You are on page 1of 2

GIẢ THUYẾT

(1) [tác giả có quan hệ như sau với vùng đất]:

Hoạ sĩ Lê Vấn sống nhiều năm ở Tây Nguyên và có mối quan hệ khăng khít với
mảnh đất này.

(2) [tác phẩm của anh ta thể hiện những dấu ấn sau đây của vùng đất]:

Những bức tranh đều tái hiện vùng Tây Nguyên: cảnh thiên nhiên, nhà cửa, con
người.

(vì thế có thể phỏng đoán)

(3) [vùng đất đã ảnh hưởng lên tác phẩm ở các phương diện sau].

Tây Nguyên chính là đề tài sáng tác của Lê Vấn, làm nên hình tượng trong các
bức tranh và quyết định cách anh chọn đề tài: phản ánh thiên nhiên, con người
và vấn đề xã hội của Tây Nguyên trong tranh.

THU THẬP DỮ LIỆU


Hoạ sĩ Lê Vấn có mối quan hệ khăng khít với Tây Nguyên.

Bằng chứng: Anh có một xưởng vẽ tên là “Cây Cọ Cùn” ở cuối đường Hai Bà Trưng
ở Thủ phủ Tây Nguyên - Buôn Ma Thuột. Vốn từ làng dệt Duy Xuyên (Quảng Nam)
anh trôi dạt vào làng dệt ngã tư Bảy Hiền của Sài Gòn, rồi những tháng ngày sống ở
Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Huế cho đến khi quyết định sống hẳn ở Tây
Nguyên.

Link nguồn: https://doanhnhanplus.vn/tay-nguyen-trong-tranh-le-van-68402.html

Anh hầu như chỉ vẽ về Tây Nguyên.

Bằng chứng: Anh đã có nhiều triển lãm về Tây Nguyên như:

- “Xuân cao nguyên” tại thành phố Buôn Ma Thuột, 2005


- “Hồi ức Buôn Ma Thuột” tại thành phố Buôn Ma Thuột, 2014
- “Hình bóng ban mê” tại TP.HCM (từ 20. 5. 2016 đến 20. 6. 2016)…

Tác phẩm của anh thể hiện rõ đặc điểm của vùng đất.

Xem album: https://drive.google.com/open?id=1iXLKX-


daXniBJDFjIi8gNJ6eUcgUBFp3
Phân tích hình ảnh và nét vẽ, cách đặt tên “Phố gỗ”, “Nhà cổ”, “Đường về phố, về
buôn”…

Nhiều người từng khẳng định về mối quan hệ này:

- Những tác phẩm phong cảnh màu nước của họa sĩ Lê Vấn dẫn người xem vào
một Ban Mê duyên dáng, đầy mê hoặc. Rất nhiều “nhà gỗ”, nhà cổ, buôn làng
người dân tộc, phố xá cũ kỹ… Những hình ảnh của những ngày chưa phải đã là
xa lắm mà nay đã thành hoài niệm đối với họa sĩ.

Nguồn: Lê Vấn đem hình bóng Ban Mê đến Sài Gòn: https://soi.today/?p=208807

- Một nhóm người di cư thất thiểu ngồi nhìn lên đồi núi đỏ lòm dù là chốn mưu
sinh mới nay mai trong bức “Non Nước Lạ Lùng”
- Những căn nhà nhập cư cô quạnh của dân nhập cư hòa khúc nhạc buồn bã của
những làng bản địa đang tan dần cấu trúc xã hội và văn hóa (tác phẩm “Trắc
Trở Tây Nguyên”).
- Cái “lỗ” cà phê ấy nếu không làm rỉ máu bazan thì cũng làm tím tái những dãy
núi ngọn đồi, con sông dòng suối (bức “Đất Đỏ”).
- Cộng đồng bản địa đi “Cắt Lúa Trên Nguồn” mà như đi cắt chân tay, nguồn cội
của mình.
- Những cuộc dời làng, tái định canh định cư đó đây khiến người đứt ruột đoạn
tuyệt quê xứ, lòng người đổ nát như “Mơ Qua Buôn Cũ”.

Nguồn: Hoạ sĩ của Tây Nguyên: https://nongnghiep.vn/hoa-si-cua-tay-nguyen-


post160384.html

Chính Lê Vấn cũng từng khẳng định mối quan hệ này:

“anh bảo mọi thứ ở Tây Nguyên đều từ rừng, mà mất rừng là mất điểm tựa cốt tử. Con
người tự hành hạ mình trong cuộc moi móc, đào bới rừng núi, ngược đãi và nâng niu
đất đai đó. Nghệ thuật của Lê Vấn không bị chi phối bởi truyền thống văn hóa, hay di
sản quá khứ bất kỳ nào. Cây cọ là công cụ để đưa tâm hồn anh xuyên qua thực tại, hồn
nhiên, tỉnh bơ, mà thâm hậu.”

Nguồn: Hoạ sĩ của Tây Nguyên: https://nongnghiep.vn/hoa-si-cua-tay-nguyen-


post160384.html

KẾT LUẬN
Tây Nguyên chính là đề tài sáng tác của Lê Vấn, làm nên hình tượng trong các
bức tranh và quyết định cách anh chọn đề tài: phản ánh thiên nhiên, con người
và vấn đề xã hội của Tây Nguyên trong tranh. (trùng với giả thuyết)

You might also like