You are on page 1of 17

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC

(Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ ngày 29/4 đến 4/5/2024)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được một số đặc điểm nổi bật của trường tiểu học.
- Biết một số đồ dùng học tập của lớp 1.
- Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày
2. Kĩ năng
- Phát triển khả năng quan sát tranh, quan sát video, chú ý nghe giáo viên
giảng bài. Sử dụng từ ngữ chính xác, rõ ràng để trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Phát triển kỹ năng so sánh, nhận biết điểm giống và khác nhau giữa trường
mầm non với trường tiểu học.
- Nói được tên gọi, đặc điểm nổi bật của trường tiểu học và một số đồ dùng
để chuẩn bị vào lớp 1( TCTV)
3. Thái độ
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận, gọn gàng, sạch sẽ
- Yêu trường, mến bạn và nghe lời thầy cô.
- Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần
gũi
II. MẠNG NỘI DUNG- HOẠT ĐỘNG

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC


- Quan sát video về trường tiểu học và trò chuyện về đặc điểm nổi bật, và
điểm khác nhau giữa trường tiểu học và trường mầm non.
- Vẽ trường tiểu học
- Chơi: Xây dựng trương tiểu học
- Tô chữ in rỗng: Trường tiểu học, lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5, cô giáo,
thầy giáo, anh chị, cột cờ.
- Làm tranh truyện về trường tiểu học
- Tô màu tranh hoạt động của thầy cô và học sinh ở trường tiểu học.
- Làm bộ sưu tập về các hoạt động trong trường Tiểu Học
- Lập bảng phân loại về đặc điểm của trường tiểu học- trường mầm non.
- TCTV: - Trò chuyện về “Trường tiểu học”
- TCTV: Trò chơi: Bé tài năng
- TCTV: Trò chơi: “ Gọi tên”

BÉ LÀM QUEN VỚI


TRƯỜNG TIỂU HỌC

ĐỒ DÙNG HỌC TẬP LỚP 1


- Quan sát vật thật một số đồ dùng của học sinh lớp 1 và trò chuyện về tên gọi,
công dụng của đồ dùng: Cặp, vở, sách tiếng việt lớp 1, bút chì, bút bi, thước,
giấy màu, hồ dán….
- Vẽ, Tô màu, nặn đồ dùng học tập lớp 1.
- Cắt dán, làm bộ sưu tập đồ dùng học tập lớp 1.
- Tô màu chữ in rỗng: Cặp, sách, vở, thước, bút chì, bút màu, giấy màu, kéo,
hồ
- Chơi: Bán hàng đồ dùng học tập.
- Trò chơi: Ai nhanh hơn, bé khóe tay câu chuyện : Niềm vui bất ngờ
- TCTV: Trò chơi “Bé thi tài”.
- TCTV: Trò chơi “ Thi ai nhanh”.
- TCTV: Trò chơi: Ai giỏi hơn
KẾ HOẠCH TUẦN 33
(Từ ngày 29/4 đến ngày 3/5/2024)

Hoạt Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy
động Ngày Ngày Ngày1/5 Ngày 2/5 Ngày 3/5 Ngày 4/5
29/4 30/4 ( Học bù)
Ngày 29/4
- Đón trẻ - Đón trẻ
* Mở chủ đề: - Đón trẻ - Chơi với đồ
“Trường tiểu - Chơi với đồ chơi trong lớp
học” chơi trong lớp
TCTV:
- Trò chuyện
về chủ đề.
“Trường tiểu
NGHĨ NGHĨ
Đón NGHĨ học”
LỄ 30/4 LỄ 30/4
trẻ, LỄ 01/5 - Nói được
chơi tên gọi của
một số đặc
điểm nổi bật
của trường
tiểu học

Thể * Tập các động tác phát triển chung:


dục - Hô hấp: Thổi bóng
sáng - Tay: Đưa hai tay lên cao,ra phía trước, sang hai bên.
- Lưng bụng: Nghiêng người sang bên trái kết hợp tay chống
hông, chân bước sang phải sang trái
- Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.

+ B4: TC: “ - Chơi ném - TCTV


Ai nhanh vòng cổ chai. Trò chơi: Bé
hơn” ( Cả lớp) - TCTV: Trò tài năng
Hoạt NGHĨ NGHĨ
NGHĨ - TCTV: Trò chơi “ Nhà ( Nói được
động LỄ 30/4 LỄ 30/4
LỄ 01/5 chơi “Gọi thông một số đặc
ngoài
tên”. Trẻ nói thái”.Trẻ nói điểm khác
trời
được một số được công nhau giữa
dụng cụ học dụng của một trường mầm
tập của lớp 1 ( số đồ dùng non và trường
cặp, vỡ, sách, học tập ( cặp tiểu học
bút chì, bút đựng sách vỡ, - Chơi Chi chi
mực…) vỡ để viết, bút chành chành
mực để
viết…)

KPXH LQVH LQCC


Học Trường tiểu học Thơ Tập tô
NGHĨ NGHĨ nhóm
NGHĨ LQVT Gà học chữ
LỄ 30/4 LỄ 30/4 chữ s, x
LỄ 01/5 Nói được giờ TẠO
trên đồng hồ HÌNH
(Giờ chẵn) Xé sóng biển
Chơi, NGHĨ - Học tập - - Học tập- * Đóng chủ
hoạt NGHĨ LỄ 30/4 NGHĨ Thư viện: Thư viện: đề “ Trường
động LỄ 30/4 LỄ 01/5 Lau chùi, sắp Làm tranh tiểu học”
ở các xếp đồ dùng truyện về
góc đồ chơi, trường tiểu
chuẩn bị học; Làm bộ
nguyên vật sưu tập về các
liệu mở hoạt động
Xem tranh trong trường
ảnh, họa báo Tiểu Học;
về chủ đề .Tô Lập bảng
chữ in rỗng , phân loại đặc
tô tranh chủ điểm của
đề (CB: khăn, trường tiểu
chậu nước, học- trường
nguyên vật mầm non; Cắt
liệu mở, dán, làm bộ
tranh, giấy sưu tập đồ
A4, giấy màu, dùng học tập
bút màu, lớp 1.
kéo...) (tranh ảnh,
- Nghệ thuật: hoạ báo, sách
Lau chùi, sắp truyện về chủ
xếp đồ dùng đề, bút,màu
đồ chơi, sáp, giấy, chữ
chuẩn bị in rỗng, kéo,
nguyên vật hồ dán, ghim
liệu mở (CB: bấm, băng
khăn, chậu keo màu, bút
nước, nguyên chì, giấyA4,
vật liệu mở, bảng phân
tranh, giấy loại)
A4, giấy màu, - Nghệ thuật:
màu tô, hồ Vẽ trường
dán, kéo...) tiểu học; Tô
- Phân vai: màu tranh
Lau chùi, sắp hoạt động của
xếp đồ dùng thầy cô và học
đồ chơi, sinh ở trường
chuẩn bị tiểu học; Vẽ,
nguyên vật Tô màu, nặn
liệu mở (CB: đồ dùng học
khăn, chậu tập lớp 1.
nước, nguyên ( màu, bút chì,
vật liệu mở, hồ dán, kéo,
tranh, giấy giấy A4 ,tranh
A4, giấy màu, tô màu, đất
màu tô, hồ nặn, bảng
dán, kéo...) con)
Thích chia sẻ - Phân vai:
cảm xúc, kinh Bán hàng đồ
nghiệm, đồ dùng học tập.
dùng, đồ chơi (Tiền, một số
với những đồ dùng học
người gần gũi tập lớp 1)
- Xây dựng:
Trường tiểu
học ( khối gỗ,
cây xanh,gạch
xây dựng,
hàng rào,
hình ảnh
người, cổng,
các phòng
học, ghế đá,
hoa).
Thích chia sẻ
cảm xúc, kinh
nghiệm, đồ
dùng, đồ chơi
với những
người gần gũi
- Nhắc nhở trẻ sử dụng các từ như: “Mời cô, mời bạn” khi vào
Ăn,
bữa ăn, không nói chuyện trong giờ ăn.
ngủ
- Giờ ngủ không được nói chuyện, không chọc bạn.
Vệ - Vệ sinh: Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay bằng xà phòng đúng cách
sinh trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện
hàng ngày
- Ôn chữ cái - Ôn chữ số - Ôn chữ cái
đã học qua trò đã học đã học qua trò
Hoạt
chơi vòng + B4: Trò chơi về đúng
động
quay may chơi Bé khóe nhà
chiều,
NGHĨ NGHĨ mắn, kết hợp tay, (nhóm 1- TCTV: Trò
Chơi NGHĨ
LỄ 30/4 LỄ 30/4 vặn nắp chai 10 trẻ). chơi: Bé nào
theo ý LỄ 01/5
- Chơi tự do ở - Trẻ còn lại giỏi; Trẻ phát
thích
các góc chơi oăn tù tì âm được
những chữ cái
đã học

PHÒNG GD&ĐT SA THẦY


TRƯỜNG MN YA XIÊR

DUYỆT KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ


Tuần 33: Trường tiểu học
Thực hiện từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 4 tháng 5 năm 2024
Thống nhất với kế hoạch tuần, mạng nội dung, mạng hoạt động chủ đề
KHỐI TRƯỞNG

Lê Thị Hương

Thứ 5 ngày 02 tháng 5 năm 2024

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC


TÌM HIỂU TRƯỜNG TIỂU HỌC
*Hình thức cung cấp kinh nghiệm sống: Trò chuyện – quan sát.
Dự kiến thời gian 27-30 phút

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được một số hoạt động khác biệt của trường, lớp tiểu học so với
trường mầm non (chào cờ, tiếng trống trường, trong lớp học sinh ngồi học ở bàn,
bảng cô giáo, cách xưng hô) . Biết một số đồ dùng học tập ở trường tiểu học.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, nhận xét tên gọi địa chỉ trường
tiểu học. Phát triển kỹ năng so sánh, nhận biết điểm giống và khác nhau giữa
trường mầm non với trường tiểu học.
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia và các hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: hình ảnh về trường tiểu học, video 1 số đồ dùng
học tập lớp 1, video về cách xưng hô ở trường tiểu học, bài hát em yêu trường em
2. Chuẩn bị cho trẻ: giấy a4, bút chì, màu tô
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1. Giới thiệu hướng trẻ vào hoạt động (dự kiến thời gian 02-
03 phút)
- Giáo viên và trẻ vận động bài hát em yêu trường em
+ Các con vừa hát bài hát nói về gì?
+ Chia tay trường mầm non các con lên học ở trường nào?
- Giáo viên giới thiệu bài “Tìm hiểu về trường tiểu học
2. Hoạt động 2. Khám phá, chia sẻ, trải nghiệm (dự kiến thời gian 15-17
phút)
* Tìm hiểu về trường tiểu học
- Trẻ xem hình ảnh quang cảnh của trường tiểu học
+ Trường tiểu học có tên là gì?
+ Địa chỉ ở đâu?
+ Trong trường có những ai?
+ Trong trường có đặc điểm gì nổi bật? (có nhiều phòng học,có phòng của cô
hiệu trưởng, hiệu phó, phòng thư viện, phòng sinh hoạt đội, phòng bác bảo vệ và
còn có văn phòng cho các thầy cô giáo nghỉ ngơi sau mỗi giờ học, sân trường rộng
rãi, có nhiều cây, có cột cờ to…)
- Quan sát hình ảnh, video về cảnh bên trong lớp học
- Kể tên đồ dùng dụng cụ học tập ở lớp 1? (Sách : “Tiếng Việt, Đạo đức, Tự
nhiên và xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ Thuật”, vở tập viết, bút chì, bút
mực, thước kẻ, kéo, màu tô
- Trong khi học thì cô giáo và học sinh xưng hô như thế nào? (Cho trẻ xem
video)
- Khi nà o thì cá c con đượ c đi họ c ở trườ ng tiểu họ c? (trườ ng tiểu họ c sẽ
đó n nhậ n cá c con khi cá c con đủ 6 tuổ i để và o họ c lớ p mộ t.)
- Giáo dục trẻ khi học xong phải giữ cẩn thân không xé rách, không làm
bẩn, cất đúng nơi quy định.
* So sánh sự giống và khác nhau giữa trường tiểu học và trường mầm
non.
- giống nhau: Ở trường tiểu học và trường mầm non đều có các cô giáo và
bạn bè giúp đỡ nhau trong lúc chơi và trong khi học bài.
- Khác nhau:
+ Trường Tiểu học: Mặc đồng phục quần xanh, áo trắng, mang cặp sách, vở
và các đồ dùng học tập, hoạt động chính là học, xưng hô Thầy, cô và em
+ Trường mầm non: Mặc quần áo tự chọn, Mang cặp áo quần, sữa. Hoạt
động chính là vui chơi, xưng hô cô và con.
3. Hoạt động 3. Thực hành trải nghiệm (dự kiến thời gian 09-10 phút)
- Vẽ tô màu trường tiểu học
- Trẻ vận động bài hát “Tạm biệt búp bê”
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày

Thứ 5 ngày 02 tháng 5 năm 2024

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN


GỌI TÊN CÁC NGÀY TRONG TUẦN
( Dự kiến thời gian 25-30 phút )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được 1 tuần có 7 ngày . Biết sắp xếp các ngày theo thứ tự.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng chú ý, quan sát, ghi nhớ có chủ định. Kĩ năng hoạt
động theo nhóm.
3. Thái độ
- Có ý thức trong quá trình học, tham gia tích cực trong các hoạt động
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Các loại lịch. Mẫu của cô. Máy tính, bài hát “Cả
tuẩn đều ngoan”
2. Chuẩn bị cho trẻ: 21 cái rổ, các lịch trong 1 tuần đủ cho 21 trẻ.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (Dự kiến thời gian 2-3 phút )
- Trẻ vận động “Cả tuần đều ngoan”
+ Bài hát nói về gì? ( Các ngày trong tuần)
+ Một tuần có mấy ngày? ( 7 ngày)
- Giới thiệu bài: Gọi tên các ngày trong tuần
2. Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức (Dự kiến thời gian 15-17 phút)
- Giáo viên đố lớp mình hôm nay là thứ mấy? ( Thứ 5)
- Giáo viên có biểu trưng ngày thứ 5 là màu xanh, cô chọn màu xanh và xếp
lên bảng cạnh ô số 5.
- Trẻ phát âm thứ 5
- Hôm qua là thứ mấy? ( Thứ 4)
- Bạn nào giỏi cho cô biết 1 tuần lễ có bao nhiêu ngày? ( 7 ngày)
- Thứ tự các ngày trong tuần.
- Ngày đầu tuần là thứ mấy? ( Thứ 2)- Cuối tuần là thứ mấy? ( chủ nhật)
- Một tuần có 7 ngày vậy các con đến lớp bao nhiêu ngày? ( 5 ngày)
- Nghĩ học bao nhiêu ngày? ( 2 ngày)
- Màu đỏ và số 7 biểu trưng cho thứ 7
- Sau thứ 7 là ngày gì nào? ( chủ nhật) - Ngày chủ nhật được cô biểu trưng
màu gì đó các con? ( màu đỏ)
- Màu đỏ và chữ CN in hoa là biểu trưng của ngày chủ nhật
- Biểu trưng của ngày thứ 7, chủ nhật là màu đỏvì chủ nhật là ngày cuối tuần,
ngày mà mọi người nghỉ ngơi sau một tuần làm việc vất vả.
- Đây là biểu trưng của các ngày trong một tuần lễ.
3.Hoạt động 3: Luyện tập (Dự kiến thời gian 8 – 10 phút)
* Trò chơi 1: Sắp xếp thứ tự các ngày trong tuần
- Mỗi trẻ cá thẻ số từ 2-8 trẻ sẽ lấy thẻ số và xếp theo thứ tự 2, 3, 4,5 6, 7, 8
- GV hỏi thứ....lá thứ mầy?
*Trò chơi 2: “ Dán lịch tuần lễ ”
- Cách chơi: Bằng hiểu biết của mình các bạn trong đội sẽ phối hợp với nhau
lên chọn thứ tự các ngày trong tuần và dán lên bảng. Sau khi dán xong về đứng cuối
hàng.
- Luật chơi: Sau một bản nhạc đội nào đoán dán đúng thứ tự các ngày trong
tuần lễ đội đó dành chiến thắng.
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét động viên khen ngợi trẻ.
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:

Thứ 6 ngày 03 tháng 5 năm 2024

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC


THƠ: GÀ HỌC CHỮ (Phạm Trung Hiếu)
Dự kiến thời gian: 25-30 phút
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết tên bài thơ ”Gà học chữ”, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ “Gà học
chữ”, đọc thuộc bài thơ “ Gà học chữ”.
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng đọc thơ diễn cảm, thể hiện nhịp điệu, tình cảm bài thơ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý quê hương của mình.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mô hình tranh bài thơ“Gà học chữ” bằng phọt
mát và nỉ, bài hát “Em yêu trường em”, tranh thơ chữ to bài thơ “Gà học chữ”, bài
hát “Tạm biệt búp bê thân yêu”. Máy tính, loa
2 . Chuẩn bị cho trẻ: 10 cặp phách tre, nhạc không lời đọc thơ, 1 quả bóng
nhựa, 1 vòng xoay kì diệu, mỗi cháu 1 tờ giấy màu, 3 cái xắc xô
III. Tiến trình hoạt động:
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú (Dự kiến thời gian 2-3 phút)
- Lớp vận động bài hát “ Em yêu trường em”
- Trẻ kể về đồ dùng học tập.
- Giáo viên giới thiệu bài thơ “Gà học chữ”, sáng tác: Phạm Trung Hiếu
2. Hoạt động 2: Dạy đọc thơ, đàm thoại (Dự kiến thời gian 21-22 phút)
- Giáo viên đọc bài thơ lần 1 diễn cảm , trên tranh tổng quát bằng mô hình
tranh.
- Tóm tắt nội dung bài thơ: Bài thơ đã kể về những chú gà rất chăm ngoan
học giỏi và biết vâng lời cô giáo. Qua bài thơ này tác giả khuyên bảo các con phải
siêng năng chăm chỉ học tập và biết vâng lời cô giáo
- Giáo viên đọc thơ lần 2 kết hợp tranh chữ to.
- Trẻ đọc hình ảnh thay thế
- Trẻ đọc trên tranh thơ chữ to
* Đàm thoại:
+ Bài thơ có tên là gì? (Gà học chữ)
+ Bài thơ do ai sáng tác? (Phạm Trung Hiếu)
- Ngày đầu đến lớp cô dạy những gì? (Ngày đầu đến ......Chữ O)
- Chú Gà Trống tỏ ra như thế nào? (Gà Trống .......Vang ò ó)
- Cô gà Mái thì thế nào? (Thương cô gà ....rơm nằm)
- Khi cô dạy môn tập viết thì thế nào? (Đến môn tập ........hàng cao)
- Mái Mơ tỏ ra như thế nào? (Mái Mơ hớn ......trứng tròn vo)
- Thì ra gà Mái đã làm gì? (Mới hay gà Mái........cũng thèm)
- Giáo dục:Đến trường có bạn bè, có cô giáo và được cô dạy cho các con học
hát, học chữ...Từ những ngày đầu đến lớp cô giáo đã đổ dành yêu thương dạy cho
các con những nét chữ đầu tiên và để không phụ lòng dạy dỗ của cô các bạn nhỏ
chăm ngoan học giỏi
* Dạy trẻ đọc bài thơ:
- Đọc bài thơ kết hợp chơi: rung chuông vàng
- Chia lớp thành 3 đội khi nghe hiệu lệnh của cô đội nào rung chuông trước
sẽ đọc bài thơ và kết hợp đọc với nhạc cụ, đọc thể hiện động tác minh họa theo lời
bài thơ.
- Đọc bài thơ kết hợp chơi: Vòng xoay kì diệu
- Giáo viên quay vòng xoay vào ô màu nào thì cháu nào có cùng màu sắc với
vòng quay sẽ đứng lên đọc bài thơ.
- Trẻ đọc bài thơ luân phiên, theo cao độ của bài thơ.
- Đọc bài thơ kết hợp chơi: Lăn bóng
- Trẻ chơi lăn bóng khi bóng về phía bạn nào bạn đó chụp bóng và đọc diễn
cảm bài thơ sau đó tiếp tục lăn bóng cho bạn khác.
3. Hoạt động 3: Cũng cố (Dự kiến thời gian 2-3 phút)
- Lớp đi vòng tròn đọc lại bài thơ
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong một ngày.

Thứ 7 ngày 4 tháng 5 năm 2024

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI


TẬP TÔ CHỮ CÁI V, R
Dự kiến thời gian thực hiện: 25-30 phút
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết tô chữ cái v, r trùng khít theo nét chấm mờ đúng theo hướng dẫn của
giáo viên
2. Kĩ năng
- Phát triển khả năng chú ý quan sát giáo viên tô chữ v, r mẫu; kỹ năng ngồi
cầm bút tô chữ v, r đúng quy trình từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
3. Thái độ
- Tích cực tham gia vào hoạt động tô chữ v, r. Thích thú với trò chơi tìm chữ
cái trong lớp học.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh tô chữ v, r; thẻ chữ cái v, r; powerpoint
các nét rời của của v, r
2. Chuẩn bị cho trẻ: Thẻ chữ v, r; vở, bút chì đủ cho cả lớp.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (dự kiến thời gian 2-3 phút)
- Trò chơi “Đoán chữ từ các nét rời”
- Trẻ xem các nét rời của chữ v, và đoán đó là chữ gì
- Giáo viên ghép các nét rời lại với nhau và chuẩn xác: Chữ v
- Trẻ xem các nét rời của chữ r, và đoán đó là chữ gì
- Giáo viên ghép các nét rời lại với nhau và chuẩn xác: Chữ r
- Giáo viên giới thiệu bài dạy tập tô chữ v, r
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ tô chữ v, r (dự kiến thời gian 22-23 phút)
* Hướng dẫn tô chữ v
- Giáo viên đưa chữ v giới thiệu chữ v viết thường, trẻ phát âm chữ v
- Trẻ nhận xét chữ v viết thường
- Giáo viên tô mẫu chữ v, giải thích cách tô: Đặt bút ở dấu chấm thứ nhất, tô
theo nét in mờ, chú ý tô cẩn thận tránh tô lem ra ngoài. Tô từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới.
- Chơi “Ngón tay nhúc nhích”
* Hướng dẫn tô chữ r
- Giáo viên đưa thẻ chữ r lên giới thiệu chữ r viết thường.
- Trẻ phát âm chữ r
- Trẻ nhận xét chữ r viết thường
- Giáo viên tô mẫu chữ r, giải thích cách tô: Đặt bút ở dấu chấm thứ nhất, tô
theo nét in mờ trên dòng kẻ, tô từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
* Trẻ thực hiện tô chữ v, r
- Trẻ về bàn tập tô chữ v, r
- Trẻ nhắc lại cách cầm bút, tư thế ngồi tô chữ
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ trẻ tô chữ v, r
3. Hoạt động 3: Nhận xét bài tô (dự kiến thời gian 3-4 phút)
- Trẻ nhận xét bài tập tô của bạn
- Giáo viên nhận xét tuyên dương những bài làm tốt, động viên những trẻ
chưa thực hiện tốt
* Những nội dung cần rút kinh nghiệm trong ngày:

Thứ 7 ngày 4 tháng 5 năm 2024

HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH


XÉ SÓNG NƯỚC BIỂN ( Đê tài)
(Dự kiến thời gian 25-30 phút)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Biết xé những làn song nước biển với các kiểu dáng, màu sắc khác nhau
2.Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng xé theo đường cong gấp khúc để xé hình làn sóng biển
- Sắp xếp bố cục bức tranh cân đối
3.Thái độ
- Có thái độ chú ý, thích thú tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh mẫu của cô. Giấy màu, kéo, bút sáp, máy
tính, loa, bài hát: “ Bé yêu biển lắm”, bài hát “Biển ơi”
2. Chuẩn bị cho trẻ: 21 quyển vở tạo hình, 22 bì giấy màu, 21 cái kéo, 21
hộp màu tô.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn trẻ cắt dán (Dự kiến thời gian 15-16 phút)
- Trẻ hát vận động bài “Bé yêu biển lắm”
+ Bài hát vừa rồi nói về gì? (Nói về bãi biển)
+ Trên biển có gì? ( thuyền, có sóng biển)
- Giáo viên giới thiệu bài: “ Xé sóng nước biển”
- Giáo viên đưa mẫu cho trẻ xem. Cô đã dùng giấy màu làm nên bức tranh
với những làn sóng biển tuyệt đẹp
- Con có nhận xét gì về tranh này? ( bố cục, sóng biển có màu xanh)
- Muốn xé được làn song biển này các con phải dùng kỹ năng gì? ( xé, dán)
- Giáo viên chuẩn xác lại kỹ năng .
+ Để dọc tờ giấy
+ Dùng 2 đầu ngón tay cái và trỏ của 2 bàn tay xé theo đường cong gấp khúc
để tạo nên những làn sóng biển với nhiều màu sắc, hình dáng khác nhau.
+Xé xong xếp bố cục tranh
+ Nhất hình bôi mặt trái của hình dán vào
+ Dùng bút vẽ thêm thuyền, cá…
2. Hoạt động 2: Trẻ thực hành (Dự kiến thời gian 5 – 8 phút)
- Giáo viên dùng hiệu lệnh cho trẻ vào nhóm thực hành.
- Giáo viên theo dõi trẻ thực hiện.
- Nhắc trẻ bố cục tranh cân đối .
- Gợi ý giúp trẻ cắt sáng tạo và hoàn thành sản phẩm.
3.Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm (Dự kiến thời gian 5 – 6
phút)
* Trưng bày sản phẩm: giúp trẻ bày sản phẩm lên giá
* Nhận xét sản phẩm:
+ Giáo viên vừa cho các con làm gì?
+ Con thích sản phẩm nào?
+ Vì sao con thích?
- Giáo viên nhận xét chung, nhận xét bố cục tranh, nhận xét tranh sáng tạo
nhất.
- Giáo dục trẻ qua bài học: Không nên tranh dành đồ dùng đồ chơi với bạn,
Biết yêu quý sản phẩm của mình của bạn tạo ra. không xé giấy, vứt giấy lung
tung. Biết giữ vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Trẻ hát múa bài “Biển ơi”.

You might also like