng trẻ, hỗ trợ trẻ khi cần thiết.
4. Nhận xét góc chơi và cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi.

6/ VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA VÀ ĂN PHỤ:


- Vệ sinh cá nhân, ăn trưa, trò chuyện với trẻ về các món ăn hằng ngày.
- Cô chú ý trẻ trong khi ngủ, cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và sửa tư thế ngủ cho
trẻ.
- Động viên và cho trẻ ăn hết suất ăn của mình

7. HOẠT ĐỘNG CHIỀU :


- Làm quen tiếng Anh (GV chuyên)
- Nhảy dân vũ .
-Vệ sinh, trả trẻ .

8. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY :


……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY


Chủ đề: NGÔI NHÀ THÂN YÊU.
Thứ tư ngày 06 tháng 12 năm 2023

1. ĐÓN TRẺ
- Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong lớp theo ý thích.

2. THỂ DỤC SÁNG


- Thể dục: Tập theo bài hát “ Nhà của tôi”

3. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:


* Hoạt động mở đầu: Cho trẻ tập trung và hát bài “ Nhà của tôi”
* Hoạt động có chủ đích: Xếp theo hình vẽ ngôi nhà gia đình bé bằng hột hạt, cây
que,
-Trẻ biết sử dụng lá cây, que, hột, hạt...để xếp thành ngôi nhà bé thích.
-Rèn cho trẻ sự khéo, sáng tạo của trẻ.
GD trẻ giữ gìn sản phẩm mình làm ra.
* Hoạt động chơi:
- Trò chơi vận động: Nhanh chân bạn nhé
Cô nêu cách chơi và luật chơi
Cô quan sát, động viên khích lệ trẻ chơi
- Chơi tự do:
Chơi với các đồ chơi ngoài trời, xếp mô hình ngôi nhà bằng hột hạt, hòn sỏi, lá cây
khô,...Cô quan sát để ý nhắc nhở trẻ chơi cẩn thận.
* Kết thúc buổi chơi cô cho trẻ xếp hàng kiểm tra số lượng để vào lớp.

4. HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH


Đề tài: TỰ TẠO NGÔI NHÀ THEO Ý THÍCH CỦA BÉ

I. Mục đích yêu cầu:


1/ Kiến thức: Trẻ phối hợp và lựa chọn nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên
để tạo ra những ngôi nhà theo ý thích của chính mình.
2/ Kỹ năng: Rèn luyện sự khéo léo mềm dẻo cho đôi tay và tính sáng tạo thẩm mỹ.
3/ Thái độ: Giáo dục cháu biết giữ cho ngôi nhà sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu của cô.
- Hột hạt, hoa, cỏ, cây que.
* Tích hợp: Âm nhạc, Văn học.
* Lồng ghép: Môi trường.
* HTTC: Hội thi “Bé khéo tay”.
III. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định và giới thiệu
- Cô và trẻ hát bài “Nhà của tôi”.
- Từ bài hát cô dẫn vào bài.
* Hoạt động : Hoạt động trọng tâm:
- Cô dẫn trẻ đến xem mẫu của cô.
- Cô đàm thoại qua tranh mẫu về màu sắc, ngôi nhà,...
- Bức tranh của cô có gì vậy? (Xếp ngôi nhà có phòng khách, bếp ăn,…) (kết hợp
lồng tăng cường tiếng Việt “Ngôi nhà, bếp ăn, phòng khách”).
- Thân nhà cô dùng những vật liệu gì? (Cây, que, lá,…).
* Lồng giáo dục môi trường.
- Hôm nay cô cho c/c tự tạo ngôi nhà theo ý thích của các cháu đấy.
* Hướng dẫn trẻ:
- Các cháu có thể tự làm ngôi nhà theo ý thích của mình.
- Đọc thơ “Em yêu ngôi nhà” và cho trẻ đi về chỗ thực hiện.
- Cô quan sát, gợi ý.
- Trẻ làm xong cô hô hiệu lệnh và yêu cầu trẻ dừng tay.
- Trẻ hát bài “Nhà của tôi” đi vòng tròn xem sản phẩm bạn làm sau đó về chỗ ngồi .
- Cô gọi 4, 5 cháu lên chọn sản phẩm mình thích gắn lên bảng cho lớp nhận xét,
tuyên dương.
- Vì sao cháu chọn sản phẩm này? Theo cháu để sản phẩm này đẹp hơn nữa thì
chúng ta làm như thế nào?
Cô nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 3: Kết thúc:
- Cô công bố sản phẩm đạt giải trong ngày thi.
- Cô tuyên dương những cháu đạt giải, động viên những cháu chưa đạt lần sau cố
gắng.
- Hội thi “Bé khéo tay tay” của chúng ta đến đây kết thúc rồi. Cô chào các cháu!

5. HOẠT ĐỘNG GÓC :


1. Cô gợi ý hỏi trẻ chủ đề đang học, cho trẻ đồng thanh chủ đề.
2. Cô gợi ý cho trẻ nêu nội dung chơi, cách chơi ở các góc, thỏa thuận vai chơi với
trẻ ở các góc, chọn biểu tượng trẻ thích về góc.
3. Tổ chức cho trẻ hoạt động:
- Cô chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi các góc cho trẻ chơi.
- Trao đổi với trẻ về ý của góc trọng tâm trong tuần: Góc thư viện hôm qua các cháu
đã làm gì và hôm nay các bạn ở góc thư viện sẽ làm gì tiếp nào?
+ Góc thư viện (Trọng tâm): Sưu tầm tranh về các kiểu nhà.
Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết chọn các kiểu nhà và nói được đặc điểm của ngôi nhà
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ.
-GD trẻ yêu ngôi nhà của mình.
- Chuẩn bị: tranh ảnh các kiểu nhà
+ Góc xây dựng: Xây nhà hàng bán nước giải khát có cổng ngõ, vườn hoa, cây cỏ,...
- Chuẩn bị: hàng rào, cổng, hoa, cây cỏ, nhà.
+ Góc phân vai: Các cháu chơi gia đình, bán hàng, bác sỹ.
- Chuẩn bị: đồ dùng gia đình, đồ chơi bác sĩ
+ Góc nghệ thuật: Tô màu ngôi nhà của gia đình bé.
- Chuẩn bị: bàn ghế, tranh ngôi nhà, màu sáp.
Trong quá trình chơi cô bao quát trẻ chơi, chơi cùng trẻ, hỗ trợ trẻ khi cần thiết.
4. Nhận xét góc chơi và cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi.

6/ VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA VÀ ĂN PHỤ:


- Vệ sinh cá nhân, ăn trưa, trò chuyện với trẻ các món ăn trong ngày
- Cô chú ý trẻ trong khi ngủ, cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và sửa tư thế ngủ
cho trẻ
- Cho cháu ăn hết xuất ăn của mình

7. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:


-Thực hiện ở LQCC
- Nhặt rác , chơi ở ngoài sân trường.
- Vệ sinh, trả trẻ.

8. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY:


…………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Chủ đề: NGÔI NHÀ THÂN YÊU.
Thứ năm ngày 07 tháng 12 năm 2023

1. ĐÓN TRẺ
- Cô đón trẻ, hướng dẫn trẻ sát khuẩn trước khi vào lớp.
- Cô đón trẻ, cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong lớp theo ý thích.

2. THỂ DỤC SÁNG


- Thể dục: Tập thể dục bài hát “ Nhà của tôi”.

3. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:


+ Hoạt động mở đầu : Chơi trò chơi tập tầm vong và cô giới thiệu
+ Hoạt động có chủ đích: Bé đọc thơ hay: Ngôi nhà
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ biết và hiểu được nội dung bài thơ
- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, phát triển thính giác cho trẻ
- Trẻ biết yêu quý, vâng lời và giúp đỡ ông bà
- Trẻ tập trung chú ý trong giờ học
- Trò chơi: Ghép hình
Cách chơi: Cô phát cho các cháu mỗi hình khác nhau khi cô nói tên hình nào thì 2
bạn tìm ghép với nhau để tạo hình mới theo yêu cầu của cô
- Luật chơi: Ai ghép không đúng yêu cầu thì loại khỏi cuộc chơi.
Cho trẻ chơi 2 -3 lần. Cô nhận xét tuyên dương
- Chơi tự do:
Chơi với các đồ chơi ngoài trời. Cô quan sát để ý nhắc nhở trẻ chơi cẩn thận.
* Kết thúc buổi chơi cô cho trẻ xếp hàng, kiểm tra số lượng để vào lớp.

4/ HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC


Đề tài: NHÀ CỦA TÔI

HĐ trọng tâm: Dạy hát “ Nhà của tôi ”


HĐ kết hợp: Trò chơi: “Tiếng hát ở đâu”.

I. Mục đích yêu cầu :


1/ Kiến thức: Trẻ hát thuộc bài hát, hát vui tươi, đúng giai điệu, lời ca bài hát, thể
hiện sắc thái của bài hát.
2/ Kỹ năng: Biết nhún nhảy, lắc lư theo nhịp điệu của bài hát.
3/ Giáo dục: Luyện cho trẻ sự tự tin, biết đoàn kết tham gia hoạt động với bạn.GD:
Trẻ yêu thích học âm nhạc.
II. Chuẩn bị :
- Sân khấu, hoa.
- Tích hợp: Môi trường.
- HTTC: “Tập văn nghệ”.
III. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1 : Ổn định và giới thiệu
- Cô và trẻ đọc thơ: “ngôi nhà”.
- Từ bài hát cô dẫn vào bài.
* Hoạt động 2: Trọng tâm:
- Dạy hát: Cô hát lần 1 hát vui tươi, điệu bộ, giới thiệu tác giả.
- Cô hát lần 2: Đàm thoại
- Bạn nhỏ trong bài hát nói đến gì vậy?
- Bạn nhỏ có yêu ngôi nhà của mình không? Vì sao?
GD trẻ biết yêu ngôi nhà của mình và giữ cho ngôi nhà của mình luôn sạch đẹp.
* Nội dung: Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình.
- Cô cùng cháu hát nhún chân 2 lần.
+ Cô đến đội thỏ hát lên, đội cún con hát nhỏ, ngược lại.
* Hát nối tếp :
+ Cho 3 nhóm tập hát nối tiếp.
+ Đại diện mỗi đội 1 cháu hát.
- Trẻ đọc “ngôi nhà” chuyển vòng tròn lớn.
- Tiếp tục chương trình mời cháu lên tham gia trò chơi.
- Sau mỗi lần trẻ hát cô nhận xét, sửa sai cho trẻ.
-Trò chơi: Tiếng hát ở đâu?
- Cô hướng dẫn lại cách chơi, nêu luật chơi và cho trẻ tham gia.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 3: Kết thúc:
- Buổi tập văn nghệ của chúng ta đến đây kết thúc rồi. Để khép lại buổi tập văn nghệ
hôm nay cô và trẻ hát lại bài “Nhà của tôi” nhé.

5. HOẠT ĐỘNG GÓC


1. Cô gợi ý hỏi trẻ chủ đề đang học, cho trẻ đồng thanh chủ đề.
2. Cô gợi ý cho trẻ nêu nội dung chơi, cách chơi ở các góc, thỏa thuận vai chơi với
trẻ ở các góc, chọn biểu tượng trẻ thích về góc.
3. Tổ chức cho trẻ hoạt động
- Cô chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi các góc cho trẻ chơi.
- Trao đổi với trẻ về ý của góc trọng tâm trong tuần: Góc thư viện hôm qua các cháu
đã làm gì và hôm nay các bạn ở góc thư viện sẽ làm album sách, truyện tranh về
ngôi nhà như thế nào?
+ Góc thư viện (Trọng tâm): Làm Album sách, truyện tranh về ngôi nhà.
Mục đích yêu cầu:
-Từ những tranh ảnh , cây cỏ ,hoa ...cháu dán và trang trí thành 1 album sách, truyện
tranh về ngôi nhà theo ý thích.
-Rèn kĩ năng sáng tạo cho bé.
-GD trẻ giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra.
Chuẩn bị: Album cô tạo từ bịa cattong, tranh ảnh ngôi nhà, hoa cỏ cây... keo dán,
bàn ngồi.khăn lau.
+ Góc xây dựng: Xây nhà hàng bán nước giải khát có cây xanh, con đường,...
- Chuẩn bị: hàng rào, cổng, , cây xanh, quầy hang,lon nước giải khát.
+ Góc phân vai: Trẻ chơi gia đình mẹ nấu ăn, bố đưa con đi học, bác sỹ, bán hàng.
- Chuẩn bị: đồ dùng gia đình, đồ chơi bác sĩ, quầy bán hàng, 1 số loại thực phẩm.
+ Góc học tập : Nối chữ số 3,4,5 với nhóm phù hợp.
- Chuẩn bị: Bàn ghế, sáp màu, bài tập cô in trong giấy a4 để trẻ nối.
Trong quá trình chơi cô bao quát trẻ chơi, chơi cùng trẻ, hỗ trợ trẻ khi cần thiết
4. Nhận xét góc chơi và cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi.
6/ VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA VÀ ĂN PHỤ:
- Vệ sinh cá nhân, ăn trưa, trò chuyện với trẻ các món ăn trong ngày
- Cô chú ý trẻ trong khi ngủ, cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và sửa tư thế ngủ
cho trẻ
- Cho cháu ăn hết xuất ăn của mình.

7. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:


- Làm quen tiếng Anh (GV chuyên)
- Chơi tự do

8. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY


……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY


Chủ đề: NGÔI NHÀ THÂN YÊU.
Thứ sáu ngày 08 háng 12 năm 2023

1. ĐÓN TRẺ:
- Cô đón trẻ, trò chuyện với trẻ về ngôi nhà của gia đình bé.

2. THỂ DỤC SÁNG:


- Thể dục: Tập theo bài hát “Nhà của tôi”.
3. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
+ Hoạt động mở đầu: Cùng hát lên nào.
+ Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện với trẻ về thời tiết hôm nay.
-Cháu nhận biết được thời tiết hôm nay như thế nào? (trời nắng nóng hay
lạnh).Qua đó rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin hợp tác cùng cô qua trả lời các câu hỏi
-GD trẻ biết được cách mặc trang phục phù hợp với thời tiết (trời nắng thì mang
áo quần ngắn, đi ra ngoài phải đội mũ; trời lạnh thì mặc áo đồ ấm)
+ Hoạt động chơi:
- Trò chơi: Rồng rắn lên mây
Cô nêu cách chơi. Luật chơi và cho cháu chơi 2 – 3 lần.
Cô quan sát nhận xét cháu chơi.
- Trò chơi tự do:Chơi với cầu trượt, xích đu đồ chơi có sẵn tron sân
-> Lồng giáo dục cháu biết cẩn thận và giữ trật tự trong khi chơi, giúp đỡ bạn trong
khi chơi.
Cô quan sát cháu trong khi chơi, nhắc nhỡ cháu biết giữ an toàn.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại và điểm danh cho trẻ vào lớp.

4. HOẠT ĐỘNG HỌC: TOÁN


Đề tài:Xác định vị trí của đồ vật (Phía trái- phía phải) so với bản thân trẻ, so với bạn
khác.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ xác định được vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác ở các
phía (phía phải - phía trái).
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện khả năng quan sát.
- Phân biệt được các vị trí trong không gian.
3. Thái độ:
-Trẻ tích cực hứng thú tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết yêu mến, quan tâm giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: - 1 Búp bê, ghế, hình vuông, tròn
- Máy tính, loa
* Đồ dùng của trẻ: búp bê, ghế, các hình vuông, tròn
*NDTH: Âm nhạc
*TTHĐ: Trẻ ngồi đội 3 hàng ngang
III. Tiến hành hoạt động:
1.HĐ1.Gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài: Nhà của tôi
- Để cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta phải làm gì?
2.HĐ2. Nội dung
a/ Ôn xác định phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới.
- Cô cho trẻ chơi “ Dấu tay”
Trẻ chơi dấu tay về các phía
sau đó hỏi trẻ tay phải, tay trái ở đâu?( Trẻ giơ tay lên theo yêu cầu của cô )
- Cho trẻ vỗ tay bên phải – vỗ tay bên trái ( 2 – 3 lần)
b/ Dạy trẻ xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và với bạn khác( phía phải,
phía trái)
- Cô cho trẻ lấy rổ đồ chơi và ngồi vào chỗ theo đội hình 3 hàng ngang.
* Xác định vị trí phía phải –phía trái của đồ vật so với bản thân
- Hỏi trẻ tay phải đâu? Các con hãy dùng tay phải để lấy hình nhé
- Cho trẻ lấy hình vuông đặt bên phía phải của trẻ
- Lấy hình tròn đặt sang phía trái của con?
Vậy: + Hình vuông đang ở phía nào của con?(Phía phải)
- Cho cả lớp đọc (Phía phải 2-3 lần)
- Tổ đọc. Cá nhân đọc. Cả lớp đọc lại
+ Hình tròn đang ở phía nào của con?
- Cho trẻ xác định phía trái tương tự như phía phải
Cô khái quát: Để xác định được vị trí của đồ vật thì chúng mình phải quan sát xem
đồ vật đang ở vị trí phía nào của mình các con nhớ chưa.
*Xác định vị trí phía phải – trái của đồ vật so với bạn khác
+ Đặt Búp bê ngồi trên ghế đặt hình vuông bên phải của búp bê, đặt hình tròn ở bên
trái của búp bê
Hỏi trẻ:
+ Hình vuông ở phía nào của búp bê?
+ Hình tròn ở phía nào của búp bê?
- Cô chốt lại.
=>KL: Để xác định được vị trí của đồ vật so với bạn khácvới xác định vị trí của bản
thân vì bạn ngồi ngược chiều với mình nên phía phải và phía trái của bạn ngược lại
với phía trái phía phải của mình các con nhé.
c/ Luyện tập củng cố
Trò chơi 1: Thi ai nhanh
CC: Cô nói phía nào thì các con giơ tay nhanh về phía đó, ngược lại khi cô nói đồ
chơi gì thì các con nói đồ chơi đó ở phía nào
-Cho trẻ chơi 1-2 lần. Cô bao quát hướng dẫn trẻ
Trò chơi 2.“ Đứng đúng chỗ của cô”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
+ Luật chơi : Trẻ phải đứng đúng vị trí theo yêu cầu của cô. Bạn nào đứng không
đúng chỗ sẽ nhảy lò cò.
+ Cách chơi : Cô cùng cả lớp đi chơi, vừa đi vừa hát. Khi cô nói : hãy đứng về phía
phảihoặc phía trái của cô, cô đứng im theo hướng nào đó. Trẻ phải chạy về đứng hết
ở phía cô yêu cầu.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
Khi trẻ chơi thành thạo, cô có thể yêu cầu cao hơn : các bạn trai đứng ở phía phải,
các bạn gái đứng ở phía trái hoặc ngược lại
- GD: Chú ý trong giờ học
3.HĐ3. Kết thúc: Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi”

5. HOẠT ĐỘNG GÓC :


1/ Cô gợi ý hỏi trẻ chủ đề đang học, cho trẻ đồng thanh chủ đề.
2/ Cô gợi ý cho trẻ nêu nội dung chơi, cách chơi ở các góc, thỏa thuận vai chơi với
trẻ ở các góc, chọn biểu tượng trẻ thích về góc.
3/ Tổ chức cho trẻ hoạt động
- Cô chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi các góc cho trẻ chơi
- Trao đổi với trẻ về ý của góc trọng tâm trong tuần: Góc thư viện hôm qua các cháu
đã làm gì và hôm nay các bạn ở góc thư viện làm gì?
+ Góc thư viện (Trọng tâm): Triển lãm, sách, truyện tranh về ngôi nhà của gia đình
bé.
Mục đích yêu cầu:
-Trẻ sắp xếp sách, truyện, album về ngôi nhà thẩm mỹ.
- Trang trí góc Triển lãm đẹp, gọn gàng
Chuẩn bị: Bàn, cây hoa, truyện sách ...
+ Góc xây dựng: Hoàn thành và trang trí nhà hàng.
-Chuẩn bị:cây xanh, hoa, kim tuyến, nhà , cổng hàng rào .
+ Góc học tập: Cho trẻ xâu nắp chai, ống hút,...đến tặng buổi triển lãm
-Chuẩn bị: Dây, nắp chai, ống hút
+ Góc nghệ thuật: Cắt dán ngôi nhà của gia đình bé.
-Chuẩn bị:bàn ghế, kéo, hồ dán, giấy màu.
Trong quá trình chơi cô bao quát trẻ chơi, chơi cùng trẻ, hỗ trợ trẻ khi cần thiết
4. Nhận xét góc chơi và cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi

6/ VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA VÀ ĂN PHỤ:


- Vệ sinh cá nhân, ăn trưa, trò chuyện với trẻ các món ăn trong ngày
- Cô chú ý trẻ trong khi ngủ, cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và sửa tư thế ngủ
cho trẻ
- Cho cháu ăn hết xuất ăn của mình.

7. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:


- Làm vở Toán
- Sinh hoạt, Nêu gương bé ngoan cuối tuần.
-Vệ sinh, trả trẻ.

8. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY:


……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………… ......................

You might also like