You are on page 1of 3

Câu 1.

“Sống như ngày mai sẽ chết” là nhan đề quyển sách nổi tiếng hiện
nay của tác giả Phi Tuyết. Hãy viết một bài văn, trình bày suy nghĩ của em
về nhan đề trên.

Học sinh tự do trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của riêng mình về
nhan đề “Sống như ngày mai sẽ chết” nhưng phải hợp lí và có sức thuyết
phục. Dưới đây là một số gợi ý:
* Giải thích.
“Sống như ngày mai sẽ chết” là sống như thể mình chỉ còn một ngày
duy nhất để sống trên đời. Lúc ấy, khi ý thức được mình còn quá ít thời gian
ta sẽ biết yêu quý cuộc đời này, biết trân trọng từng giây, từng phút của cuộc
đời để sống một cách có ích nhất.
* Bàn luận.
- Thời gian lặng lẽ, vô tình trôi và bốn mùa luôn luân chuyển. Đời
người ngắn ngủi, chóng vánh, chẳng mấy chốc mà chúng ta phải rời xa cuộc
đời này. Đó là quy luật mà không ai có thể chống lại được. Khi không ý thức
được điều này, cứ nghĩ cuộc đời dài lắm, sẽ dễ lãng phí thời gian vào những
việc không đâu để đến một lúc nào đó sẽ phải hối tiếc vì đời mình đã trôi đi
trong vô nghĩa. Ngược lại, khi ý thức được sự ngắn ngủi của đời người, ta sẽ
biết trân trọng từng khoảnh khắc để nỗ lực sống và vươn lên trong cuộc đời;
sẽ biết dùng thời gian của mình vào những việc có ích nhất.
- “Sống như ngày mai sẽ chết’, ta sẽ không thờ ơ, hờ hững với cuộc
đời mà sẽ yêu đời tha thiết, để rồi “Sống toàn tâm, toàn ý, toàn hồn” để kiếp
người trôi qua một cách trọn vẹn nhất.
- “Sống như ngày mai sẽ chết”, ta sẽ không lãng phí thời gian cho việc
hằn học, hận thù, ganh ghét mà biết dùng thời gian quý báu của mình để yêu
thương, chia sẻ, bao dung, góp phần làm cho cuộc đời ngày càng trở nên tốt
đẹp.
* Bài học nhận thức và hành động
- Phê phán những người không biết trân trọng thời gian, lãng phí thời
gian vào những điều vô nghĩa.
- Cần ý thức được sự ngắn ngủi, chóng vánh của thời gian đời người
và dùng nó một cách có ích nhất.
Câu 2. “Thơ là lời giãi bày những khát khao, rung cảm trong bản thể”
Từ đoạn thơ sau trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, em
hãy bình luận ý kiến trên.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ


Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

* Giải thích:
Ý kiến trên trình bày một quan niệm về thơ. Thơ là thế giới của tình
cảm, cảm xúc, là nơi nhà thơ gửi gắm vào đó bao nhiêu khát khao, rung
động trong tâm hồn mình. Đến với thế giới nghệ thuật của một bài thơ, ta
lắng nghe được tiếng lòng, điệu hồn của nhà thơ. Thơ là nơi nhà thơ bày tỏ
tâm hồn mình, nơi thể hiện bao nhiêu ước ao, khao khát trong cõi sâu tâm
hồn nhà thơ.
* Bàn luận:
- “Thơ khám phá và giãi bày bản thể một cách tự nguyện” (Trương
Đăng Dung). Mỗi nhà thơ có một cái tôi riêng, một thế giới tâm hồn riêng
với bao nhiêu rung cảm, bao nhiêu khao khát. Khi một nhà thơ bắt tay vào
sáng tạo nên một tác phẩm thơ, nghĩa là anh ta mong muốn gửi vào đó tiếng
nói từ sâu thẳm tâm hồn, gửi vào đó những khát khao, rung động từ sâu
trong bản thể.
- Khi người đọc khám phá, giải mã một tác phẩm thơ, sẽ nhìn thấy ở
đó những thông điệp mà nhà thơ muốn truyền tải; sẽ khám phá ra những
khát vọng mà nhà thơ muốn giãi bày, từ đó có sự đồng cảm, tri âm với nhà
thơ.
* Phân tích đoạn thơ để làm rõ
Qua đoạn thơ trên, nhà thơ Thanh Hải muốn bộc bạch nỗi lòng mình,
muốn bày tỏ khát vọng được cống hiến, được hiến dâng đời mình cho tổ
quốc. Từ đó ta cảm nhận ở nhà thơ một lý tưởng sống, một quan niệm sống
cao đẹp. Cụ thể:
- Nhân vật trữ tình khát khao được hóa thân thành những sự vật nhỏ
bé,bình dị, thân thương để dâng hiến cho cuộc đời này: muốn làm một con
chim cất lên tiếng hót gọi xuân về, muốn làm một cành hoa nhỏ bé dâng
hương sắc cho đời, muốn làm một nốt nhạc – dù là “một nốt trầm” hòa vào
bản hòa ca cuộc sống.
- Con người muốn mình là “Một mùa xuân nho nhỏ” , góp những gì
tinh túy nhất của riêng mình để làm nên mùa xuân đất nước. Khát vọng hiến
dâng ấy bình dị, khiêm nhường, “lặng lẽ” nhưng cũng mãnh liệt, nồng nàn
trong mọi hoàn cảnh, mọi thời gian, dù “tuổi hai mươi” hay là khi “tóc bạc”.

You might also like