You are on page 1of 3

MÁY PHÁT DFIG

I. Giới thiệu
Máy điện không đồng bộ có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành và chi phí đầu
tư thấp nhưng lại ít được sử dụng làm máy phát điện do không có khả năng phát
công suất phản kháng mà tiêu thụ công suất phản kháng khi nối với lưới, làm
giảm hệ số công suất. Chính vì vậy, vấn đề điều chỉnh công suất phản kháng của
máy phát điện không đồng bộ được đưa ra. Từ đó phát triển máy phát điện
không đồng bộ nguồn kép DFIG có khả năng điều chỉnh độc lập công suất phản
kháng và công suất tác dụng, điều chỉnh được điện áp và tần số phát của máy.
DFIG là máy phát điện không đồng bộ rotor dây quấn, được cấp điện cả
2 phía stator và rotor nên còn gọi là máy phát không đồng bộ nguồn kép.
II. Nguyên lý – cấu tạo
Nguyên lý của DFIG là cuộn dây stator được nối với lưới điện và cuộn
dây rotor được nối với bộ chuyển đổi thông qua các vòng trượt và bộ biến đổi
nguồn điện áp nối tiếp nhau để điều khiển cả dòng điện rotor và dòng điện lưới.
Do đó, tần số rôto có thể khác với tần số lưới.
Nguyên
lý làm
việc của
DFIG
tương
tự như
máy
phát
điện
đồng bộ chỉ khác ở chỗ từ trường tạo bởi dòng điện trong rotor không phải là
tĩnh mà là từ trường quay (vì nó được tạo bởi dòng điện xoay chiều 3 pha với
tần số fr) với tốc độ nΦ,rotor tỷ lệ với tần số dòng điện cấp vào cuộn dây rotor. Điều
đó có nghĩa là từ trường quay cắt qua cuộn dây stator không chỉ quay do sự quay
của rotor máy phát mà còn do tác dụng quay bởi dòng điện AC cấp vào cuộn dây
rotor. Chính vì vậy, tần số sức điện động cảm ứng trên dây quấn stator chịu ảnh
hưởng bởi cả tốc độ quay của rotor (nr) và tẩn số dòng dòng điện cấp cho rotor
(fr).
Công suất tại vành trượt có thể chảy theo hai hướng là từ rotor tới nguồn
hoặc từ nguồn vào rotor và do đó tốc độ của máy phát có thể được điều khiển từ
cả hai phía rotor hoặc stator, trên hoặc dưới tốc độ đồng bộ. DFIG có thể được
điều khiển hoạt động như một máy phát hoặc như một động cơ.
DFIG có thể hoạt động như VAR để hỗ trợ nhu cầu công suất phản kháng của
lưới điện.

DFIG có cấu tạo giống máy điện không đồng bộ rotor dây quấn với các cuộn
dây stator được nối với lưới thông qua máy biến áp ba pha và các cuộn dây rotor
được nối với bộ biến đổi công suất AC/DC/AC thông qua vành trượt và chổi
than.

Bộ biến đổi gồm có bộ biến đổi phía rotor (RSC – Rotor Side Converter) và bộ
biến đổi phía lưới (GSC - Grid Side Converter) được nối phản hồi với nhau
thông qua tụ C. Ở đầu ra của bộ biến đổi phía lưới (GSC) có bộ lọc L để tối
thiểu hóa sóng hài cấp vào lưới. Đồng thời bộ biến đổi AC/DC/AC là bộ biến
đổi PWM cơ bản sử dụng công nghệ PWM sóng sin nên giảm được sóng hài cho
hệ thống.
Rotor side control

Bộ biến đổi phía rotor có thể được xem như bộ biến đổi nguồn áp điều khiển
dòng điện. Mục đích chính của RSC là điều chỉnh công suất tác dụng phía stator
(hoặc tốc độ quay của rotor) và công suất phản kháng phía stator một cách độc
lập.
RCS có nhiệm vụ kiểm soát dòng điện giữa rotor và lưới điện. Bằng cách điều
chỉnh tần số và biên độ của dòng điện đưa vào cuộn dây rotor

Khi rotor quay nhanh hơn tốc độ đồng bộ (chế độ máy phát), RSC hoạt động
như bộ chỉnh lưu AC/DC, chuyển đổi nguồn điện xoay chiều do rotor tạo ra phát
lên lưới.

Khi tốc độ rotor chậm hơn tốc độ đồng bộ (chế độ động cơ), rotor duy trì hoạt
động từ nguồn điện lưới.
Grid-side control

GSC thường chỉ điều khiển điện áp nhánh DC. Bộ biến đổi cũng có thể được
sử dụng để đảm bảo công suất phản kháng khi có sự cố và nâng cao chất lượng
điện năng của lưới.
GSC là bộ chuyển đổi phía lưới được kết nối trực tiếp với lưới, GSC kiểm soát
dòng công suất tác dụng và phản kháng giữa DFIG và lưới điện.

Bằng cách điều chỉnh điện áp và tần số dòng điện stator, GSC đảm bảo sự ổn
định nguồn phát.

GSC cũng hỗ trợ hoà đồng bộ lưới điện.

Ưu điểm:

Có khả năng điều khiển công suất phản kháng: có khả năng tiêu thụ hay phát
công suất phản kháng về lưới và khả năng tự điều chỉnh điện áp trong trường
hợp lưới yếu.
Có khả năng tự hoàn toàn kích từ DFIG thông qua mạch rotor, độc lập với điện
áp lưới.

Khả năng điều khiển công suất tác dụng và công suất phản kháng, điều khiển
momen, tốc độ máy phát và hệ số công suất đầu cực stator.

DFIG có khả năng phát điện áp 3 pha với tần số fs là hằng số, tần số fs được duy
trì bằng tần số lưới mặc dù tốc độ rotor nr luôn thay đổi do sự dao động công
suất cơ của động cơ sơ cấp (tốc độ của tuabin gió). Để đạt được mục đích trên,
tần số fr của dòng điện cấp vào dây quấn rotor của DFIG phải liên tục được điều
chỉnh tương ứng với sự thay đổi tốc độ của rotor để duy trì tần số dòng xoay
chiều đầu ra của DFIG.

lưu, và công suất tại vành trượt trả về stator. Ngược lại, dưới tốc động đồng bộ
DFIG ở chế độ máy phát và trên tốc động đồng bộ DFIG ở chế độ động cơ, RSC
hoạt động như bộ nghịch lưu và GSC hoạt động như bộ chỉnh lưu, và công suất
tại vành trượt cung cấp cho rotor. Tại tốc độ đồng bộ thì DFIG hoạt động như
máy phát điện đồng bộ.

You might also like