You are on page 1of 7

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY

* Chủ đề nhánh: Nghề giao thông, nghề giúp đỡ cộng đồng

* Nội dung trọng tâm: Vận động theo nhịp bài hát “ Làm chú
bộ đội ”

Tác giả: Hoàng


Long

* Nội dung kết hợp:

+ Nghe hát : Lá xanh

Tác giả: Anh Quân

+ Trò chơi âm nhạc: Đi theo nhịp trống

Lớp mẫu giáo : Nhỡ 1

Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Chinh/ Huỳnh Thị Kim
Hoàng

Trường Mầm non 20.10, Hải Châu, Đà Nẵng.

I/ Mục đích yêu cầu:

- Trẻ cảm nhận và thể hiện sự hứng thú với nhịp điệu rộn ràng,
vui tươi của bài hát “ làm chú bộ đội ” qua các hình thức vận động như
: Nhún nhảy, dậm chân nhịp nhàng theo điệu nhạc.

- Trẻ cảm thụ giai điệu, tình cảm vui tươi của bài hát “ lá xanh ”

- Giáo dục trẻ tình cảm yêu quý các chú bộ đội, biết rèn luyện
cơ thể, tập thể dục khỏe mạnh để lớn lên được làm chú bộ đội.
II/ Các hoạt động trong ngày:

1/ Đón trẻ - thể dục buổi sáng:

- Cô trò chuyện với trẻ về công việc của các cô chú bộ đội

- Cô trao đổi nhờ phụ huynh tìm thêm một số hình ảnh về các
nghề đặc biệt là hình ảnh gia đình có người tham gia trong quân đội.

- Cho trẻ ra sân tập thể dục trên nhạc nền “ Chú bộ đội ” Với
các động tác:

+ Hô hấp: Thổi nơ bay

+ Tay vai: Hai tay đưa ra phía trước, lên cao

+ Bụng lườn: Đứng cuối gập người về phía trước

+ Chân: Ngồi khụy gối

+ Bật: Bật về phía trước

2. Hoạt động có chủ đích:

2.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động:

- Không gian tổ chức:

+ Trong lớp học

- Đồ dùng phương tiện:

+ Đàn organ, trống, xắc xô, mũ hóa trang chú bộ đội, quần áo
bộ đội, một số hình ảnh về quân đội.

2.2. Phương pháp:

- Thực hành trải nghiệm

- Trực quan minh họa

2.3 Tiến trình hoạt động có chủ đích:

a/ Mở đầu hoạt động : Cô cho lớp chơi trò đồng dao.

- Cho trẻ ngồi thành từng đôi một, quay mặt vào nhau, úp 4 bàn
chân vào nhau, dùng chân đẩy từng chân, một chân co một chân duỗi,
kết hợp tay theo nhịp bài đồng dao “ Dệt vải ”
- Cô hướng trẻ đến các góc phân vai tìm hiểu ở góc phân vai các
loại trang phục – Ai đã may – dùng cho ai mặc.

- Cô chọn bộ trang phục bộ đội ra giới thiệu và hỏi trẻ : Bộ


trang phục này dành cho ai ? Các con có thích mặc trang phục này
không ? Vì sao ?

- Các con có nhớ bài hát gì nói lên tình cảm yêu thích của các
bé đối với chú bộ đội không ?

- Trẻ nói: Bài hát “ Làm chú bộ đội ”

b/ Hoạt động trọng tâm:

* Vận động theo nhịp bài hát : “ Làm chú bộ đội ”

- Cô cho trẻ hát lại bài hát “ Làm chú bộ đội ” và di chuyển đội
hình ba hàng ngang.

- Cô hướng dẫn cách dậm chân theo phách và cho trẻ thực hiện .
Khi trẻ thực hiện đúng cách dậm chân theo nhịp “ Một, hai, một, hai…
” cô bắt vào bài hát “ Làm chú bộ đội ” để trẻ tiếp tục hát và dậm chân
theo nhịp.

- Cô chia trẻ thành 2 nhóm, nhóm trai, nhóm gái. Mỗi nhóm
đứng theo đội hình tam giác, luân phiên từng nhóm hát và dậm chân
theo nhịp bài hát .

- Cô hướng dẫn trẻ chuyển đội hình vòng tròn, trong khi hát và
dậm chân theo nhịp bài hát trẻ di chuyển và tách vòng tròn nam ở
trong, vòng tròn nữ ở ngoài.

- Trẻ hát và vận động lên cơ thể của mình theo ý thích: đánh
nhịp tay, vỗ vai, vỗ đùi… theo nhịp bài hát “ Làm chú bộ đội ”

- Để thể hiện tình cảm yêu thương các chú bộ đội và ước mơ
được làm chú bộ đội , chúng ta hãy hát và vỗ xắc xô thật hay bài hát
này một lần nữa nhé .

+ Trẻ đi lấy xắc xô và dàn đội hình chữ U, sử dụng xắc xô gõ


nhịp bài hát “ Làm chú bộ đội ”

- Các con đã mơ ước sau này trở thành chú bộ đội . Vậy bây giờ
các con hãy cùng thi đua xem ai vận động đúng bài hát này nhé. Cô
đưa tay về phía nào thì các bạn bên đó vỗ xắc xô theo nhịp bài hát “
Làm chú bộ đội ” . Khi cô đưa hai tay lên thì cả lớp cùng vỗ xắc xô,
dậm chân nhún nhảy theo nhịp bài hát .
* Nghe hát: Cô hát cho trẻ nghe bài hát “ Lá xanh ”

Ngoài nhiệm vụ bảo vệ, canh gác giặc, các cô chú bộ đội còn
hăng hái tham gia hành quân trên các tuyến đường từ Nam ra Bắc đã
được nhạc sĩ Anh Quân sáng tác bài hát “ Lá xanh ”. Bây giờ các
cháu nghe cô thể hiện bài hát “ Lá xanh ” nhé!

+ Trẻ ngồi quanh cô và cảm nhận giai điệu tình cảm bài hát “ Lá
xanh ”.

- Ca sĩ Thanh Thúy đã thể hiện niềm vui cùng các chú bộ đội
trên đường hành quân qua núi rừng Trường Sơn, vậy các con hãy cùng
cô thưởng thức bài hát “ Lá xanh ”

+ Trẻ nghe băng nhạc bài hát “ Lá xanh ”. Thể hịên cảm xúc
đung đưa nhẹ nhàng theo nhịp bài hát.

* Trò chơi âm nhạc: Đi theo nhịp trống

- Yêu cầu: Trẻ nghe cô gõ trống, trẻ xướng âm lại theo đúng
nhịp của tiếng trống.

- Cách chơi: Cô gõ trống: “ Tùng cắc, tùng cắc , ” cho cả lớp


xướng âm lại. Sau đó cô cho mỗi đội lắng nghe tiếng gõ trống của cô:
“ Tùng tùng cắc, tùng tùng cắc ”, “ Cắc cắc tùng ”, “ cắc tùng cắc ”…
Lần lượt mỗi đội xướng âm theo. Nếu trẻ nào làm sai thì bị phạt bò
trườn theo tiếng trống nhanh chậm của cô.

c/ Kết thúc: Cô gõ trống, trẻ dậm chân theo nhịp bài hát “ làm
chú bộ đội ”

3. Hoạt động góc:

* Góc phân vai:

- Nội dung:

+ Chơi đóng vai chú lái phi công, cửa hàng may đo trang phục
quần áo chú bộ đội, công sở, dịch vụ bưu điện, siêu thị, quầy bán vé
máy bay

+ Gởi bưu phẩm, gởi thư cho các chú bộ đội ở xa.

- Yêu cầu:

+ Trẻ biết phân vai chơi, biết được công việc của chú lái phi
công, thái độ giao tiếp niềm nở của nhân viên bán vé với khách hàng.
+ Trẻ biết gửi bưu phẩm, nhắn tin, gọi điện thoại cho người thân
ở xa qua dịch vụ bưu điện.

- Chuẩn bị: Đồ dùng các loại thực phẩm, bánh kẹo, túi sách…ở
quầy siêu thị, điện thoại, báo chí, tem thư, bì thư ở gian hàng bưu
điện; vải, phấn kéo, thước dây trang phục ở gian hàng may đo, vé máy
bay, tiền, mô hình máy bay, mũ phi công, một số ghế dành cho khách
ngồi.

- Tiến hành:

+ Cô gợi mở nội dung chơi cho trẻ, chú lái phi công chở hành
khách và điều khiển máy bay, mời khách ngồi đúng số ghế và thắt dây
an toàn khi máy bay rời khỏi đường băng .

+ Trẻ biết mua bì thư, tem thư dán bưu phẩm gửi qua đường
bưu điện, bấm đúng số máy và gọi điện thoại cho người thân.

- Thợ may biết thực hiện các quy trình : đo, cắt vải, ráp để tạo
thành bộ trang phục cho chú bộ đội.

* Góc nghệ thuật:

- Nội dung:

+ Múa hát, nghe qua máy catsset ca ngợi về các chú bộ đội, làm
bưu thiếp tặng chú bộ đội .

+ Tạo một bức tranh từ các nguyên vật liệu về đề tài chú bộ đội
đang tham gia hội thao vui khỏe, vẽ tranh, trang trí hộp quà tặng chú
bộ đội .

- Yêu cầu:

+ Trẻ biết hợp tác cùng nhau sử dụng các nguyên vật liệu kết
hợp các kỹ năng cắt, xé, dán để tạo thành bức tranh về chú bộ đội .

+ Biết vận động theo tiết tấu, múa minh họa các động tác bài hát
về chú bộ đội

- Chuẩn bị:

+ Giấy vẽ, màu nước, đất nặn, len, vải, lá cọ, …băng nhạc, máy
catsete, phôn nghe, trống rung, trang phục văn nghệ.

- Tiến hành:
+ Từ các nguyên liệu cô gợi ý các chuyển cùng thực hiện các kỹ
năng xé, dán, vẽ nặn, gấp hình tận dụng các nguyên vật liệu để tạo
thành hình chú bộ đội qua bức tranh về chủ đề chú bộ đội dâng tham
gia hội thao quốc phòng.

* Góc xây dựng:

- Nội dung:

+ Xây dựng doanh trại chú bộ đội, lắp ghép hình ảnh hoạt động
của chú bộ đội.

- Yêu cầu:

+ Trẻ lắp ghép được doanh trại chú bộ đội từ các khối nhà theo
từng khu vực : Nhà truyền thống, nhà để vũ khí chiến đấu, khu vực
trực chiến, khu chăn nuôi tăng gia sản xuất, bếp ăn….

+ Trẻ biết lắp ghép từ các hình rời tạo thành một bức tranh về
công cụ, trang phục của các chú bộ đội.

- Chuẩn bị:

+ Hàng rào mô hình, các loại hình khối, tranh lắp ghégia đình,
mô hình chú bộ đội, cột cờ, cổng, … các loại xe tăng, máy bay…

- Tiến hành:

+ Cô gợi ý mô hình cách xây doanh trại bộ đội theo từng khu
vực, trẻ phân vai chơi và xây theo từng khu vực: Nhà truyền thống,
xây cổng, hàng rào…để tạo hoàn chỉnh mô hình doanh trại bộ đội

4. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về những công việc hàng
ngày của chú bộ đội, xem album hình ảnh về chú bộ đội

- Trò chơi vận động: Hành quân giống chú bộ đội .

- Chơi tự do , chơi theo ý thích.

5. Vệ sinh – ăn trưa – ăn phụ chiều

- Nắm được thao tác vệ sinh trước và sau khi ăn.

- Biết dọn bàn ăn gọn gàng.

6. Hoạt động chiều:


* Chuẩn bị: Máy vi tính, họa báo, đàn

* Nôi dung hoạt động :

- Chơi vi tính căn phòng “ Xưởng làm bánh ” trong ngôi nhà
toán học của Millie

- Biểu diễn các bài hát về chú bộ đội.

- Nêu gương cuối ngày.

7. Nhận xét sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:

Đón trẻ, hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, vệ sinh
ăn ngủ, hoạt động chiều, cần quan tâm, chăm sóc giáo dục đối với
những trẻ có biểu hiện đặc biệt ):

.......................................................................................................

.......................................................................................................

.......................................................................................................

.......................................................................................................

You might also like